Read more
Thiền
Osho Podcastsho
Buông bỏ cuộc sống trần tục là gì?
Không có sự xung đột giữa thế gian và sannyas. Không phải vì thế gian ngu dốt đến mức con người phải buông bỏ. Buông bỏ thế gian không phải là sannyas. Sự thức tỉnh của nhận biết, của tự nhận biết là sannyas. Sự thức tỉnh này dẫn đến việc buông bỏ, không phải với thế gian, mà là sự quyến luyến với nó. Thế gian vẫn ở nơi nó là vậy, và khi nó vẫn là vậy thì chúng ta được biến đổi. Quan điểm của chúng ta biến đổi. Sự biến đổi này là rất nền tảng. Trong trạng thái thức tỉnh này, chúng ta không phải buông bỏ bất kỳ điều gì. Những gì là thừa và vô dụng sẽ tự động rơi rụng giống như trái chín rụng khỏi cây. Giống như bóng tối biến đi khi ánh sáng xuất hiện, ở buổi bình minh của nhận biết, những gì ô uế bị bỏ đi và những gì còn giữ lại là sannyas.
Sannyas không có gì liên quan với thế gian. Nó phải liên quan đến thực tại ta. Nó là sự tinh khiết của bản thể ta. Nó giống như là sự tinh tế hợp kim vàng.
Nhìn vào cuộc sống theo quan điểm tự-ngu dốt là luân hồi, là trần tục; nhìn cuộc đời theo quan điểm tự-nhận biết và sannyas. Do vậy, bất kỳ ở đâu ai đó nói với tôi rằng họ “đã lấy được” sannyas thì với tôi điều đó có vẻ là giả. Từ “lấy” sannyas này tạo ra ấn tượng nó như là hành động trái ngược chống lại thế gian. Có phải sannyas là một cái gì đó có thể lấy? Liệu ai đó có thể nói họ đã “lấy” được sự nhận biết? Liệu ai đó sẽ lấy được sự nhận biết giống như điều có giá trị? Lấy được sannyas thì không phải là sannyas thực. Bạn không thể chụp mặt nạ lên sự thật. Sự thật phải được đánh thức.
Sannyas được sinh ra. Nó xuất hiện thông qua sự nhận biết. Và trong khi sự nhận biết đó, chúng ta liên tục được chuyển hóa. Khi sự nhận biết của chúng ta chuyển hóa thì quan điểm của chúng ta cũng thay đổi, và thái độ của chúng ta cũng tự động biến đổi. Thế gian dừng ở nơi nó là vậy và sannyas dần được sinh ra bên trong chúng ta. Sannyas là sự nhận biết rằng “Mình không phải là cơ thể”; đó là nhận biết rằng “Mình là linh hồn”. Khi sự nhận biết này hé lộ thì sự ngu dốt và sự quyến luyến bị bỏ rơi. Thế gian có đó bên ngoài và nó sẽ vẫn tiếp tục có đó. Nhưng bên trong sẽ là sự vắng mặt của sự quyến luyến với thế gian. Nói cách khác, sẽ không có thế gian, không có luân hồi bên trong.
Cố bám với thế giới bên ngoài là sự ngu dốt và cố để từ bỏ nó cũng là ngu ngốc, bởi vì trong cả hai trạng thái này, bạn vẫn tiếp tục bị dính đến nó. Sự dính líu với thế gian và sự chán ghét nó đều là ngu dốt. Cả hai đều là mối liên hệ với thế gian. Sự vắng mặt của mối liên hệ này là tự do, tự do khỏi sự quyến luyến và ác cảm. Đó không chỉ là ác cảm hoặc chán ghét. Sự vắng mặt của quyến luyến và ác cảm này tôi gọi là sannyas.
Thông qua nhận biết mà đạt được tự do khỏi sự quyến luyến và ác cảm. Quyến luyến là một dạng của ngu dốt, và hành động phản ứng khi con người chán ngấy với sự quyến luyến thì lại là ác cảm. Sự phản ứng này cũng là ngu dốt. Trong trường hợp thứ nhất, con người lao thẳng tới; trong trường hợp thứ hai, con người bỏ chạy ngược lại. Trong cả hai trường hợp người đó đều chạy đua. Nhưng ở chừng mực nào đó, người đó biết rằng, niềm vui được cất giữ trân trọng bên trong chúng ta không phải là sự đạt được bởi việc chạy trên thế gian, hoặc bởi việc bỏ chạy khỏi nó, và bởi việc được cư ngụ chắc chắn bên trong bản thể ta. Chúng ta không phải đến với thế gian và cũng không phải chạy khỏi đó. Chúng ta phải di chuyển bên trong, tới thực tại thực sự của chúng ta. Nên nhớ, chúng ta phải di chuyển vào trong thực tại chúng ta. Việc hướng vào bên trong cùng với sự gắn bó hoặc cùng với ác cảm là điều không thể. Điều đó là có thể chỉ nếu con người trở thành chứng kiến đối với xung đột cố hữu và gắn kết và ghét bỏ. Chỉ có một điều duy nhất tồn tại bên trong chúng ta, đó là người chứng kiến đối với cả hai: gắn bó và ghét bỏ. Chúng ta phải biết người đó, người đó chỉ đơn giản là sự chứng kiến. Bằng việc biết người đó, chúng ta đạt được tự do một cách tự động từ cả hai: gắn bó và ghét bỏ. Việc biết người đó là kết quả tự nhiên của tự-nhận biết.