Thiền Osho - Bạn càng nhiều logic, càng ít có khả năng biết chân lí là gì

Thiền Osho - Bạn càng nhiều logic, càng ít có khả năng biết chân lí là gì

Price:

Read more

Bạn càng nhiều logic, càng ít có khả năng biết chân lí là gì

Tại sao mọi thứ biến thành cái đối lập của nó?
Triết lí là gì? Đó là cuộc chiến thường xuyên giữa hai phe – phe tin vào "có" và phe tin vào "không có". Người này nói "Có Thượng đế," người khác nói "Không có Thượng đế." Người này nói cái này, và người khác nói đích xác điều đối lập. Người này đề nghị chính đề và người khác lập tức đề nghị phản đề. Trò chơi này giữa người hữu thần và người vô thần được gọi là triết lí.
Toàn thể trò chơi này có thể được thu lại thành một công thức đơn giản: "Có/Không có." Người hữu thần nói "Có", người vô thần nói "Không có." Người này nói linh hồn tồn tại, người khác nói không có linh hồn. Người này nói cuộc sống có mục đích, người khác nói không có mục đích. Người này nói "Linh hồn là bất tử," người khác nói "Vô nghĩa." Và điều này đã từng liên tục kéo qua nhiều thời đại, qua các thời đại. Và không có kết luận nào.
Phật nói: Toàn thể trò chơi này là vô tích sự. Bởi lí do căn bản nào đó, trò chơi này là vô tích sự. Cuộc sống trong chính cấu trúc của nó là có tính biện chứng, nó tuỳ thuộc vào các đối lập cực – chính đề, phản đề. Mọi thứ, tự động biến thành cái đối lập của nó: sinh biến thành chết, ngày biến thành đêm, yêu biến thành ghét, hi vọng biến thành thất vọng. Và ngược lại: thất vọng lại biến thành hi vọng, và đêm lại biến thành ngày, và ghét lại biến thành yêu, và chết lại biến thành sinh. Toàn thể bánh xe bao gồm các đối lập cực.
Phật nói: Chọn giữa những cực này sẽ là sai. Thấy cái toàn thể của nó đi; đừng nói "Có" hay "Không có". Đừng trở thành một phần của một phe, đừng trở thành một phần của một trường phái hay học thuyết – vì mọi học thuyết đều là bộ phận và từng học thuyết đều đang cố chứng minh rằng đây là cái toàn thể. Đây là cái bẫy của triết lí.
Một cách tự nhiên, khi bạn nói "Thượng đế là ánh sáng," làm sao bạn có thể tin được ai đó nói "Thượng đế là bóng tối"? Hiển nhiên người đó phủ nhận bạn; bạn sẵn sàng choảng nhau.
Nhưng Phật nói: Cứ nhìn – sáng biến thành tối mọi ngày, tối biến thành sáng mọi ngày. Vậy nên các bạn không thực sự mâu thuẫn với nhau, các bạn là bù nhau.
Các đối lập cực không phải là đối lập thực sự, mà là phần bù. Cho nên không có cách nào để chọn – và nếu bạn chọn bạn sẽ trong khó khăn...
Bạn chọn yêu và thế rồi yêu đổi thành ghét và giận. Và thế thì bạn ở trong khó khăn, vì bạn đã tưởng yêu sẽ vẫn còn yêu mãi mãi. Bạn không thể níu bám lấy yêu mãi mãi được; trong chính chọn lựa của mình, bạn đã chọn ghét nữa. Yêu/ghét là một quan hệ. Thực ra chúng ta không nên để 'yêu' và 'ghét' như hai từ, chúng ta nên làm thành một từ: 'yêu ghét'. Chúng ta không nên để 'ngày' và 'đêm' là hai từ, chúng ta nên làm thành một từ: 'ngày đêm'. 'Sinh chết'. Điều đó sẽ đúng hơn, gần với thực tại hơn – phân chia của chúng ta là giả.
Khi bạn trong yêu, bạn nghĩ, "Bây giờ mình sẽ yêu mãi mãi và mãi mãi" – và bạn đã quên cách cuộc sống vận hành. Đến tối yêu mất đi rồi và giận nảy sinh – nhất định nảy sinh; bạn không thể làm khác được. Trong chọn yêu, bạn đã chọn cả ghét nữa; đó là mặt kia của cùng đồng tiền. Nhưng bây giờ bạn đang trong khổ, bạn nghĩ bạn đang phản bội. Bạn nghĩ, "Làm sao nó lại xảy ra? Tại sao nó đang xảy ra? Tại sao với mình? Tại sao mình không thể yêu mãi mãi được? Tại sao người yêu của mình không yêu mình mãi mãi? Buổi sáng anh ấy đã quan tâm nhiều thế tới mình, còn bây giờ anh ấy muốn một mình, được bỏ lại một mình. Cái gì đã xảy ra? Mình đã đi sai ở đâu?"
Không ai đã đi sai, không cái gì đã xảy ra, mọi thứ đều đang xảy ra như nó phải vậy. Và chẳng mấy chốc cơn giận này sẽ đi qua và bạn sẽ ôm ghì lẫn nhau lần nữa và yêu sẽ có đó - và bạn sẽ lại quên đi.
Để hiểu cuộc sống, đây là một trong những điều rất nền tảng cần thấy, rằng từng thứ đều ngụ ý cái đối lập của nó và từng thứ đều tự động biến thành cái đối lập của nó. Nếu bạn không muốn có bất kì kẻ thù nào thế thì đừng làm bạn – làm người bạn và bạn đã bắt đầu làm ra kẻ thù. Chỉ bạn mới có thể trở thành thù. Nếu bạn muốn không bao giờ bất hạnh thế thì đừng tìm kiếm hạnh phúc – nếu bạn tìm hạnh phúc bạn đang tìm bất hạnh nữa. Bất hạnh tới cùng, nó là một phần của trò chơi hạnh phúc, hạnh phúc không thể tồn tại mà không có nó. Sống tồn tại trong chết.
Đây là một trong những sáng suốt vĩ đại nhất của Phật. Cho nên ông ấy nói: Chẳng có ích gì mà chọn lựa. Ai đó nói có Thượng đế, và ai đó nói không có Thượng đế – họ đơn giản chọn một mặt của thực tại. Thượng đế là tính toàn bộ: "Có" cộng với "Không có". Cho nên nếu bạn hỏi Phật, "Ông nói gì về Thượng đế?" ông ấy sẽ nói, "Ta có thể nói được gì? Nếu ta nói 'Có' ta sai. Nếu ta nói 'Không có' ta sai. Nếu ta nói ngài là cả hai, ta làm ông phân vân – thế thì ông nói ta làm cho ông lẫn lộn. Cho nên tốt hơn cả là ta giữ yên tĩnh. Ta sẽ không nói một lời; ta sẽ im lặng và ta cũng sẽ dạy ông im lặng. Khi ông muốn biết Thượng đế là gì, trở thành im lặng đi. Đừng chọn cách này cách nọ."
Triết lí là chọn lựa. Khi bạn nói "Tôi là người Hindu" bạn đã chọn – trong điều đó, bạn đang nói "Tôi không là người Mô ha mét giáo." Và Thượng đế là người Hindu, là người Mô ha mét giáo, là người Ki tô giáo, là người Jaina, là người cộng sản, là tất cả, và là không ai cả.
Tại sao mọi thứ biến thành cái đối lập của nó? Không ai muốn nó là vậy; dầu vậy nó vẫn biến thành. Đó là cách thức của sự tồn tại, Đạo, Pháp; đó là cách mọi sự vận động. Cũng như lửa cháy, đó là bản tính của lửa, cho nên đây là bản tính của sự tồn tại, rằng nó tự động biến thành cái đối lập của nó. Tại sao nó biến thành cái đối lập của nó? Vì cái đối lập chỉ là đối lập được thấy trên bề mặt. Được thấy từ cốt lõi sâu của thực tại, nó không đối lập mà là phần bù.
Cứ nghĩ tới một thế giới mà không tồn tại ghét – bạn có nghĩ rằng sẽ có yêu không? Đó là điều triết lí sẽ nói. Có các triết gia về yêu, triết gia về hoà bình, người nói nếu không có chiến tranh trên thế giới thì sẽ có hoà bình. Và điều đó có vẻ logic, toán học, hấp dẫn - tới mức nếu không có chiến tranh sẽ chắc chắn có hoà bình; khi chiến tranh biến mất sẽ có mọi hoà bình và hoà bình và hoà bình. Điều đó không đúng.
Lắng nghe Phật. Phật nói: Chiến tranh và hoà bình là cùng nhau. Nếu chiến tranh biến mất, hoà bình sẽ tự động biến mất – sẽ không có cả chiến tranh lẫn hoà bình. Làm sao bạn sẽ biết rằng đây là hoà bình? Bạn sẽ quên tất cả về hoà bình.
Nghĩ mà xem, nếu chết biến mất khỏi thế giới liệu bạn có khả năng biết rằng bạn đang sống không? Không thể được. Làm sao bạn sẽ biết rằng bạn đang sống? Chết được cần để xác định sống. Chiến tranh được cần để xác định hoà bình, thù địch được cần để xác định bằng hữu, và ghét được cần để xác định yêu. Cho nên chúng là không tách rời. Chúng xác định lẫn nhau, chúng phụ thuộc lẫn nhau – nếu cái này biến mất, cái kia nhất định biến mất.
Triết lí chọn lựa. Có các triết lí hoà bình, những người nghĩ đáng phải không có chiến tranh, chỉ có hoà bình – rằng thế thì sẽ chỉ có hoà bình. Đó là điều Bertrand Russell đã nói. Điều đó là không thể được. Krishna gần chân lí hơn nhiều khi ông ấy nói rằng đôi khi có hoà bình và đôi khi có chiến tranh. Cả hai cùng tồn tại với nhau.
Tâm trí chúng ta chọn lựa một cách logic; logic không bao giờ cho phép cái đối lập. Sự tồn tại tuỳ thuộc vào cái đối lập. Do đó, logic và sự tồn tại không bao giờ gặp gỡ. Và triết lí là nỗ lực logic. Bạn càng nhiều logic, càng ít có khả năng biết chân lí là gì.
Phật nói: Đây là thế lưỡng nan, tình thế khó khăn của tâm trí con người – hiện hữu hay không hiện hữu. Nhưng cả hai là cùng nhau; bạn không thể quyết định được. Nếu bạn quyết định hiện hữu, bạn cũng đã quyết định không hiện hữu, và ngược lại. Vô chọn lựa dường như là chọn lựa đúng; chọn, và bạn bao giờ cũng chọn cái gì đó sai. Duy nhất vô chọn lựa là đúng. Đừng chọn lựa, để mọi thứ như chúng vậy. Khi đó là chiến tranh, để nó là vậy. Khi đó là hoà bình, để nó là vậy. Khi đó là yêu, để nó là vậy; khi đó là không yêu, để nó là vậy. Bạn vẫn còn tách xa, quan sát, nhân chứng.
Cứ thấy việc hiểu đó: bạn chỉ là nhân chứng, và mọi thứ biến thành cái đối lập của chúng theo cách riêng của chúng. Đỉnh được tiếp nối bởi thung lũng, cao được tiếp nối bởi thấp, vân vân và vân vân. Không cái gì bạn có thể làm được. Nếu bạn không chọn, người làm biến mất, bắt đầu bay hơi. Thế thì bạn chỉ có thể là ý thức về bất kì cái gì đang là hoàn cảnh.
Trích từ quyển 'Coi nó là dễ' (Tập 2) - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post