Chương 3. Nỗ lực toàn bộ hay buông xuôi

Chương 3. Nỗ lực toàn bộ hay buông xuôi

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 2)
Chương 3. Nỗ lực toàn bộ hay buông xuôi

Thành công là gần nhất với những người có nỗ lực mãnh liệt và chân thành.
Cơ hội của thành công thay đổi tương ứng với mức độ của nỗ lực.
Thành công cũng được đạt tới bởi những người buông xuôi theo Thượng đế.
Thượng đế là người cai trị tối cao. Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng. Ngài không bị xúc động bởi đau buồn của cuộc sống, hành động và kết quả của nó.
Trong Thượng đế hạt mầm được phát triển tới mức độ cao nhất của nó.
Có ba kiểu người tìm kiếm. Kiểu thứ nhất tới trên con đường bởi vì tò mò: Patanjali gọi nó là kutuhal.
Người đó không thực sự quan tâm. Người đó đã trôi giạt vào trong nó dường như bởi ngẫu nhiên. Người đó có thể đã đọc cái gì đó, người đó có thể đã nghe ai đó nói về Thượng đế, chân lí, giải thoát tối thượng, và người đó đã trở nên quan tâm. Mối quan tâm mang tính trí tuệ, cũng giống như đứa trẻ trở nên quan tâm trong mỗi và mọi thứ và thế rồi, sau một lúc, trôi giạt đi bởi vì ngày càng nhiều tò mò bao giờ cũng mở cánh cửa của chúng.
Người như vậy sẽ không bao giờ đạt tới. Từ tò mò bạn không thể đạt tới chân lí được, bởi vì chân lí cần nỗ lực bền bỉ, liên tục, kiên nhẫn mà con người của tò mò không thể có được. Con người của tò mò có thể làm điều nào đó trong một thời kì thời gian nào đó tương ứng với tâm trạng của người đó, nhưng thế rồi có lỗ hổng, và trong lỗ hổng đó mọi điều được làm biến mất, được hoàn tác. Lần nữa người đó sẽ bắt đầu từ chính lúc bắt đầu, và cùng điều đó sẽ xảy ra.
Người đó không thể thu hoạch được kết quả. Người đó có thể gieo hạt mầm, nhưng người đó không thể chờ đợi, bởi vì hàng triệu mối quan tâm mới bao giờ cũng vẫy gọi người đó. Người đó đi về phương nam, thế rồi người đó đi về phương đông, thế rồi người đó đi về phương tây, thế rồi người đó đi về phương bắc. Người đó giống như mẩu gỗ trôi giạt trong biển: người đó không đi đâu cả; năng lượng của người đó không đi tới mục đích nào đó. Bất kì hoàn cảnh nào xô đẩy người đó.... Người đó là ngẫu nhiên, và người ngẫu nhiên không thể đạt tới điều thiêng liêng. Nhiều hoạt động có thể được người đó làm, nhưng nó tất cả đều vô tích sự bởi vì ban ngày người đó sẽ làm nó và ban đêm người đó sẽ hoàn tác nó. Kiên nhẫn là được cần; việc nện búa liên tục là được cần.
Jalaluddin Rumi có một trường nhỏ - trường của trí huệ. Ông ấy thường đưa đệ tử của mình ra cánh đồng, ra nông trại xung quanh. Ông ấy thường đưa mọi đệ tử mới tới một nông trại đặc biệt để chỉ cho họ điều đã xảy ra ở đó. Bất kì khi nào một đệ tử mới tới, ông ấy sẽ đưa anh ta tới nông trại đó. Có cái gì đó xứng đáng ở đó; người nông dân này là một tấm gương về trạng thái nào đó của tâm trí. Người nông dân này sẽ đào giếng, nhưng người đó sẽ đào quãng ba mét, bốn mét rưỡi, và thế rồi ông ấy sẽ đổi ý nói, “Chỗ này có vẻ không tốt.” Cho nên ông ấy sẽ bắt đầu lỗ khác, và thế rồi lỗ khác nữa.
Ông ấy đã từng làm điều đó trong nhiều năm. Đến lúc đó đã có tám cái hố không hoàn thành. Cả nông trại bị phá huỷ, và ông ấy đã làm việc trên cái thứ chín. Jalaluddin sẽ nói với đệ tử mới của ông ấy, “Trông đấy! Đừng giống như người nông dân này. Nếu như ông ấy đưa mọi nỗ lực của mình vào trong một hố thôi, đến lúc này cái hố chắc đã sâu ít nhất ba mươi mét. Ông ấy đã làm nhiều nỗ lực, ông ấy đã làm nhiều hoạt động, nhưng ông ấy không thể đợi được. Ba mét, ba mét sáu, bốn mét rưỡi, thế rồi ông ấy phát chán; thế rồi ông ấy bắt đầu cái hố khác. Theo cách này cả nông trại sẽ bị che phủ bởi các hố, và sẽ không bao giờ có giếng.
Đây là con người của tò mò, con người ngẫu nhiên làm mọi thứ, và khi người đó bắt đầu người đó có nhiều lòng hăng hái - thực ra, quá nhiều. Và quá nhiều hăng hái không thể trở thành liên tục được. Ông ấy bắt đầu với sự mạnh mẽ và say mê tới mức bạn biết rằng chẳng mấy chốc ông ấy sẽ dừng lại.
Kiểu người thứ hai tới với việc tìm kiếm bên trong là con người của jigyasa - truy hỏi. Người đó đã không đến từ tò mò, người đó đã tới với việc truy hỏi mãnh liệt. Người đó ngụ ý điều đó, nhưng người đó cũng không đủ bởi vì nghĩa của người đó về căn bản dựa trên trí tuệ. Người đó có thể trở thành triết gia, nhưng người đó không thể trở thành người tôn giáo được. Người đó sẽ truy hỏi sâu, nhưng việc truy hỏi của người đó là từ trí tuệ. Nó vẫn còn hướng cái đầu; nó là vấn đề để được giải quyết.
Sống và chết là không được bao hàm; nó không phải là vấn đề sống và chết. Nó là câu đố, thách đố. Người đó tận hưởng việc giải quyết nó, cũng như bạn tận hưởng việc giải câu đó chữ chéo bởi vì nó cho bạn thách thức. Nó phải được giải; bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng nếu bạn có thể giải được nó. Nhưng đây là trí tuệ và, sâu bên dưới, bản ngã có tham gia. Người đó sẽ trở thành triết gia. Người đó sẽ cố gắng vất vả. Người đó sẽ suy nghĩ, suy tư, nhưng người đó sẽ không bao giờ thiền. Người đó sẽ suy nghĩ một cách logic, hợp lí, người đó sẽ tìm thấy nhiều manh mối. Người đó sẽ tạo ra một hệ thống, nhưng toàn thể sự việc sẽ là phóng chiếu riêng của người đó.
Chân lí cần bạn một cách toàn bộ. Ngay cả chín mươi chín phần trăm cũng không có tác dụng: đích xác một trăm phần trăm của bạn là được cần, và đầu óc chỉ là một phần trăm. Bạn có thể sống mà không có đầu óc. Con vật sống không có đầu óc, cây cối sống không có đầu óc. Đầu óc không phải là thứ bản chất thế trong sự tồn tại. Bạn có thể dễ dàng sống... thực ra, bạn có thể sống dễ dàng nếu không có đầu óc hơn là bạn đang sống có đầu óc. Nó tạo ra cả triệu phức tạp. Đầu óc không phải là thứ tuyệt đối cần thiết, và tự nhiên biết điều đó. Nó là xa hoa không cần thiết. Nếu bạn không có đủ thức ăn, thân thể biết thức ăn phải đi đâu: nó dừng việc đem thức ăn cho đầu.
Đó là lí do tại sao trí tuệ không thể phát triển được ở các nước nghèo, bởi vì trí tuệ là thứ xa hoa. Khi mọi thứ được kết thúc, khi thân thể có mọi thứ đầy đủ, chỉ thế thì năng lượng mới chuyển lên đầu. Nó xảy ra mọi ngày ngay cả trong cuộc sống của bạn, nhưng bạn không nhận biết. Ăn quá nhiều thức ăn - ngay lập tức bạn cảm thấy buồn ngủ. Điều gì xảy ra? Thân thể cần năng lượng để tiêu hoá. Cái đầu có thể bị quên đi; năng lượng chuyển vào dạ dầy. Cái đầu cảm thấy choáng váng, buồn ngủ. Năng lượng không chuyển động, máu không chuyển tới đầu. Thân thể có kinh tế riêng của nó.
Có những điều cơ bản, có những điều không cơ bản. Những điều cơ bản phải được đáp ứng trước, bởi vì cái không cơ bản có thể đợi - triết lí của bạn có thể đợi, không có mấy cần thiết cho nó. Nhưng dạ dầy của bạn không thể đợi được, dạ dầy của bạn phải được đáp ứng trước hết; cơn đói đó là cơ bản hơn. Bởi vì việc nhận ra cơ bản này mà nhiều tôn giáo đã thử nhịn ăn, bởi vì nếu bạn nhịn ăn cái đầu không thể nghĩ được. Năng lượng không có mấy, cho nên nó không thể được trao cho cái đầu. Nhưng đây là lừa dối thôi. Khi năng lượng lại có đó, cái đầu sẽ lại bắt đầu nghĩ. Kiểu thiền này là dối trá.
Nếu bạn nhịn ăn trong thời gian lâu, quãng vài ngày liên tục, cái đầu không thể nghĩ được. Không phải là bạn đã đạt tới vô trí; đơn giản, bây giờ năng lượng không cần thiết không tồn tại trong bạn. Nhu cầu của thân thể là đầu tiên - nhu cầu thân thể là cơ bản, bản chất; nhu cầu của cái đầu là phụ, không cần thiết. Điều đó cũng hệt như bạn làm tiết kiệm trong nhà bạn: nếu con bạn sắp chết bạn sẽ bán máy thu hình đi. Chẳng có gì mấy tham gia vào trong nó. Bạn có thể bán đồ đạc khi con bạn sắp chết; khi bạn đói, bạn thậm chí có thể bán nhà. Điều quan trọng phải giải quyết trước - đó là nghĩa của tiết kiệm - điều phụ giải quyết sau. Và cái đầu là cái cuối cùng; nó chỉ là một phần trăm của bạn, và điều đó nữa cũng là không cần thiết. Bạn có thể tồn tại mà không có nó.
Bạn có thể tồn tại mà không có dạ dầy được không? Bạn có thể tồn tại mà không có tim được không? Nhưng bạn có thể tồn tại mà không có đầu. Và khi bạn chú ý quá nhiều tới cái đầu, bạn hoàn toàn bị lộn ngược. Bạn đang làm shirshasan: đứng chổng ngược lên đầu. Bạn đã hoàn toàn quên mất rằng cái đầu là không bản chất.
Và khi bạn chỉ cho cái đầu việc truy hỏi, nó là jigyasa. Thế thì nó là thứ xa hoa. Bạn có thể trở thành triết gia và ngồi trong ghế bành, nghỉ ngơi và suy nghĩ. Các triết gia giống như đồ đạc xa hoa. Nếu bạn có thể đảm đương được điều đó, tốt, nhưng nó không phải là vấn đề sống và chết. Cho nên Patanjali nói con người của kutuhal, con người của tò mò, không thể đạt tới được; con người của jigyasa, truy hỏi, sẽ trở thành triết gia.
Thế rồi có người thứ ba mà Patanjali gọi là người của mumuksha. Từ này ‘mumuksha’ là khó dịch, cho nên tôi sẽ giải thích nó. Mumuksha nghĩa là ham muốn là vô ham muốn, ham muốn được giải thoát hoàn toàn, ham muốn thoát ra khỏi bánh xe của sự tồn tại, ham muốn không được sinh ra lần nữa, không chết đi lần nữa, cảm giác rằng đủ rồi - được sinh ra cả triệu lần rồi, chết đi chết lại và đi trong cùng cái vòng luẩn quẩn. Mumuksha nghĩa là trở thành người bỏ dở tối thượng, từ chính bánh xe của sự tồn tại. Chán ngán, khổ, và người ta muốn thoát ra khỏi nó. Cuộc truy hỏi bây giờ trở thành vấn đề sống và chết. Toàn thể bản thể bạn bị lâm nguy. Patanjali nói chỉ con người của mumuksha - người có ham muốn về moksha, giải thoát, đã nảy sinh - mới có thể trở thành người tôn giáo, và thế nữa cũng bởi vì người đó là nhà tư tưởng rất, rất logic.
Thế nữa rồi lại có ba kiểu người thuộc vào phân loại mumuksha. Kiểu người thứ nhất thuộc vào mumuksha đưa một phần ba bản thể mình vào nỗ lực. Đưa một phần ba của bản thể bạn vào nỗ lực bạn sẽ đạt tới cái gì đó. Điều bạn sẽ đạt tới sẽ là thành tựu phủ định: bạn sẽ không căng thẳng - điều này phải được hiểu rất sâu - nhưng bạn sẽ không bình thản. Bạn sẽ không căng thẳng - căng thẳng sẽ bị mất đi - nhưng bạn sẽ không an bình, bình thản, bình tĩnh. Việc đạt tới sẽ có tính phủ định. Bạn sẽ không ốm, nhưng bạn cũng sẽ không mạnh khoẻ. Ốm bệnh sẽ biến mất. Bạn sẽ không cảm thấy bực tức, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng, nhưng bạn sẽ không cảm thấy được hoàn thành nữa. Điều phủ định sẽ giảm đi, gai sẽ giảm đi, nhưng hoa sẽ không tới.
Đây là bậc đầu tiên của mumuksha. Bạn có thể tìm thấy nhiều người bị mắc kẹt ở đó. Bạn sẽ cảm thấy một phẩm chất nào đó trong họ: họ không phản ứng, họ không bị bực tức, bạn không thể làm cho họ giận, bạn không thể đẩy họ vào lo âu. Họ đã đạt tới cái gì đó, nhưng dầu vậy bạn cảm thấy cái gì đó bị thiếu. Họ không thoải mái. Cho dù không giận, họ không có từ bi. Họ có thể không giận bạn, nhưng họ không thể tha thứ được. Khác biệt này là tinh tế. Họ không giận, điều đó là đúng; nhưng cho dù trong việc không giận của họ, vẫn không có tha thứ. Họ bị mắc kẹt.
Họ không bận tâm về bạn, việc xúc phạm của bạn; nhưng họ theo một cách nào đó bị cắt khỏi quan hệ. Họ không thể chia sẻ. Cố gắng không giận, họ đã đi ra khỏi mọi quan hệ. Họ đã trở thành như hòn đảo - bị khép kín. Và khi bạn là hòn đảo, khép kín, bạn bị bật rễ. Bạn không thể nở hoa, bạn không thể hạnh phúc, bạn không thể có mạnh khoẻ. Đó là thành tựu phủ định. Cái gì đó đã bị vứt ra, nhưng không cái gì đã từng được đạt tới. Con đường là rõ ràng, tất nhiên. Ngay cả vứt cái gì đó ra cũng là rất tốt bởi vì bây giờ khả năng tới trong sự tồn tại: bạn có thể đạt tới cái gì đó.
Patanjali gọi họ là mridu: hiền dịu. Mức độ thứ nhất của việc đạt tới, phủ định. Bạn sẽ thấy nhiều sannyasins ở Ấn Độ, nhiều sư ở các tu viện Cơ đốc giáo, người bị mắc kẹt ở bậc thứ nhất. Họ là người tốt, nhưng bạn sẽ thấy họ đờ đẫn. Điều rất tốt là không giận, nhưng điều đó là không đủ. Cá gì đó bị thiếu; không cái gì khẳng định đã xảy ra. Họ là những con tầu rỗng. Họ đã làm trống rỗng bản thân họ, nhưng bằng cách nào đó họ đã không được làm đầy lại. Cái cao hơn đã không giáng xuống, nhưng cái thấp hơn đã bị vứt đi.
Thế rồi có mức độ thứ hai của mumuksha - mức độ thứ hai của người tìm kiếm đúng - người đưa hai phần ba của bản thân mình vào trong nỗ lực. Chưa toàn bộ, người đó chỉ mới ở giữa. Bởi vì ở giữa, Patanjali gọi người đó là madhya - người trung dung. Người đó đạt tới cái gì đó. Người mức độ thứ nhất là trong người đó, nhưng cái gì đó hơn được thêm vào. Người đó an bình - im lặng, bình thản, tự chủ. Bất kì cái gì xảy ra trong thế giới này đều không ảnh hưởng tới người đó. Người đó vẫn còn thản nhiên, tách rời. Người đó trở thành giống như đỉnh núi: rất an bình.
Nếu bạn tới gần người đó bạn sẽ cảm thấy an bình của người đó bao quanh bạn; cũng như bạn đi vào trong vườn và khí mát và hương hoa và tiếng chim hót tất cả bao quanh bạn, chúng chạm vào bạn, bạn có thể cảm thấy chúng. Với người mức độ thứ nhất, mridu, bạn sẽ không cảm thấy gì cả, bạn sẽ cảm thấy chỉ trống rỗng - sự hiện hữu như sa mạc. Và kiểu người thứ nhất sẽ hút bạn. Nếu bạn lại gần người đó bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã bị làm trống rỗng - ai đó đã hút bạn bởi vì người đó là sa mạc.
Với người đó bạn sẽ cảm thấy bản thân mình bị khô đi, và bạn sẽ sợ.
Bạn sẽ cảm thấy điều này với nhiều sannyasins. Nếu bạn tới gần họ bạn sẽ cảm thấy họ đang hút bạn, một cách không chủ ý. Họ đã đạt tới mức độ thứ nhất. Họ đã trở thành trống rỗng, và chính cái trống rỗng đó trở thành giống như lỗ hổng và bạn bị hút bởi nó một cách tự động.
Tương truyền ở Tây tạng là người mức độ thứ nhất này, nếu người đó ở bất kì đâu, sẽ không được phép đi vào trong thị trấn. Khi các lạt ma ở Tây Tạng đạt tới mức độ thứ nhất họ bị cấm đi ra khỏi tu viện - bởi vì nếu người này tới gần bất kì ai, người này đều hút. Việc hút đó là ở bên ngoài kiểm soát của người đó; người đó không thể làm gì được về điều đó. Người đó giống như sa mạc. Bất kì cái gì tới gần đều trở nên bị hút, bị khai thác.
Người ta không cho phép các lạt ma mức độ thứ nhất chạm vào cây, vì điều đã được quan sát là cây chết. Ngay cả trên Himalayas, một sannyasin Hindu cũng không được phép chạm vào cây - chúng sẽ chết. Người đó là hiện tượng hút. Lạt ma mức độ thứ nhất này không được phép tham dự bất kì đám cưới của bất kì ai vì người đó sẽ trở thành lực phá huỷ. Người đó không được phép ban phúc lành cho bất kì ai bởi vì người đó không thể ban phúc được. Ngay cả khi người đó ban phúc, người đó cũng hút. Bạn có thể đã không biết điều đó: tu viện được tạo ra cho những lạt ma mức độ thứ nhất này, các sannyasin, sadhu, để cho họ có thể sống trong thế giới khép kín của riêng họ, không được phép đi ra ngoài. Chừng nào họ chưa đạt tới mức độ thứ hai họ không được phép ban phúc lành cho bất kì ai.
Người tìm kiếm mức độ thứ hai, người đã đưa vào hai phần ba bản thể mình, trở thành an bình, bình thản.
Nếu bạn tới gần người đó, người đó tuôn chảy vào bạn, người đó chia sẻ. Bây giờ người đó không còn là sa mạc; bây giờ người đó là khu rừng xanh. Nhiều điều đang tới trong người đó - im lặng, bình thản, tĩnh lặng. Bạn sẽ cảm thấy điều đó. Nhưng đây cũng không phải là mục đích; nhiều người bị mắc kẹt ở đó. Chỉ im lặng là không đủ. Đây là kiểu thành tựu gì vậy? Chỉ im lặng sao? Nó giống như chết - không chuyển động, không hoạt động. Bạn an bình dĩ nhiên, như ở nhà dĩ nhiên, nhưng không mở hội, không phúc lạc.
Người tìm kiếm mức độ thứ ba, người đưa tính toàn bộ của mình vào trong nó, đạt tới phúc lạc. Phúc lạc là hiện tượng tích cực; an bình chỉ là trên đường. Khi phúc lạc tới gần hơn bạn trở nên an bình. Nó là ảnh hưởng xa của phúc lạc đang tiến tới gần bạn. Nó cũng giống như tới gần dòng sông: từ khoảng cách xa bạn bắt đầu cảm thấy rằng không khí mát mẻ, phẩm chất của tính xanh tươi đang thay đổi. Cây xanh hơn với nhiều tán lá hơn. Không khí mát mẻ. Bạn chưa từng thấy dòng sông này, nhưng sông là ở đâu đó cận kề, nguồn nước ở đâu đó cận kề. Khi nguồn nước của cuộc đời là ở đâu đó gần bạn trở nên an bình, nhưng bạn chưa đạt tới - nó chỉ đang trên đường. Patanjali gọi người này là madhya: người trung dung.
Người đó cũng phải là mục đích. Chừng nào bạn còn chưa nhảy múa với cực lạc... Người này không thể nhảy múa được, người này không thế hát được, bởi vì việc hát sẽ có vẻ giống như quấy rối an bình, nhảy múa sẽ có vẻ ngu xuẩn - bạn đang làm gì? Người này chỉ có thể ngồi như tượng chết - im lặng, tất nhiên, nhưng không nở hoa; xanh, nhưng hoa vẫn chưa xảy ra: phần cuối cùng đã không giáng xuống.
Thế rồi có người mức độ thứ ba, người có thể nhảy múa, người sẽ có vẻ điên bởi vì người đó có nhiều thế. Người đó không thể chứa được nó, và bởi vì người đó không thể chứa được nó, người đó sẽ nhảy múa và người đó sẽ di chuyển và người đó sẽ chia sẻ, và bất kì chỗ nào người đó có thể, người đó sẽ tung ra các hạt mầm điều đang mưa rào lên người đó vô tận. Đây là người ở mức độ thứ ba.
Patanjali nói:
Thành công là gần nhất với những người có nỗ lực mãnh liệt và chân thành.
Cơ hội của thành công thay đổi tương ứng với mức độ của nỗ lực.
Thành công là gần nhất với những có nỗ lực mãnh liệt và chân thành. Tính toàn bộ của bạn được cần tới. Nhớ lấy, chân thành là phẩm chất xảy ra bất kì khi nào bạn là toàn bộ trong cái gì đó. Nhưng mọi người gần như bao giờ cũng sai trong ý tưởng của họ về chân thành, họ nghĩ nghiêm chỉnh là chân thành. Nghiêm chỉnh không phải là chân thành; chân thành là phẩm chất xảy ra bất kì khi nào bạn trong cái gì đó một cách toàn bộ. Đứa trẻ chơi với đồ chơi của nó là chân thành - toàn bộ trong nó, bị cuốn hút, không cái gì còn lại đằng sau, không giữ lại cái gì; thực sự nó không có đó, chỉ việc chơi diễn ra.
Nếu bạn không giữ lại cái gì, bạn ở đâu? Bạn đã trở thành hoàn toàn là một với hoạt động. Diễn viên không còn đó, người làm không còn đó. Khi người làm không có, có chân thân thành. Làm sao bạn có thể nghiêm chỉnh được? - bởi vì nghiêm chỉnh thuộc vào người làm. Cho nên trong đền thờ hồi giáo, đền chùa, nhà thờ, bạn sẽ thấy hai kiểu người - người chân thành và người nghiêm chỉnh. Người nghiêm chỉnh sẽ có mặt dài, cứ dường như họ đang làm điều rất vĩ đại - cái gì đó thiêng liêng, cái gì đó của thế giới khác. Điều này nữa là bản ngã, cứ dường như bạn đang làm cái gì đó lớn lao, dường như bạn đang làm nghĩa vụ cho toàn thế giới bởi vì bạn cầu nguyện.
Nhìn người tôn giáo mà xem - cái gọi là người tôn giáo, tất nhiên: họ bước đi theo cách dường như họ có nghĩa vụ với toàn thế giới, họ là muối của đất. Nếu họ biến mất, toàn thể sự tồn tại sẽ biến mất. Họ hỗ trợ cho nó. Chính bởi vì họ mà cuộc sống tồn tại - bởi vì lời cầu nguyện của họ. Bạn sẽ thấy họ nghiêm chỉnh.
Nghiêm chỉnh thuộc về bản ngã, người làm. Nhìn vào người bố làm việc trong cửa tiệm, trong văn phòng ở đâu đó. Nếu ông ấy không yêu vợ, con mình, ông ấy sẽ nghiêm chỉnh vì đó là nghĩa vụ. Ông ấy làm điều đó, và ông ấy đang làm nghĩa vụ với mọi người xung quanh. Ông ấy bao giờ cũng sẽ nói, “Tôi làm việc đó cho vợ tôi, tôi làm việc đó cho con tôi.” Và người này, bởi sự nghiêm chỉnh của người đó, sẽ trở thành hòn đá chết treo quanh cổ đứa con của người đó, và chúng sẽ không bao giờ có khả năng tha thứ cho ông bố này vì ông ấy không bao giờ yêu.
Nếu bạn yêu, bạn không bao giờ nói những lời như vậy. Nếu bạn yêu con bạn, bạn nhảy múa tới tận văn phòng của bạn. Bạn yêu họ; đấy không phải là bạn đang làm nghĩa vụ với họ. Bạn không hoàn thành nghĩa vụ; đấy là tình yêu của bạn. Bạn hạnh phúc rằng bạn được phép làm cái gì đó cho con bạn. Bạn hạnh phúc và phúc lạc rằng bạn có thể làm cái gì đó cho vợ bạn bởi vì tình yêu cảm thấy bất lực thế; tình yêu muốn làm nhiều thứ thế mà không thể làm được. Tình yêu bao giờ cũng cảm thấy, “Bất kì điều gì mình làm cũng đều kém hơn điều đáng phải được làm.” Còn nghĩa vụ sao? - nghĩa vụ bao giờ cũng cảm thấy, “Mình đang làm nhiều hơn là được cần.” Nghĩa vụ trở thành nghiêm chỉnh; tình yêu là chân thành. Và tình yêu là có tính toàn bộ với một người, toàn bộ với một người tới mức nhị nguyên biến mất. Nếu cho dù những khoảnh khắc nào đó không có nhị nguyên, người ta tồn tại trong hai, một cây cầu đi vào. Tình yêu là chân thành, không bao giờ nghiêm chỉnh. Và bất kì khi nào bạn có thể đưa toàn bộ bản thể của mình vào bất kì cái gì, điều đó trở thành tình yêu. Nếu bạn là người làm vườn và bạn yêu, bạn đem toàn bộ bản thể của bạn vào trong nó. Thế thì chân thành xảy ra.
Bạn không thể trau dồi chân thành được. Nghiêm chỉnh bạn có thể trau dồi, nhưng chân thành - không. Chân thành là cái bóng của việc là toàn bộ trong cái gì đó. Patanjali nói:
Thành công là gần nhất với những người có nỗ lực mãnh liệt và chân thành.
Tất nhiên, không có nhu cầu nói... mãnh liệt và chân thành. Chân thành bao giờ cũng mãnh liệt. Nhưng tại sao Patanjali nói mãnh liệt và chân thành? Vì lí do nào đó. Chân thành bao giờ cũng mãnh liệt, nhưng mãnh liệt không nhất thiết bao giờ cũng chân thành. Bạn có thể mãnh liệt trong cái gì đó nhưng không chân thành, có thể không chân thành. Do đó ông ấy thêm vào phẩm chất, mãnh liệt và chân thành, bởi vì bạn có thể mãnh liệt ngay cả trong nghiêm chỉnh của bạn. Bạn có thể mãnh liệt ngay cả với hiện hữu một phần của bạn, bạn có thể mãnh liệt trong tâm trạng nào đó, bạn có thể mãnh liệt trong giận, bạn có thể mãnh liệt trong thèm khát, bạn có thể mãnh liệt trong cả triệu thứ và có thể không chân thành, bởi vì chân thành có khi bạn là toàn bộ trong nó.
Bạn có thể mãnh liệt trong dục và bạn có thể không chân thành, bởi vì dục không nhất thiết là yêu. Bạn có thể rất, rất mãnh liệt trong dâm dục - nhưng một khi dâm dục được hoàn thành nó bị kết thúc, mãnh liệt mất đi. Yêu có thể không có vẻ mãnh liệt thế, nhưng nó chân thành - và bởi vì nó chân thành, mãnh liệt là liên tục. Thực ra, nếu bạn thực sự trong yêu nó trở thành vô thời gian. Nó bao giờ cũng mãnh liệt. Và cân phân biệt rõ ràng: nếu bạn mãnh liệt mà không chân thành, bạn không thể mãnh liệt mãi mãi được. Bạn có thể mãnh liệt chỉ nhất thời; khi ham muốn nảy sinh bạn mãnh liệt. Nó không thực sự là mãnh liệt của bạn, nó bị ép buộc bởi ham muốn.
Dục nảy sinh. Bạn cảm thấy chết đói, cơn đói. Toàn thân, toàn thể năng lượng sinh học cần việc xả ra; bạn trở nên mãnh liệt. Nhưng mãnh liệt này không phải là của bạn; nó không phải là cái gì tới từ bản thể của bạn. Nó chỉ là bị ép buộc bởi cái vỏ sinh học quanh bạn: nó là sự ép buộc thân thể lên bản thể bạn. Nó không tới từ trung tâm, nó bị ép buộc từ ngoại vi. Bạn sẽ mãnh liệt; và thế rồi dục được đáp ứng, mãnh liệt qua đi... thế thì bạn không bận tâm tới người đàn bà.
Nhiều đàn bà đã nói với tôi là họ cảm thấy bị dối họ cảm thấy bị lừa, họ cảm thấy bị gạt, họ cảm thấy bị dùng, bởi vì bất kì khi nào chồng làm tình với họ, lúc ban đầu họ cảm thấy đáng yêu thế, mãnh liệt thế; và họ cảm thấy sung sướng thế. Và khoảnh khắc dục bị kết thúc đàn ông quay lưng và đi ngủ. Họ không quan tâm chút nào về điều đang xảy ra cho đàn bà. Sau khi bạn đã làm tình bạn thậm chí không nói lời tạm biệt, bạn không cám ơn; đàn bà cảm thấy bị dùng.
Mãnh liệt của bạn mang tính sinh học, thân thể; nó không phải là cái tới từ bạn. Trong mãnh liệt của dục có bản dạo đầu, nhưng không có bản dạo cuối. Từ này thực sự không tồn tại. Tôi đã thấy cả nghìn cuốn sách viết về dục; từ bản dạo cuối không tồn tại. Đây là kiểu tình yêu gì vậy? Nhu cầu thân thể được thoả mãn: kết thúc! Đàn bà đã bị dùng; bây giờ bạn có thể ném cô ấy đi, cũng như bạn dùng cái gì đó rồi vứt nó đi - cái túi nhựa - bạn dùng nó và bạn vứt nó. Được kết thúc! Khi ham muốn nảy sinh, thế thì bạn lại sẽ nhìn vào đàn bà, và với người đàn bà đó bạn rất mãnh liệt.
Không, Patanjali không ngụ ý kiểu mãnh liệt đó. Tôi đã đem dục ra để giải thích nó cho bạn, bởi vì đó là mãnh liệt duy nhất còn lại với bạn. Không có ví dụ nào khác là có thể. Bạn đã trở nên hờ hững thế trong cuộc sống của bạn, bạn tồn tại trên mức năng lượng thấp tới mức không có mãnh liệt nào. Bằng cách nào đó bạn đi tới văn phòng. Đứng bên góc đường khi mọi người chạy xô tới văn phòng của họ; quan sát mặt họ - buồn ngủ.
Họ đang đi đâu? Sao họ lại đi? Dường như họ không có chỗ nào khác để đi, cho nên họ đi tới văn phòng. Họ không thể đừng được điều đó; bởi vì họ sẽ làm gì ở nhà? Cho nên họ đi tới văn phòng, chán ngán, tự động, như người máy, đi bởi vì việc tới văn phòng và lúc đó là lúc để đi. Và phải làm gì nếu bạn không muốn đi? Ngày nghỉ trở thành sự chịu đựng thế - không mãnh liệt gì. Quay về - nhìn mọi người lúc tối trở về nhà, không biết tại sao họ lại đi nhưng chẳng có chỗ nào khác để mà đi; bằng cách nào đó, kéo lê cuộc sống. Hờ hững, hiện tượng năng lượng thấp.
Đó là lí do tại sao tôi đã lấy ví dụ về dục - bởi vì tôi không thể tìm ra được mãnh liệt nào khác trong bạn. Bạn không hát, bạn không múa, bạn không có mãnh liệt nào. Bạn không cười, bạn không khóc. Mọi mãnh liệt đều mất. Trong dục, chút ít mãnh liệt là còn; cái đó nữa cũng là vì tự nhiên, không vì bạn.
Patanjali nói, ... mãnh liệt và chân thành. Tôn giáo thực sự giống như dục - sâu hơn dục, cao hơn dục, thánh thiện hơn dục, nhưng giống dục. Nó là cuộc gặp gỡ cá nhân với cái toàn thể: nó là cực thích sâu sắc. Bạn tan chảy trong cái toàn thể, bạn biến mất hoàn toàn. Lời cầu nguyện giống tình yêu. Yoga... thực ra, chính từ yoga này nghĩa là gặp gỡ, giao cảm, gặp gỡ của hai, và cuộc gặp gỡ sâu sắc và mãnh liệt tới mức cái hai biến mất. Các biên giới trở nên mờ đi và cái một tồn tại. Nó không thể theo bất kì cách nào khác. Nếu bạn không chân thành và mãnh liệt, đem toàn bộ bản thể của bạn vào đi. Chỉ thế thì điều tối thượng mới là có thể. Bạn phải liều bản thân bạn hoàn toàn; kém hơn thế sẽ không có tác dụng.
Cơ hội của thành công thay đổi tương ứng với mức độ của nỗ lực.
Đây là một con đường - con đường của ý chí. Patanjali về căn bản quan tâm tới con đường của ý chí, nhưng ông ấy biết, ông ấy nhận biết, rằng con đường khác cũng tồn tại, cho nên ông ấy cho chỉ một cước chú.
Cước chú đó là:
Ishwarapranidhanatwa: Thành công cũng được đạt tới bởi những người buông xuôi theo Thượng đế. Chỉ một cước chú, chỉ một chỉ dẫn rằng con đường khác cũng có đó. Yoga là con đường của ý chí - nỗ lực mãnh liệt, chân thành, toàn bộ. Đem cái toàn thể của bạn vào nó. Nhưng Patanjali nhận biết - mọi người biết đều nhận biết - và Patanjalilà rất cân nhắc, ông ấy là tâm trí rất khoa học; ông ấy sẽ không để lại một kẽ hở. Nhưng điều đó không phải là con đường của ông ấy, cho nên ông ấy đơn giản cho cước chú chỉ để nhắc nhở bạn rằng con đường khác là có đó.
Ishwarapranidhanatwa: Thành công cũng được đạt tới bởi những người buông xuôi theo Thượng đế.
Với nỗ lực hay buông xuôi, điều cơ bản là như nhau: tính toàn bộ được cần. Các con đường khác nhau, nhưng chúng không thể khác một cách tuyệt đối được. Hình của chúng, dạng của chúng, chiều hướng của chúng có thể khác, nhưng nghĩa và ý nghĩa bên trong của chúng phải vẫn còn là như nhau bởi vì cả hai đều dẫn tới điều thiêng liêng. Với nỗ lực, tính toàn bộ của bạn được cần. Với buông xuôi, tính toàn bộ của bạn lại được cần. Cho nên với tôi chỉ có một con đường, và đó là: đem tính toàn bộ của bạn vào.
Bạn mang nó tới qua nỗ lực, yoga hay không, điều đó là tuỳ ở bạn; hay bạn mang nó qua samarpan - buông xuôi, buông bỏ - điều đó là tuỳ ở bạn. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng tính toàn bộ sẽ được cần tới; bạn phải liều bản thân bạn hoàn toàn. Nó là mạo hiểm - mạo hiểm với cái không biết. Và không ai có thể nói khi nào nó sẽ xảy ra; không ai có thể dự đoán được, không ai có thể cho bạn bảo đảm. Bạn mạo hiểm. Bạn có thể thắng, bạn có thể không thắng. Khả năng của không thắng bao giờ cũng có đó bởi vì nó là hiện tượng rất phức tạp. Nó không đơn giản như nó có vẻ vậy. Nhưng nếu bạn cứ mạo hiểm, nó phải xảy ra một ngày nào đó.
Nếu bạn bỏ lỡ một lần đừng bị chán nản, bởi vì ngay cả vị Phật cũng phải bỏ lỡ nhiều lần. Nếu bạn lỡ, đứng dậy và mạo hiểm lần nữa. Đôi khi, theo cách thức không biết nào đó, toàn thể sự tồn tại dồn tột bực giúp bạn. Đôi khi, và theo cách thức không biết nào đó, bạn đánh vào mục tiêu đích xác vào đúng thời điểm khi cánh cửa mở ra. Nhưng bạn phải đánh nhiều lần. Bạn cứ phóng mũi tên tâm thức của bạn; đừng bận tâm về kết quả. Trời rất tối và mục đích là không cố định; nó cứ thay đổi. Cho nên bạn cứ phóng mũi tên của bạn vào bóng tối. Nhiều lần bạn sẽ bỏ lỡ.
Và tôi nói với bạn để cho bạn không trở nên bị chán nản: mọi người đều bỏ lỡ nhiều lần, đó là cách nó vậy. Nhưng nếu bạn tiếp tục mãi và không bị chán nản, nó sẽ xảy ra. Nó bao giờ cũng xảy ra. Đó là lí do tại sao kiên nhẫn vô hạn được cần tới.
Buông xuôi theo Thượng đế... là gì? Làm sao bạn có thể buông xuôi được? Làm sao buông xuôi trở thành có thể? Điều đó nữa cũng trở thành có thể nếu bạn làm nhiều nỗ lực - và bạn cứ thất bại. Bạn làm nhiều nỗ lực, bạn tuỳ thuộc vào bản thân bạn; nỗ lực tuỳ thuộc vào bản thân người ta. Nó là sức mạnh ý chí - con đường của ý chí. Bạn tuỳ thuộc vào bản thân bạn. Bạn thất bại và bạn thất bại và bạn thất bại. Bạn đứng dậy, lần nữa bạn ngã; bạn lại đứng dậy, và bạn lại bắt đầu bước. Thế rồi một khoảnh khắc tới - khi bạn đã từng thất bại và thất bại và thất bại - và bạn đi tới thấy rằng nỗ lực của bạn là nguyên nhân, bởi vì nỗ lực của bạn đã trở thành bản ngã của bạn.
Đó là vấn đề trên con đường của ý chí. Bởi vì người làm việc trên con đường của ý chí - làm nỗ lực, phương pháp, dùng kĩ thuật, làm cái này cái nọ - nhất định tích luỹ cảm giác nào đó về 'tôi đây': “Tôi là cao siêu, đặc biệt, phi thường. Tôi đang làm điều này điều nọ - khổ hạnh, nhịn ăn, sadhana. Tôi đã làm ngần này rồi.”
Trên con đường của ý chí người ta phải rất, rất quan sát về bản ngã, bởi vì bản ngã nhất định tới. Nếu bạn có thể quan sát bản ngã và bạn không tích luỹ bản ngã, không cần buông xuôi - bởi vì nếu không có bản ngã chẳng có gì để buông xuôi. Điều này phải được hiểu rất, rất sâu. Và khi bạn đang cố hiểu Patanjali đây là điều rất nền tảng.
Nếu bạn làm nỗ lực liên tục trong nhiều kiếp, bản ngã nhất định nảy sinh. Bạn phải có tính rất quan sát. Bạn phải làm việc, bạn phải làm mọi nỗ lực, nhưng đừng thu thập bản ngã. Thế thì không có nhu cầu buông xuôi; bạn có thể đánh trúng mục tiêu mà không buông xuôi. Không có nhu cầu vì bệnh không tồn tại.
Nếu bản ngã có đó, thế thì nhu cầu nảy sinh để buông xuôi. Đó là lí do tại sao Patanjali nói, sau khi nói về mãnh liệt, chân thành, nỗ lực toàn bộ, ông ấy đột nhiên nói:
Ishwarapranidhanatwa: Thành công cũng được đạt tới bởi những người buông xuôi theo Thượng đế.
Nếu bạn cảm thấy bạn liên tục thất bại, thế thì nhớ rằng thất bại đó không phải bởi vì điều thiêng liêng. Thất bại đó xảy ra vì bản ngã của bạn; từ chỗ mũi tên được phóng đi, cội nguồn của bản thể bạn. Cái gì đó đang xảy ra ở đó - việc trệch ra. Bản ngã đang tập trung ở đó. Thế thì chỉ có một khả năng: buông xuôi nó. Bạn đã thất bại với nó toàn bộ thế, theo nhiều cách thế - bạn đã làm cái này cái nọ, bạn đã thử làm điều này điều nó, và bạn đã thất bại và thất bại và thất bại. Khi thất vọng trở thành quyết định và bạn không thể thấy được phải làm gì, Patanjali nói, “Bây giờ buông xuôi theo Thượng đế.”
Patanjali là rất hiếm hoi theo nghĩa này. Ông ấy không tin vào Thượng đế; ông ấy không phải là người tin Thượng đế. Thượng đế cũng là một kĩ thuật. Patanjali không tin vào bất kì Thượng đế nào, rằng có Thượng đế nào đó. Không, ông ấy nói Thượng đế là một kĩ thuật. Với những người thất bại, đây là kĩ thuật - kĩ thuật cuối cùng. Nếu bạn thất bại cả trong điều đó, không còn cách nào nữa. Patanjali nói vấn đề không phải là liệu Thượng đế có tồn tại hay không; điều đó không phải là vấn đề chút nào. Vấn đề là ở chỗ Thượng đế là giả thuyết. Không có Thượng đế sẽ khó buông xuôi. Bạn sẽ hỏi, “Với ai?”
Cho nên Thượng đế là một điểm giả thuyết chỉ để giúp cho buông xuôi. Khi bạn đã buông xuôi bạn sẽ biết không có Thượng đế, nhưng đó là khi bạn đã buông xuôi và khi bạn đã biết. Với Patanjali, ngay cả Thượng đế cũng là một giả thuyết để giúp bạn. Điều đó là dối trá. Đó là lí do tại sao tôi bảo bạn Patanjali là thầy tinh khôn. Đó chỉ là sự giúp đỡ. Buông xuôi là điều cơ bản, không phải Thượng đế. Và khác biệt này bạn phải lưu ý, bởi vì có những người nghĩ Thượng đế là điều cơ bản: bởi vì có Thượng đế bạn buông xuôi.
Patanjali nói rằng bởi vì bạn phải buông xuôi, thừa nhận một Thượng đế vậy đi. Thượng đế là một thứ được thừa nhận. Khi bạn đã buông xuôi bạn sẽ cười. Không có Thượng đế! Nhưng một điều nữa: có các thượng đế - không Thượng đế - nhiều thượng đế, bởi vì bất kì khi nào bạn buông xuôi bạn đều trở thành một thượng đế. Cho nên đừng bị lẫn lộn Thượng đế của Patanjali và Thượng đế Ki tô giáo - Do Thái. Patanjali nói Thượng đế là tiềm năng của mọi con người. Con người là hạt mầm của Thượng đế - mọi người. Và khi hạt mầm nở hoa, đi tới hoàn thành, hạt mầm đã trở thành một thượng đế. Cho nên mọi người, mọi sinh linh, chung cuộc sẽ trở thành một thượng đế.
‘Thượng đế’ nghĩa là tột đỉnh tối thượng, việc nở hoa tối thượng. Không có Thượng đế, nhưng có các thượng đế - vô hạn thượng đế. Đây là quan niệm khác toàn bộ. Nếu bạn hỏi người Mô ha mét giáo, họ sẽ nói chỉ có một Thượng đế. Nếu bạn hỏi người Ki tô giáo, họ cũng nói chỉ có một Thượng đế. Nhưng Patanjali khoa học hơn. Ông ấy nói Thượng đế là một khả năng. Mọi người đều đang mang khả năng đó bên trong trái tim. Mọi người chỉ là hạt mầm, tiềm năng trở thành một thượng đế. Khi bạn đạt tới cõi bên kia cao nhất mà không cái gì tồn tại, bạn trở thành một thượng đế. Nhiều người đã đạt tới trước bạn, nhiều người sẽ đạt tới - và nhiều người sẽ đạt tới sau bạn.
Mọi người chung cuộc đều trở thành thượng đế, bởi vì mọi người đều là thượng đế một cách tiềm năng, thượng đế vô hạn. Đó là lí do tại sao điều đó trở thành khó cho người Ki tô giáo hiểu. Bạn gọi Rama là thượng đế, bạn gọi Krishna là thượng đế, bạn gọi Phật là thượng đế, bạn gọi Mahavira là thượng đế. Ngay cả một Rajneesh bạn cũng gọi là thượng đế!
Với người Ki tô giáo điều đó trở thành không thể nào hiểu được. Bạn đang làm gì? Với họ, chỉ một Thượng đế tồn tại, người đã tạo ra thế giới. Với Patanjali, không ai đã tạo ra thế giới. Hàng triệu thượng đế tồn tại, và mọi người đều trên đường trở thành thượng đế. Dù bạn biết điều đó hay không, bạn đang mang thượng đế bên trong bụng bạn. Và bạn có thể bỏ lỡ nhiều lần, nhưng làm sao bạn có thể bỏ lỡ nó cuối cùng được? Nếu bạn mang nó bên trong bạn, một ngày nào đó này khác, hạt mầm sẽ nở hoa. Bạn không thể bỏ lỡ nó một cách tuyệt đối được - không.
Đây là quan niệm khác toàn bộ. Thượng đế Ki tô giáo dường như rất độc đoán, chi phối toàn thể sự tồn tại. Patanjali là dân chủ hơn - không bạo chúa, không độc tài, không Stalin, không sa hoàng ngồi trên ngai vàng với đứa con duy nhất của ông ấy Christ ngồi bên cạnh và các tông đồ bao quanh. Điều này là vô nghĩa. Toàn thể khái niệm này là dường như nó đã được làm trong hình ảnh của một hoàng đế - trên ngai vàng. Không, Patanjali là tuyệt đối dân chủ. Ông ấy nói tính thượng đế là phẩm chất của mọi người. Bạn mang nó; tuỳ bạn mang nó tới tính toàn bộ của nó. Nếu bạn không muốn nó, điều đó nữa cũng là tuỳ ở bạn.
Không ai đang ngồi như một bạo chúa trên thế giới. Không ai đang ép buộc bạn hay tạo ra bạn. Tự do là tuyệt đối. Bạn có thể phạm tội vì tự do, bạn có thể đi hẳn vì tự do. Bạn khổ vì tự do, và khi bạn hiểu điều này, không có nhu cầu phải khổ; bạn có thể quay lại - điều đó nữa cũng bởi vì tự do. Không ai mang bạn trở lại và sẽ không có ngày phán xử. Không ai có đó để phán xử bạn ngoại trừ bản thể riêng của bạn. Bạn là người làm, bạn là quan toà, bạn là tội phạm, bạn là luật pháp. Bạn là tất cả! Bạn là sự tồn tại thu nhỏ.
Thượng đế là người cai trị tối cao. Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng.
Nhớ lấy: Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng. Ngài không bị xúc động bởi đau buồn của cuộc sống, hành động và kết quả của nó.
Thượng đế là trạng thái của tâm thức. Đó thực sự không phải là người, nhưng là 'cá nhân', cho nên bạn sẽ phải hiểu khác biệt giữa nhân cách và tính cá nhân. Nhân cách là ngoại vi. Khi bạn nhìn vào người khác, đó là nhân cách của bạn. Bạn nói, “Nhân cách tốt, nhân cách đẹp, nhân cách xấu”... khi bạn nhìn vào người khác. Nhân cách của bạn là quyết định, là dư luận của người khác về bạn. Nếu bạn một mình trên thế gian, bạn sẽ có nhân cách nào không? Không nhân cách nào cả - bởi vì ai sẽ nói bạn đẹp và ai sẽ nói bạn ngu và ai sẽ nói bạn là người lãnh đạo vĩ đại của con người? Không có ai nói cái gì về bạn cả. Dư luận sẽ không có đó, bạn sẽ không có nhân cách nào.
Từ ‘personality-nhân cách’ bắt nguồn từ từ Hi Lạp ‘persona’. Trong các vở kịch Hi Lạp diễn viên phải dùng mặt nạ; những mặt nạ đó được gọi là persona. Từ persona đó mới đi tới từ nhân cách personality. Mặt mà bạn mang khi bạn nhìn vào vợ bạn và mỉm cười, cái đó là nhân cách - persona. Bạn không cảm thấy thích mỉm cười, nhưng bạn phải mỉm cười. Khách tới và bạn đón chào người đó, và sâu bên dưới bạn chưa bao giờ muốn người đó tới với bạn và sâu bên dưới bạn bị bối rối - “Bây giờ làm gì với người này?” Nhưng bạn mỉm cười và đón chào và nói, “Mừng quá...”
Nhân cách là cái bạn làm điệu bộ - nét mặt, mặt nạ. Nhưng nếu không có ai trong buồng tắm nhà bạn, bạn không có nhân cách nào trừ phi bạn nhìn vào gương. Thế thì ngay lập tức nhân cách tới bởi vì bản thân bạn bắt đầu làm công việc của ý kiến người khác. Bạn nhìn vào mặt và nói, “Đẹp.” Bây giờ bạn bị phân chia, bây giờ bạn là hai, nêu ra ý kiến về bản thân bạn. Nhưng trong buồng tắm, khi không có ai ở đó bạn hoàn toàn không sợ rằng bất kì ai đang nhìn qua lỗ khoá... bởi vì nếu ai đó nhìn từ lỗ khoá nhân cách lại bước vào, bạn bắt đầu cư xử.
Chỉ trong buồng tắm bạn mới thả nhân cách xuống. Đó là lí do tại sao buồng tắm làm cho dễ chịu thế! Ra khỏi buồng tắm bạn tới đẹp thế, tươi mát thế, không nhân cách nào; bạn trở thành một cá nhân. Tính cá nhân là điều bạn đang là; nhân cách là điều bạn trưng ra rằng bạn có đấy. Nhân cách là mặt bạn; tính cá nhân là bản thể bạn. Thượng đế, theo quan niệm của Patanjali, không có nhân cách. Ngài là đơn vị cá nhân.
Nếu bạn lớn, dần dần ý kiến người khác trở thành trẻ con. Bạn không bận tâm tới chúng; điều họ nói là vô nghĩa. Không phải là điều họ nói mang nghĩa. Chính bạn, điều bạn là, mới mang nghĩa. Không phải là họ nói, “Bạn đẹp” - điều này là vô dụng. Nếu bạn đẹp, đó mới là vấn đề; điều họ nói là không liên quan. Điều bạn là, cái thực, cái đích thực của bạn - cái đó là tính cá nhân.
Khi bạn vứt bỏ nhân cách bạn trở thành sannyasin. Khi bạn từ bỏ nhân cách bạn trở thành sannyasin: bạn trở thành một đơn vị cá nhân. Bây giờ bạn sống qua trung tâm đích thực của bạn. Bạn không làm điệu bộ. Khi bạn không làm điệu bộ, bạn không lo nghĩ. Khi bạn không làm điệu bộ, bạn không bị ảnh hưởng bởi điều người khác nói. Khi bạn không làm điệu bộ, bạn vẫn còn tách rời.
Nhân cách không thể vẫn còn tách rời được. Nó là thứ rất mong manh: nó tồn tại giữa bạn và người khác và nó tuỳ thuộc vào người khác. Người đó có thể đổi ý; người đó có thể phá huỷ bạn hoàn toàn. Bạn nhìn vào người đàn bà và cô ấy mỉm cười, và bạn cảm thấy đẹp thế vì nụ cười của cô ấy. Và nếu cô ấy đơn giản biến thành hận thù trong đôi mắt cô ấy, bạn đơn giản bị tiêu tan. Thực ra, bạn bị tiêu tan bởi vì nhân cách của bạn đã bị ném xuống dưới giầy cô ấy. Cô ấy xéo lên bạn; thậm chí cô ấy không nhìn. Mọi khoảnh khắc bạn đều sợ ai đó có thể nghiền nát nhân cách của bạn. Thế thì toàn thế giới trở thành mối lo âu.
Một thượng đế có tính cá nhân nhưng không có nhân cách. Dù người đó là bất kì cái gì, đó là điều người đó biểu lộ. Bất kì cái gì người đó là vậy ở bên trong, người đó là vậy ở bên ngoài. Thực ra, trong và ngoài đã biến mất với người đó.
Thượng đế là người cai trị tối cao...
Trong tiếng Anh Thượng đế đã được dịch chính là người cai trị tối cao. Đó là lí do tại sao tôi nói có hiểu lầm về Patanjali. Trong tiếng Phạn ông ấy gọi ngài là purush-vishesh - bản thể tối cao, không phải là người cai trị. Tôi muốn dịch Thượng đế là đấng tối cao.
Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng.
Cá nhân, nhớ lấy, không phải vũ trụ, bởi vì Patanjali nói mọi cá nhân đều là một thượng đế.
Ngài không bị xúc động bởi đau buồn của cuộc sống, hành động và kết quả của nó.
Tại sao? Bởi vì bạn càng trở thành cá nhân, cuộc sống càng lấy phẩm chất khác. Một chiều hướng mới mở ra - chiều hướng của chơi đùa.
Bạn quan tâm tới nhân cách và cái bên ngoài, lớp vỏ, ngoại vi. Chiều cuộc sống của bạn là chiều của công việc: lo nghĩ về kết quả, lo nghĩ về liệu bạn có đạt tới mục đích hay không, bao giờ cũng lo nghĩ liệu mọi sự có giúp cho bạn hay không; điều gì sẽ xảy ra ngày mai.
Người có cuộc sống đã trở thành chơi đùa không lo nghĩ về ngày mai, bởi vì người đó tồn tại chỉ hôm nay. Jesus nói, “Trông những hoa loa kèn kia. Chúng đẹp thế,” bởi vì với chúng cuộc sống không phải là làm việc. Nhìn sông, nhìn sao đi. Ngoại trừ con người mọi thứ đều đẹp và thánh thiện bởi vì toàn thể sự tồn tại là việc chơi đùa. Không ai lo nghĩ về kết quả. Cây có lo nghĩ về liệu hoa sẽ tới hay không? Sông có lo nghĩ liệu nó sẽ đạt tới đại dương hay không? Ngoại trừ con người không có lo nghĩ. Tại sao con người lo nghĩ? - bởi vì con người nhìn cuộc sống như công việc, không như chơi đùa; và toàn thể sự tồn tại là chơi đùa.
Patanjali nói: khi người ta trở nên được định tâm vào bản thân mình, người ta trở thành người chơi, người ta chơi. Cuộc sống là trò chơi và nó là đẹp; không cần lo nghĩ về kết quả. Kết quả không thành vấn đề, nó đơn giản không liên quan. Điều mà bạn đang làm trong bản thân nó có giá trị. Tôi nói với bạn; bạn nghe tôi. Nhưng bạn nghe với chủ định, còn tôi đang nói một cách vô chủ định. Bạn đang nghe với chủ định vì qua việc nghe bạn sẽ đạt tới cái gì đó - tri thức nào đó, manh mối nào đó, kĩ thuật nào đó, phương pháp, hiểu biết nào đó - và thế rồi bạn sẽ làm việc từ chúng. Bạn theo đuổi kết quả. Tôi đang nói với bạn một cách vô chủ định; tôi đơn giản tận hưởng.
Mọi người hỏi tôi, “Sao thầy cứ nói mọi ngày?” Tôi thích nói. Nó cũng giống như chim hót vậy. Chủ định là gì? Hỏi hoa hồng sao nó cứ nở hoa - chủ định là gì? Tôi đang nói với bạn bởi vì việc chia sẻ này của bản thân tôi với bạn là có giá trị trong bản thân nó, nó có giá trị bản chất. Tôi không nhìn vào kết quả; tôi không lo nghĩ liệu bạn có được biến đổi qua nó hay không. Không có lo nghĩ. Nếu bạn nghe tôi, nó là vậy thôi. Còn nếu bạn cũng không lo nghĩ, thế thì biến đổi có thể xảy ra chính khoảnh khắc này.
Bạn lo nghĩ: làm sao dùng bất kì cái gì tôi nói - làm sao dùng nó, làm gì về nó? Bạn đã trong tương lai. Bạn không ở đây; bạn không chơi trò chơi. Bạn đang trong xưởng. Bạn không chơi trò chơi; bạn đang nghĩ để thu được kết quả nào đó từ nó, và tôi tuyệt đối vô chủ định. Đó là cách tôi chia sẻ bản thân tôi với bạn. Tôi đang nói, không làm cái gì đó trong tương lai: tôi đang nói bởi vì ngay bây giờ, qua việc chia sẻ này, cái gì đó đang xảy ra - và đó là đủ.
Nhớ từ này ‘giá trị bản chất’, và làm mọi hành động của bạn là hành động có giá trị bản chất. Đừng bận tâm về kết quả, bởi vì khoảnh khắc bạn nghĩ về kết quả, bất kì cái gì bạn đang làm đều trở thành phương tiện và mục đích là trong tương lai. Làm bản thân phương tiện là mục đích đi; làm con đường là mục đích đi. Làm chính khoảnh khắc này là điều tối thượng đi; không có cái bên ngoài nó. Đây là trạng thái của 'thượng đế'. Và bất kì khi nào bạn chơi, bạn có thoáng nhìn nào đó về nó.
Trẻ con chơi, và bạn không thể tìm được cái gì thiêng liêng hơn trẻ con đang chơi. Do đó, Jesus nói, “Chừng nào ông chưa trở thành như trẻ con ông sẽ không vào vương quốc Thượng đế của ta.” Trở thành như trẻ con đi. Nghĩa không phải là trở thành ấu trĩ, bởi vì là ấu trĩ là điều khác toàn bộ; giống như trẻ con là điều khác toàn bộ. Tính trẻ con phải bị vứt bỏ. Điều đó là chưa chín chắn, ngu xuẩn. Giống như trẻ con phải được tăng lên. Đó là hồn nhiên - hồn nhiên vô chủ định. Lợi nhuận đem chất độc vào; kết quả đầu độc bạn. Thế rồi hồn nhiên bị mất.
Thượng đế là người cai trị tối cao. Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng.
Ngài là đơn vị cá nhân của tâm thức thiêng liêng. Ngài không bị xúc động bởi đau buồn của cuộc sống, hành động và kết quả của nó.
Bạn có thể trở thành thượng đế ngay bây giờ bởi vì bạn đã là điều đó rồi - chỉ mỗi điều này phải được nhận ra. Bạn đã là hoàn cảnh đó rồi. Không phải là bạn phải trưởng thành vào thượng đế. Thực sự, bạn phải nhận ra rằng bạn đã là điều đó rồi. Điều này xảy ra qua buông xuôi.
Patanjali nói, bạn tin vào một Thượng đế, bạn tin cậy vào một Thượng đế ở đó, đâu đó cao trong vũ trụ, trên đỉnh, và bạn buông xuôi. Thượng đế đó chỉ là cột chống để giúp cho buông xuôi. Khi việc buông xuôi xảy ra bạn trở thành thượng đế, bởi vì buông xuôi nghĩa là: “Bây giờ tôi không quan tâm tới kết quả, tôi không quan tâm tới tương lai - tôi không quan tâm tới bản thân tôi chút nào. Tôi buông xuôi.”
Khi bạn nói, “tôi buông xuôi,” buông xuôi là gì? Tôi - bản ngã. Và không có bản ngã làm sao bạn có thể nghĩ về mục đích, kết quả? Ai sẽ nghĩ về nó? Thế thì bạn ở trong buông bỏ. Thế thì bạn đi tới bất kì chỗ nào nó dẫn tới. Bây giờ cái toàn thể sẽ quyết định; bạn đã buông xuôi quyết định của bạn. Patanjali nói có hai cách. Làm nỗ lực toàn bộ đi. Nếu bạn không tích luỹ bản ngã, thế thì toàn bộ nỗ lực đó sẽ trở thành việc buông xuôi trong bản thân nó. Nếu bạn tích luỹ bản ngã, thế thì có cách: buông xuôi theo Thượng đế.
Trong Thượng đế hạt mầm được phát triển tới mức độ cao nhất của nó.
Bạn là hạt mầm và Thượng đế là việc biểu lộ. Bạn là hạt mầm và Thượng đế là thực tại. Bạn là tiềm năng, ngài là thực tại. Thượng đế là định mệnh của bạn, và bạn đang mang định mệnh của bạn trong nhiều kiếp mà không nhìn vào nó bởi vì mắt bạn bị cố định ở đâu đó trong tương lai. Chúng không nhìn vào hiện tại. Ở đây bây giờ mọi thứ là như nó phải vậy, nếu bạn sẵn sàng nhìn. Không cái gì được cần. Không việc làm nào được cần. Sự tồn tại là hoàn hảo mọi khoảnh khắc riêng lẻ. Nó chưa bao giờ là bất toàn; nó không thể thế được. Nếu nó mà bất toàn, thế thì làm sao nó trở nên hoàn hảo được? Vậy ai sẽ làm cho nó hoàn hảo?
Sự tồn tại là hoàn hảo; không cái gì là được cần để được làm chút nào. Nếu bạn hiểu điều này thế thì buông xuôi là đủ. Không nỗ lực, không pranayama, không bhasrika, không shirshasan, không tư thế yoga, không thiền, không cái gì được cần - nếu bạn hiểu điều này: rằng sự tồn tại là hoàn hảo như nó vậy. Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài: mọi thứ là hoàn hảo tới mức không cái gì có thể được làm ngoại trừ mở hội. Người buông xuôi bắt đầu mở hội.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post