Osho - Từ nói ‘không’ tới nói ‘có’

Osho - Từ nói ‘không’ tới nói ‘có’

Price:

Read more

Từ nói Không' tới nói 'Có'


Tâm thức đem tới tự do. Tự do không chỉ nghĩa là tự do làm điều phải; nếu đó mà là nghĩa của tự do, thì nó sẽ là loại tự do gì vậy? Nếu bạn chỉ tự do làm điều phải thì bạn không tự do. Tự do ngụ ý cả hai phương án - làm điều đúng, làm điều sai. Tự do ngụ ý quyền nói có hay nói không.
Và đây là điều gì đó tinh tế cần được hiểu: nói không tạo cảm giác tự do nhiều hơn nói có. Và tôi không triết lí đâu, đó là sự kiện đơn giản bạn có thể quan sát trong bản thân mình. Bất kì khi nào bạn nói không, bạn cảm thấy tự do hơn. Bất kì khi nào bạn nói có, bạn không cảm thấy tự do bởi vì có, nghĩa là bạn đã vâng lời, có, nghĩa là bạn đã buông xuôi - tự do ở đâu? Không, có nghĩa là bạn bướng bỉnh, đứng tách rời; không, có nghĩa là bạn đã tự khẳng định mình, không, nghĩa là bạn sẵn sàng tranh đấu. Không xác định bạn rõ ràng hơn có. Có là mơ hồ, nó giống như đám mây. Không thì rất cứng rắn và chắc chắn, như tảng đá.
Đó là lí do tại sao các nhà tâm lí nói rằng giữa bẩy và mười bốn tuổi từng đứa trẻ bắt đầu học nói không ngày một nhiều hơn. Bằng việc nói không, nó thoát ra khỏi bụng mẹ tâm lí của người mẹ. Ngay cả khi không có nhu cầu nói không, nó vẫn nói không. Ngay cả khi nói có là điều ưa thích của nó, nó vẫn nói không. Có nhiều điều nguy hiểm; nó phải học nói không ngày một nhiều hơn. Vào lúc nó mười bốn tuổi, trưởng thành về dục, nó sẽ nói không chung cuộc với người mẹ - nó sẽ rơi vào tình yêu với một người đàn bà. Đó là cái không chung cuộc với người mẹ, nó quay lưng lại người mẹ. Nó nói, "Con kết thúc với mẹ rồi, con đã chọn một người đàn bà. Con đã trở thành một cá nhân, độc lập theo quyền riêng của con. Con muốn sống cuộc sống của con, con muốn làm việc riêng của con."
Và nếu bố mẹ cứ cố nài nỉ, "Phải cắt tóc ngắn," nó sẽ để tóc dài. Nếu bố mẹ cứ cố nài nỉ, "Phải để tóc dài," nó sẽ để tóc ngắn. Quan sát mà xem… khi những kẻ hippies trở thành bố mẹ thì họ sẽ thấy, con họ sẽ cắt tóc ngắn bởi vì chúng sẽ phải học “không”.
Nếu bố mẹ cứ nài nỉ "Sự sạch sẽ liền kề với tính Thượng đế", trẻ con sẽ bắt đầu sống theo mọi loại bẩn thỉu. Chúng sẽ bẩn thỉu, chúng sẽ không tắm; chúng sẽ không lau sạch mình, chúng sẽ không dùng xà phòng. Và chúng sẽ tìm cách hợp lí hoá rằng xà phòng là nguy hiểm cho da, rằng nó là phi tự nhiên, rằng không con vật nào đã từng dùng xà phòng. Chúng có thể tìm ra nhiều cách hợp lí hoá nhất có thể được nhưng sâu bên dưới, tất cả những hợp lí hoá này chỉ là che giấu. Điều thực là, họ muốn nói không. Và tất nhiên khi bạn muốn nói không, bạn phải tìm lí do.
Do đó, nói không cho bạn cảm giác tự do; nhưng ngoài ra, nó cũng cho bạn cảm giác thông minh. Nói có không cần tới thông minh. Khi bạn nói có, không ai hỏi bạn tại sao. Khi bạn đã nói có, ai bận tâm hỏi bạn tại sao? Không có nhu cầu về bất kì lí do hay luận cứ nào, bạn đã nói có. Khi bạn nói không, câu hỏi tại sao nhất định được hỏi. Nó làm sắc bén thông minh của bạn, nó cho bạn một định nghĩa, một phong cách, tự do.
Quan sát tâm lí của không. Thật vất vả cho con người để hiện hữu trong hài hoà, và điều đó là bởi vì tâm thức. Tâm thức cho tự do, tự do cho bạn khả năng nói không, và có nhiều khả năng nói không hơn nói có.
Nếu không nói ‘có’ thì không có hài hoà; ‘có’ là hài hoà. Nhưng cần thời gian để trưởng thành, để chín chắn, để đi tới trưởng thành nơi bạn có thể nói có, vậy mà vẫn còn tự do, nơi bạn có thể nói có, vậy mà vẫn còn duy nhất, nơi bạn có thể nói có, vậy mà không trở thành nô lệ.
Tự do được mang ra từ nói không là tự do rất trẻ con. Điều đó là tốt cho trẻ từ bẩy tuổi tới mười bốn tuổi. Nhưng nếu một người bị mắc vào trong đó và cả đời người đó trở thành người nói không, thế thì người đó đã dừng việc phát triển.
Trưởng thành tối thượng là nói có với niềm vui như trẻ con nói không. Đó là thời thơ ấu thứ hai. Và người có thể nói có với tự do và niềm vui vô cùng, không ngần ngại gì cả, không điều kiện gắn vào, không điều kiện nào - một niềm vui thuần khiết và đơn giản, một lời ‘có’ thuần khiết và đơn giản - người đó đã trở thành hiền nhân. Người đó lại sống trong hài hoà, và hài hoà của người đó có chiều hướng hoàn toàn khác với hài hoà của cây cối, con vật và chim chóc. Chúng sống trong hài hoà bởi vì chúng không thể nói không, còn hiền nhân sống trong hài hoà bởi vì ông ấy không nói không. Giữa hai loại này, chim chóc và chư phật, là mọi người - chưa phát triển, chưa trưởng thành, ngây thơ, mắc kẹt ở đâu đó, vẫn cố gắng nói không, để có cảm giác tự do nào đó.
Tôi không nói đừng học nói không. Tôi đang nói hãy học nói không khi đến lúc nói không nhưng không bị mắc kẹt với nó. Dần dần, dần dần, thấy rằng có tự do cao hơn đến cùng với có, và hài hoà lớn lao hơn.

Ads Belove Post