Osho - Phụ nữ có chứng ngộ nhiều như đàn ông không?

Osho - Phụ nữ có chứng ngộ nhiều như đàn ông không?

Price:

Read more

Osho - Phụ nữ có chứng ngộ nhiều như đàn ông không?

Theo thầy, đàn bà gần với cái toàn thể hơn đàn ông. Thế thì làm sao ít đàn bà đạt tới chứng ngộ thế?
Cũng không ít đến thế đâu. Đích xác cùng số đàn bà đạt tới chứng ngộ như đàn ông, nhưng họ đã không làm ồn ào về điều đó nhiều như đàn ông - có vậy thôi. Họ không quảng cáo điều đó nhiều như đàn ông. Họ tận hưởng điều đó. Đó là cách thức của đàn bà, hiện hữu nữ tính.
Đàn ông thích nói về chứng ngộ của mình hơn bản thân việc chứng ngộ. Anh ta quan tâm tới bao nhiêu người đã đi tới biết rằng anh ta đã trở nên chứng ngộ. Đàn bà không lo nghĩ. Họ không lo nghĩ chút nào. Nếu điều đó xảy ra, họ tận hưởng nó, họ nuôi dưỡng nó sâu bên dưới. Nó trở thành việc mang thai. Họ sống với nó; họ không nói về nó. Đó là lí do tại sao bạn không biết nhiều cái tên. Chỉ vài cái tên là được biết và đấy là những đàn bà có phẩm chất của đàn ông trong mình, đó là lí do tại sao bạn biết. Bằng không thì bạn sẽ không biết họ.
Tại Kashmir có một người đàn bà có tên Lalla. Tại Kashmir họ có câu ngạn ngữ: Chúng tôi chỉ biết tới hai cái tên - Allah và Lalla. Lalla là một người đàn bà hiếm hoi, vị phật, nhưng bà ấy phải đã không rất nữ tính; bà ấy phải có nhiều chút xíu tâm trí nam tính hơn tâm trí nữ tính. Bà ấy đã sống toàn bộ cuộc sống của mình ở trần. Bà ấy là người đàn bà duy nhất trên thế giới đã làm điều đó. Nhiều đàn ông đã sống ở trần: Mahavira, Diogenes, tất cả các tirthankaras của Jaina, và hàng nghìn người khác, nhưng chỉ một phụ nữ. Điều đó có vẻ rất không nữ tính, bởi vì chính bản chất của tâm trí nữ tính là che giấu, không biểu lộ - che giấu trong cái hang bên trong. Lalla được biết tới là người đàn bà chứng ngộ; vài phụ nữ khác cũng được biết tới là chứng ngộ.
Một phụ nữ, Maitreyi, được biết tới trong những ngày của Upanishads, nhưng bà ấy phải đã là một kiểu rất nam tính.
Tương truyền rằng vua Janak đã triệu tập một cuộc tranh luận lớn trong số tất cả những người có học của vương quốc mình để quyết định về câu hỏi tối thượng: Thực tại là gì? Nó sẽ là một cuộc thảo luận lớn và tất cả mọi người có học, tất cả mọi bác học của đất nước đều tụ hội lại. Và sẽ có một giải thưởng lớn cho người thắng cuộc - một nghìn con bò, những con tốt nhất của đất nước, với sừng bọc vàng, với đồ châu báu đeo quanh cổ chúng. Chúng đang đứng đó bên ngoài cung điện - một nghìn con bò. Bất kì ai chiến thắng cuộc tranh luận đều sẽ được số bò này.
Yagnavalkya tới - một trong những người đàn ông có học vĩ đại của thời đó - và vào lúc đó ông ấy phải chưa chứng ngộ, về sau ông ấy mới trở thành hiền nhân chứng ngộ. Ông ấy tới với các đệ tử của mình - ông ấy là một thầy giáo lớn - và ông ấy kiêu ngạo, như mọi học giả đến mức ông ấy bảo đệ tử của mình, "Các con lấy những con bò này đi. Ta sẽ quyết định vấn đề sau, nhưng trước hết các con lấy những con bò này đi bởi vì trời quá nóng và bò đang phải chịu nóng." Ông ta phải rất kiêu căng - chắc chắn thế.
Chỉ người dốt nát mới chắc chắn như vậy. Người trí huệ bao giờ cũng ngần ngại bởi vì vấn đề bao la thế - và làm sao quyết định được bản chất tối thượng của thực tại? Ai có thể quyết định được nó?
Tất cả các học giả khác đều thấy bực mình nhưng họ không thể nói được điều gì bởi vì họ biết rằng họ không thể đánh bại con người này bằng lập luận. Trong biện luận ông ấy là siêu phàm. Và ông ấy biện minh, và ông ấy đánh bại tất cả.
Nhưng một phụ nữ ngồi đó; bà ấy là người phụ nữ duy nhất, và bà ấy chẳng nói gì. Bà ấy là Maitreyi. Và thế rồi bà ấy đứng dậy vào lúc cuối, khi cuộc tranh cãi gần như đã chấm dứt và ông ta đang sắp được công bố là người chiến thắng. Bà ấy nói, "Đợi đấy. Ta phải hỏi vài câu hỏi." Và bà ấy hỏi những câu hỏi đơn giản; nhưng trong thực tế những câu hỏi đơn giản không thể được trả lời.
Bà ấy hỏi, "Đất này dựa lên cái gì? Ai đỡ cho đất này?"
Truyền thống Ấn Độ cổ nói đất được tám con voi đỡ, những con voi trắng to lớn. Cho nên Yagnavalkya đã lặp truyền thống cổ đó, rằng đất được tám con voi đỡ: "Bà có hoàn toàn vô học vấn không, bà không biết tới cả điều này nữa sao?"
Người phụ nữ này hỏi, "Thế thì những con voi này dựa trên ai?"
Bây giờ Yagnavalkya nghi ngờ có rắc rối. Cho nên ông ấy nói, "Dựa vào Brahma, vào Thượng đế." Và ông ấy nghĩ rằng bây giờ bà ấy phải dừng.
Nhưng bà ấy nói, "Tôi muốn hỏi Thượng đế của ông dựa vào ai, dựa vào cái gì?"
Yagnavalkya trở nên giận dữ, và ông ấy nói "Cái bà này! Dừng ngay! Bằng không thì đầu bà sẽ rơi đấy. Bà sẽ bị giết!"
Người phụ nữ này về sau đã trở nên chứng ngộ. Nhưng bà ấy phải đã là một kiểu rất đàn ông. Bà ấy biện minh và thậm chí đẩy Yagnavalkya vào rắc rối và trong thực tế bà ấy vẫn còn im lặng nhưng bà ấy không thất bại - bất kì ai cũng có thể thấy điều đó. Trong thực tế Yagnavalkya đã bị thất bại. Nếu như tôi mà là giám khảo, thì bà ấy đã thắng và bò đáng đã phải được trao cho bà ấy. Bởi vì đây không phải là biện luận, việc nói rằng đầu bạn sẽ bị rơi. Đây không phải là biện luận. Giận dữ không là biện luận, bạo hành không là biện luận; theo cách này bạn có thể kìm ai đó im lặng nhưng bạn đã không thắng được cuộc tranh luận.
Người phụ nữ này đã trở nên chứng ngộ nhưng bà ấy phải đã là một kiểu đàn ông. Bằng không thì không phụ nữ nào bận tâm tới tranh luận về những điều như vậy.
Có lần tôi hỏi Mulla Nasruddin, "Mọi sự xảy ra giữa anh và vợ anh thế nào? Tôi chưa bao giờ thấy bất kì biện luận nào cả."
Anh ta nói, "Ngày đầu tiên chúng tôi đã quyết định một điều và chúng tôi đã tuân theo nó cho nên mọi sự đều diễn ra rất rất tốt."
Tôi nói, "Anh nói cho tôi, bởi vì nhiều người tới tôi hỏi xin lời khuyên về các vấn đề, cho nên tôi có thể gợi ý điều đó cho họ."
Anh ta nói, "Đấy là luật đơn giản. Chúng tôi đã quyết định rằng về những câu hỏi tối thượng, câu hỏi cuối cùng, những vấn đề lớn, thì lời khuyên của tôi sẽ là cuối cùng. Còn trên những việc nhỏ mọn, việc lặt vặt, thì lời khuyên của cô ấy sẽ là cuối cùng."
Thế là tôi nói, "Đây là một quyết định rất tốt. Thế thì vấn đề gì anh gọi là lặt vặt và vấn đề gì anh gọi là lớn lao?"
Anh ta nói, "Chẳng hạn, chúng tôi nên đi xem phim gì, chúng tôi nên ăn kiểu thức ăn gì, chúng tôi nên đến nhà hàng nào, chúng tôi nên gửi con tới đâu, tới trường cao đẳng nào hay đại học nào, nên trao cho chúng kiểu giáo dục nào, nên mua kiểu quần áo nào, kiểu nhà và ô tô nào - những cái này đều là điều lặt vặt. Cô ấy quyết định."
Thế là tôi hỏi, "Thế thì những vấn đề lớn lao là gì?"
Anh ta nói, "Liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Những vấn đề lớn thì tôi quyết định!"
Đàn bà thực sự chẳng bao giờ quan tâm tới những vấn đề lớn lao bởi vì họ biết sâu bên dưới chúng là ngu xuẩn. Bạn có thể quyết định liệu Thượng đế có tồn tại hay không, hay bao nhiêu thiên thần có thể nhảy múa trên đầu ghim - bạn có thể quyết định.
Và Nasruddin bảo tôi, "Việc thu xếp này đã tốt đến mức không một sự tranh biện nào nảy sinh - tôi bao giờ cũng quyết định những vấn đề lớn lao, cô ấy bao giờ cũng quyết định những vấn đề nhỏ bé. Và mọi sự diễn ra trôi chảy."
Dần dần mọi người chồng đều đi tới biết rằng mình được tự do chỉ để quyết định các vấn đề siêu hình - thế giới khác. Không đàn bà nào quan tâm tới việc viết kinh sách. Họ chưa bao giờ viết ra cái gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là đàn bà đã không trở nên chứng ngộ - cùng số lượng người chứng ngộ là như nhau. Cuộc sống tuân theo một tỉ lệ. Nó phải là như vậy, bằng không thì quân bình sẽ bị mất. Cuộc sống hoàn toàn tuân theo một tỉ lệ.
Tôi muốn bảo bạn một điều; có thể điều đó sẽ gợi ý ra cái gì đó cho bạn. Cứ một trăm con gái, thì có một trăm mười lăm con trai được sinh ra. Và điều này đã là vấn đề cho các nhà sinh học. Sao điều này xảy ra? Bao giờ cũng vậy - với một trăm con gái thì một trăm mười lăm con trai được sinh ra, và đến tuổi hôn nhân mười lăm con trai đã chết đi. Cho nên tỉ lệ vẫn còn như nhau, bởi vì con trai yếu hơn con gái và nhiều con gái sống sót hơn. Cho nên tự nhiên có sự quân bình: từ ngay ban đầu đã có thêm mười lăm con trai, dự phòng, bởi vì chúng sẽ chết. Vào lúc mùa hôn nhân tới, một trăm con gái sẽ có đó, và nếu chỉ một trăm con trai được sinh ra thế thì chỉ tám mươi nhăm con trai là còn lại, và hai mươi con gái sẽ bị bỏ lại không có chồng. Điều đó không phải là sự sắp xếp tốt.
Một trăm mười lăm con trai được sinh ra để cho vào lúc tuổi hôn nhân tới thì con số là như nhau. Điều này không thể nào được giải quyết - cách thức tự nhiên thu xếp điều này, bằng phương pháp nào, làm sao ra tỉ lệ này.
Và thế rồi, trong hai cuộc chiến tranh thế giới một vấn đề khác nảy sinh, bởi vì trong chiến tranh tỉ lệ này trở nên rất không tỉ lệ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau mọi cuộc chiến tranh thì nhiều trẻ con lại được sinh ra hơn. Điều đó nữa cũng là cái gì đó. Trong chiến tranh nhiều người chết; ngay lập tức tự nhiên phải làm việc thu xếp. Một lực không biết nào đó, một lực vô ý thức nào đó cứ làm việc. Sau chiến tranh nhiều trẻ con được sinh ra, nhưng điều đó nữa cũng không khó hiểu bởi vì điều đó có thể được giải thích theo cách khác - có thể lính tráng trở về nhà rất thèm khát dục và họ làm tình nhiều hơn. Đấy có thể là nguyên nhân cho điều đó. Nếu đấy là điều duy nhất, thì điều đó có thể đã được giải thích - nhưng nhiều con trai hơn được sinh ra, và ít con gái được sinh ra, bởi vì trong chiến tranh đàn ông chết, đàn bà còn lại. Nhiều đàn ông chết trong chiến tranh hơn đàn bà, bởi vì tất cả lính tráng đều là đàn ông, cho nên tỉ lệ thông thường về một trăm so với một trăm mười lăm thay đổi đi. Với một trăm con gái gần ba trăm con trai được sinh ra.
Có quân bình tinh tế ở đâu đó. Trong thực tế, với mỗi đàn ông một đàn bà tồn tại; với mỗi đàn bà một đàn ông tồn tại - họ là bộ phận của một toàn thể. Bất kì khi nào một đàn ông trở nên chứng ngộ, thì một đàn bà cũng phải trở nên chứng ngộ. Bởi vì một đàn ông được giải phóng khỏi sự tồn tại, bây giờ người đó sẽ không quay lại; người đó sẽ không còn đi vào bụng mẹ, vào thế giới nữa. Tại đâu đó một đàn bà phải được thoát khỏi tù túng. Cho nên đây là hiểu biết của tôi: cùng số đàn ông và đàn bà, cùng số lượng, đã trở nên chứng ngộ, nhưng đàn bà không được biết tới bởi vì họ không làm ồn ào về điều đó. Họ tận hưởng nó.

Ads Belove Post