Chương 2. Chúng ta tới từ đâu và chúng ta làm thế nào

Chương 2. Chúng ta tới từ đâu và chúng ta làm thế nào

Price:

Read more

Thiền Osho - Yoga: Alpha và Omega (Tập 5)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 2. Chúng ta tới từ đâu và chúng ta làm thế nào

Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất
Làm sao vị phật thực hành cuộc sống hàng ngày một cách toàn bộ?
Không có "làm sao" cho điều đó. Khi bạn tỉnh táo không "làm sao" nào được cần cả. Khi bạn thức tỉnh bạn hành động một cách tự phát trong tâm trí, bởi vì bây giờ không tồn tại tâm trí chút nào. Vị phật đáp ứng - từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bất kì cái gì tình huống đòi hỏi, không kế hoạch, không ý tưởng làm sao hành động, không kĩ thuật nào, ông ấy đơn giản đáp ứng. Đáp ứng của ông ấy giống như tiếng vọng: bạn lên núi, bạn làm tiếng động, và núi vọng lại nó. Bạn đã bao giờ hỏi làm sao núi vọng lại không? Chúng đáp ứng. Khi bạn chơi đàn sitar, đàn sitar có hỏi "làm sao" nào không? Bạn có thể có kĩ thuật và mọi sự trong tâm trí - chơi cái gì, hát cái gì - nhưng đàn sitar sao? Nó đơn giản đáp ứng cho ngón tay của bạn.
Vị phật là cái không. Bạn tới quanh ông ấy; ông ấy đáp ứng. Nhớ từ "đáp ứng": nó không phải là phản ứng; nó là đáp ứng. Khi bạn phản ứng bạn có một ý tưởng trong tâm trí - làm sao, cái gì. Khi bạn phản ứng bạn phản ứng từ một thái độ. Nếu bạn tới vị phật ông ấy không phản ứng từ bất kì thái độ nào; ông ấy có cái không. Ông ấy không có định kiến, không ý kiến, không ý thức hệ. Ông ấy đáp ứng. Ông ấy đáp ứng với tình huống.
Một hôm một người tới và hỏi, "Thượng đế có tồn tại không?" Phật nhìn người đó và nói, "Không." Và cùng ngày đó, đến chiều, một người khác tới. Người đó hỏi. "Thượng đế có tồn tại không?" Phật nhìn người đó và nói, "Có." Và cùng ngày đó, vào buổi tối, người thứ ba tới. Người đó hỏi, "Thượng đế có tồn tại không?" và Phật vẫn còn yên tĩnh; ông ấy không trả lời.
Nếu ông ấy có thái độ trong tâm trí thế thì câu trả lời sẽ nhất quán, bởi vì nó không phải là đáp ứng cho tình thế: nó bao giờ cũng được sinh ra từ một ý tưởng trong tâm trí; nó sẽ nhất quán. Nếu người đó là người vô thần, không tin vào Thượng đế, thế thì người hỏi là bất kì ai điều đó không tạo ra khác biệt. Thực ra con người của ý thức hệ chưa bao giờ nhìn vào bạn, chưa bao giờ nhìn vào tình huống. Người đó có một ý tưởng cố định, thực sự một ám ảnh. Phật chắc đã nói, "Không!" nếu ông ấy là người vô thần, cho cả ba người này. Nếu ông ấy là người hữu thần ông ấy chắc đã nói, "Có," cho cả ba người này. Thực ra người này, tình huống sống này trở thành không liên quan khi bạn có ý thức hệ, có thái độ, định kiến, hình mẫu, tâm trí; thế thì bạn không nhìn vào tình huống.
Bằng không, các đáp ứng sẽ khác toàn bộ. Sẽ có nhất quán chạy sâu bên dưới - nhất quán của hiện hữu, không của câu trả lời. Phật vẫn thế khi ông ấy nói không. Phật vẫn thế khi ông ấy nói có. Phật vẫn thế khi ông ấy không nói gì và vẫn còn im lặng, nhưng các tình huống là khác.
Đệ tử của Phật Anand đã hiện diện trong cả ba tình huống này. Ông ấy trở nên bị lẫn lộn. Ba người kia đã không biết gì về hai câu trả lời khác mà Phật đã cho, nhưng Anand đã hiện diện trong cả ba tình huống đó. Khi Phật sắp đi nằm lên giường trong đêm Anand nói, "Một câu hỏi. Sao thầy đã trả lời cùng một câu hỏi theo ba cách không nhất quán, mâu thuẫn?"
Phật nói, "Ta đã không cho ông câu trả lời nào - ông không cần lo nghĩ. Ông có thể hỏi câu hỏi của ông và ta sẽ trả lời ông. Những câu trả lời đó không được trao cho ông. Ông là ai mà bước vào?" Câu trả lời được cho theo tình huống. Khi tình huống thay đổi, câu trả lời thay đổi. Nó là đáp ứng.
Phật nói, "Người thứ nhất đã hỏi là người vô thần. Thực ra ông ta không phải là người điều tra. Khi ta nhìn vào ông ấy, ông ấy đã có thái độ rồi - ông ấy đã đạt tới rồi, đã tới rồi. Ông ấy đã kết luận rồi: ông ấy đã kết luận rằng không có Thượng đế. Ông ấy đã tới chỉ vì xác nhận từ ta để cho ông ấy có thể đi và nói với mọi người, 'Phật cũng tin theo cùng cách tôi tin: rằng không có Thượng đế.' Ta phải nói không với ông ấy.
"Người tới buổi chiều cũng tới với một kết luận. Ông ấy là người hữu thần, trung thành, hữu thần chính thống - ông ấy tin rằng Thượng đế tồn tại. Ông ấy cũng đã tới với cùng tâm trí, để được xác nhận.
"Người thứ ba đã tới mà không có thái độ nào, không có tâm trí. Ông ấy là người điều tra. Ông ấy đã không tin vào cái gì: ông ấy chưa tới. Ông ấy đang trên đường; ông ấy thuần khiết. Ta phải vẫn còn im lặng cùng ông ấy. Bây giờ, nếu ông có cùng câu hỏi, ông có thể hỏi."
Đáp ứng bao giờ cũng sẽ khác, và vậy mà sâu bên dưới sẽ là dòng chảy của hiện hữu. Bao giờ Phật cũng nhìn vào con người, vào tình huống. Tình huống quyết định - không phải tâm trí của Phật; ông ấy không có cái gì.
Cho nên bạn hỏi, "Làm sao vị phật tham dự một cách toàn bộ và cuộc sống thường ngày?" Nếu bạn cố tham gia một cách toàn bộ nó sẽ không toàn bộ: không nỗ lực nào đã bao giờ có thể là toàn bộ. Không kĩ thuật nào đã bao giờ có thể là toàn bộ, bởi vì bạn sẽ thao túng. Bạn sẽ tách rời khỏi nó; bạn sẽ cố là toàn bộ. Làm sao bạn có thể cố là toàn bộ được? Bạn có thể thảnh thơi; chỉ thế thì tính toàn bộ mới tới trong hiện hữu. Bạn trong buông bỏ; thế thì bạn là toàn bộ.
Tính toàn bộ không phải là kỉ luật. Mọi kỉ luật đều bộ phận. Đó là lí do tại sao một người có kỉ luật quá nhiều sẽ không bao giờ đạt tới chân lí, bởi vì người đó bao giờ cũng sẽ mang gánh nặng - làm cái gì đó liên tục: thô hay tinh, trên bề mặt hay trong chiều sâu, nhưng bao giờ cũng là người làm. Không, vị phật không là người làm. Thực ra khi bạn thảnh thơi không có cách khác để hiện hữu - cách duy nhất còn lại là tham gia một cách toàn bộ.
Không có "làm sao" cho nó, nhưng câu hỏi nảy sinh trong tâm trí bạn vì bạn không biết nhận biết là gì. Điều đó cũng giống như người mù hỏi, "Làm sao những người có mắt mà không có gậy trong tay dò đường được?" Nếu bạn nói với người đó rằng họ không cần gậy nào, rằng họ không cần dò dẫm, người đó sẽ không có khả năng nào tin được. Người đó sẽ cười. Người đó sẽ nói, "Anh đùa. Làm sao điều đó là có thể được? Anh định nói những người có mắt đơn giản cứ đi mà không dò dẫm sao?" Người mù không thể hiểu được điều đó. Người đó không có kinh nghiệm về nó. Người đó bao giờ cũng dò dẫm và dò dẫm và, ngay cả thế, vẫn loạng choạng đi loạng choạng lại và ngã. Bằng cách nào đó người đó đã xoay xở. Vị phật không xoay xở: ông ấy ở trong buông bỏ và mọi thứ khớp với nhau theo cách riêng của nó.
Câu hỏi thứ hai
Xin thầy giải thích kiểu của các kĩ thuật thiền là phù hợp tách biệt cho người tamas, rajas, và sattva. Sao thầy bao giờ cũng cho kĩ thuật động?
Kĩ thuật động thực sự là hiện tượng rất hiếm hoi. Nó không thuộc vào bất kì kiểu nào; nó có thể giúp cho tất cả. Với người kiểu tamas - trơ ì, trì trệ - nó sẽ đem người đó ra khỏi tamas của người đó. Nó sẽ tạo ra nhiều năng lượng trong người đó tới mức tamas sẽ bị phá vỡ; nếu không phải là tất cả, thì một phần của nó. Nếu một người kiểu tamas sẵn sàng làm điều đó, nó có thể có tác dụng kì diệu bởi vì người kiểu tamas thực sự không thiếu năng lượng. Năng lượng có đó nhưng không có trong vị trí hoạt động, không trong trạng thái hoạt động. Năng lượng có đó trong ngủ say. Thiền Động có thể có tác dụng như báo động: nó có thể thay đổi trơ ì thành hoạt động; nó có thể làm năng lượng chuyển động; nó có thể đem người kiểu tamas ra khỏi tamas.
Kiểu người thứ hai, kiểu rajas, người rất hoạt động - thực ra hoạt động quá nhiều, hoạt động tới mức người đó không thể tìm được lĩnh vực để xả ra năng lượng của mình, người đó theo nhiều cách là năng lượng dồn nén - kĩ thuật động sẽ giúp cho người đó xả ra, được đỡ nặng gánh. Sau khi làm kĩ thuật động người đó sẽ cảm thấy vô trọng lượng. Và trong cuộc sống, ám ảnh cuồng nhiệt, liên tục về hoạt động sẽ chậm dần lại. Một phần của bận bịu ám ảnh của người đó sẽ tan biến.
Tất nhiên, người đó sẽ được ích lợi nhiều hơn người kiểu tamas vì người kiểu tamas đầu tiên phải được làm thành hoạt động. Người đó tồn tại ở bậc thấp nhất của chiếc thang; nhưng một khi người đó trở nên hoạt động, thế thì mọi thứ đều trở thành có thể. Một khi người đó trở nên hoạt động, người đó sẽ trở thành kiểu thứ hai; người đó sẽ là kiểu rajas bây giờ.
Và với người kiểu sattva Thiền Động giúp đỡ vô cùng. Người đó không trơ ì; không có nhu cầu đem năng lượng của người đó lên. Người đó không hoạt động một cách ám ảnh; không có nhu cầu về bất kì việc thanh tẩy nào cho người đó. Người đó được cân bằng, thuần khiết hơn hai kiểu người kia, hạnh phúc hơn hai kiểu người kia, nhẹ nhàng hơn hai kiểu người kia. Thế thì làm sao Thiền Động sẽ giúp cho người đó? Nó sẽ trở thành mở hội cho người đó. Nó sẽ trở thành chỉ là ca hát, việc nhảy múa, tham gia với cái toàn thể. Người đó sẽ được lợi nhiều nhất.
Đây là điều ngược đời của cuộc sống. Jesus nói, "Những người có sẽ được cho nhiều hơn, và những người không có, cho dù cái họ có sẽ bị lấy đi khỏi họ." Con người của trơ ì cần nhiều hơn, nhưng người đó không thể được cho nhiều hơn vì người đó không có khả năng nhận nó. Thiền Động, nhiều nhất, sẽ đem người đó ra khỏi trơ ì của người đó tới bậc thứ hai của chiếc thang; và điều đó nữa cũng với điều kiện là người đó tham dự. Cho dù điều đó là khó với người đó - quyết định tham dự, làm nhiều hoạt động thế.
Những người thuộc kiểu đó tới tôi - từ mặt họ bạn có thể thấy họ đang ngủ say, trong giấc ngủ say - và họ nói, "Chúng tôi không cần những phương pháp hoạt động này. Cho chúng tôi cái gì đó im lặng đi." Họ đang nói về im lặng - họ muốn phương pháp nào đó mà họ có thể làm việc nằm ra trên giường; hay nhiều nhất họ có thể ngồi với nỗ lực gian nan. Điều đó nữa là không chắc chắn họ sẽ làm, nhưng thiền tích cực dường như là quá hoạt động cho họ. Nếu họ tham gia chút nào họ sẽ được giúp đỡ; tất nhiên không nhiều như kiểu người thứ hai bởi vì kiểu thứ hai đã tồn tại ở bậc thang thứ hai rồi. Người đó đã có cái gì đó trong nó; người đó có thể được giúp nhiều hơn. Người đó sẽ được thảnh thơi bởi phương pháp này, không nặng gánh, vô trọng lượng. Dần dần, người đó sẽ bắt đầu đi tới bậc thang thứ nhất, bậc cao nhất.
Con người thuộc kiểu sattva, thuần khiết, hồn nhiên, sẽ được giúp nhiều nhất. Người đó có nhiều; người đó có thể được giúp. Luật của tự nhiên gần như luật của ngân hàng: nếu bạn không có tiền thì họ sẽ không cho bạn. Nếu bạn cần tiền họ sẽ tạo ra cả nghìn lẻ một điều kiện; nếu bạn không cần tiền họ sẽ tìm bạn. Nếu bạn có đủ tiền riêng của bạn họ bao giờ cũng sẵn sàng cho bạn nhiều tuỳ bạn muốn. Luật của tự nhiên là đích xác giống điều đó: nó cho bạn nhiều khi bạn không cần, nó cho bạn ít khi bạn cần; nó lấy đi nếu bạn không có gì, và nó cho bạn theo cả nghìn lẻ một cách nếu bạn có cái gì đó.
Trên bề mặt điều đó có vẻ dường như là ngược đời - người nghèo đáng phải được cho nhiều hơn chứ. Với "nghèo" tôi ngụ ý người thuộc kiểu tamas. Người giầu, người thuộc kiểu sattva, đáng phải không được cho chút nào. Nhưng không, khi bạn giầu có thế nào đó bạn trở thành lực từ hút nhiều giầu có hơn tới với bạn. Người nghèo đẩy ra; người đó không cho phép giầu có tới với người đó. Sâu bên dưới, người nghèo là nghèo bởi vì người đó không hút. Người đó không có từ tính để hút cái giầu về phía mình; do đó người đó nghèo. Không ai làm người đó nghèo cả. Người đó nghèo vì người đó không hút; người đó không có từ tính để hút.
Đây là luật kinh tế đơn giản rằng nếu bạn có vài đồng ru pi trong túi, những đồng đó sẽ hút các đồng ru pi khác rơi vào túi bạn. Nếu túi bạn trống rỗng thế thì ngay cả túi cũng sẽ biến mất, bởi vì túi khác nào đó có nhiều sẽ hút túi của bạn. Bạn sẽ mất chính chiếc túi. Bạn càng giầu, bạn càng trở nên giầu hơn: cho nên điều cần thiết cơ sở là có cái gì đó bên trong bạn.
Người thuộc kiểu tamas chẳng có gì. Người đó chỉ là cục đất; người đó sống tẻ nhạt. Người thuộc kiểu rajas không phải là cục đất; người đó là năng lượng chuyển nhanh. Nhiều điều là có thể với năng lượng chuyển nhanh. Thực ra không có năng lượng di chuyển, không cái gì là có thể, nhưng thế thì năng lượng của người đó trở thành điên khùng - nó đi tới cực đoan. Bởi vì quá nhiều hoạt động người đó mất nhiều. Bởi vì quá nhiều hoạt động người đó không biết làm cái gì và không làm cái gì. Người đó cứ làm; người đó cứ làm những điều mâu thuẫn: bằng tay này người đó làm cái gì đó, bằng tay kia người đó sẽ hoàn tác lại nó. Người đó gần như điên.
Bạn phải nhớ rằng kiểu người thứ nhất, tamas, không bao giờ phát điên. Đó là lí do tại sao ở phương Đông điên không phổ biến thế. Bạn không cần nhiều nhà phân tâm, bạn không cần nhiều nhà thương điên, không. Ở phương Đông mọi người sống như cục đất. Làm sao bạn có thể phát điên được? Trong kiểu tamas điên khùng là không thể được; bạn không làm cái gì để phát điên. Ở phương Tây điên khùng đã trở thành gần bình thường; bây giờ chỉ có mức độ khác biệt giữa những người bình thường và bất thường. Những người ở trong nhà thương điên và những người ở ngoài, họ tất cả đều trong cùng một thế giới - chỉ khác biệt về mức độ. Và mọi người đều ở hoàn cảnh đường biên: chỉ xô đẩy chút ít, và bạn vào bên trong nhà thương điên rồi. Bất kì cái gì cũng có thể đi sai - và có cả nghìn lẻ một thứ trong đời bạn. Bất kì cái gì cũng có thể đi sai và bạn sẽ ở bên trong. Phương Tây thuộc kiểu rajas - quá nhiều hoạt động. Tốc độ là biểu tượng: cứ di chuyển, cứ làm hoài. Và không tồn tại xã hội mà có người thuộc kiểu sattva; mãi cho tới giờ nó đã không có khả năng.
Ấn Độ cứ nói, phương Đông cứ nói, rằng họ là người thuộc kiểu sattva. Họ đâu có vậy; họ đơn giản thuộc kiểu tamas. Hãn hữu lắm thỉnh thoảng một phật hay một Krishna mới xảy ra - đó không phải là vấn đề. Họ là ngoại lệ; họ đơn giản chứng minh cho qui tắc. Phương Đông thuộc kiểu tamas - chuyển động rất, rất chậm, chả chuyển động chút nào.
Tôi thường về làng tôi. Sau nhiều năm tôi đi xa và mọi thứ gần như vẫn như cũ. Tôi sẽ gặp lại cùng người khuân vác ở ga, bởi vì chỉ một người khuân vác có đó. Ông ấy già đi, nhưng vẫn người ấy. Tôi sẽ gặp cùng loại xe tangawala bởi vì chỉ vài tangas có đó; và một người bao giờ cũng đòi phục vụ tôi, rằng tôi là hành khách của anh ta. Và anh ta là người mạnh hơn, cho nên không ai có thể đấu được; cho nên anh ta vồ lấy tôi và buộc tôi vào xe tanga của anh ta. Và thế rồi cùng các điều được lộ ra, dường như tôi đang đi vào kí ức, không trong thế giới thực. Tôi sẽ gặp cùng mọi người trên đường. Thỉnh thoảng ai đó đã chết và đó là tin lớn. Bằng không, thế giới đi trong vòng tròn: cùng người tới đưa rau, cùng người tới đưa sữa - mọi thứ. Gần như tĩnh tại.
Ở phương Tây chẳng cái gì tĩnh tại, và mọi thứ đều mới. Bạn quay lại, mọi thứ đã thay đổi: mẹ bạn có thể đã li dị bố bạn; bố bạn có thể đã trốn đi với người đàn bà khác nào đó; trở về nhà không còn nhà - gia đình không tồn tại chút nào. Tôi đã đọc dữ liệu nào đó về phong cách sống Mĩ. Gần như mọi người đều đổi việc làm trong ba năm, đổi thành phố của người đó cũng trong ba năm. Mọi thứ đều thay đổi. Và mọi người đều trong vội vàng. Và mọi người đang chạy ngày càng nhanh hơn và không ai lo nghĩ, "Mình đang đi đâu đây?"
Và xã hội của kiểu người sattva không tồn tại. Chỉ vài cá nhân thỉnh thoảng xảy ra là được cân bằng tới mức các kiểu tamas và rajas chỉ là cùng tỉ lệ. Họ có đủ năng lượng để di chuyển, và họ có đủ ý thức để nghỉ. Họ tạo ra nhịp điệu của cuộc sống của họ: ban ngày họ di chuyển, họ làm mọi thứ; ban đêm họ nghỉ ngơi.
Ở phương Đông, ngay ban ngày họ cũng nghỉ ngơi. Ở phương Tây, ngay trong đêm họ cũng làm việc trong đầu, trong mơ. Mọi giấc mơ phương Tây đều trở thành ác mộng. Ở phương Đông bạn có thể bắt gặp các bộ lạc không biết mơ là gì. Thực sự điều đó xảy ra đấy. Tôi đã bắt gặp vào bộ lạc nguyên thuỷ ở Ấn Độ: Nếu bạn nói về mơ họ nói, "Ông ngụ ý gì?" Hiếm khi điều đó xảy ra. Và khi nó xảy ra đó là tin tức lớn trong làng bản rằng ai đó đã có mơ. Bởi vì mọi người đều nghỉ ngơi. Ở phương Tây ngủ trở thành không thể được vì mơ nhiều thế và với tốc độ lớn thế, mọi thứ run rẩy. Không cái gì dường như trong thăng bằng. Ở phương Đông, mọi thứ đều chết.
Sattva là có thể khi rajas và tamas cả hai đều trong thăng bằng. Khi bạn biết khi nào làm và khi bạn biết khi nào nghỉ, khi bạn biết cách để văn phòng trong văn phòng và không cho phép nó vào trong nhà, khi bạn biết cách về nhà và bỏ tâm trí văn phòng ở văn phòng và không đem hồ sơ về cùng bạn - thế thì sattva xảy ra. Sattva là cân bằng; sattva là thăng bằng.
Với người có sattva các kĩ thuật động sẽ cực kì có ích bởi vì chúng sẽ mang vào cuộc sống người đó không chỉ im lặng, mà phúc lạc. Im lặng người đó đã là vậy rồi, bởi vì cân bằng cho tĩnh lặng, im lặng. Nhưng im lặng là hiện tượng phủ định - trừ phi nó trở thành nhảy múa, ca hát, điều đó không mấy. Tốt khi nó diễn ra, im lặng là tốt, nhưng đừng bằng lòng với nó, bởi vì vẫn còn nhiều điều đang chờ đợi bạn.
Im lặng là giống như người đã được chẩn đoán bởi bác sĩ y tế và không cái gì sai được tìm thấy trong người đó. Nhưng điều đó không phải là mạnh khoẻ. Bạn có thể không ốm, nhưng điều đó không nhất thiết là mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ có hương vị khác, sinh khí khác. Không bệnh tật - chứng nhận không bệnh tật không phải là mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ là hiện tượng tích cực. Bạn sôi nổi với nó; bạn rạng ngời với nó. Nó không là gì giống như việc chứng nhận rằng bạn không có bệnh. Mạnh khoẻ trong bản thân nó không chỉ là việc thiếu vắng bệnh tật, chính bản thân nó là sự hiện diện.
Con người của im lặng, con người của sattva, đã im lặng rồi; người đó sống cuộc sống rất yên tĩnh. Yên tĩnh, nhưng không có tiếng cười trong nó. Yên tĩnh, nhưng không năng lượng tràn ngập trong nó. Yên tĩnh, nhưng không rạng ngời. Im lặng, nhưng tối tăm; ánh sáng đã không xuyên thấu vào trong nó. Người sattva có thể trở thành tuyệt đối im lặng, nhưng trong im lặng này, nad, anahat, bài ca thiêng liêng đã không xuyên thấu. Thiền Động sẽ giúp người đó nhảy múa, đem điệu vũ tới trái tim người đó, đem ca hát tới mọi tế bào con người đó.
Tất nhiên, người sattva sẽ được giúp đỡ nhiều hơn, được lợi nhất, nhưng không cái gì có thể được làm; đó là bản tính của luật. Nếu bạn có, nhiều thứ nữa sẽ được trao cho bạn; nếu bạn không có, ngay cả cái bạn có cũng sẽ bị lấy mất đi.
Câu hỏi thứ ba
Thầy đã nói chứng ngộ là có tính cá nhân, nhưng tính cá nhân có còn lại sau chứng ngộ không?
Không. Tính cá nhân không còn lại sau chứng ngộ, nhưng chứng ngộ có tính cá nhân. Bạn sẽ phải hiểu điều đó. Sông rơi vào đại dương. Khi nó đã rơi vào, sông đã biến mất - tính cá nhân của sông không còn nữa, nhưng chỉ riêng một sông rơi vào trong đại dương. Bạn rơi vào trong đại dương của chứng ngộ như một cá nhân: bạn không thể đem vợ bạn đi cùng bạn được hay bạn của bạn đi cùng bạn - không có cách nào. Bạn đi một mình. Không ai có thể đem được bất kì ai.
Làm sao bạn có thể đem được bất kì ai? Khi bạn thiền bạn thiền một mình. Khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại và bạn trở nên im lặng, mọi người đã biến mất - vợ, bạn, con. Cái gần nhất cũng không còn gần; cái gần nhất bây giờ là xa nhất. Trong im lặng sâu của bạn, bình thản bên trong, bạn tồn tại một mình. Một mình này sẽ rơi vào trong đại dương.
Cho nên, chứng ngộ có tính cá nhân. Tất nhiên sau chứng ngộ tính cá nhân biến mất; không có tính cá nhân. Cho nên nhớ điều này: bạn không thể đi theo đám đông được; bạn không thể đi như một tổ chức được; bạn không thể đi như một giáo phái. Bạn không thể nói, "Mọi người Ki tô giáo lại đây," hay "Mọi người Hindus lại đây. Tôi sắp chứng ngộ và tôi sẽ đem mọi người Hindus cùng tôi." Không ai có thể đem được bất kì ai khác. Nó tuyệt đối là một mình. Và đó là cái đẹp của nó, thuần khiết của nó. Trong tính một mình tuyệt đối của bạn, bạn rơi vào trong niết bàn đại dương. Mới khoảnh khắc trước, bạn còn là dòng sông; mới khoảnh khắc trước, bạn còn là một cá nhân - chính đỉnh của tính cá nhân, vị phật - và chỉ một khoảnh khắc sau đó chẳng cái gì tồn tại. Bạn không còn là sông nữa; bạn đã trở thành đại dương. Bây giờ bạn thậm chí không thể nói, "tôi đây." Đại dương hiện hữu; sông đã biến mất.
Bạn có thể nói điều đó theo hai cách: rằng sông đã biến mất - một cách, cách của Phật tử; hay bạn có thể nói sông đã trở thành đại dương - cách kia, cách của Vedanta. Nhưng cả hai là một. "Sông đã trở thành đại dương," hay, "sông đã biến mất; chỉ đại dương hiện hữu," chỉ là các cách nói cho cùng một điều.
Câu hỏi thứ tư
Chúng tôi tới từ đâu và chúng tôi đã trở thành thế nào?
Từ không đâu cả. Và từ này "nowhere - không đâu cả" có thể được chia thành hai từ ; thế thì nó trở thành "now here - bây giờ ở đây." Đây là hai câu trả lời có thể. Cả hai đều đúng bởi vì cả hai đều có nghĩa như nhau. Bạn tới từ "nowhere- không đâu cả" hay bạn tới từ "now here - bây giờ ở đây."
Khi bạn hỏi, "Từ đâu?" bạn muốn biết về cái bắt đầu. Không có cái nào cả. Bạn luôn hiện hữu; bạn sẽ luôn hiện hữu. Sự tồn tại là vô thuỷ, vô chung. Không phải là ở đâu đó nó bắt đầu. Điều đó là không thể được, bởi vì nếu sự tồn tại bắt đầu ở đâu đó vào ngày nào đó, ngày - như người Ki tô giáo nói rằng nó bắt đầu trước Jesus, bốn nghìn năm trước - điều đó nghĩa là thời gian tồn tại trước sự tồn tại. Điều đó sẽ là ngu xuẩn bởi vì thời gian là một phần của sự tồn tại này. Điều đó nghĩa là không gian tồn tại trước sự tồn tại - bằng không bạn sẽ để những thứ mới được sáng tạo ra ở đâu? - và không gian là một phần của sự tồn tại.
Các nhà khoa học nói, thực ra, không gian-thời gian là toàn thể sự tồn tại. Cho nên thời gian không thể bắt đầu được bởi vì thế thì thời gian khác sẽ được cần tới. Thế thì bạn sẽ hỏi, "Khi nào thời gian bắt đầu?" Bốn nghìn năm trước đây à? Thứ hai, sáu giờ sáng sao? Thế thì có thời gian trước đó: bằng không làm sao bạn biết nó là thứ hai, và làm sao bạn đi tới biết rằng chủ nhật đã qua, và làm sao bạn đi tới biết rằng lúc đó là sáu giờ và buổi sáng? Không, thời gian không thể bắt đầu được bởi vì thế thì thời gian khác được cần tới. Và nếu bạn nói, "Được. Chúng tôi nói được cho thời gian khác," thế thì thời gian khác đó không thể bắt đầu được. Thế thì thời gian khác xa hơn phía trước sẽ được cần tới. Bạn rơi vào hồi qui vô tận. Bạn rơi vào trong cái ngớ ngẩn chẳng dẫn tới đâu.
Bắt đầu không có đó. Và nếu bắt đầu không có đó, không thể có kết thúc nào được, bởi vì một thứ không bao giờ bắt đầu không thể kết thúc được. Nó sẽ kết thúc thế nào?
Cho nên bạn tới từ không đâu cả. Đó là một câu trả lời: rằng bạn không đến; bạn đã ở đây rồi. Từ đây nảy sinh điểm thứ hai và có liên quan nhiều hơn: chia "nowhere - không ở đâu cả" thành "now here - bây giờ ở đây."
Tôi đã nghe một câu chuyện. Có một người vô thần, và anh ta là luật sư, và là một người rất logic. Và để công bố đức tin của mình, anh ta đã viết lên tường những chữ hoa lớn để cho bất kì ai tới đều sẽ biết - anh ta đã viết những chữ lớn: THƯỢNG ĐẾ LÀ NOWHERE. Thế rồi anh ta trở thành bố; một đứa con được sinh ra cho anh ta. Và đứa con bắt đầu học chữ, và thật khó cho nó phát âm từ lớn lao "nowhere." Thế là đứa trẻ đọc - nó có thể đọc THƯỢNG ĐẾ LÀ, nhưng nó không thể đọc được NOWHERE; đó là từ quá lớn. Thế là nó chia chữ đó ra làm đôi. Nó đọc, THƯỢNG ĐẾ LÀ NOW HERE (bây giờ ở đây). Và tôi đã nghe nói rằng người bố nghe thấy điều đó và anh ta được biến đổi. Đột nhiên, cái gì đó tan chảy trong anh ta: đứa con đã mang tới một thông điệp.
Cho nên chia từ này ra làm đôi đi; trở thành đứa trẻ đi. Khi tôi nói "nowhere" cố nghe thành "now here." Hoặc bạn đi từ không đâu cả hoặc bạn được sinh ra mọi khoảnh khắc bây giờ ở đây. Khoảnh khắc sang khoảnh khắc là việc sinh. Khoảnh khắc sang khoảnh khắc bạn chết đi và biến mất, và khoảnh khắc sang khoảnh khắc bạn lại được sinh ra. Bạn là quá trình, không là một vật: vật được sinh ra - được kết thúc, thế rồi nó chết. Không, bạn không phải là vật. Bạn không tĩnh tại. Bạn là quá trình, như sông, tuôn chảy. Mọi khoảnh khắc bạn đều được làm mới; mọi khoảnh khắc bạn đều được phục sinh. Mọi khoảnh khắc bạn chết đi, và mọi khoảnh khắc bạn được tái sinh.
Nếu bạn trở nên nhận biết về khoảnh khắc hiện tại, bạn sẽ trở nên nhận biết về hiện tượng này nữa: rằng mọi khoảnh khắc bạn đều đi vào trong lỗ đen, bạn biến mất, và lần nữa lại tới mới mẻ từ nó. Mọi khoảnh khắc điều này đang xảy ra, nhưng bạn không tỉnh táo. Đó là lí do tại sao bạn lỡ. Nhìn khoảng hở đó, chính tỉnh táo mãnh liệt là được cần.
Và thế thì bạn sẽ không hỏi phần thứ hai của câu hỏi này: "... và chúng tôi đã trở thành thế nào?" Bạn bao giờ cũng trở thành. Trở thành là hiện hữu của bạn. Bạn bao giờ cũng trưởng thành, bao giờ và bao giờ, và không có tận cùng cho nó. Đừng nghĩ rằng sẽ tới một lúc khi bạn sẽ trở nên hoàn hảo và sẽ không có trưởng thành - bởi vì điều đó sẽ là cái chết. Không lúc nào đi tới một khoảnh khắc như thế. Người ta cứ siêu việt lên - từ hoàn thiện này sang hoàn thiện khác.
Đi lên Himalayas. Bạn thấy một đỉnh và không gì khác. Thế rồi bạn đi lên đỉnh đó và đột nhiên các đỉnh khác tới trong tầm nhìn của bạn. Thế rồi đi sang các đỉnh khác, và lại nhiều đỉnh khác nữa tới trong tầm nhìn của bạn. Bạn càng trưởng thành, bạn càng thấy khả năng cho trưởng thành. Bạn càng trở thành, càng nhiều cửa mở ra cho bạn trở thành - những khung cảnh mới, những đại lộ mới, những chiều hướng mới.
Cuộc sống là hiện tượng tiếp diễn, sự liên tục. Bạn chưa bao giờ đi tới một điểm bạn có thể nói, "Bây giờ tôi đã trở thành.'' Và nếu bạn hỏi khoảnh khắc như vậy, bạn đang hỏi về tự tử. Đừng hỏi điều đó. Vẫn còn với quá trình đi. Nếu bạn có thể vẫn còn với quá trình, điều đó đẹp thế: được sinh đi sinh lại, được làm trẻ ra lặp đi lặp lại. Nếu bạn hỏi điều đó bạn sẽ muốn là hoàn hảo - giống như tảng đá chết - thế thì không cần trở thành gì cả. Bạn đang hỏi về cái chết: bạn không trong tình yêu với cuộc sống; bạn đã không sống và biết cuộc sống.
Sống cuộc sống đi, chấp nhận cuộc sống, tỉnh táo với khoảnh khắc đang trôi qua, và mọi điều bí ẩn sẽ được hiển lộ cho bạn bởi sự diện diện của nhận biết của riêng bạn. Không có cách khác.
Bạn đang tới từ không đâu cả và bạn đang đi tới không đâu cả. Bạn bao giờ cũng ở giữa; bạn bao giờ cũng trên đường. Thực ra, tôi muốn nó bạn bao giờ cũng trên đường, bởi vì con đường không tồn tại tách rời khỏi bạn. Khi tôi nói bạn đang trưởng thành, đừng hiểu lầm tôi - bạn có thể nghĩ bạn là tách rời và bạn đang trưởng thành. Không: bạn là việc trưởng thành; bạn là việc trở thành. Không cái gì khác tồn tại.
Thế rồi đột nhiên, trong toàn thể quá trình trở thành, trong toàn thể xoáy lốc của việc trở thành, bạn thấy cái hư không, trống rỗng - sunyata - bên trong bạn. Và không gian đó là tuyệt vời. Không gian đó là điều chúng ta gọi là phúc lành.
Câu hỏi thứ năm
Thầy làm cho tôi vừa lẫn lộn vừa lờ phờ. Tôi như điên. Vào khoảnh khắc này tôi cảm thấy thậm chí không tin cậy. Bây giờ xin nói cho tôi phải làm gì? Tôi phải đi đâu?
Điều này tới từ Swabhav. Bạn cũng phải bắt gặp tính điên của anh ấy. Bây giờ, bản thân anh ấy đã trở nên nhận biết về nó - đây là khoảnh khắc đẹp.
Nếu bạn có thể bị lẫn lộn, điều đó chỉ ra rằng bạn thông minh. Chỉ người ngu mới không thể bị lẫn lộn; chỉ người đần mới không thể bị lẫn lộn. Nếu bạn có thông minh nào đó bạn có thể bị lẫn lộn. Người thông minh chỉ có thể bị lẫn lộn, cho nên đừng nhìn vào lẫn lộn. Bạn phải có thông minh nào đó, đó là lí do tại sao. Bây giờ thông minh tới theo cách riêng của nó, tới theo tuổi. Lẫn lộn bao giờ cũng có đó, nhưng bạn đã không tỉnh táo, cho nên bạn không thể thấy được nó. Bây giờ bạn tỉnh táo và bạn có thể nhìn. Nó cũng giống thế này: bạn sống trong phòng tối. Mạng nhện có đó, chuột chạy đây đó, trong các góc bụi bẩn cứ nhân lên. Và đột nhiên tôi tới trong phòng bạn với chiếc đèn. Bạn bảo tôi, "Tắt đèn đi vì thầy làm cho phòng của tôi bẩn. Nó chưa bao giờ như vậy; mọi thứ đã đẹp đẽ thế trong bóng tối."
Làm sao tôi có thể làm cho bạn bị lẫn lộn được? Tôi ở đây để làm tan biến mọi lẫn lộn của bạn. Nhưng trong chính quá trình làm tan biến đó, bước đầu tiên sẽ phải là việc bạn sẽ phải trở nên nhận biết về lẫn lộn của bạn. Nếu phòng bạn phải được lau dọn, thế thì bước đầu tiên là nhìn căn phòng như nó vậy; bằng không làm sao bạn sẽ lau sạch nó được? Nếu bạn tin nó đã sạch rồi - và trong bóng tối bạn chưa bao giờ biết hàng đống thứ bẩn đã đi vào trong nó và phép màu nào mà nhện đã làm trong phòng bạn và bao nhiêu bọ cạp và rắn đã làm chỗ đó thành nơi sống của chúng - nếu bạn vẫn còn ngủ say trong bóng tối, thế thì không có vấn đề gì. Vấn đề tồn tại chỉ cho người có thông minh đang phát triển.
Cho nên bất kì khi nào bạn tới tôi, điều đầu tiên, tác động đầu tiên nếu bạn hiểu tôi sẽ là lẫn lộn. Đó là dấu hiệu tốt. Bạn đang trên đường đúng, đi tiếp đi. Đừng lo nghĩ. Nếu lẫn lộn có đó, thế thì vô lẫn lộn là có thể. Nếu bạn không thể thấy được lẫn lộn, thế thì không có khả năng nào cho sáng tỏ. Quan sát điều đó mà xem: ai nói rằng bạn bị lẫn lộn. Tâm trí lẫn lộn thậm chí không thể nói, "Mình bị lẫn lộn." Bạn phải đã trở thành người quan sát chút ít ở bên - bạn thấy lẫn lộn quanh bạn như khói. Nhưng ai là người đã trở nên nhận biết rằng có lẫn lộn? Mọi hi vọng đều nằm ở hiện tượng này: rằng một phần của bạn - một phần rất nhỏ tất nhiên, nhưng điều đó nữa là quá nhiều lúc ban đầu - bạn phải cảm thấy may mắn rằng một phần của bạn có thể quan sát và nhìn vào toàn thể lẫn lộn này. Bây giờ để cho phần này phát triển nhiều hơn đi. Đừng sợ lẫn lộn: bằng không bạn sẽ cố ép buộc phần này đi ngủ lần nữa để cho bạn có thể cảm thấy an toàn lần nữa.
Tôi biết Swabhav từ chính lúc bắt đầu của anh ấy. Anh ấy không bị lẫn lộn, điều đó đúng - vì anh ấy là ngu hoàn hảo. Anh ấy cứng đầu, ương ngạnh. Anh ấy gần như biết mọi thứ, mà chẳng biết. Bây giờ, lần đầu tiên một phần của bản thể anh ấy đang trở nên thông minh, tỉnh táo, nhận biết, và phần đó đang nhìn xung quanh: có lẫn lộn cùng cực.
Điều này là đẹp. Bây giờ hai khả năng có đó: hoặc bạn nghe theo phần này điều đang nói đây là lẫn lộn, và bạn tăng nó lên - nó trở thành cột trụ ánh sáng và trong ánh sáng đó mọi lẫn lộn sẽ tan biến; hoặc bạn trở nên sợ hãi và hoảng hốt - bạn bắt đầu trốn khỏi phần này điều đã trở thành nhận biết, bạn bắt đầu nhấn chìm nó lại trong bóng tối lần nữa. Thế thì bạn sẽ là người biết lần nữa: ương ngạnh, thông thái, mọi thứ đều rõ ràng - không lẫn lộn. Chỉ người không biết mấy, chỉ người không nhận biết, mới có thể vẫn còn không lẫn lộn.
Con người nhận biết thực sự sẽ cảm, ngần ngại - mọi bước người đó đi và người đó sẽ ngần ngại - bởi vì mọi chắc chắn đã mất. Lão Tử nói, "Người trí huệ bước đi thận trọng thế, cứ dường như người đó sợ chết ở mọi bước." Người trí huệ trở nên nhận biết về lẫn lộn; đó là bước đầu tiên.
Và thế rồi có bước thứ hai: khi người trí huệ đã trở nên trí huệ tới mức mọi năng lượng đã trở thành ánh sáng. Cho nên bây giờ cùng năng lượng đã tạo ra lẫn lộn và đi trong lẫn lộn không còn đó nữa; nó đã được hấp thu. Mọi lẫn lộn biến mất; đột nhiên có buổi sáng. Và khi bóng tối quá nhiều - nhớ rằng buổi sáng đang ở gần. Nhưng bạn có thể chạy trốn.
"Thầy đã làm tôi vừa lẫn lộn..." Hoàn toàn đúng, đó là điều tôi đang làm đấy. Bạn đáng phải cám ơn tôi về điều đó.
"... vừa lờ phờ." Vâng, điều đó nữa cũng đúng... bởi vì, tôi biết Swabhav. Anh ấy thuộc kiểu rajas - quá nhiều hoạt động. Khi anh ấy tới gặp tôi lần đầu tiên, anh ấy đầy năng lượng, quá nhiều hoạt động - kiểu người rajas. Bây giờ, thiền, hiểu biết, đang mang hoạt động của anh ấy tới cường độ thấp hơn, tới trạng thái cân bằng. Con người kiểu rajas bao giờ cũng sẽ cảm thấy, khi người đó trở nên được cân bằng, rằng người đó trở nên lờ phờ. Đây là thái độ của anh ấy. Anh ấy bao giờ cũng sẽ cảm thấy rằng "năng lượng của mình đi đâu rồi"; anh ấy đã trở thành lờ phờ. Điều gì xảy ra cho anh ấy? Anh ấy đã tới đây để trở thành chiến binh lớn và đi và chiến thắng toàn thế giới, và mọi điều tôi đã làm cho anh ấy là mang anh ấy trở lại từ quá nhiều hoạt động, quá nhiều điều vô nghĩa.
Ở phương Tây bạn có câu ngạn ngữ rằng tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ. Điều đó đã được những người rajas tạo ra. Điều đó không đúng, bởi vì tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của Thượng đế. Quỉ không thể làm việc được ở đó, bởi vì trong tâm trí trống rỗng quỉ không thể đi vào được chút nào. Quỉ có thể đi vào chỉ trong tâm trí hoạt động. Cho nên nhớ điều này: tâm trí rajas là xưởng thợ của quỉ. Quá nhiều hoạt động, thế thì về phần hoạt động của bạn quỉ có thể viết.
Bạn đã thấy hai cuộc chiến tranh thế giới. Chúng đã tới từ những người rajas. Ở châu Âu, Đức thuộc về kiểu rajas - quá nhiều hoạt động. Ở phương Đông, Nhật Bản thuộc về người rajas - quá nhiều hoạt động. Và hai nước này trở thành nguồn của mọi điều vô nghĩa của Thế chiến thứ hai. Quá nhiều hoạt động. Nghĩ mà xem, Đức mà thuộc về người tamas, lờ phờl - Adolf Hitler có thể làm gì được? Bạn bảo họ quay phải, và họ đứng. Bạn bảo họ quay các kiểu; họ đứng. Thực ra họ sẽ ngồi xuống vào lúc đó và họ sẽ đi ngủ. Adolf Hitler sẽ có vẻ ngu xuẩn trong những người tamas. Ông ta sẽ có vẻ tuyệt đối ngu xuẩn trong xã hội sattvic - điên. Mọi người sẽ bắt giữ ông ấy và đối xử với ông ấy trong xã hội sattvic. Trong xã hội tamas ông ấy sẽ có vẻ đần độn, mối phiền toái. Hừmm?... mọi người đang nghỉ ngơi và bạn vẫy cờ và khẩu hiệu một cách không cần thiết, và không ai theo bạn - mỗi một mình. Nhưng ở Đức ông ấy đã trở thành người lãnh đạo, quốc trưởng, người lãnh đạo vĩ đại nhất mà nước Đức đã từng biết tới, bởi vì mọi người đều thuộc kiểu rajas.
Swabhav thuộc kiểu rajas, kiểu kshatriya, sẵn sàng đánh nhau, bao giờ cũng trên bờ vực giận dữ; bây giờ anh ấy đã chậm lại rồi. Chúng ta đang chạy một trăm dặm một giờ, và tôi đã đem anh ấy xuống mười dặm một giờ thì tất nhiên anh ấy cảm thấy lờ phờ rồi. Đây không phải là lờ phờ; đây chỉ là đem ám ảnh của bạn với hoạt động về trạng thái bình thường vì chỉ từ đó mà sattva sẽ trở thành có thể; bằng không nó sẽ không trở thành có thể. Bạn phải giành lấy cân bằng giữa tamas và rajas, giữa lờ phờ và chuyển động. Bạn phải biết cách nghỉ ngơi và bạn phải biết cách hành động.
Bao giờ cũng dễ nghỉ ngơi hoàn toàn; cũng dễ dàng hành động hoàn toàn. Nhưng biết hai cực đối lập này và chuyển vào trong chúng và tạo ra nhịp điệu là khó - và nhịp điệu đó là sattva.
"Thầy làm cho tôi vừa lẫn lộn vừa lờ phờ." Đúng.
"Tôi như điên." Hoàn toàn đúng. Bạn bao giờ cũng vậy rồi. Bây giờ bạn biết nó - và đó là định nghĩa về người không điên.
47
Người điên không bao giờ có thể biết rằng người đó điên. Tới nhà thương điên, điều tra xem. Không người điên nào có thể nói, "Tôi điên." Mọi người điên đều tin rằng ngoại trừ người đó toàn thế giới điên - đó là định nghĩa về điên. Bạn không bao giờ có thể bắt gặp người điên nói, "Tôi điên." Nếu người đó có khôn chừng đó rằng người đó điên, người đó đã là người khôn rồi; người đó không còn điên. Tính điên chưa bao giờ chấp nhận. Người điên là rất, rất ngần ngại. Cho dù tới bác sĩ họ cũng ngần ngại: họ nói, "Tại sao? Để làm gì? Tôi mà điên à? Không có nhu cầu - tôi hoàn toàn phải. Các ông có thể đi."
Mulla Nasruddin tới nhà tâm thần và anh ta nói. "Bây giờ cái gì đó phải được làm - mọi sự đã vượt ra ngoài tôi rồi. Vợ tôi đã hoàn toàn điên, và cô ấy nghĩ rằng cô ấy đã trở thành tủ lạnh."
Ngay cả nhà tâm thần cũng trở nên tỉnh táo. Bản thân ông ấy chưa bao giờ bắt gặp ca nào như vậy cả. Ông ấy nói, "Chuyện đó nghiêm trọng đấy. Nói thêm cho tôi về điều đó đi."
Anh ta nói, "E hèm, chẳng có gì nhiều về nó cả. Cô ấy đã trở thành tủ lạnh; cô ấy tin cô ấy là tủ lạnh."
Nhà phân tâm nói, "Nhưng, nếu điều này chỉ là niềm tin, chẳng có hại gì trong nó cả. Điều đó là hồn nhiên. Cứ để cô ấy tin đi. Cô ấy không tạo ra rắc rối khác chứ?''
Nasruddin nói, "Còn rắc rối nữa sao? Tôi không thể ngủ được chút nào vì trong đêm cô ấy ngủ há hốc mồm - và bởi vì ánh sáng của tủ lạnh tôi không thể ngủ được!"
Bây giờ ai điên? Người điên chưa bao giờ nghĩ họ điên.
Swabhav, đây là phúc lành là bạn có thể nghĩ, "Tôi điên." Đây là phần lành mạnh bên trong bạn, cái nhận ra nó. Mọi người đều điên. Bạn càng sớm nhận ra nó, càng tốt.
"Vào khoảnh khắc này tôi cảm thấy thậm chí không tin cậy." Tốt. Bởi vì khi bạn trở nên thực sự tỉnh táo thì khó cảm thấy tin cậy được. Có nhiều giai đoạn. Một giai đoạn, mọi người cảm thấy hoài nghi. Thế rồi họ kìm nén hoài nghi bởi vì tin cậy dường như rất hứa hẹn: "Buông xuôi đi, và bạn sẽ đạt tới mọi thứ." Tôi cứ hứa với bạn, "Buông xuôi đi, và chứng ngộ của bạn là chắc chắn." Tin cậy dường như rất hứa hẹn. Tham lam của bạn được khơi dậy - bạn nói, "Được. Thế thì chúng tôi sẽ tin cậy và buông xuôi." Nhưng đây không phải là tin cậy, đây là tham lam - và sâu bên dưới bạn che giấu hoài nghi. Bạn cứ hoài nghi - ở bên cạnh. Bạn vẫn còn tỉnh táo rằng tin cậy là được nhưng không tin cậy quá nhiều bởi vì, ai biết được, người này có thể ở sau cái gì đó hay chỉ đang lừa, dối trá. Cho nên bạn tin cậy, nhưng bạn tin cậy nửa vời. Và sâu bên dưới là hoài nghi.
Khi bạn thiền, khi bạn trở nên hiểu biết thêm chút ít, khi bạn lắng nghe tôi liên tục và tôi cứ nện búa từ nhiều quan điểm thế, từ nhiều phía thế - tôi làm ra nhiều lỗ hổng trong bản thể bạn. Tôi cứ nện búa, đập vỡ bạn ra. Tôi phải đập tan toàn thể cấu trúc của bạn. Tôi phải phá huỷ bạn; chỉ thế thì bạn mới có thể được làm lại. Không có cách khác. Tôi phải đánh đổ bạn hoàn toàn; chỉ thế thì cấu trúc mới mới là có thể.
Tôi cứ phá huỷ; thế rồi, hiểu biết nảy sinh - chớp nhoáng của hiểu biết. Trong những chớp nhoáng đó bạn sẽ thấy rằng bạn thậm chí không tin cậy; hoài nghi ẩn ở đó. Thứ nhất, bạn hoài nghi. Thứ hai, bạn tin cậy với hoài nghi ẩn bên dưới. Thứ ba, bạn trở nên nhận biết về hoài nghi ẩn kín và tin cậy - và cách bạn có thể vừa tin cậy và hoài nghi. Bạn ngần ngại, bạn cảm thấy lẫn lộn.
Bây giờ từ điểm này hai khả năng mở ra: hoặc bạn rơi trở lại vào hoài nghi, đó là giai đoạn thứ nhất khi bạn đã tới tôi, hay bạn trưởng thành trong tin cậy và vứt bỏ mọi hoài nghi. Đây là trạng thái rất, rất linh động. Nó có thể trở nên vững chắc theo hai cách: hoặc trên bậc thang thấp nơi bạn đầy hoài nghi lần nữa - ngay cả tin cậy giả cũng đã biến mất; hay bạn trưởng thành trong tin cậy và tin cậy trở thành việc kết tinh - phần bị kìm nén của hoài nghi đã biến mất. Cho nên trạng thái này là rất, rất mong manh và người ta phải đi rất thận trọng và tỉnh táo.
"Bây giờ xin nói cho tôi phải làm gì? Tôi phải đi đâu?" Không có đâu mà đi khi bạn đã tới tôi. Bây giờ bạn có thể đi bất kì đâu, nhưng bạn sẽ phải tới. Tới tôi là nguy hiểm: thế thì bạn có thể đi bất kì đâu, nhưng ở mọi nơi tôi sẽ ám ảnh bạn. Không có chỗ nào mà đi.
Và không cái gì được làm. Chỉ tỉnh táo với toàn thể tình huống bởi vì nếu bạn bắt đầu làm cái gì đó, nếu bạn khao khát làm cái gì đó, bạn sẽ làm lộn xộn mọi thứ. Cứ để nó như nó vậy đi. Lẫn lộn có đó, điên khùng có đó, tin cậy đã mất: cứ đợi và quan sát và ngồi trên bờ và để sông tự nó lắng lại. Nó lắng theo cách riêng của nó: bạn không cần làm cái gì. Bạn đã làm đủ rồi - bây giờ nghỉ đi. Chỉ quan sát và xem cách sông lắng xuống. Nó đã trở nên ngầu bùn; có bùn trong nó và lá khô đang nổi lên bề mặt - đừng nhảy vào trong nó! Bạn đang khao khát nhảy vào trong nó để làm cái gì đó để cho nước có thể được làm trong - bất kì điều gì bạn làm đều sẽ làm cho nó ngầu bùn hơn. Xin cưỡng lại cám dỗ này. Vẫn còn ở trên bờ, đừng nhảy vào sông, và chỉ là người quan sát.
Nếu bạn có thể quan sát mà không làm gì... Và đó là cám dỗ lớn nhất của tâm trí - tâm trí nói, "Làm cái gì đó đi: bằng không làm sao mọi thứ sẽ thay đổi được?" Tâm trí nói duy nhất bằng nỗ lực, bằng việc làm, cái gì đó mới có thể được thay đổi. Và điều đó có vẻ logic, hấp dẫn, thuyết phục - và nó là tuyệt đối sai. Bạn không thể làm được cái gì. Bạn là vấn đề. Và bạn càng làm, bạn càng cảm thấy bạn hiện hữu; cái "tôi" trở nên được làm mạnh thêm; bản ngã trở thành mạnh. Đừng làm, chỉ quan sát. Quan sát, bản ngã biến mất. Làm, bản ngã mạnh thêm. Là nhân chứng đi.
Chấp nhận điều đó - đừng tranh đấu với nó chút nào. Cái gì sai nếu lẫn lộn có đó? Chỉ là buổi chiều mây, mây trên trời - cái gì sai? Tận hưởng nó đi. Quá nhiều mặt trời cũng là không tốt; thỉnh thoảng mây được cần tới. Cái gì sai trong nó? Sáng trời mù sương và bạn cảm thấy lẫn lộn. Cái gì sai trong nó nào? Tận hưởng trời mù sương nữa chứ. Bất kì hoàn cảnh nào, bạn đều quan sát, chờ đợi và tận hưởng. Chấp nhận đi. Nếu bạn có thể chấp nhận được nó, chính việc chấp nhận chuyển hoá, chính việc chấp nhận biến đổi.
Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy bạn đang ngồi đó, sông đã biến mất - không chỉ bùn, mà cả dòng sông - sương không còn đó, mây đã biến mất, và bầu trời thoáng đãng, không gian bao la sẵn có.
Nhưng kiên nhẫn sẽ được cần tới. Cho nên nếu bạn khăng khăng, "Bây giờ xin nói cho tôi phải làm gì," tôi sẽ nói, "Làm kiên nhẫn." Nếu bạn khăng khăng, "Tôi phải đi đâu?" Tôi sẽ bảo bạn "Lại gần tôi hơn."
Câu hỏi thứ sáu
Thầy có thể nói về thói quen của brahmin về tắm nhiều lần mọi ngày và thay quần áo không? Điều này có được khuyến cáo cho sannyasin hôm nay không?
Brahmins đã bị loạn thần kinh rồi. Họ chịu khổ từ ép buộc, ám ảnh, loạn thần kinh. Sạch sẽ là tốt, nhưng lau sạch liên tục là điên. Và tâm trí có thể đi tới các cực đoan. Bạn có thể bẩn, thế thì bạn không tắm... Tôi có biết một sannyasin Italy. Cô ấy ngẫu nhiên ở với tôi trong một trại. Tôi ngạc nhiên, cô ấy không bao giờ tắm. Thế rồi tôi hỏi han và cô ấy nói, "Một lần một năm," cô ấy tắm. Và cô ấy hỏi, đầy ngạc nhiên, "Như thế không đủ sao? - một lần một năm?' Và thế rồi có những brahmins chả làm gì khác - chỉ mỗi tắm.
Tôi biết một người, anh ta là người họ hàng gần; anh ta bị ám ảnh nào đó. Anh ta vẫn còn độc thân cả đời - một người rất tốt theo mọi cách ngoại trừ một điều, và điều đó nữa cũng là hồn nhiên, chả làm hại bất kì ai, nhưng đã làm hại anh ta hoàn toàn. Anh ta là người nghèo vì anh ta chưa bao giờ kiếm được nhiều. Anh ta đã sống trên bất kì cái gì được người bố để lại, và phải sống rất, rất keo kiệt vì anh ta không có nhiều và điều đó kéo dài cả đời anh ta. Và anh ta không có thời gian kiếm ăn vì ám ảnh đó - và ám ảnh là về sự sạch sẽ. Cả ngày anh ta lau nhà. Chả có gì để lau: căn phòng nhỏ, anh ta cứ lau nó mãi. Thế rồi anh ta sẽ đi tắm. Và đây là phần của ám ảnh: rằng nếu anh ta nhìn thấy đàn bà anh ta sẽ lập tức đi tắm bởi vì anh ta là người độc thân, độc thân hoàn hảo, kiểu như "chỉ cái bóng của người đàn bà cũng làm cho bạn bẩn."
Anh ta ra vòi nước công cộng để đem nước về. Anh ta đi vào sáng sớm để cho không ai có thể bắt gặp anh ta, bởi vì nếu gặp đàn bà trên đường anh ra sẽ phải lau sạch thùng lần nữa - đổ nước đi, lau thùng, lại đem nước về. Và thỉnh thoảng chuyện xảy ra là ba mươi, bốn mươi, sáu mươi lần anh ta sẽ đi - cả ngày. Và bạn không thể dừng được việc giao thông, và mọi người đi qua, và có nhiều đàn bà như đàn ông. Điều đó là khó. Và anh ta không thể bỏ lỡ được - anh ta đang tìm đàn bà. Cho dù anh ta có thể thấy người đàn bà phía xa xa, ngay lập tức... Cả ngày bị phí hoài. Anh ta sạch siêu phàm thế, nhưng phải làm gì với cái sạch sẽ này? Cả đời phí hoài.
Điều bao giờ cũng tốt là nhớ rằng cân bằng bao giờ cũng là đúng. Đừng ở bẩn; đừng bị ám ảnh với bẩn. Bây giờ những người hippies đã bị ám ảnh với bẩn thỉu. Đó là phản ứng. Nó không phải là tự do, bởi vì phản ứng không bao giờ có thể là tự do. Ki tô giáo nhấn mạnh quá nhiều vào sự sạch sẽ. Họ có câu ngạn ngữ rằng sạch sẽ là bên cạnh tính thượng đế. Họ nhấn mạnh vào sạch sẽ quá nhiều; bây giờ toàn thể thế hệ, thế hệ hiện đại, đã nổi dậy chống lại điều đó. Bây giờ những người hippies không tắm, họ không bận tâm về bất kì việc làm sạch quần áo - dường như bẩn thỉu đã trở thành sadhana của họ: ở bẩn là kỉ luật của họ. Họ cảm thấy họ đã hoàn toàn tự do với hình mẫu cũ của xã hội. Không, bạn không tự do đâu: phản ứng, nổi dậy không phải là cách mạng. Bạn có thể đi tới cực đoan kia, nhưng bạn bị mắc trong cùng hình mẫu: họ điên để ở sạch; bạn điên để ở bẩn.
Và nếu tôi được hỏi, "Nếu chỉ có một cách... người ta phải chọn cực đoan!" thế thì tôi sẽ chọn cực đoan sạch sẽ - ít nhất nó là sạch. Nhưng tôi bao giờ cũng ủng hộ cân bằng.
Và không ai có thể làm ra kỉ luật cho bạn được: bạn phải cảm thấy thân thể bạn, cân bằng của bạn - bởi vì không sạch sẽ, bẩn thỉu, trở thành nặng nề lên thân thể bạn, tâm trí bạn. Sạch sẽ không dành cho ai đó khác hay cho xã hội: nó dành cho bạn - để cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy thuần khiết và sạch sẽ. Tắm sạch cho bạn đôi cánh. Tắm sạch, và bạn có chút ít siêu phàm, không phải là một phần của trái đất này: bạn có thể bay một chút. Tắm sạch là điều phải có. Và không ai khác có thể làm ra qui tắc cho bạn được; bạn phải hiểu thân thể riêng của bạn. Thỉnh thoảng bạn ốm và không có nhu cầu, bởi vì tắm có thể là quấy rối; thế thì đừng bị ám ảnh với nó. Thỉnh thoảng tình huống không tới mức bạn có thể tắm được; thế thì đừng bị loạn thần kinh về nó - đừng cảm thấy mặc cảm. Không có gì trong nó để cảm thấy mặc cảm: tắm không phải là đức hạnh; không tắm không phải là tội lỗi. Nhiều nhất nó là vệ sinh tốt.
Và bạn nên chăm sóc cho thân thể bạn; thân thể là ngôi đền của điều thiêng liêng. Nó nên sạch sẽ; nó nên đẹp. Bạn phải sống trong nó; bạn phải ở cùng nó. Nó sẽ ảnh hưởng tới bạn theo nhiều cách. Trong một thân thể sạch sẽ, trong ngôi đền sạch sẽ, khả năng có nhiều cho tâm trí sạch sẽ xảy ra và tồn tại. Tôi không nói rằng điều này là tương đương. Tôi chỉ nói về khả năng - trong một thân thể sạch sẽ, nhiều khả năng hơn. Tôi không nói rằng trong thân thể bẩn không có khả năng cho tâm trí sạch - khả năng có đó, nhưng nó sẽ có chút khó khăn, chống lại một chút.
Thiền là việc tắm bên trong của tâm thức, và tắm là thiền cho thân thể.
Câu hỏi thứ bẩy
Tại sao thầy không thể tiếp tục nói về Lão Tử?
Nếu bạn hiểu tôi, tôi bao giờ cũng nói về Lão Tử. Nếu bạn không hiểu tôi, ngay cả khi tôi nói về Lão Tử nó sẽ là vô dụng. Thực ra tôi không bao giờ chỉ nói tới bất kì ai khác - Patanjali, Jesus, Mahavira, Buddha. Không, tôi không bao giờ chỉ nói; tôi không thể thế. Lão Tử cứ tới. Tôi liên tục nói về Lão Tử. Khi tôi nói về Lão Tử, khi tôi nói về Patanjali, khi tôi nói về Phật hay Jesus; nếu bạn có thể hiểu tôi, Lão Tử vẫn còn là dòng chảy ngầm liên tục. Nhưng nếu bạn không hiểu tôi, thế thì câu hỏi nảy sinh, "Tại sao thầy không thể liên tục nói về Lão Tử?"
Lão Tử với tôi không phải là vấn đề chủ đề; Patanjali thì có. Khi tôi nói về Patanjali tôi nói về Patanjali. Khi tôi nói về Lão Tử tôi không nói về Lão Tử đâu; tôi nói Lão Tử. Và khác biệt là bao la, vô cùng.
Câu hỏi thứ tám
Liệu Werner Erhard có ở đâu gần chứng ngộ không?
Đây là từ Madhuri. Erhard là ở gần như Madhuri. Mọi người đều ở gần như Erhard. Thực ra chứng ngộ là cú nhảy, không phải là hiện tượng dần dần - chỉ là một bước cuộc hành trình là hoàn thành. Cứ dường như bạn đang ngồi với mắt nhắm và bạn mở mắt ra và mặt trời có đấy; toàn thế giới đầy ánh sáng. Ai đó đang ngồi với mắt nhắm: cho dù thế thì thế giới vẫn đầy ánh sáng và mặt trời có đó, chỉ người đó đang ngồi với mắt nhắm thôi. Và nếu người đó tận hưởng điều đó, chẳng cái gì sai trong nó, hoàn toàn được: nhưng nếu người đó khổ thế thì tôi nói tại sao bạn không mở mắt ra? Khác biệt giữa dốt nát và chứng ngộ chỉ là ở chỗ mở mắt ra thôi. Nó không mấy là khác biệt, nếu bạn sẵn sàng mở. Nếu bạn không sẵn sàng mở, đó là khác biệt mênh mông.
Erhard là ở gần như bất kì ai khác, nhưng trí tuệ dường là rào chắn cho ông ấy - như nó là rào chắn cho bạn, phần lớn các bạn. Ông ấy đã hiểu ra vấn đề - đích xác ông ấy đã hiểu nó - nhưng về mặt trí tuệ thôi. Khi tôi nói về vài câu của ông ấy lần trước, tôi đồng ý với chúng tất cả. Chúng là hoàn toàn đúng, nhưng tôi đã không nói gì về người này. Bất kì điều gì ông ấy đã nói đều hoàn toàn đúng; nhưng bạn có thể học Lão Tử - về mặt trí tuệ bạn có thể hiểu và bạn có thể nói cùng một điều. Khi có liên quan tới lời chúng là đúng, nhưng người này dường như quá trí tuệ trong nó, không toàn bộ trong nó. Và đó là vấn đề.
Và đó là vấn đề lớn nhất người ta có thể gặp phải: bạn hiểu mọi thứ tôi nói, bạn thậm chí có thể giải thích nó cho người khác, nhưng chứng ngộ sẽ xa xôi như bao giờ. Vấn đề không phải là hiểu biết về trí tuệ, nó là vấn đề của hiểu toàn bộ - toàn bộ bản thể bạn hiểu nó, không chỉ tâm trí bạn. Trái tim bạn hiểu nó. Không chỉ trái tim bạn - máu bạn và xương bạn và tuỷ bạn hiểu nó. Không cái gì bị bỏ lại sau - toàn thể bản thể chúng ta hiểu nó, được tắm trong hiểu biết đó. Thế thì hương thơm tới, thế thì điệu vũ xảy ra, thế thì bạn nở hoa.
Và chỉ có một bước và cuộc hành trình được hoàn thành. Giữa bạn và tôi khoảng cách chỉ là một bước - không nhiều hơn điều đó. Thậm chí hai bước là không được cần tới.
Nhưng quên Erhard đi. Nghĩ về bản thân bạn, bởi vì Erhard là vấn đề cho bản thân ông ấy; đó không phải là việc của bạn để bận tâm tới. Nghĩ về bản thân bạn đi. Bạn chẳng có nhiều lần cảm thấy rằng bạn hiểu tôi hoàn toàn, và lặp đi lặp lại bạn cứ bỏ lỡ? Tại sao? Nếu bạn hiểu tôi, sao bạn bỏ lỡ? Bạn hiểu tôi về trí tuệ thôi, về lời, về lí thuyết, nhưng bản thể bạn không tham gia vào trong nó. Cho nên trong khi bạn ở gần tôi bạn hiểu; khi bạn đi xa, hiểu này đơn giản biến mất: bạn trở lại với quan điểm cũ của bạn, với thế giới và hình mẫu cũ của bạn. Trong khi ở cùng tôi bạn quên bản thân bạn và mọi thứ là rõ ràng, trong như pha lê. Xa khỏi tôi bạn lại ở trong cái lỗ của bạn, và mọi thứ bị lẫn lộn và không cái gì là rõ ràng.
Chỉ một bước tồn tại. Và bước này phải được lấy với bản thể toàn bộ. Bạn chỉ ngồi và tưởng tượng rằng bạn đã lấy bước này. Bạn có thể cứ ngồi và bạn có thể cứ tưởng tượng cuộc hành trình lớn. Nếu bạn làm điều đó lâu, cuộc hành trình trở thành thực, dường như là thực tới mức bạn có thể nói như người chứng ngộ - nhưng điều đó sẽ không ích gì.
Bạn phải được chứng ngộ. Nó không phải là tưởng tượng; nó không là suy nghĩ. Nó là hiện hữu.

0 Đánh giá

Ads Belove Post