1001 Bí Mật Tâm Linh (0037) Bạn càng chia sẻ, bạn càng trưởng thành

1001 Bí Mật Tâm Linh (0037) Bạn càng chia sẻ, bạn càng trưởng thành

Price:

Read more



Osho ơi, từ thiện nên đóng vai trò gì trong cuộc sống của sannyasin?
Câu hỏi này không phải là từ sannyasin, nó là từ Philip Martin. Điều thứ nhất, Philip Martin, trở thành sannyasin đi. Bạn không nên hỏi những câu hỏi về người khác, điều đó là không lịch sự; bạn nên hỏi những câu hỏi về bản thân mình.
Là một sannyasin đi và thế rồi hãy hỏi. Nhưng câu hỏi này là có ý nghĩa, cho nên đằng nào tôi cũng sẽ trả lời nó. Và tôi có cảm  giác rằng sớm hay muộn Philip Martin sẽ là một sannyasin; cho dù câu hỏi biểu lộ một khuynh hướng nào đó.
Điều thứ nhất: mọi tôn giáo trên thế giới đều nhấn mạnh vào từ thiện quá nhiều. Và lí do là ở chỗ con người bao giờ cũng cảm thấy mặc cảm với tiền. Từ thiện đã được thuyết giảng nhiều thế để giúp cho con người cảm thấy chút ít nhẹ mặc cảm. Bạn sẽ ngạc nhiên: trong tiếng Anh cổ có từ 'gilt' có nghĩa là tiền. Trong tiếng Đức có từ geld có nghĩa là tiền, và 'gold' thì rất gần đó! Guilt, gilt, geld, gold... bằng cách nào đó, sâu bên dưới, mặc cảm lớn có tham dự vào trong tiền.
Bất kì khi nào bạn có tiền, bạn cũng đều cảm thấy mặc cảm. Và điều đó là tự nhiên bởi vì biết bao nhiêu người không có tiền - làm sao bạn có thể tránh được mặc cảm? Bất kì khi nào bạn có tiền, bạn đều biết ai đó đã trở nên nghèo hơn bởi vì bạn. Bất kì khi nào bạn có tiền, bạn đều biết ở đâu đó, ai đó sẽ bị chết đói, và số dư ngân hàng của bạn ngày một trở nên lớn hơn. Đứa trẻ nào đó sẽ không có được thuốc; người nghèo nào đó sẽ chết bởi vì người đó sẽ không có thức ăn. Làm sao bạn có thể tránh được những điều này? Chúng sẽ có đó. Bạn càng có nhiều tiền, những điều này sẽ càng có nhiều thêm ở đó bùng nổ trong tâm thức của bạn; bạn sẽ cảm thấy mặc cảm.
Từ thiện là để làm bớt nặng gánh cho bạn khỏi mặc cảm, cho nên bạn nói, "Mình định làm điều gì đó: mình định mở bệnh viện, mở trường cao đẳng. Mình đem tiền cho quĩ từ thiện này, quĩ uỷ thác kia..." Bạn cảm thấy chút ít hạnh phúc hơn. Thế giới đã sống trong nghèo đói, thế giới đã sống trong khan hiếm. Chín mươi chín phần trăm mọi người đã sống cuộc sống nghèo khó, gần chết đói và chết, và chỉ một phần trăm số người đã sống trong giầu có, với tiền bạc: họ bao giờ cũng cảm thấy mặc cảm. Để giúp họ, tôn giáo đã phát triển ý tưởng về từ thiện. Đấy là để gạt bỏ cho họ khỏi mặc cảm của mình.
Cho nên điều đầu tiên tôi muốn nói là: Từ thiện không phải là đức hạnh, nó chỉ là sự giúp đỡ để giữ cho lành mạnh của bạn được nguyên vẹn; bằng không thì bạn sẽ phát rồ. Từ thiện không phải là đức hạnh, nó không phải là punya; không phải là bạn đã làm điều gì đó tốt khi bạn làm từ thiện. Đấy chỉ là bạn ăn năn vì tất cả những điều xấu bạn đã làm trong tích luỹ tiền bạc. Với tôi từ thiện không phải là phẩm chất lớn, nó là ăn năn, bạn đang ăn năn. Một trăm đồng ru pi bạn kiếm được, mười đồng bạn đem cho từ thiện, đấy là ăn năn. Bạn cảm thấy chút ít thoải mái hơn, bạn không cảm thấy điều đó là tệ; bản ngã của bạn cảm thấy chút ít được bảo vệ. Bạn có thể nói với Thượng đế, "Con không chỉ có bóc lột, con cũng giúp người nghèo." Nhưng đây là kiểu giúp đỡ gì vậy? Một tay bạn vồ lấy một trăm ru pi, còn tay kia bạn cho mười ru pi - thậm chí không phải là tiền lãi!
Đây là một thủ đoạn đã được phát minh ra bởi cái gọi là những người tôn giáo, để giúp không phải cho người nghèo mà cho người giầu. Để cho điều đó được hoàn toàn rõ ràng, đây là thái độ của tôi: nó đã là một thủ đoạn để giúp cho người giầu, không cho người nghèo. Nếu người nghèo mà được giúp đỡ, đấy chỉ là một hậu quả của nó, một sản phẩm phụ, nhưng điều đó không phải là mục tiêu của nó.
Tôi nói gì với các sannyasins của tôi? Tôi không nói về từ thiện; từ đó dường như xấu với tôi. Tôi nói về chia sẻ, và với một phẩm chất hoàn toàn khác trong nó. Chia sẻ... nếu bạn có, bạn chia sẻ, không phải vì qua việc chia sẻ, bạn sẽ giúp người khác, không, nhưng bởi việc chia sẻ, bạn sẽ trưởng thành. Bạn càng chia sẻ, bạn càng trưởng thành.
Và bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều, dù nó là bất kì cái gì. Không chỉ là vấn đề tiền: nếu bạn có tri thức, chia sẻ nó; nếu bạn có thiền, chia sẻ nó; nếu bạn có tình yêu, chia sẻ nó. Bất kì cái gì bạn có, chia sẻ nó, lan toả nó khắp nơi; để nó lan đi như hương thơm của đoá hoa bay theo gió. Điều đó chẳng liên quan gì đặc biệt với người nghèo; chia sẻ với bất kì ai cái đang có sẵn... và có các kiểu người nghèo khác nhau.
Người giầu có thể là nghèo bởi vì người đó chưa bao giờ biết tình yêu nào - chia sẻ tình yêu với người đó. Người nghèo có thể đã biết tới tình yêu nhưng lại không biết tới thức ăn tốt - chia sẻ thức ăn cho người đó. Người giầu có thể có mọi thứ và không có hiểu biết - chia sẻ hiểu biết của bạn cho người đó; người đó cũng là nghèo. Có cả nghìn lẻ một kiểu nghèo. Bất kì cái gì bạn có, chia sẻ nó.
Nhưng nhớ: tôi không nói rằng đây là đức hạnh và Thượng đế sẽ cho bạn một chỗ đặc biệt trên cõi trời, rằng bạn sẽ được đối xử đặc biệt, rằng bạn sẽ được coi là VIP (người rất quan trọng), không. Bằng việc chia sẻ ở đây bây giờ, bạn sẽ hạnh phúc hơn. Kẻ tích trữ chưa bao giờ là người hạnh phúc cả. Kẻ tích trữ về cơ bản là bị táo bón. Người đó cứ tích trữ; người đó không thể thảnh thơi, người đó không thể cho được. Người đó cứ tích trữ; bất kì cái gì người đó thu được, người đó đơn giản tích trữ nó. Người đó chưa bao giờ tận hưởng nó, bởi vì ngay cả trong tận hưởng nó, bạn cũng phải chia sẻ nó, bởi vì tất cả mọi việc tận hưởng đều là một loại chia sẻ.
Nếu bạn muốn thực sự tận hưởng thức ăn của mình, bạn sẽ phải mời bạn bè. Nếu bạn thực sự muốn tận hưởng thức ăn, bạn sẽ phải mời khách; bằng không thì bạn sẽ không có khả năng tận hưởng nó. Nếu bạn thực sự muốn tận hưởng việc uống, làm sao bạn có thể tận hưởng nó một mình trong phòng của bạn được? Bạn sẽ phải tìm bạn bè, những người say sưa khác - bạn sẽ phải chia sẻ!
Vui sướng bao giờ cũng là chia sẻ. Vui sướng không tồn tại một mình.
Làm sao bạn có thể hạnh phúc một mình được, tuyệt đối một mình? Nghĩ mà xem! Làm sao bạn có thể hạnh phúc được, tuyệt đối một mình? Không, vui sướng là mối quan hệ, nó là việc cùng nhau. Trong thực tế ngay cả những người đã đi lên núi và đã sống một cuộc sống một mình, họ cũng chia sẻ với sự tồn tại. Không một mình... họ chia sẻ với các ngôi sao và núi non và chim chóc và cây cối, họ không một mình.
Nghĩ xem: trong mười hai năm Mahavira đã đứng một mình trong rừng sâu, nhưng ông ấy không một mình. Tôi nói với bạn, với đủ thẩm quyền, ông ấy không một mình. Chim chóc tới và chơi đùa xung quanh, và các con vật sẽ tới và ngồi xung quanh, và cây cối sẽ xoè hoa lên ông ấy, và các vì sao sẽ tới, và mặt trời sẽ lên. Và ngày và đêm, và mùa hè và mùa đông... và suốt cả năm ròng... nó là vui sướng! Vâng, ông ấy xa với con người - ông ấy phải như vậy, bởi vì con người đã làm biết bao nhiêu điều thiệt hại cho ông ấy tới mức ông ấy cần xa khỏi họ để cho ông ấy có thể được chữa lành. Đấy chỉ là để tránh con người trong một thời kì nào đó, để cho họ không gây hại cho ông ấy. Đó là lí do tại sao các sannyasins đôi khi đã đi vào trong sự một mình, chỉ để chữa lành các vết thương của họ; bằng không thì mọi người sẽ cứ thọc dao vào vết thương của bạn và họ sẽ làm cho chúng cứ còn chưa lành, họ sẽ không cho phép bạn chữa lành, họ sẽ không cho bạn cơ hội để hoàn tác lại điều họ đã làm.
Trong mười hai năm Mahavira đã im lặng, đứng, ngồi với đá và cây, nhưng ông ấy không một mình, ông ấy được toàn thể sự tồn tại xô lại. Toàn thể sự tồn tại hội nhập vào ông ấy. Thế rồi một ngày tới khi ông ấy được chữa lành, các vết thương của ông ấy được lành lặn, và bây giờ ông ấy biết không ai có thể làm hại được ông ấy. Ông ấy đã vượt ra ngoài. Không người nào có thể làm hại ông ấy thêm nữa. Ông ấy đã quay lại để quan hệ với con người, để chia sẻ niềm vui sướng mà ông ấy đã đạt tới ở đó.
Kinh sách Jaina chỉ nói về sự kiện là ông ấy đã rời bỏ thế giới, chúng không nói về sự kiện là ông ấy đã quay lại vào thế giới. Đấy mới chỉ là một nửa câu chuyện, đấy không phải là câu chuyện đầy đủ.
Phật đã đi vào rừng, nhưng ông ấy đã quay lại. Làm sao bạn có thể cứ ở đó mãi khi bạn có nó? Bạn sẽ phải quay lại và chia sẻ nó. Vâng, cũng tốt là chia sẻ với cây cối, nhưng cây cối không thể hiểu nhiều thế. Chúng rất câm lặng. Cũng tốt là chia sẻ với các con vật, chúng là đẹp. Nhưng cái đẹp của đối thoại con người, điều đó là không thể tìm thấy được ở bất kì đâu khác; sự đáp ứng, sự đáp ứng con người! Họ phải quay lại với thế giới, với con người, để chia sẻ niềm vui của mình, phúc lạc của mình, cực lạc của mình.
'Từ thiện' không phải là một từ tốt, nó là một từ rất nặng tải. Tôi nói về chia sẻ. Với các sannyasins của mình, tôi nói, chia sẻ đi. Trong từ 'từ thiện' cũng có cái xấu nào đó; dường như là bạn có quyền hành cao hơn, còn người khác thấp hơn bạn, dường như là bạn đang giúp người khác, dường như là người đó đang túng thiếu. Điều đó là không tốt. Nhìn vào người khác dường như người đó thấp hơn bạn, bạn có, còn người đó không có, là không tốt; điều đó là vô nhân đạo.
Chia sẻ cho một viễn cảnh hoàn toàn khác. Vấn đề không phải là liệu người khác có hay không có, vấn đề là ở chỗ bạn đã thu được quá nhiều, bạn phải chia sẻ. Khi bạn cho từ thiện, bạn trông đợi người khác cám ơn bạn. Khi bạn chia sẻ, bạn cám ơn người đó rằng người đó đã cho phép bạn rót năng lượng mình ra, cái có quá nhiều trong bạn. Nó thành nặng nề, bạn cảm thấy biết ơn.
Chia sẻ là do dư thừa của bạn. Từ thiện là dành cho cái nghèo của người khác, chia sẻ là do sự giầu có của bạn. Có khác biệt về chất.
Không, tôi không nói về từ thiện, mà về chia sẻ. Chia sẻ đi! Bất kì cái gì bạn có, chia sẻ... và điều đó sẽ lớn lên. Đó là luật cơ bản: bạn càng cho nhiều, bạn càng được nhiều. Đừng bao giờ là kẻ keo kiệt trong việc cho.

Ads Belove Post