Read more
Yoga: Alpha và
Omega (Tập 3)
Chương 2. Hấp dẫn
của bản ngã
Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi,
Tôi cảm thấy xung đột giữa việc chùng lỏng
và tự nhiên và việc nhận biết.
Không có xung đột, nhưng bạn có
thể tạo ra xung đột. Ngay cả nơi không xung đột nào tồn tại, tâm trí vẫn tạo ra
xung đột, bởi vì tâm trí không thể tồn tại mà không ở trong xung đột.
Chùng lỏng và tự nhiên sẽ cho bạn
nhận biết tự phát. Không có nhu cầu làm bất kì nỗ lực nào về nhận biết; nó sẽ
đi theo như cái bóng. Nếu bạn chùng lỏng và tự nhiên, nó sẽ tới. Không cần làm
bất kì nỗ lực khác nào vì nó bởi vì chùng lỏng và tự nhiên tự động nở hoa trong
nhận biết. Hay, nếu bạn nhận biết, thế thì bạn sẽ trở thành chùng lỏng và tự
nhiên. Chúng cả hai đi cùng nhau. Nhưng nếu bạn cố cả hai, thế thì bạn sẽ tạo
ra xung đột. Không cần cố cả hai cùng nhau.
Điều đó có nghĩa gì khi tôi
nói, chùng lỏng và tự nhiên? Nó nghĩa là: không làm nỗ lực nào. Cứ là bất kì
cái gì bạn đang là. Nếu bạn vô nhận biết, thế thì cứ vô nhận biết đi, vì đó là
điều bạn đang là trong trạng thái chùng lỏng và tự nhiên của bạn. Vô nhận biết
đi. Nếu bạn làm bất kì nỗ lực nào, thế thì làm sao bạn có thể chùng lỏng và tự
nhiên được? Đơn giản thảnh thơi, và chấp nhận bất kì cái gì đang là hoàn cảnh -
và chấp nhận việc chấp nhận của bạn nữa. Đừng đi từ đó. Thời gian sẽ trôi qua
trước khi mọi sự lắng đọng xuống. Trong thời kì chuyển tiếp đó, bạn có thể
không nhận biết bởi vì mọi sự đang lắng đọng. Một khi mọi sự được lắng đọng và
luồng chảy là tự nhiên bạn sẽ đột nhiên thấy ngạc nhiên. Không mong đợi, một
sáng, bạn thấy bạn nhận biết - không cần làm nỗ lực nào.
Hay, nếu bạn đang làm việc qua
nhận biết - và cả hai phương pháp này là khác nhau, chúng bắt đầu từ các quan
điểm khác nhau - thế thì đừng nghĩ tới chùng lỏng và tự nhiên. Bạn đơn giản làm
việc với nó thông qua nỗ lực của bạn để nhận biết. Sẽ mất thời gian lâu... khi
nhận biết trở thành tự nhiên và không nỗ lực nào được cần. Chừng nào điểm này
còn chưa tới, nơi không nỗ lực nào được cần, nhận biết vẫn còn chưa được đạt tới
đâu. Khi bạn có thể quên tất cả nỗ lực và đơn giản nhận biết, chỉ thế thì bạn
đã đạt tới nó. Thế thì, ngay bên cạnh, bạn sẽ thấy hiện tượng chùng lỏng và tự
nhiên. Chúng tới cùng nhau. Chúng bao giờ cũng xảy ra cùng nhau. Chúng là hai mặt
của cùng một hiện tượng, nhưng bạn không thể làm việc trên chúng cùng nhau.
Điều đó cũng giống như người
trèo lên núi. Có nhiều con đường; tất cả chúng đều lên tới đỉnh, tất cả chúng đều
lên cao trào trên đỉnh. Nhưng bạn không thể bước trên hai con đường cùng nhau
được. Nếu bạn thử bạn sẽ phát điên và bạn sẽ không bao giờ lên tới đỉnh cả. Làm
sao bạn có thể bước đi trên hai con đường cùng nhau, và biết rõ rằng chúng tất
cả đều dẫn tới cùng đỉnh? Nhưng người ta phải bước chỉ một con đường thôi.
Chung cuộc, khi người ta lên tới đỉnh, người ta sẽ thấy mọi con đường đều đã
lên tới đó. Để bước đi bao giờ cũng chọn một con đường thôi. Tất nhiên, khi bạn
đạt tới, mọi con đường sẽ đạt tới cùng một điểm, cùng đỉnh.
Có tính nhận biết là một kiểu
quá trình khác. Phật đã đi theo nó. Ông ấy đã gọi nó là việc tự nhớ hay chính
tâm. Trong thời đại này một vị Phật khác, George Gurdjieff, đã theo nó; ông ấy
gọi nó là tự nhớ. Vị Phật khác nữa, Krishnamurti, cứ nói hoài về nhận biết, tỉnh
táo. Đây là một con đường. Tilopa thuộc về con đường khác, con đường của việc
chùng lỏng và tự nhiên - thậm chí không bận tâm về nhận biết, chỉ là bất kì cái
gì bạn đang là, không làm nỗ lực nào vì bất kì cải tiến nào. Và tôi bảo bạn,
quan điểm của Tilopa là cao hơn Phật, Gurdjieff và Krishnamurti, bởi vì ông ấy
không tạo ra xung đột. Ông ấy đơn giản nói, “Cứ là bất kì cái gì ông đang là.”
Thậm chí không nỗ lực tâm linh... bởi vì cái đó nữa cũng là một phần của bản
ngã. Ai đang cố cải tiến? Ai đang cố nhận biết? Ai đang cố đạt tới chứng ngộ?
Ai là điều này bên trong bạn? - nó lại là cùng bản ngã đó thôi. Cùng bản ngã đã
cố trở thành tổng thống một nước hay thủ tướng, bây giờ cố đạt tới Phật tính.
Bản thân Phật đã gọi chứng ngộ
là 'cơn ác mộng cuối cùng'. Chứng ngộ, cơn ác mộng cuối cùng, bởi vì nó lại là
giấc mơ... Và không chỉ nó là giấc mơ mà là ác mộng, bởi vì bạn khổ qua nó.
Quan điểm của Tilopa là quan điểm tối thượng. Nếu bạn có thể hiểu được nó, thì không
nỗ lực nào được cần theo bất kì loại nào. Bạn đơn giản thảnh thơi và hiện hữu,
và mọi thứ đi theo cách riêng của nó. Người ta đơn giản là không làm: ngồi yên
tĩnh, và xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.
Câu hỏi thứ hai:
Osho ơi,
Điều được hiểu là, trong quá khứ, nhiều trường
phái yoga đã dạy chủ yếu qua kìm nén. Và rất ít người đã đạt tới qua nó. Chẳng
lẽ không có khả năng là, ngay cả ngày nay, kĩ thuật kìm nén có thể phù hợp với
loại người nào đó?
Điều thứ nhất: không bao giờ! -
không người biết nào đã bao giờ dạy kìm nén.
Điều thứ hai: không bao giờ có
bất kì ai đã đạt tới qua nó.
Nhưng tiền giả tồn tại mọi nơi.
Cách là tự nhiên là rất đơn giản, nhưng có vẻ rất khó với bạn vì bản ngã muốn
cái gì đó khó khăn để vật lộn, để được thách thức, để chinh phục nó. Bản ngã tồn
tại qua thách thức thường xuyên. Nếu cái gì đó tuyệt đối đơn giản, bản ngã rơi
bịch xuống. Nếu bạn không có gì làm mà ngồi yên tĩnh và im lặng và để mọi sự hiện
hữu, và để mọi thứ đi tới chỗ chúng đi, không hoạt động nào về phần bạn, thế
thì khi nào và làm sao bản ngã sẽ tồn tại được? Không có khả năng nào.
Trong chùng lỏng và tự nhiên, bản
ngã rơi bịch xuống hoàn toàn, ngay lập tức. Nó biến mất bởi vì bản ngã cần hoạt
động thường xuyên. Bản ngã giống như đi xe đạp: bạn phải đạp nó liên tục. Nếu bạn
dừng đạp, nó có thể đi thêm vài mét hay vài chục mét vì đà quá khứ, nhưng nó phải
đổ xuống. Xe đạp và người đi xe cả hai sẽ đổ kềnh. Xe đạp cần việc đạp thường
xuyên. Thậm chí bạn đạp rất chậm, bạn sẽ ngã xuống. Nó cần việc nạp năng lượng
liên tục.
Bản ngã cũng giống như đạp xe -
bạn phải nuôi dưỡng nó liên tục: thách thức này, thách thức nọ, hoạt động này,
hoạt động nọ - cái gì đó phải được đạt tới. Đỉnh Everest phải bị chinh phục, bạn
phải lên tới mặt trăng - cái gì đó bao giờ cũng ở tương lai. Bạn phải đạp, và
thế thì bản ngã tồn tại. Bản ngã tồn tại trong hoạt động.... Bất hoạt, đơn giản
chiếc xe đạp đổ kềnh, và người đạp xe cũng đổ. Ngay lập tức toàn thể hoạt động
biến mất và cùng nó bản ngã biến mất.
Đó là lí do tại sao những thứ
đơn giản có vẻ khó cho bản ngã và những thứ khó có vẻ đơn giản. Nếu tôi bảo bạn
rằng con đường là rất, rất gian truân, bạn sẽ sẵn sàng đi theo ngay lập tức. Nếu
tôi nói điều đó là rất đơn giản, nó đơn giản tới mức bạn chẳng cần thậm chí lấy
một bước, nó đơn giản tới mức bạn không cần đi đâu cả, chỉ ngồi trong nhà bạn
và nó sẽ xảy ra, bạn đơn giản sẽ quên tôi và điều tôi nói. Bạn sẽ đơn giản đi
khỏi tôi cứ dường như bạn đã không nghe chút nào. Bạn sẽ tới ai đó người đang
nói cái gì đó vô nghĩa và tạo ra khó khăn nào đó cho bạn. Đó là tại sao kìm nén
đi vào sự tồn tại, bởi vì đó là điều khó nhất trên thế giới, kìm nén - gần như
không thể được vì nó chưa bao giờ thành công, nó bao giờ cũng là thất bại.
Làm sao bạn có thể kìm nén được
con người bạn bằng phần khác? Điều đó cũng giống như cố thắng, bằng tay phải của
bạn cố đánh bại tay trái của bạn. Bạn có thể giả vờ, sau một chút hoạt động bạn
có thể giả vờ rằng tay phải ở trên đỉnh và tay trái bị đè, nhưng bạn nghĩ nó bị
đè hay nó bị chinh phục? Làm sao bạn có thể chinh phục được một phần của con
người bạn bởi phần khác? - chỉ giả vờ thôi. Nếu bạn kìm nén dục, vô dục -
brahmacharya sẽ là giả vờ, đạo đức giả. Nó chỉ là tay phải nằm ra và đợi đó,
giúp cho bạn giả vờ. Bất kì khoảnh khắc nào nó có thể lật mọi thứ lần nữa - và
nó sẽ lật. Cái mà bạn đã chinh phục phải bị chinh phục đi chinh phục lại, bởi
vì nó không bao giờ là thắng lợi thực. Và, đến cuối cùng, bạn thấy rằng bạn đã
từng chiến đấu cả đời và chẳng cái gì đã được đạt tới. Thực ra, duy nhất bạn sẽ
bị thất bại, không gì khác. Cả đời bạn sẽ bị thất bại.
Không thầy nào, người biết,
không thầy nào, người chứng ngộ, đã bao giờ thuyết giảng kìm nén. Nhưng họ đã
thuyết giảng cái gì đó mà có thể có vẻ giống như kìm nén với những người không
biết, cho nên để tôi làm phân biệt này rõ ràng ra. Chẳng hạn - phân biệt này là
rất tinh tế - Phật, Mahavira cả hai đều dạy về nhịn ăn, cả hai đều dạy về
brahmacharya, vô dục. Họ dạy kìm nén sao? Họ không thể... và họ không có dạy.
Khi Phật nói, “Cứ nhịn ăn đi,”
ông ấy ngụ ý gì? Kìm nén cơn đói của bạn sao? - không. Ông ấy nói, “Quan sát
cơn đói của bạn.” Thân thể sẽ nói, “tôi đó.” Bạn đơn giản ngồi bên trong bản thể
mình và quan sát. Không làm gì hoặc nuôi thân thể hoặc kìm nén cơn đói. Bạn đơn
giản quan sát cơn đói. Không hoạt động nào được cần về phần bạn - và kìm nén là
một hoạt động. Khi bạn kìm nén cơn đói, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ không có khả năng
quan sát nó. Thực ra, đó là điều duy nhất mà bạn sẽ né tránh.
Người muốn kìm nén cơn đói và
người đã đi vào nhịn ăn, như người Jaina làm mọi năm, họ sẽ làm gì? Họ sẽ cố
làm sao lãng tâm trí đi đâu đó khác để cho cơn đói không được cảm thấy. Họ sẽ tụng
mật chú, hay họ sẽ đi tới đền chùa và nhẩm đọc kinh, hay họ sẽ đi tới người
lãnh đạo tôn giáo của họ để nghe ông ấy, để cho tâm trí bị dính líu và họ không
chú ý tới cơn đói đang có đó. Đây là kìm nén. Kìm nén nghĩa là: cái gì đó có đó
và bạn không nhìn vào nó và bạn giả vờ cứ như là nó không có đó. Cho nên nếu bạn
bị bận rộn, sâu trong tâm trí, thế thì cơn đói không thể xuyên thấu được và
không thể đem chú ý của bạn tới bản thân nó được. Cơn đói sẽ cứ gõ cửa, nhưng bạn
đang nhẩm mật chú to tới mức bạn không nghe thấy tiếng gõ cửa. Kìm nén nghĩa là
làm sao lãng tâm trí bạn khỏi con người bạn.
Bạn đã lấy lời nguyện vô dục, bạn
đã lấy cuộc đời của một brahmachari; bây giờ bạn sẽ làm gì khi ham muốn dục nảy
sinh và người đàn bà đẹp đi ngang qua? Bạn sẽ bắt đầu tụng mật chú: “Rama,
Rama, Rama.” Bạn né tránh. Bạn đang thả tấm rèm lên mắt bạn. Bạn giả vờ dường
như người đàn bà này không có đó. Nhưng người đàn bà có đó và đó là lí do tại
sao bạn đang tụng tên Rama, và to thế.
Ở Ấn Độ, mọi người phải tắm
sáng. Ở làng tôi có một cái hồ rất đẹp, một con sông, và mọi người ra đó để tắm
sáng. Ở đó, vào thời thơ ấu của tôi, lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết về thủ
đoạn của kìm nén. Sông lạnh - đặc biệt vào mùa đông - mọi người đi ra đó tắm...
Tôi quan sát họ tắm trong mùa hè nữa, và họ sẽ không tụng: “Rama, Hari Krishna,
Hari Krishna.” Nhưng vào mùa đông, bởi vì sông lạnh thế và họ tụng to thế, họ
quên sông đi. Họ đằm mình và họ nhảy ra. Tâm trí họ đang dính líu vào việc tụng.
Sáng càng lạnh, tiếng tụng về Thượng đế càng to.
Vào thời thơ ấu của tôi, quan
sát mọi người ở đó, lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết về thủ đoạn này, điều họ
đang làm, bởi vì tôi thấy cùng những người đó đi tắm vào mùa hè và họ không bận
tâm về Rama, Hari Krishna, hay bất kì ai - nhưng vào mùa đông, đột nhiên họ trở
thành tôn giáo sao? Họ đã học được thủ đoạn, cách để né tránh sự kiện, và sự kiện
là có đánh và đá và sống động - chuyển tâm trí đi đâu đó khác.
Bạn có thấy mọi người đi qua phố
đơn độc trong đêm khi trời tối không? Họ bắt đầu hát bài ca, hay hu ýt sáo, hay
lầm rầm. Họ làm gì? - cùng thủ đoạn đó. Lầm rầm, họ quên bóng tối. Hát to bài
ca, họ lắng nghe giọng nói riêng của họ và cảm thấy rằng họ không một mình. Giọng
nói cho cảm giác rằng họ không một mình. Được bao quanh bởi giọng nói của họ,
bóng tối đã biến mất với họ. Bằng không, nếu họ đi một cách im lặng trong phố
đơn độc trong đêm tiếng bước chân của họ tạo ra sợ hãi, cứ dường như ai đó đang
đi theo. Đây là thủ đoạn đơn giản.
Mahavira và Phật không thể nói
và không thể dạy những lừa dối như vậy. Họ dạy về nhịn ăn, nhưng việc nhịn của
họ là khác toàn bộ, về chất. Trên bề mặt cả hai người nhịn ăn sẽ là như nhau,
nhưng khác biệt tồn tại sâu bên dưới. Sâu bên dưới, người theo Mahavira hay Phật
sẽ nhịn ăn và sẽ không làm hoạt động nào trong tâm trí. Người đó sẽ quan sát và
người đó sẽ chú ý tới cơn đói. Thế rồi nảy sinh một hiện tượng rất, rất đẹp: nếu
bạn chú ý tới cơn đói, nó biến mất. Không thức ăn nào, nó biến mất. Tại sao? Điều
gì xảy ra trong việc chú ý tới cơn đói?
Khi ham muốn dục nảy sinh, người
ta đơn giản chú ý toàn bộ tới nó; không phán xét, không nói điều này là tốt hay
xấu, không nói điều này là xấu xa, không nói rằng đây là khêu gợi từ quỉ.
Không, không đánh giá chút nào, bởi vì mọi đánh giá đều thuộc vào tâm trí và việc
chứng kiến không phải là của tâm trí. Tốt, xấu - mọi phân biệt đều thuộc về tâm
trí, và việc chứng kiến là không phân chia, là một. Nó không tốt không xấu, nó
đơn giản hiện hữu. Người ta chú ý tới cơn đói hay tới ham muốn dục, chú ý toàn
bộ - và chú ý toàn bộ là năng lượng mạnh thế, nó là lửa - cơn đói đơn giản bị
thiêu cháy, ham muốn dục đơn giản bị thiêu cháy. Cái gì xảy ra? Cái gì là cơ chế
bên trong?
Ban cảm thấy đói... Thực ra, bạn
chưa bao giờ đói cả. Thân thể đã đói, bạn chưa bao giờ đói. Nhưng bạn bị đồng
nhất với thân thể rằng, “Mình là thân thể.” Đó là lí do tại sao bạn đói. Khi bạn
chú ý tới cơn đói một khoảng cách được tạo ra, sự đồng nhất bị phá vỡ. Sự đồng
nhất không còn đó. Bạn không còn là thân thể; thân thể đói và bạn là người quan
sát. Đột nhiên tự do phúc lạc nảy sinh trong bạn rằng “Mình không là thân thể,
mình chưa bao giờ là thân thể. Thân thể đói; mình không đói.” Chiếc cầu bị gẫy
- bạn là tách rời.
Thân thể có ham muốn dục vì
thân thể đã tới từ dục. Thân thể có ham muốn dục vì mọi tế bào thân thể đều có
tính dục. Mẹ bạn và bố bạn, trong hoạt động dục, sâu sắc, đã tạo ra thân thể bạn.
Tế bào thứ nhất của thân thể bạn tới từ đam mê dục sâu sắc; chúng mang phẩm chất
của điều đó. Và những tế bào đó đã tự nhân bản chúng lên; đó là cách toàn thân
thể bạn được tạo ra. Toàn thân bạn là đam mê dục. Ham muốn nảy sinh. Điều đó là
tự nhiên cho thân thể, không cái gì sai trong nó. Thân thể là năng lượng dục và
không gì khác.
Brahmacharya là không có khả
năng cho thân thể: tính dục là tự nhiên cho thân thể. Và với bạn chỉ
brahmacharya là tự nhiên; dục là phi tự nhiên, tuyệt đối phi tự nhiên. Đó là lí
do tại sao chúng ta gọi là vô dục, brahmacharya. Từ tiếng Anh ‘celibacy - độc
thân’ là không thật hay lắm. Điều đó là rất bình thường, rẻ mạt. Nó không mang
nghĩa của brahmacharya. Brahmacharya được dẫn ra từ gốc brahman. Từ
‘brahmacharya’ nghĩa là bạn đã đi tới đạt tới, bạn đã đi tới biết rằng bạn là
brahman, điều tối thượng, điều thiêng liêng - bạn là bản thân Thượng đế.
Khi người ta bắt đầu cảm thấy
điều này, rằng người ta là bản thân Thượng đế, thế thì có vô dục thực. Bởi vì
thế thì không có vấn đề gì. Điều gì xảy ra, điều gì là điều huyền bí... khi bạn
tách rời, khi chiếc cầu bị gẫy, bạn không bị đồng nhất với thân thể. Bạn không
nói, “Mình là thân thể,” bạn nói, “Mình ở trong thân thể, nhưng không là thân
thể. Mình sống trong ngôi nhà này, nhưng mình không là ngôi nhà. Mình ở trong
quần áo này, nhưng quần áo không phải là mình.” Khi bạn đã đạt tới điều này....
Và tôi nói đạt tới, bởi vì về mặt trí tuệ bạn đã biết nó - điều đó không phải
là vấn đề; bạn đã chưa nhận ra nó. Khi bạn nhận ra trong chú ý sâu sắc tới đói,
hay tới dục, hay bất kì cái gì - bạn nhận ra; đột nhiên chiếc cầu biến mất giữa
thân thể là linh hồn được hiện thân. Khi lỗ hổng có đó và bạn đã trở thành nhân
chứng, thế thì thân thể sống qua hợp tác của bạn.
Thân thể không thể sống được nếu
không có hợp tác của bạn. Đó là điều xảy ra khi thân thể chết: thân thể là tuyệt
đối như cũ, chỉ hợp tác của bạn không còn đó. Bạn đã đi ra khỏi ngôi nhà, đó là
lí do tại sao thân thể chết. Bằng không, không ai đã bao giờ chết. Thân thể vẫn
thế, nhưng thân thể phụ thuộc vào năng lượng của bạn, bạn phải liên tục nạp
năng lượng cho thân thể. Nó tồn tại với hợp tác của bạn; nó không có sự tồn tại
của riêng nó. Chính là qua bạn nó mới cùng tồn tại. Bằng không, nó sẽ rã rời
ra. Bạn là trung tâm và là nhân tố kết tinh trong nó.
Khi trong cơn đói, người ta
quan sát cơn đói; sự hợp tác không có đó. Nó là cái chết tạm thời. Bạn không hỗ
trợ cho thân thể. Khi bạn không hỗ trợ cho thân thể, làm sao thân thể có thể cảm
thấy đói được? - bởi vì thân thể không thể cảm được cái gì; việc cảm là của bản
thể bạn. Cơn đói có thể có đó trong thân thể, nhưng thân thể không thể cảm được,
nó không có cách nào để cảm.
Bây giờ, chỉ trong thập kỉ này,
các nhà giải phẫu não đã trở nên nhận biết về một hiện tượng rất bí ẩn nào đó:
rằng não, cái cảm thấy mọi thứ, không có cảm giác trong hệ thần kinh riêng của
nó. Bạn có thể nằm đó thức hoàn toàn trên bàn của nhà giải phẫu não và đầu bạn
có thể bị mở ra và ông ấy có thể cắt các mô não của bạn - bạn sẽ không cảm
giác. Không cần thuốc mê gì cả. Ông ấy có thể làm một cửa sổ trong đầu, ông ấy
có thể khoan một lỗ trong đầu; bạn sẽ cảm thấy việc khoan vào xương sọ, nhưng một
khi ông ấy chạm tới bên trong thì không có cảm giác chút nào. Nếu ông ấy cắt cả
bộ não hoàn toàn bạn sẽ không biết, và bạn hoàn toàn thức.
Nhiều người ở phương Tây đang
đi với nhiều bộ phận bị cắt - họ không biết. Nhiều người đang đi với điện cực
nào đó trong não họ - họ không biết và họ không thể cảm thấy.... Đá có thể được
đặt vào trong đầu bạn, bên trong, và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy rằng nó có
đó bởi vì trong não không có cảm giác. Thế thì cảm giác này tới từ đâu?
Não là phần tinh tế nhất của
thân thể, phần nhạy bén nhất; thế mà nó không có cảm giác. Cảm giác tới từ bản thể
bạn. Nó được vay mượn bởi thân thể, thân thể không có cảm giác của riêng nó. Một
khi bạn quan sát cơn đói - và nếu việc quan sát là thực, đích thực, và bạn
không né tránh - cơn đói biến mất.
Việc nhịn ăn của một Mahavira
hay một Phật là khác toàn bộ với việc nhịn ăn của người Jaina và Phật tử.
Brahmacharya của Mahavira là khác toàn bộ với brahmacharya của sư Jaina.
Mahavira không né tránh nó, ông ấy đơn giản quan sát nó. Quan sát, nó biến mất.
Chứng kiến, nó không được tìm thấy ở đó. Né tránh, nó đi theo bạn. Thực ra,
không chỉ đi theo bạn, nó ám ảnh bạn.
Không yoga nào dạy kìm nén -
không thể dạy được - nhưng có những nhà yogi dạy điều đó. Họ là thầy giáo; họ
đã không nhận ra bản thể bên trong nhất của họ. Cho nên thậm chí không tồn tại
một người nào có thể đạt tới Phật tính qua kìm nén. Điều đó là không thể được,
nó đơn giản không thể được. Qua nhận biết người ta đạt tới, không qua kìm nén.
Câu hỏi thứ ba:
Osho ơi,
Trong thiền, sao lãng thường là đau thể
xác. Thầy nói về thiền khi đau xảy ra đi?
Đây là điều tôi đã nói tới. Nếu
bạn cảm thấy đau, chăm chú vào nó, đừng làm gì cả. Chăm chú là lưỡi gươm vĩ đại
- nó chém qua mọi thứ. Bạn đơn giản chăm chú tới cái đau.
Chẳng hạn, bạn đang ngồi trong
phần cuối của thiền một cách im lặng, bất động, và bạn cảm thấy nhiều vấn đề
trong thân thể. Bạn cảm thấy chân tê dại sắp chết, có ngứa ngáy trong tay, bạn
cảm thấy kiến bò trên thân thể và nhiều lần bạn đã nhìn - chả có kiến nào. Việc
bò này là ở bên trong, không ở bên ngoài. Bạn phải làm gì? Bạn cảm thấy chân tê
dại sắp chết - quan sát vào, cứ dồn toàn thể chăm chú vào nó. Bạn cảm thấy ngứa
ngáy - đừng gãi, điều đó sẽ không ích gì. Bạn cứ giữ chăm chú của bạn. Thậm chí
đừng mở mắt ra. Cứ giữ chăm chú bên trong và chờ đợi và quan sát, và trong vòng
vài giây việc ngứa biến mất. Bất kì cái gì xảy ra - cho dù bạn cảm thấy đau,
đau nhói trong dạ dầy hay trong đầu, điều đó là có thể, bởi vì trong thiền toàn
thân thay đổi. Nó thay đổi hoá chất của nó. Những thứ mới bắt đầu xảy ra; thân
thể đang trong hỗn độn. Thỉnh thoảng dạ dầy sẽ bị ảnh hưởng bởi vì trong dạ dầy
bạn đã kìm nén nhiều xúc động, và chúng tất cả đều bị khuấy động lên. Thỉnh thoảng
bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, mửa. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đau buốt trong đầu
bởi vì thiền đang thay đổi cấu trúc bên trong của não bạn. Bạn thực sự trong hỗn
độn khi đi qua thiền. Chẳng mấy chốc mọi sự sẽ lắng đọng. Nhưng, với thời gian
hiện thời, mọi sự sẽ bất ổn.
Vậy bạn định làm gì? Bạn đơn giản
nhìn cái đau ở trong đầu; quan sát nó. Bạn là người quan sát. Bạn chỉ quên rằng
bạn là người làm, và dần dần mọi thứ rút xuống và rút xuống đẹp và duyên dáng tới
mức bạn không thể tin được chừng nào bạn chưa biết nó. Và không chỉ có việc cái
đau đó biến mất khỏi đầu; bởi vì năng lượng đã tạo ra đau, nếu nó được quan
sát, cái đau biến mất và cùng năng lượng đó trở thành niềm vui thích.
Năng lượng này là một. Đau hay
vui thích là hai chiều của cùng một năng lượng.
Nếu bạn có thể vẫn còn im lặng
ngồi và chú ý tới các sao lãng, mọi sao lãng biến mất. Và khi mọi sao lãng biến
mất, bạn đột nhiên trở nên nhận biết rằng toàn thân đã biến mất.
Thực ra, cái gì đã xảy ra? Tại
sao những điều này đã xảy ra? - và khi bạn không thiền chúng không xảy ra. Bạn
có đó cả ngày và tay chả bao giờ ngứa, đầu không đau và dạ dầy hoàn hảo và chân
ổn thoả. Mọi thứ đều ổn. Cái gì thực sự xảy ra? Tại sao, trong thiền, những điều
này đột nhiên bắt đầu?
Thân thể đã là người chủ lâu thế
rồi, và trong thiền bạn đang ném thân thể ra khỏi quyền làm chủ của nó. Bạn
đang truất ngôi nó. Nó níu bám; nó cố gắng theo đủ mọi cách để vẫn còn là người
chủ. Nó sẽ tạo ra nhiều thứ để làm sao lãng bạn để cho thiền bị mất đi; bạn bị
tống ra khỏi cân bằng và thân thể lại lên ngôi. Mãi cho tới giờ, thân thể vẫn
còn là người chủ và bạn đã từng là nô lệ. Qua thiền, bạn đang thay đổi toàn thể
mọi sự; đó là cuộc cách mạng lớn. Và, tất nhiên, không kẻ cai trị nào muốn bị tống
ra khỏi quyền lực của nó.
Thân thể chơi trò chính trị -
đó là điều đang xảy ra. Khi nó tạo ra đau tưởng tượng, ngứa, kiến bò, thân thể
đang cố gắng làm sao lãng bạn. Và điều đó là tự nhiên, bởi vì thân thể vẫn còn
trong cai trị lâu thế, trong nhiều kiếp nó đã từng là hoàng đế và bạn đã từng
là nô lệ. Bây giờ bạn đang thay đổi mọi thứ lộn ngược lại. Bạn đang đòi lại
ngôi vị của bạn, và điều tự nhiên là thân thể sẽ cố gắng bất kì cái gì nó có thể
làm để quấy rối bạn. Nếu bạn bị quấy rối, bạn bị lạc. Bình thường, mọi người
kìm nén những điều này. Họ sẽ bắt đầu tụng mật chú; họ sẽ không nhìn vào thân
thể.
Tôi không dạy bạn bất kì loại
kìm nén nào. Tôi dạy chỉ nhận biết. Bạn cứ quan sát, chăm chú, và bởi vì nó là
giả, ngay lập tức nó sẽ biến mất. Khi tất cả những đau và ngứa và kiến đã biến
mất và thân thể đã lắng đọng vào đúng chỗ của việc là nô lệ, đột nhiên nhiều
phúc lạc thế nảy sinh tới mức bạn không thể chứa được nó. Đột nhiên nảy sinh
nhiều lễ hội thế trong bản thể bạn không thể diễn đạt được; bạn tràn ngập với
an bình đi qua hiểu biết, với phúc lạc mà không phải của thế giới này.
Câu hỏi thứ tư:
Osho ơi,
Trong khi nói về tình yêu hôm qua, thầy đã
nói nó là nhu cầu cơ bản mà chúng ta phải cố gắng và hoàn thành. Thầy cũng nói
rằng nó đem tới khổ lặp lại. Vậy thì làm sao người ta có thể sống một cách có
nghĩa nếu cố gắng của chúng ta để hoàn thành tình yêu bao giờ cũng kết thúc
trong khổ?
Mọi cố gắng của bạn bao giờ
cũng kết thúc trong khổ. Không chỉ cố gắng được làm hướng tới tình yêu đâu - mọi
cố gắng của bạn, một cách vô điều kiện, đều kết thúc trong khổ, bởi vì mọi cố gắng
đều bắt nguồn từ bản ngã. Không nỗ lực nào sẽ thành công bởi vì người làm là nguyên
nhân của mọi khổ. Nếu bạn có thể trong tình yêu mà không có người yêu ở đó, thế
thì sẽ không có khổ.
Điều đó dường như rất, rất khó:
làm sao ở trong tình yêu mà không có người yêu ở đó? Người yêu gây ra khổ,
không phải tình yêu. Người yêu bắt đầu mọi sự mà kết thúc ở địa ngục. Mọi người
yêu đều thất bại, và tôi không làm ngoại lệ nào; nhưng yêu không bao giờ thất bại.
Cho nên bạn phải hiểu: bạn phải không có đó trong tình yêu của bạn. Yêu nên có
đó, nhưng không có bản ngã nào trong nó. Bạn nên bước đi, nhưng người bước
không nên có đó. Bạn nên ăn, nhưng người ăn không nên có đó. Bạn nên làm bất kì
cái gì được yêu cầu, nhưng người làm không nên có đó.
Đây là toàn thể kỉ luật. Đây là
kỉ luật duy nhất của tôn giáo. Người tôn giáo không phải là người thuộc vào bất
kì tôn giáo nào. Thực ra, người tôn giáo chưa bao giờ thuộc vào bất kì tôn giáo
nào. Người tôn giáo là người đã vứt bỏ người làm và sống một cách tự nhiên, và
chỉ hiện hữu ở đó.
Thế thì yêu có phẩm chất khác -
nó không có tính sở hữu, nó không ghen tuông. Nó đơn giản cho. Nó không là mặc
cả; bạn không thương mại trong nó. Nó không là món hàng, nó là việc tràn ngập của
hiện hữu của bạn. Bạn chia sẻ nó. Thực ra, trong trạng thái đó của bản thể nơi
yêu tồn tại và không có người yêu, không phải là bạn đang trong tình yêu với ai
đó và không trong tình yêu với ai đó khác, bạn đơn giản 'trong yêu'. Đó không
phải là vấn đề về đối thể.
Nó cũng giống như việc thở. Bạn
thở với ai... bạn đơn giản thở thôi. Bất kì ai đang ở cùng bạn đều không là
hoàn cảnh, và cũng giống như điều đó, bạn đang trong tình yêu với ai trở thành
không liên quan, bạn đơn giản trong yêu - bất kì ai đang cùng với bạn! Hay, có
thể không có ai cả. Bạn có thể ngồi trong căn phòng rỗng, nhưng yêu cứ chảy.
Bây giờ yêu không phải là hoạt động, nó là hiện hữu của bạn. Bạn không thể bật
nó lên hay tắt nó đi - nó là bạn. Điều này là ngược đời.
Khi bạn biến mất, thế thì yêu
là bạn; khi bạn không có, thế thì chỉ yêu là có. Chung cuộc, bạn hoàn toàn quên
về yêu vì ai có đó để mà nhớ nó? Thế thì yêu chỉ giống như hoa nở ra, mặt trời
mọc, sao đầy trời đêm - nó chỉ xảy ra. Ngay cả bạn chạm vào đá, bạn chạm nó một
cách yêu mến. Điều đó đã trở thành hiện hữu của bạn.
Đó là nghĩa của câu nói của
Jesus, “Yêu kẻ thù của ông.” Vấn đề không phải là yêu kẻ thù, nó là việc trở
thành yêu. Thế thì bạn không thể làm gì khác được. Cho dù kẻ thù tới, bạn phải
yêu. Không có gì khác để làm. Ghét là ngu xuẩn tới mức nó có thể tồn tại chỉ với
bản ngã. Ghét là ngu xuẩn bởi vì bạn đang nện búa vào người khác, và nện búa
vào bản thân bạn còn nhiều hơn vào người khác. Nó là ngu xuẩn bởi vì mọi điều hại
mà bạn làm sẽ quay lại bạn. Nó sẽ quay lại bạn nhiều lần hơn. Bạn sẽ bị nghiền
nát dưới bụi phóng xạ. Nó đơn giản ngu xuẩn, ngốc nghếch. Mọi tội lỗi đều ngu
xuẩn và ngốc nghếch.
Đó là lí do tại sao ở phương
Đông chúng ta chỉ biết một tội lỗi, và đó là dốt nát. Mọi thứ khác chỉ là sản
phẩm phụ. Khi tôi nói về yêu, tôi nói về yêu mà không có người yêu. Và nếu yêu
của bạn đang mang bạn tới khổ, biết cho rõ nó không phải là yêu đâu. Chính bản
ngã của bạn đem tới khổ đấy. Bản ngã đầu độc mọi thứ, bất kì cái gì bạn chạm
vào. Điều đó giống như Vua Midas: bất kì cái gì ông ấy chạm vào đều biến thành
vàng. Bản ngã giống hệt Vua Midas - bất kì cái gì nó chạm vào đều thành chất độc.
Và bạn biết Midas rơi vào khó khăn và rắc rối gì rồi!
Mọi thứ đều biến thành vàng, và
ngay cả thế ông ta trở thành khốn khổ, khốn khổ như bất kì người nào đã từng khốn
khổ trên thế gian này. Ông ta chạm vào con gái ông ta, người mà ông ta yêu mến,
và cô bé trở thành vàng. Ông ta chạm vào vợ và vợ biến thành vàng. Ông ta chạm
vào thức ăn và thức ăn trở thành vàng. Ông ta không thể uống được, ông ta không
thể ăn được, ông ta không thể ngủ được, ông ta không thể yêu được, ông ta không
thể đi được. Họ hàng riêng của ông ta trốn biệt. Người hầu sẽ đứng từ xa, bởi
vì nếu họ lại gần và tình cờ ông ta chạm vào, họ sẽ thành vàng. Vua Midas phải
đã tuyệt đối phát điên.
Vậy bạn thì sao? Bất kì cái gì
bạn chạm vào đều trở thành chất độc. Ngay cả khi mọi thứ biến thành vàng, địa
ngục được tạo ra. Về bạn thì sao? - bạn chạm vào và mọi thứ trở thành chất độc.
Bạn sống trong khổ, nhưng bạn phải tìm nguyên nhân. Nguyên nhân ở bên trong bạn:
người làm, bản ngã, cái ‘tôi’. Nhưng bạn sẽ phải đi qua nó. Bạn không thể học
được từ kinh nghiệm của tôi.
Trong Thiền, họ nói rằng bất kì
khi nào nước là nóng hay lạnh, chỉ nếu bạn uống, thế thì bạn biết. Lời của tôi
rằng bản ngã biến mọi thứ thành chất độc sẽ không giúp gì mấy đâu. Bạn phải
quan sát. Bạn phải ngó nhìn. Bạn phải cảm và hiểu bản ngã riêng của bạn - điều
nó đã làm cho bạn.
Nhưng bản ngã rất thủ đoạn. Nó
bao giờ cũng nói... bất kì khi nào bạn trong khổ nó bao giờ cũng nói ai đó khác
đã gây ra điều đó. Đó là thủ đoạn cách bản ngã tự bảo vệ nó. Nếu bạn trong khổ,
bạn chưa bao giờ nghĩ rằng đó là do bạn - đó bao giờ cũng là ai đó khác. Chồng
khổ bởi vì vợ đang tạo ra; vợ khổ vì chồng đang tạo ra khổ - bản ngã bao giờ
cũng đổ trách nhiệm lên người khác. Bố khổ vì con...
Tôi đã thấy những người khổ vì
họ có con, và tôi đã thấy những người, họ khổ vì họ không có con. Tôi thấy những
người khổ khi họ đang yêu - mối quan hệ của họ gây cho họ nhiều rắc rối, rối loạn,
phiền não - và tôi thấy những người khổ mà không trong yêu, bởi vì không có yêu
họ là người khổ. Dường như bạn tuyệt đối dứt khoát ở trong khổ. Dù hoàn cảnh là
bất kì cái gì, bạn tạo ra khổ. Nhưng thế rồi bạn chẳng bao giờ nhìn, cái gì đó
phải ở bên trong gây ra nó - bản ngã đó, cái bạn nghĩ bạn là nó, ý tưởng về cái
ngã. Ý tưởng về cái ngã càng lớn, khổ sẽ càng lớn.
Trẻ con ít trong khổ vì bản ngã
của chúng còn chưa được phát triển, và thế thì mọi người cứ nghĩ cả đời họ rằng
cuộc sống là thiên đường trong thời thơ ấu. Lí do duy nhất là đơn giản: rằng bản
ngã cần thời gian để phát triển. Trẻ con không có mấy bản ngã. Nếu bạn cố nhớ
quá khứ của bạn, bạn sẽ thấy rào chắn ở đâu đó. Vào bốn tuổi, hay ba tuổi, đột
nhiên kí ức dừng lại đó. Tại sao?
Các nhà phân tâm đã từng thăm
dò bí ẩn này và bây giờ họ đã đi tới một kết luận. Họ nói, bởi vì bản ngã không
có đó, cho nên ai sẽ thu thập kí ức. Người thu thập đã không có đó. Mọi sự đã xảy
ra, kinh nghiệm đã xảy ra - bởi vì đứa trẻ không phải là trang giấy trắng mở ra
ở ba tuổi. Hàng triệu thứ đã xảy ra. Và, với đứa trẻ, nhiều thứ xảy ra hơn là với
người già vì đứa trẻ tò mò hơn và từng điều nhỏ bé đều là thứ lớn lao. Hàng triệu
thứ đã xảy ra trong ba năm đó, nhưng bởi vì bản ngã không có đó, không dấu vết
nào để lại. Nếu đứa trẻ bị thôi miên, nó có thể nhớ được. Nó có thể đi ra ngoài
rào chắn này.
Trong nhiều thực nghiệm, người
bị thôi miên đã nhớ được không chỉ những điều đã xảy ra sau khi sinh, mà cả những
điều đã xảy ra trước khi sinh, khi họ còn trong bụng người mẹ. Người mẹ ốm, hay
bị đau dạ dầy nặng, và đứa trẻ chịu đựng. Hay, khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ, lớn
lên tới bẩy tháng hay tám tháng và người mẹ đã làm tình, đứa trẻ nhớ điều đó. Bởi
vì khi người đàn bà làm tình, đứa trẻ bị ngạt bên trong.
Cho nên ở phương Đông điều đó
đã hoàn toàn bị cấm: khi người mẹ mang thai, yêu không nên được làm. Bất kì hoạt
động dục nào cũng đều nguy hiểm cho đứa con vì đứa trẻ phụ thuộc vào người mẹ
cho việc thở của nó. Ô xi được cung cấp bởi người mẹ, và khi người mẹ đang
trong hoạt động dục nhịp thở của cô ấy bị mất. Nhịp liên tục không còn đó; đứa
con ngạt thở, không biết điều gì đang xảy ra. Trong khi làm tình, nhiều ô xi được
người mẹ hấp thu - bây giờ những điều này là sự kiện khoa học - và khi nhiều ô
xi bị người mẹ hấp thu, đứa trẻ không thể có được ô xi. Thỉnh thoảng thậm chí
chết là có thể; đứa trẻ có thể chết. Đứa trẻ nhớ tất cả những điều này. Bạn
cũng nhớ tất cả những điều này. Chúng có đó, nhưng bởi vì bản ngã đã không có
đó, chúng đã không trở thành gánh nặng lên bạn.
Người chứng ngộ nhớ những điều
giống thế này. Người đó không có trung tâm để ghi nhớ: người đó đã tích luỹ kí ức,
nhưng nó không phải là gánh nặng. Nếu người đó muốn, người đó có thể nhìn vào
trong kí ức và thấy một điều từ nó, nhưng người đó không bị nặng gánh. Kí ức
không tới với người đó bởi bản thân chúng. Người đó có thể kiểm tra, người đó
có thể thấy, nhưng bình thường người đó vẫn còn như bầu trời rỗng. Không cái gì
tới bởi tự nó.
Bạn sẽ được hiểu thấu bởi kinh
nghiệm riêng của bạn, không phải bởi điều tôi nói. Nhìn vào khổ và bao giờ cũng
cố tìm ra nguyên nhân, và bạn sẽ thấy nguyên nhân ở bên trong bản thân bạn. Một
khi bạn thấy nguyên nhân ở bên trong, vấn đề biến đổi đã đạt tới độ trưởng
thành của nó. Bây giờ bạn có thể lật lại, bạn có thể thay đổi - bạn sẵn sàng.
Trong khi bạn cứ đổ trách nhiệm lên người khác, không thay đổi nào là có thể. Một
khi bạn nhận ra rằng bạn chịu trách nhiệm cho mọi khổ mà bạn đã tạo ra - bạn là
địa ngục riêng của bạn - chính khoảnh khắc đó việc rẽ ngoặt vĩ đại xảy ra. Ngay
lập tức, bạn trở thành cõi trời riêng của bạn.
Đó là lí do tại sao tôi bảo bạn
đi vào trong quan hệ, trong thế giới; để kinh nghiệm, để trở nên trưởng thành,
trở nên chín chắn, trở nên dày dạn. Chỉ thế thì bất kì điều gì tôi đang nói sẽ
có nghĩa cho bạn. Bằng không, bạn sẽ hiểu một cách trí tuệ, nhưng về mặt tồn tại
bạn sẽ bỏ lỡ.
Câu hỏi thứ năm:
Osho ơi,
Tôi không thể dường như cảm thấy thầy như
là người yêu. Cảm thấy rằng thầy chỉ đúng cho tôi thôi. Đây có phải là vì trăn
trở của tôi với đàn ông không? Người ta có phải trong tình yêu với thầy như điều
kiện tiên quyết cho loại quan hệ mới không?
Bạn không hiểu tôi chút nào. Bạn
không được yêu cầu là người yêu của tôi. Tôi không được yêu cầu là người yêu của
bạn. Nhưng tôi hiểu khó khăn của bạn. Bạn không thể hiểu được rằng yêu là có thể
mà không có người yêu. Bạn có thể yêu tôi mà không là người yêu tôi; đó là loại
tình yêu cao nhất, tình yêu thuần khiết nhất.
Điều này phải được hiểu, bởi vì
giữa thầy và đệ tử mối quan hệ không phải là của thế giới này. Thầy không là bố
bạn không là anh bạn, không là chồng bạn không là vợ bạn, không là con bạn.
Không, mọi quan hệ đã tồn tại trong thế giới này là không liên quan giữa thầy
và đệ tử. Theo một nghĩa nào đó thầy là tất cả, và theo một nghĩa nào đó là
không gì cả. Theo một nghĩa nào đó thầy có thể có tính cha. Theo một nghĩa nào
đó thầy có thể chỉ như đứa con của bạn. Khi tôi nói theo một nghĩa nào đó thầy
sẽ có tính cha với bạn, thầy không thể già hơn bạn; thầy có thể rất trẻ, nhưng
theo một nghĩa nào đó thầy sẽ có tính cha với bạn bởi vì thầy cho và bạn nhận. Và
bởi vì thầy sống trên đỉnh núi và bạn sống trong thung lũng, thầy có thể không
già hơn bạn về thời gian, nhưng thầy dứt khoát già hơn bạn trong vĩnh hằng.
Theo một nghĩa nào đó thầy sẽ
giống như đứa con với bạn, bởi vì thầy đã lại trở thành đứa trẻ. Mối quan hệ là
rất phức tạp, rất rắc rối. Thầy không thể là chồng của bạn bởi vì thầy không thể
sở hữu bạn, và thầy không thể bị bạn sở hữu. Nhưng theo một nghĩa nào đó, thầy
giống như người chồng. Không có việc sở hữu của thầy với bạn, bạn vẫn bị sở hữu.
Không có bất kì nỗ lực nào về phần thầy, thái độ của bạn hướng tới thầy nhất định
là giống như thái độ của người được yêu. Bởi vì mối quan hệ giữa thầy và đệ tử
nhất định là theo cách mà đệ tử phải có nữ tính, bởi vì đệ tử là người nhận và
người đó phải mở. Thực ra, người đó phải trở thành mang thai với thầy. Chỉ thế
thì tái sinh sẽ là có thể.
Theo một nghĩa khác nào đó thầy
giống như người vợ bởi vì thầy dịu dàng thế. Mọi góc cạnh đều đã biến mất trong
đời thầy. Thầy đã trở nên ngày một tròn trĩnh hơn, và tròn trĩnh, và tròn
trĩnh. Ngay cả trong thân thể của mình, trong bản thể của mình, thầy cũng nữ
tính hơn. Đó là lí do tại sao Phật trông nữ tính hơn.
Nietzsche chê Phật chỉ bởi vì
điều này: rằng ông ấy là người đàn ông nữ tính. Nietzsche nói rằng ông ấy đã tạo
ra toàn thể nữ tính của Ấn Độ, bởi vì, với Nietzsche, nam tính là yếu tố sức mạnh
- nữ tính nghĩa là yếu đuối. Và theo nghĩa nào đó ông ta là đúng, bởi vì Phật
mang nữ tính, nhưng ông ấy không yếu. Hay, cái yếu có sức mạnh riêng của nó mà
không cái mạnh nào có thể có. Đứa trẻ là yếu, nhưng đứa trẻ có sức mạnh không
người già nào có thể có.
Đá là rất mạnh, và ở ngay bên cạnh
đá là hoa - rất yếu. Nhưng hoa có sức mạnh mà không đá nào đã bao giờ có. Hoa
chắc chắn yếu: buổi sáng nó tới, đến tối nó đi rồi. Nó phù du thế, nó tạm thời
thế, chốc lát thế. Nhưng hoa có sức mạnh của chiều hướng khác, của phẩm chất
khác bởi vì nó sống động thế. Thực ra, nó chết sớm thế bởi vì nó sống mãnh liệt
thế. Chính sự mãnh liệt của cuộc sống trong hoa vét cạn nó vào buổi tối. Đá cứ
sống bởi vì nó sống hờ hững thế. Cuộc sống không mãnh liệt: rất lờ phờ, lười biếng,
ngủ. Đá ngủ, hoa sống.
Thầy là yếu theo nghĩa nào đó bởi
vì cái yếu của thầy là sức mạnh riêng của thầy. Thầy mang nữ tính theo nghĩa
nào đó bởi vì mọi hung hăng đều qua rồi, mọi bạo hành đã biến mất. Thầy giống mẹ
nhiều hơn bố. Việc này rất phức tạp - và không ai được yêu cầu là người yêu,
nhưng mọi người được yêu là ở trong tình yêu.
“Tôi không thể dường như cảm thấy
thầy như là người yêu. Cảm thấy rằng thầy chỉ đúng cho tôi thôi.”
Lạnh lẽo làm sao! Chỉ đúng thôi
sao? Chỉ đúng là không đủ. Chừng nào tôi còn chưa nhiều hơn đúng cho bạn, chẳng
cái gì sẽ xảy ra. Chỉ đúng là quá tính toán; chỉ đúng là còn kém hơn đủ. Chỉ
đúng nghĩa là tôi gặp bạn chỉ ở ngoại vi, không ở trung tâm. Và khi bạn nói,
“Thầy chỉ đúng cho tôi thôi,” quan hệ này không thể là của trái tim. Nó chỉ là
của tâm trí - tính toán, láu lỉnh, tinh ranh, phòng vệ, đứng bên cạnh, không đi
vào quan hệ trái tim nguy hiểm, vẫn còn ở ngoại vi bao giờ cũng sẵn sàng chuồn.
Đó là điều nó nghĩa là gì: ‘chỉ đúng’ - và chỉ đúng không có năng lượng, nó lạnh
lẽo.
Cho nên nếu bạn không thể trưởng
thành ra khỏi điều này, thế thì tốt hơn cả là bỏ tôi đi, bởi vì chẳng cái gì sẽ
xảy ra đâu. Bạn không có đủ năng lượng. Và nếu bạn không di chuyển đủ nhanh tới
tôi, tôi không di chuyển tới bạn được. Điều đó là không thể được; bạn phải di
chuyển. Mối quan hệ giữa đệ tử và thầy không phải là mối quan hệ có tính toán.
Khi thầy trở thành thầy duy nhất cho bạn - không phải là thầy là thầy duy nhất
đâu, có nhiều thầy chứ, nhưng điều đó không phải là vấn đề - khi với đệ tử thầy
trở thành thầy duy nhất, khi toàn thể lịch sử, quá khứ và tương lai, trở nên nhạt
nhoà trước người này, mọi sự phai mờ đi và duy nhất người này còn lại trong tim
bạn, chỉ thế thì cái gì đó mới là có thể.
Bởi vì điều này, nhiều vấn đề nảy
sinh. Ai đó rơi vào tình yêu với Phật. Thế rồi người đó nói Phật là người chứng
ngộ duy nhất. Thế rồi người đó nó, “Được rồi - Jesus có đó, Krishna có đó,
nhưng không giống Phật.” Thế thì Jesus và Krishna bị ném vào ngoại vi. Ở trung
tâm, trong chính trung tâm của điện thờ, hay, trong điện thờ của trái tim, duy
nhất Phật tồn tại. Với đệ tử này điều đó là hoàn toàn đúng. Thế rồi ai đó rơi
vào tình yêu với Jesus, thế thì Jesus vào trung tâm; Phật, Mahavira và Mohammed
tất cả ra ngoại vi. Khi một thầy trở thành giống như mặt trời và bạn quay quanh
thầy như trái đất, như một hành tinh, thầy trở thành trung tâm của bạn, chính
trung tâm của cuộc sống của bạn. Chỉ thế thì cái gì đó là có thể, không bao giờ
trước đó.
Chỉ đúng, là không đúng chút
nào. Chỉ đúng, nghĩa là gần như sai. Cố gắng thoát ra khỏi cái bẫy của 'chỉ
đúng' đi. Nếu bạn tới tôi tràn đầy, chỉ thế thì bạn mới tìm thấy tôi. Nếu bạn tới
tôi mà chạy, chạy nhanh nhất có thể được, chỉ thế thì bạn mới tìm thấy tôi. Nếu
bạn nhảy liều lĩnh vào tôi, chỉ thế thì bạn mới tìm thấy tôi. Điều đó quá giống
như chuyện kinh doanh khi bạn nói, “Chỉ đúng.” Hoặc trưởng thành ra khỏi nó hoặc
ra đi khỏi tôi đi. Có thể ở đâu đó khác với ai đó khác bạn có thể rơi vào tình
yêu. Bởi vì vấn đề không phải là liệu bạn có rơi vào tình yêu với thầy A hay thầy
B hay thầy C - đấy không phải là vấn đề. Vấn đề là, bạn rơi vào tình yêu. Dù nó
xảy ra ở bất kì chỗ nào, đi tới đó đi. Nếu quan hệ là 'chỉ đúng', thế thì tôi
không phải là thầy bạn, thế thì bạn không phải là đệ tử của tôi.
“Đây có phải là vì trăn trở của
tôi với đàn ông không?”
Không, nó không phải bởi vì
trăn trở của bạn với đàn ông. Nó là bởi vì bạn, bản ngã của bạn; và trăn trở của
bạn về đàn ông là bởi vì bản ngã của bạn nữa; chúng nữa cũng là vì điều đó. Nếu
đàn bà không thể buông xuôi theo bất kì đàn ông nào, đấy không phải là vì đàn
ông thiếu hay đàn ông không có đó. Đấy chỉ là vì đàn bà đã không trưởng thành,
bởi vì chỉ người trưởng thành mới có thể buông xuôi, bởi vì chỉ người trưởng
thành mới có thể đủ dũng cảm để buông xuôi. Người đàn bà này vẫn còn trẻ con,
chậm tiến. Thế thì mọi đàn ông đều sẽ là vấn đề.
Nếu bạn không thể buông xuôi
trong tình yêu, sẽ rất khó cho bạn buông xuôi chút nào. Với thầy cũng có việc
buông xuôi, và buông xuôi lớn hơn bất kì đàn ông nào đã bao giờ có thể đòi hỏi
hay bất kì đàn bà nào đã bao giờ có thể đòi hỏi. Bởi vì đàn ông đòi hỏi buông
xuôi của thân thể bạn, nếu người đó chỉ có quan hệ với bạn chỉ vì dục. Nếu người
đó cũng yêu bạn, thế thì người đó đòi hỏi buông xuôi của tâm trí bạn. Nhưng thầy
đòi hỏi bạn - tâm trí, thân thể, linh hồn - toàn thể sự hiện hữu của bạn. Ít
hơn sẽ không có tác dụng.
Có ba khả năng. Bất kì khi nào
bạn đi tới thầy, khả năng đầu tiên là có quan hệ với thầy về mặt trí tuệ, qua
cái đầu. Điều đó chẳng là mấy. Bạn có thể thích ý tưởng của thầy, nhưng điều đó
không có nghĩa là bạn thích thầy. Thích ý tưởng, thái độ của thầy, không phải
là thích thầy. Bạn có thể để các ý tưởng này tách rời. Không cần rơi vào trong
bất kì quan hệ nào với thầy. Đây là điều đang xảy ra cho người hỏi này: quan hệ
là về trí tuệ; đó là lí do tại sao 'chỉ đúng'.
Thế rồi có khả năng khác: bạn
rơi vào trong tình yêu với trái tim. Thế thì không có vấn đề về điều thầy nói;
vấn đề là bản thân thầy. Nếu bạn có quan hệ với tôi về mặt trí tuệ, sớm hay muộn
bạn sẽ phải ra đi vì tôi sẽ cứ tự mâu thuẫn với mình - ý tưởng này hợp với bạn,
ý tưởng khác có thể không hợp. Ý tưởng này bạn thích, ý tưởng kia bạn không
thích - và tôi sẽ cứ mâu thuẫn. Và tôi mâu thuẫn với lí do đặc biệt: bởi vì tôi
chỉ muốn những người quanh tôi ở trong tình yêu, không phải là những người được
tôi thuyết phục về trí tuệ. Để tống họ đi tôi phải vẫn còn liên tục ngược đời.
Đây là cách che chắn, che chắn
rất tinh vi. Tôi không bao giờ nói với bạn, “Đi đi.” Bạn đơn giản đi theo cách
riêng của bạn. Bạn cảm thấy thoải mái vì người này mâu thuẫn thế, cho nên bạn
đã bỏ đi. Chỉ những người có quan hệ với tôi bằng trái tim của họ sẽ không bận
tâm về các mâu thuẫn này. Họ sẽ không bận tâm về điều tôi nói; họ nhìn thẳng
vào tôi. Họ biết tôi, cho nên tôi không thể lừa được họ. Họ biết tôi một cách
trực tiếp, không qua điều tôi nói - việc nói là không quan trọng gì mấy.
Nhìn vào phân biệt này: người bị
thuyết phục bởi ý tưởng của tôi có quan hệ với tôi qua các ý tưởng đó; người
đang trong tình yêu với tôi có thể có quan hệ với ý tưởng của tôi, nhưng qua
tôi, và điều đó tạo ra khác biệt lớn.
Thế rồi có kiểu quan hệ thứ ba
mà là có thể chỉ sau khi kiểu quan hệ thứ hai đã xảy ra. Khi bạn thực sự trong
yêu, yêu trở thành tự nhiên thế, nó biến mất. Khi tôi nói biến mất, tôi không
ngụ ý rằng nó biến mất - tôi chỉ ngụ ý rằng bạn không còn nhận biết rằng nó có
đó. Bạn có nhận biết về việc thở của bạn không? Khi cái gì đó đi sai, có đấy -
khi bạn chạy nhanh và thở mạnh và bạn hết hơi, có đấy. Nhưng khi bạn đang nghỉ
ngơi trong ghế và mọi thứ đều tốt, bạn có nhận biết về việc thở không? Không,
không có nhu cầu. Khi có đau đầu chỉ thế thì bạn mới trở nên nhận biết về đầu,
cái gì đó đi sai. Khi cái đầu mạnh khoẻ hoàn hảo, bạn vô đầu. Đây là định nghĩa
về mạnh khoẻ: khi thân thể mạnh khoẻ hoàn hảo, bạn không biết điều đó... cứ dường
như nó không có đó; bạn trở thành vô thân thể. Và đây là định nghĩa của yêu nữa.
Yêu là điều tối thượng, mạnh khoẻ cao nhất, bởi vì yêu làm cho người ta thành
toàn thể. Khi bạn yêu thầy, dần dần bạn hoàn toàn quên mất về yêu. Nó phải trở
thành tự nhiên thế, như thở.
Thế thì kiểu quan hệ thứ ba đi
vào hiện hữu mà không phải là của cái đầu không của trái tim, nhưng của bản
thân việc hiện hữu. Trái tim và cái đầu là hai tầng; ẩn bên dưới chúng là trung
tâm của hiện hữu của bạn. Bạn có thể gọi nó là atma, cái ta, linh hồn, hay bất
kì cái gì bạn thích. Bởi vì ở đó, không phân biệt của lời nào là có nghĩa nữa.
Bạn có thể gọi nó là vô ngã, anatma - điều đó cũng sẽ được. Cái đầu là chỗ bắt
đầu; đừng bị mắc kẹt ở đó. Trái tim là lối chuyển qua - đi qua nó đi, nhưng đừng
làm nhà ở đó. Là sự hiện hữu - thế thì không có biên giới. Thế thì, thực ra, đệ
tử và thầy không phải là hai. Họ tồn tại như hai, nhưng một tâm thức chảy từ bờ
nọ sang bờ kia.
Câu hỏi thứ sáu:
Osho ơi,
Thầy nói rằng khi đứa trẻ học sinh nhìn ra
cửa sổ, nó đang trong thiền. Tôi bao giờ cũng nghĩ tôi đang mơ ngày khi tôi làm
điều đó, và xa xôi với thiền. Tôi có ở trong thiền mọi lúc mà không biết nó
không?
Vâng, đứa trẻ đang trong thiền
đấy. Nhưng thiền này là vì dốt nát; điều đó sẽ phải đi thôi. Cái mà bạn đã
không giành được thì không thể còn lại với bạn được. Chỉ cái mà bạn đã giành được
mới trở thành của bạn. Đứa trẻ có tính thiền vì nó dốt nát. Nó không có nhiều ý
nghĩ để sao lãng. Đứa trẻ có tính thiền vì một cách tự nhiên, bất kì khi nào
tâm trí tìm thấy hài lòng, nó cho phép tâm trí di chuyển.
Thực ra, đứa trẻ vẫn không phải
là một phần của xã hội. Đứa trẻ vẫn nguyên thuỷ, như con vật. Nhưng hạt mầm
đang mọc lên. Sớm hay muộn nó sẽ ở trong xã hội.
Và thế thì mọi thiền sẽ bị mất,
hồn nhiên của thời thơ ấu sẽ bị mất. Đứa trẻ đang trong vườn Eden, cũng như
Adam và Eve. Chúng sẽ phải sa ngã. Chúng sẽ phải phạm tội. Chúng sẽ phải bị tống
vào thế giới, bởi vì chỉ từ kinh nghiệm về thế giới mà thiền mới nảy sinh, cái
đến theo mùa vụ, cái không thể bị mất.
Cho nên có hai kiểu hồn nhiên:
một kiểu vì dốt nát, kiểu kia vì nhận biết. Phật giống như trẻ thơ, và mọi đứa
trẻ đều giống như Phật, nhưng khác biệt bao la tồn tại. Mọi đứa trẻ đều sẽ bị lạc
vào trong thế giới. Chúng cần kinh nghiệm, chúng cần bị ném vào trong thế giới.
Và qua kinh nghiệm của chúng, nếu chúng đạt tới thiền, lần nữa hồn nhiên và thời
thơ ấu tới, thế thì không ai có thể ném chúng đi được. Bây giờ chính là từ kinh
nghiệm mà chúng đã học được điều đó. Nó không còn qua dốt nát, nó là qua việc
kinh nghiệm riêng của chúng. Bây giờ đó là kho báu riêng của chúng.
Nếu mọi thứ đi đúng, thế thì bạn
sẽ lại trở thành đứa trẻ ở cuối cuộc đời bạn. Đó là mục đích của mọi tôn giáo.
Đó là nghĩa của tái sinh; đó là nghĩa của việc phục sinh của Ki tô giáo. Phục
sinh không phải là của thân thể, nó là của linh hồn. Lần nữa người ta trở thành
như đứa trẻ; lần nữa người ta là hồn nhiên, nhưng hồn nhiên này có cơ sở, bắt rễ
trong kinh nghiệm. Nếu bạn chết mà không trở thành đứa trẻ lần nữa, bạn đã sống
cuộc sống của bạn theo cách vô tích sự, bạn đã sống một cách vô dụng. Bạn đơn
giản làm phí hoài cơ hội này. Bạn sẽ phải quay lại lần nữa - cái toàn thể sẽ cứ
ném đi ném lại...
Đây là toàn thể học thuyết về
tái sinh: rằng chừng nào bản thân bạn còn chưa học được nó, cái toàn thể không
được thoả mãn với bạn. Chừng nào bạn chưa trở thành đứa trẻ theo quyền riêng của
bạn - không phải bởi vì thân thể bạn, mà bởi vì hiện hữu của bạn: nếu hồn nhiên
được đạt tới bởi bạn, và hồn nhiên được đạt tới mắc cho mọi sao lãng, mặc cho mọi
điều có đó để phá huỷ nó - bạn sẽ phải được ném lại, lặp đi lặp lại mãi.
Cuộc sống là việc học tập; nó
là kỉ luật. Cho nên không chỉ bạn, mà mọi đứa trẻ đã từng có tính thiền và thế
rồi nó bị mất. Và đứa trẻ không bị mất bởi người khác, nhưng có một sự cần thiết
bản chất; nó phải đánh mất hồn nhiên đó. Cái đó không đủ sâu. Nó không thể đi
qua các sao lãng. Nó là nông.
Bạn cứ nghĩ về điều đó thế này:
đứa trẻ là hồn nhiên, nhưng rất nông. Nó không có chiều sâu. Mọi xúc động của
nó đều nông. Khoảnh khắc này nó yêu, khoảnh khắc tiếp nó ghét. Khoảnh khắc này
nó giận, khoảng khắc tiếp nó tha thứ, nó đã quên hoàn toàn. Nó sống cuộc sống rất
nông, không gốc rễ - nó không có chiều sâu. Dốt nát có thể có hồn nhiên, nhưng
không thể có chiều sâu. Chiều sâu tới qua kinh nghiệm.
Vị Phật có chiều sâu, chiều sâu
vô hạn. Cũng giống như đứa trẻ trên bề mặt, nhưng ở chiều sâu của sự hiện hữu của
ông ấy không giống đứa trẻ chút nào. Mọi kinh nghiệm của nhiều kiếp sống đã làm
cho ông ấy dày dạn. Không cái gì có thể làm sao lãng ông ấy, không cái gì có thể
phá huỷ hồn nhiên của ông ấy - không cái gì, tuyệt đối không cái gì. Bây giờ hồn
nhiên của ông ấy được bắt rễ sâu tới mức bão có thể tới - thực ra, chúng được
đón chào - và cây sẽ không bị bật rễ. Nó sẽ tận hưởng việc tới của cơn bão. Nó
sẽ tận hưởng chính nỗ lực của cơn bão để nhổ bật rễ nó, và khi bão qua rồi nó sẽ
mạnh hơn vì điều đó, không yếu hơn.
Đây là khác biệt: hồn nhiên tuổi
thơ là món quà của tự nhiên; hồn nhiên mà bạn đạt tới qua nỗ lực riêng của bạn
không phải là món quà của tự nhiên, bạn phải giành lấy nó. Bao giờ cũng nhớ rằng
bất kì cái gì bạn đã giành được đều là của bạn. Không kẻ cắp nào là có thể
trong sự tồn tại, không cướp nào, không việc ăn cắp nào. Và bạn không thể vay
mượn nó từ bất kì ai khác.
Câu hỏi thứ bẩy:
Osho ơi,
Nhiều câu hỏi đã từng được hỏi về mơ. Ai đó
đã hỏi:
Linh ảnh có phải cũng là mơ không?
Làm sao tỉnh táo trong ngủ và trong mơ?
Thỉnh thoảng tôi cảm thấy rằng thầy tới
trong mơ của tôi. Tôi nghĩ gì về những giấc mơ như vậy?
Vâng, linh ảnh là mơ, không về
thế giới này mà về thế giới khác. Thỉnh thoảng bạn có linh ảnh và, nếu bạn thiền,
bạn sẽ có ngày càng nhiều hơn. Chúng sẽ tới, với thời hiện tại, chính hiện tượng
bất thường này.
Cho nên, ai đó đã hỏi: “Linh ảnh
có phải cũng là mơ không?”
Vâng, chúng là mơ, không về thế
giới này mà về thế giới khác; chúng là mơ cao hơn. Chúng không liên quan tới sự
vật, nhưng liên quan tới hiện tượng bên trong của bạn. Nhưng dầu vậy chúng là
mơ, cho nên đừng níu bám lấy chúng. Người ta phải đi ra ngoài chúng nữa. Nếu bạn
thấy vị Phật trong linh ảnh của bạn, nhớ rằng Phật này cũng là một phần của mơ
- tất nhiên, đẹp, tâm linh, rất, rất có ích trong tìm kiếm của bạn - nhưng đừng
níu bám lấy nó.
Các Thiền sư đã từng nói từ nhiều
thế kỉ rằng nếu bạn gặp vị Phật giết ngay ông ấy đi! Đừng đợi lấy một khoảnh khắc.
Nếu bạn không giết ông ấy, ông ấy sẽ giết bạn. Và họ đúng.
Linh ảnh là đẹp, nhưng nếu bạn
bắt đầu thích thú chúng quá nhiều chúng có thể là nguy hiểm. Thế thì bạn lại bị
mắc kẹt với kinh nghiệm nào đó. Khi bạn thấy Phật điều đó thực đẹp và nó có vẻ
thực hơn là cái thực, và có duyên dáng thế. Chỉ bằng việc thấy linh ảnh bạn cảm
thấy im lặng và an bình thế bên trong. Khi bạn thấy Krishna với chiếc sáo của
ông ấy, hát bài ca, ai mà không muốn bám vào? Người ta muốn bám vào; người ta
muốn linh ảnh này được lặp đi lặp lại. Thế thì Phật đã giết bạn.
Nhớ lấy, đây là tiêu chí, rằng
bất kì cái gì được thấy đều phải bị coi như mơ; chỉ người thấy là thực. Mọi thứ
được thấy đều là mơ - tốt, xấu, tôn giáo, phi tôn giáo, dục, tâm linh, không tạo
ra khác biệt gì. Có bức tranh khiêu dâm về dục trong mơ và có bức tranh khiêu
linh trong mơ nữa, nhưng cả hai đều là khiêu. Người ta phải vứt cả hai. Mọi
kinh nghiệm đều là mơ; duy nhất người kinh nghiệm là thực. Bạn phải đi tới điểm
nơi không có gì được thấy, không có gì được nghe, không có gì được ngửi, không
có gì được chạm - chỉ không gian bao la và bạn một mình. Chỉ người thấy còn lại.
Mọi khách thăm đã đi mất; khách đi rồi, chỉ chủ còn lại. Khi khoảnh khắc này tới,
chỉ thế thì điều thực mới xảy ra. Trước điều đó, mọi thứ khác là mơ.
Câu hỏi thứ hai đã được hỏi:
“Làm sao tỉnh táo trong ngủ và trong mơ?”
Bởi vì người đã hỏi nói rằng bất
kì khi nào người đó cố nhận biết, người đó không thể ngủ được. Hay, nếu ngủ tới
và đột nhiên người đó nhớ rằng người đó phải tỉnh táo, giấc ngủ bị phá vỡ và thế
thì người đó không thể ngủ được, điều đó là khó.
Nhận biết với ngủ không thể làm
việc một cách trực tiếp được, đầu tiên bạn phải làm việc với thức đã. Đừng thử
điều đó, bằng không giấc ngủ của bạn sẽ bị rối loạn và cả ngày của bạn sẽ bị rối
loạn, và bạn sẽ cảm thấy chán nản, lười biếng, ngủ. Đừng làm điều đó.
Bao giờ cũng nhớ có xiềng xích
và người ta phải di chuyển từng bước một. Bước đầu tiên là nhận biết khi thức.
Đừng nghĩ về ngủ chút nào. Đầu tiên bạn phải tỉnh khi thức trong ngày, và khi bạn
thu được đủ năng lượng nhận biết, chỉ thế thì bước thứ hai mới có thể được lấy.
Thế thì sẽ không có nỗ lực, thực sự. Chính năng lượng mà bạn đã thu thập qua
ngày sẽ còn lại tỉnh táo bên trong. Sẽ không có nỗ lực nào được cần. Nếu nỗ lực
được cần, thế thì ngủ sẽ bị quấy rối bởi vì nỗ lực là chống lại ngủ.
Điều này xảy ra trên khắp thế
giới: hàng triệu người chịu chứng mất ngủ. Và trong một trăm người, chín mươi
chín trường hợp là tới mức họ chịu đựng vì họ làm nỗ lực nào đó để ngủ. Nỗ lực
là chống lại việc ngủ. Họ thử nhiều cách để đi vào giấc ngủ, và chính nỗ lực
này là chống lại nó bởi vì nỗ lực làm cho bạn tỉnh táo, nỗ lực làm cho bạn căng
thẳng, và ngủ là hiện tượng vô nỗ lực. Bạn đơn giản đi vào giấc ngủ, bạn không
cần làm gì. Nếu bạn làm, ngủ sẽ không thể nào có được. Bạn đơn giản để đầu lên
gối và chỉ không làm gì cả, thậm chí chờ đợi giấc ngủ, bởi vì nếu bạn đợi giấc
ngủ bạn đang làm cái gì đó - việc đợi. Bạn đơn giản nằm ra trên giường, tắt đèn
đi, nhắm mắt lại và giấc ngủ tới. Bạn không thể đem nó tới, nó xảy ra; nó không
phải là hành động.
Và hiểu bản chất của ngủ là hiểu
nhiều điều. Samadhi cũng giống như điều đó. Đó là lí do tại sao Patanjali sẽ
nói về sau về việc ngủ đó và samadhi có cái gì đó chung. Đây là cái chung của
chúng: giấc ngủ tới, tỏ ngộ cũng tới; samadhi cũng tới, bạn không thể làm được
gì để đem nó tới. Nếu bạn thử, bạn đơn giản hiện hữu và nó tới.
Cho nên đừng làm nỗ lực nào để
nhận biết trong khi đi vào giấc ngủ. Bạn sẽ quấy rối giấc ngủ và bạn sẽ không
thu được nhận biết. Bạn cứ làm việc vào ban ngày đã. Khi bạn ngày càng nhiều tỉnh
táo hơn vào ban ngày, chính luồng tỉnh táo đó đi vào giấc ngủ bằng năng lượng
riêng của nó. Bạn rơi vào giấc ngủ và dầu vậy bạn vẫn cảm thấy một trung tâm
bên trong bạn, đang quan sát. Một ánh sáng - ánh sáng nhỏ lúc bắt đầu - đang
bùng cháy bên trong, và bạn có thể quan sát. Nhưng đừng bắt đầu nó. Bạn làm nó
trong khi thức, và nó sẽ xảy ra trong khi bạn đi vào giấc ngủ.
Câu hỏi cuối cùng: Nhiều người
thỉnh thoảng cảm thấy rằng tôi tới trong mơ của họ, cho nên nghĩ gì về những giấc
mơ như vậy?
Chúng không có cùng kiểu. Điều
đó tuỳ vào bạn. Thỉnh thoảng nó có thể chỉ là kiểu mơ thứ nhất mà tôi có gọi là
rác rưởi. Vì bạn nghe tôi chăm chú thế, một dấu ấn còn lại trong tâm trí. Bạn
nghe tôi liên tục mọi ngày và bạn thiền, và một dấu ấn còn lại trong tâm trí.
Nó có thể trở thành nặng. Thỉnh thoảng tâm trí phải xả nó ra; nó là rác rưởi.
Nhưng nó có thể thuộc kiểu thứ
hai nữa: rằng bạn muốn tôi ở gần hơn. Và tôi đã tạo ra nhiều rào chắn thế; bạn
không được phép lại gần nhiều thế. Đến sáng bạn có thể thấy tôi; điều đó nữa,
cũng từ một khoảng cách. Đến tối bạn có thể tới, và điều đó nữa cũng với khó
khăn. Cho nên bạn phải kìm nén nó. Kìm nén đó có thể gây ra kiểu mơ thứ hai. Bạn
có thể mơ rằng tôi đã tới với bạn, hay bạn đã tới với tôi và bạn nói với tôi.
Nó có thể thuộc kiểu thứ ba: nó
có thể là trao đổi từ vô thức. Nếu nó thuộc kiểu thứ ba, thế thì nó có nghĩa.
Nó đơn giản chỉ ra cho bạn rằng bạn đang cố thoát khỏi tôi. Lại gần hơn đi. Vô
thức đơn giản nói rằng, “Đừng thử trốn thoát và đừng vẫn còn ở ngoại vi; lại gần
hơn đi.”
Nó có thể thuộc kiểu thứ tư:
cái gì đó từ kiếp sống quá khứ của bạn. Bởi vì nhiều người trong các bạn đã sống
cùng tôi; nó có thể là một mảnh của quá khứ. Tâm trí bạn đang đi trên rãnh quá
khứ.
Nó có thể thuộc vào kiểu thứ
năm nữa: một khả năng của tương lai. Mọi kiểu đều có thể. Đây là năm kiểu mơ.
Nó cũng có thể là linh ảnh, điều cũng là một kiểu mơ - nhưng tôi đã không nói về
nó bởi vì nó có phẩm chất khác. Nó có phẩm chất của cuộc sống thức tỉnh; điều
đó nữa cũng là mơ. Cuộc sống thức tỉnh là giấc mơ bao la nữa. Nhưng linh ảnh có
phẩm chất của cuộc sống thức tỉnh. Thỉnh thoảng tôi tới bạn, nhưng hiếm thôi, bởi
vì bạn phải giành lấy nó. Nếu bạn thấy tôi một trăm lần, chín mươi chín lần nó
sẽ là cái gì đó của năm kiểu mơ kia. Nhưng lần thứ một trăm, tôi tới bạn khi bạn
đã giành được nó. Thế thì nó là linh ảnh.
Nhưng dần dần bạn sẽ phải trở
nên nhận biết về cái gì là cái gì. Ngay bây giờ tôi không thể cho bạn tiêu chí
về cách đánh giá cái gì là cái gì. Bạn sẽ phải tự mình nếm trải nó.
Cho nên đầu tiên trở nên nhận
biết trong khi bạn thức, trong ban ngày. Thu lấy ngày càng nhiều năng lượng nhận
biết. Làm nó thành dòng chảy tràn ngập tới mức, khi bạn rơi vào giấc ngủ, thân
thể bạn rơi vào giấc ngủ, tâm trí bạn rơi vào giấc ngủ, nhưng năng lượng, dòng
chảy của nhận biết mạnh thế nó vẫn liên tục. Thế thì bạn sẽ có khả năng tạo ra
phân biệt, và khi người ta trở nên có khả năng tạo ra phân biệt trong mơ đó là
thành tựu vĩ đại.
Thế thì, dần dần, rác rưởi rơi
rụng đi. Kiểu mơ thứ nhất biến mất, bởi vì con người của nhận biết sống đầy đủ
ban ngày tới mức người đó không thu thập rác rưởi. Rác rưởi là kinh nghiệm
không đầy đủ. Bạn ăn, thức ăn ngon, nhưng bạn không thể ăn nó quá nhiều được bởi
vì bạn là khách - mọi người sẽ nghĩ gì? Kinh nghiệm không đầy đủ đã trở thành
rác rưởi. Bây giờ, trong đêm bạn sẽ lại ăn nữa. Bạn sẽ phải làm đầy đủ kinh
nghiệm này, bằng không tâm trí sẽ cứ tiếp diễn mãi.
Tâm trí không thích cái gì đó
không đầy đủ. Tâm trí là kẻ cầu toàn: nó không thích cái gì không đầy đủ. Một
chiếc răng của bạn rụng, và thế rồi lưỡi cứ đưa đi đưa lại vào đó bởi vì cái gì
đó không đầy đủ. Bây giờ tâm trí liên tục... ngớ ngẩn, bởi vì chỉ bằng việc chạm
lưỡi chẳng cái gì sẽ xảy ra, nhưng tâm trí cứ lặp đi lặp lại... nó chưa bao giờ
thử trước đây khi răng có đó. Bây giờ cái gì đó là không đầy đủ.
Các nhà tâm lí nói rằng ngay cả
khỉ - vì chúng cũng có tâm trí như bạn - nếu bạn vẽ một nửa vòng tròn và bỏ phấn
đó, chúng sẽ làm đầy đủ nó. Khỉ đấy! - bởi vì chúng không thể dung thứ được
vòng tròn không đầy đủ, chúng sẽ làm đầy đủ nó ngay lập tức. Tâm trí bao giờ
cũng cố làm đầy đủ mọi sự...
Kiểm mơ thứ nhất biến mất khi bạn
trở nên nhận biết. Bạn sống cuộc sống đầy đủ thế không có nhu cầu nào. Và thế rồi
kiểu mơ thứ hai biến mất dần dần, bởi vì bạn không sống trong ham muốn. Người
nhận biết sống trong nhu cầu, không trong ham muốn, cho nên không có nhu cầu
thoả ước cái gì. Người đó có cái không, cho nên người đó chưa bao giờ trở thành
tổng thống một nước trong mơ. Người đó không có ham muốn, không tham vọng. Người
đó sống rất bình thường. Luồng chảy tự nhiên của cuộc sống là đủ. Ăn thức ăn, cảm
thấy thoả mãn, uống nước, cảm thấy thoả mãn, có được giấc ngủ ngon - thế là đủ.
Nhiều hơn không được đòi hỏi tới.
Thế rồi kiểu mơ thứ ba biến mất.
Với sự biến mất của hai kiểu đầu, ý thức và vô thức đã đi tới gần thế không cần
trao đổi cái gì trong mơ. Thực ra, vô thức bắt đầu trao đổi trong khi bạn thức
đầy đủ. Thế thì mọi sự trở nên đơn giản, trao đổi trở thành đích xác. Thế thì
kiểu mơ thứ tư biến mất. Khi bạn thoải mái thế với cuộc sống của bạn, nhận biết,
được thoả mãn hoàn toàn, quá khứ rơi rụng đi hoàn toàn. Không có nhu cầu cho nó
đi về quá khứ. Bạn sống trong khoảnh khắc; quá khứ biến mất, và thế rồi kiểu mơ
thứ năm biến mất. Bạn sống toàn bộ thế trong khoảnh khắc này, nhận biết thế,
hoàn toàn nhận biết thế, không có tương lai cho bạn.
Khi tất cả năm kiểu mơ biến mất,
cái không thực, ảo tưởng đã biến mất. Bây giờ lần đầu tiên, bạn đạt tới nhận ra
cái thực, brahman.
Đủ cho hôm nay.
0 Đánh giá