Read more
Tôi bao giờ cũng nghiêm khắc với bản thân
mình và bỏ lỡ nhiều niềm vui cuộc sống. Xin thầy giải thích khác biệt giữa kỉ
luật và kiểm soát.
Không chỉ có khác biệt, có khác
biệt bao la: kỉ luật và kiểm soát là đối lập nhau.
Kiểm soát là từ bản ngã, kỉ luật
là từ vô ngã; kiểm soát là thao túng bản thân bạn, kỉ luật là hiểu bản thân bạn;
kỉ luật là hiện tượng tự nhiên, kiểm soát là phi tự nhiên; kỉ luật là tự phát,
kiểm soát là một loại kìm nén. Kỉ luật chỉ cần hiểu biết - bạn hiểu và bạn hành
động theo hiểu biết của mình. Kỉ luật không có ý tưởng nào để đi theo, kỉ luật
không có giáo điều nào để đi theo, kỉ luật không cầu toàn - kỉ luật dẫn bạn dần
dần hướng tới cái toàn thể.
Kiểm soát là cầu toàn, nó có lí
tưởng để được đạt tới; bạn có ý tưởng trong tâm trí về cách bạn phải vậy. Kiểm
soát có nhiều cái phải và nhiều cái không phải, kỉ luật không có cái phải hay
cái không phải nào. Kỉ luật là hiểu biết tự nhiên, việc tuôn chảy.
Chính từ 'kỉ luật - discipline' bắt nguồn từ gốc có nghĩa là 'học'; nó bắt
nguồn từ cùng gốc như từ 'đệ tử -
disciple'. Đệ tử là người sẵn sàng học - và kỉ luật là năng lực cởi mở giúp
bạn học. Kỉ luật không có liên quan gì tới kiểm soát. Thực tế, tâm trí có kỉ luật
chưa bao giờ là tâm trí nghĩ dưới dạng kiểm soát, không cần điều đó. Tâm trí có
kỉ luật không cần kiểm soát, tâm trí có kỉ luật là tuyệt đối tự do.
Tâm trí vô kỉ luật cần kiểm
soát bởi vì tâm trí vô kỉ luật cảm thấy rằng không có kiểm soát sẽ có nguy hiểm.
Bản thân tâm trí vô kỉ luật không thể tin cậy được, do đó mới có kiểm soát. Chẳng
hạn: Nếu bạn không tự kiểm soát mình bạn có thể giết ai đó - trong giận dữ,
trong rồ dại bạn có thể là kẻ giết người. Bạn cần kiểm soát, bởi vì bạn sợ bản
thân mình.
Con người của hiểu biết, người
hiểu bản thân mình và người khác, bao giờ cũng cảm thấy từ bi. Cho dù ai đó là
kẻ thù, người của hiểu biết vẫn có từ bi với người kia bởi vì người của hiểu biết
có thể hiểu cả quan điểm của người kia nữa. Người đó biết tại sao người kia cảm
thấy như người đó cảm vậy, người đó biết tại sao người kia giận, bởi vì người
đó biết cái ta riêng của mình, và trong việc biết đó, người đó đã biết mọi người
khác. Người đó có từ bi, người đó hiểu, và người đó đi theo hiểu biết. Khi tôi
nói điều này, đừng hiểu lầm tôi - hiểu lầm thực tế không cần có theo sau. Chính
từ 'theo sau' cho ý tưởng về việc phải làm cái gì đó: bạn hiểu, thế thì bạn phải
làm cái gì đó - đi theo. Không - cứ hiểu đi, rồi mọi thứ tự nó lắng đọng. Bạn
không cần phải theo. Nó bắt đầu xảy ra.
Cho nên điều đầu tiên cần hiểu
là khác biệt giữa kiểm soát và kỉ luật. Kiểm soát là đồng tiền giả, do xã hội đặt
ra như cái thay thế cho kỉ luật. Nó có vẻ đích xác như kỉ luật: mọi đồng tiền
giả đều có vẻ theo cách đó, bằng không bạn không thể làm cho nó lưu hành được,
nó không thể luân chuyển được ở chợ. Có nhiều đồng tiền giả về cuộc sống bên
trong. Chẳng hạn, kiểm soát là đồng tiền giả của kỉ luật, và với đồng tiền thực
của hiểu biết, tri thức là đồng tiền giả.
Với tôn giáo, giáo phái là đồng
tiền giả. Để đáp ứng cho nhu cầu của bạn về tính tôn giáo, nhiều giáo phái giả
đã được chu cấp cho bạn - Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo. Mọi 'giáo' đều là
giả. Tôn giáo không có 'giáo' về nó, nó không phải là giáo điều. Nó là cái gì
đó nở hoa bên trong bạn, không phải là cái gì đó bị áp đặt từ bên ngoài. Bao giờ
cũng nhận biết về đồng tiền giả đi bởi vì chúng đang trong lưu hành, và chúng
đã từng trong lưu hành lâu tới mức mọi người đã gần như quên mất về đồng tiền
thực. Tôn giáo không phải là Ki tô giáo, không Hindu, không Mô ha mét giáo; tôn
giáo đơn giản là tôn giáo. Nó là thái độ mà người ta phải trưởng thành vào
trong đó, người ta không thể được sinh ra ở trong đó.
Không ai có thể mang tính tôn
giáo bởi việc sinh; nó tới qua nỗ lực sáng tạo, nó tới qua đau khổ và kinh nghiệm,
nó tới qua lang thang và về nhà, nó tới qua đi lạc lối và trở lại đường đúng.
Qua nhiều đau khổ và kinh nghiệm, dần dần phẩm chất nào đó của bản thể bắt đầu
kết tinh bên trong bạn: bản thể được kết tinh đó có tính tôn giáo và hương thơm
bao quanh bản thể kết tinh đó là tôn giáo. Nó là không thể định nghĩa được.
Cùng điều đó đúng cho kiểm soát
và kỉ luật. Cẩn thận với kiểm soát đấy. Đừng bao giờ cố kiểm soát bản thân
mình. Ai sẽ thực sự kiểm soát? Nếu bạn hiểu, không có nhu cầu để kiểm soát; nếu
bạn không hiểu, thế thì ai sẽ kiểm soát? Đây là điểm nút của toàn thể vấn đề.
Nếu bạn hiểu, cần gì kiểm soát?
Bạn hiểu, vậy bạn làm bất kì cái gì cũng đều đúng. Không phải là bạn phải làm
nó đâu, bạn đơn giản làm nó bởi vì làm sao bạn có thể làm sai được? Nếu bạn đói,
bạn không bắt đầu ăn đá - bạn hiểu rằng đá là không ăn được, hết! Không cần cho
bạn lời răn: 'Đừng bao giờ ăn đá khi bạn đói.' Điều đó sẽ là ngu xuẩn, đơn giản
ngu xuẩn mà nói điều đó. Khi bạn khát bạn uống nước. Cần gì làm bất kì cái gì
phải hay không phải về nó?
Cuộc sống là đơn giản khi bạn hiểu. Không có qui chế hay qui tắc quanh nó, không cần, bởi vì chính hiểu biết của bạn là qui tắc của mọi qui tắc. Chỉ có một qui tắc vàng và đó là hiểu biết; mọi qui tắc khác đều vô dụng, chúng có thể bị vứt đi. Nếu bạn hiểu, bạn có thể vứt mọi kiểm soát, bạn có thể tự do bởi vì bất kì điều gì bạn làm, bạn sẽ làm qua hiểu biết.
Nếu bạn hỏi tôi định nghĩa về
cái gì đúng, tôi sẽ nói: Cái được làm qua hiểu biết. Đúng và sai không có giá
trị khách quan; không có gì giống như hành động đúng và hành động sai, chỉ có
các hành động được thực hiện qua hiểu biết và các hành động được thực hiện qua
vô hiểu biết. Cho nên đôi khi có thể là hành động này có thể sai khoảnh khắc
này và đúng ở khoảnh khắc tiếp bởi vì tình huống đã thay đổi và bây giờ hiểu biết
nói điều gì đó khác. Hiểu biết là sống từ khoảnh khắc sang khoảng khắc, với việc
đáp ứng nhạy cảm cho cuộc sống. Bạn không có giáo điều cố định về cách hành động;
bạn nhìn quanh, bạn cảm, bạn thấy, và thế rồi bạn hành động từ cảm giác, thấy,
biết đó - hành động tới.
Con người của kiểm soát không
có tầm nhìn về cuộc sống, người đó không có nhạy cảm với cuộc sống. Khi con đường
ở ngay trước mặt người đó, mở ra, người đó vẫn tra cứu bản đồ; khi cánh cửa ở
ngay trước người đó người đó vẫn hỏi người khác: Cửa ở đâu? Người đó mù. Thế
thì người đó phải kiểm soát bản thân mình vì cửa thay đổi mọi khoảnh khắc. Cuộc
sống không phải là thứ chết, tĩnh tại - nó không phải vậy. Nó động.
Cho nên cùng qui tắc là tốt cho
hôm qua sẽ không tốt cho hôm nay và không thể tốt cho ngày mai được. Nhưng người
sống qua kiểm soát có ý thức hệ cố định, người đó đi theo bản đồ của mình. Đường
cứ thay đổi mọi ngày, cuộc sống cứ đi vào những chiều hướng mới, nhưng người đó
cứ mang ý thức hệ rác rưởi cũ kĩ của mình. Người đó nhìn vào ý tưởng của mình,
thế rồi tuân theo nó, và thế rồi người đó bao giờ cũng ở tình huống sai.
Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy
rằng bạn đã bỏ lỡ nhiều niềm vui trong cuộc sống. Bạn phải bỏ lỡ thôi, bởi vì
niềm vui duy nhất mà cuộc sống có thể cho là đáp ứng từ hiểu biết. Thế thì bạn
cảm thấy nhiều niềm vui, nhưng thế thì bạn không có qui tắc nào, ý tưởng nào,
lí tưởng nào, thế thì bạn không ở đây để tuân theo bộ luật nào - bạn ở đây để sống
và khám phá bộ luật cuộc sống riêng của mình.
Khi bạn trở nên nhận biết về bộ
luật cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ thấy rằng nó không là thứ cố định. Nó là
động như bản thân cuộc sống. Nếu bạn cố kiểm soát, đó là bản ngã đấy; chính bản
ngã thao túng bạn theo nhiều cách. Qua bản ngã, xã hội thao túng bạn, và qua xã
hội, người chết, tất cả những người đã chết cho tới giờ, thao túng bạn. Mọi người
sống, nếu người đó tuân theo ý thức hệ chết, là tuân theo người chết.
Zarathustra là đẹp, Phật là đẹp,
Lão Tử là đẹp, Jesus là đẹp - nhưng họ không còn áp dụng được nữa. Họ đã sống
cuộc sống của họ, họ đã nở hoa đẹp: học qua họ - nhưng đừng là tín đồ ngu xuẩn.
Là đệ tử, nhưng không là học trò. Học trò học lời, lời chết; đệ tử học các bí mật
của hiểu biết, và khi người đó có hiểu biết riêng của mình, người đó cứ đi theo
đường riêng của mình. Người đó bày tỏ kính trọng với Lão Tử và nói: Bây giờ tôi
sẵn sàng, tôi biết ơn, tôi đi theo đường của tôi. Người đó bao giờ cũng biết ơn
Lão Tử - và đây là điều ngược đời: người đã đi theo Jesus, Phật hay Mohammed tới
chết không bao giờ có thể tha thứ được cho họ. Nếu bạn bỏ lỡ niềm vui của cuộc
sống bởi vì họ, thì làm sao bạn có thể tha thứ được cho họ? Làm sao bạn có thể
thực sự biết ơn được? Thực tế bạn ở sâu trong giận dữ. Nếu bạn bắt gặp họ thì bạn
sẽ giết họ, bạn sẽ sát hại họ bởi vì đây là những người đã ép buộc bạn vào
trong cuộc sống có kiểm soát; đây là những người đã không cho phép bạn sống như
bạn đã muốn sống; đây là những người đó, Moses và Mohammed, người đã trao cho bạn
những lời răn về cách sống. Bạn không thể tha thứ cho họ được. Lòng biết ơn của
bạn là giả. Bạn khổ thế, làm sao bạn có thể biết ơn được? Để làm gì? Vì khổ của
mình bạn có thể biết ơn được không? Không, bạn có thể biết ơn chỉ khi bạn phúc
lạc.
Biết ơn đi theo tựa như cái
bóng khi bạn có phúc lạc bên trong, cảm giác về phúc lành thường xuyên.
Là con người của kỉ luật nhưng
đừng bao giờ là con người của kiểm soát. Thế thì làm sao bạn có thể có kỉ luật
được? Bạn chỉ biết một nghĩa của kỉ luật và đó là bị kiểm soát - bởi bản thân bạn
hay bởi người khác. Vứt mọi qui tắc và qui chế và sống cuộc sống bằng tỉnh táo
sâu sắc, có vậy thôi. Hiểu biết phải là luật duy nhất. Nếu bạn hiểu bạn sẽ yêu,
nếu bạn yêu bạn sẽ không phạm vào bất kì điều hại nào cho bất kì ai; nếu bạn hiểu
bạn sẽ hạnh phúc, nếu bạn hạnh phúc bạn sẽ chia sẻ; nếu bạn hiểu bạn sẽ trở nên
phúc lạc tới mức từ toàn thể bản thể của bạn, lòng biết ơn hướng tới sự tồn tại
sẽ nảy sinh liên tục tiếp diễn mãi, như dòng sông. Đó là lời cầu nguyện.
Cố hiểu cuộc sống, đừng ép buộc,
và bao giờ cũng vẫn còn tự do với quá khứ; bởi vì nếu quá khứ có đó và bạn đang
kiểm soát, bạn không thể hiểu được cuộc sống. Và cuộc sống trôi nhanh thế, nó
không đợi đâu.
Nhưng tại sao mọi người cố làm
ra qui tắc? Tại sao họ rơi cả vào trong bẫy? Họ rơi vào bẫy bởi vì cuộc sống của
hiểu biết là cuộc sống của nguy hiểm. Bạn phải dựa vào bản thân mình. Cuộc sống
của kiểm soát là thoải mái và an ninh, bạn không cần dựa vào bản thân mình:
Moses sẽ làm, Kinh Thánh sẽ làm, Koran sẽ làm, Gita sẽ làm - bạn không cần bận
tâm về các vấn đề, bạn có thể trốn khỏi chúng. Bạn lấy chỗ trú ẩn trong những lời
cổ, kỉ luật, tư tưởng, bạn níu bám lấy chúng. Đây là cách bạn làm ra cuộc sống
thoải mái, cuộc sống tiện nghi - nhưng cuộc sống tiện nghi không phải là cuộc sống
phúc lạc. Thế thì bạn bỏ lỡ niềm vui bởi vì niềm vui là có thể chỉ khi bạn sống
hiểm nguy. Không có cách sống khác.
Sống hiểm nguy, và khi tôi nói
'sống hiểm nguy' tôi ngụ ý sống theo cái ta riêng của bạn, với bất kì giá nào.
Dù bất kì cái gì lâm nguy, cứ sống theo tâm thức riêng của bạn, theo trái tim
riêng và cảm nhận của bạn.
Nếu mọi an ninh bị mất, mọi thoải
mái và tiện nghi bị mất thì thế nữa bạn vẫn sẽ hạnh phúc. Bạn có thể là kẻ ăn
xin, bạn có thể là vua, bạn có thể ở trên phố trong bộ quần áo rách, nhưng
không hoàng đế nào có thể cạnh tranh được với bạn. Ngay cả các hoàng đế cũng sẽ
ghen tị với bạn vì bạn sẽ có giầu có, giầu có không về đồ vật, giầu có về tâm
thức. Bạn sẽ có ánh sáng tinh tế bao quanh và bạn sẽ có cảm giác phúc lạc. Ngay
cả những người khác cũng có thể chạm tới cảm giác đó: nó thấy được thế, bản chất
thế, người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi nó, nó sẽ trở thành từ lực.
Bên ngoài bạn có thể là kẻ ăn
xin nhưng bên trong bạn đã trở thành vua.
Nhưng nếu bạn sống cuộc sống của
thoải mái và an ninh và tiện nghi, bạn sẽ né tránh nguy hiểm, bạn sẽ né tránh
nhiều khó khăn và đau khổ; nhưng bằng việc né tránh những khó khăn và đau khổ
này bạn sẽ né tránh mọi phúc lạc có thể có trong cuộc sống. Khi bạn né tránh
đau khổ bạn né tránh luôn phúc lạc, nhớ điều đó. Khi bạn cố trốn tránh vấn đề,
bạn đang trốn tránh giải pháp nữa. Khi bạn không muốn đối diện với tình huống,
bạn làm què quặt cuộc sống riêng của mình. Đừng bao giờ sống cuộc sống có kiểm
soát - đó là cuộc sống của kẻ trốn chạy - nhưng có kỉ luật. Có kỉ luật không phải
theo tôi, không phải theo bất kì ai, mà theo ánh sáng riêng của bạn. 'Là ánh sáng lên
bản thân mình.' Đó là lời nói cuối cùng của Phật trước khi ông ấy chết;
điều cuối cùng ông ấy thốt ra là, 'Là ánh sáng lên bản thân mình.' Đó là kỉ luật.