Osho - Người sợ chết chưa bao giờ rơi vào trong tình yêu với con người, họ rơi vào trong tình yêu với đồ vật

Osho - Người sợ chết chưa bao giờ rơi vào trong tình yêu với con người, họ rơi vào trong tình yêu với đồ vật

Price:

Read more

Người sợ chết chưa bao giờ rơi vào trong tình yêu với con người,
họ rơi vào trong tình yêu với đồ vật 

Chết là định mệnh. Nó phải là vậy bởi vì nó là nguồn gốc - bạn tới từ cái chết và bạn đi tới cái chết. Sống chỉ là khoảnh khắc giữa hai cái không, chỉ là chuyến bay của con chim giữa hai trạng thái không hiện hữu.
Nếu chết là định mệnh, như nó vậy, thế thì toàn thể cuộc sống trở thành việc chuẩn bị, huấn luyện cho nó - một bộ môn về cách chết đúng và cách chết một cách toàn bộ và tuyệt đối. Toàn thể cuộc sống bao gồm việc học cách chết. Nhưng bằng cách nào đó một quan niệm sai về chết đã đi vào nhân loại, quan niệm rằng chết là kẻ thù. Đây là cơ sở của mọi quan niệm sai, và đây là cơ sở của nhân loại đi lạc lối khỏi luật vĩnh hằng, khỏi Đạo. Làm sao điều này đã xảy ra? Điều đó phải được hiểu.
Con người đã coi chết là kẻ thù của sống, cứ dường như chết có đó để phá huỷ sống, cứ dường như chết chống lại sống. Nếu đây là quan niệm thì tất nhiên bạn phải tranh đấu với cái chết, và sống trở thành nỗ lực để sống sót qua chết. Thế thì bạn đang đấu tranh chống lại cội nguồn riêng của mình, bạn đang đấu tranh chống lại định mệnh của mình, bạn đang đấu tranh chống lại cái gì đó sẽ xảy ra. Toàn thể cuộc đấu tranh này là ngớ ngẩn bởi vì chết không thể nào bị né tránh.
Nếu như nó là cái gì đó bên ngoài bạn, nó có thể được tránh né, nhưng nó ở bên trong. Bạn mang nó từ chính khoảnh khắc bạn được sinh ra. Bạn bắt đầu chết đi thực sự khi bạn bắt đầu thở, vào cùng khoảnh khắc đó. Nói rằng chết tới ở chỗ cuối là không đúng, nó bao giờ cũng ở cùng với bạn từ chính lúc bắt đầu. Nó là một phần của bạn, nó là trung tâm bên trong nhất của bạn, nó phát triển cùng bạn, và một ngày nào đó, nó đi tới cao trào, một ngày nào đó, nó đi tới nở hoa. Ngày của chết không phải là ngày của việc tới của cái chết, nó là việc nở hoa. Chết đã phát triển bên trong bạn mọi lúc, bây giờ nó đã đạt tới đỉnh; và một khi chết đạt tới đỉnh, bạn lại biến mất vào trong cội nguồn.
Nhưng con người đã lấy thái độ sai và thái độ sai đó tạo ra vật lộn, tranh đấu, bạo hành. Người nghĩ rằng chết là chống lại sống không bao giờ có thể bất bạo hành được. Điều đó là không thể được. Người nghĩ rằng chết là kẻ thù không bao giờ có thể thoải mái, như ở nhà. Điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể thoải mái khi kẻ thù đang chờ đợi bạn mọi khoảnh khắc? Nó sẽ nhảy lên bạn và phá huỷ bạn, và cái bóng của chết bao giờ cũng trùm lên bạn? Nó có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào. Làm sao bạn có thể nghỉ ngơi khi cái chết có đó? Làm sao bạn có thể thảnh thơi được? Kẻ thù sẽ không cho phép bạn thảnh thơi.
Do đó mới có căng thẳng, lo âu, phiền não của nhân loại. Bạn càng tranh đấu với cái chết, bạn sẽ càng trở nên đầy lo âu, bạn nhất định trở nên đầy lo âu. Đó là hệ quả tự nhiên. Nếu bạn tranh đấu với cái chết bạn biết rằng bạn sẽ bị thất bại. Làm sao bạn có thể hạnh phúc với cuộc sống sẽ đi tới kết thúc trong thất bại? Bạn biết rằng dù bạn làm bất kì nỗ lực nào, chẳng cái gì sẽ thành công chống lại cái chết. Sâu bên dưới bạn chắc chắn chỉ mỗi một điều và đó là cái chết. Trong cuộc sống mọi thứ khác đều không chắc chắn, chỉ cái chết là chắc chắn. Chỉ có một chắc chắn, và trong chắc chắn đó, bạn có kẻ thù. Tranh đấu với cái chắc chắn và hi vọng về những cái không chắc chắn, làm sao bạn có thể trong nghỉ ngơi được? Làm sao bạn có thể được thảnh thơi, bình thản, điềm tĩnh? Không thể được.
Mọi người tới tôi và họ nói họ muốn an bình, họ muốn ở nhà trong thế giới, họ muốn im lặng, họ cần thảnh thơi nào đó. Nhưng tôi nhìn vào trong mắt họ và nỗi sợ cái chết có đó. Có thể họ chỉ cố được thảnh thơi để tranh đấu chống lại cái chết dễ dàng hơn; có thể họ đang cố gắng tìm việc nghỉ ngơi để cho họ có thể trở nên mạnh hơn chống lại cái chết. Nhưng nếu cái chết có đó, làm sao bạn có thể được thảnh thơi, im lặng, an bình, ở nhà? Nếu cái chết là kẻ thù, thế thì về căn bản toàn thể cuộc sống trở thành kẻ thù của bạn. Thế thì mọi khoảnh khắc, mọi nơi, cái bóng đổ xuống; thế thì mọi khoảnh khắc, từ mọi nơi, cái chết đều vang vọng. Toàn thể cuộc sống trở thành thù địch, và bạn bắt đầu tranh đấu.
Toàn thể khái niệm của tâm trí phương Tây là tranh đấu để sống còn. Họ nói, 'sống sót của kẻ mạnh nhất', 'cuộc sống là cuộc vật lộn'. Tại sao nó là cuộc vật lộn? Nó là cuộc vật lộn bởi vì cái chết bị coi như cái đối lập. Một khi bạn hiểu rằng chết không phải là đối lập của sống mà là một phần của nó, phần bản chất của nó, cái không bao giờ có thể bị tách ra khỏi nó - một khi bạn chấp nhận chết như người bạn, bỗng nhiên biến đổi xảy ra. Bạn được tôn lên, tầm nhìn của bạn bây giờ có phẩm chất mới trong nó. Bây giờ không có tranh đấu, không có chiến tranh, bạn không đánh lại bất kì ai, bây giờ bạn có thể thảnh thơi, bây giờ bạn có thể ở nhà. Một khi chết trở thành bạn bè, chỉ thế thì sống cũng trở thành bạn bè. Điều này có thể có vẻ ngược đời nhưng nó là vậy, chỉ dáng vẻ là có vẻ ngược đời thôi. Nếu chết là kẻ thù, thế thì sâu bên dưới sống cũng là kẻ thù, bởi vì sống dẫn tới chết.
Mọi kiểu cuộc sống đều dẫn tới cái chết - cuộc sống của người nghèo, cuộc sống của người giầu, cuộc sống của thành công và cuộc sống của thất bại, cuộc sống của người trí huệ và cuộc sống của người dốt nát, cuộc sống của tội nhân và thánh nhân. Mọi loại cuộc sống, dù khác biệt đến đâu, đều dẫn tới cái chết. Làm sao bạn có thể trong tình yêu với cuộc sống nếu bạn chống lại cái chết? Thế thì tình yêu của bạn không là gì ngoài sở hữu, tình yêu của bạn không là gì ngoài níu bám. Chống lại cái chết, bạn níu bám lấy cuộc sống, nhưng bạn có thể hiểu rằng chính cuộc sống này đang bắc cầu sang cái chết gần như mọi ngày. Cho nên bạn đã phải chịu tận số, mọi nỗ lực của bạn đều tận số. Và thế thì lo âu nảy sinh, toàn thể bản thể run rẩy. Bạn sống trong run rẩy và thế thì bạn trở nên bạo hành và điên khùng.
Ở phương Tây tỉ lệ người điên cao hơn nhiều so với ở phương Đông. Lí do là rõ ràng. Phương Tây coi cái chết chống lại cuộc sống, nhưng phương Đông có quan điểm hoàn toàn khác - sống và chết là một, hai mặt của cùng một hiện tượng. Một khi bạn chấp nhận cái chết, nhiều điều lập tức được chấp nhận. Thực tế nếu bạn chấp nhận cái chết như một phần của cuộc sống, thế thì mọi kẻ thù khác cũng được chấp nhận như một phần của tình bạn bởi vì nhị nguyên cơ sở tan biến, nhị nguyên của sống và chết, hiện hữu và không hiện hữu. Nếu nhị nguyên cơ sở được giải quyết, thế thì tất cả các nhị nguyên khác chỉ là bề ngoài, chúng tan biến đi. Bỗng nhiên bạn ở nhà - mắt trong trẻo, không khói trong chúng, cảm nhận tuyệt đối rõ ràng, và không bóng tối nào xung quanh.
Nhưng tại sao, tại sao điều đó đã xảy ra ở phương Tây? Và nó đang xảy ra ở phương Đông nữa bởi vì phương Đông mọi ngày đang biến thành có nhiều tính phương Tây hơn. Trong mọi giáo dục, trong thái độ khoa học, phương Đông không còn là thuần tuý phương Đông nữa, nó đã bị ô uế. Phương Đông bây giờ cũng trở nên lo âu, sợ hãi. Bạn có quan sát thấy rằng ở phương Tây có nhiều ý thức tới thời gian nhưng ở phương Đông nó không nhiều thế, và cho dù có nó, nó cũng chỉ có ở phần những người có văn hoá, có giáo dục thôi? Nếu bạn đi về làng mạc, không có ý thức về thời gian. Thực tế, ý thức thời gian là ý thức về cái chết: khi bạn sợ chết thì thời gian là ngắn ngủi. Với nhiều điều thế cần làm và ít thời gian thế được cho, bạn ý thức về mọi giây trôi qua. Cuộc sống đang bị làm ngắn dần lại cho nên bạn căng thẳng, chạy quanh, làm nhiều thứ, cố tận hưởng toàn thể về nó, chạy từ chỗ này sang chỗ nọ, từ tận hưởng này sang tận hưởng khác - và chả tận hưởng được gì, bởi vì bạn ý thức tới thời gian thế.
Ở phương Đông mọi người không ý thức thế tới thời gian bởi vì họ đã chấp nhận cuộc sống. Bạn không thể nhận biết được rằng ở Ấn Độ chúng ta đã đặt tên cho cái chết là thời gian. Chúng ta gọi cái chết là 'kal', và chúng ta cũng gọi thời gian là 'kal'; kal nghĩa là thời gian và kal nghĩa là cái chết nữa. Dùng cùng một từ cho cả hai nghĩa là hiểu biết rất sâu sắc, điều đó rất có nghĩa. Thời gian là cái chết, cái chết là thời gian: bạn càng ý thức tới cái chết, bạn sẽ càng ý thức tới thời gian, càng ít ý thức tới cái chết, càng ít ý thức tới thời gian. Thế thì không có vấn đề về thời gian. Nếu bạn đã hoàn toàn hấp thu cái chết vào trong cuộc sống, ý thức về thời gian đơn giản biến mất. Tại sao ở phương Tây và bây giờ ở phương Đông có nhiều lo âu về cái chết, nhiều tới mức cuộc sống không thể được tận hưởng chút nào?
Sống trong thế giới vô thời gian, đá còn hạnh phúc hơn người; sống trong thế giới nơi cái chết không được biết tới, cây còn phúc lạc hơn người; không phải là chúng không chết, nhưng cái chết không được biết tới. Con vật sung sướng, mở hội, chim hót, toàn thể sự tồn tại ngoại trừ con người đều vô nhận biết về cái chết một cách phúc lạc. Duy chỉ con người nhận biết về cái chết và điều đó tạo ra mọi vấn đề khác; đó là vấn đề cội nguồn, chỗ nứt cơ sở.
Đáng ra phải không như vậy, bởi vì con người là đỉnh cao nhất, được tinh chế nhất, đỉnh của sự tồn tại - tại sao nó lại vậy với con người? Bất kì khi nào bạn đạt tới đỉnh, gần như ngay bên cạnh, thung lũng trở nên sâu hơn. Đỉnh cao chỉ có thể tồn tại được với thung lũng sâu. Với đá, không có bất hạnh, không có thung lũng, bởi vì hạnh phúc của chúng cũng ở trên đất bằng. Con người là đỉnh, con người đã vươn lên cao, nhưng bởi vì việc vươn lên này, ngay bên cạnh có vực sâu, thung lũng. Bạn nhìn xuống và bạn cảm thấy nôn nao, bạn nhìn xuống và bạn cảm thấy sợ. Thung lũng là một phần của đỉnh, thung lũng không thể tồn tại mà không có đỉnh, và đỉnh không thể tồn tại mà không có thung lũng, chúng là cùng nhau, chúng là sự cùng nhau. Nhưng con người đứng ở chiều cao của đỉnh nhìn xuống và cảm thấy nôn nao, choáng váng, sợ sệt, hãi hùng.
Con người có ý thức - đó là chỗ toàn thể rắc rối nảy sinh.
Ý thức là con dao hai lưỡi; nó cắt theo cả hai cách. Nó có thể làm cho bạn hoàn toàn hạnh phúc tới mức, kiểu hạnh phúc đó không được biết tới ở bất kì đâu trong sự tồn tại; nó có thể làm cho bạn bất hạnh và khổ sở tới mức, kiểu bất hạnh đó cũng không được biết tới ở đâu khác trên thế giới. Con người có khả năng kép; bằng việc có ý thức, hai con đường đột nhiên mở ra trước con người.
Ý thức có thể trở thành phúc lành, nhưng nó cũng có thể trở thành tai hoạ nữa. Mọi phúc lành tới với tai hoạ, vấn đề là ở chỗ điều đó tuỳ thuộc vào bạn, vào cách thức bạn chọn lựa. Để tôi giải thích điều đó cho bạn, thế rồi chúng ta có thể dễ dàng đi vào lời kinh này.
Con người có ý thức. Khoảnh khắc con người trở nên có ý thức, người đó trở nên có ý thức về cái kết thúc nữa - rằng người đó sẽ chết. Người đó trở nên có ý thức về ngày mai, ý thức về thời gian, ý thức về sự trôi qua của thời gian - thế thì chẳng chóng thì chầy, cái kết thúc sẽ tới gần. Người đó càng trở nên có ý thức, cái chết càng trở thành vấn đề, vấn đề duy nhất. Làm sao tránh nó? Đây là việc dùng ý thức theo cách sai. Nó cũng hệt như bạn đưa cho đứa trẻ chiếc kính viễn vọng, và đứa trẻ không biết cách dùng nó. Nó có thể nhìn vào trong kính viễn vọng từ đầu sai.
Ý thức là chiếc kính viễn vọng, bạn có thể nhìn qua nó từ đầu sai. Và đầu sai có ích lợi nào đó của riêng nó - điều đó tạo ra nhiều rắc rối hơn. Qua đầu sai của chiếc kính viễn vọng, bạn có thể thấy rằng nhiều ích lợi là có thể; trong phạm vi ngắn, nhiều ích lợi là có thể. Những người ý thức tới thời gian, thu được cái gì đó trong so sánh với những người không ý thức tới thời gian. Những người ý thức tới cái chết, đạt tới nhiều thứ trong so sánh với người không ý thức tới cái chết. Đó là lí do tại sao phương Tây cứ tích luỹ của cải vật chất, còn phương Đông vẫn còn nghèo nàn. Nếu bạn không ý thức tới cái chết, ai bận tâm?
Mọi người sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, cứ dường như ngày mai không tồn tại. Ai tích luỹ? Để làm gì? Hôm nay đẹp thế, sao không mở hội nó, và chúng ta sẽ thấy ngày mai khi nó tới.
Ở phương Tây họ đã tích luỹ của cải vô hạn, bởi vì họ ý thức tới thời gian thế. Họ đã qui toàn thể cuộc đời họ vào đồ vật, những thứ vật chất - nhà chọc trời. Họ đã đạt tới nhiều của cải... đó là ích lợi của việc nhìn từ đầu sai. Họ chỉ có thể thấy một số thứ ở gần, tầm ngắn, họ không thể nhìn được xa hơn. Mắt họ đã trở thành giống như mắt của người mù, người không thể nhìn thấy được xa hơn. Người đó nhìn vào bất kì cái gì, người đó có thể thu lấy được ngay bây giờ, không nghĩ rằng nó có thể rất tốn kém lúc cuối cùng. Về tầm xa, ích lợi này có thể không tỏ ra là ích lợi đâu. Bạn có thể làm ngôi nhà lớn, nhưng đến lúc nó được dựng xong, bạn đã sẵn sàng đi rồi; bạn không thể sống được trong nó chút nào. Bạn có thể đã sống trong ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, thậm chí túp lều tranh cũng được, nhưng bạn nghĩ rằng bạn sống trong lâu đài. Bây giờ lâu đài sẵn sàng đấy, nhưng người đó mất rồi. Người đó không có đó.
Mọi người tích luỹ của cải với cái giá về cái ta của riêng họ. Cuối cùng, chung cuộc, một ngày nào đó, họ trở nên nhận biết rằng họ đã đánh mất bản thân mình và rằng họ đã mua về những thứ vô dụng. Cái giá là lớn, nhưng bây giờ chẳng cái gì có thể được làm, thời gian là quá khứ.
Nếu bạn ý thức tới thời gian, bạn sẽ điên về tích luỹ các đồ vật, bạn sẽ biến đổi toàn thể sinh lực của mình thành đồ vật. Người ý thức tới toàn thể, sẽ tận hưởng khoảnh khắc này nhiều nhất có thể được. Người đó sẽ nổi. Người đó sẽ không bận tâm về ngày mai, bởi vì người đó biết ngày mai chưa bao giờ tới cả. Người đó biết rằng chung cuộc chỉ một điều phải được đạt tới - đó là cái ta riêng của người ta.
Sống, và sống toàn bộ tới mức bạn đi tới tiếp xúc với bản thân mình... Và không có cách khác để đi vào tiếp xúc với bản thân mình đâu. Bạn càng sống sâu sắc, bạn càng biết bản thân mình một cách sâu sắc, trong quan hệ, trong một mình. Bạn càng đi sâu hơn vào trong quan hệ, trong tình yêu, bạn càng biết sâu hơn. Tình yêu trở thành tấm gương. Và người chưa bao giờ yêu, không thể một mình được, người đó nhiều nhất chỉ có thể cô đơn.
Người đã yêu và biết mối quan hệ, có thể một mình được. Bây giờ sự một mình của người đó có phẩm chất hoàn toàn khác của nó, nó không phải là cô đơn. Người đó đã sống trong quan hệ, đã hoàn thành tình yêu của mình, biết người khác, và biết bản thân mình qua người khác. Bây giờ người đó có thể biết bản thân mình một cách trực tiếp, bây giờ người đó không cần gương nữa. Cứ nghĩ về ai đó chưa bao giờ bắt gặp gương mà xem. Người đó có thể nhắm mắt lại và thấy khuôn mặt của mình được không? Không thể được. Người đó thậm chí không thể tưởng tượng được khuôn mặt của mình, người đó không thể thiền được về nó. Nhưng một người đã đi tới gương, nhìn vào trong gương, biết khuôn mặt của mình qua nó, có thể nhắm mắt lại và thấy khuôn mặt này bên trong. Đó là điều xảy ra trong mối quan hệ. Khi một người đi vào trong mối quan hệ, mối quan hệ phản chiếu, phản xạ bản thân người đó, và người đó đi tới biết nhiều điều mà người đó chưa bao giờ biết đã tồn tại trong mình.
Qua người khác, người đó đi tới biết về giận dữ của mình, tham lam của mình, ghen tị của mình, sở hữu của mình, từ bi của mình, tình yêu của mình và cả nghìn tâm trạng của bản thể mình. Nhiều bầu khí hậu người đó gặp phải qua người khác. Dần dần một khoảnh khắc tới, khi người đó bây giờ có thể một mình; người đó có thể nhắm mắt lại và biết trực tiếp tâm thức riêng của mình. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng với những người chưa bao giờ yêu, thiền là rất, rất khó.
Những người đã yêu sâu sắc có thể trở thành thiền nhân sâu sắc; những người đã yêu trong mối quan hệ, bây giờ ở vị trí ở với bản thân mình. Bây giờ họ đã trở nên chín chắn, bây giờ người khác không được cần tới nữa. Nếu người khác có đó, họ có thể chia sẻ, nhưng nhu cầu này đã biến mất; bây giờ không có phụ thuộc.
Ý thức chung cuộc trở thành ý thức về cái chết. Nếu ý thức trở thành ý thức về cái chết ở chỗ cuối cùng, nỗi sợ nảy sinh. Nỗi sợ đó tạo ra chạy trốn liên tục bên trong bạn. Thế thì bạn đang chạy trốn khỏi cuộc sống; bất kì chỗ nào có cuộc sống, bạn đều chạy trốn bởi vì bất kì chỗ nào có cuộc sống thì một chỉ dẫn, một thoáng nhìn về cái chết lại tới. Những người sợ chết chưa bao giờ rơi vào trong tình yêu với con người, họ rơi vào trong tình yêu với đồ vật - đồ vật chưa bao giờ chết bởi vì chúng chưa bao giờ sống.
Bạn có thể có các đồ vật mãi mãi và, hơn nữa, chúng là thay thế được. Nếu một xe mất đi, bạn có thể thay thế nó bằng xe khác, đích xác cùng kiểu được chế tạo. Nhưng bạn không thể thay thế người được - nếu vợ bạn chết, cô ấy chết vĩnh viễn. Bạn có thể có vợ khác, nhưng không người đàn bà nào khác sẽ thay thế được cô ấy - dù tốt hay xấu, không người đàn bà nào khác có thể là cùng người đàn bà đó. Nếu con bạn chết, bạn có thể nhận nuôi đứa khác, nhưng không đứa con nhận nuôi nào sẽ có cùng phẩm chất như con riêng của bạn có thể có. Vết thương còn lại, nó không thể được chữa lành. Những người quá sợ chết, trở nên sợ sống. Thế thì họ tích luỹ đồ vật: lâu đài lớn, xe lớn, hàng triệu đô la, ru pi, cái này cái nọ, những đồ vật không chết. Đồng ru pi bất tử hơn là hoa hồng. Họ không bận tâm về hoa hồng, họ cứ tích luỹ ru pi.
Đồng ru pi không bao giờ chết, nó gần như bất tử, nhưng hoa hồng... Vào buổi sáng nó sống động và đến tối nó không còn nữa. Họ trở nên sợ hoa hồng, họ không nhìn vào chúng. Hay đôi khi, nếu ham muốn phát sinh, họ mua hoa nhựa. Chúng là tốt. Bạn có thể thoải mái với hoa nhựa bởi vì chúng cho cảm giác bất tử. Chúng có thể có đó mãi mãi và mãi mãi. Hoa hồng thực - vào buổi sáng nó sống động thế, đến tối nó qua rồi, cánh hoa đã rụng xuống đất, nó đã trở về cùng cội nguồn. Từ đất nó tới, hoa trong một chốc, và gửi hương thơm cho toàn thể sự tồn tại. Thế rồi sứ mệnh được hoàn thành, thông điệp được trao, nó rụng im lặng trở lại trong đất và biến mất không một giọt nước mắt, không vật lộn. Bạn có thấy cánh hoa rơi xuống đất từ đoá hoa không? Chúng rụng xuống đẹp làm sao và duyên dáng làm sao, không níu bám; không một khoảnh khắc nào chúng cố níu bám. Làn gió thoảng tới và toàn bộ đoá hoa đã đi vào đất, trở về với cội nguồn.
Người sợ chết sẽ sợ sống, sẽ sợ yêu, bởi vì yêu là đoá hoa - yêu không phải là đồng ru pi. Người sợ sống có thể có hôn nhân, nhưng người đó sẽ không bao giờ rơi vào trong tình yêu. Hôn nhân giống như đồng ru pi, tình yêu giống như hoa hồng. Nó có đó, nó có thể không có đó, nhưng bạn không thể chắc chắn được về nó, nó không có tính bất tử hợp pháp về nó. Hôn nhân là cái gì đó để níu bám, nó có chứng nhận, toà án đằng sau nó. Nó có lực của cảnh sát và tổng thống đằng sau nó và tất cả họ sẽ tới, nếu cái gì đó đi sai.
Nhưng với tình yêu... Có lực của hoa hồng tất nhiên, nhưng hoa hồng không phải là cảnh sát, chúng không phải là tổng thống, chúng không thể bảo vệ được.
Tình yêu tới và đi, hôn nhân đơn giản tới. Hôn nhân là hiện tượng chết, nó là thể chế. Điều đơn giản không thể nào tin được rằng mọi người thích sống trong các thể chế. Sợ hãi, sợ chết, họ đã giết chết mọi khả năng của cái chết từ mọi nơi. Họ đang tạo ra ảo tưởng quanh mình rằng mọi thứ sẽ nguyên si như nó vậy. Mọi thứ là an ninh và an toàn. Ẩn đằng sau an ninh này, họ cảm thấy an ninh nào đó, nhưng điều đó là ngu xuẩn, ngu si. Không cái gì có thể cứu được họ; cái chết sẽ tới và gõ cửa họ và họ sẽ chết.
Ý thức có thể lấy hai cách nhìn. Một cách là sợ cuộc sống bởi vì qua cuộc sống mà cái chết tới. Cách khác là sống cuộc sống sâu sắc, tới độ bạn bắt đầu yêu cả cái chết nữa, bởi vì cái chết là cốt lõi bên trong nhất của nó. Thái độ thứ nhất tới từ suy nghĩ, thái độ thứ hai tới từ thiền. Thái độ thứ nhất tới từ quá nhiều ý nghĩ, thái độ thứ hai tới từ tâm trí vô ý nghĩ, từ vô trí. Ý thức có thể được qui lại thành ý nghĩ; ý nghĩ có thể bị tan ra trở lại vào trong ý thức.
Nghĩ về dòng sông trong mùa đông mà xem. Khi băng bắt đầu xuất hiện, những phần nào đó của nước bây giờ bị đông cứng lại. Thế rồi lạnh nữa tới, nhiệt độ xuống dưới không độ và cả dòng sông bị đông cứng lại. Bây giờ không còn chuyển động nào, không luồng chảy nào. Ý thức là dòng sông, dòng suối - với nhiều ý nghĩ, dòng suối bị đông cứng. Nếu có nhiều ý nghĩ, nhiều 'cản trở-ý nghĩ', thì không có khả năng nào cho dòng chảy nào. Thế thì dòng sông hoàn toàn bị đông cứng. Bạn đã chết rồi.
Nhưng nếu sông hoàn toàn chảy, nếu bạn tan chảy dưới các tảng băng, nếu bạn tan chảy tất cả những cái đã đông cứng, mọi ý nghĩ... Đó là điều thiền tất cả là gì: nó là nỗ lực làm tan mọi ý nghĩ. Chúng có thể được chuyển lại vào trong tâm thức. Thế thì dòng sông tuôn chảy, thế thì dòng sông có dòng chảy của nó, và sống động, rung động, nhảy múa, nó đi tới biển cả. Sao mọi người thích bị đông cứng? Bởi vì dòng sông đông cứng không thể đi ra biển được. Biển nghĩa là cái chết. Dòng sông sẽ biến mất trong cái vô hạn, nó sẽ không còn là cá nhân nữa. Nó sẽ không có tên riêng của mình: sông Hằng sẽ không là Hằng nữa, sông Volga sẽ không là Volga nữa. Chúng biến mất trong biển chưa được thăm dò.
Nếu tâm trí sợ hãi, nó trở thành cơn xoáy lốc các ý nghĩ. Nếu bạn là người nghĩ quá nhiều, liên tục nghĩ từ sáng tới tối, từ tối tới sáng, vào ban ngày, ý nghĩ và ý nghĩ, vào ban đêm, mơ và mơ và mơ - dòng sông của bạn bị đông cứng. Điều đó nữa là một phần của sợ hãi: dòng sông của bạn bị đông cứng tới mức bạn không thể di chuyển được, cho nên đại dương vẫn còn xa xăm. Nếu bạn di chuyển, bạn sẽ rơi vào trong đại dương.
Thiền là nỗ lực giải đông cho bạn. Ý nghĩ dần dần tan ra như tuyết, lại trở thành tuôn chảy, và tâm trí trở thành luồng chảy. Bây giờ không cái gì cản trở nó, nó di chuyển không bị cản trở ra biển.
Nếu tâm thức trở nên có tính thiền, thế thì bạn chấp nhận cái chết, thế thì cái chết không là rời bên ngoài, nó là bạn. Thế thì bạn chấp nhận cái chết như việc nghỉ ngơi; thế thì bạn chấp nhận cái chết như việc thảnh thơi cuối cùng; thế thì bạn chấp nhận cái chết như việc về hưu. Bạn về hưu. Cả ngày bạn đã làm việc vất vả, đến tối bạn về nhà, và thế rồi bạn đi ngủ, bạn lui về nghỉ ngơi. Cuộc sống giống như ngày, cái chết giống như đêm. Bạn sẽ lại tới, nhiều buổi sáng sẽ tới, dưới các hình dạng khác nhau, bạn sẽ lại ở đây lặp đi lặp lại mãi, cho tới khi cái chết tuyệt đối xảy ra. Cái chết tuyệt đối đó là dành cho những người đã trở nên tuyệt đối không có ý nghĩ. Nó dành cho những người đã biết một cách tuyệt đối rằng chết và sống là hai mặt của cùng một đồng tiền, người bây giờ không còn sợ chết - thậm chí không có một thoáng sợ hãi - và người bây giờ không còn bị gắn bó với sống.
Cho nên có hai giai đoạn của việc biến mất chung cuộc. Giai đoạn thứ nhất là không sợ chết. Và một khi bạn không sợ chết, bước thứ hai là không có thèm khát sâu sắc nào về sống. Thế thì bạn vượt ra ngoài. Và Lão Tử nói đây là luật vĩnh hằng - biết nó là được chứng ngộ, không biết nó là chuốc lấy thảm hoạ.

Ads Belove Post