Osho - Đừng sợ nếu bạn dường như điên với người khác

Osho - Đừng sợ nếu bạn dường như điên với người khác

Price:

Read more

Osho - Đừng sợ nếu bạn dường như điên với người khác


Kiểu người thấp nhất nghĩ chân lí này, Đạo, là một loại trò đùa nào đó. Họ báng bổ, nông cạn tới mức chẳng cái gì về chiều sâu hấp dẫn họ và tiếng cười là sự bảo vệ. Khi người nông cạn, kiểu thấp nhất, nghe nói về chân lí, người đó cười. Người đó cười bởi vì bây giờ bạn đang làm trò cười. Người đó biết rõ rằng chẳng có chân lí nào cả, rằng chẳng cái gì như chân lí tồn tại; nó chỉ là bịa đặt của người tinh ranh để khai thác người khác. Người đó cười to - tiếng cười đó là sự bảo vệ bởi vì người đó cũng sợ, sợ rằng điều đó có thể tồn tại. Qua tiếng cười người đó xua nó đi xa, người đó ném nó đi xa; qua tiếng cười người đó bày tỏ nhạo báng của mình, kết án của mình, người đó đang nói rằng toàn thể sự việc là vô nghĩa. Nhiều nhất bạn có thể cười vào nó chứ không cái gì khác. Bạn sẽ bắt gặp kiểu người thấp nhất ở mọi nơi. Nếu kiểu người thấp nhất gặp sannyasin người đó sẽ cười; "Người này điên rồi; một người nữa lại mất tính người và đã phát điên."
Nếu người thấp nhất thấy bạn thiền, người đó sẽ cười, người đó sẽ nghĩ rằng bạn dường như là kẻ chút ít dở hơi. Ông đang làm gì? Sao ông phí thời gian của mình thế? Nếu kiểu thấp nhất này đôi khi tới tôi, người đó tới để xem người khác thiền để cho người đó có thể cười và người đó có thể cảm thấy rất thoải mái về bản thân mình rằng người đó không điên hay ngu như những người đang thiền này.
Lão Tử nói, Nếu kiểu người thứ ba không cười khi nghe về chân lí, nó sẽ không phải là chân lí. Cho nên đây là chỉ dẫn xác định: bất kì khi nào chân lí được khẳng định, kiểu người thấp nhất sẽ lập tức cười ngay. Điều đó chứng tỏ hai điều chắc chắn: một, rằng chân lí đã được khẳng định, và thứ hai, rằng kiểu người thứ ba, người thấp nhất, đã nghe về nó. Giữa chân lí và người thấp nhất, tiếng cười xảy ra; giữa phàm nhân và chân lí, kiểu hiểu biết trí tuệ xảy ra; giữa kiểu người thứ nhất và chân lí, hiểu biết sâu sắc của toàn thể bản thể xảy ra - toàn thể bản thể của người này đập rộn ràng cùng cuộc phiêu lưu không biết, cánh cửa đã mở vào một thế giới mới.
Với kiểu người thứ hai cánh cửa mở ra nhưng chỉ trong tâm trí; nó là cánh cửa suy nghĩ không phải là cửa thật, bạn không thể đi vào trong nó được - nhiều nhất bạn có thể triết lí hoá về nó, nghĩ về nó. Kiểu người thứ nhất đi vào cửa, kiểu người thứ hai nhiều nhất là nghĩ về nó và cứ nghĩ hoài, kiểu người thứ ba thậm chí không nghĩ. Người đó cười to, và mọi thứ được chấm dứt ở đó. Thế rồi người đó quên.
Kiểu người thứ ba là tamas. Kiểu người thứ ba này, nếu người đó muốn đạt tới chân lí sẽ phải trở thành kiểu thứ hai. Kiểu thứ hai sẽ phải trở thành kiểu thứ nhất, bằng không thì không có cách nào.
Kiểu thứ ba và kiểu thứ hai là phần lớn nhân loại - kiểu thứ nhất là hoa hiếm hoi. Bởi vì phần lớn hơn của nhân loại, phần đa số, người hiểu Đạo dường như tăm tối. Con người thực của hiểu biết dường như tăm tối với người thuộc vào kiểu thứ nhất và thứ hai.
Người tiến tới chân lí dường như thối lui. Mọi người trên thế giới sẽ nói: Ông đang làm gì vậy? Ông đã đạt tới nhiều thứ thế, bây giờ ông thối lui. Ông sắp làm thủ tướng và ông làm gì khi nhận tính chất sannyas? Ông đang thụt lùi rồi. Ông đã gần ngay đích, ông chắc đã đạt tới của cải lớn và quyền lực và danh vọng, nhưng ông đang làm gì? Ông đang phá huỷ công trình và nỗ lực của đời ông, thối lui.
Với đại đa số mọi người, con người của chân lí là ai đó mà với họ cái gì đó đã đi sai, ai đó không bình thường, ai đó khác thường. Jesus là khác thường, Lão Tử là khác thường, Krishna là khác thường; họ không hoàn thành chuẩn của bình thường.
Nếu nhân loại bao la mà bình thường, thế thì tất nhiên Lão Tử là khác thường. Nếu kiểu người thứ nhất tồn tại trên thế giới sẽ không có chính phủ, không cần chính phủ nào. Sẽ có vô chính phủ. Sẽ không cần có qui tắc bởi vì mọi người sẽ sống theo kỉ luật bên trong của họ. Sẽ không cần có toà án và cảnh sát; thực tế, không cần cai quản người hiểu biết. Người đó sống hoà hợp với Đạo.
Bởi vì kiểu người thứ hai, dân chủ tồn tại trên thế giới, và bởi vì kiểu thứ ba, độc tài tồn tại trên thế giới. Nếu kiểu thứ ba quá mạnh thì bất kì nền dân chủ nào cũng sẽ biến thành độc tài vào bất kì lúc nào. Ở Ấn Độ điều này đang xảy ra ngay bây giờ. Jayaprakash hấp dẫn kiểu thứ ba, hấp dẫn của ông ấy chỉ tới kiểu thứ ba và ông ấy sẽ kết án Ấn Độ nếu Ấn Độ trở thành độc tài. Nhưng ông ấy sẽ là nguyên nhân bởi vì ông ấy xúi giục gundas, những kẻ lưu manh. Nếu họ bị xúi giục, thế thì lập tức bất kì nền dân chủ nào cũng phải trở thành độc tài, bởi vì với kiểu thứ ba chỉ chế độ độc tài mới có thể ra lệnh, ngoài ra thì không. Nền dân chủ là quá tốt cho họ.
Nhớ điều này: nếu kiểu thứ nhất tồn tại thế thì dân chủ sẽ tự động biến thành kiểu chính phủ hỗn loạn. Đó là thế giới tốt nhất: không chính phủ, hay gần như không chính phủ, được cần tới. Nó được cần tới chỉ cho những điều nhỏ bé, ngoài ra thì không. Với dịch vụ bưu chính, với đường sắt - với những điều này cần có chính phủ, bởi vì tổ chức được cần tới để hiệu quả. Bằng không thì không cần.
Với kiểu thấp nhất - chế độ độc tài, với những người thường - dân chủ. Và bất kì khi nào một nước đi tới chế độ độc tài, biết rõ rằng bây giờ kiểu thứ ba đã trở nên tích cực, và điều đó là nguy hiểm. Thực tế kiểu thứ nhất nên trở nên ngày một tích cực hơn; kiểu thứ nhất nên tồn tại ngày càng nhiều hơn để cho ngay cả nền dân chủ cũng không được cần nữa.
Nó không hổng hoác, nó được tràn đầy với cái vô hạn, nhưng bạn không thể thấy được cái vô hạn. Với bạn nó dường như trống rỗng. Con người của tính cách thiêng liêng có vẻ hổng hoác - người đó không có gì. Bởi vì bất kì cái gì bạn có thể đếm được, người đó không có cái đó: người đó không có số dư ngân hàng, người đó không có quyền lực trên thế giới này, người đó tuyệt đối vô lực. Nhưng bạn không thể thấy được sức mạnh bên trong của người đó, rằng người đó có vinh quang hoàn toàn khác, thuộc loại khác và phẩm chất khác, rằng người đó có ánh sáng, giầu có, kho báu - để thấy họ bạn sẽ phải trở thành kiểu thứ nhất. Ngay cả để có thoáng nhìn về họ, bạn ít nhất cũng sẽ phải trở thành kiểu thứ hai. Với kiểu thứ ba, con người của Đạo là con tầu trống rỗng, người đó không có gì.
Người đó thuần khiết đến mức bạn không thể cảm thấy người đó được bởi vì bạn chỉ có thể cảm được cái bạn có - cái như nhau có thể cảm cái như nhau.
Tôi đã nghe nói về người Maharajah, loại người say. Cả đêm người đó sẽ xem vũ công và gái mãi dâm và say sưa và uống rượu và đến sáng người đó sẽ đi ngủ. Người đó sẽ ngủ cả ngày - đó là qui tắc, không phải ngoại lệ, cho người Maharajah.
Một hôm chuyện xảy ra là người đó không cảm thấy buồn ngủ. Lúc đó mới là sáng sớm, mặt trời còn chưa lên, và người đó bước ra khỏi cung điện của mình. Điều đó là hiếm hoi, lính gác trong vườn chưa bao giờ thấy người đó bước ra bởi vì sáng là lúc người đó đi ngủ. Nhưng người đó không cảm thấy buồn ngủ cho nên người đó bước ra.
Người đó ngửi thấy mùi lạ và người đó hỏi lính gác: Đây là kiểu mùi gì vậy? Mùi hôi, mùi hôi này từ đâu tới? Lính gác nói: Thưa tôn ông, thưa ông chủ, mùi hôi này tới từ khí tươi buổi sáng.
Người đã sống chỉ cuộc sống ban đêm, được bao quanh bởi khói, đồ uống, đàn bà xấu và bẩn, không biết mùi không khí tươi - nó cảm thấy hôi.
Nếu bạn sống quá nhiều trong bóng tối bạn trở nên dị ứng với ánh sáng; nếu bạn sống quá nhiều trong không thuần khiết bạn trở nên dị ứng với cái thuần khiết. Lão Tử nói:
Cho nên đừng sợ nếu bạn dường như điên với người khác; đừng sợ nếu khi bạn thiền bạn thấy người khác cười - nếu họ không cười, đó chắc sẽ không phải là thiền chút nào.
Đừng sợ người trí thức, người nói: Lắng nghe mọi người nhưng bao giờ cũng làm việc riêng của mình. Đừng bị bận tâm bởi họ. Nếu bạn nghe chân lí, nếu bạn cảm chân lí, thế thì nhận rủi ro và cứ đi vào cuộc phiêu lưu lớn lao nhất - cuộc phiêu lưu về chân lí, cuộc phiêu lưu tìm Thượng đế, cuộc phiêu lưu để biết bản thân mình.

Ads Belove Post