Osho - Ghét là một phần của yêu, phá hủy là một phần của sáng tạo

Osho - Ghét là một phần của yêu, phá hủy là một phần của sáng tạo

Price:

Read more


Thầy nói rằng thầy bao quát mọi cái đối lập trong thầy, rằng thầy không chối bỏ tội nhân hay cái ghét trong thầy. Trong một bài nói khác có lần thầy nói thầy không chối bỏ quỉ trong thầy, thầy là toàn bộ, điều này làm tôi phân vân. Tất cả mọi điều tôi cảm nhận từ thầy là một tầm yêu thương và từ bi cực kì bao la và cảm giác về lòng tốt tuyệt đối. Quỉ của thầy và cái ghét của thầy là ở đâu và khi nào?
Khi bạn là cả hai, thì quỉ được điều thiêng liêng hấp thu - bởi vì quỉ là một phần của nó. Trong thực tế đây là số học bên trong. Nếu bạn sống cuộc sống bộ phận thì bạn sẽ là quỉ, bởi vì quỉ không là gì ngoài một phần cứ công bố là cái toàn thể. Một phần công bố rằng nó là cái toàn thể - đây chính là tính quỉ là gì. Khi bạn chấp nhận nó, nó bị cái toàn thể hấp thu. Nếu bạn đánh nhau với nó, thế thì bạn sẽ đánh nhau với chính mình và bạn bao giờ cũng sẽ còn bị chia rẽ. Trong chia rẽ quỉ có thể tồn tại - nó tồn tại trong chia rẽ. Nó không thể tồn tại khi bạn là toàn thể và toàn bộ. Khi bạn bị chia rẽ, thế thì trong chỗ rạn vỡ nó tồn tại; nó bắt rễ vào những chỗ rạn vỡ, vào giữa hai phần. Khi bạn chấp nhận mọi thứ, cái toàn bộ của cuộc sống như nó thế, không chối bỏ, không từ bỏ, không gọi nó bằng tên - cái này xấu và cái kia tốt - khi bạn chấp nhận cuộc sống như nó vẫn thế, dù nó là bất kì cái gì, bất kì trường hợp nào, khi bạn chấp nhận nó trong tính toàn bộ của nó, quỉ biến mất. Nó bị Thượng đế hấp thu, nó bị điều thiêng liêng hấp thu.
Quỉ là điều thiêng liêng - theo chính từ này nữa. Quỉ (devil) bắt nguồn từ cùng gốc như điều thiêng liêng (divine) - cả hai chúng đều bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn dev. Quỉ là điều thiêng liêng - đó là nghĩa gốc của thuật ngữ này. Mọi thứ đã đi chút ít lạc lối, nhưng quỉ là điều thiêng liêng. Nó phải được gọi lại, và bằng đánh nhau, bạn không thể nào gọi nó quay lại được. Bằng việc đánh nhau với nó, nó cứ đi xa mãi, và bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ một phần. Việc bỏ lỡ đó sẽ không cho phép bạn an bình. Nó phải được gọi về nhà, nó phải được hấp thu vào cái toàn thể.
Nếu bạn chấp nhận mọi thứ, bỗng nhiên yêu nở hoa, ghét biến mất. Cho nên khi tôi nói chấp nhận ghét, tôi không nói mang tính ghét; trong thực tế, tôi đang cắt bỏ đi chính gốc rễ của việc mang tính ghét. Khi tôi nói chấp nhận, trong sự chấp nhận đó tôi đang cắt bỏ đi chính gốc rễ. Bạn sẽ không bao giờ mang tính ghét nữa nếu bạn chấp nhận; nếu bạn không chấp nhận, bạn sẽ vẫn còn mang tính ghét, và yêu của bạn sẽ thiếu đi cái gì đó. Điều này cần phải được hiểu sâu sắc bởi vì nó không phải là vấn đề siêu hình, nó là sự tồn tại. Nó là vấn đề mà mọi người đều có trong mình.
Bạn ghét ai đó. Khi bạn ghét, điều gì xảy ra bên trong? Ghét là gì? Bạn muốn làm gì với người kia? Bạn muốn giết người đó, bạn muốn phá huỷ người đó. Bạn muốn tống người đó ra xa, xa nhất có thể được. Bạn không muốn thấy người đó, bạn không muốn người đó ở gần bạn. Bạn muốn người đó biến mất, không tồn tại nữa - đó là lí do tại sao bạn muốn giết và phá huỷ. Khi bạn yêu một người, bạn muốn làm gì người đó? Bạn muốn người đó bao giờ và bao giờ cũng sống, không bao giờ chết, ở gần và cận kề, luôn có sẵn. Bạn muốn bảo vệ người đó, chăm sóc người đó, và bạn không thể nào tin được rằng tình yêu của mình bị phá huỷ bởi bất kì cái gì. Bạn sẽ muốn người yêu của mình là bất tử.
Nhìn vào cả hai hiện tượng này. Chúng là đối lập. Nhưng bạn không cảm thấy sao? - chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Yêu là sáng tạo, ghét là phá huỷ. Nhưng bạn có quan sát không? - không sáng tạo nào là có thể mà không có phá huỷ; không phá huỷ nào là có nghĩa chừng nào nó không phục vụ cho sáng tạo. Cho nên bây giờ: bạn có thể phá huỷ nếu bạn định sáng tạo, thế thì không có vấn đề gì. Bạn có thể phá sập một ngôi nhà nếu bạn định tạo ra ngôi nhà tốt hơn - không ai sẽ nói rằng bạn mang tính phá huỷ cả. Bạn có thể phá huỷ một xã hội nếu một xã hội tốt hơn là có thể, bạn có thể phá huỷ đạo đức để có một nền đạo đức tốt hơn - không ai sẽ nói rằng bạn là phá huỷ cả bởi vì bạn đang phá huỷ để sáng tạo, và không sáng tạo nào là có thể mà không có phá huỷ. Phá huỷ bị hấp thu bởi sáng tạo; thế thì nó là đẹp, thế thì nó là một phần của quá trình sáng tạo. Nhưng bạn phá huỷ. Bạn phá huỷ một xã hội mà chẳng có ý tưởng mình sẽ làm cái gì tiếp đó, không có ý tưởng sáng tạo nào trong đầu cả. Bạn đơn giản hưởng thú việc phá huỷ.
Bạn phá sập ngôi nhà, bạn phá huỷ đồ vật, và nếu ai đó hỏi, "Sao anh làm điều đó?" thế rồi bạn đơn giản nói, "Tôi thích phá đi" - thế thì bạn điên, cái gì đó đã đi sai trong bạn.
Phá huỷ đã trở thành toàn thể trong bản thân nó, nó đang cố gắng công bố rằng nó là cái toàn thể. Khi phá huỷ công bố rằng nó là cái toàn thể thế thì nó là quỉ; khi phá huỷ là một phần của cái toàn thể lớn hơn, sự sáng tạo, thế thì nó là điều thiêng liêng.
Khi bạn yêu một người, nhiều nhiều lần bạn sẽ phải ghét người đó nữa, nhưng thế thì nó là một phần của tình yêu. Bố yêu con mình. Nhiều lần người đó sẽ giận nữa và người đó sẽ đánh đứa trẻ. Và đứa trẻ chẳng bao giờ bị xúc phạm bởi giận dữ đó cả, không bao giờ. Đứa trẻ bị xúc phạm khi bạn đơn giản giận dữ mà chẳng nguyên nhân gì, khi bạn mang tính phá huỷ mà chẳng nguyên nhân gì. Khi đứa trẻ không thể hiểu được tại sao, thế thì nó không thể tha thứ được cho bạn. Nếu nó có thể hiểu được tại sao - nó đã làm hỏng đồng hồ, bây giờ nó hiểu rằng bố nó sẽ đánh nó, và nó chấp nhận điều đó. Trong thực tế, nếu người bố không đánh nó thì nó sẽ mang mặc cảm và điều đó mang tính rất phá huỷ. Nó sẽ liên tục sợ rằng một ngày này hay ngày khác mọi người sẽ biết rằng nó đã làm hỏng chiếc đồng hồ đeo tay hay đồng hồ để bàn quí giá hay cái gì đó và vết thương sẽ còn đó. Nó muốn điều đó được xoá bỏ đi, nó muốn điều đó được chấm dứt, và cách duy nhất để điều đó có thể được chấm dứt là ở chỗ người bố trở nên giận dữ - bây giờ mọi thứ được quân bình. Nó đã phạm phải điều gì đó sai, bố nó trở nên giận dữ, nó bị phạt: mọi sự chấm dứt. Nó trong sạch. Bây giờ nó có thể đi mà không bị nặng gánh.
Tại phương Tây, bởi các nhà tâm lí trong thế kỉ này, nhiều điều ngớ ngẩn đã xảy ra trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Và một trong những điều ngớ ngẩn mà họ đã dạy là: đừng bao giờ giận dữ với con bạn, đừng bao giờ đánh nó, đừng bao giờ ghét nó. Bởi việc dạy dỗ này mà bố mẹ đã trở nên sợ hãi. Đây là điều gì đó mới. Trẻ con bao giờ cũng sợ bố mẹ, nhưng bây giờ ở Mĩ bố mẹ sợ con cái. Cái gì đó có thể đi sai về mặt tâm lí và thế rồi con cái họ có thể điên khùng hay phát điên hay trở nên phân liệt hay chia chẻ - loạn thần kinh, bệnh tâm thần, cái gì đó có thể xảy ra trong tương lai và họ sẽ chịu trách nhiệm. Cho nên điều gì xảy ra? Người bố, nếu người đó yêu con, cảm thấy giận - vậy người đó sẽ làm gì? Người đó sẽ kìm nén cơn giận. Và điều đó đứa trẻ không bao giờ có thể tha thứ được, bởi vì khi người bố kìm nén cơn giận thì giận dữ trở thành lạnh.
Cố hiểu điều này. Bất kì khi nào giận dữ trở thành lạnh thì nó là của quỉ; bất kì khi nào giận dữ là nóng thì nó là của Thượng đế. Giận dữ nóng là đẹp, sống động; giận dữ lạnh là chết, mang chất độc.
Khi người bố thực sự nóng, vã mồ hôi, đỏ mặt, và đánh đứa con, đứa con biết rằng bố nó yêu nó, bằng không tại sao bận tâm nhiều thế? Nhưng khi bố lạnh lùng, mỉa mai, không giận, nhưng biểu lộ sự giận dữ của mình theo cách tinh tế - theo cách lạnh lùng, cái cách ông ấy đi, cách cách ông ấy vào nhà, cái cách ông ấy nhìn vào đứa trẻ hay không nhìn vào đứa trẻ... Lạnh lùng này chỉ ra rằng người bố không yêu nó, không yêu nó đủ để giận dữ nóng nảy.
Và điều đó đã tạo ra lỗ hổng thế hệ ở phương Tây, không gì khác. Con cái đi theo cách của chúng; bố mẹ vẫn còn trong xúc động chết, lạnh lẽo, bị cầm tù. Khoảng cách bao la đã xuất hiện. Không có trao đổi. Bố không thể nói với con được bởi vì bố sợ nếu mình nói - trao đổi thực sự, trở nên nóng - thì giận dữ sẽ tới. Cho nên tốt hơn cả là không nói: tránh tình huống, không trao đổi.
Cùng điều đó đã xảy ra giữa vợ và chồng ở phương Tây, và bây giờ nó đang xảy ra ở phương Đông - bởi vì trong thực tế phương Đông đang biến mất. Đến cuối thế kỉ này, cả thế giới sẽ là phương Tây. Sẽ không có phương Đông, điều đó sẽ là nỗi luyến tiếc. Phương Đông đang biến mất - nó sẽ có đó về mặt địa lí, nhưng trong tâm thức con người, nó sẽ không có chỗ.
Điều gì đã xảy ra ở phương Tây? Cũng cùng điều đó - nếu bạn yêu vợ mình, làm sao bạn có thể ghét cô ấy được? Nếu bạn yêu vợ mình, làm sao bạn có thể đánh cô ấy được? Nếu cô ấy yêu bạn, cô ấy yêu hai mươi bốn giờ một ngày, thường xuyên. Bạn đang đòi hỏi điều không thể được.
Trong cuộc sống mọi thứ đều có nhịp điệu. Chỉ trong cái chết mọi thứ mới là tuyệt đối và không có nhịp điệu. Trong cuộc sống có nhịp điệu - ngày tới thế rồi đêm. Heraclitus nói: Thượng đế là mùa hè và mùa đông, ngày và đêm, đói và thoả mãn, sống và chết. Cuộc sống là nhịp điệu, hiện tượng rung động thường xuyên giữa hai cực. Bạn không thể yêu một người hai mươi bốn giờ một ngày được; nếu bạn cố gắng, tình yêu sẽ trở thành chết. Bạn có thể yêu một người mãnh liệt trong vài khoảnh khắc, thế rồi bạn phải di chuyển bởi vì bạn phải thảnh thơi. Bằng không thì tình yêu sẽ trở thành cơn sốt thế - trạng thái sốt thế, làm sao bạn có thể vẫn còn trong nó trong hai mươi bốn giờ được? Ngày phải được tiếp nối bởi đêm, nghỉ ngơi, thảnh thơi. Yêu là kích động. Bạn không thể vẫn còn bị kích động mãi được. Bạn phải yêu và bạn phải ghét cùng một người, và chẳng cái gì sai nếu bạn yêu. Nhớ lấy, đó là vấn đề cần được ghi nhớ: nếu bạn yêu thì chẳng có gì sai. Yêu làm thần thánh hoá mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm thuần khiết mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm cho mọi thứ thành thiêng liêng, ngay cả ghét. Bạn yêu vợ mình thế rồi bạn ghét cô ấy, cô ấy yêu bạn và cô ấy ghét bạn. Điều này làm cho cuộc sống thành nhịp điệu. Nó không phải là đơn điệu chết. Có thay đổi tâm trạng, thay đổi mùa vụ. Và việc thay đổi là tốt, bởi vì thay đổi là hiện tượng sống; bằng không, nếu ai đó yêu bạn và yêu bạn và yêu bạn, thì thậm chí tình yêu cũng sẽ trở thành nhàm chán. Và không ai có thể yêu như thế, yêu hai mươi bốn giờ một ngày chỉ có thể là giả vờ.
Cố hiểu điều này: nếu bạn giả vờ yêu thế thì bạn có thể giả vờ hai mươi bốn giờ một ngày, nhưng thế thì nó là giả. Chỉ hoa nhựa mới không phai nhạt, chỉ hoa nhựa mới không chết. Nếu bạn thực sự sống thì bạn sẽ chết nữa; đó là một phần của cuộc sống. Và chẳng có gì sai trong đó cả. Nó trở thành tội lỗi chỉ khi nó trở thành cái toàn thể. Nếu nó được bao quanh bởi tình yêu... hòn đảo của ghét được bao quanh bởi đại dương tình yêu là đẹp. Nó là đẹp: nó đem căng thẳng cho yêu, thảnh thơi cho yêu. Nó đem nhịp điệu cho yêu, nó làm cho cuộc sống thành một toàn thể hài hoà. Nghĩ về một thế giới nơi mặt trời không bao giờ lặn và bạn phải thức hai mươi bốn giờ một ngày - trong vòng ba tuần tất cả các bạn sẽ phát điên. Và đó là điều đã xảy ra trong tình yêu - tất cả các bạn đều đã phát điên, giả vờ, những bộ mặt giả, mặt nạ, đạo đức giả, biểu lộ những cái không có đó...
Rắc rối thực là ở chỗ khi bạn giận dữ và bạn không biểu lộ nó, thì dần dần cơ chế kìm nén này trở thành bắt rễ sâu đến mức mọi thứ trở thành giả. Bạn sẽ không cảm thấy yêu mà bạn vẫn cứ biểu lộ nó, bạn sẽ không cảm thấy từ bi và bạn sẽ cứ biểu lộ nó - thế thì cuộc sống của bạn là không chân thực, không trung thực. Cuộc sống trung thực là giống như dòng sông: nó thay đổi, nó chuyển động. Đôi khi là mùa hè và dòng sông đã hoàn toàn biến mất, chỉ lòng sông khô bị bỏ lại. Và đôi khi là mùa mưa và dòng sông ngập lụt tràn khắp đôi bờ, và lan khắp mọi nơi, trở thành đại dương.
Cố nhìn xem: trong cuộc sống có nhịp điệu giữa các cực, và nhân loại bị mắc bẫy bởi vì chúng ta đã quyết định vẫn còn ở một cực. Bạn không thể vẫn còn ở đó được; bạn sẽ di chuyển bên trong, chỉ trên bề mặt bạn cố gắng ra vẻ. Thế thì toàn bộ cuộc sống trở thành bị đầu độc. Thế thì mọi thứ đi vào trong mọi thứ khác. Trong yêu của bạn, cái ghét ẩn kín, bởi vì khi có ghét bạn cố gắng mỉm cười và ra vẻ; bây giờ nó ở trong máu bạn và khi bạn yêu thì nó được hoà lẫn vào đó. Con người bây giờ là hiện tượng pha trộn, không thuần khiết. Và điều này đã xảy ra bởi vì những giáo lí sai của cái gọi là người tôn giáo hay nhà đạo đức của bạn. Họ tất cả đều cố gắng để làm cho bạn sống trên một cực. Cực đó họ gọi là Thượng đế, từ bi, tình yêu - tất cả những cái là tốt, tất cả những người lên mặt đạo đức. Cực kia họ gọi là quỉ, tất cả những cái xấu.
Lão Tử hay tôi - chúng tôi không thiên về phân chia này, phân đôi này, phân liệt này. Chúng tôi ủng hộ cả hai. Và thế thì biến đổi bất thần xảy ra: phá huỷ trở thành một phần của sáng tạo - nó hiệu hữu! - và ghét trở thành một phần của yêu. Yêu là lớn hơn ghét, sáng tạo là lớn hơn phá huỷ. Cuộc sống là lớn hơn cái chết, và cái chết nên là một phần của nó. Và nếu cái chết là một phần của nó, điều đó là đẹp. Nhớ lấy điều này, và thế thì dần dần bạn sẽ thấy rằng thậm chí ghét của bạn đã mang mầu sắc của yêu; phá huỷ của bạn đã lấy hình dáng của xây dựng, sáng tạo, tính sáng tạo; giận dữ của bạn có từ bi trong nó.
Jesus đã giận dữ. Người Ki tô giáo đã không thể nào giải được câu đố đó mãi cho tới giờ bởi vì họ nghĩ, "Làm sao Jesus có thể giận dữ được?" Ông ấy phải luôn luôn mỉm cười như một chính khách. Làm sao ông ấy có thể giận dữ được? Ông ấy đã giận dữ; ông ấy đã giận đến chết. Ông ấy đi vào đền thờ ở Jerusalem và ông ấy giận dữ thế, ông ấy tấn công, tấn công về mặt vật lí vào những người đổi tiền. Ông ấy phải đã thực sự cực kì giận dữ bởi vì ông ấy có một mình và ông ấy phá rối nhiều kẻ đổi tiền. Và ông ấy tống họ ra, cả bàn ghế và tất cả mọi thứ, ông ấy săn đuổi họ ra khỏi ngôi đền, một mình. Khi một người thực sự giận dữ thì người đó có sức mạnh của cả trăm người.
Bạn cũng có thể đã cảm thấy điều đó. Khi bạn giận dữ, bạn có thể ném một tảng đá lớn một cách dễ dàng, khi bạn không giận bạn không thể nào thậm chí lay chuyển được nó. Giận dữ là năng lượng, năng lượng tập trung. Giận dữ là sự tập trung sâu sắc của hiện hữu: một điểm, toàn bộ sự tồn tại bị quên mất, mọi năng lượng thu hẹp một điểm.
Jesus phải đã thật đẹp vào khoảnh khắc đó. Người Ki tô giáo che giấu sự kiện này, họ cố gắng né tránh câu chuyện này. Jesus mà giận dữ sao? - người nói rằng nếu ai đó tát vào má này của bạn thì chìa nốt má kia ra cho tát, mà giận dữ sao? Con người này mà giận dữ sao? Điều đó có vẻ mâu thuẫn. Con người nói, nếu ai đó giật lấy chiếc áo khoác của bạn thì cho luôn cả chiếc áo sơ mi của bạn nữa - con người này mà giận dữ sao? Điều đó không hợp.
Nhưng tôi nói với bạn rằng chỉ duy nhất con người này mới có thể giận dữ được bởi vì giận dữ của ông ấy sẽ là một phần của từ bi; chỉ con người này mới có thể thực sự giận dữ được bởi vì ông ấy biết từ bi là gì. Ông ấy đã biết cực này, ông ấy cũng biết cả cực kia nữa và ông ấy có thể di chuyển, ông ấy sống động, ông ấy không chết. Ông ấy không phải là một vật cố định, ông ấy không phải là một vật; ông ấy là chuyển động sống - sống động, rộn ràng - ông ấy có thể chuyển sang cực khác. Và ông ấy ném những kẻ đổi tiền ra khỏi đền bởi từ bi. Ông ấy giận dữ bởi vì từ bi. Ông ấy từ bi thế, và đôi khi tôi cảm thấy rằng từ bi của ông ấy còn sâu sắc hơn từ bi của Mahavira và Phật bởi vì nó chân thực và sống động thế. Mahavira và Phật trông giống nhiều với tranh ảnh - cố định. Có thể đấy là bởi vì các mô tả của đệ tử của các ông ấy, có thể chuyện thật đã không được ghi lại, bởi vì ở Ấn Độ quan niệm rằng một người chứng ngộ không thể nào giận dữ được là rất cổ. Nó không như vậy ở Jerusalem. Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ cho nên không có sợ hãi về người chứng ngộ giận dữ. Không sợ hãi. Ngay cả Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ. Ông ấy hành xử theo cách rất con người. Thượng đế của người Do Thái hành xử theo cách con người, nhưng những người Jaina giáo và Phật giáo thì bao giờ cũng được mọi người trông đợi hành xử như một Thượng đế chết. Có thể đó là lí do tại sao các đệ tử thêm bớt các kiếp sống của Phật và Mahavira. Họ đã chọn vài phần này và bỏ đi những phần khác. Điều đó dường như là như vậy; có cơ sở cho người ta nói như vậy.
Có hai giáo phái của Jaina, hai giáo phái của những tín đồ của Mahavira: Svetambaras và Digambaras. Digambaras trong câu chuyện về các kiếp của Mahavira nói rằng ông ấy chưa bao giờ lấy vợ, rằng ông ấy vẫn còn tuyệt đối brahmachari, vô dục, từ chính thời niên thiếu của ông ấy. Svetambaras nói rằng ông ấy đã lấy vợ; không chỉ lấy vợ, ông ấy còn có con gái. Bây giờ vấn đề là gì? Tại sao Digambaras nói rằng ông ấy đã không lấy vợ? Họ sợ rằng hôn nhân là hiện tượng quá con người. Mahavira mà đi yêu phụ nữ sao? Không! Điều đó không hợp với quan niệm của họ về tirthankara - Mahavira không chỉ trong tình yêu với một phụ nữ và lấy vợ, mà còn làm tình với người phụ nữ đó, bởi vì con gái đã được sinh ra. Họ không thể quan niệm nổi về Mahavira trong tư thế giao hợp. Không thể được! Họ đơn giản vứt bỏ đi toàn bộ vấn đề bởi vì điều đó là nguy hiểm. Mahavira chưa bao giờ lấy vợ cả.
Câu chuyện của phái Svetambaras có vẻ đúng hơn. Tại sao tôi nói vậy? Bởi vì nếu đấy mà không là trường hợp xảy ra thì ngay cả phái Svetambaras cũng sẽ không thêm điều đó vào. Nếu đấy đã không là trường hợp là ông ấy đã lấy vợ và con gái đã được sinh ra cho ông ấy, thì phái Svetambaras đã không bịa thêm ra nó; nếu thế thì là chống lại qui tắc, họ sẽ không bịa ra điều đó. Cho nên khả năng duy nhất là ở chỗ phái Digambaras đã vứt bỏ ý tưởng này. Và về sau phái Digambaras đã vứt bỏ toàn bộ ý tưởng về cuộc sống của Mahavira - cuộc sống là cuộc sống, nó nhất định có cả hai cực trong nó. Cho nên phái Digambaras nói rằng câu chuyện cuộc sống thực đã biến mất, bởi vì con người trong thời đại này không có khả năng hiểu nó. Cho nên kinh sách gốc đã biến mất, chúng bị mất - không có chuyện về cuộc sống của Mahavira. Họ hoàn toàn phủ nhận cuộc sống của ông ấy theo cách này. Cho nên bạn có thể tạo ra ý tưởng về ông ấy - ông ấy là bức tranh sáp ong, không phải là con người thực, không có tiểu sử con người, không có sinh học con người.
Phái Digambaras nói ông ấy chưa bao giờ vã mồ hôi. Làm sao Mahavira vã mồ hôi được? Chỉ những người bình thường yếu đuối mới vã mồ hôi. Làm sao Mahavira có thể vã mồ hôi được? Ông ấy chưa bao giờ vã mồ hôi.
Điều đó có vẻ ngu xuẩn, có vẻ mù quáng, nhưng đây là cách chúng ta ấn định mọi thứ và thế thì chúng ta cố gắng để làm ra các ý tưởng từ chúng - các ý tưởng giả tạo - thế thì nhân cách giả được tạo ra quanh họ.
Người Ki tô giáo không thể làm được điều đó. Họ không thông minh được đến thế. Họ đã không biết rằng về sau điều đó sẽ thành khó khăn. Cuộc đời của Jesus dường như thực hơn, mang tính lịch sử hơn, nhưng thế thì có rắc rối. Với tôi thì không có rắc rối gì. Với tôi đây là cách thức mọi việc phải thế. Chỉ một Jesus mới có thể thực sự giận dữ, nhưng giận dữ của ông ấy là bởi vì từ bi. Bạn nghĩ: Làm sao ông ấy có thể giận dữ được nếu ông ấy từ bi? Còn tôi nói: Ông ấy có thể giận dữ chỉ bởi vì ông ấy từ bi. Thế thì từ bi bao giận dữ - thế thì nó thay đổi chính phẩm chất của giận dữ, bởi vì nó trở thành một phần sống của từ bi. Một khi bạn hấp thu cả hai, bạn có một phẩm chất khác của hiện hữu. Ghét trở thành cũng là một phần của yêu, giận dữ là một phần của từ bi.
Đừng cố gắng chọn lựa. Thay vì thế vẫn còn vô chọn lựa và tạo ra hài hoà, trở thành hài hoà. Đừng tạo ra bất kì xung đột nào bên trong bạn - dù bạn là bất kì cái gì, bạn đều đẹp. Bạn có tất cả các chất liệu để tạo ra hài hoà. Nếu bạn loại bỏ cái gì đó, về sau bạn sẽ hối hận bởi vì phần bị loại bỏ đó một ngày nào đó sẽ được cần tới. Một ngày nào đó bạn sẽ bỏ lỡ nó và thế thì bạn sẽ thấy rằng nó là cần thiết. Nó đã có đó, và bạn đã loại bỏ nó. Đừng loại bỏ cái gì cả. Dùng mọi thứ mà Thượng đế đã trao cho bạn, làm ra hài hoà từ nó. Hài hoà nên là mục tiêu.

Ads Belove Post