Read more
Osho - Thiền là gì?
Trích dẫn 10. Thiền là Thiền
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Tu sĩ, "Đạo là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng, "Đạo."
Tu sĩ, "Thiền là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng, "Thiền."
Chân lý không thể nói, nhưng người nói không thể thinh lặng.
Chân lý không thể nói bởi văn tự không đủ. Bạn không thể thinh lặng, bởi thinh
lặng cũng không diễn đạt thỏa đáng được. Ngôn ngữ ồn ào, đúng rồi, quá náo động,
quá ồn ào và không lý giải được gì. Vắng lặng là sự vắng mặt của sự huyên náo,.
Nếu sự huyên náo khẳng định không thể nói lên được gì, thì làm sao sự vắng lặng
có thể nói được nó? Thinh lặng là vắng mặt. Thậm chí, điều khẳng định còn bất lực
thì điều phủ định có thể nào hiệu lực?
Vấn đề nên được hiểu rõ, bởi quá nhiều học viện, nhiều triết
gia cho là chân lý không thể nói, nên họ im lặng, nhưng thậm chí bạn cũng không
thể nói nó bằng sự im lặng. Im lặng chỉ cho thấy điều đó không thỏa đáng. Chỉ
có vậy. Im lặng không thể gọi là đủ. Đã nguy hiểm rồi. Thinh lặng vô minh hoàn
toàn. Lắm lời cũng nguy hiểm... Người đó sẽ trở thành con két, học giả hoặc
giáo sư. Im lặng có thể được xem là dối gạt. Có người im lặng, và có người bảo
họ đạt khai ngộ qua thinh lặng.
Có một lần, có người tìm tôi. Đã quá nhiều năm rồi, ông nói,
"Tôi tìm đến Baba Muktananda Paramhasa. Tôi hỏi ngài nhiều vấn đề thiết yếu,
và ngài im thinh. Ngài là nhân vật lớn. Ngài đã khả tri."
Cùng ngày đó, tôi chuẩn bị đi đến một thành phố, tôi bảo
ông, "Ông hãy đi với tôi. Trong ba ngày, ông phải giữ im lặng." Tôi
cho ông mặc bộ trang phục mầu cam. Ông là sa môn đầu tiên của tôi... một người
hư cấu, hành giả giả tạm. Tôi nói với ông, "Trong ba ngày, ông sẽ là Baba
Chuktananda Mukatananda." Ông đáp, "Chưa bao giờ nghe qua cái tên
Chuktananda." Tôi đáp, "Tôi cũng chưa bao giờ nghe qua tên đó. Tôi chỉ
mới đặt ra thôi. Chukta có nghĩa là người đã trả hết nợ rồi và hoàn toàn tự do.
Cảnh giới ta bà của ông đã kết thúc." Ông hỏi tôi, "Vậy tôi phải làm
gì ?" Tôi đáp, "Ông không làm gì hết, chỉ im lặng, chỉ ngồi nghe
thôi. Ông làm vậy đủ rồi. Nếu có ai hỏi ông điều gì, ông có thể làm bất cứ cử
chỉ gì, hay ông có thể nhắm mắt, nhìn lên hay nhìn xuống nếu ông muốn làm vậy,
nhưng không được nói gì hết."
Trong ba ngày, cả thành phố tôn sùng ông. Đêm về ông được
cho phép... khi mọi người về hết rồi... nói chuyện với tôi. Ông ôm chặt chân
tôi van nài, "Osho, ngài làm gì vậy? Tôi thật xấu hổ khi ai cũng rờ chân
tôi. Nhiều người quá! Có chuyện gì sai rồi? Làm sao giải quyết đây?"
Khi họ biết ông khai ngộ và ông luôn im lặng... đủ để thuyết
phục tất cả. Con người thật vô minh. Một là họ bị lường gạt bởi ngôn ngữ, hai
là họ bị lường gạt bởi sự im lặng, nhưng họ đều bị lường gạt. Có giai thoại Thiền
rất nổi tiếng. Tôi xin kể cho bạn nghe...
Có một tu sĩ tự xưng là "Vô Ngôn Thiền Sư." Ông là
đồ giả mạo, thiếu chánh kiến. Để thương mại loại Thiền bịp bợm này, ông mướn
hai tu sĩ phục dịch có khả năng hùng biện để trả lời bất cứ câu hỏi nào cho
ông, nhưng phần ông thì không bao giờ nói lời gì cả, như để biểu diễn pháp Thiền
khó hiểu của ông. Có một ngày, lúc hai người tu sĩ phục dịch vắng mặt, một du
tăng tìm ông hỏi, "Bạch Thiền Sư, xin hỏi ngài, Phật là gì?" Không biết
trả lời như thế nào, qua sự bối rối, ông nhìn khắp hướng... Nam Bắc, Đông,
Tây... bởi ông bị mất tẩu thuốc để hút thuốc rồi. Vị du tăng, rõ ràng là vô
cùng hài lòng, hỏi tiếp: "Pháp là gì, bạch Thiền sư?" Ông cũng không
giải đáp nên ông nhìn lên trần nhà và nhìn xuống sàn nhà, gọi trời và đất gia
trì ông. Lần nữa, du tăng này hỏi, "Thiền là gì?" Bây giờ thì, Vô
Ngôn Thiền Sư không còn cách gì khác ngoài cách nhắm mắt lại. Cuối cùng, du
tăng lại hỏi. "Gia trì là gì?" Trong tuyệt vọng, Vô Ngôn Thiền Sư yếu
ớt xòe những ngón tay ra trước mặt như một dấu hiệu đầu hàng. Vị du tăng xem ra
rất hài lòng với sự trao đổi này. Ông từ giả Vô Ngôn Thiền Sư để tiếp tục cuộc
hành trình.
Trên đường vị du tăng này gặp hai vị sư phục dịch của ông
lúc họ trên đường trở về, ông kể họ nghe một cách hứng khởi là Vô Ngôn Thiền Sư
quả là đại giác đại ngộ như thế nào. Ông kể, "Tôi hỏi ngài Phật là gì. Lập
tức, ngài quay mặt hướng về đông, hướng về tây, ám chỉ rằng tất cả mọi chúng
sinh luôn có thể tìm kiếm Phật cùng khắp, Phật không thể tìm tại hướng Đông hay
Tây. Tôi lại hỏi ngài pháp là gì. Thay vì trả lời tôi, ngài nhìn lên, rồi nhìn
xuống, có nghĩa là pháp đồng nhất thể, không phân biệt thượng và hạ, ô nhiễm và
vô nhiễm đều trọn vẹn. Để trả lời câu hỏi Thiền là gì của tôi, ngài chỉ đơn thuần
nhắm mắt, không nói gì. Đó là đầu mối của thành ngữ nổi tiếng sau đây."Nếu
người nào có thể nhắm mắt và ngủ thật ngon ở chốn hẻo lánh của ngọn Vân Sơn.
Ngài là một đại sư!" Cuối cùng, để trả lời câu hỏi cuối cùng của tôi,
"Gia trì là gì?" Ngài mở rộng cánh tay, cho tôi thấy đôi tay của
ngài, có ý ám chỉ rằng ngài muốn mở rộng đôi tay độ cho tất cả chúng sinh. Thật
là một Thiền sư lớn! Lời pháp này của ngài thật là thâm thúy!" Khi hai vị
tu sĩ phục dịch trở về, vị "Vô Ngôn Thiền Sư" cáu kỉnh nói, "Các
ngươi đi đâu mất trong thời gian này vậy? Lúc nảy, ta xấu hổ muốn chết, suýt nữa
là bị mất hết thanh danh bởi tên du tăng lắm chuyện đó."
Chuyện này cũng xảy với Baba Chuktananda Paramhansa. Nếu có
ai hỏi, ông chỉ im lặng, hay ông nhìn lên, nhìn xuống, và nhắm mắt lại. Tôi sẽ
giải thích cho họ biết ông làm vậy có nghĩa gì. Trong ba ngày đó, tôi đóng vai
thứ yếu. Chuktanada mới thật sự là nhân vật quan trọng. Tôi là người giải
nghĩa, và ai cũng thấy bình an hạnh phúc khi tôn thờ Chuktananda.
Loài người thật vô minh! Một là họ sẽ bám vào chữ nghĩa, hai
là nếu họ không sử dụng chữ nghĩa, họ sẽ bám vào cái khác ngay. Chân lý không
dung chứa trong văn tự hay thinh lặng. Chân lý là sự hoán chuyển Nhị nguyên.
Thinh lặng chỉ là một phần cuộc chơi của Nhị nguyên qua tâm trí. Tâm trí không
chỉ ngôn ngữ. Hãy nhớ kỹ, giữa hai từ ngữ là khoảng trống giữa tâm vắng lặng.
Tâm trí là cả hai... Ngôn ngữ và thinh lặng xen kẽ nhau. Mỗi chữ theo sau mỗi
thinh lặng, và mỗi thinh lặng theo sau mỗi chữ. Khi bạn đang suy nghĩ, sau mỗi
vọng là một khoảng cách. Nếu không, tư tưởng sẽ chồng chất lên nhau thì sẽ hỗn
loạn... phải cần khoảng cách. Tiếp đó, một vọng nữa đến, giống như khi bạn đứng
bên đường quan sát giao thông. Một chiếc xe chạy ngang, sau đó là một khoảng
cách nhỏ! Bạn không thể thấy khoảng cách này được, bởi bạn không thể thấy được
khoảng cách đó. Một chiếc xe chạy ngang, sau đó là một khoảng cách , rồi một
chiếc xe nữa chạy ngang. Nếu thiếu khoảng cách này, sẽ có sự va chạm giữa hai
xe, dễ gây tai nạn. Khoảng cách lúc nào cũng có. Khoảng trống trong tâm trí
cũng giống như đoàn xe đang lưu thông. Tâm trí cũng giống thế. Ngôn ngữ, tiếng
động, cái- gọi-là thinh lặng, đều là một phần của tâm trí. Có một loại thinh lặng
khác không liên hệ với tâm trí. Sự thinh lặng không phải là sự thiếu vắng tiếng
động mà là sự hiện diện của hiện tượng bất khả tư nghì, phẩm tánh thậm thâm vi
diệu. Không phải là sự thiếu vắng tiếng động, nhưng là sự hiện diện của Thượng
Đế, của Toàn thể. Sự vắng lặng này không phải là vắng lặng chết, rất sống động,
phúc lạc, tươi mát và luân lưu dòng chảy của tình thương. Bạn có thể thấy sự
khác biệt này.
Khi người đó đơn thuần thinh lặng ý nghĩa vô ngôn, vắng mặt,
bạn sẽ thấy tính chất đần độn, và sự buồn nản bao phủ quanh họ. Bạn sẽ thấy sự
ngu xuẩn, một trạng thái lờ đờ, và thiếu trí tuệ. Bạn có thể thấy loại
Paramhansa này cùng khắp Ấn Độ.
Để trở thành Lạt ma chuyên lừa bịp thật quá dễ, không cần
làm gì nhiều. Thậm chí nếu bạn có thể thinh lặng... ít nhất vào ban ngày...
cũng dễ thôi. Không cần làm gì nhiều cả, một việc nhỏ. Thinh lặng là vô tri vô
giác. Vắng lặng là sự hiện diện của nguồn thiêng liêng, Thượng Đế, Chân lý, Đạo,
hay là bất cứ danh từ gì bạn thích, có phẩm tánh hoàn toàn vi diệu, chớm nụ
trong một ngàn lẻ một đóa hoa tươi xinh đẹp, đầy hương vị, trẻ trung, tươi mát;
không mù mịt u tối và chết chóc, không phải là sự thinh lặng của nghĩa địa, mà
là sự thinh lặng nơi sự sống khai hoa, nhưng khai hoa trong vắng lặng vi diệu.
Hãy nhớ sự khác nhau này. Ngôn ngữ không thể diễn tả được Chân lý, kể cả cái-gọi-là
thinh lặng. Sự thinh lặng là của bạn. Cõi thinh lặng và cõi ngôn ngữ của bạn
không khác nhau, Chúng đồng một cõi. Chân lý có thể hiểu khi bạn chuyển hoá rồi,
khi bạn đạt tâm thức mới, một sự tỉnh thức mới.
Chúng ta luôn vận hành trên mặt phẳng. Có lúc chúng ta chơi
ván cờ ngôn ngữ, có lúc chơi ván cờ im lặng. Có lúc chúng ta chơi ván cờ trần tục,
có lúc chúng ta lại chơi ván cờ của thế giới bên kia. Có lúc chúng ta chơi ván
cờ của xóm chợ, và có lúc chúng ta chơi ván cờ của tu viện... nhưng cõi chơi vẫn
như nhau. Chúng ta không tiến lên được một bước nào. Tu viện và xóm chợ của bạn,
cả hai cùng chung một cảnh giới. Bạn sống cùng một cõi, ngọai trừ cõi này của bạn
thăng hoa cao hơn, bạn có thể làm bất kỳ đều gì, nhưng vẫn sẽ không có gì thay
đổi. Người đang sân hận có thể cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện của họ bắt nguồn
qua cơn giận. Người giận dữ có thể có tình thương, nhưng tình thương của họ đầy
sự sân hận, có thể làm đủ điều, nhưng dù là ở đâu, dù họ làm gì, cơn giận vẫn
hiện diện... có lúc rất rõ rệt, có lúc không rõ rệt. Người bạo động có thể nỗ lực
bất bạo động. Trong sự bất bạo động của họ vẫn trào sôi bạo động. Họ sẽ vô cùng
bạo động trong sự bất bạo động, sẽ rất hùng hổ, sẽ bị ám ảnh với sự bất bạo động.
Nên nhớ, không phải là vấn đề thay đổi từ tâm thái này qua
tâm thái khác trên một bình diện. Vấn đề là thay đổi bình diện này qua bình diện
khác. Vài năm về trước, một hiệu trưởng của khoa triết lý tại Cambridge quyết định
thành lập chương trình thi cử tổng kết, bao gồm một câu hỏi có tính cách cưỡng
bách, đọc như sau..."Có phải đây là một câu hỏi?"Ai cũng kinh ngạc
khi thấy một sinh viên đứng lên, trao trang giấy cho giáo sư, bước ra ngoài sau
hai phút cuộc thi bắt đầu. Khi kết quả được thông báo, anh được điểm cao nhất.
Anh đã viết, "Nếu đây là một câu hỏi, thì đây là câu trả lời."
Vâng, chính xác đó là câu trả lời... trên một bình diện. Câu
hỏi không phải câu hỏi, và câu trả lời không phải câu trả lời. Chúng ta hành động
như vậy. Hãy thật cảnh giác. Rất là con người khi chúng ta bị mắc trong một đối
cực. Chân lý không thể diễn đạt thành lời, nhưng cũng không thể diễn đạt qua
thinh lặng. Nếu vậy, chúng ta phải làm gì? Thiền có con đường rất đặc biệt, sử
dụng ngôn ngữ một cách vô nghĩa, không nói theo đường lối bình thường, và được
diễn đạt thật lố bịch.
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Đây là phép Lập thừa. Bạn không nói gì hết. Người đó hỏi,
"Phật là gì?" Bạn đáp, "Một vị Phật là một vị Phật.", không
thêm bớt gì hết, chỉ lặp lại. Ngôn ngữ là để thêm vào một cái gì đó, lý giải điều
gì đó, đề xuất vấn đề gì đó, chỉ rõ đề tài gì đó, để thêm vào ý nghĩa gì đó,
không giúp gì thêm! Bạn ném người hỏi trở về vị trí cũ. Ông hỏi, "Phật là
gì?" Bạn đáp. "Một vị Phật." Bạn đang làm gì kỳ cục vậy? Bạn làm
cho toàn bộ tiến trình tâm trí phải chấn động. Trong một khoảnh khắc, người hỏi
ngơ ngác... phải làm gì bây giờ? Bạn trả lời một câu đầy ý nghĩa thì suy nghĩ mới
có thể tiếp tục. Ông có thể tiếp tục tư duy. Sự xác nhận có ý nghĩa sẽ dẫn đến
nhiều tư tưởng khác. Ông có thể suy nghĩ về điều bạn nói. Nếu bạn im lặng...
ông phỏng đoán. Suy nghĩ có thể tiếp tục, sẽ phỏng định, "Ý ông là gì khi
ông im lặng?" Thực tế, phỏng định có khả năng xảy ra khi bạn im lặng hơn
là lúc bạn nói lời gì đó. Khi bạn nói lời gì đó, ít ra, bạn cho ông hướng đi.
Khi bạn không nói gì hết, mọi phương hướng mở rộng. ông có thể chạy cùng khắp
và suy nghĩ bất cứ những gì ông muốn suy nghĩ. Bạn cho ông tự do. Với cách này,
bạn giúp ông suy nghiệm. Với hai cách này, tâm trí ông quay mòng mòng và sẽ
thêu dệt.
Đầu Tử Đại Đồng có ý gì khi ngài đáp, "Một vị Phật?"
Ngài làm bạn chấn động. Toàn bộ quan điểm là như vậy, giúp bạn không sa ngã nữa,
dù bằng cách gì. Ngài không cho bạn cơ hội nào có thể tiếp tục tư duy. Ngay sự
chấn động này... trong một khoảnh khắc nhỏ, mọi sự như lắng đọng. Trong sự lắng
đọng đó, viễn cảnh chiếu rọi. Sự lắng đọng này... rất quan trọng. Nếu bạn hỏi một
triết gia, họ sẽ đáp, "Đây là phép Lập thừa, không phải câu trả lời."
Dĩ nhiên không phải rồi. Đây là phép Lập thừa, nhưng câu trả lời như vậy chẳng
giúp gì cho ai. Kỹ xảo như vậy phải cần hiểu. Đầu Tử Đại Đồng đang làm gì? Đầu
Tử Đại Đồng đang tạo ra một phương tiện vi tế. Sau Đầu Tử Đại Đồng, các minh sư
đã sử dụng phương pháp này của ngài. Thậm chí, họ còn bổ túc thêm nữa. Một minh
sư được hỏi, "Phật là gì?" Ngài đáp. "Hãy xem kìa! Cây trắc bá ở
trong sân." Thậm chí, còn hay hơn câu đó nữa. Khi bạn nói, "Một vị Phật
là một vị Phật." Có lẽ, người đó còn có khả năng để tiếp tục suy nghĩ như
ông thường suy nghĩ trước đó, hay là ông cho là bạn không biết, hay ông cho rằng,
"Vâng, một vị Phật là một vị Phật." Có lẽ, ông sẽ không sửng sốt,
nhưng khi minh sư hét lớn, "Xem kìa! Cây trắc bá ở trong sân." Thật
là không có một chút gì liên hệ, hoàn toàn làm cho tâm trí bạn phải đình chỉ
ngay, làm cho bạn chấn động vượt trên cơn mê ngủ của bạn. Vượt trên cơn mê ngủ
dù chỉ giây phút nhỏ cũng mục kích viễn cảnh lớn lao rồi. Trong viễn cảnh đó có
kinh nghiệm đang xảy ra... bình diện bạn thay đổi, không hiện hành trong cõi
xưa nữa. Bạn đang lao mình vào cảnh giới khác. Độ cao đã khác rồi.
Từng ngày qua, các Thiền sư cải thiện thêm lên. Đầu Tử Đại Đồng
là Thiền sư sáng lập phương pháp vi tế làm cho thiền sinh phải chấn động; không
qua cách sử dụng văn tự thông thường, mà qua cách đùa giỡn từ ngữ theo cách
không thúc đẩy tư duy. Họ không im lặng bởi im lặng là sẽ thúc đẩy ước đoán. Bằng
cách sử dụng từ ngữ qua phương pháp quái đản nên không chuyên chở được ý nghĩa
gì... dù chỉ một ý nghĩa. Sau này, nhiều Thiền sư tiếp tục cải thiện thêm. Bạn
hỏi một Thiền sư, "Phật là gì?" Thậm chí, hay hơn là cây trắc bá
trong sân. Ngài nhảy lên bạn, làm bạn không thể dự đoán được. Bạn không muốn có
kết cục như vậy. Ngài có thể bạt tai bạn. Phương tiện gì vậy??? Có vẻ dã man
quá, bạo động quá, thiếu văn minh quá, và man khai quá. Không phải vậy. Toàn bộ
nỗ lực là cho bạn khoảng trống đối lập, không cho phép bạn trốn tránh qua bất kỳ
đối lập nào trong tâm trí bình thường của bạn, thúc đẩy bạn vượt trên một bình
diện siêu vượt trên nó.
Khi Lâm Tế được hỏi rằng tinh yếu của pháp Phật là gì, ngài
bước xuống bục giảng, chụp lấy tăng bào người hỏi, bạt tai ông, và thả ông ta
ra. Người hỏi đứng ngây ra đó, sửng sốt. Một người bàng quang bình phẩm,
"Tại sao ngài không bái lậy?" Câu nói này đánh thức ông ra cơn huyễn
mộng. Khi ông chuẩn bị bái lậy Lâm Tế, hốt nhiên ông ngộ...
Hiện tượng gì xảy ra? Một sự trao đổi lạ lùng. Người đó hỏi
ngài. "Tinh yếu của pháp Phật là gì?" Ông bị bạt tai trước mặt đám
đông... nhất định là đệ tử của Lâm Tế rồi. Ông không dự đoán được việc này. Thật
quá bất ngờ. Quả là tuyệt vời. Khi chờ đợi một việc gì đó xảy ra, tâm trí bạn
hoạt động theo thói quen. Nếu người đó tìm Lâm Tế để hỏi câu hỏi đó lần nữa,
ông ta có bị bạt tai nữa thì sẽ vô ý nghĩa. Khi bạn biết được câu trả lời của
ngài, sẽ không còn là câu trả lời nữa. Khi bạn biết trước việc gì xảy ra, tâm
trí thêu dệt khuôn mẫu quanh đó. Thiền sư với phẩm chất như Lâm Tế hay Đầu Tử Đại
Đồng sẽ không bao giờ tát tai bạn nữa; họ sẽ tìm cách khác. Có lẽ, họ sẽ bái lậy
bạn và đụng vào chân bạn. Thiền sư thường hành động ngoài dự đoán của bạn. Tâm
trí chỉ chấn động, vượt khỏi cơn mộng bằng việc hoàn toàn ngoài sự dự đoán. Đây
là một kỹ thuật. Sự bất ngờ. Sự bất ngờ sẽ giúp đỡ. Sự dự đoán giữ bạn ở vị trí
cũ. Sự bất ngờ sẽ mang bạn ra khỏi cơn mộng. Thậm chí, bạt tai cũng không giúp
được gì nhiều. Lâm Tế bạt tai người này. Ông ta sửng sốt. Nhất định, ông phải sợ
hãi. Nhất định, ông sửng sốt, nhưng ông vẫn chưa vượt thoát được. Ông vẫn dính
mắc trên bình diện củ. Có lẽ, ông nỗi giận, suy nghĩ tìm cách bạt tai Lâm Tế lại,
có người bàng quang đứng trong đám đông... nhất định là người có trí tuệ siêu
việt... nhắc ông, "Tại sao ngài không bái lậy?" Việc này lại càng
không thể nào dự đoán được. Có người bạt tai bạn, đánh bạn, và bạn phải cúi lậy
ông ta, nhưng người đó bảo, "Tại sao ngài không bái lậy?" tỏ ra một
nhân vật với trí tuệ siêu phàm. Ông nhắc nhở, "Thiền sư đã quá từ bi với
ngài rồi. Không có lý do gì mà ngài phải làm như vậy... Ngài phải bước xuống bục
giảng, nắm cổ và bạt tai ông. Ngài không cần phải hành động như vậy! Vì sự từ
bi mà ngài phải xử sự như vậy, nhưng còn ông, ông lại đứng ngẩn ngơ như người đần
độn? Ít ra, ông phải bái lậy ngài. Ít ra, ông phải tạ ơn ngài mới phải."
Thậm chí hiện tượng này còn ngoài sự dự đoán... Người nào đó
bạt tai bạn, bạn phải tạ ơn ông, nhưng người này hiểu. Trong khoảnh khắc đó, có
lẽ, ông ta đã nhìn Lâm Tế... một thiền sư đầy lòng nhân ái, với đôi mắt từ bi,
đầy tình thương... trong giây phút đó, nhất định ông thấy được một vị Phật đang
đứng trước mặt ông, hiện thân của sự giác ngộ. Nhất định, ông thoáng thấy rồi,
một cánh cửa đã mở rộng, có điều gì đó bừng sáng trong ông. Vâng, ông đã thấu
triệt. "Vị thiền sư này không đánh ông qua sự giận dữ và hung hăng. Ngài
không phải là kẻ thù ông. Ngài là thân hữu của ông. Từ lòng bác ái này, ngài đã
bạt tai ông." Khi thoáng ngộ này chiếu rọi trên ông, ông bái lậy. Từ sự
bái lậy này, hốt nhiên ông ngộ...
Thiền cống hiến đến thế giới này những kỹ xảo đốn ngộ. Từ nền
tảng của Thiền, giữ người đó trong trạng thái bất ngờ; hành động bất cứ điều
gì, nhưng trong giây phút bất ngờ nhất, với điều gì không liên quan quá khứ,
không dự đoán, vì quá khứ hoàn vô nghĩa. Quá khứ không thể cung cấp sự giải
đáp. Ký ức thì bất lực... Đó là ý tôi khi tôi đề cập đến sự "Bất ngờ".
Khi bạn không thể tìm thấy nó trong ký ức bạn để thành câu trả lời, "Tại
sao?" Tại sao Đầu Tử Đại Đồng phát biểu như vậy? Bạn hỏi. "Phật là
gì?" Một câu hỏi vô cùng quan trọng, một trong những câu hỏi quan trọng nhất.
Ngài được hỏi tất cả là ba câu hỏi quan trọng. Trước tiên...
Phật là gì?
Đó là mục tiêu, chính mục tiêu của sự sống là được khai ngộ,
đến điểm hoàn toàn tự do, hoàn toàn khả tri, sâu sắc, tâm thức và vô sanh. Tu
sĩ đang hỏi về mục tiêu này...
Phật là gì?
Lần thứ hai, ông lại hỏi..
Đạo là gì?
Đạo có nghĩa là con đường. Trước tiên, mục tiêu. Sau đó là
con đường đến mục tiêu. Cuối cùng, lần thứ ba, ông hỏi:
Thiền là gì?
Thiền có nghĩa là phương tiện. Phương tiện, con đường và mục
tiêu... đó là tất cả. Ba câu hỏi này là ba câu hỏi liên quan lẫn nhau và chúng
được hỏi bởi một người đầy trí tuệ. Toàn bộ tinh yếu của tôn giáo không gì
ngoài ba câu hỏi này: Mục tiêu. Con đường, và phương tiện. Phương tiện mang bạn
đến con đường. Con đường dẫn bạn đến mục tiêu. Phương tiện giúp giữ bạn trên
con đường. Con đường hướng bạn đến mục tiêu. Toàn bộ khoa học tôn giáo là vậy.
Tôn giáo có thể phân ra ba: Phương tiện. Con đường. Mục tiêu. Người hỏi đã hỏi
ba câu hỏi có tính cách liên quan lẫn nhau, và đây là ba câu trả lời hoàn toàn
không liên can...
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Ngài không trả lời câu hỏi bạn. Ngài ném bạn và với chính bạn.
Câu trả lời của ngài định nghĩa một từ ngữ, bằng một từ ngữ khác và rơi xuống
sau sự thoái bộ vô tận. Hãy nỗ lực hiểu hiện tượng này. Bạn không thể định
nghĩa kinh nghiệm bất khả tư nghì với kinh nghiệm bất khả tư nghì khác... Có thể
không? Thí dụ, nếu ngài bảo, "Đức Phật là bậc đã khai ngộ." Câu trả lời
này không giải quyết được gì hết. Người đó lại hỏi. "Khai ngộ là gì?"
Ông có thể định nghĩa nó bằng chữ nghĩa, nhưng không giải quyết được gì cả. Người
đó lại sẽ hỏi, "Vậy là sao?" Bạn có thể tiếp tục từ A cho đến XYZ, và
không có gì được lý giải. Mỗi câu dẫn đến một câu khác, thật không thể nào định
nghĩa như câu trước. Đây là một sự thoái bộ không ngừng nghỉ.
Đó là nơi chúng ta bị dính mắc... trong sự thoái bộ vô tận
này, bởi chúng ta không tìm đến gốc rễ câu hỏi, nên chúng ta không thể hiểu.
Người đó hỏi, "Tình yêu là gì?" Bạn trả lời, không ý thức là định
nghĩa bạn đang sử dụng để định nghĩa tình yêu vốn tự chúng không thể định
nghĩa. Vậy ý chính là gì? Tôi hỏi bạn, "A sống ở đâu?" Bạn đáp,
" Cạnh nhà B." Tôi càng cảm giác khó hiểu hơn, bởi tôi không biết B
đang cư ngụ tại đâu, nên tôi lại hỏi tiếp, "Vậy A đang sống ở đâu ?"
Bạn đáp, "Bên cạnh của C. Ông là hàng xóm của C đó." Bạn đang trả lời
tôi, nhưng tôi không biết C đang sống ở đâu! Cho nên, bạn cứ mãi tiếp tục trong
cái vòng tròn khủng khiếp đó. Bạn trả lời tôi với câu trả lời khó hiểu khác nữa,
không giúp đỡ gì được cho tôi. Làm sao có thể giúp được? Tôi không biết A. Tôi
không biết B. Tôi không biết C. Thay vì giúp tôi, bạn lại đặt tôi trong tình huống
rắc rối hơn nữa.
Trước tiên, chỉ một câu hỏi: "A sống ở đâu?" Bây
giờ, có ba ngàn câu hỏi. "B sống ở đâu?'C sống ở đâu?" Bạn càng làm
tôi mập mờ thêm, không giúp gì được cho tôi. Khi Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Phật
là Phật." Ngài nỗ lực không làm bạn bối rối. Bạn đã bối rối quá rồi. Ngài
đáp, "A là A." Ngài nói vậy là ý gì? Sự biểu thị của ngài là
gì?" Ngài bảo, "Một vị Phật chỉ có thể biết, không thể giải
thích." Ngài đang nói rằng, "Tôi không thể nói gì về một vị Phật,
nhưng tôi có thể giúp ông trở thành một vị Phật. Một vị Phật là một vị Phật.
Khi bạn trở thành Phật, bạn sẽ biết. Không có cách nào khác để biết. Nếu bạn
không phải là một vị Phật, bất kỳ những gì bạn biết không phải là tiêu điểm...
sẽ không bao giờ hướng bạn đến tiêu điểm."
Cho nên, phép Lập thừa quan trọng vô cùng. Có lẽ, nó vô
nghĩa, nhưng nó vô cùng quan trọng. Sự quan trọng này nên được nhận thức. Đầu Tử
Đại Đồng bảo, "Một vị Phật là một vị Phật." Ngài không giúp bạn tư
duy gì thêm về một vị Phật. Ngài đem bạn đến chổ không thể đến được nữa. Ngài bảo,
"Hãy dừng lại! Đừng dẫm chân lên ngôn ngữ bởi từ ngôn ngữ này sẽ đưa ông đến
ngôn ngữ khác, và sẽ không bao giờ kết thúc." Ngôn ngữ như người Ấn vậy...
Họ không tin thuốc ngừa thai. Ngôn ngữ sẽ sinh ra một ngôn ngữ khác và một ngôn
ngữ khác, cứ tiếp tục như vậy. Không sớm thì muộn, bạn sẽ hỗn loạn trong đống
văn tự, và bạn sẽ hoàn toàn quên mất câu hỏi đầu tiên của bạn.
Bertrand Russel viết trong cuốn tự thuật, " Khi tôi còn
trẻ, tôi vào trường đại học để học triết lý. Tôi đã nhập học với ý nghĩ rằng
tôi sẽ khám phá được vài ý tưởng căn bản của sự sống. " Ở cái tuổi chín
mươi, ông nhớ ông đã nhập viện đại học, không chỉ là một sinh viên, nhưng mà là
một giáo sư và là một triết gia lớn... Ông là một trong những triết gia lớn nhất
của thế kỷ... Cuối cùng, ông bảo, "Chỉ có một điều tôi có thể nói đến triết
lý là đừng bao giờ trả lời một câu hỏi. Nó sẽ nẩy sinh một câu hỏi khác thay vì
thay thế câu hỏi củ...Nó sẽ mỗi lúc mỗi phức tạp hơn và bí nhiệm hơn."
Khi người nào tìm về triết lý, họ đến với một câu hỏi rất
ngây thơ. Triết lý không giải đáp, chỉ làm cho họ ngụy biện hơn khi họ phải trả
lời những câu hỏi. Họ sẽ khôn khéo hơn, có thể hỏi một cách lý lẽ hơn. Chỉ vậy
thôi. Triết lý không thể giải quyết được gì hằng bao nhiêu thế hệ rồi. Vì vậy,
ý của Đầu Tử Đại Đồng khi ngài đáp. "Một vị Phật là một vị Phật. Đừng đi
sâu vào triết lý!" Ý ngài là vậy. "Nếu tôi trả lời ông một vị Phật là
như vậy và như vậy, lộ trình chỉ mới bắt đầu... và sẽ không bao giờ kết thúc. Bạn
sẽ trở thành một triết gia lớn. Vì vậy, bạn nên kết thúc ngay ở bước đầu. Đừng
vào sâu hơn! Câu hỏi này sẽ dẫn đến một câu hỏi khác và sẽ không có cách gì để
kết thúc. Cuối cùng, lộ trình trở về nhà sẽ rất dài. Tốt nhất là không nên đi
trên tuyến đường này. Hãy chấm dứt tại đây! Đó là điều mà Đầu Tử Đại Đồng muốn
nói khi ngài bảo, "Một vị Phật là một vị Phật. Đạo là Đạo. Thiền là Thiền."
Ngài đang bảo." Đừng diễn đạt thành lời! Hãy buông bỏ trò chơi ngôn ngữ,
nhưng ngài không im lặng.
Ngài có thể thinh lặng và khai thị, "Hãy buông bỏ ván cờ
của ngôn ngữ... Nó không thể diễn đạt chân lý... Hãy im lặng", nhưng đó
cũng không phải là điểm chính, bởi bạn có thể im lặng, nhưng tâm trí vẫn náo loạn
bên trong. Thật ra, khi bạn tĩnh tọa, nó náo động còn nhiều hơn nữa, bởi khi bạn
trao đổi với ai, bạn ném năng lượng của bạn ra ngoài. Khi bạn không nói chuyện
với ai hết thì tâm trí tiếp tục tích tụ năng lượng, và không ngừng hiện hành
như điên cuồng bên trong. Chỉ ngồi một chổ thì sẽ không có gì xảy ra. Cội cây
im lặng. Các tảng đá im lặng... Chúng không biết chân lý là gì. Một phẩm chất vắng
lặng khác nên cần có... Sự vắng lặng bắt nguồn qua sự hiểu biết mọi thứ phù phiếm
của thế gian, và mọi phủ định của thế gian... Sự tịch lặng. Khi ngôn ngữ và
thinh lặng đều buông bỏ, thì sẽ dấy khởi một sự vắng lặng hoàn toàn mới mẻ hơn,
Bình yên, phúc lạc... nhưng sống động và tràn trề nhựa sống. Sự vắng lặng này
luân vũ trong nó, như một bản nhạc hơn là sự vắng lặng của nghĩa trang. Một sự
vắng lặng có giai điệu, có tiếng nhạc trời bên trong... không qua ngôn ngữ,
nhưng có thể diễn đạt, tràn trề sự sáng tạo, không phải là sự thiếu vắng âm
thanh. Hãy cố gắng hiểu.
Bạn có thể tìm một bác sĩ. Ông khám nghiệm bạn từ trên xuống
dưới... Một cuộc khám nghiệm toàn thân thật kỹ lưỡng. Ông nói bạn không mang bệnh,
nhưng không có nghĩa là bạn khỏe mạnh . Có lẽ, bạn không bệnh, nhưng để có một
thân thể lành mạnh hoàn toàn là một việc khác. Không bệnh là phủ định, chỉ đơn
giản cho thấy rằng bạn không bị lao phỗi, không bị ung thư, không mang bệnh này
hoặc bệnh nọ. Áp huyết bạn toàn hảo. Trái tim bạn hoạt động rất khá...Mọi thứ đều
tốt, không mang chứng bệnh nào, nhưng không có bệnh không có nghĩa là có sức
khoẻ! Sức khoẻ là một việc hoàn toàn khác. Sức khoẻ là hiện tượng khẳng định, sự
hiện diện của một điều gì. Sức khoẻ cũng khẳng định như bệnh tật. Bệnh tật có sự
hiện diện của lao phỗi hoặc ung thư. Sức khoẻ cũng có... một kinh nghiệm mới của
thân. Bạn hạnh phúc đến nỗi bạn sẵn sàng nổ tung, sẵn sàng chào đón thời kỳ
tươi đẹp nhất. Sức khoẻ không chỉ là sự vắng bóng của bệnh tật, mà là sự khẳng
định trong giới hạn của nó. Cho nên, sự vắng lặng thật sự...không phải chỉ là sự
vắng bóng của tiếng động. Chính vì vậy, Đầu Tử Đại Đồng không thể im lặng. Ngài
phải nói lời gì đó. nhưng ngài phải nói theo cách mà cách nói của ngài phải là
một biểu thị.
Hãy cho phép tôi lập lại: Chân lý không thể nói, nhưng có thể
biểu thị. Ngôn ngữ này được sử dụng bởi Đầu Tử Đại Đồng. Lời nói bởi Đầu Tử Đại
Đồng không được ứng dụng như ngôn ngữ nhưng là những tiếng gầm! Chỉ để đánh thức
tâm trí của kẻ khác phải dừng lại, minh thị một kinh nghiệm. Ngài bảo, "Đừng
hỏi. Hãy để sự tín ngưỡng là sự thám hiểm, không phải là câu hỏi. Hãy để tôn
giáo là kinh nghiệm, không phải là sự giải thích. Nếu ngươi thật sự muốn biết
Phật là gì. Ta đang có mặt! Hãy xem kìa! Một vị Phật là một vị Phật! Ta đang ở
đây. Hãy trực diện vào ta, và hãy đối diện chính ngươi. Ngươi cũng là một vị Phật."
Tại Ấn, có ba truyền thống. Một là truyền thống Ấn độ, truyền
thống cổ kính nhất. Truyền thống Ấn Độ cho là Thượng Đế giáng phàm... Đó là ý
nghĩa của từ ngữ Avatar... Thượng Đế giáng phàm từ cõi trên, nhưng Thượng Đế hiện
thân trên Chúa Giê Su khi ngài rữa tội với John The Baptist tại dòng sông
Jordan. Thượng Đế hiện thân như cánh chim bồ câu trắng, ngộ nhập vào Chúa Giê
Su. Ngài đến từ cõi trên... đó là ý nghĩa của Avatar... giáng phàm từ cõi trên.
Đây là một truyền thống, truyền thống cổ xưa nhất. Truyền thống thứ hai, cũng cổ
xưa không kém... hoặc là, có lẽ, có vài người cho rằng còn cổ xưa hơn... đó là
Kỳ Na Giáo. Quan điểm của Kỳ nan hoàn toàn khác. Kỳ Na Giáo bảo Thượng Đế không
giáng phàm từ bên trên, Thượng Đế thăng lên từ bên dưới; một sự tăng trưởng.
Trong Kỳ Na Giáo, không có khái niệm của Avatar. Ngài không giáng phàm từ trên
trời, ngài mọc từ dưới đất lên như một cội cây... Tirthankar. Con người trở
thành Thượng Đế qua sự phát triển, tiến hoá, thăng hoa cao hơn để trở thành bậc
thượng nhân... và thăng hoa cao hơn nữa. Có một ngày, con người trở thành Thượng
Đế khi ông ngộ nhập đạo Vô thượng.
Trong Ấn độ giáo, có một ngày, Thượng Đế trở thành phàm
nhân, khi ngài sa xuống tầng cấp hạ đẳng nhất. Đạo Phật là truyền thống thứ ba.
Đối với tôi, thượng đẳng cấp hơn hai truyền thống cũ. Đạo Phật có quan điểm thứ
ba, cho rằng ai cũng có thể thành Phật. Thượng Đế không giáng phàm từ trên trời
hay thăng lên từ dưới đất lên. Mỗi một chúng sinh đã là một vị Phật, chỉ cần nhận
thức là đủ. Vị Phật đã có mặt rồi! Bạn là các chư Phật. Có lẽ bạn đã quên,
nhưng không sao, sự lãng quên này không làm bạn đánh mất Phật tính. Bạn là Thượng
Đế! Có lẽ quên bạn là ai, đó là sự thật, nhưng dù bạn quên bạn là ai, bạn không
biến thành người khác. Bạn vẫn là bạn. Cho nên, trong Đạo Phật, một từ ngữ quan
trọng: Buddhanussmriti - nhớ đến Phật tánh của mỗi người. Người đó không cần
thăng thiên bởi không có nơi nào để thăng cả. Phật Giáo rất khoa học. Thật sự
không có nơi nào cao hơn để đến... cao và thấp chỉ là định nghĩa có tính cách
tương đối... không lên cao hay xuống thấp. Không hạ đẳng từ sự tăng trưởng thượng
đẳng. Chúng ta đã có mặt tại đây! Chúng ta hiện hữu như một mục tiêu. Chúng ta
đã đến rồi, luôn cho là chúng ta chưa bao giờ đến... và chúng ta phải hướng về
nơi nào đó... Chỉ cần sự tỉnh thức...
Do đó, Thiền khẳng định cần phải đánh thức bạn bằng những đột
biến bất ngờ. Một vị Phật cho là ông không phải là một vị Phật. Phải làm sao?
Thay vì giải thích cho ông hiểu, giảng cho ông nghe về những triết lý, và thần
học lớn, tốt nhất là đập ông thật mạnh để ông tỉnh thức! Trong giây phút tỉnh
thức đó, chính là Ngộ (Satori). Ai cũng vô cùng ngạc nhiên là làm sao có thể hốt
nhiên đại ngộ. Bạn có thể hốt nhiên đại ngộ bởi bạn đã trong nó. Không phải là
cái gì để có thể hoàn thành qua thời gian, với nỗ lực. Không cần có nỗ lực, như
là người ngủ mê, ông quên mất tên ông là gì... như bạn quên bên nhau trong cơn
mộng của bạn. Có người nào đó hét lớn, "Ram! Ngươi đang làm gì vậy? Hãy đứng
dậy... mặt trời đã lên rồi!" Ông mở mắt ra, và lần nữa ông là Ram. Chỉ
trong khoảnh khắc trước đó, ông chìm đắm trong một ngàn lẽ một cơn mộng... hiện
hành trong một ngàn cảnh giới, mơ mộng điều bất khả thi. Đột nhiên có tiếng
hét, "Ram! Hãy dậy đi... Mặt trời đã lên rồi!" và Ram mở to mắt.
Ngộ chính xác là vậy.
Vào thời kỳ xa xưa, vua nhà Đường, Koso, hỏi một hiền triết ẩn
tu trên núi. "Lúc nào ngài cũng tu hành trong rừng sâu núi thẳm. Những nơi
chốn hẻo lánh như vậy thì cái gì vui chứ?" Vị hiền triết diễn tả bằng vần
thơ...
Có gì hiện hữu tại hoang sơn?
Trên núi, mây trắng bay đầy trời
Người phải tự mình đến đây mà tận hưởng
Ta không thể mang chúng đến cho người...
Có nhiều thứ không ai có thể mang đến cho bạn. Bạn phải đến
đó. Tôi có thể kể cho bạn nghe về đám mây trắng trên ngọn Hi Mã Lạp Sơn, những
đỉnh núi cao ngất thuần khiết tại Hy Mã Lạp Sơn, mặt hồ trong suốt của ngọn Hi
Mã Lạp Sơn. Chúng chỉ là văn từ, chỉ làm sống lại vài giấc mơ trong bạn, nhưng
không có gì trọng đại. Bạn phải tự tìm đến đỉnh núi cao ngất nhất của Hy Mã Lạp
Sơn. Bạn phải kinh nghiệm dưới đám mây trắng như bạc. Tôi có nghe kể về một thi
sĩ, một nhà thơ lớn đến một bãi biển. Người yêu ông bị bệnh nặng và qua nhiều
đêm ông đã không ngủ. Ông luôn ngồi bên cạnh nàng. Lúc bình minh vừa ló dạng,
nàng đã ngủ say. Ông ra bãi biển để ông có thể tận hưởng khí trời tươi mát. Đó
là một buổi sáng đẹp, thật tuyệt mỹ. Vầng thái dương vừa mới lên, hương vị của
biển nồng ấm, vẻ tươi mát của ban mai, và tiếng sóng gầm thét. Ông suy nghĩ làm
cách nào ông có thể mang vẻ đẹp diệu kỳ của biển cả về cho người yêu của ông
đang sắp chết trên giường bệnh. "Cô sẽ vô cùng hạnh phúc. Hãy coi như đây
là một tặng phẩm bởi cô sẽ sớm rời bỏ thế giới này." Ông đã làm một điều
ngu muội, chỉ có những thi sĩ mới có thể làm vậy mà thôi. Ông chạy về nhà và lấy
một cái hộp nhỏ mang ra biển. Ông mở nắp hộp bên bãi biển, đóng nắp hộp và khóa
lại. Vâng, những tia ánh sáng mặt trời nhảy múa trong hộp. Luồng gió nhẹ vi vu
xuyên qua hộp, hương vị của biển, và âm thanh của chim chóc líu lo trong hộp
vang vọng. Ông đóng kín hộp lại và vội vã chạy về bệnh viện. Ông vui mừng với ý
tưởng là ông đã mang được vẻ đẹp của biển về cho người yêu của ông. Ông đánh thức
người yêu bé nhỏ của ông dậy, đặt chiếc hộp bên cạnh nàng, mở ra... Chiếc hộp
trống không... Không có tia sáng mặt trời, không có hương vị ban mai của biển rộng,
không có lời nhạc líu lo của loài chim, không có sự tươi mát của bãi biển. Chiếc
hộp rỗng không...
Tất cả mọi ngôn ngữ đều... rỗng không. Danh từ Thượng Đế
cũng rỗng không như chiếc hộp vậy. Danh từ Phật cũng rỗng không như chiếc hộp.
Đó là điều mà Đầu Tử Đại Đồng đã dạy khi ngài nói, "Phật tức là Phật."
Bãi biển là bãi biển... Bạn phải đến đó. Núi tức là núi, bạn phải đến đó. Bạn
không thể mua những thứ này ở xóm chợ. Không có một ai sẽ mang về cho bạn. Cùng
lắm, các minh sư có thể tạo sự khát vọng trong bạn, tạo ra huyễn tưởng trong mắt
bạn để bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình, nhưng không ai có thể mang về cho bạn.
Một giai thoại Phật pháp rất cổ xưa... Giai thoại này từ
Liên hoa kinh. Con trai của một nhà quí tộc lang thang khi tuổi còn thơ ấu, và
trở thành một hành khất phiêu bạc. Qua một thời gian dài, anh quên mất là anh
có nhà để về, nhưng có một ngày, không hiểu sao anh lại dừng chân trước cổng biệt
thự của vị quí tộc này. Anh không hề có chút ý niệm rằng là anh đã từng sinh ra
tại nơi này. Anh đứng trước cổng, van xin chủ nhân nhủ chút lòng thương xót
thân phận bất hạnh của anh. Người quí tộc này đứng bên trong thấy anh từ xa, nhận
ra anh là người con trai đã biệt tích từ bao nhiêu năm qua, nhưng khi ông gọi
anh vào, người hành khất khốn khổ này sợ sệt không chịu vào nhà. Thậm chí, anh
còn muốn trốn chạy. Vị quí tộc này... cha của anh vô cùng sợ hãi là ông sẽ bị mất
người con trai lần nữa. "Làm cách nào để gọi con tôi trở về? Làm sao ta có
thể cho con ta biết đây là nhà của nó. Nó không cần sợ hãi vì ta là cha của
nó." Ông nhất định là một người rất thông thái. Ông ra lệnh người phục dịch
khuyên kẻ hành khất. "Chúng tôi cần người phục dịch. Ngài có muốn làm việc
với chúng tôi không?" Người hành khất này tất nhiên chấp nhận ngay. Anh được
nhận làm những công việc thấp kém nhất, và tháng ngày qua, dần dần anh được
thăng chức, cho đến một ngày anh hồi phục danh dự của anh, và ngôi biệt thự , sự
giầu có và của cải, kho tàng được trao lại cho anh.
Toàn bộ nhiệm vụ của một minh sư là vậy... tạo ra cơn khát
mãnh liệt tìm về chân lý và sau đó giúp đỡ bạn. Mỗi ngày qua, để hiểu rằng chân
lý không phải ở một nơi chốn xa xôi nào đó mà đã sẵn có trong bạn rồi. nhưng bạn
chưa sẵn sàng nhận diện nó trực tiếp. Bạn sẽ sợ hãi cùng tột như hành khất đó.
Nếu chủ nhân của căn biệt thự đó cho anh biết rằng, "Ngươi là con của
ta." Anh sẽ trốn mất. Anh sẽ suy nghĩ. "Có lẽ, ông ta đang đặt bẫy
mình." Làm sao anh có thể là con trai của vị phú gia? Anh chỉ là người
hành khất.
Minh sư thật sự rất trí tuệ. Ngài sẽ khuyến dụ từ từ. Trên
tuyến đường trở thành một vị Phật, bạn phải được khuyến dụ từ từ. Minh sư điểm
đạo cho bạn. Bạn trở thành hành giả, một Bhikkhu. Bạn tu tập và do công năng tu
tập, bạn bắt đầu ngộ một chút, sau đó, một chút nữa, rồi đại định. Bạn được
thăng từng cấp. Buông xuôi tự nhiên, có một ngày, bạn khám phá tất cả chỉ là
mưu kế. Cuối cùng, bạn trở thành, như bạn đã từng như vậy rồi, nhưng minh sư
thường rất là thuyết phục, đầy sự cám dỗ. Minh sư không cho gì bạn cả. Không có
gì để cho. Ngài chỉ đơn thuần cho bạn cái sẵn có trong bạn. Thay vì bảo rằng
ngài cho bạn cái đó, thật ra, ngài thu hồi nó từ bạn. Ngài thu hồi cái bạn
không có, và bạn nghĩ là bạn có. Ngài cho bạn những gì mà bạn có, nhưng bạn lại
cho rằng bạn không có. Toàn bộ trách nhiệm của minh sư là mang bạn về nhà... mà
bạn thì chưa bao giờ rời khỏi nhà cả. Có một câu phương châm Thiền vô cùng nổi
tiếng, có lẽ bạn có nghe qua. Câu phương châm đó nói rằng trước khi bạn học Thiền,
núi là núi, sông là sông. Khi chúng ta đang học Thiền, núi không còn là núi,
sông không còn là sông. Sau khi chúng ta học Thiền xong rồi, bạn trở về nhà rồi
thì núi lại là núi, và sông lại là sông. Câu hỏi có tính cách xác đáng. Người
môn đồ hỏi. "Bạch thầy, nếu như vậy, thì không có gì khác giữa người bình
thường và người giác ngộ phải không?" Minh sư đáp, "Không khác."
Không khác nhau, ngoại trừ một điều... rằng người giác ngộ nhận thức là không
khác, nhưng người bình thường lại cho rằng có khác.
Có người nào đó hỏi Đức Phật. "Giác ngộ là gì?" Đức
Phật đáp. "Nó chỉ có trong tâm trí của người chưa giác ngộ." Một câu
nói tuyệt hảo! Bạn chưa bao giờ nghe qua lời vàng ngọc nào như vậy, "Nó chỉ
có trong tâm trí của người chưa giác ngộ." Vọng là vậy. Trước tiên, họ cho
là họ chưa giác ngộ, do đó, họ tạo ra lý tưởng giác ngộ. Người giác ngộ đơn thuần
trở về nhà. Ông biết núi là núi, sông là sông. Núi luôn là núi và sông vẫn mãi
là sông. Không giây phút nào chúng thay đổi. Thực tướng của chúng luôn là như vậy.
Mọi sự đều toàn triệt. Không có gì toàn triệt hơn trong sự sống này như thực tướng
của chúng. Vạn hữu vô cùng toàn triệt! Bạn cũng toàn triệt, như bạn đang là...
Không có gì phải cần thêm. Không có gì cần cải thiện. Nếu nói như vậy với người
nào đó thì lại chẳng có ý nghĩa gì cả... Từ từ, minh sư cần phải thuyết phục...
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Như một nhát búa! Ngài bảo, "Đừng hỏi một câu hỏi vô lý
như vậy? Ngươi là Chân tánh - Tattvamasi: Thou Art That. Thậm chí, ngài không
nhớ như vậy, bởi khi bạn sử dụng thành ngữ, "Thou Art That.
Tattvamasi" Triết lý lại bắt đầu. Người đó suy nghĩ. "Ta là ai?"
và "Người đó là ai?" "Tại sao tôi lại là như vậy?" Câu hỏi...
sẽ không bao giờ kết thúc... Đầu Tử Đại Đồng đơn giản chấm dứt toàn bộ ngay đó.
Trong Thiền, họ cho rằng Thiền sư như là một lưỡi gươm sắc bén. Ngài có thể
chém bạn bất kỳ lúc nào. Chỉ cần một nhát chém thật sâu, ngài có thể đoạn lìa bạn
ra thành hai mảnh...
Tu sĩ, "Đạo là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng, "Đạo."
Một là vị tu sĩ này sẽ ngộ được một chút qua huấn từ của Thiền
sư Đầu Tử Đại Đồng, hai là ông sẽ hoàn toàn tuyệt vọng bởi, "Vị Thiền sư
này điên rồi." Đầu Tử Đại Đồng làm gì vậy? Ngài chỉ đơn thuần là là tiếng
vọng ! Ngài còn có thể làm gì hơn nữa? Bạn tìm đến hoang sơn. Bạn ca hát vang lừng,
và những ngọn núi này vang vọng âm thanh của bạn. Tại Matheran có một chỗ, được
gọi là Điểm Vọng. Có một lần, tôi đến đó với vài người bạn. Bạn hét lớn và những
ngọn núi này hét lớn lại. Có một người bạn bắt đầu sủa như một con chó, và các
ngọn núi này cũng sủa lại. Tôi bảo bạn tôi, "Nếu bạn muốn làm một điều gì
đó thì tại sao không ca hát lên một bản nhạc hay? Tại sao phải sủa như vậy?"
Tại sao lại gây rắc rối cho các ngọn núi nầy chi?" Anh bắt đầu ca hát vang
lừng, và những ngọn núi này cũng đồng ca hát như anh. Cuộc đời là một điểm vọng.
Minh sư vọng lại âm thanh của bạn. Ngài là gương, cho bạn thấy bạn là ai, cho bạn
thấy mặt thật của bạn. Ngài phản chiếu bạn, và ngài là tiếng vọng của bạn...
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Bạn tìm đến hoang sơn vấn... "Phật là gì?" Bạn
nghe "... Là Phật." Bạn sẽ không nghe toàn bộ câu hỏi lập lại. Lý do?
Hai chữ đầu tiên sẽ bị mất, chồng lên nhau. Khi bạn nói, "Phật là
gì?" Ngọn núi sẽ lập lại toàn bộ. "Phật là gì?" sẽ có một khoảng
trống... một khoảng cách của thời gian, một thời gian ngắn ngủi. Bởi khoảng
cách này của thời gian, khi bạn có khả năng nghe... khi bạn hoàn tất câu hỏi của
bạn... và bạn đủ khả năng để nghe... bạn sẽ không nghe toàn bộ câu hỏi lặp lại:
"Phật là gì?" Bạn sẽ nghe "Phật." Điều này rất quan trọng.
Minh sư phản ảnh như gương, soi sáng bạn lần nữa và lần nữa. Ngài không cải thiện
bạn, không tạo nên bạn phải là, bởi những cái phải sẽ gây ra mặc cảm. Minh sư
không cho bạn lý tưởng, bởi mọi lý tưởng gây ra sự căng thẳng và đau khổ.
Minh sư không bao giờ nói, "Việc này tốt, việc kia xấu."
Ngài không đặt giá trị, bởi mọi giá trị tạo nên sự phân liệt. Minh sư không dạy
phán đoán. Ngài dạy bạn sống không phán đoán, không kết án, không cho là tốt và
xấu. Hãy để vạn hữu tuôn chảy theo thực tướng của chính nó.
Hãy nghe giai thoại này và bạn sẽ hiểu phẩm chất phản chiếu
như gương trong suốt. Đây là một trong những giai thoại Thiền nổi tiếng nhất về
Thiền sư Hakuin vĩ đại khi ngài tu hành tại tu viện Shoinji.
Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là bậc đạo hạnh. Cạnh
thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng
dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai
là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lần cật vấn cô bảo là Hakuin. Cha mẹ
cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy
sao?"
Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy
giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng. Ngài vốn được tôn xưng như
là một vị Phật sống, tôn sùng như Đức Phật Thích Ca đã rơi xuống tận cùng trong
sự sỉ nhục. Các đệ tử thường tụ tập quanh ngài, bây giờ đều chống ngài và xa
ngài, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi
sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh. Một
năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận
với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái
vội vã đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.
Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy
sao?"
Đây là phẩm chất trong suốt của chiếc gương. Không có gì
đúng, không có gì sai. Mọi sự đều thiêng liêng. Đây là thông điệp của một vị Phật.
Mỗi minh sư phản chiếu hành vi của ngài. Vì lý do đó, có lúc bạn sẽ thấy minh
sư rất mâu thuẫn. Có nhiều lần, bạn sẽ thấy tôi khá mâu thuẫn. Tôi bảo người
này như thế này, và tôi sẽ nói ngược lại với người khác. Dù cả hai đều có đồng
một vấn đề! Có lúc vấn đề khá giống nhau dù đưa ra cùng một công thức ngôn ngữ,
nhưng nó không thể giống nhau, bởi người hỏi không giống nhau. Quá khứ của họ
khác nhau, mục tiêu khác nhau, đau khổ khác nhau, sự căng thẳng khác nhau, cha
mẹ khác nhau, môi trường xã hội khác nhau, và điều kiện khác nhau. Có lẽ vấn đề
đó, trên bề mặt giống nhau như đúc thật, nhưng nó không hoàn toàn giống nhau.
Không có hai người nào hỏi cùng một câu hỏi, nên không có hai người nào sẽ nhận
chung một câu trả lời, còn tuỳ thuộc.
Khi bạn đứng trước gương, nó phản chiếu khuôn mặt bạn. Khi bạn
bỏ đi, khuôn mặt biến mất. Có người nào đó đến, chiếc gương phản chiếu khuôn mặt
đó. Khi họ đi rồi, khuôn mặt đó cũng biến mất. Chiếc gương lại trống rỗng như
cũ. Bạn sẽ không bảo chiếc gương, "Ngươi thật mâu thuẫn. Tại sao có lúc
ngươi phản chiếu khuôn mặt này, có lúc ngươi lại phản ảnh khuôn mặt khác? Máy
chụp ảnh thì trước sau như một! Đó là sự thật. Một cái máy chụp hình rất là
kiên định. Lúc nào cũng giống nhau, nhưng máy chụp hình là vật chết. Khả năng của
nó rất giới hạn. Khi chụp rồi thì nó cũng xong.
Gương thì có thể sử dụng hoài.
Hàng triệu người có thể soi mặt của họ qua gương, nhưng nó vẫn sẽ như vậy, một
chiếc gương hoàn hảo, và sẽ mãi phản chiếu. Minh sư chân chính nhất định phải
mâu thuẫn; chỉ có thầy là trước sau như một. Chỉ có tâm trí vô cùng bình thường
mới cố định mà thôi. Khi tâm trí trở nên rộng lớn, mâu thuẫn, nó như là Thượng
Đế. Nghịch lý như chính nó là Thượng Đế. Vì vậy, tôi gọi Thiền là con đường nghịch
lý...
Một tu sĩ hỏi Triệu Châu,"Phật là gì?" "Người
trong sảnh đường."
Tu sĩ bảo, "Người trong sảnh đường là một cái tượng, một
tảng bùn.
Triệu Châu hỏi,. "Thật vậy à?" "Như vậy, Phật
là gì?" Tu sĩ hỏi lần nữa. Triệu Châu nói, "Người trong sảnh đường."
Sự kiện này càng lạ lùng hơn. Ngài đồng ý với ông ta là đó
chỉ là một bức tượng, một tảng bùn; Ngài bảo. "Đúng rồi." Khi vị tu
sĩ hỏi một lần nữa, ngài lại đáp. "Người trong sảnh đường." Triệu
Châu nói vậy có nghĩa là gì? Ngài xác định như vậy cho đến khi nào bạn không
còn hỏi "Phật là gì?" Bạn đang tìm tòi một pho tượng. Nếu bạn còn
liên tục hỏi, "Phật là gì?" bạn đang hỏi về một đối tượng. Đó là tại
sao ngài bảo, "Đây là thiền viện. Đây là Phật." Nếu bạn liên tục hỏi
"Phật là gì?" Bạn muốn một câu trả lời có tính cách khách quan... và
Phật là chủ thể của bạn. Cho nên, ngài đã đồng ý với ông, "Vâng, ông nói
đúng. Pho tượng trong chùa không phải là vị Phật, mà chỉ là pho tượng
bùn." Tự nhiên rằng, tu sĩ này hy vọng, "Vậy là có vài câu giải đáp rồi."
Ông lại hỏi, "Xin cho tôi biết Phật là gì?" Bây giờ, ông không hy vọng
là ông sẽ nhận được câu trả lời y như vậy. Ngài đã đồng ý với ông là pho tượng
trong sảnh đường chỉ là pho tượng bùn. Lần nữa, ông hỏi, "Người trong thiền
viện?" Tại sao? Bởi nếu bạn tiếp tục hỏi về khách thể, bạn đang hỏi về sự
vật chết. Thực tế là chủ thể. Thượng Đế là chủ thể. Đây là bản lai diện mục của
bạn, tính chất nội tại. Bạn không thể hỏi một câu hỏi như vậy. Bạn phải tìm vào
trong để nhận biết "Phật là gì?" Khi bạn bắt đầu vận hành vào nội tại,
bạn đang vận hành trên Đạo. Khi bạn hành trình trên Đạo, bạn sử dụng Dhyan -
Thiền. Thiền là phương tiện để bước vào. Đạo là con đường hướng bạn về bản lai
diện mục; và bản lai diện mục chính là Phật. Bạn là Phật.
Trước tiên, bạn phải chấp nhận thực tại Chân như là vậy. Chấp
nhận nó, vọng tưởng sẽ chấm dứt. Chấp nhận thực tướng nó là như vậy, mọi căng
thẳng sẽ biến mất, sự bất mãn chấm dứt. Chấp nhận nó là như vậy, người đó sẽ bắt
đầu cảm giác cực kỳ hỷ lạc dù không lý do nào hết. Khi hỷ lạc có lý do, sẽ
không tồn tại lâu. Khi hỷ lạc đến mà không lý do, sẽ thường hằng. Có hai con đường
mà người nào đó có thể hướng vọng. Một là họ hành trình về nơi chốn mà họ sẽ sở
hữu nhiều của cải vật chất thế gian hơn. Họ sẽ đối kháng với Phật, đối kháng với
Đạo, đối kháng với Thiền. Người quá bận tâm với vật chất là người trần tục. Người
đón nhận bất kỳ một hoàn cảnh nào đến với ông đều là tốt. Ông thoải mái, tự tại,
không bận tâm phải gom góp nhiều của cải, không củng cố quyền lực, không ham
danh vọng, không cần sự kính trọng nào, một người tự tại trong Tathata, Chân
Như, Thực tướng... Ông trở thành đạo nhân, vận hành trong nội tại.
Nếu bạn có nhiều hơn, bạn sẽ hướng về ngoại cảnh. Khi bạn bận
tâm với cái bạn muốn có, bạn sẽ hiện hành ngoài ngoại cảnh. Khi bạn không bận
tâm với cái bạn sở hữu, bạn sẽ vận hành trong bản thể. Bản thể tức là Phật.
Có một câu chuyện về một Thiền nữ rất nổi danh. Danh tự bà
là Rengetsu... Chỉ có vài người phụ nữ chứng được quả tối thượng. Bà là một
trong những người phụ nữ hiếm có đó. Trong một chuyến hành hương, bà ghé vào một
thị trấn lúc mặt trời vừa lặn, cầu xin dân làng cho bà trú ngụ qua đêm, nhưng
dân làng đóng cửa vào mặt bà. Họ chống Thiền. Thiền là cuộc cách mạng, tuyệt đối
nổi loạn, thật khó chấp nhận, bởi chấp nhận Thiền tức là chấp nhận hoán chuyển.
Nếu chấp nhận nó, bạn sẽ vượt qua đám lửa. Bạn sẽ không còn như xưa nữa. Cho
nên, người truyền thống hay chống báng tất cả mọi chính kiến trong tôn giáo.
Truyền thống là tất cả điều không chân thực trong tôn giáo. Nhất định họ là những
Phật tử truyền thống. Họ không cho người phụ nữ này tạm trú qua đêm. Họ đuổi bà
đi. Đó là một đêm tối trời lạnh lẽo. Bà không có nơi trú ngụ qua đêm trong sự
đói khát. Chỉ có cây Anh Đào ngoài đồng là nơi ẩn náu qua đêm của bà. Bà không
ngủ được vì trời quá lạnh, lại còn rất nguy hiểm bởi nơi này có nhiều thú dữ.
Nửa đêm, bà thức giấc bởi quá lạnh, và bà chợt thấy, như bầu
trời vẫn thường vậy, trên bầu trời mùa xuân vào đêm, những đóa hoa anh đào nở rộ
vui đùa dưới ánh trăng sáng long lanh mờ ảo. Kinh ngạc trước vẻ đẹp huy hoàng
đó, bà đứng dậy, hướng về làng bái lậy trong sự tôn kính. Pháp tánh (Tathata)
là như vậy. Kinh ngạc trước vẻ đẹp huy hoàng đó, bà đứng dậy, hướng về làng bái
lậy trong sự tôn kính...
Vì từ bi mà họ chối từ không cho ta tạm trú
Ta thấy mình dưới bao cánh hoa anh đào nở rộ,
Vào một đêm trăng sáng long lanh mờ ảo...
Bà cảm thấy đầy lòng tri ân, với lòng biết ơn mãnh liệt này,
bà cảm tạ những người đã xua đuổi bà, không cho bà cư trú qua đêm. Nếu bà được
ngủ trong một ngôi nhà bình thường, bà sẽ không tận hưởng được niềm hỷ lạc
này... những đóa hoa Anh Đào nở rộ, chúng thì thào dưới ánh trăng sáng long
lanh mờ ảo, vào một đêm thanh tịnh, hoàn toàn thanh tịnh. Bà không giận họ.
Không những bà chấp nhận như vậy, bà đón nhận nó, và bà còn hết lòng tri ân họ.
Người thành Phật khi họ chấp nhận tất cả mọi hoàn cảnh mà cuộc
đời đưa đẩy mọi hoàn cảnh đến với họ bằng tất cả tấm lòng tri ân chân thành. Họ
đang du hành trên con đường pháp, trên lộ trình Đạo, và họ nội chứng. Tâm trí
là phương tiện hướng ngoại. Đó là tại sao tâm trí bạn được huấn luyện trong viện
đại học và học đường. Tâm trí là một phương tiện hướng ngoại, để tích lũy nhiều
của cải... để có những ngôi biệt thự to lớn, có nhiều tài sản, có nhiều quyền lực
chính trị, và có nhiều tiền tài. Tâm là lộ trình hướng ngoại và muốn không có
thế giới. Thiền định là tiến trình đối lập, không là gì ngoài sự vô niệm. Thiền
là vậy. Bạn ngộ nhập nội tại, kết thúc tư duy, bởi đâu có ý nghĩa gì? Không cần
tư duy. Để chiến thắng nội tại, không cần tư duy. Để chiến thắng ngoại cảnh, tư
duy cần phải có. Tư duy là công cụ đối đầu ngoại cảnh. Vì vậy, Dhyan, hoặc thiền,
không gì ngoài tiến trình vô niệm của tâm thức. Không cần có. Nếu không sân si,
bạn không bận tâm tư duy, để làm gì? Bạn quán tưởng. Khi bạn đầy vọng tưởng, bạn
suy nghĩ. Khi không vọng, tư tưởng tan biến theo sự hài hoà của chính nó. Đại
chúng hỏi tôi làm cách nào để khỏi suy nghĩ. Đó không phải là vấn đề. Làm sao
không còn sân si nữa mới là quan trọng. Tham sân si tạo ra dòng tư tưởng. Tham
dục cho bạn tư tưởng, mộng hư huyễn, và bạn phải khắc phục, phải dự tính, phải
giải quyết chúng, và bạn phải làm việc có phương pháp... thì tất nhiên tư tưởng
sẽ sanh khởi.
Hãy sanh khởi khát vọng. Một chiếc xe chạy ngang qua, và hãy
để sự ham muốn này dấy khởi trong bạn rằng, "Tôi muốn có chiếc xe như vậy."
Sau đó, bạn sẽ thấy tư tưởng tràn ngập tâm tư, "Làm sao ta có nó? Phải làm
gì?" Ta phải kiếm thêm tiền? Buôn bán một cái gì đó? Hay ta bắt chước theo
cách sống của người Hoa Kỳ, trả góp hằng tháng?" Tham muốn là như vậy, nên
cần có tư duy, nếu không, bạn sẽ không bao giờ có xe. Hãy nội quán mỗi khi tham
muốn sanh khởi, mang đến sự tỉnh thức qua tư duy. Khi không còn khát vọng nữa,
đột nhiên, đâu còn gì để suy tưởng ? Không cần thiết. Những đợt sóng tư duy biến
mất. Tâm dấy động không còn sanh khởi nữa. Như vậy, tâm trí có nhiệm vụ khác. Nó
trực giác hơn. Chim chóc hót líu lo... bạn nghe, nhưng bạn không cho rằng tiếng
hót đó ngọt ngào. Không có lý do bình phẩm. Thật hay quá! Không có lý do để nói
lên hiện tượng đó. Có chiếc phi cơ bay ngang bầu trời, âm thanh náo động. Bạn
biết, bạn nghe, rõ ràng hơn nhiều người, bởi họ đang lặn ngụp trong tư duy. Chiếc
phi cơ bay ngang trên bầu trời. Họ không thể nghe. Tai họ đầy tư tưởng. Lớp dệt
tư duy quá dầy đến mức vô cảm. Nhưng khi với người vô niệm, họ đầy nhậy cảm. Họ
nhận thức vẻ đẹp, quán tất cả, lắng nghe hơn, tận hưởng hương vị nhiều hơn, ve
vuốt nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn. Tất cả quá đầy đủ! Hãy nhận thức nghịch
lý này, Khi bạn muốn có nhiều, bạn sẽ có ít hơn, ít hơn cái bạn muốn. Khi bạn
không muốn, bạn lại có nhiều, thật nhiều! Dù một sự vật nhỏ cũng quá nhiều. Bạn
tận hưởng điều tầm thường nhất, chẻ củi, ghánh nước từ giếng, nắm tay người bạn,
ngắm hoa anh đào nở tươi thắm, thì thào dưới ánh trăng lung linh trong suốt.
Sự sống bao la. Mỗi giây phút là một ngàn lẻ một tặng phẩm
quý giá cho bạn, nhưng bạn quá bận rộn với cái tâm đầy vọng, đầy nghẹt tư duy đến
độ bạn từ chối các tặng phẩm này. Thượng Đế ghé qua, bạn từ chối ngài. Ngộ nhập
nội tại nghĩa là hiểu mọi hoạt động của tư duy. Khi bạn hiểu tham sân si gây ra
hỗn loạn, bạn đoạn trừ tham sân si.
Khi sân si không còn, tư duy chấm dứt. Đây là Thiền. Khi bạn
trong Thiền, bạn trên lộ trình Đạo. Khi bạn trên lộ trình Đạo, Phật tính không
còn xa, có thể đến bất kỳ lúc nào trong giây phút nhỏ đột biến nhất, bởi tuỳ
thuộc vào cường độ của bạn. Không phải vấn đề ở mười dặm, hai mươi ngàn dặm, mà
tuỳ thuộc vào cường độ của bạn. Người với cường độ trí huệ mãnh liệt có thể chứng
Phật tánh trong một bước nhảy, chỉ thoáng chớp mắt, tuỳ thuộc cường độ của bạn
trọn vẹn như thế nào, khao khát của bạn mãnh liệt đến độ nào, và bạn sẵn sàng
đánh cuộc với tất cả như thế nào. Bạn không còn là người bình thường. Bạn là một
vị Phật. Nhưng nếu cường độ không hoàn toàn... chỉ nửa vời, chỉ vừa đủ ấm...
như vậy, bạn phải cần hằng muôn kiếp. Bạn có thể tiếp tục tu hành hằng vô lượng
kiếp, và Phật tánh thì sẽ như bóng chim tăm cá. Hãy nhớ rằng: Lộ trình của Đạo
tuỳ thuộc vào cường độ tu tập của bạn mãnh liệt như thế nào. Zen là thiền. Đạo
là phương tiện, và Phật tánh là chân tánh Vô thượng của bạn. Nếu bạn có thể trọn
vẹn trong thiền, ngay chính khoảnh khắc đó... đột ngột bạn chuyển hoá...
Hãy lắng nghe giai thoại nhỏ này lần nữa. Bạn sẽ đủ khả năng
ngộ nhập vào nó sâu thẳm hơn...
Một tu sĩ hỏi, "Phật là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng đáp, "Một vị Phật."
Tu sĩ, "Đạo là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng, "Đạo."
Tu sĩ, "Thiền là gì?"
Đầu Tử Đại Đồng, "Thiền."
Minh sư đơn giản phản chiếu trên mặt gương trong suốt, ném vị
đệ tử trở lại chính ông lần nữa. Nếu đệ tử này thật sự tầm đạo, không phải chỉ
hiếu kỳ, ông sẽ ngộ... Đã quá đủ để nhìn vào đôi mắt của minh sư. Đã quá đủ để
nghe được âm thanh vang vọng từ trái tim của ngài. Đã quá đủ để tương thông với
ngọn lửa Phật tánh mang đến cho ông. Đã quá đủ để gần gũi với bậc đại ngộ. Ngài
là ngọn lửa. Khi bạn đến gần hơn, với một chút gần gũi... lửa nhảy vào bạn và
trở thành lửa của bạn. Minh sư không bị mất mát gì hết, và bạn được lợi lạc mọi
mặt, như khi bạn dùng một cây đèn cầy, thắp sáng đèn cầy khác. Hãy quan sát hiện
tượng đang xảy ra. Khi đệ tử gần gũi minh sư cũng sẽ giống vậy. Chỉ gần gũi,
thân thiết... toàn bộ nghệ thuật hiển lộ trong chân tánh của đệ tử, thân thiết,
gần gũi, buông bỏ mọi áo giáp phòng vệ, mọi ý muốn, và tự ngã, để bạn có thể gần
gũi ngài nhiều hơn nữa. Hốt nhiên, trong khoảnh khắc, bạn bỗng được thắp sáng.
Đây là đốn ngộ, không phải là tiến trình từ từ, không phải bạn phải thắp một
chút lửa, rồi một chút lửa nữa. Sự khai ngộ đến bất ngờ, hốt nhiên, như một bước
nhảy lượng tử, bạn không còn là một cụ già... một kinh nghiệm mới mẻ xảy đến,
hoàn toàn đình chỉ mọi cái cũ vì không còn cần thiết.
Nếu bạn có thể đến với một minh sư, bậc khai ngộ mà bạn kính
yêu, nếu bạn tìm thấy bậc minh sư, bậc khai ngộ mà bạn cảm giác thân thiết, bậc
mà bạn có thể buông xuôi mọi phòng vệ, có thể yếu đuối, không còn giữ kín bí mật
gì, sẵn sàng chết, sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào mà ngài đi... bất cứ nơi nào
ngài đi đều là mục tiêu của bạn... Nếu có sự tin cậy thì đã quá đủ. Kinh nghiệm
tự nó xảy ra, bởi bạn đã là Phật. Chỉ cần sự tỉnh thức. Nếu bạn gần minh sư
chút nữa, trái tim ngài phản chiếu bạn, bạn thấy gương mặt bạn là gương mặt của
một vị Phật, rằng trạng thái Vô niệm tức là Thiền, bạn đang du hành trên lộ
trình của nội tại, bạn đang trong Đạo.
Không có cách nào để giải thích Phật là gì, Đạo là gì, và
Thiền là gì... Không thể diễn đạt qua ngôn từ. Ngôn ngữ không thỏa đáng, không
thể diễn đạt qua sự thinh lặng... Thinh lặng rất phủ định. Thiền chọn con đường
Trung Đạo, sử dụng theo phương tiện tạo nên sự thinh lặng. Nó là một công cụ,
phải cần biết cách sử dụng phương tiện thiện xảo để dùng ngôn ngữ theo cách của
thinh lặng. Tác động của cảnh giới Vô thượng sẽ mang đến sự vắng lặng, không phải
qua ngôn ngữ. Đó là kinh nghiệm mà mỗi buổi sáng tôi thường tác động trên bạn.
Tôi ném một ngàn lẻ một ngôn ngữ lên bạn, nỗ lực đó không phải cho bạn ngôn ngữ.
mà ngược lại. Nỗ lực đó dùng để đập tan mọi ngôn ngữ trong tâm trí bạn. Khi
chúng phủ nhận, sẽ đồng tan biến... chỉ còn sự vắng lặng, một kinh nghiệm vắng
lặng hoàn toàn mới mẻ bạn chưa bao giờ khả tri. Không phải khoảng trống giữa
hai tư tưởng.
Không. Đây là sự hiện hữu của Thượng Đế...
Đây là Phật tánh...
Trích quyển "Thiền - Con đường nghịch lý (Tập 3)"