Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 22. Phán xét

Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 22. Phán xét

Price:

Read more

Osho - Luận về Cuộc đời
Thiền định Mỗi tuần - Tuần 22. Phán xét

Ngày 28 Tháng Năm
Hãy yêu một cái gì đó to lớn hơn
Bạn hãy yêu một cái gì đó to lớn hơn, cao cả hơn; một cái gì đó mà bạn có thể lạc đường trong đó. Bạn có thể bị nó sở hữu nhưng bạn không thể sở hữu được nó.


Tình yêu có thể tạo ra rắc rối vô cùng hoặc niềm vui vô hạn. Chúng ta cần phải rất tỉnh táo vì tình yêu là chất hóa học cơ bản của mình. Nếu chúng ta tỉnh táo với sức mạnh của tình yêu thì mọi việc diễn ra tốt đẹp.
Bạn hãy luôn yêu một cái gì đó to lớn hơn chính mình, bạn sẽ không bao giờ gặp rắc rối. Người ta thường có xu hướng yêu một cái gì đó thấp hơn, nhỏ bé hơn bản thân mình. Bạn có thể kiểm soát được, thống trị được cái nhỏ hơn. Bạn có thể cảm thấy vui với cái nhỏ hơn vì nó giúp bạn cảm thấy mình to lớn hơn và bản ngã của bạn được thỏa mãn. Khi bạn tạo ra bản ngã từ tình yêu của mình bạn nhất định sẽ sống trong địa ngục.
Bạn hãy yêu một cái gì đó to lớn hơn, cao cả hơn, một cái gì đó mà bạn có thể lạc đường trong đó. Bạn có thể bị nó sở hữu, nhưng bạn không thể sở hữu được nó. Khi đó bản ngã của bạn sẽ biến mất. Khi tình yêu xuất hiện mà không kèm theo bản ngã thì nó là một lời cầu nguyện.
Ngày 29 Tháng Năm
Con tim là lối đi
Nếu bạn muốn bước xuống từ trên đầu, bạn sẽ phải băng qua con tim. Đó là ngã tư mà bạn phải băng qua. Bạn không thể trực tiếp đi từ lí trí đến linh hồn; bạn sẽ phải băng ngang qua con tim. Con tim là lối đi mà bạn phải đi qua.

Suy nghĩ, cảm xúc, linh hồn là ba điểm trung tâm. Cảm xúc gần gũi với linh hồn hơn suy nghĩ, cảm xúc đóng vai trò là một lối đi. Bạn hãy cảm nhận nhiều hơn để suy nghĩ ít hơn. Đừng đấu tranh với suy nghĩ vì việc đấu tranh cùng suy nghĩ sẽ tạo ra suy nghĩ về việc đấu tranh. Đừng bao giờ đấu tranh cùng suy nghĩ; đó là việc vô ích.
Thay vì vận dụng sinh lực để đấu tranh cùng suy nghĩ, bạn hãy chuyển sinh lực đó sang cho cảm xúc. Bạn hãy hát thay vì suy nghĩ, bạn hãy yêu thương thay vì lý luận, bạn hãy ngâm thơ thay vì đọc văn xuôi. Bạn hãy nhảy nhót, hãy ngắm nhìn thiên nhiên, hãy làm bất cứ việc gì mình thích làm cho con tim của mình. Con tim bạn là một điểm trung tâm đã bị bạn lãng quên: Khi bạn chú tâm đến nó, nó sẽ vận hành trở lại. Khi nó bắt đầu vận hành thì sinh lực xưa nay được tập trung vào lý trí sẽ được chuyển sang tập trung vào con tim. Con tim gần gũi với điểm trung tâm tạo ra sinh lực hơn. Điểm tạo ra sinh lực này là một sợi dây rốn nên việc bơm sinh lực cho lý trí là việc khó khăn hơn.
Đó là lý do tại sao mọi hệ thống giáo dục lại tồn tại: Nó tồn tại để dạy bạn cách bơm sinh lực cho lý trí, làm thế nào để bỏ qua con tim. Không trường học nào dạy bạn cách cảm nhận. Mọi trường học đều hủy hoại cảm xúc của bạn, bởi họ biết rằng nếu bạn cảm nhận bạn không thể suy nghĩ. Việc chuyển từ lý trí sang con tim là việc dễ dàng, thậm chí còn dễ dàng hơn khi bạn chuyển từ con tim đến điểm tạo ra sinh lực. Tại điểm trung tâm này bạn sống cùng linh hồn mình, một linh hồn thanh khiết, không cảm xúc, không suy nghĩ; hoàn toàn tĩnh tại. Đó là tâm bão, mắt bão.
Ngày 30 Tháng Năm
Đối ngẫu
Trong tiếng Phạn, chúng ta có ba từ ngữ quan trọng: đau khổ, niềm vui, niềm hạnh phúc (thứ vượt xa hơn cả).

Niềm hạnh phúc không phải là sự đau khổ cũng không phải là những gì được gọi là niềm vui. Nó không kèm theo bất kỳ ký ức nào về đau khổ, nó hoàn toàn không bị bôi bẩn bởi bất kỳ một yếu tố đối ngẫu nào. Nó luôn trọn vẹn, không có yếu tố nào đối ngẫu với nó.
Thường chúng ta khó có thể hình dung được trạng thái này. Nếu bạn chưa từng nếm trải nó, bạn khó có thể hiểu được nó. Tất cả những gì chúng ta có thể hiểu được đều đi kèm với yếu tố đối ngẫu của nó. Chúng ta chỉ có thể hiểu được bức họa dựa trên ảnh nền của nó. Chúng ta gọi là ngày vì còn có đêm, chúng ta gọi một ai đó là tốt vì chúng ta so sánh với cái gọi là xấu, màu trắng chỉ xuất hiện nhờ bởi màu đen, chúng ta gọi cái này là xinh đẹp dựa vào việc so với sự xấu xí. Sự đối ngẫu luôn xuất hiện, hai đối tượng đối ngẫu định nghĩa lẫn nhau.
Niềm hạnh phúc là một trạng thái không có sự đối ngẫu. Đại dương chứa đựng niềm hạnh phúc chỉ có một bến bờ. Điều này nghe có vẻ hoàn toàn phi lý, làm sao có thể chỉ có một bờ? Trạng thái hạnh phúc là một trạng thái phi lý. Những ai luôn bám chặt vào lý trí sẽ chẳng bao giờ biết đến niềm hạnh phúc. Niềm hạnh phúc chỉ mở cửa đón chào những người rồ dại.
Ngày 31 Tháng Năm
Chỉ trích
Khi bạn sắp sửa chỉ trích một thứ gì đó, bạn cần xác định rằng lời chỉ trích của mình sẽ giúp giải quyết được vấn đề.

Nếu bạn không xác định được rằng lời chỉ trích của mình sẽ giúp giải quyết được vấn đề thì hãy khoan chỉ trích vì lời chỉ trích của bạn là vô nghĩa. Nếu bạn nói rằng loại thuốc này là không thích hợp, có thể bạn nói đúng, nhưng loại thuốc thích hợp là loại nào? Sự chỉ trích không bao giờ tạo ra sự thay đổi. Sự chỉ trích của bạn chỉ có giá trị khi nó đem lại những tác động tích cực, nó giúp vấn đề được giải quyết. Khi lời chỉ trích của bạn giúp giải quyết được vấn đề thì người bị chỉ trích hoàn toàn không cảm thấy bị xúc phạm; nếu không bạn không nên chỉ trích một cách thừa thãi và vô nghĩa.
Ngày 1 Tháng Sáu
Giấc ngủ
Giấc ngủ là khoảnh khắc thiêng liêng, thiêng liêng hơn so với mọi lúc khác. Nếu chúng ta ngủ khi đang chiêm nghiệm thì sự chiêm nghiệm này sẽ vang dội trong tiềm thức của chúng ta.

Bạn đã bao giờ nhận thấy điều này chưa: Suy nghĩ cuối cùng của bạn trong tối hôm qua sẽ là suy nghĩ đầu tiên của bạn trong sáng hôm nay. Bạn hãy để ý xem – suy nghĩ cuối cùng, cuối cùng trước khi bạn thiếp ngủ.
Đó là lý do tại sao mọi tín ngưỡng đều nhấn mạnh việc cầu nguyện trước khi đi ngủ. Nếu suy nghĩ cuối cùng trước khi ngủ luôn là lời cầu nguyện thì nó sẽ tỏa khắp trong tim mình. Hương thơm này tỏa khắp trong bạn, sáng hôm sau bạn tỉnh giấc nó vẫn còn ở đó. Tám tiếng đồng hồ của giấc ngủ có thể được vận dụng để chiêm nghiệm, thiền định. Ngày nay mọi người thường không có nhiều thời gian nên quan điểm của tôi là: tất cả mọi thứ đều có thể được tận dụng – ngay cả giấc ngủ!
Ngày 2 Tháng Sáu
Ác mộng
Mỗi khi tâm hồn bạn thực hiện một việc gì đóđi ngược với bản năng tự nhiên của bạn thì tiềm thức sẽ gửi đến bạn thông điệp này: bạn cần phải nhã nhặn, nếu bạn không nghe, bạn sẽ gặp ác mộng.

Cơn ác mộng chính là tiếng gọi của tiềm thức, tiếng gọi từ trong tuyệt vọng rằng bạn đã đi quá xa và cần phải quay trở lại, nếu không bạn sẽ bỏ nhỡ cả cuộc sống này. Bạn hãy quay trở về! Giống như đứa bé bị lạc giữa rừng và người mẹ đang kêu gào tên của nó. Đó chính là chức năng của ác mộng. Bạn hãy là người bạn của những giấc mộng của mình.
Rồi bạn sẽ nhận thấy rằng bạn và tiềm thức của bạn đang ngày tiến đến gần nhau hơn. Bạn càng tiến đến gần những giấc mơ của bạn càng hiếm hoi, bạn không cần phải mơ nữa. Tiềm thức có thể gửi thông điệp của nó đến với bạn ngay khi bạn đang thức. Nó không cần phải chờ đến khi bạn ngủ; nó có thể truyền thông điệp đến với bạn bất kỳ lúc nào.
Bạn càng tiến đến tiềm thức của mình thì tiềm thức và hữu thức của bạn sẽ bắt đầu đan xen với nhau. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Lần đầu tiên bạn cảm nhận được sự trọn vẹn trong chính mình. Bạn chấp nhận cái trọn vẹn nào và trở thành cái trọn vẹn.
Ngày 3 Tháng Sáu
Phán xét
Bạn phải vứt bỏ ngay sự phán xét. Sự phán xét là một bệnh không bao giờ cho phép bạn được bình yên.

Khi bạn phán xét, bạn không bao giờ sống cùng hiện tại. Bạn liên tục so sánh, di chuyển về quá khứ hoặc về tương lai. Bạn chẳng bao giờ sống cùng hiện tại. Hiện tại luôn luôn ở đó; nó không tốt cũng chẳng xấu. Không có cách nào để nói rằng nó tốt hơn vì không có gì để nó có thể so sánh được. Đơn giản là nó xuất hiện ở đó cùng với vẻ đẹp của nó.
Chính ý tưởng về việc đánh giá, phán xét, nhận định nó luôn vận dụng bản ngã. Bản ngã là một đối tượng cải tiến; nó sống cùng sự cải tiến. Nó không ngừng tra tấn bạn: “Hãy cải tiến, hãy cải tiến!” nhưng vẫn không có gì được cải tiến.
Khi sự phán xét xuất hiện, bạn hãy vứt bỏ nó ngay. Nó là một thói quen. Đừng tự tra tấn chính mình một cách không cần thiết.

Ads Belove Post