1001 Bí Mật Tâm Linh (0011) Hãy để cho cái toàn bộ sở hữu bạn

1001 Bí Mật Tâm Linh (0011) Hãy để cho cái toàn bộ sở hữu bạn

Price:

Read more



Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó, và ngay khi tôi cảm thấy nó, dường như nó xa xôi thế - nhưng cái ‘nó’ này là gì vậy?
Deva Prashantam, nó là một trong những vấn đề tái diễn mà mọi người tìm kiếm chân lí đều gặp phải. Bạn không thể nào hiểu thấu được chân lí - nếu bạn cố, nó sẽ ở xa, xa xăm. Bạn không thể nào sở hữu chân lí - nếu bạn cố, bạn sẽ thấy tay bạn trống rỗng hoàn toàn. Chân lí không thể nào bị sở hữu bởi vì nó không phải là vật. Ngược lại, bạn phải có đủ dũng cảm để bị chân lí sở hữu - bởi vì đấy là chuyện tình.
Cho phép bản thân mình bị nó sở hữu đi và bạn sẽ biết nó là gì. Nhưng bạn đang làm chính điều ngược lại: bạn đã cố gắng nắm bắt nó. Đó là điều tâm trí bao giờ cũng khao khát, ham muốn. Đó là điều tâm trí gọi là ‘hiểu biết’. Chừng nào tâm trí còn chưa có khả năng nắm bắt điều gì đó, tâm trí chưa được thoả mãn.
Nhưng chân lí là thuỷ ngân: nếu bạn cố giữ nó trong tay bạn, nắm tay càng chặt, nó sẽ lại càng trở nên lảng tránh hơn, và ra xa nhất - xa xôi đến mức bạn sẽ chấm dứt việc tin vào nó, tin cậy vào nó... xa xôi đến mức bạn sẽ không thể nào thấy rằng nó tồn tại chút nào.
Chân lí tới; nó không thể bị đem tới. Chân lí xảy ra; bạn không thể làm bất kì điều gì về nó - bởi vì người làm là vấn đề, là cản trở, là chướng ngại. Người làm là bản ngã. Và nếu bạn xoay xở cách nào đó và không cho phép người làm can thiệp vào, nó tới theo cửa sau - như người kinh nghiệm, như người quan sát, như người kinh nghiệm. Nó vẫn là cùng bản ngã đó, dưói lớp vỏ bọc mới.
Đó là lí do tại sao khi bạn cảm thấy nó, nó bị mất đi - người làm bây giờ đã tới như người cảm. Người làm phải bị tan biến đi toàn bộ; người làm phải không được phép quay lại theo cách tinh vi nào, theo cách bí mật nào.
Để chân lí hiện hữu! Đừng vội vàng hiểu nó hay cảm nó - cứ để nó đấy. Bạn không cần làm bất kì cái gì về nó. Nếu bạn có thể vẫn còn trong trạng thái không làm như vậy, của vô nỗ lực, vô bản ngã, bạn sẽ hiểu, bạn sẽ cảm, bạn sẽ biết, bạn sẽ có nó. Nó chỉ có thể có được một cách gián tiếp, không trực tiếp.
Prashantam, đó là nơi bạn đang bỏ lỡ nó. Và đó là nơi mà mọi người bỏ lỡ nó. Vâng, có những khoảnh khắc, khi đột nhiên nó ở cận kề thế... bạn sẽ muốn bắt lấy nó. Chính ham muốn nắm bắt nảy sinh từ tham lam, chính ham muốn nắm bắt nảy sinh từ sợ hãi. Chính ham muốn nắm bắt là ham muốn của tâm trí. Và khi tâm trí đi vào, chân lí đi ra.
Bạn không thể đơn giản im lặng, không làm gì cả - không làm ở mức độ trí tuệ, không làm ở mức độ vật lí, không làm ở mức độ xúc động - không làm gì chút nào, chỉ hiện hữu ở đó, hoàn toàn tĩnh lặng sao? Và thế thì bạn sẽ bị nó sở hữu. Và cách duy nhất để biết nó là để bị nó sở hữu.
Bạn nói, “đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó...”
Vâng, nó bao giờ cũng có đó rồi. Nó là chính bản thể của chúng ta. Nó là chất liệu tạo nên chúng ta. Chân lí không phải là cái gì đó tách rời khỏi bạn: bạn là chân lí. Nó là chính tâm thức của bạn, chính nền tảng của bản thể bạn. Bạn không cần phải đi đâu khác để tìm và kiếm, dù tới Kashi hay Kaaba. Thậm chí đến một bước cũng chẳng cần.
Lão Tử nói: Ông có thể tìm thấy nó khi ngồi ngay trong nhà riêng của mình, không cần phải đi đâu cả - vì nó đã có đấy rồi! Khi bạn cứ đi tìm, khi bạn đi kiếm, bạn đi xa hơn khỏi nó. Từng tìm kiếm đưa bạn đi xa khỏi chân lí đã có đấy rồi.
Và có những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy nó, rằng nó bao giờ cũng đã có đấy rồi - những khoảnh khắc của vui vẻ, tình yêu, cái đẹp. Những khoảnh khắc khi bỗng nhiên thế giới dừng lại: mặt trời lặn đẹp... và bạn bị nó nắm bắt. Nhớ lấy tôi đang nói bạn bị nó nắm bắt, bị nó sở hữu, không phải là bạn sở hữu nó. Làm sao bạn có thể sở hữu mặt trời lặn được? Mặt trời lặn sở hữu bạn, rót đầy bạn; mọi xó xỉnh của bản thể bạn đều tràn ngập với cái đẹp của nó.
Và thế thì người ta biết, sâu bên dưới trong chiều sâu của bản thể người ta, nó bao giờ cũng ở đó rồi. Thậm chí chẳng cần đến lời nào cả; người ta đơn giản biết mà không cần lời - người ta cảm thấy.
Hay, khi bạn đang trong yêu... hay khi bạn nghe bài thơ hay... hay điệu hót của chim... hay chỉ tiếng gió thổi qua rặng thông... hay tiếng nước... Bất kì khi nào bạn cho phép bản thân mình bị sở hữu, bạn sẽ thấy, bỗng nhiên, chẳng từ đâu cả, chân lí đã xuất hiện ra, Thượng đế đã xuất hiện, pháp đã xuất hiện. Bạn đã chạm tới cái gì đó không sờ nắm được, bạn đã thấy cái gì đó vô hình. Bạn đã trong tiếp xúc với cái gì đó vĩnh hằng... aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng, luật không cạn.
Bất kì khi nào bạn đang trong trạng thái hài hoà, mọi thứ rì rào, vận hành trong hài hoà, bất kì khi nào bạn đang trong hoà hợp... và những khoảnh khắc này xảy ra cho mọi người. Những khoảnh khắc này chẳng liên quan gì tới nhà thờ và chùa chiền và đền thờ gì cả. Thực ra, rất hiếm khi tìm thấy một người trở nên chứng ngộ trong nhà thờ hay trong chùa chiền, trong đền đài.
Phật đã trở nên chứng ngộ dưới một gốc cây, khi quan sát ngôi sao mai cuối cùng đang biến mất trên bầu trời; không phải trong đền đài, không phải trong nhà thờ - dưới gốc cây, đang quan sát ngôi sao. Phải đã trở nên bị sở hữu. Và ngôi sao đang biến đi, chậm chạp biến đi... cứ dần dần mất đi. Một khoảnh khắc trước nó còn có đó, và bây giờ nó không còn đấy nữa. Và trong khoảnh khắc đó, bỗng nhiên cái gì đó trong ông ấy, pháo đài cuối cùng của bản ngã, cũng biến mất luôn. Giống hệt như ngôi sao mai đang tan biến, bản ngã ông ấy cũng tan biến.
Bầu trời trống rỗng, và ông ấy trống rỗng. Và bất kì khi nào hai vật mà trống rỗng, chúng trở thành một - bởi vì hai vật trống rỗng không thể bị phân ranh giới được. Bạn sẽ phân ranh giới cái trống rỗng bằng cái gì? Hai cái không không thể nào được giữ tách biệt; hai cái không trở thành một cái không. Ngôi sao biến đi ở kia, và bầu trời trống rỗng, và bản ngã biến mất ở bên trong và bầu trời cũng trống rỗng bên trong... và bỗng nhiên bên trong và bên ngoài biến mất. Nó chỉ là một bầu trời.
Khoảnh khắc đó Phật trở nên chứng ngộ. Khoảnh khắc đó ông ấy trở nên biết tới pháp, thần ngôn, Đạo, Thượng đế, nguyên lí vũ trụ của cuộc sống.
Mahavira đã trở nên chứng ngộ, không trong đền đài - thậm chí không trong ngôi đền Jaina! Đã có đền thờ Jaina trong thời của Mahavira. Mahavira là tirthankara thứ hai mươi tư của Jaina - thầy vĩ đại thứ hai mươi tư. Hai mươi ba thầy đã đi trước ông ấy. Đã có đền đài Jaina, nhưng ông ấy đã không trở nên chứng ngộ trong đền đài Jaina - người Jaina phải chú ý đến sự kiện này. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong rừng. Chỉ ngồi đó, không làm gì cả, và bỗng nhiên nó tới. Nó tới như trận lụt.
Mohammed đã trở nên chứng ngộ trên núi. Và đấy cũng là trường hợp của mọi người: Lão Tử, Zarathustra, Kabir, Nanak... không một người nào đã trở nên chứng ngộ trong đền đài, nhà thờ, chùa chiền. Tại sao bạn đi tới đó?
Đi sớm buổi sáng để xem mặt trời lên. Ngồi giữa đêm quan sát bầu trời đầy sao. Đi, làm bạn với cây cối và đất đá. Đi, nằm dài bên cạnh sông và lắng nghe âm thanh của nó. Và bạn sẽ tới ngày càng gần hơn với ngôi đền thực của Thượng đế. Tự nhiên là ngôi đền thực của ngài. Và tại đó, bị sở hữu đi - đừng cố sở hữu. Nỗ lực sở hữu là phàm tục; ham muốn bị sở hữu là thiêng liêng.
Prashantam, lần sau nó xảy ra, đừng cố gắng làm gì về nó. Không cần hiểu, không cần quan sát, không cần xem xét, không cần phân tích - cứ để nó đấy! Bị sở hữu bởi nó đi! Nhảy múa nó! Hát nó. Và là một toàn bộ với nó. Đó là cách duy nhất để biết nó.
Bạn hỏi tôi, “Đấy là về cảm giác rằng nó bao giờ cũng có đó” - cảm giác này là tuyệt đối thật - “và ngay khi tôi cảm thấy nó, dường như nó xa xôi thế.” Bởi vì với cảm giác này, cái ‘tôi’ bước vào - và cái ‘tôi’ là khoảng cách giữa bạn và chân lí. Cái ‘tôi’ càng lớn, khoảng cách càng lớn, cái ‘tôi’ càng nhỏ thì khoảng cách càng nhỏ. Không cái ‘tôi’, không khoảng cách.
Và bạn hỏi tôi, “...nhưng cái ‘nó’ này là cái gì vậy?”
Tôi không thể nói về nó. Nó là bây giờ. Bị nó sở hữu đi! Nó là ở đây! Bị nó sở hữu đi! Nó không phải là trong lời tôi mà là ở trong các lỗ hổng. Nó không phải là trong phát biểu của tôi mà là trong các khoảng hở. Đọc nó giữa các dòng.
Nhưng nhớ một điều rất, rất có ý nghĩa: rằng bạn phải bị nó sở hữu để hiểu nó. Và chúng ta rất sợ bị sở hữu - dường như là chúng ta mất điều khiển, dường như là chúng ta đang tan biến. “Ai biết được nó sẽ đưa chúng ta đáp xuống đâu? Ai biết được liệu tôi sẽ có thể quay lại từ nó hay không?”
Tất cả những sợ hãi này nảy sinh và bạn co lại. Và đó là khoảnh khắc bạn tạo ra khoảng cách. Khoảng cách là sáng tạo của bạn. Bằng không, nó bao giờ cũng ở đây, nó bao giờ cũng bây giờ. Đừng tạo ra khoảng cách, đừng đem sợ vào.
Trong mọi ngôn ngữ trên thế giới, có những từ cho người tôn giáo như ‘sợ Thượng đế’ - những từ xấu xí, tuyệt đối dối trá, bởi vì người tôn giáo không phải là người sợ Thượng đế chút nào. Người tôn giáo là người yêu Thượng đế, không phải là người sợ Thượng đế. Nhưng các tu sĩ lại phụ thuộc vào nỗi sợ, ông ta khai thác nỗi sợ của bạn, và ông ta tạo ra nỗi sợ trong bạn. Toàn thể kinh doanh của ông ta phụ thuộc vào liệu bạn có sợ hay không.
Vứt bỏ sợ của bạn đi. Không cần phải sợ Thượng đế. Thượng đế đơn giản nghĩa là tính toàn bộ, cái toàn thể, cái đang đấy. Chúng ta là một phần của nó! Làm sao bộ phận sợ cái toàn thể? Cái toàn thể chăm nom cho cái bộ phận, cái toàn thể yêu mến cái bộ phận, bởi vì cái toàn thể sẽ không là cái toàn thể nếu thiếu cái bộ phận. Nó không thể dửng dưng với cái bộ phận được.
Biết điều này, người ta tin cậy. Biết điều này, người ta cho phép cái toàn thể sở hữu. Biết điều này, người ta vứt bỏ mọi sợ hãi, người ta buông xuôi. Và chỉ trong buông xuôi nó hiện hữu, chỉ trong tin cậy nó hiện hữu.
Tôi có thể chỉ hướng tới nó, nhưng tôi không thể giải thích nó cho bạn được. Và nó đã xảy ra cho bạn rồi, Prashantam. Bạn được ân huệ đấy. Chỉ cần chấm dứt cách bạn tạo ra khoảng cách giữa bạn và nó thôi. Và điều đó có thể được làm một cách dễ dàng: nhận chút rủi ro, bước vào cái không biết... Sợ sẽ có đó - mặc nó, đi vào trong cái không biết. Để sợ ở đó - vẫn đi vào trong cái không biết. Chỉ bằng cách đi vào trong cái không biết, nỗi sợ sẽ biến mất, bởi vì bạn sẽ đi tới biết không có gì để sợ cả.
Và một khi bạn được cái không biết làm cho say mê thế thì không có chỗ kết thúc cho cuộc hành hương này - nó là cuộc hành trình vĩnh hằng, không bao giờ chấm dứt, bao giờ cũng tiếp diễn; nó là không cạn. Aes dhammo sanantano - nó là vĩnh hằng và không cạn...

0 Đánh giá

Ads Belove Post