Read more
Con mắt thứ ba
Osho kính yêu,
Mã Tổ nói với thầy của ông ấy,
Nam Nhạc, "Đạo vô hình tướng, làm sao có thể thấy rõ nó?"
Nam Nhạc trả lời, "Nó giống
như pháp nhãn, bị sở hữu bởi tâm địa, nhìn thấy Đạo rõ ràng, vô tướng tam muội.”
Mã Tổ nói, "Nó có thể
thành hay hoại?"
Nam Nhạc đáp, "Nếu nó được
thấy là thành và hoại, trở nên tụ và tán, nó là không được thấy."
Bạn đã hỏi, Vimal:
Mã Tổ nói với thầy của ông ấy,
Nam Nhạc, "Đạo là vô hình tướng, làm sao có thể thấy rõ nó?"
Câu hỏi này là rất logic và hợp
lí. Nếu đạo là vô hình tướng, hiển nhiên bạn không thể thấy được nó. Để thấy bất
kì cái gì, nó phải có tính đối thể, có hình tướng. Nếu nó không có hình tướng,
nếu nó là vô hạn, làm sao bạn có thể thấy được nó?
Mã Tổ theo quyền riêng của ông ấy
về sau đã chứng tỏ là một trong những thầy vĩ đại nhất, nhưng ngay cả trong khi
ông ấy còn là đệ tử của Nam Nhạc, thầy ông ấy, câu hỏi của ông ấy đã có tính
quan trọng mênh mông. "Đạo là vô hình tướng." Đó là điều Phật đã nói,
cho nên có mọi hỗ trợ cho câu hỏi của ông ấy. Và bây giờ ông ấy đang hỏi Nam Nhạc,
"Làm sao có thể thấy Đạo vô hình tướng được?"
Nhưng Nam Nhạc không là thầy nhỏ
hơn theo bất kì cách nào. Nam Nhạc trả lời, "Nó giống như pháp nhãn, bị sở
hữu bởi tâm địa, nhìn thấy Đạo rõ ràng, vô tướng tam muội.”
Câu trả lời này dường như là
tuyệt đối ngớ ngẩn: điều ông ấy đang nói chẳng tạo ra nghĩa nào. Ông ấy đang
nói, "Có cả nghìn tam muội, nấm mồ của những người đã thấy nó và đã tuyên
bố nó là vô hình tướng. Ta không phải là người duy nhất. Cái vô hình tướng của
nó không ngăn cản việc nó bị nhìn thấy; ông chỉ cần cái nhìn khác, con mắt
khác." Trong Yoga họ đã gọi nó là ‘con mắt thứ ba', cái có thể thấy cái vô
hạn.
Nó giống như pháp nhãn. Từ 'pháp'
là việc dịch sai của 'dharma'. Bao giờ cũng khó khăn khi chuyển đổi những điều
lớn lao từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tiếng Phạn 'dharma', tiếng Pali 'dhamma'
có thể có nghĩa tôn giáo và cũng có thể có nghĩa pháp luật, vì tôn giáo không
là gì ngoài luật của sự tồn tại, chính trật tự của vũ trụ này.
Nam Nhạc trả lời, "Nó giống
như pháp nhãn, bị sở hữu bởi tâm địa. Bên dưới tâm trí ông có rễ của bản thể
ông, cái sở hữu cách nhìn tối thượng, con mắt thứ ba... thấy Đạo rõ ràng, vô tướng
tam muội."
Toàn thể sự tồn tại này không
có giới hạn, không chỗ nào là biên giới. Bây giờ các nhà vật lí gặp khó khăn...
Những câu hỏi nhỏ này và những giai thoại nhỏ này đã trở thành có ý nghĩa vô
cùng cho các nhà vật lí hiện đại, vì họ cũng đang hỏi liệu vũ trụ có giới hạn
không; và thế thì bạn phải chấp nhận cái gì đó mà bạn đã không thấy! Không ai
đã thấy biên giới nơi vũ trụ kết thúc: nó thuần tuý là giả thuyết.
Mãi cho tới giờ khoa học đã từng
cố gắng tin rằng ở đâu đó xa xăm, hàng triệu và hàng tỉ năm ánh sáng xa xôi, phải
có một biên giới. Họ nói rằng mọi thứ đều có biên giới: chúng ta có thể không
có khả năng thấy nó, nhưng nó phải có đó. Nhưng điều đó chỉ là một giả định. Với
nghiên cứu của Albert Einstein giả định này đã sụp đổ. Một trong những thành tựu
vĩ đại nhất của Albert Einstein là làm cho vũ trụ được tự do khỏi biên giới.
Công trình của ông ấy là quan trọng như công trình của mọi nhà huyền bí của thế
giới.
Các nhà huyền bí đã từng cố gắng
làm cho tâm thức bạn thành phi biên giới. Albert Einstein đã cố gắng làm cho
toàn thể vũ trụ này thành không bị giới hạn, vô giới hạn, vô hạn, mặc dầu không
có cách nào chứng minh điều đó. Nhưng điều ngược lại cũng không thể được chứng
minh. Trong việc thiếu vắng bằng chứng ngược lại, điều dường như hợp lí là chấp
nhận, ít nhất như một giả thuyết, rằng sự tồn tại không có biên giới. Nó không
thể có được, bởi vì để làm ra biên giới bạn sẽ cần sự tồn tại khác. Ai sẽ làm
ra biên giới? Cái gì sẽ ở bên ngoài biên giới? Và nếu vẫn có cái gì đó bên
ngoài biên giới, nó vẫn là vũ trụ. Điều có thể được thấy rất đơn giản là các
biên giới không thuộc vào sự tồn tại.
Nhưng các nhà huyền bí không bận
tâm với thế giới đối thể. Mối quan tâm của họ là với thế giới bên trong, vũ trụ
tâm thức bên trong. Nó có hình tướng không? Và nếu không có hình tướng, làm sao
bạn có thể thấy khi nào ai đó là tự nhận ra được? Làm sao bạn có thể thấy rằng
bạn đã thấy bản thân bạn? Chỉ hình tướng mới có thể được thấy.
Nam Nhạc đổi toàn thể tình huống.
Ông ấy nói, "Đó không phải là vấn đề của mắt bình thường của ông. Tất
nhiên chúng chỉ có thể thấy hình tướng, nhưng sâu trong chính bản thể của ông
là năng lực biết cái vô hình tướng."
Nhưng Mã Tổ không phải là đệ tử
thường.
Mã Tổ nói, "Nó có thể
thành hay hoại? Tôi chấp nhận giả thuyết của thầy, nhưng tôi có vài câu hỏi."
Mã Tổ nói, "Nó có thể hình thành, cái vô hình tướng đó, cái tâm thức vô giới
hạn đó, nó thể hình thành hay hư hoại thì sao?"
Ông ấy để thầy mình vào thử lửa.
Nam Nhạc đáp, "Nếu nó được
thấy là thành và hoại, trở nên tụ và tán, nó là không được thấy."
Hỏi liệu hoàn hảo có thể hoàn hảo
hơn không là ngớ ngẩn. Hoàn hảo là hoàn hảo: nó không thể nhiều hơn, nó không
thể ít hơn. Lấy một ví dụ nhỏ: hình tròn có thể tròn hơn, hay kém tròn hơn?
Hình tròn là hình tròn; nó không thể tròn hơn, mà cũng không thể kém tròn hơn.
"Chính câu hỏi của ông chỉ
ra," Nam Nhạc nói với Mã Tổ, "rằng ông đã không thấy nó. Con mắt thứ
ba của ông vẫn còn ngủ say. Tâm trí ông còn trẻ, thông minh của ông là lớn,
nhưng con mắt bên trong của ông còn chưa được mở ra; nó là nụ, nó chưa trở
thành hoa hồng."
Trích quyển 'Thiền
- Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí' - Osho
0 Đánh giá