Read more
Nghe hai câu chuyện này:
Một sư có lần hỏi một Thiền sư, "Chó có
phật tính không?"
Thầy đáp, "Có, nó có."
Thế rồi sư lại hỏi, "Thầy có phật tính
không?"
Thầy đáp, "Không, ta không có."
Thế là sư nói, "Nhưng tôi nghĩ mọi người
đều có phật tính!"
Thầy đáp, "Ừ, nhưng ta không phải là mọi
người! Thực ra ta là không ai cả – cho nên làm sao ta có thể có phật tính được?"
Ông ấy có phật tính! Đây là
cách Thiền nhân diễn đạt bản thân họ, trong những câu đố. Nhưng ông ấy đã làm vấn
đề này thành rất rõ ràng. Trong tính không ai cả của bạn, hay trong tính bình
thường của bạn... Và tính bình thường phải là tới mức bạn thậm chí không tuyên
bố rằng bạn là phật. Nếu bạn tuyên bố, bạn không là phật. Đó là lí do tại sao
ông ấy nói, "Ừ, nhưng ta không là mọi người. Thực ra ta là không ai cả –
làm sao ta có thể là phật được?" Khi người ta biết, người ta không tuyên bố.
Câu chuyện khác.
Một Thiền sư đã tôn thờ bức tượng
Phật. Một người mới tới và hỏi, "Tại sao thầy tôn thờ Phật? Tôi tưởng Thiền
dạy chúng ta không tôn thờ. Một số Thiền sư chẳng nhổ vào Phật đó sao?"
Thầy đáp, "Một số người nhổ
vào Phật và một số người tôn thờ Phật. Ta ưa thích loại người kia."
Nhưng nó tất cả là như nhau. Cuộc
sống liên tục như nó vậy. Một số người tôn thờ Phật, một số người nhổ vào Phật,
cuộc sống liên tục như nó vậy.
Con người của Thiền không có chọn
lựa, chỉ có ưa thích – và làm rõ ràng cho bản thân bạn sự khác biệt giữa chọn lựa
và ưa thích. Chọn lựa nói "Tôi rất nghiêm chỉnh về nó." Chọn lựa nói
"Theo cách này tôi muốn sống, theo cách khác tôi không muốn sống chút nào.
Đây là cách sống; cách kia là vô giá trị."
Ưa thích đơn giản nói "Tôi
thích cái này, nhưng nếu nó không xảy ra thì cái kia cũng tốt." Không có
nghiêm chỉnh tham gia vào trong đó. Một cách tự nhiên, Thiền sư cũng có ưa
thích. Khi ông ấy ngủ ông ấy không ngủ trên gai, ông ấy ngủ trên giường. Đây là
ưa thích, không phải là chọn lựa – nếu ông ấy phải ngủ trên gai, ông ấy sẽ ngủ ở
đó nữa. Nếu giường không sẵn có và giấc ngủ đang tới, ông ấy sẽ ngủ trên gai nữa.
Nhưng lần nữa đây không phải là chọn lựa; chỉ trong hoàn cảnh đó, nó là khả năng
duy nhất để làm.
Ông ấy ăn thức ăn, ông ấy không
ăn đá – đó là ưa thích, không là chọn lựa. Nhớ lấy, Thiền sư cũng bước và đi
qua cửa, không đi qua tường. Đó chỉ là ưa thích. Đó là điều thầy này đang nói:
"Ừ, vài người nhổ vào Phật và vài người tôn thờ Phật. Ta ưa thích tôn thờ."
Nhưng ông ấy không nghiêm chỉnh
về điều đó. Người Ki tô giáo không thể thoải mái về điều đó – nếu ai đó nhổ vào
Christ, người đó sẽ điên lên, người đó sẽ giết người này! Người đó sẽ không có
khả năng dung thứ cho điều này, mặc dầu Ki tô giáo liên tục nói về khoan dung
và yêu và tha thứ cho kẻ thù. Nhưng người đó sẽ không tha thứ cho kẻ thù này,
người đó sẽ giết kẻ thù này.
Nếu bạn nhổ vào Phật và Thiền
sư đang tôn thờ, ông ấy sẽ chỉ nhìn bạn và nghĩ, "Anh ta ưa thích nhổ, ta
ưa thích tôn thờ." Không có chọn lựa tham gia vào, nhưng có việc tách rời
lớn. Thấy ra vấn đề đi, nó có giá trị mênh mông. Ưa thích là được, chọn lựa là
không tốt.
Và khi "Trở thành vô chọn
lựa" được nói ra, vài người ngu bắt đầu nghĩ rằng họ không thể ưa thích
bây giờ – vì họ nghĩ ưa thích là chọn lựa. Họ bắt đầu nghĩ rằng bây giờ họ
không thể ưa thích.
Ở Ấn Độ chuyện đã xảy ra: có
các mahatma ở Ấn Độ, các thánh nhân – rất nổi tiếng, được hàng nghìn người tôn
thờ – toàn thể danh tiếng của họ là do họ không ưa thích. Nếu họ ăn và bạn chỉ
ngồi trước họ và đái ra đó, điều đó là được. Hay họ có thể chỉ ngồi ở chỗ bẩn –
điều đó là được, vì họ nghĩ đây là vô chọn lựa. Vì ý tưởng này, Ấn Độ đã trở
nên bẩn thế. Nếu các mahatma đang làm những điều lớn lao thế, thế thì những người
đi theo, nếu không lớn lao chừng đó, cũng đi theo một chút xíu – họ cũng phải
không chọn lựa. Ấn Độ đã trở thành nghèo thế.
Bạn không cần phạm phải sai lầm
này. Nếu có khả năng là giầu, ưa thích là giầu đi, đừng ưa thích là nghèo.
Nhưng nhớ rằng đây là ưa thích, không là chọn lựa. Nếu giầu một ngày nào đó biến
mất – vì mọi thứ đều đang thoáng qua, giọt sương trên lá sen, thế thì điều đó
là hoàn toàn được, thế thì là nghèo. Không chọn nghèo, không chọn giầu. Nhưng
ưa thích là hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Nếu bạn có thể mạnh khoẻ, ưa
thích là mạnh khoẻ đi. Nếu bạn không thể như vậy, thế điều đó là được, thế thì
chấp nhận ốm bệnh của bạn. Nhưng tôi không nói chọn ốm bệnh.
Thảm hoạ đó đã xảy ra ở nước
này. Trong ít nhất bốn hay năm nghìn năm, nước này đã sống trong triết lí vô
nghĩa thế: "Không chọn lựa." Đó là lí do tại sao nước này vẫn còn
nghèo. "Thậm chí không ưa thích." Vậy bất kì cái gì đang vậy, nó là
được. Mọi người đã từng chết và chết đói, mọi người xấu xí, mọi người ốm bệnh,
cuộc sống của họ là cuộc sống của chó – nhưng họ vẫn cứ sống. Họ đã mất năng lượng
để sống, để thay đổi, để biến đổi bản thân họ.
Tôn giáo trở thành rất độc hại ở
Ấn Độ. Điều này phải không nên được lặp lại! Tôi đã sống trong nghèo, tôi đã sống
trong giầu. Và phải thẳng thắn với bạn, giầu là tốt hơn. Mạnh khoẻ cũng vậy, tất
cả mọi thứ tốt của cuộc sống cũng vậy – nhưng đây chỉ là ưa thích.
Ưa thích đơn giản có nghĩa là bạn không quá nghiêm chỉnh về nó. Nếu có thể vui đùa được, tốt. Bạn không có xu hướng chết vì nó: rằng nếu nó không xảy ra bạn sẽ tự tử, rằng nếu bạn không là người giầu nhất trên thế giới, thế thì bạn sẽ không muốn sống chút nào – điều đó là ngu xuẩn.
Thiền nhân không chọn lựa – họ
không chọn thế giới, họ không chọn từ bỏ thế giới. Nhưng họ đã sống trong thế
giới; họ ưa thích. Họ nói, "Điều này dường như là tự nhiên hơn." Họ sống
như người thường, cũng như bạn sống. Nhưng họ sống với thông minh phi thường, họ
sống với nhận biết lớn.
Khi chọn lựa biến mất ngày càng
nhiều, và ưa thích thế chỗ nó, bạn ngày càng trở nên thông minh hơn, tỉnh táo
hơn, ý thức hơn. Minh mẫn, duyên dáng nảy sinh trong bản thể bạn.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó…
Ikkyu đang nói: Là giọt sương
trên lá sen đi. Mặc dù từ bên ngoài giọt sương sẽ có vẻ được tô màu bởi lá sen
– nếu lá sen mầu lục giọt sương sẽ có vẻ mầu lục, sẽ có vẻ màu lục tươi – vậy
mà nó không được tô mầu, nó vẫn còn không được tô mầu. Nó không bị ảnh hưởng bởi
lá sen; đó chỉ là dáng vẻ.
Thiền nhân sống trong thế giới,
nhưng không bị tô mầu. Người đó có thể có vợ, người đó có thể có con, nhưng người
đó vẫn còn không được tô mầu:
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó…
Ông ấy di chuyển qua thế giới,
không bị nhiễm bẩn, không bị ô nhiễm bởi nó. Thế giới không bao giờ đi vào
trong ông ấy. Đó là lí do tại sao ông ấy không lo nghĩ về việc thoát ra khỏi
nó. Ông ấy không quan tâm tới việc đi lên Himalayas. Tại sao? Để làm gì? Ông ấy
biết thế giới không ở trong ông ấy, cho nên phỏng có ích gì mà đi bất kì chỗ
nào khác? Người trốn khỏi thế giới là sợ thế giới, vì khi người đó ở trong thế
giới, thế giới đi vào trong người đó và người đó không thể chống lại được. Người
đó không có khả năng, người đó bất lực, người đó còn chưa nhận biết đủ để hiện
hữu để cho thế giới không thể đi vào trong người đó. Để tránh điều này, người
đó trốn lên Himalayas. Nhưng làm sao người đó sẽ trở nên có ý thức hơn khi ở
trên Himalayas được?
Nếu thế giới không thể làm cho bạn ý thức hơn, Himalayas không thể làm cho bạn ý thức được, chắc chắn – điều đó là không thể được đối với Himalayas. Thế giới là thách thức! Và thông minh tồn tại chỉ khi có thách thức. Nó được mài sắc bởi thách thức – bằng thách thức lớn hơn, thông minh lớn hơn xảy ra.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó,
chỉ dường như nó vậy,
là dạng thực của phật.
Người chủ tiệm trong cửa hàng
và công nhân trong cơ xưởng và nông dân trên đồng – giọt sương trên lá sen, nếu
nó không bị lá tô mầu, thế thì không có vấn đề gì. Bạn có thể là nông dân hay
chủ tiệm hay thư kí hay người chủ, bạn có thể là bất kì người nào – đó chỉ là
hình dạng. Sâu bên trong, vẫn còn không bị gắn bó với bất kì cái gì đang xảy ra
quanh bạn. Ưa thích là được – đừng chọn lựa. Và bạn là phật.
Chính thân thể này là phật, và
chính trái đất này là thiên đường hoa sen.
Trích từ quyển 'Coi
nó là dễ' (Tập 2) - Osho
0 Đánh giá