Osho - Bạn sẽ không biết một người chừng nào người đó còn chưa trong quyền lực

Osho - Bạn sẽ không biết một người chừng nào người đó còn chưa trong quyền lực

Price:

Read more

Osho - Bạn sẽ không biết một người chừng nào người đó còn chưa trong quyền lực

Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn;
Bạn đã được dạy chính điều đối lập - đừng bao giờ nhường, tranh đấu cật lực, kháng cự nhiều nhất có thể được, bởi vì đó là vấn đề sống còn. Nếu bạn không tranh đấu bạn sẽ không sống sót, bạn sẽ bị ăn bởi những kẻ mạnh hơn, bạn sẽ bị phá huỷ bởi những người mạnh hơn. Bạo hành đã được dạy. Nhưng Lão Tử nói: Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn. Đừng bận tâm tranh đấu, bởi vì cái toàn thể không phải là kẻ thù, nó là mẹ bạn, nó là cội nguồn từ đó bạn tới. Sao lại tranh đấu một cách không cần thiết? Bạn đang tranh đấu với ai? Jesus phải đã có vài thoáng nhìn về hiểu biết kiểu 'Lão Tử', ông ấy không thể có những thoáng nhìn đó từ bất kì chỗ nào khác. Trong tín ngưỡng Do Thái không có gốc rễ, bởi vì người Do Thái nói: Mắt trả mắt là luật. Nếu ai đó lấy mắt của bạn, bạn lấy mắt của người đó. Mắt trả mắt là luật - khái niệm này là từ tranh đấu, tranh giành. Nhưng Jesus nói: Nếu người ta tát vào má này của ông, chìa má kia ra cho người đó. Đây là điều nhường nhịn nghĩa là gì. Jesus nói: Nếu ai đó bắt ông đi cùng người đó một dặm, đi hai dặm. Đây là điều nhường nhịn là gì. Jesus nói: Nếu ai đó cướp áo khoác của ông, tặng người đó cả áo sơ mi của ông nữa. Đây là điều nhường nhịn ngụ ý gì. Ông ấy phải đã bắt gặp một hiểu biết kiểu 'Lão Tử' nào đó bởi vì từ tín ngưỡng Do Thái, ông ấy không thể có được những quan niệm này. Christ là người lạ với người Do Thái, đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Ông ấy không phải là người bên trong, với tâm trí họ, ông ấy đơn giản không thể nào hiểu được. Ông ấy là không thể nào hiểu được đối với tâm trí của họ và logic của họ - và người Do Thái là rất logic, một trong những dân tộc logic, toán học, tính toán nhất. Họ không thể hiểu được con người này; con người này đang dạy điều điên khùng.
Nếu ai đó cướp của bạn chiếc áo khoác, nổ ngay ra cuộc đánh nhau, không cho phép người đó cướp dễ dàng thế. Còn người này lại nói: Để cho người đó lấy áo choàng và tặng cho người đó chiếc áo sơ mi của bạn nữa! Ngớ ngẩn! Đó là lí do tại sao Jesus không thể được chấp nhận. Ngay cả người Ki tô giáo cũng không chấp nhận ông ấy. Họ tôn thờ ông ấy, nhưng họ không chấp nhận ông ấy - bằng không sao có nhiều cuộc chiến Ki tô giáo thế? Người Ki tô giáo đã giết nhiều triệu người thế - họ gọi nó là cuộc thập tự chinh, cuộc chiến tôn giáo. Làm sao có thể có cuộc chiến tôn giáo được? Mọi cuộc chiến đều phi tôn giáo; chiến tranh không thể có tính tôn giáo được, bạo hành không thể là tôn giáo được. Người Ki tô giáo đã làm nhiều việc giết người thế, họ là những kẻ giết người chuyên gia nhất trên thế giới. Và họ nói họ theo Jesus. Không, họ không theo. Không thể nào theo được Jesus trừ phi bạn vứt bỏ tâm trí logic.
Người Ki tô giáo vẫn còn là người Do Thái; thực tế họ đã đem tính chất Do Thái tới cực đoan xa nhất. Jesus vẫn còn là người lạ không được chấp nhận trên thế giới này. Jesus nói ở đâu đó rằng chim có tổ của chúng, con vật có hang của chúng, nhưng con của con người không có chỗ để giấu đầu mình. Không nhà nào tồn tại cho Jesus. Ngay cả nhà thờ Ki tô giáo cũng không cho phép ông ấy vào nếu ông ấy tới lần nữa; họ sẽ đơn giản đóng cửa lại, bởi vì con người này đem tới điều ngớ ngẩn, phi logic cùng mình.
Lão Tử nói: Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn. Nếu Lão Tử và Jesus mà có gặp gỡ họ chắc đã hoàn toàn hiểu nhau.
Được uốn cong là trở thành thẳng;
Đừng cố thẳng, bao giờ cũng nhớ khả năng để uốn. Đừng là chiến sĩ - đó là toàn thể vấn đề. Chấp nhận cuộc sống, nhường nó, và nó không thể phá huỷ bạn được và không ai có thể đánh bại bạn được. Nếu bạn cố gắng để thắng lợi, bạn có thể bị thất bại. Nếu bạn cố để thẳng bạn sẽ bị buộc thành cong.
Hổng hoác là được tràn đầy.
Trở thành trống rỗng và tất cả những cái mà sự tồn tại này có thể cho, sẽ mưa rào lên cái trống rỗng của bạn.
Bị rách nát là được làm mới.
Nếu bạn muốn là vua, trở thành kẻ ăn xin đi - đó là điều ngược đời. Chúng ta thấy Phật đi xuống từ ngai vàng và trở thành kẻ ăn xin, Mahavira đi xuống từ cung điện của mình và trở thành kẻ ăn xin - họ có thể đã hiểu Lão Tử. Và không vua nào bây giờ có thể được so sánh với Phật. Ông ấy trở thành vua thực.
Chuyện xảy ra là khi Phật quay trở lại thành phố của mình, bố ông ấy đã rất giận. Các ông bố bao giờ cũng giận. Nếu con trai trở thành kẻ cắp họ giận, nếu con trai trở thành sannyasin họ giận. Nếu con trai trở thành thánh nhân họ giận, nếu con trai trở thành tội nhân họ giận. Gần như không thể nào thoả mãn được người bố. Ham muốn của ông ấy, tham vọng của ông ấy, lớn tới mức không người con nào có thể thoả mãn được họ, ngay cả Phật cũng không thể thoả mãn được họ.
Khi ông ấy quay về, người bố giận dữ và ông ta nói với ông ấy: Ta là bố con, ta vẫn thương con mặc dầu con đã phản bội ta, và ta không thể nhìn được con đi ăn xin trong thành phố này. Đây là kinh đô của ta, con là vua ở đây. Con đã sống ở đây như một hoàng tử - đừng đi ăn xin. Trong gia đình chúng ta, trong cả phả hệ quá khứ của chúng ta, chúng ta bao giờ cũng là vua, chúng ta chưa bao giờ là kẻ ăn xin. Phật nói: Tôi không biết về kế thừa của ông nhưng về tôi, tôi có thể nói với ông một điều - tôi bao giờ cũng là kẻ ăn xin, trong các kiếp sống quá khứ của tôi cũng thế, tôi đã học được nghệ thuật này. Và ông còn nghèo hơn tôi: chỉ trên bề mặt tôi mới là kẻ ăn xin, nhìn vào bên trong tôi và ông sẽ thấy hoàng đế. Ông là vua chỉ ở bề ngoài, nếu tôi nhìn sâu vào trong ông, ông chỉ là kẻ ăn xin. Ngay cả trước con của ông, ông vẫn là kẻ ăn xin, nhưng ông vẫn nói: Quay về nhà đi. Đừng để bố trong tuổi già của bố.
Có một điều ngược đời tinh tế rằng khi bạn bỏ mọi thứ, bỗng nhiên bạn trở thành người chủ của mọi thứ. Đột nhiên. Con người chỉ sở hữu cái mà người đó đã từ bỏ. Điều đó là phi logic, không toán học nào có thể được áp dụng cho nó: bạn sở hữu chỉ cái bạn đã từ bỏ. Những thứ bạn níu bám, bạn không sở hữu, bởi vì tại sao bạn phải níu bám nếu bạn thực sự sở hữu? Kẻ keo kiệt không sở hữu, không thể sở hữu được, bởi vì người đó níu bám. Tài sản của người đó còn lớn hơn bản thân người đó, làm sao người đó có thể sở hữu được nó? Tài sản của người đó còn quan trọng hơn, còn ý nghĩa hơn cuộc sống riêng của người đó, người đó thà chết còn hơn từ bỏ nó - làm sao người đó có thể sở hữu nó được? Chính tài sản mới sở hữu người đó. Người đó bị sở hữu bởi tài sản riêng của mình; người đó không phải là người chủ trong ngôi nhà riêng của mình, người đó là kẻ ăn xin. Người đó không thể lừa dối được những người có thể thấy, người đó chỉ có thể lừa dối được người mù, những người không thể thấy được, những người không thể hiểu được. Nhưng làm sao bạn có thể lừa được một Lão Tử?
Một Lão Tử biết sâu sắc, tới chính cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Những người như vậy có con mắt tia X. Đôi mắt hồn nhiên, đôi mắt trong trắng trở thành đôi mắt tia X. Không tia X nào xuyên thấu được vào bản thể bạn, nó chỉ xuyên thấu vào thân thể bạn, nhưng một Phật, một Lão Tử, một Jesus, họ xuyên thấu vào chính cốt lõi của bản thể bạn, họ có thể thấy bạn là ai ở bên trong. Nếu bạn níu bám lấy tài sản của mình, tài sản sở hữu bạn; nếu bạn có thể chia sẻ, lần đầu tiên bạn trở thành người sở hữu; nếu bạn có thể từ bỏ, chỉ trong việc từ bỏ đó mà bạn ở trên tài sản, trên của cải sở hữu của bạn. Mọi thứ bị bỏ lại sau.
Bị rách nát là được làm mới.
Trong muốn là sở hữu.
Rất khó hiểu. Trong muốn là sở hữu...? Điều đó dường như rất mâu thuẫn, thậm chí còn mâu thuẫn hơn cả 'Nhường là để cái toàn thể được bảo toàn', còn mâu thuẫn hơn cả 'Bị uốn cong là để thành thẳng', còn mâu thuẫn hơn cả 'Hổng hoác là được làm đầy'.
Trong muốn là sở hữu. Lão Tử ngụ ý gì bởi điều đó? Tôi đã bắt gặp những người trở nên rất giầu, họ có mọi thứ mà thế giới này có thể cho - đủ loại thức ăn, đủ loại thứ để tận hưởng. Nhưng cơn đói của họ bị mất, họ không đói. Trong cả đời mình họ đã từng căng thẳng tới mức dạ dầy họ không là gì ngoài ung thư và ngon miệng không có đó. Thức ăn có đó, họ có thức ăn giầu có nhất, nhưng họ không thể ăn được nó bởi vì ngon miệng không có đó.
Và thế rồi có kẻ ăn xin, người chẳng có gì để ăn, chỉ mỗi bình bát ăn xin. Người đó có ngon miệng. Người đó cảm thấy đói, đói trong toàn bộ sự mãnh liệt của nó - đó là hiện tượng đẹp. Và thế rồi người đó đi ăn xin, chẳng có gì để trưng ra và chẳng có gì để nói, và người đó được vài mảnh, vài miếng bánh mì. Thế rồi xem người đó ăn! Người đó ăn ngon miệng làm sao! Cứ nhìn người đó ăn và bạn sẽ thấy nhà vua có đó, không trong cung điện. Người đó tận hưởng nó làm sao! Chỉ bánh mì, muối, và cơ hội hi hữu nào đó, chút bơ, nhưng người đó thích thú tận hưởng nó làm sao! Thích thú tận hưởng của người đó từ đâu tới? Từ ngon miệng, cơn đói. Thực sự, thức ăn không thoả mãn bạn, bởi vì nếu không đói thì không thể có thoả mãn được. Chỉ nếu có cơn đói mới có thể có thoả mãn. Thế thì thức ăn thường, thức ăn rất bình thường, thoả mãn bạn vô hạn. Và điều này là vậy trong mọi chiều hướng của cuộc sống - Trong muốn là sở hữu.
Bạn có thể có người đàn bà đẹp nhất trên thế giới là vợ bạn, nhưng nếu không có tình yêu, bạn có thể có cô ấy là vợ nhưng bạn không sở hữu cô ấy. Bạn có thể nhìn cứ dường như bạn sở hữu cô ấy - bạn có thể dùng cô ấy, bạn có thể đưa cô ấy đi quanh thành phố, quanh các câu lạc bộ, mọi nơi - theo nghĩa đó, cô ấy là tài sản của bạn. Cô ấy là tủ trưng bầy của cải của bạn, thành công của bạn, giầu có của bạn - nhưng bạn không sở hữu cô ấy. Chỉ tình yêu mới sở hữu - và bây giờ là điều ngược đời. Khi bạn không sở hữu người đàn bà, bạn cố gắng để sở hữu, nhưng khi bạn sở hữu người đàn bà, bạn quên mất về sở hữu, chẳng có vấn đề gì trong việc sở hữu nữa. Bạn sở hữu nhiều tới mức không có vấn đề sở hữu cô ấy, đó là lí do tại sao tình yêu không có tính sở hữu. Không phải là tình yêu không có tính sở hữu, tình yêu sở hữu toàn bộ tới mức vấn đề này không nảy sinh. Tình yêu tin toàn bộ, tình yêu biết người đàn bà toàn bộ tới mức không có vấn đề về sở hữu. Người đàn bà là tuyệt đối tự do, bởi vì tình yêu có thể cho tự do. Qua tự do tình yêu sở hữu.
Khi bạn không sở hữu người đàn bà, bạn có tính sở hữu, bạn bao giờ cũng sợ, bao giờ cũng run rẩy, cô ấy có thể bỏ bạn bất kì ngày nào. Bất kì ngày nào - bởi vì cô ấy chưa bao giờ ở cùng bạn, các bạn chưa bao giờ là người đồng hành. Các bạn có thể đã ở gần nhau, nhưng các bạn chưa bao giờ gần gũi. Sự gần gũi không phải là hiện tượng vật lí, tính ở gần mới vậy. Sự gần gũi là điều rất khác: bạn có thể ở gần ai đó và không gần gũi và bạn có thể ở xa xăm ai đó và rất gần gũi. Sự gần gũi là giữa hai bản thể, việc ở gần là ở giữa hai thân thể, sự gần gũi mang tính tồn tại, việc ở gần mang tính không gian. Khi bạn sợ, bạn trở nên có tính sở hữu và người đàn ông cố sở hữu người đàn bà của mình đều biết rõ, hay phải biết rõ, rằng người đó không sở hữu cô ấy đâu. Người đàn bà cố sở hữu người đàn ông của mình lại không sở hữu được anh ấy, do đó mới có nỗ lực sở hữu.
Tình yêu cho tự do toàn bộ bởi vì tình yêu biết một cách tuyệt đối và chắc chắn rằng người khác không phải là người khác, đó là việc kéo dài riêng của người ta, đó là một cái ta đập rộn ràng trong trái tim của người khác. Không nghi ngờ nào có thể tồn tại được. Tình yêu là cơn đói. Khi có cơn đói, có thoả mãn. Nếu bạn không yêu người đàn bà, bạn không thể được thoả mãn. Mọi người tới tôi và họ nói họ không được thoả mãn về dục, họ có nên thay đổi người đàn bà của họ không? Tôi bảo họ: Bạn có thể cứ thay đổi nhưng chẳng cái gì sẽ xảy ra đâu. Chỉ bằng thay đổi thức ăn, việc ngon miệng không thể được tạo ra; bạn phải có ngon miệng đã, bạn phải làm cho dạ dầy mình sống động lại, đập rộn ràng và đói. Thức ăn được cần cho dạ dày - đó là cơn đói của thân thể; tình yêu được cần cho trái tim - đó là cơn đói của bản thể bạn.
Lão Tử nói:
Trong muốn là sở hữu.
Có nhiều là bị lẫn lộn.
Những người có nhiều - và bởi nhiều ông ấy ngụ ý người có nhiều hơn họ cần - không biết phải làm gì với nó. Và mọi người ngủ thế, trong ngủ mơ màng tới mức họ không thể vẫn còn nghỉ ngơi được; họ không biết phải làm gì nhưng họ phải làm cái gì đó, họ có một cảm giác, một thôi thúc làm cái gì đó, cho nên họ cứ làm cái gì đó hay cái khác và lâm vào rắc rối không cần thiết.
Người giầu bao giờ cũng lâm vào rắc rối bởi vì họ có phương tiện để làm cái gì đó. Và phương tiện còn nhiều hơn nhu cầu của họ. Nhu cầu là rất đơn giản: người ta cần thức ăn, người ta cần ai đó để yêu và được yêu, người ta cần chỗ trú ngụ - những điều nhỏ bé nhưng chúng có thể hoàn thành vô hạn. Nhu cầu là đơn giản và ít, ham muốn là vô hạn. Nhu cầu có thể được hoàn thành rất dễ dàng và thế rồi bạn có thể trở nên được thoả mãn và được mãn nguyện tới mức toàn thể bản thể bạn trở thành lời cầu nguyện của lòng biết ơn. Nhưng ham muốn có tới hàng triệu, và chúng không thể nào được hoàn thành.
Nếu bạn có mọi phương tiện, thậm chí còn nhiều hơn sự cần thiết để hoàn thành nhu cầu của mình, và bạn không chăm nom tới nhu cầu của mình mà bạn chạy theo ham muốn của mình, thế thì bạn sẽ đi sai. Bất kì khi nào bạn có phương tiện để đi sai, bạn sẽ đi sai.
Điều đó xảy ra mọi ngày. Câu ngạn ngữ nổi tiếng của Huân tước Acton là: Quyền lực làm hư hỏng và hư hỏng tuyệt đối. Tôi không đồng ý với ông ấy. Quyền lực không thể làm hư hỏng được. Quyền lực làm hư hỏng bởi vì người hư hỏng ham muốn quyền lực. Họ có thể không có phương tiện ngay bây giờ để làm điều sai, nhưng khi họ chiếm được quyền lực, họ sẽ có phương tiện. Thế thì họ cố gắng hoàn thành ham muốn sai của họ, ham muốn hư hỏng của họ. Không, quyền lực không làm hư hỏng; ngược lại, những người bị hư hỏng nhưng còn chưa có cơ hội, bao giờ cũng có tham vọng về quyền lực. Trước khi họ có quyền lực, họ sẽ là thánh nhân, nhưng một khi họ thu được quyền lực họ vứt bỏ mọi giả vờ, bởi vì tính thánh thiện đó, chỉ là để lừa dối. Ham muốn thực của họ là để thu lấy quyền lực. Thế thì họ vứt bỏ tất cả các mặt nạ, thế thì họ đi tới hiện nguyên hình của họ và thế rồi bạn nói rằng quyền lực đã làm hư hỏng họ. Không, quyền lực chưa bao giờ làm hư hỏng cả.
Làm sao quyền lực có thể làm hư hỏng con người? Làm sao giầu có có thể làm hư hỏng con người? Bạn đã hư hỏng rồi nhưng bạn không có phương tiện để hoàn thành nó.
Bạn bao giờ cũng muốn đi tới gái mãi dâm, nhưng là người nghèo, làm sao bạn có thể đi được? Bạn không có ngần ấy tiền và cho dù bạn có tiền, bạn sẽ bị bắt bởi vì bạn sẽ phải cắt ngân sách và vợ bạn nhất định sẽ tìm ra.
Mulla Nasruddin một hôm tới chỗ ông chủ và nói: Thưa ông, ông sẽ phải nâng lương cho tôi. Ông chủ nói: Nasruddin, anh có điên không đấy? Mới hai ngày trước chúng tôi đã tăng gấp đôi lương của anh rồi - bây giờ lại tăng nữa à? Thậm chí một tuần còn chưa trôi qua. Nasruddin nói: Điều đó đúng rồi, nhưng vợ tôi đã biết về việc tăng gấp đôi lương đó cho nên nó là vô dụng. Ông sẽ phải tăng lương lên thêm chút nữa, chỉ để cho có tiền trong túi tôi.
Người nghèo không thể đi tới gái mãi dâm được, người đó sẽ bị bắt; người nghèo không thể che giấu tội lỗi của mình được, người đó sẽ bị bắt. Người giầu có thể che giấu tội lỗi của mình - người đó không cần đi tới gái mãi dâm, người đó có gái gọi. Người đó không cần bận tâm về việc bị bắt bởi vì ai có thể bắt được người đó? Những người có thể bắt người đó tất cả đều có thể bị mua: cảnh sát có thể bị mua, quan toà có thể bị mua, nhà báo có thể bị mua, không có vấn đề gì về điều đó. Không, mọi người đều có những ham muốn điên rồ, nhưng không có cơ hội thôi. Một khi bạn có cơ hội - giầu có, quyền lực - thế thì thực tại của bạn bắt đầu bụp ra, thực tại của bạn trồi lên bề mặt. Thực tế, thay cho câu ngạn ngữ nổi tiếng của Huân tước Acton, tôi muốn nói: Quyền lực làm lộ ra và lộ ra tuyệt đối.
Nó không làm hư hỏng, nó đơn giản làm lộ ra. Bạn chưa bao giờ biết một người chừng nào người đó còn chưa trong quyền lực. Nếu bạn muốn biết Jayaprakash, buộc ông ấy trở thành thủ tướng đi; bằng không bạn sẽ không bao giờ biết cả - bạn không bao giờ biết Indira. Bạn không bao giờ biết bất kì ai chừng nào bạn còn chưa buộc người đó vào trong quyền lực, và không ngoại lệ nào, họ tất cả đều chứng tỏ hư hỏng. Tại sao điều đó xảy ra? Bởi vì với tôi, ngay từ đầu, từ chính lúc đầu, chỉ người về căn bản đã hư hỏng mới có tham vọng về quyền lực, bằng không người đó không tham vọng đâu. Người đó tìm kiếm quyền lực. Ham muốn cơ bản của người đó về quyền lực chỉ ra điều gì đó về người đó. Người được thoả mãn, người mãn nguyện, không bận tâm về tất cả những điều vô nghĩa vốn là chính trị, người đó không bận tâm về tất cả những rác rưởi đó. Người đó đơn giản sống cuộc sống mãn nguyện và nhu cầu của người đó là đơn giản.
Nếu bạn muốn được mãn nguyện và hoàn thành, nghe theo Lão Tử đi - có nhiều là bị lẫn lộn. Bất kì khi nào bạn có nhiều bạn sẽ tạo ra nhiều lẫn lộn hơn cho bản thân mình; bởi vì có nhiều bạn sẽ đi các con đường sai. Người giầu không biết phải làm gì với cái giầu của mình - người đó phải làm cái gì đó nhưng người đó không biết phải làm gì. Người đó phải làm cái gì đó thay vì không làm gì, cho nên người đó bị dính líu và thế thì người đó đi theo các hướng sai và cứ đi. Chỉ đến cuối cùng người đó mới thấy rằng mình đã sống cuộc sống mà về căn bản là không chân thật. Không chân thật nảy sinh nếu bạn không nghe theo nhu cầu của mình: nếu bạn nghe theo nhu cầu của mình thì chúng là đơn giản, chẳng có gì nhiều được cần tới, mọi người đều có thể trở nên được hoàn thành. Nếu chim chóc và con vật có thể sống trong im lặng và hoàn thành thế, nếu ngay cả cây cũng có thể xoay xở được mà không có chân, không đi đâu cả, sao bạn không thể xoay xở được? Ham muốn đang tạo ra toàn thể lẫn lộn. Trước hết bạn cứ cắt bỏ nhu cầu của mình để hoàn thành ham muốn của mình thế rồi một khi ham muốn của bạn đã cho bạn quyền lực và giầu có và cơ hội, bạn không biết phải làm gì, bởi vì nhu cầu của bạn gần như chết vào lúc đó.
Cơn đói bị chết, ngon miệng bị mất, và bạn đã quên mất hoàn toàn tình yêu là gì, chính ngôn ngữ này bị quên lãng. Thế rồi bỗng nhiên bạn bị bao quanh với nhiều quyền lực nhưng không có nhu cầu thực - phải làm gì với quyền lực này? Thế thì cái gì đó này khác, cái gì đó không lành mạnh này khác sẽ bắt giữ bạn.

Ads Belove Post