Chương 1. Hạt mầm của khổ

Chương 1. Hạt mầm của khổ

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 4)
Chương 1. Hạt mầm của khổ

1. Kriya-yoga là yoga thực hành, sơ bộ, và nó được tạo nên từ mộc mạc, tự học và buông xuôi theo Thượng đế.
2. Thực hành của kriya-yoga làm giảm khổ, và dẫn tới samadhi.
3. Khổ bị gây ra bởi: thiếu nhận biết, bản ngã, hút vào, đẩy ra, níu bám sống và sợ chết.
4. Dù chúng ở trong trạng thái của ngủ, giảm đi hay mở rộng, chính là qua thiếu nhận biết mà nguyên nhân khác của khổ có khả năng hoạt động.
Nhân loại thông thường có thể được chia thành hai kiểu căn bản: một kiểu là tàn bạo và kiểu kia là tự bạo. Người tàn bạo tận hưởng hành hạ người khác, còn người tự bạo tận hưởng hành hạ bản thân mình. Người tàn bạo tất nhiên bị hút tới chính trị. Ở đó, có khả năng, cơ hội để hành hạ người khác. Hay, người đó bị hút tới nghiên cứu khoa học, đặc biệt nghiên cứu y học. Ở đó, có khả năng nhân danh thực nghiệm, hành hạ con vật hồn nhiên, bệnh nhân, các thân thể chết và sống. Nếu chính trị là quá nhiều và người đó không chắc thế về bản thân mình, hay không đủ thông minh để đi vào nghiên cứu, thế thì người tàn bạo trở thành thầy giáo; người đó hành hạ trẻ nhỏ. Nhưng người tàn bạo bao giờ cũng đi, dù có chủ ý hay không chủ ý, hướng tới tình huống mà người đó có thể hành hạ. Nhân danh đất nước, nhân danh quốc gia, xã hội, cách mạng, nhân danh chân lí, khám phá, nhân danh cải tạo, cải tạo người khác, người tàn bạo bao giờ cũng trong tìm kiếm cơ hội để hành hạ ai đó.
Người tàn bạo không bị hút mấy tới tôn giáo. Kiểu người kia mới bị hút tới tôn giáo, người tự bạo. Họ có thể hành hạ bản thân họ. Họ trở thành những mahatma vĩ đại, họ trở thành các thánh nhân vĩ đại, và họ được xã hội tôn kính bởi vì họ hành hạ bản thân họ. Người tự bạo hoàn hảo bao giờ cũng đi tới tôn giáo, cũng như người tàn bạo hoàn hảo đi tới chính trị. Chính trị là tôn giáo của người tàn bạo; tôn giáo là chính trị của người tự bạo. Nhưng nếu người tự bạo không chắc chắn, thế thì người đó có thể tìm con đường con khác nào đó. Người đó có thể trở thành nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ, và có thể cho phép bản thân mình chịu khổ nhân danh thơ ca, văn học, hội hoạ.
Bạn phải đã nghe tới cái tên Vincent van Gogh, hoạ sĩ Hà Lan vĩ đại. Ông ấy là người tự bạo hoàn hảo. Nếu như ông ấy được sinh ra ở Ấn Độ, ông ấy chắc đã trở thành một Mahatma Gandhi; nhưng ông ấy đã trở thành hoạ sĩ. Ông ấy không có mấy tiền. Anh ông ấy thường cho ông ấy chỉ đủ tiền để sống. Trong bẩy ngày trong tuần, ông ấy sẽ ăn chỉ ba ngày, và bốn ngày kia ông ấy nhịn ăn để vẽ.
Ông ấy yêu một người đàn bà, nhưng bố người đàn bà đó không cho phép ông ấy nhìn thấy cô ấy. Cho nên ông ấy buộc phải đưa tay mình vào ngọn lửa cháy và ông ấy nói, 'Tôi sẽ để tay tôi trên lửa cháy cho tới khi ông cho phép tôi nhìn cô ấy.' Ông ấy đốt tay ông ấy.
Một gái mãi dâm bảo ông ấy, 'Tai anh rất đẹp,' vì chẳng có gì khác để ca ngợi trên mặt ông ấy. Ông ấy là một trong những người xấu nhất, ông ấy có nét mặt xấu. Cô gá mãi dâm phải đã gặp khó khăn với người này, cho nên cô ấy bảo ông ấy rằng tai ông ấy rất đẹp. Ông ấy về nhà, cắt một tai ra bằng dao, gói nó lại, trở lại chỗ cô ấy với máu chảy khắp mặt và đưa cái tai cho người đàn bà vừa nói, 'Cô thích nó nhiều tới mức tôi muốn tặng nó cho cô như một món quà.'
Ông ấy tiếp tục vẽ trong miền nóng nhất của nước Pháp, Arles, trong mùa hè khi mặt trời rất nóng. Mọi người bảo ông ấy, 'Ông sẽ bị ốm đấy, mặt trời quá nóng.' Nhưng cả ngày, đặc biệt khi mặt trời nóng nhất, vào lúc giữa trưa, ông ấy đứng giữa đồng và vẽ. Trong vòng hai mươi ngày ông ấy phát điên. Ông ấy còn trẻ, ba mươi ba hay ba mươi tư khi ông ấy tự giết chết mình, tự tử.
Nhưng nhân danh hội hoạ, nghệ thuật, cái đẹp, bạn có thể hành hạ bản thân bạn. Nhân danh Thượng đế, nhân danh lời nguyện, nhân danh sadhana, bạn có thể hành hạ bản thân bạn. Bạn sẽ thấy kiểu này rất nổi bật ở Ấn Độ: nằm trên giường gai, gai nhọn, nhịn ăn hàng tháng. Bạn sẽ bắt gặp những người đã không ngủ cả chục năm. Họ vẫn còn đứng, tranh đấu với giấc ngủ. Họ là những người đã từng đứng nhiều năm, họ đã không lấy bất kì tư thế nào khác; chân họ gần như chết. Có những người sống với một tay giơ lên trời; toàn thể tay đã chết, không còn máu luân chuyển trong nó, nó chỉ là xương. Những người này là ốm yếu; họ cần chữa trị. Nhưng hàng nghìn người bị hút tới họ.
Mọi chính khách, Adolf Hitler hay Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông, cần trị liệu. Và mọi mahatma của bạn cũng cần trị liệu, bởi vì người quan tâm tới tự hành hạ mình hay người khác đều là ốm yếu, ốm sâu sắc. Quan tâm tới hành hạ, dù là người khác hay bản thân mình, quan tâm tới hành hạ là triệu chứng tuyệt đối chắc chắn của ốm yếu sâu sắc. Khi bạn mạnh khoẻ bạn không muốn hành hạ người khác, bạn không muốn hành hạn bản thân bạn. Khi bạn mạnh khoẻ, bạn tận hưởng. Khi bạn mạnh khoẻ bạn cảm thấy phúc lạc tới mức bạn muốn ban phúc lành cho mọi người. Bạn muốn phúc lành của bạn tuôn chảy từ bản thể bạn sang bản thể của mọi người khác, tới toàn thể sự tồn tại. Bạn tràn ngập với phúc lành. Mạnh khoẻ là mở hội. Ốm yếu là hành hạ, dù là hành hạ người khác, hay hành hạ bản thân bạn.
Sao tôi nói điều này trước khi tôi bắt đầu nói về Patanjali? Tôi nói nó vì mãi cho tới giờ, Patanjali bao giờ cũng được những người tự bạo bình chú. Nhưng bất kì điều gì tôi định nói về Patanjali đều sẽ là khác toàn bộ với mọi bình chú khác. Tôi không là người tự bạo, tôi không là người tàn bạo. Tôi mở hội bản thân tôi và tôi muốn bạn tham gia cùng tôi. Bình chú của tôi về Patanjali về căn bản sẽ khác với mọi bình chú trước. Bình chú của tôi sẽ cũng hệt như bản thân Patanjali bình chú.
Ông ấy không là người tàn bạo không là người tự bạo. Ông ấy là người tích hợp hoàn hảo, không ốm yếu bên trong, không có vấn đề tâm lí, không ám ảnh. Ông ấy mạnh khoẻ, toàn thể, tích hợp. Bất kì điều gì ông ấy đã nói cũng có thể được diễn giải theo ba cách. Người tàn bạo có thể chợt nghĩ tới nó, nhưng điều đó là hiếm vì người tàn bạo không quan tâm tới tôn giáo. Bạn không thể hình dung Mao Trạch Đông, Adolf Hitler, hay Joseph Stalin quan tâm tới Patanjali, không. Người tàn bạo không quan tâm, cho nên họ đã không bình chú. Người tự bạo quan tâm tới tôn giáo, và họ đã bình chú và cho mầu sắc riêng của họ về Patanjali. Có hàng triệu người trong họ, bất kì điều gì họ đã nói đều đã bóp méo hoàn toàn thông điệp của Patanjali, hoàn toàn phá huỷ nó. Bây giờ, sau hàng nghìn năm, những bình chú đó đang đứng giữa bạn và Patanjali. Dầu vậy, chúng vẫn tăng lên.
Kinh yoga của Patanjali là một trong những điều được bình chú nhiều nhất; chúng chứa đầy ý nghĩa, chúng có nghĩa rất sâu. Nhưng người ta tìm đâu ra một Patanjali để bình chú chúng? Người ta tìm đâu ra một người không ốm yếu chút nào? Bởi vì người ốm sẽ tô mầu; bạn không thể đừng được điều đó. Khi bạn diễn giải, bạn ở trong diễn giải của bạn rồi, bạn phải ở đó chứ; không có cách khác để diễn giải. Tôi đang nói những điều mà không được nói ra, và bạn có thể thấy tôi liên tục khác với mọi lời bình chú.
Nhớ lấy sự kiện này, bởi vì tôi không là người tự bạo không là người tàn bạo. Tôi đã không tới tôn giáo để hành hạ bản thân tôi; chính điều đối lập đã là hoàn cảnh. Thực ra, tôi chưa bao giờ đi tới tôn giáo. Tôi đơn giản tận hưởng bản thân tôi và tôn giáo đã xảy ra, chỉ là nhân tiện. Nó đã là hệ quả. Tôi chưa bao giờ thực hành theo cách những người tôn giáo thực hành, tôi chưa bao giờ ở trong kiểu tìm kiếm đó. Tôi đã đơn giản sống trong chấp nhận sâu sắc về bất kì cái gì đang hiện hữu. Tôi đã chấp nhận sự tồn tại và bản thân tôi, và tôi chưa bao giờ trong bất kì tâm trạng nào để thay đổi bản thân tôi. Đột nhiên, tôi càng chấp nhận bản thân tôi, tôi càng chấp nhận sự tồn tại, im lặng sâu sắc giáng xuống tôi, phúc lạc. Trong phúc lạc đó tôn giáo đã xảy ra cho tôi. Cho nên tôi không tôn giáo theo nghĩa bình thường của từ này. Nếu bạn muốn tìm ra một thứ song song, bạn sẽ phải tìm nó ở đâu đó khác hơn trong tôn giáo.
Tôi cảm thấy đồng cảm sâu sắc với một người đã sinh ra từ hai nghìn năm trước đây ở Hi Lạp. Tên người đó là Epicurus. Không ai nghĩ ông ấy là người tôn giáo. Mọi người nghĩ rằng ông ấy là người vô thần nhất đã từng được sinh ra, người duy vật nhất đã từng được sinh ra; ông ấy chính là cái đối lập của người tôn giáo. Nhưng đó không phải là hiểu biết của tôi. Epicurus là người tôn giáo một cách tự nhiên. Nhớ lấy từ 'tôn giáo một cách tự nhiên'; tôn giáo đã xảy ra cho ông ấy. Đó là lí do tại sao mọi người không chú ý tới ông ấy, bởi vì ông ấy chưa bao giờ được tìm kiếm. Câu ngạn ngữ: Ăn, uống và vui vẻ, tới từ Epicurus. Và đây đã trở thành thái độ của người duy vật.
Epicurus thực ra đã sống một trong những cuộc sống mộc mạc nhất. Ông ấy đã sống đơn giản như bất kì ai đã từng sống. Ngay cả một Mahavira hay một Phật cũng không đơn giản và mộc mạc như Epicurus, bởi vì tính đơn giản của họ đã được trau dồi; họ đã làm việc vì nó, nó đã là thực hành. Họ đã nghĩ về nó và họ đã vứt bỏ mọi thứ không cần thiết. Họ đã tạo kỉ luật cho bản thân họ để đơn giản, và bất kì kì khi nào có kỉ luật, đều có tính phức tạp. Có đấu tranh ở bối cảnh, và cuộc đấu tranh bao giờ cũng có đó, trong nền tảng. Mahavira ở trần, khoả thân; ông ấy đã từ bỏ tất cả, nhưng ông ấy đã từ bỏ. Điều đó là không tự nhiên.
Epicurus sống trong một khu vườn nhỏ. Khu vườn này được biết tới là vườn của Epicurus. Ông ấy không có viện hàn lâm như Aristotle, hay trường như Plato; ông ấy có vườn. Nó dường như là đơn giản và đẹp. Vườn dường như tự nhiên hơn viện hàn lâm. Ông ấy đã sống trong vườn cùng vài người bạn. Đó có lẽ là công xã đầu tiên.
Họ chỉ sống ở đó, không làm gì đặc biệt, làm việc trong vườn, chỉ đủ để sống.
Tương truyền rằng nhà vua có lần tới thăm và ông ta đã nghĩ rằng người này phải sống trong xa hoa vì khẩu hiệu của ông ấy là: Ăn, uống và vui vẻ. 'Nếu đây là thông điệp,' nhà vua nghĩ, 'ta sẽ xem mọi người trong xa hoa, trong mê đắm.' Nhưng khi ông ta tới ông ta thấy những người rất đơn giản đang làm việc trong vườn, tưới cây. Cả ngày họ đã làm việc. Họ có rất ít tài sản, chỉ đủ sống. Đến tối, khi họ ăn tối, thậm chí chẳng có bơ nào; chỉ bánh mì khô và chút sữa. Nhưng họ tận hưởng nó cứ dường như đó là bữa yến tiệc. Sau bữa tối, họ nhảy múa. Ngày qua đi và họ gửi lời cám ơn với sự tồn tại. Và nhà vua khóc, bởi vì ông ta bao giờ cũng nghĩ tới kết án Epicurus trong tâm trí. Ông ta hỏi, 'Các ông ngụ ý gì bởi việc nói, "Ăn, uống và vui vẻ?"' Epicurus nói, 'Ngài thấy đấy. Trong hai mươi bốn giờ chúng tôi hạnh phúc ở đây. Nếu ngài muốn hạnh phúc ngài phải đơn giản, bởi vì ngài càng phức tạp, ngài càng bất hạnh hơn. Cuộc sống của ngài càng phức tạp, nó càng tạo ra khổ hơn. Chúng tôi đơn giản không phải bởi vì chúng tôi đang tìm kiếm Thượng đế, chúng tôi đơn giản bởi vì là đơn giản tức là hạnh phúc.' Và nhà vua nói, 'Ta muốn gửi cho các ông món quà nào đó. Các ông muốn cái gì cho vườn và cộng đồng của các ông?' Epicurus đâm ra lúng túng. Ông ấy nghĩ đi nghĩ lại và ông ấy nói, 'Chúng tôi thấy chả cần cái gì khác. Xin ngài đừng bực mình; ngài là nhà vua lớn, ngài có thể cho mọi thứ - nhưng chúng tôi không cần. Nếu ngài cứ nhất quyết, ngài có thể gửi cho chút muối và bơ.' Ông ấy là người mộc mạc.
Trong mộc mạc này, tôn giáo xảy ra một cách tự nhiên. Bạn không nghĩ về Thượng đế, không có nhu cầu nghĩ; cuộc sống là Thượng đế. Bạn không cầu nguyện với tay chắp lại hướng lên trời; điều đó là ngu xuẩn. Cả đời bạn, từ sáng tới tối, là lời nguyện. Lời nguyện là thái độ: bạn yêu nó, bạn không làm nó.
Epicurus có thể đã hiểu Patanjali. Tôi có thể hiểu ông ấy. Tôi có thể cảm thấy điều ông ấy ngụ ý. Chính là vì bạn mà tôi nói mọi điều này, để cho bạn không bị lẫn lộn, bởi vì có những bình chú khác nói chính điều đối lập.
Kriya-yoga là yoga thực hành, sơ bộ, và nó được tạo nên từ mộc mạc, tự học và buông xuôi theo Thượng đế.
Từ thứ nhất là 'mộc mạc'. Người tự bạo đã chuyển mộc mạc thành tự hành hạ mình. Họ nghĩ rằng bạn càng hành hạ thân thể, bạn càng trở nên tâm linh. Hành hạ thân thể là cách trở nên tâm linh: đây là hiểu biết của người tự bạo.
Hành hạ thân thể không phải là cách thức; hành hạ là bạo hành. Bất kì khi nào bạn hành hạ người khác hay bản thân bạn, nó đều là bạo hành; và bạo hành không bao giờ có thể là tôn giáo. Khác biệt gì giữ hành hạ thân thể ai đó và hành hạ thân thể riêng của bạn? Khác biệt gì? Thân thể là 'người khác'. Ngay cả thân thể riêng của bạn cũng là người khác. Thân thể bạn có gần hơn chút ít và thân thể người khác là xa hơn chút ít, có vậy thôi. Bởi vì thân thể của bạn là gần hơn, nó rất có thể hơn để trở thành nạn nhân của bạo hành của bạn; bạn có thể hành hạ nó. Và trong hàng nghìn năm mọi người đã từng hành hạ thân thể họ với quan niệm sai rằng đó là cách hướng tới Thượng đế.
Ngay chỗ đầu tiên, tại sao Thượng đế cho bạn thân thể? Ngài đã không cung cấp cho bạn bất kì dụng cụ nào để hành hạ thân thể bạn. Thay vì thế, ngược lại, ngài đã cung cấp cho bạn khả năng nhạy cảm, tính nhạy cảm, qua các giác quan: để tận hưởng nó, không để hành hạ nó. Ngài đã làm cho bạn nhạy cảm thế vì qua tính nhạy cảm, nhận biết phát triển. Nếu bạn hành hạ thân thể bạn, bạn sẽ trở nên ngày càng không nhạy cảm hơn. Nếu bạn nằm trên giường gai, dần dần, bạn sẽ trở nên không nhạy cảm. Thân thể sẽ phải trở nên không nhạy cảm, bằng không làm sao bạn có thể liên tục chịu được gai? Thân thể sẽ trở thành chết theo cách nào đó, nó sẽ mất tính nhạy cảm của nó. Nếu bạn đứng trong mặt trời nóng liên tục, thân thể sẽ tự bảo vệ bản thân nó bằng việc không nhạy cảm. Nếu bạn ngồi trần trụi trong Himalayas khi tuyết rơi và cả rặng núi bị phủ trong tuyết, dần dần, thân thể sẽ mất tính nhạy cảm của nó với cái lạnh. Nó sẽ trở thành thân thể chết.
Và với thân thể chết, làm sao bạn có thể cảm thấy phúc lành của sự tồn tại? Làm sao bạn có thể cảm thấy mưa rào phúc lành thường xuyên đang xảy ra mọi khoảnh khắc? Sự tồn tại cứ trút xuống hàng triệu phúc lành lên bạn; bạn thậm chí không thể đếm được chúng. Thực ra, bạn cần nhiều tính nhạy cảm hơn để trở thành người tôn giáo, không ít hơn, bởi vì bạn càng nhạy cảm, bạn sẽ càng có khả năng thấy điều thiêng liêng ở mọi nơi. Tính nhạy cảm nên trở thành mắt, sự xuyên thấu. Khi bạn trở nên tuyệt đối nhạy cảm, mọi làn gió nhỏ chạm vào bạn và cho bạn thông điệp, và ngay cả chiếc lá thường rung rinh trong gió cũng trở thành hiện tượng vô cùng thế bởi vì tính nhạy cảm của bạn. Bạn nhìn vào người thường và nó trở thành viên kim cương kohinoor. Điều đó tuỳ thuộc vào tính nhạy cảm của bạn.
Cuộc sống là nhiều nếu bạn nhiều nhạy cảm; cuộc sống là ít nếu bạn kém nhạy cảm. Nếu bạn có thân thể gỗ hoàn toàn không có nhạy cảm, cuộc sống là số không, cuộc sống không còn đó; bạn đã trong nấm mồ của mình. Người tự bạo đã làm điều đó. Sadhana đã trở thành nỗ lực làm chết thân thể và tính nhạy cảm.
Với tôi, chính cái đối lập mới là cách thức. Mộc mạc không có nghĩa hành hạ; mộc mạc nghĩa là cuộc sống đơn giản, cuộc sống mộc mạc. Tại sao cuộc sống đơn giản? Tại sao không là cuộc sống rất phức tạp? Bởi vì cuộc sống càng phức tạp, lần nữa, bạn sẽ càng kém nhạy cảm. Người giầu kém nhạy cảm hơn người nghèo vì toàn thể nỗ lực của người đó trong tích luỹ của cải đã làm cho người đó thành không nhạy cảm. Bạn phải không nhạy cảm nếu bạn đang tích luỹ của cải. Bạn phải hoàn toàn như kẻ sát hại và không bận tâm về điều gì xảy ra cho người khác. Bạn cứ tích luỹ kho báu, và người khác đang chết. Bạn cứ trở nên ngày càng giầu hơn, và người khác đang mất chính cuộc sống của họ trong điều đó. Người giầu phải không nhạy cảm, bằng không người đó không thể giầu được. Làm sao người đó sẽ khai thác được? - điều đó là không thể được.
Tôi đã nghe nói về một người rất giầu; Mulla Nasruddin đi tới gặp người đó. Anh ta muốn được đồ cúng dường cho nhà trẻ mồ côi mà anh ta đang quản lí. Người giầu nói, 'Được Nasruddin, tôi sẽ cho anh cái gì đó, nhưng tôi có một điều kiện và không ai đã bao giờ hoàn thành nó. Nhìn vào mắt tôi đây; một mắt giả và một mắt thật. Nếu anh có thể nói cho tôi đích xác mắt nào là giả mà mắt nào là thực, tôi sẽ cúng dường.' Nasruddin nhìn vào mắt ông ta và nói, 'Mắt trái là thực và mắt phải là giả.' Ngạc nhiên, người giầu nói, 'Nhưng làm sao anh có thể biết được?' Anh ta nói, 'Bởi vì trong mắt trái tôi có thể chút ít từ bi; nó phải là giả.'
Anh ta thấy chút ít từ bi, chỉ là le lói, và nó phải là giả. Người giầu không thể giầu được nếu người đó nhạy cảm. Trong tích luỹ của cải, người đó cứ chết đi.
Có hai cách để giết thân thể bạn: một cách là của người tự bạo, người hành hạ, cách khác là của người giầu, ngườu tích luỹ của cải và rác rưởi. Dần dần, mọi rác rưởi mà người đó tích luỹ trở thành rào chắn và người đó không thể di chuyển được, người đó không thể nhìn, người đó không thể nghe, người đó không thể nếm, người đó không thể ngửi. Cuộc sống mộc mạc nghĩa là cuộc sống không phức tạp, đơn giản. Nó không phải là nuôi dưỡng nghèo nàn, nhớ lấy, bởi vì nếu bạn nuôi dưỡng nghèo nàn qua nỗ lực, thế thì lần nữa chính việc nuôi dưỡng đó sẽ làm u mê bạn.
Cuộc sống đơn giản là cuộc sống của hiểu biết sâu sắc, không của trau dồi. Cuộc sống không phải là thực hành để trở nên nghèo. Bạn có thể thực hành là nghèo, nhưng qua thực hành này giác quan của bạn sẽ bị chai đi. Thực hành bất kì cái gì cũng làm cho bạn thành chai sạn; mềm dịu bị mất đi, linh hoạt bị mất đi. Thế thì bạn không còn linh hoạt như đứa trẻ. Thế thì bạn trở nên cứng ngắc như người già. Lão Tử nói, 'Cứng là chết, động là sống.' Cuộc sống đơn giản là cuộc sống nghèo nàn, không được trau dồi. Đừng làm nghèo nàn thành mục đích của bạn và đừng thử trau dồi nó. Chỉ hiểu rằng thân thể và tâm trí bạn càng được dỡ tải, đơn giản, bạn càng xuyên thấu vào trong thực tại hơn. Không nặng gánh, bạn có thể đi vào tiếp xúc trực tiếp với thực tại; bị nặng gánh bạn không thể tới được. Người giầu bao giờ cũng có số dư ngân hàng của mình theo cách này.
Bạn thấy Hoàng hậu nước Anh, Elizabeth chưa? Bà ấy thậm chí không thể vẫy tay mà không có găng tay. Bà ấy thậm chí không thể chạm vào người mà không có găng tay. Ngay cả cái chạm con người cũng dường như là cái gì đó không thuần khiết, cái gì đó xấu xí. Một hoàng hậu, một vua, sống bị bao bọc; đấy không chỉ là vấn đề của bàn tay. Đó chỉ là biểu tượng để nói rằng Hoàng hậu bị chôn vùi; bà ấy không còn sống nữa.
Vào thời Trung cổ ở châu Âu người ta đã nghĩ rằng vua và hoàng hậu không có hai chân, vì không ai đã bao giờ thấy họ để chân trần. Người ta cứ nghĩ rằng họ chỉ có một chân. Họ không phải là người; họ sống ở khoảng cách xa. Bản ngã bao giờ cũng cố sống ở khoảng cách xa, và khoảng cách làm cho bạn thành không nhạy cảm. Bạn không thể tới và chạm vào đứa trẻ đang chơi trên đường. Bạn không thể tới gần cây và ôm choàng cây. Bạn không thể tới gần cuộc sống; bạn giả vờ rằng bạn cao hơn cuộc sống, lớn hơn cuộc sống, to hơn cuộc sống. Khoảng cách phải được tạo ra và chỉ thế thì bạn mới có thể làm ra vẻ là to hơn cuộc sống. Nhưng cuộc sống chẳng mất gì bởi ngu xuẩn của bạn; bạn chỉ trở nên ngày càng không nhạy cảm hơn. Bạn đã chết rồi. Cuộc sống cần bạn sống động hơn.
Khi Patanjali nói 'mộc mạc', ông ấy ngụ ý, 'Là đơn giản, không trau dồi nó.' Bởi vì tính đơn giản được trau dồi không phải là tính đơn giản. Làm sao tính đơn giản được trau dồi có thể là đơn giản được? Nó rất phức tạp; bạn đã từng thử, tính toán, trau dồi.
Tôi biết một người; tôi ngẫu nhiên đi qua làng nơi người đó sống. Người lái xe của tôi nói, 'Bạn thầy sống ở đây, ở ngay bên ngoài làng.' Thế là tôi nói, 'Điều đó tốt đấy. Chỉ vài phút tôi sẽ tới thăm anh ta, và xem anh ta đang làm gì bây giờ.' Anh ta là một sư Jaina. Khi tôi lại gần nhà anh ta, qua cửa sổ tôi có thể thấy anh ta đang bước đi trần truồng bên trong. Sư Jaina có năm giai đoạn; dần dần, họ trau dồi tính đơn giản. Tại giai đoạn thứ năm, cuối cùng, họ trở thành trần truồng. Đầu tiên họ sẽ mặc ba mảnh vải, thế rồi hai, thế rồi một, và thế rồi một miếng đó nữa sẽ bị bỏ đi. Đó là ý tưởng cao nhất về tính đơn giản, khi người ta trở thành tuyệt đối trần trụi; không mang cái gì - không nặng gánh, không quần áo, không đồ vật. Nhưng tôi biết rằng người này chỉ mới ở giai đoạn hai, cho nên sao anh ta ở trần truồng?
Tôi gõ cửa. Anh ta mở cửa, nhưng bây giờ anh ta được bọc trong khăn quấn. Thế là tôi hỏi, 'Có chuyện gì vậy? Vừa nãy tôi thấy anh qua cửa sổ và anh khoả thân.' Anh ta nói, 'Vâng, tôi đang thực hành. Tôi đang thực hành cho giai đoạn thứ năm, giai đoạn cuối. Đầu tiên tôi sẽ thực hành bên trong nhà, thế rồi với bạn bè; thế rồi, dần dần, tôi sẽ đi vào làng, và thế rồi ra thế giới rộng hơn. Tôi phải thực hành. Điều đó sẽ mất ít nhất vài năm để tôi vứt bỏ nhút nhát, để đủ dũng càm đi trần truồng trong thế giới.' Tôi bảo anh ta, 'Tốt hơn cả anh tham gia đoàn xiếc đi. Anh sẽ ở khoả thân, nhưng khoả thân có thực hành là không đơn giản; nó là rất tính toán. Anh rất tinh ranh, và anh đang đi từng bước với láu lỉnh. Thực ra, anh chả bao giờ trở nên khoả thân cả. Khoả thân được thực hành sẽ lại giống như quần áo, mặc quần áo rất tinh vi. Anh đang tạo ra chúng bằng thực hành.
'Nếu anh cảm thấy thích trẻ con hồn nhiên, anh sẽ đơn giản vứt quần áo đi và đi vào trong thế giới. Sợ gì - rằng mọi người sẽ cười à? Cái gì sai trong tiếng cười của họ? - cứ để họ cười. Anh cũng có thể tham gia, anh cũng có thể cười cùng họ. Họ sẽ làm anh thành trò đùa - chừng ấy cũng tốt, bởi vì chẳng cái gì giết chết bản ngã như mọi người làm anh thành trò cười. Điều đó là tốt, họ đang giúp anh. Nhưng bằng thực hành trong năm năm, anh sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Khoả thân nên hồn nhiên như của trẻ con. Khoả thân nên là hiểu biết, không là thực hành. Qua thực hành, anh đang tìm cái thay thế cho hiểu biết.
Hồn nhiên không phải của tâm trí, nó không phải là một phần của tính toán của anh, suy luận của anh. Hồn nhiên là hiểu biết của trái tim.'
Mộc mạc không thể được thực hành. Bạn đơn giản phải nhìn vào cuộc sống và thấy rằng bạn càng trở nên phức tạp, bạn càng trở nên kém nhạy cảm. Và bạn càng kém nhạy cảm, bạn càng xa xôi với điều thiêng liêng. Bạn càng trở nên nhạy cảm, bạn càng tới ngày càng gần hơn, gần hơn. Một ngày tới khi bạn nhạy cảm tới chính gốc rễ của bản thể bạn; đột nhiên bạn không còn đó nữa, bạn chỉ là tính nhạy cảm, tính nhạy cảm. Bạn không còn đó, bạn chỉ là nhận biết. Và thế thì mọi thứ là đẹp, mọi thứ là sống động; không cái gì chết. Mọi thứ là có ý thức; không cái gì sống, không cái gì chết. Mọi thứ là có ý thức; không cái gì vô ý thức. Với nhạy cảm của bạn, thế giới thay đổi. Vào khoảnh khắc cuối, khi tính nhạy cảm đạt tới tính toàn bộ của nó, tới cực đỉnh tối thượng của nó, thế giới biến mất; có Thượng đế. Thượng đế không được tìm thấy, thực sự; tính nhạy cảm phải được tìm thấy. Là nhạy cảm toàn bộ tới mức không cái gì bị bỏ lại đằng sau, không giữ lại cái gì; và đột nhiên, Thượng đế có đó. Thượng đế bao giờ cũng có đó, chỉ bạn là không nhạy cảm.
Với tôi, mộc mạc là cuộc sống đơn giản, cuộc sống của hiểu biết. Bạn không cần đi trong lều, bạn không cần đi trần trụi. Bạn có thể sống đơn giản trong cuộc sống, với hiểu biết. Nghèo sẽ không giúp ích nhưng hiểu biết sẽ giúp. Bạn có thể áp đặt nghèo lên bản thân bạn, bạn có thể trở nên bẩn, nhưng điều đó không giúp ích.
Điều này đang xảy ra bây giờ ở phương Tây với những người hippy và các loại người khác. Họ đang lại phạm cùng sai lầm mà người Ấn Độ đã phạm phải trong thời gian lâu. Ấn Độ đã biết mọi loại hippy trong quá khứ. Họ đã sống cuộc sống bẩn thỉu nhất có thể được. Chỉ nhân danh mộc mạc, họ sẽ không tắm bởi vì họ cảm thấy, 'Sao bận tâm, và sao phải trang điểm cho thân thể?'
Bạn có biết rằng sư Jaina không tắm không? Bạn không thể ngồi gần họ được; họ bốc mùi khăm khẳm. Họ không đánh răng. Bạn không thể nói với họ được; có mùi nặng, mùi hôi bốc ra từ mồm họ. Và điều này được coi là mộc mạc, bởi vì họ nói, 'Ngay cả tắm hay kì cọ thân thể cũng là người duy vật. Thế thì ông quá dính líu tới thân thể, cho nên sao bận tâm?' Nhưng kiểu thái độ này chỉ là đi sang cực đoan khác, từ ngu xuẩn này sang ngu xuẩn khác.
Có những người dính líu tới thân thể trong hai mươi bốn giờ. Bạn có thể thấy đàn bà phí hàng giờ trước gương. Đây là một kiểu ngu xuẩn: cứ lau chùi một bộ phận liên tục, chẳng bao giờ để ý rằng đấy chỉ là một bộ phận. Tốt, lau sạch nó, nhưng đừng lau nó liên tục cả ngày, bằng không nó là ám ảnh. Thân thể sạch là tốt, nhưng ám ảnh liên tục với việc lau sạch nó - đó là điên. Có những người liên tục trang điểm thân thể họ. Gần nửa công nghiệp của thế giới được dành cho trang điểm thân thể: phấn, xà phòng, nước hoa.
Sạch sẽ là tốt, nhưng nó không nên là ám ảnh. Nó đã trở thành ám ảnh ở phương Tây, và bây giờ, sang cực khác. Những người quá bận tâm tới thân thể, tới quần áo và sạch sẽ và thế này thế nọ, là người 'cổ lỗ sĩ'. Nhưng người hippies đã chuyển sang cực đoan kia - họ không bận tâm chút nào. Họ bẩn, và cái bẩn đã trở thành tôn giáo. Cứ dường như bởi việc bẩn, họ sẽ đạt tới cái gì đó. Họ đơn giản trở nên ngày càng không nhạy cảm với cái đẹp của cuộc sống.
Vì bạn đã trở nên không nhạy cảm thế, ma tuý đã trở nên quan trọng thế. Bây giờ dường như là bạn không thể nhạy cảm với ma tuý hoá chất. Bằng không, người mộc mạc nhạy cảm tới mức người đó không cần thuốc. Bất kì cái gì bạn kinh nghiệm qua ma tuý, người đó kinh nghiệm chỉ qua tính nhạy cảm của người đó. Bạn dùng ma tuý và cây thường trở thành hiện tượng tuyệt diệu - mọi chiếc lá đều là một thế giới duy nhất trong bản thân nó, hàng nghìn lá xanh trên một cây. Và mọi lá đều toả ra ánh sáng, trở thành mầu sắc lăng kính. Cây thường mà bạn đi qua bao nhiêu lần và không bao giờ nhìn vào, đột nhiên trở thành như mơ, cực lạc, cầu vồng đầy mầu sắc. Đây là điều xảy ra cho người nhạy cảm mà không cần dùng ma tuý nào. Dùng ma tuý nghĩa là bạn đã trở nên chai sạn và đờ đẫn và chết tới mức bây giờ sự gây hấn hoá chất là được cần lên thân thể bạn. Chỉ thế thì trong vài khoảnh khắc cửa sổ sẽ mở ra và bạn sẽ thấy thơ ca của cuộc sống, và lần nữa cửa sổ sẽ bị đóng lại; và ngày càng nhiều lượng ma tuý sẽ được cần tới. Khoảnh khắc sẽ tới khi ngay cả ma tuý cũng không giúp ích. Thế thì bạn sẽ thực sự biến thành đá!
Trở nên nhạy cảm hơn đi, trở nên mộc mạc hơn. Và khi tôi nói 'trở nên', tôi không ngụ ý thực hành, tôi ngụ ý hiểu biết. Thử nhìn rằng bất kì khi nào bạn đơn giản, mọi sự diễn ra đẹp đẽ. Khi bạn phức tạp, mọi sự trở thành có vấn đề; bạn tạo ra nhiều thách đố cần được giải và mọi thứ trở thành bị xoắn lại, đống lộn xộn.
Sống cuộc sống đơn giản của nhu cầu được đáp ứng, không có ham muốn điên khùng. Bạn cần thức ăn, bạn cần quần áo, bạn cần chỗ trú ngụ - được kết thúc. Bạn cần ai đó để yêu, bạn cần ai đó để được yêu. Tình yêu, thức ăn, chỗ trú ẩn - đơn giản; nhưng bạn tạo ra cả triệu ham muốn. Nếu bạn cần xe Rolls Royce thế thì khó khăn nảy sinh. Nếu bạn cần lâu đài, hay bạn không được thoả mãn với đàn bà loại bình thường, bạn cần một Hoa hậu Vũ trụ - và mọi Hoa hậu Vũ trụ đều gần chết - bạn cần cái gì đó không thể được: thế thì bạn cứ tiếp diễn mãi. Và bạn phải liên tục trì hoãn, 'Một ngày nào đó, khi mình có lâu đài, thế thì mình sẽ ngồi im lặng.' Nhưng trong khi đó cuộc sống đang tuột khỏi ngón tay bạn. Nếu có bao giờ mà chuyện xảy ra là bạn có được lâu đài của bạn, bạn sẽ quên cách ngồi im lặng bởi vì, đuổi theo lâu đài, bạn sẽ quên hoàn toàn cách ngồi. Điều đó xảy ra cho mọi người có tham vọng - họ chạy. Thế thì việc chạy trở thành chính cách sống cuộc sống của họ. Một khoảnh khắc tới khi họ đạt tới, nhưng bây giờ họ không thể dừng được. Bạn biết điều đó rõ, rằng nếu cả ngày bạn đã nghĩ và nghĩ, bạn không thể dừng được.
Mulla Nasruddin một lần về nhà sau khi đã quyết định ngày đó phải làm cái gì đó và không quên nó. Anh ta thắt một cái nút trong quần áo của anh ta để cho anh ta sẽ nhớ. Thế rồi, khi anh ta về nhà, anh ta phát cuồng vì anh ta đã quên. ‘Cái nút còn kia, nhưng để làm gì?' Anh ta cố nghĩ. Vợ anh ta nài nỉ, 'Bây giờ anh đi ngủ đi và sáng mai chúng ta sẽ thấy.' Nhưng anh ta nói, 'Không, nó là cái gì đó rất quan trọng. Nó quan trọng và anh đã quyết định làm nó đêm nay. Không giá nào có thể làm anh bỏ qua được nó, cho nên em đi ngủ đi.' Đến giữa đêm khi đồng hồ điểm hai giờ, anh ta sực nhớ ra. Anh ta đã quyết định đi ngủ sớm. Đó là điều cái nút ngụ ý.
Điều này đang xảy ra cho mọi người tham vọng. Họ ham muốn nhiều thế, và đến lúc họ đạt tới mục đích, họ đã quên hoàn toàn vì cái gì mà họ đã đạt tới. Ngay chỗ đầu tiên, họ ham muốn nhiều thứ thế để làm gì? Bây giờ họ đã đạt tới và họ đã quên mất. Cho dù họ nhớ rằng họ đã muốn im lặng, thảnh thơi, tận hưởng cuộc sống, bây giờ toàn thể hình mẫu cuộc sống của họ và toàn thể ước định sẽ không cho phép họ thảnh thơi, sẽ không cho phép họ ngồi im lặng và tận hưởng. Khi bạn chạy với tham vọng cho cả đời bạn, bạn không thể dừng lại một cách dễ dàng. Việc chạy trở thành chính hiện hữu của bạn. Nếu bạn muốn dừng lại, đây là khoảnh khắc. Không có tương lai cho nó, đây là khoảnh khắc.
Nhu cầu là đơn giản. Người ta có thể sống cuộc sống rất đơn giản, mộc mạc và tận hưởng nó. Thức ăn béo bổ là không được cần tới để tận hưởng thức ăn, chỉ lưỡi tinh tế được cần. Đến lúc bạn có khả năng tích luỹ thức ăn béo bổ, bạn sẽ mất chính năng lực tận hưởng nó. Tận hưởng nó trong khi khoảnh khắc vẫn có đó đi. Tận hưởng nó trong khi bạn đang sống. Đừng phí hoài nó và đừng trì hoãn nó.
Người mộc mạc sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc - 'Ngày này là đủ cho bản thân nó, và ngày mai sẽ chăm nom cho bản thân nó.' Jesus nói đi nói lại, 'Nhìn những hoa loa kèn trên cánh đồng, chúng đẹp làm sao. Chúng không bận tâm về ngày mai. Ngay cả Solomon cũng không đẹp thế trong khoảnh khắc huy hoàng vĩ đại nhất của ông ấy như những hoa loa kèn bình thường này trên cánh đồng.' Nhìn những con chim này, chúng đang tận hưởng. Chính khoảnh khắc này toàn thể sự tồn tại đang mở hội - trừ bạn.
Cái gì là rắc rối với con người? Rắc rối là ở chỗ con người nghĩ rằng để tận hưởng thì những điều kiện nào đó phải được hoàn thành trước; đây là rắc rối. Tận hưởng cuộc sống thực ra chẳng điều kiện nào cần được hoàn thành; nó là lời mời vô điều kiện. Nhưng con người nghĩ những điều kiện nào đó phải được hoàn thành trước đã; chỉ thế thì con người mới có thể tận hưởng cuộc sống được. Đây là tâm trí phức tạp. Tâm trí đơn giản cảm thấy rằng người ta phải tận hưởng bất kì cái gì sẵn có. Tận hưởng nó đi! Không điều kiện nào cần được hoàn thành. Và bạn càng tận hưởng khoảnh khắc này, bạn càng có khả năng tận hưởng khoảnh khắc tiếp. Năng lực này tăng trưởng; nó càng ngày càng trở nên lớn hơn, nó đi ngày càng cao hơn - nó là vô hạn. Và khi bạn đi tới cái vô hạn của tận hưởng, đó là điều Thượng đế là gì. Thượng đế không phải là người ngồi đâu đó và đợi bạn. Đến lúc đó ngày sẽ phát chán, cứ chờ đợi bạn mãi. Ngài sẽ tự tử nếu Ngài có ý thức nào... chờ đợi bạn.
Thượng đế không phải là người. Ngài không phải là mục đích, Ngài là cách thức tận hưởng cuộc sống ở đây và bây giờ. Thượng đế là thái độ của việc là phúc lạc mà không lí do gì cả. Bạn khổ không vì lí do nào cả; đó là tâm trí phức tạp.
Một hôm tôi thấy Mulla Nasruddin đi tiễn xác của một người giầu mới chết. Cả thị trấn đều đi tiễn, và Mulla Nasruddin kêu khóc rõ to. Thế là tôi hỏi anh ta, 'Có chuyện gì vậy, Nasruddin? Anh có họ hàng gì đó với người giầu này à?' Anh ta nói, 'Không.' 'Thế sao anh khóc?' Tôi hỏi. Anh ta nói, 'Bởi vì tôi không có họ hàng gì với ông ấy, đó là lí do tại sao!'
Mọi người khóc bởi vì họ có họ hàng; mọi người khóc vì họ không có họ hàng. Dường như là bạn muốn khóc dù hoàn cảnh là bất kì cái gì. Bạn khổ chẳng vì lí do nào cả. Tôi đã không bắt gặp một người nào thực sự có lí do gì để mà khổ. Bạn tạo ra nó. Bởi vì khổ có vẻ ngớ ngẩn nếu không có lí do gì, bạn tạo ra lí do. Bạn hợp lí hoá, bạn tìm ra, bạn bịa ra; bạn là kẻ bịa đặt lớn. Và khi bạn tìm ra lí do hay bịa ra lí do, lí do bịa đặt, thế thì bạn thoải mái. Bây giờ không ai có thể nói rằng bạn khổ mà không có lí do.
Thực ra, tình huống là thế này: không có nguyên nhân cho bất kì khổ nào và không có nguyên nhân cho bất kì phúc lạc nào. Nó tuỳ vào thái độ của bạn. Nếu bạn muốn hạnh phúc, bạn có thể hạnh phúc, dù tình huống là bất kì cái gì; tình huống là không liên quan. Có hạnh phúc là một năng lực; mặc cho tình huống bạn có thể hạnh phúc. Nhưng nếu bạn đã quyết định khổ thì bạn có thể khổ mặc cho tình huống; tình huống là không liên quan. Cho dù bạn được nhận vào cõi trời, được đón chào, bạn sẽ vẫn khổ; bạn sẽ tìm ra lí do này khác.
Một nhà huyền môn lớn được hỏi, nhà huyền môn Tây Tạng, Marpa, 'Ông có chắc là khi ông chết ông sẽ lên cõi trời không?' Ông ấy nói, 'Tuyệt đối chắc!' Người này nói, 'Nhưng làm sao ông có thể chắc chắn thế? Ông đã chết đâu, và ông không biết Thượng đế có ý nghĩ gì trong tâm trí Ngài.' Marpa nói, 'Ta không có lo nghĩ về tâm trí Thượng đế, đó là chuyện của Ngài. Ta chắc chắn vì tâm trí ta. Dù ta ở bất kì đâu, ta sẽ hạnh phúc và nó sẽ là cõi trời, cho nên đâu có khác biệt gì liệu ta bị tống xuống địa ngục hay lên cõi trời - điều đó không liên quan.'
Tôi đã nghe một giai thoại hay về Adolf Hitler. Ông ta đi tới biết từ bạn bè của ông ta rằng có một người đàn bà Do Thái, một nhà chiêm tinh lớn, và bất kì cái gì bà ấy dự đoán bao giờ cũng đúng. Hitler có chút ít ngần ngại vì người đàn bà này là người Do Thái. Nhưng thế rồi ý tưởng này ám ảnh tâm trí ông ta; ông ta không thể ngủ được trong nhiều ngày: 'Nếu người đàn bà này có thể dự đoán thực sự về tương lai, thế thì cũng đáng hỏi, cho dù bà ta là người Do Thái.' Người đàn bà này được triệu tới một cách bí mật. Hitler hỏi, 'Bà có thể nói cho tôi khi nào tôi sẽ chết không?' Người đàn bà nhắm mắt lại, suy tư và nói, 'Vào ngày lễ Do Thái.' Hitler nói, 'Bà ngụ ý gì, ngày lễ nào?' Bà ấy nói, 'Điều đó không liên quan. Bất kì khi nào ông chết đó sẽ là ngày lễ Do Thái.'
Marpa nói, 'Thượng đế có gì trong tâm trí Ngài là không liên quan. Bất kì chỗ nào ta đi, chỗ đó sẽ là cõi trời - bởi vì ta biết, ta hạnh phúc chẳng có nguyên nhân nào.'
Người mộc mạc đi tới biết rằng hạnh phúc là bản chất của cuộc sống. Bạn không cần có bất kì nguyên nhân nào để hạnh phúc. Bạn có thể đơn giản hạnh phúc chỉ bởi vì bạn sống! Cuộc sống là hạnh phúc, cuộc sống là phúc lạc; nhưng điều này là có thể chỉ cho người mộc mạc. Người tích luỹ các thứ bao giờ cũng nghĩ rằng vì những thứ này người đó sẽ hạnh phúc. Lâu đài, tiền bạc, vật dụng; người đó nghĩ rằng vì những điều này người đó sẽ hạnh phúc. Giầu có không phải là vấn đề; thái độ của người cố gắng tìm ra giầu có mới là vấn đề. Thái độ là: chừng nào tôi chưa có tất cả những thứ này, tôi không thể hạnh phúc được. Người này bao giờ cũng sẽ vẫn còn bất hạnh. Người mộc mạc đi tới biết rằng cuộc sống đơn giản tới mức dù người đó có bất kì cái gì, người đó đều có thể hạnh phúc. Người đó không trì hoãn nó vì bất kì cái gì khác.
Mộc mạc vậy sẽ có nghĩa: đi xuống nhu cầu của bạn; ham muốn là điên khùng, nhu cầu là tự nhiên. Thức ăn, chỗ ở, tình yêu; đem toàn thể sinh lực của bạn xuống chỉ ở mức nhu cầu, và bạn sẽ hạnh phúc. Và người hạnh phúc không thể khác hơn người tôn giáo; và người bất hạnh không thể khác hơn người phi tôn giáo. Người đó có thể cầu nguyện, người đó có thể đi tới đền chùa và nhà thờ hồi giáo - điều đó không thành vấn đề. Làm sao người bất hạnh có thể cầu nguyện được? Lời cầu nguyện của người đó sẽ có phàn nàn sâu sắc trong nó, lời cằn nhằn. Nó sẽ là gắt gỏng sâu sắc. Lời cầu nguyện là sự biết ơn, không phải là phàn nàn.
Duy nhất người hạnh phúc mới có thể biết ơn; toàn thể trái tim người đó đang khóc trong sự biết ơn toàn bộ, nước mắt chảy ra từ mắt người đó vì Thượng đế đã cho nhiều thế mà không có đòi hỏi từ người đó. Và Thượng đế đã cho nhiều thế chỉ bằng việc cho bạn cuộc sống. Người hạnh phúc là hạnh phúc chỉ bởi vì người đó có thể thở - điều đó là quá nhiều. Chỉ thở trong một khoảnh khắc là đủ, quá đủ. Cuộc sống là phúc lành thế! - nhưng người bất hạnh không thể thấy được nó.
Cho nên nhớ lấy, bạn càng bị hướng theo sở hữu, bạn sẽ càng ít hạnh phúc hơn. Bạn càng ít hạnh phúc, bạn sẽ càng càng xa khỏi điều thiêng liêng, khỏi lời nguyện, khỏi lòng biết ơn. Mộc mạc đi. Sống cùng với điều cần thiết và quên chuyện ham muốn đi; chúng là hư cấu trong tâm trí, gợn sóng trong hồ. Chúng chỉ quấy rối bạn, chúng không bao giờ có thể đưa bạn được tới bất kì mãn nguyện nào.
...mộc mạc, tự học và buông xuôi theo Thượng đế.
Chúng tất cả đều được liên nối với nhau. Nếu bạn đơn giản bạn sẽ có khả năng quan sát bản thân mình. Người phức tạp không thể quan sát được bản thân người đó vì người đó bị phân chia thế. Người đó có nhiều thứ quanh mình: nhiều ham muốn thế, nhiều ý nghĩ thế, và nhiều vấn đề thế nảy sinh ra từ những ham muốn và ý nghĩ này. Người đó liên tục trong đám đông. Khó mà đạt tới việc tự học. Duy nhất người mộc mạc ăn, ngủ, yêu và có vậy thôi. Người đó có thời gian dư dật và năng lượng dư dật còn lại để quan sát, chỉ để hiện hữu, chỉ ngồi và nhìn. Và người đó hạnh phúc thế. Người đó đã ăn ngon, cơn đói đã được thoả mãn; người đó đã yêu say đắm, cơn đói sâu hơn của bản thể đã được thoả mãn. Bây giờ phải làm gì? Người đó ngồi, nhìn vào bản thân mình, nhắm mắt lại, quan sát bản thể riêng của mình. Không có đám đông, không cái gì mấy để được làm. Mọi sự đơn giản tới mức người đó có thể làm chúng một cách dễ dàng. Và những điều đơn giản có phẩm chất mà ngay cả khi làm chúng bạn có thể học về bản thân bạn. Những điều phức tạp là quá nhiều cho tâm trí. Nó bị dính líu và phân mảnh quá, và việc tự học trở thành không thể được.
Điều Patanjali ngụ ý là cùng điều Gurdjieff đã ngụ ý bởi tự nhớ, hay điều Phật đã ngụ ý chính tâm, hay điều Jesus đã ngụ ý bởi trở nên tỉnh táo hơn, hay điều Krishnamurti ngụ ý khi ông ấy cứ nói mãi về nhận biết. Khi bạn không có gì để làm, những điều đơn giản của ngày kết thúc, năng lượng sẽ chuyển đi đâu? Cái gì sẽ trở thành năng lượng của bạn? Ngay bây giờ bạn bao giờ cũng thấp, thấp trong năng lượng của bạn, bởi vì có nhiều tham gia thế cho năng lượng, nhiều dính líu thế cho năng lượng. Và không có năng lượng không có khả năng nào để nhận biết, bởi vì nhận biết là biến đổi tinh tế nhất của năng lượng. Nó là tinh tuý của năng lượng của bạn. Nếu bạn không có đủ năng lượng tuôn trào, bạn không thể nhận biết được. Tại điểm năng lượng thấp, năng lượng mức thấp, bạn không thể nhận biết được; năng lượng tràn ngập được cần tới. Người mộc mạc có nhiều năng lượng còn lại thế - làm gì với năng lượng này? Mọi điều có thể được làm đã được làm; ngày qua rồi. Bạn ngồi im lặng; năng lượng chuyển tới các tầng tinh tế nhất - nó đi ngày càng cao hơn, nó tích luỹ lại, nó trở thành cực đỉnh, cột trụ năng lượng. Bạn có thể học bản thân mình bây giờ. Ngay cả những sắc thái tinh tế nhất của ý nghĩ, xúc động, tình cảm của mình, bạn có thể quan sát.
...tự học và buông xuôi theo Thượng đế.
Bất kì khi nào bạn quan sát, bạn không còn đó nữa. Mộc mạc đưa tới việc học cái ta; việc học cái ta đưa tới vô ngã, bởi vì bạn không có đó. Bạn càng biết nhiều về bản thân bạn, bạn càng ít có. Duy nhất người dốt nát có đó. Người chứng ngộ không có. Họ giống như cái trống rỗng, họ giống như bầu trời bao la. Nếu bạn đi vào vị Phật bạn sẽ không bao giờ tìm thấy ông ấy ở bất kì đâu. Bạn sẽ thấy không gian vô hạn, nhưng không có ai ở đó. Nếu bạn đi vào tôi bạn sẽ không tìm thấy tôi ở đó - cái trống rỗng, bầu trời bao la, tự do toàn bộ cho bạn. Bạn sẽ không loạng choạng va vào tôi; tôi không có đó. Khi bạn trở nên ngày một nhận biết hơn ở bên trong, bạn ngày càng ít có hơn. Nó bao giờ cũng theo cùng tỉ lệ: bạn càng vô nhận biết, bạn càng có nhiều hơn; Bạn càng nhận biết hơn, bạn càng ít có hơn. Khi bạn trở thành nhận biết hoàn hảo, bạn không có. Toàn thể năng lượng đã trở thành nhận biết; không cái gì bị bỏ lại cho bản ngã. Và thế thì bản ngã bị bỏ đi, cũng như con rắn tuồn ra khỏi bộ da cũ. Bây giờ bộ da chết nằm đó; bất kì ai cũng có thể lấy nó. Thế thì buông xuôi theo Thượng đế xảy ra. Bạn không thể buông xuôi theo Thượng đế được vì bạn là rào chắn.
Mọi người tới tôi và họ nói, 'Tôi muốn buông xuôi.' Điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể buông xuôi được? Bạn là người không buông xuôi. Khi bạn không có, buông xuôi có. Khi bạn dừng lại, buông xuôi xảy ra. Cho nên nhớ lấy, bạn không thể buông xuôi được. Nó không phải là nỗ lực về phần bạn - điều đó là không thể được. Bạn có thể làm chỉ một điều, điều Patanjali nói: mộc mạc, đơn giản. Nhiều năng lượng thế vậy bị bỏ lại điều tự phát trở thành nhận biết, và trong nhận biết bạn không có đó. Đột nhiên, bạn thấy rằng việc buông xuôi đã xảy ra. Đột nhiên, không làm gì cả về phần bạn... bạn đã không làm gì và buông xuôi đã xảy ra. Buông xuôi theo Thượng đế là trạng thái của không có cái ngã bên trong bạn. Nó không phải là hành động về phần của bạn, không có nỗ lực trong nó. Nếu có nỗ lực, đó không phải là buông xuôi.
Buông xuôi là việc nhận ra. Khi bạn nhận biết và ngọn lửa đang cháy cao, đột nhiên bạn nhận ra rằng bóng tối không có đó. Bạn được buông xuôi; nó là khải lộ, việc nhận ra. Đột nhiên bạn sửng sốt! Bạn vắng bóng và Thượng đế có đó. Trong vắng bóng của bạn là Thượng đế, trong hiện diện của bạn chỉ là khổ. Trong hiện diện của bạn không cái gì là có thể, trong vắng bóng của bạn toàn thể cái vô hạn trở thành có thể. Những điều này là những điều tương hỗ nhau: mộc mạc, tự học tập và buông xuôi theo Thượng đế.
Thực hành của kriya-yoga làm giảm khổ, và dẫn tới samadhi.
Ba bước này làm giảm khổ và đưa bạn tới samadhi, điều tối thượng, cõi bên kia cuối cùng nơi cái không tồn tại. Khi bạn được buông xuôi theo Thượng đế, bạn đã trở thành Thượng đế - đó là samadhi.
Khổ bị gây ra bởi: thiếu nhận biết, bản ngã, hút vào, đẩy ra, níu bám sống và sợ chết.
Thực ra, chính bản ngã là nguyên nhân. Mọi thứ khác đi theo chỉ là cái bóng của bản ngã. Thiếu tự nhận biết là bản ngã. Bạn cảm thấy rằng bạn có bởi vì bạn không biết. Bạn ở trong bóng tối, bạn chưa bao giờ gặp bản thân bạn, và bạn nghĩ bạn hiện hữu. Điều này tạo ra đủ mọi loại khổ: vị kỉ, hút vào những thứ vô dụng, đẩy ra - điều là cực đoan kia của hút - níu bám lấy sống và sợ chết. Bạn níu bám lấy sống bởi vì bạn không biết sống là gì. Nếu bạn biết, sẽ không có níu bám; bởi vì sống là vĩnh hằng - tại sao níu bám? Nó cứ diễn ra và nó không bao giờ có thể dừng lại. Bạn gây rắc rối không cần thiết cho bản thân mình bằng níu bám. Cứ dường như sông đang chảy và bạn đẩy sông hướng tới đại dương khi tự nó vẫn đang đi. Bạn không cần đẩy. Bạn sẽ tạo ra khổ không cần thiết cho bản thân bạn. Bạn sẽ nghĩ rằng bạn là kẻ tàn bạo bởi vì bạn đang đẩy sông và đưa nó tới đại dương. Sông đang tự nó đi; đừng quấy rối, bạn không cần làm điều đó. Nếu bạn muốn đi ra đại dương, bạn có thể trở thành một phần của sông và sông sẽ đem bạn đi. Nhưng đừng giúp sông; bạn đã từng làm điều đó. Cuộc sống tự nó tuôn chảy; không cái gì được cần. Bạn đã làm gì để được sinh ra? Bạn đã làm gì để ở đây? Bạn đã làm gì để sống động? Nó có là cái gì đó mà bạn đã làm không? Nếu không, thế thì sao bận tâm? Cuộc sống đi theo cách riêng của nó. Người ngu tạo ra khổ; tình huống là giống điều này.
Tôi đã nghe: Ngày xưa một người giầu, một nhà vua lớn, đang đi đâu đó trong xe ngựa. Ông ta thấy một dân làng nghèo, một ông già, đứng bên cạnh đường đang đội một vật nặng lớn trên đầu, và vật nặng này thực là quá nặng. Nhà vua cảm thấy từ bi. Ông ta nói, 'Ông lại đây, ông già; ngồi bên cạnh ta trong xe đi. Bất kì chỗ nào ông muốn ta sẽ cho ông xuống. Ông già vào xe nhưng ông ấy vẫn đội vật nặng trên đầu. Nhà vua nói, 'Ông có điên không đấy? Sao ông không để vật nặng xuống?' Người này nói, 'Tôi đang ở trên xe, và ngay cả điều đó cũng là quá nặng cho xe và cho ngựa. Vật nặng của tôi nặng lắm. Cám ơn ngài, nhưng cứ để tôi mang vật nặng này. Nó sẽ quá nặng cho ngựa và cho xe.'
Dù bạn mang vật nặng trên đầu bạn hay bạn để trong xe, nó là như nhau cho ngựa; chúng phải mang tất cả nó.
Cuộc sống mang bản thân nó. Sao bạn không để gánh nặng của bạn cho cuộc sống? Nhưng bạn níu bám. Và khi bạn níu bám lấy cuộc sống, sợ chết nảy sinh. Không có chết và không có sợ chết. Níu bám lấy sống tạo ra chết. Bằng không, không có chết và không có sợ.
Cuộc sống là vĩnh hằng. Không ai đã bao giờ chết; không ai có thể chết. Cái đang tồn tại sẽ tồn tại, bao giờ cũng có trong sự tồn tại, không thể nào đi ra khỏi sự tồn tại được. Không cái gì có thể đi ra khỏi sự tồn tại; không cái gì có thể đi ra, không cái gì có thể đi vào. Sự tồn tại là toàn bộ. Mọi thứ còn lại; tâm trạng thay đổi, hình dạng thay đổi, tên thay đổi.
Đó là điều người Hindu gọi là namarupa. Hình dạng và tên thay đổi; bằng không mọi người vẫn còn vậy, mọi thứ vẫn còn vậy. Bạn đã từng ở đây hàng triệu lần, bạn sẽ ở đây hàng triệu lần - bạn sẽ ở đây mãi mãi. Cuộc sống là mãi mãi. Tất nhiên tên của bạn sẽ không là một. Bạn có thể không có cùng khuôn mặt lần nữa, bạn có thể không có thân thể của đàn ông hay đàn bà lần nữa, nhưng điều đó không thành vấn đề, điều đó là không liên quan. Bạn sẽ ở đây cũng như sóng trong đại dương - chúng đi và tới, chúng đi và tới. Hình dạng thay đổi, nhưng cùng đại dương cứ nổi sóng.
Khổ bị gây ra bởi: thiếu nhận biết, bản ngã, hút vào, đẩy ra, níu bám sống và sợ chết.
Dù chúng ở trong trạng thái của ngủ, giảm đi hay mở rộng, chính là qua thiếu nhận biết mà nguyên nhân khác của khổ có khả năng hoạt động.
Có thể có nhiều dạng của nguyên nhân của khổ: chúng có thể dưới dạng hạt mầm. Bạn có thể mang khổ của bạn dưới dạng hạt mầm - đang ngủ. Bạn có thể không nhận biết về nó, nhưng trong tình huống nào đó, nếu đất là đúng và hạt mầm có thể được nước và mặt trời, nó sẽ nhú ra. Cho nên thỉnh thoảng trong nhiều năm bạn cảm thấy rằng bạn không tham, và đột nhiên một ngày nào đó khi cơ hội đúng nảy sinh, tham có đó. Thế thì hạt mầm ở dưới dạng rất mờ ảo mà bạn không nhận biết tới, mờ ảo tới mức chừng nào bạn còn chưa tìm sâu bên trong bản thân bạn, bạn sẽ không có khả năng thấy rằng chúng có đó. Hay chúng có thể ở trong dạng thay phiên: thỉnh thoảng bạn cảm thấy hạnh phúc và thỉnh thoảng bạn cảm thấy bất hạnh. Bạn cảm thấy hạnh phúc với yêu, bạn cảm thấy bất hạnh với ghét; nhưng ghét và yêu là hai hiện tượng thay phiên của cùng một năng lượng. Thỉnh thoảng chúng sẽ ở trong dạng hoàn hảo: khi bạn chán nản, chán nản sâu tới mức bạn muốn tự tử; hay thỉnh thoảng khi bạn hạnh phúc tới mức bạn cảm thấy phát điên. Tất cả những dạng này đều phải được quan sát bởi vì Patanjali nói, 'Tất cả những dạng này tồn tại vì vô nhận biết; ông không nhận biết.'
Đầu tiên trở nên nhận biết về hiện tượng bề mặt: tham, giận, ghét; thế rồi đi sâu hơn, và bạn sẽ có khả năng cảm thấy hiện tượng thay thế - cả hai được nối lại. Vẫn đi sâu hơn, trở nên nhận biết hơn, và bạn sẽ cảm thấy hiện tượng rất mờ ảo bên trong bạn, như cái bóng, nhưng bất kì lúc nào nó cũng có thể thu được sự vững chắc. Cho nên nó xảy ra với người thánh thiện- người vừa một khoảnh khắc trước đã thánh thiện - rằng một người đàn bà đẹp tới, và mọi thánh thiện biến mất; chỉ trong một khoảnh khắc! Nó đã có đó dưới dạng mờ ảo. Hay, nó có thể dưới dạng hạt mầm. Biết dạng hạt mầm là khó khăn nhất bởi vì nó còn chưa nhú ra. Nó cần nhận biết hoàn hảo.
Nhưng toàn thể phương pháp của Patanjali là nhận biết: trở nên ngày càng nhận biết hơn. Bạn sẽ trở nên nhận biết hơn nếu bạn trở nên mộc mạc, đơn giản. Bạn sẽ trở nên nhận biết hơn và tự học sẽ trở thành có thể. Với tự học, bản ngã mất đi và người ta cảm thấy được buông xuôi. Và được buông xuôi là trên đường đúng.

0 Đánh giá

Ads Belove Post