Read more
Ông là câu trả
lời
Khi Ngưỡng Sơn còn sống ở chùa
Quan Âm, ông ấy treo một bảng yết thị trên đó viết, "Không câu hỏi khi
kinh đang được đọc!"
Kinh này là kinh Phật.
Một sư tới thăm thầy, và đúng
vào lúc Ngưỡng Sơn đang đọc kinh, cho nên sư này đứng bên cạnh ông ấy cho tới
khi Ngưỡng Sơn đã kết thúc việc đọc và cuộn kinh lại.
Ngưỡng Sơn nói, "Ông có hiểu
không?"
Sư này đáp, "Tôi không đọc
kinh này – làm sao tôi có thể hiểu được nó?"
Sư này bỏ lỡ một cơ hội hiểu biết
lớn lao. Chân lí không được viết trong kinh, nhưng trong việc đóng lại kinh,
trong việc bỏ mọi quá khứ, dù đẹp thế nào.
Khi ông ấy đóng kinh lại, ông ấy
đang chỉ ra rằng khi bạn được kết thúc với mọi kinh, hiểu biết nảy sinh theo
cách riêng của nó. Nó không tới từ bất kì sách nào, bất kì kinh sách nào, bất
kì lời kinh nào. Đó là lí do tại sao ông ấy đã hỏi một câu hỏi rất ngớ ngẩn,
"Ông có hiểu không?"
Sư đáng thương này chỉ đợi để hỏi
cái gì đó, chờ đợi khi việc đọc kinh được chấm dứt và ông ấy có thể hỏi câu hỏi.
Nhưng thầy bao giờ cũng ở trước đệ tử; trước khi ông này có thể thốt ra thậm
chí một lời, Ngưỡng Sơn nói, "Ông có hiểu không?"
Sư này đáp, "Tôi không đọc
kinh này – làm sao tôi có thể hiểu được nó?"
Sư này đang biểu lộ tâm trí
bình thường của mình, biểu lộ rằng ông ấy không hiểu ngôn ngữ của những người
biết, đang biểu lộ dốt nát của ông ấy mà thậm chí không nhận biết rằng nếu Ngưỡng
Sơn hỏi, "Ông có hiểu không?" thầy hoàn toàn biết rằng thầy đọc kinh,
thay vì đọc sư này. Nhưng khi ở gần xấp xỉ với đệ tử, thầy đóng kinh lại, thầy
đang nói cái gì đó mà không nói nó. Thầy đang nói, "Khoảnh khắc ông tự do
với kinh, ông tự do với tâm trí và mọi vấn đề của ông sẽ biến mất. Xin đừng hỏi
chúng!"
Ngưỡng Sơn nói, "Ông sẽ hiểu
về sau."
Khoảnh khắc này ông bỏ lỡ rồi;
ta đã cho ông một cơ hội lớn về sự hiện diện của ta và im lặng của ta, ta đã
làm mọi thứ để chỉ ra cho ông rằng kinh phải được kết thúc. Không may ông đã bỏ
lỡ, nhưng đừng lo, ông sẽ hiểu về sau.
Về sau sư này đem vấn đề này
lên tới Gonto, ông này nói, "Lão sư già đó! ‘Lão sư’ có nghĩa là thầy, thầy
già. “Điều ta nghĩ là ở chỗ, nói cho đúng, những mẩu giấy thừa cũ đó đáng bị
chôn vùi vẫn còn với chúng ta."
Bây giờ ông ấy đang mang sư này
tới cùng không gian mà ông này đã bỏ lỡ khi Ngưỡng Sơn đóng kinh lại. Ông ấy
đang nói rằng, "Chúng ta vẫn bị chất đầy bằng những mẩu giấy thừa cũ mà
đáng bị chôn vùi: chúng vẫn còn bên trong chúng ta. Đó là lí do tại sao ông đã
bỏ lỡ cơ hội đó, cơ hội lớn. Bằng không ông chắc đã tìm ra câu trả lời: ông là
câu trả lời!"
Trích quyển
"Thiền - Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí"
0 Đánh giá