Chương 9. Người thấy không thấy

Chương 9. Người thấy không thấy

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 4)
Chương 9. Người thấy không thấy

15. Người biết suy xét nhận ra rằng mọi thứ đều dẫn tới khổ bởi vì thay đổi, lo âu, kinh nghiệm quá khứ, và xung đột nảy sinh giữa ba đặc tính và năm thay đổi của tâm trí.
16. Khổ tương lai là được tránh.
17. Móc nối giữa người thấy và cái được thấy mà tạo ra khổ, sẽ bị phá vỡ.
Sống là điều bí ẩn, và điều bí ẩn đầu tiên về sống là ở chỗ bạn có thể sống nhưng bạn có thể không có cuộc sống chút nào. Chỉ bởi vì được sinh ra là không đủ để có cuộc sống. Được sinh ra chỉ là một cơ hội. Bạn có thể dùng nó để có cuộc sống, và bạn có thể bỏ lỡ nó nữa. Thế thì bạn sẽ sống cuộc sống chết. Nó chỉ dường như có vẻ giống sống, nhưng sâu bên dưới sẽ không có dòng chảy sống nào trong bạn.
Sống phải được đạt tới, người ta phải làm việc vì nó. Điều đó giống như hạt mầm trong bạn: nó cần nhiều nỗ lực, đất, đất đúng, chăm sóc, yêu mến, nhận biết. Chỉ thế thì hạt mầm mới mọc ra. Chỉ thế thì mới có khả năng rằng một ngày nào đó cây sẽ mang quả, một ngày nào đó nó sẽ nở hoa. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới trạng thái nở hoa bạn sống chỉ theo cái tên, nhưng bạn đã bỏ lỡ cơ hội này. Chừng nào sống còn chưa trở thành việc mở hội, nó không phải là sống chút nào.
Cực lạc, niết bàn, chứng ngộ, bất kì cái gì bạn gọi nó - cái đó là việc nở hoa. Nếu bạn vẫn còn khổ, bạn không sống. Chính khổ chỉ ra rằng bạn đã bỏ lỡ bước này. Chính khổ là chỉ báo rằng sống đang vật lộn bên trong để bùng nổ, nhưng cái kén quá cứng. Cái vỏ của hạt mầm không cho phép nó đi ra; bản ngã quá nhiều và những cánh cửa bị đóng lại. Khổ không là gì ngoài cuộc vật lộn này để bùng nổ thành triệu mầu, thành triệu cầu vồng, thành triệu hoa, thành triệu bài ca.
Khổ là trạng thái phủ định. Thực ra, khổ không là gì ngoài việc thiếu vắng cực lạc. Điều này phải được hiểu sâu sắc, bằng không bạn sẽ bắt đầu tranh đấu với khổ, và không ai có thể tranh đấu với cái vắng mặt. Nó cũng giống như bóng tối: bạn không thể tranh đấu với bóng tối được. Nếu bạn tranh đấu, bạn đơn giản ngu xuẩn. Bạn có thể thắp nến và bóng tối biến mất, nhưng bạn không thể tranh đấu được với bóng tối. Bạn sẽ tranh đấu với ai? Bóng tối không tồn tại, nó không có đó. Nó không phải là cái gì đó mà bạn có thể tống ra, giết chết, hay đánh được. Bạn không thể làm gì với bóng tối. Nếu bạn làm cái gì đó, năng lượng riêng của bạn sẽ tiêu tán và bóng tối sẽ vẫn còn đó như cũ, không bị ảnh hưởng. Nếu bạn muốn làm cái gì đó với bóng tối, bạn phải làm cái gì đó với ánh sáng, không với bóng tối chút nào. Bạn phải thắp nến, và đột nhiên không có bóng tối.
Khổ giống như bóng tối; nó không là gì có tính tồn tại. Và nếu bạn bắt đầu tranh đấu với khổ, bạn có thể cứ tranh đấu với khổ nhưng khổ nhiều hơn sẽ được tạo ra. Nó chỉ là một chỉ dẫn, chỉ dẫn tự nhiên cho bản thể bạn rằng cuộc sống vẫn đang vật lộn để được sinh ra. Cây nến còn chưa được thắp sáng, do đó mới có khổ. Việc thiếu vắng của cực lạc là khổ, và cái gì đó có thể được làm cho cực lạc, nhưng không cái gì có thể được làm với khổ. Bạn khổ và bạn cứ cố giải quyết nó. Ở đây, tại điểm này, con đường của người tôn giáo và phi tôn giáo phân chia ra, chúng tách rời. Người phi tôn giáo bắt đầu tranh đấu với khổ, cố gắng tạo ra những tình huống trong đó người đó sẽ không khổ, bắt đầu đẩy khổ đi đâu đó ra khỏi mắt người đó, ra khỏi tầm nhìn của người đó. Người tôn giáo bắt đầu tìm kiếm cực lạc, bắt đầu tìm kiếm phúc lạc, bắt đầu tìm kiếm sat-chit-ananda - bạn có thể gọi nó là Thượng đế. Người phi tôn giáo tranh đấu với sự thiếu vắng, người tôn giáo cố đem vào sự tồn tại: sự hiện diện của ánh sáng, của phúc lạc.
Những con đường này là đối lập đối xứng nhau; chúng không gặp gỡ ở đâu cả. Chúng có thể chạy song song hàng dặm đường cùng nhau, nhưng chúng không gặp nhau ở đâu cả. Người phi tôn giáo phải đi quay lại điểm từ đó hai con đường này chia ra và tách ra. Người đó phải đi tới hiểu biết rằng tranh đấu với bóng tối, với khổ, là ngớ ngẩn. Quên nó đi và, thay vì thế, cố gắng vì ánh sáng. Một khi ánh sáng có đó bạn không cần làm gì khác; khổ biến mất.
Cuộc sống có đó chỉ như một tiềm năng. Bạn phải làm việc cho nó, bạn phải đem nó tới trạng thái thực tế, có tính tồn tại. Không ai được sinh ra mà sống động, chỉ với khả năng về việc sống. Không ai được sinh ra mà có mắt, chỉ có khả năng nhìn. Jesus cứ nói với đệ tử của ông ấy, 'Nếu các ông có tai, nghe đi; nếu các ông có mắt, nhìn đi.' Những đệ tử đó là người như bạn: họ có mắt, họ có tai. Họ không mù hay điếc. Tại sao Jesus cứ nói rằng nếu họ có mắt họ sẽ thấy? Ông ấy đang nói về năng lực thấy một Christ; ông ấy nói về năng lực nghe một Christ. Làm sao bạn có thể nghe một Christ nếu bạn đã không nghe tiếng nói bên trong riêng của bạn? - không thể được. Bởi vì Christ không là gì ngoài tiếng nói bên trong của bạn. Làm sao bạn có thể thấy một Christ nếu bạn đã không có khả năng thấy bản thân bạn? Christ không là gì ngoài bản thân bạn trong vinh quang tuyệt đối, trong việc nở hoa tối thượng của nó.
Bạn sống như hạt mầm. Có vài lí do tại sao người ta cứ sống như hạt mầm, và chín mươi chín phần trăm mọi người sống như hạt mầm. Phải có cái gì đó trong nó. Sống như hạt mầm cho cảm giác thoải mái. Cuộc sống dường như là nguy hiểm. Vẫn còn như hạt mầm, người ta cảm thấy an toàn hơn. Nó có an ninh quanh nó. Hạt mầm không mong manh. Một khi nó mọc lên, nó trở thành mong manh: nó có thể bị tấn công, nó có thể bị giết - con vật có đó, trẻ con có đó, mọi người có đó. Một khi hạt mầm mọc thành cây, nó trở thành mong manh, bất an ninh; nguy hiểm bắt đầu.
Cuộc sống là cuộc phiêu lưu lớn. Trong hạt mầm, ẩn trong hạt mầm bạn được an ninh, được bảo vệ. Không ai sẽ giết bạn. Làm sao bạn có thể bị giết nếu bạn không sống? - không thể được. Chỉ khi bạn sống bạn mới có thể bị giết. Bạn càng trở nên sống động, càng mong manh hơn. Bạn càng trở nên sống động, càng nhiều nguy hiểm bao quanh bạn. Người sống động hoàn hảo sống trong nguy cơ lớn nhất. Do đó, mọi người thích sống như hạt mầm - được bảo vệ, an ninh.
Nhớ lấy, sống, chính bản chất của sống là bất an ninh. Bạn không thể có sống an ninh được, bạn chỉ có thể có chết an ninh. Mọi bảo hiểm đều dành cho chết. Có thể không có bảo hiểm sống. Mọi việc bảo hiểm là để bảo vệ, tạo an ninh, để vẫn còn đóng. Sống là nguy hiểm, hàng triệu nguy hiểm bao quanh. Đó là lí do tại sao chín mươi chín phần trăm mọi người quyết định thiên về vẫn còn là hạt mầm. Nhưng bạn đang bảo vệ cái gì? - chẳng có gì để bảo vệ. Bạn đang tạo an ninh gì? - không có gì để an ninh. Hạt mầm là chết như hòn sỏi trên đường. Và nếu nó vẫn còn như hạt mầm, nhất định có khổ. Nhất định là khổ bởi vì nó không được ngụ ý là như vậy. Định mệnh của nó không phải là hạt mầm, mà là đi ra khỏi hạt mầm. Con chim phải rời bỏ vỏ trứng vì bầu trời bao la, nguy hiểm nơi mọi thứ là có thể.
Và với mọi khả năng đó, chết cũng có đó. Sống nhận rủi ro của chết. Chết không chống lại sống, chết là chính bối cảnh trong đó sống nở hoa. Chết không phải là cái đối lập của sống. Nó chỉ giống như bảng đen trên đó bạn viết phấn trắng. Bạn có thể viết trên tường trắng nhưng thế thì từ sẽ không hiện lên. Trên bảng đen, bất kì cái gì bạn viết chữ trắng đều hiện lên. Chết giống như bảng đen; dòng trắng của sống hiện lên trên nó. Nó không chống lại; nó là chính bối cảnh. Những người muốn sống động phải quyết định một điều: họ phải quyết định chấp nhận chết. Không chỉ họ phải chấp nhận chết, họ phải đón chào nó. Mọi khoảnh khắc họ đều phải sẵn sàng cho nó. Nếu bạn không chấp nhận chết, bạn sẽ vẫn còn chết từ chính lúc ban đầu. Đó là cách duy nhất để bảo vệ - bạn sẽ vẫn còn là hạt mầm. Con chim sẽ chết trong trứng... nhiều chim chết trong trứng.
Bạn ở đây. Nếu bạn muốn có bất kì giúp đỡ nào từ tôi, để tôi phá vỡ trứng của bạn: an ninh của bạn, số dư ngân hàng của bạn, bảo hiểm cuộc sống của bạn - để tôi làm cho bạn thành mong manh. Không mong manh, bạn sẽ vẫn còn trong trứng, và chẳng mấy chốc bạn sẽ là thứ mục nát. Thoát ra khỏi nó đi. Trứng là để bảo vệ bạn, không để giết bạn. Điều đó không được ngụ ý rằng bạn bao giờ cũng phải vẫn còn ở trong trứng. Nó là tốt - nó bảo vệ lúc bắt đầu, khi bạn còn quá mềm yếu chưa bước ra được. Nhưng khi bạn sẵn sàng, thế thì trứng phải bị phá vỡ. Dù bạn đã thoải mái và an ninh thế nào, thêm một phút nữa trong trứng và bạn sẽ mất khả năng, bạn sẽ mất cơ hội để sống và bay trong bầu trời. Tất nhiên, nguy hiểm có đó, nhưng nguy hiểm là đẹp. Thế giới không có nguy hiểm sẽ xấu, và sống không có nguy hiểm không thể rất sống động được.
Do đó, sâu bên dưới trong mọi đàn ông và trong mọi đàn bà, có thôi thúc sống một cách nguy hiểm. Đó là thôi thúc vì sống. Đó là lí do tại sao bạn đi lên núi, đó là lí do tại sao bạn đi vì cuộc hành trình không biết, đó là lí do tại sao con người cố đi lên mặt trăng, đó là lí do tại sao ai đó cố đạt tới Everest, và ai đó bắt đầu cuộc hành trình ở biển trong thuyền nhỏ người làm. Có thôi thúc sâu sắc về nguy hiểm; thôi thúc đó là vì cuộc sống. Đừng giết chết thôi thúc đó, bằng không bạn sẽ ở đây và không sống động.
Nếu bạn hiểu rõ tôi, khi tôi làm bạn thành sannyasin, khi tôi khai tâm cho bạn vào tính chất sannyas tôi khai tâm cho bạn vào cuộc sống của bất an ninh, của sự mong manh. Tính chất sannyas là cú nhảy ra khỏi quả trứng, và quả trứng là bản ngã. Bản ngã là cái bảo vệ. Bản ngã giống như bức tường tinh tế bao quanh bạn. Đó là lí do tại sao bản ngã dễ bị động chạm thế. Ai đó nói cái gì đó hay ai đó chỉ mỉm cười với bạn, và nhân tiện người đó mỉm cười bạn bị tổn thương. Bạn bắt đầu bảo vệ bản thân bạn; bạn sẵn sàng tranh đấu. Bản ngã sẵn sàng tranh đấu với bất kì cái gì dường như là nguy hiểm. Bản ngã là tranh đấu thường xuyên chống lại cuộc sống, bởi vì sống là nguy hiểm. Từ bất kì đâu cuộc sống cố gắng đạt tới bạn, bản ngã đều có đó như tảng đá bảo vệ bạn. Bước qua tảng đá này đi, phá vỡ quả trứng này của bản ngã, bước ra khỏi nó.
Bầu trời là nguy hiểm. Tôi không nói rằng không có nguy hiểm. Tôi không thể nói được điều đó; có nguy hiểm chứ. Có nguy hiểm tiếp nguy hiểm. Nhưng sống phát triển mạnh trên nguy hiểm, nguy hiểm là thức ăn. Nguy hiểm không phải là chống lại sống; nguy hiểm là chính thức ăn, chính máu, chính ô xi cho sống có đó.
Sống trong nguy hiểm: đó là nghĩa của tính chất sannyas. Quá khứ bảo vệ bạn - cái đã biết, cái quen thuộc. Bạn cảm thấy như ở nhà với quá khứ. Tương lai là không quen thuộc, không được biết. Với tương lai bạn cảm thấy xa lạ, lạ lẫm. Tương lai bao giờ cũng là người lạ gõ cửa. Bạn bao giờ cũng mở cửa cho tương lai. Thực ra, bạn muốn tương lai của bạn hệt như quá khứ của bạn, việc lặp lại. Đây là sợ. Và nhớ lấy, bạn bao giờ cũng nghĩ rằng bạn sợ chết, nhưng tôi bảo bạn, bạn không sợ chết, bạn sợ sống.
Sợ chết về căn bản là sợ sống, bởi vì chỉ sống mới có thể chết. Nếu bạn sợ chết, bạn sẽ sợ sống. Nếu bạn sợ ngã xuống, bạn sẽ sợ vươn lên, bởi vì chỉ sóng mới dâng lên đổ xuống. Nếu bạn sợ bị bác bỏ bạn sẽ trở nên sợ, sợ tiếp cận tới bất kì ai. Nếu bạn sợ bị bác bỏ, bạn sẽ trở nên không có khả năng yêu. Sợ chết, bạn trở nên không có khả năng sống. Thế thì bạn sống chỉ nhân danh tên, và chỉ khổ, đen tối, và đêm bao quanh bạn.
Chỉ được sinh ra là không đủ; cần đấy, nhưng không đủ. Bạn phải được sinh ra hai lần. Người Hindu đã làm việc về nó: họ gọi nó là dwij, người được sinh ra hai lần. Một lần sinh, lần sinh đầu tiên từ bố mẹ bạn chỉ là một khả năng, hiện tượng tiềm năng, còn chưa là thực tại. Lần sinh thứ hai được cần tới. Nó là điều Jesus gọi là phục sinh: lần sinh thứ hai trong đó bạn phá vỡ mọi lớp vỏ, mọi quả trứng, mọi bản ngã, mọi quá khứ, cái quen thuộc, cái đã biết, và bạn đi vào trong cái không biết, cái xa lạ, sự tồn tại đầy những nguy hiểm. Mọi khoảnh khắc đều có khả năng của chết. Và với khả năng của chết, mọi khoảnh khắc bạn đều trở nên ngày càng sống động hơn.
Thực ra, sống chưa bao giờ chết, nhưng đó là kinh nghiệm của người biết sống là gì. Bạn chưa bao giờ thu thập đủ dũng cảm để đi ra khỏi vỏ trứng. Làm sao bạn có thể biết sống là gì, và làm sao bạn có thể biết rằng sống là bất tử? Bạn sẽ chết; sống chưa bao giờ chết. Bạn sẽ sống trong khổ bởi vì bạn là phủ định của sống, bản ngã là phủ định của sống. Phủ định bản ngã và sống sẽ xảy ra cho bạn. Do đó nhấn mạnh của mọi người vĩ đại - Jesus, Phật, Mohammed, Mahavira, Zarathustra, Lão Tử - tất cả họ đều nhấn mạnh vào một điều duy nhất: phủ định bản ngã và sống sẽ xảy ra cho bạn trong dư thừa. Nhưng bạn níu bám lấy bản ngã. Níu bám lấy bản ngã là níu bám lấy bóng tối, níu bám lấy khổ. Những lời kinh này là rất hay; cố hiểu chúng.
Người biết suy xét nhận ra rằng mọi thứ đều dẫn tới khổ bởi vì thay đổi, lo âu, kinh nghiệm quá khứ, và xung đột nảy sinh giữa ba đặc tính và năm thay đổi của tâm trí.
Sống là khổ như bạn biết nó, sống là phúc lạc như tôi biết nó. Thế thì chúng ta phải đang nói về những điều khác nhau, bởi vì làm sao sống có thể là khổ cho bạn và phúc lạc cho tôi? Chúng ta không nói về một và cùng một điều. Khi bạn nói về sống, bạn đang nói về cuộc sống trong hạt mầm, sống chỉ trong hi vọng, sống của giấc mơ, tưởng tượng; không phải là sống đích thực. Bạn nói về cuộc sống mà chỉ ham muốn nhưng không biết, mà chỉ khao khát nhưng chưa bao giờ đạt tới; cuộc sống mà thường xuyên cảm thấy ngột ngạt nhưng vẫn nghĩ rằng ngột ngạt là thoải mái; cuộc sống là địa ngục khổ nhưng bao giờ cũng nghĩ rằng cái gì đó sắp xảy ra từ địa ngục này - cõi trời sắp được sinh ra từ địa ngục này.
Làm sao cõi trời có thể được sinh ra từ địa ngục? Làm sao cực lạc có thể được sinh ra từ khổ của bạn? Không, khổ sẽ được sinh ra từ cuộc sống khổ của bạn ngày càng nhiều hơn. Đứa trẻ không khổ thế như người già trở thành vậy. Đáng phải đối lập lại chứ, bởi vì người già đã sống cuộc sống nhiều thế. Người già phải đạt tới gần đỉnh hơn, đỉnh của kinh nghiệm, của hoa. Nhưng người già chẳng ở đâu gần đó cả. Chính điều ngược lại, cuộc sống đã không phải là con sóng dâng lên, người già đã không đạt tới cõi trời nào. Thay vì thế, người già đã đi vào địa ngục ngày càng sâu hơn. Đứa trẻ dường như là ở cõi trời nhiều hơn người già. Điều này là ngớ ngẩn; nó đi ngược lại tự nhiên. Đứa trẻ chỉ là hạt mầm. Người già phải trở thành cây sồi rất cổ thụ, cây lớn; nhưng người già không vậy. Người già đã đạt tới cõi đen tối hơn của địa ngục. Dường như là cuộc sống là sự suy sụp, không phải là hiện tượng vươn lên, dường như bạn đang rơi hướng tới cõi giới ngày càng tăm tối hơn, không vươn lên hướng tới mặt trời.
Điều gì xảy ra cho người già? Đứa trẻ khổ, người già cũng khổ. Cả hai đều trên cùng con đường. Đứa trẻ mới chỉ bắt đầu cuộc hành trình và người già đã tích luỹ mọi khổ của toàn thể cuộc hành trình.
Từ địa ngục, cõi trời không được sinh ra. Nếu bạn khổ hôm nay, làm sao bạn nghĩ ngày mai có thể là hạnh phúc và phúc lạc được? Ngày mai sẽ tới từ bạn. Nó có thể tới từ đâu khác được? Ngày mai không tới từ đồng hồ; ngày mai, ngày mai của bạn tới từ bạn. Mọi ngày mai của bạn gắn lại, cộng với hôm nay, sẽ là ngày mai của bạn. Nó là số học đơn giản: hôm nay bạn bất hạnh và khổ; thế thì làm sao, làm sao có thể có chuyện ngày mai sẽ là hạnh phúc và phúc lạc được? - không thể được! Chừng nào bạn chưa chết, điều đó là không thể được. Bởi vì với cái chết của bạn, mọi ngày mai đều chết. Thế thì nó sẽ không tới từ khổ của bạn; thế thì nó sẽ là hiện tượng tươi tắn, cái gì đó xảy ra lần đầu tiên. Thế thì nó sẽ không tới từ tâm trí bạn, nó sẽ tới từ bản thể bạn. Bạn trở thành dwij, được sinh ra hai lần.
Cố hiểu hiện tượng này về khổ đi. Tại sao bạn khổ thế? Cái gì tạo ra nhiều khổ thế? Tôi quan sát bạn, tôi nhìn vào bên trong bạn; khổ chồng lên khổ, tầng nọ chồng lên tầng kia. Điều thực sự là phép màu là làm sao bạn vẫn tiếp tục sống được. Điều phải có là hi vọng mạnh hơn kinh nghiệm, mơ mạnh hơn thực tại. Bằng không, làm sao bạn có thể liên tục sống được? Bạn chẳng có gì để sống ngoại trừ hi vọng rằng ngày mai cái gì đó, bằng cách nào đó, sẽ xảy ra điều sẽ làm thay đổi mọi thứ. Ngày mai là phép màu - và điều này bạn đã từng nghĩ trong nhiều, nhiều kiếp. Hàng triệu ngày mai tới, trở thành hôm nay, nhưng hi vọng vẫn sống sót. Lần nữa hi vọng cứ tiếp tục sống. Bạn sống không phải bởi vì bạn có cuộc sống, nhưng bởi vì bạn có hi vọng.
Omar Khayam nói ở đâu đó rằng ông ấy đã hỏi các tiến sĩ lớn, các nhà thượng đế học, các tu sĩ, các triết gia, 'Tại sao con người vẫn cứ sống?' Không ai có thể trả lời được. Tất cả họ đều nhún vai. Omar Khayam nói, 'Tôi đã tới nhiều người, những người nổi tiếng về việc biết của họ, nhưng qua cùng cánh cửa tôi đều phải quay lại. Thế rồi thất vọng, không biết hỏi ai, một đêm tôi kêu với trời. Tôi hỏi trời, tôi nói với trời, 'Ngài phải đã ở đây! Ngài phải đã thấy mọi nỗi khổ đã tồn tại trong quá khứ; hàng triệu và hàng triệu khổ. Ngài phải biết tại sao mọi người cứ sống chứ!' Một âm thanh vọng tới từ trời, 'Vì hi vọng thôi.'
Hi vọng là cuộc sống duy nhất của bạn. Với sợi chỉ hi vọng bạn có thể chịu đựng mọi khổ. Với chỉ mơ ước về cõi trời, bạn quên địa ngục khắp xung quanh bạn. Bạn sống trong mơ; mơ nâng đỡ bạn. Thực tại là xấu. Tại sao nhiều khổ thế xảy ra và tại sao bạn không thể thấy được tại sao nó đang xảy ra? Tại sao bạn không thể thấy được nguyên nhân của nó?
Để tìm nguyên nhân của khổ, người ta phải dừng lảng tránh nó. Làm sao bạn có thể biết một điều nếu bạn lảng tránh nó? Làm sao bạn có thể biết một điều nếu bạn trốn đi? Nếu bạn muốn biết cái gì đó, bạn phải đương đầu với nó mặt đối mặt. Bất kì khi nào bạn khổ, bạn bắt đầu hi vọng; ngày mai lập tức trở thành quan trọng hơn hôm nay. Đây là lảng tránh. Bạn đã trốn đi và bây giờ hi vọng đang vận hành như ma tuý: bạn khổ, bạn dùng ma tuý và bạn quên đi. Bây giờ bạn say, say với hi vọng. Không có ma tuý nào như hi vọng. Không cần sa nào, không LSD nào sánh được. Hi vọng là LSD tối thượng. Bởi vì hi vọng mà bạn có thể chịu đựng mọi thứ, mọi thứ! cả nghìn địa ngục cũng không là gì.
Cơ chế hi vọng này vận hành thế nào? Bất kì khi nào bạn ở trong khổ, buồn, chán, bạn lập tức trốn khỏi nó, bạn cố quên nó. Đó là cách nó tiếp tục. Lần tiếp bạn khổ - và bạn sẽ không phải đợi lâu; khoảnh khắc bài nói của tôi kết thúc bạn sẽ vậy - đừng cố trốn thoát. Việc nói của tôi cũng vận hành như việc trốn thoát - bạn nghe tôi, bạn quên bản thân bạn. Bạn nghe tôi, bạn phải chăm chú hướng tới tôi, nhưng hướng tới bản thân bạn, bạn quay lưng lại. Bạn quên, bạn quên tình huống thực của bạn là gì. Tôi nói về phúc lạc, tôi nói về cực lạc. Đó là điều thực với tôi, nhưng với bạn nó trở thành mơ. Lần nữa nó trở thành hi vọng rằng nếu bạn thiền, nếu bạn làm việc vì nó, thế thì nó sẽ xảy ra cho bạn nữa. Đừng dùng nó như ma tuý. Bạn có thể dùng thầy như ma tuý, và bạn có thể bị nghiện thầy.
Toàn thể nỗ lực của tôi là làm cho bạn nhận biết hơn, để bất kì khi nào bạn ở trong khổ cũng không cố trốn đi. Hi vọng là kẻ thù. Đừng hi vọng, và đừng mơ chống lại thực tại. Nếu bạn buồn, thế thì nỗi buồn là thực tại. Vẫn còn cùng nó đi; ở lại cùng nó, đừng di chuyển, tập trung vào nó. Đối diện với nó, để nó hiện hữu. Đừng đi sang cái đối lập của nó. Nó sẽ là kinh nghiệm rất cay đắng lúc ban đầu, bởi vì khi bạn đối diện với nỗi buồn, nó bao quanh bạn từ mọi nơi. Bạn trở thành như hòn đảo nhỏ và nỗi buồn là đại dương khắp xung quanh - và các con sóng buồn lớn thế! Người ta cảm thấy sợ, người ta cảm thấy run rẩy tới chính bản thể. Run rẩy, sợ sệt. Chỉ đừng làm một điều - đừng chạy trốn. Cứ để nó đấy, xuyên thấu sâu vào trong nó. Nhìn, quan sát - không phán xét. Bạn đã từng làm điều đó hàng triệu kiếp sống. Chỉ quan sát, xuyên thấu vào trong nó. Chẳng mấy chốc, kinh nghiệm cay đắng sẽ không còn cay đắng thế. Chẳng mấy chốc, từ đương đầu cay đắng nảy sinh thực tại. Chẳng mấy chốc bạn sẽ di chuyển, xuyên thấu ngày càng sâu hơn - và bạn sẽ thấy nguyên nhân, nguyên nhân của khổ là gì, tại sao bạn khổ thế.
Nguyên nhân không ở bên ngoài, nó ở bên trong bạn, ẩn trong khổ của bạn. Khổ là giống hệt như khói. Ở đâu đó có lửa bên trong bạn; xuyên thấu sâu vào trong khói để cho bạn có thể thấy lửa. Không ai có thể dập được hết khói bởi vì nó là sản phẩm phụ. Nhưng nếu bạn dập lửa, khói biến mất theo cách riêng của nó. Tìm nguyên nhân, hậu quả biến mất bởi vì thế thì cái gì đó có thể được làm. Nhớ lấy, chỉ nguyên nhân mới có thể làm cho cái gì đó được làm, không bao giờ với hậu quả. Nếu bạn cứ tranh đấu với hậu quả, mọi tranh đấu là vô ích. Đó là nghĩa của phương pháp của Patanjali về prati-prasav: đi lùi lại tới nguyên nhân, xuyên thấu vào hiệu quả và đạt tới nguyên nhân. Nguyên nhân phải có đó ở đâu đó. Hiệu quả chỉ là như khói bao quanh bạn; nhưng một khi khói bao quanh bạn, bạn trốn vào trong hi vọng. Bạn mơ về ngày sẽ không có khói. Đây toàn là ngu xuẩn. Không chỉ nó là ngu xuẩn, mà còn tự tử, bởi vì đây là cách bạn bỏ lỡ nguyên nhân.
Patanjali nói 'người biết suy xét'. Từ tiếng Phạn là vivek - nó có nghĩa là nhận biết, nó có nghĩa là ý thức, nó có nghĩa là lực suy xét. Bởi vì qua nhận biết, bạn có thể suy xét giữa cái gì là cái gì: cái gì là thực, cái gì là giả, cái gì là hậu quả và cái gì là nguyên nhân.
Người biết suy xét, con người của vivek, con người của nhận biết, nhận ra rằng mọi thứ đều dẫn tới khổ.
Như bạn vậy, mọi thứ đều dẫn tới khổ. Và nếu bạn vẫn còn như bạn vậy, mọi thứ sẽ cứ dẫn tới khổ. Vấn đề không phải là thay đổi tình huống, vấn đề là sự việc bắt rễ rất sâu bên trong bạn. Cái gì đó bên trong bạn gây thất vọng cho chính khả năng của phúc lạc. Cái gì đó trong bạn cứ chống lại việc nở hoa của bạn trong trạng thái phúc lạc. Con người của nhận biết đi tới biết rằng mọi thứ đều dẫn tới khổ, mọi thứ.
Bạn đã làm mọi thứ, nhưng bạn có quan sát rằng mọi thứ dẫn tới khổ không? Nếu bạn ghét, nó dẫn tới khổ; nếu bạn yêu, nó dẫn tới khổ. Dường như không có hệ thống logic trong cuộc sống. Người ghét, nó dẫn tới khổ. Logic đơn giản sẽ nói rằng nếu ghét dẫn tới khổ thế thì yêu phải dẫn tới hạnh phúc. Thế rồi bạn yêu, và yêu cũng dẫn tới khổ. Đây là gì? Cuộc sống có tuyệt đối ngớ ngẩn, bất hợp lí không? Không có logic nào sao? Nó là hỗn độn sao? Bạn làm bất kì cái gì bạn muốn, và chung cuộc khổ tới. Dường như là khổ là con đường và mọi con đường đều dẫn tới nó. Từ bất kì đâu bạn muốn bắt đầu, bạn có thể bắt đầu: phải, trái, ở giữa; người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Jaina; đàn ông, đàn bà, hiểu biết, dốt nát, yêu, ghét, mọi thứ đều dẫn tới khổ. Nếu bạn giận nó dẫn tới khổ; nếu bạn không giận, điều đó nữa cũng dẫn tới khổ. Dường như là khổ có đó và bất kì cái gì bạn làm đều không liên quan. Chung cuộc, bạn đều đi tới nó. Tôi đã nghe một câu chuyện, và tôi bao giờ cũng thích nó.
Một nhà phân tâm tới thăm nhà thương điên. Ông ta hỏi viên giám thị về người điên đang kêu khóc và đập đầu vào tường. Anh ta có tấm hình đẹp của người phụ nữ đang cầm trong tay. Nhà phân tâm hỏi, 'Chuyện gì xảy ra cho người này?' Viên giám thị nói, 'Người này yêu người đàn bà này lắm. Anh ta phát điên vì người đàn bà đã không đồng ý lấy anh ta. Đó là lí do tại sao anh ta đã phát điên.' Logic, đơn giản, nhưng cạnh phòng anh ta là một người điên khác và anh ta cũng kêu khóc và đập đầu anh ta. Anh ta có bức ảnh của cùng người đàn bà trong tay, và anh ta nhổ vào bức ảnh và thốt ra toàn những từ tục tĩu.
Nhà phân tâm hỏi, 'Điều gì đã xảy ra cho người này? Anh ta có cùng bức ảnh. Câu chuyện là gì?' Viên giám thị nói, 'Người này cũng điên vì tình với cùng người đàn bà kia, và cô ấy đã đồng ý lấy anh ta. Đó là lí do tại sao anh ta điên.'
Dù người đàn bà bác bỏ hay chấp nhận cũng không tạo ra khác biệt gì; dù bạn có lấy hay không lấy cũng không tạo ra khác biệt gì. Tôi đã thấy những người nghèo trong khổ, tôi đã thấy những người giầu trong khổ. Tôi đã thấy những thất bại trong khổ, tôi đã thấy những người đã thành công trong khổ. Bất kì cái gì bạn làm, chung cuộc bạn đều đi tới đích, và nó là khổ. Mọi con đường có dẫn tới địa ngục không? Vấn đề là gì? Thế thì dường như không có chọn lựa.
Vâng, mọi thứ đều dẫn tới khổ - nếu bạn vẫn còn như cũ. Tôi sẽ nói cho bạn một điều khác: nếu bạn thay đổi, mọi thứ đều dẫn tới cõi trời. Nếu bạn vẫn còn như cũ, chính là bạn, không phải là điều bạn làm. Điều bạn làm là không liên quan. Sâu bên dưới, chính là bạn. Dù bạn ghét - bạn sẽ ghét - hay dù bạn yêu - bạn sẽ yêu - chính bạn người chung cuộc tạo ra hiện tượng về khổ hay cực lạc, khổ hay phúc lạc - chừng nào bạn chưa thay đổi. Chỉ thay đổi từ ghét sang yêu, từ người đàn bà này sang người đàn bà kia, ngôi nhà này sang ngôi nhà kia, sẽ chẳng ích gì. Bạn làm phí thời gian và năng lượng. Bạn phải thay đổi bản thân bạn. Tại sao mọi thứ dẫn tới khổ?
Patanjali nói:
Người biết suy xét nhận ra rằng mọi thứ đều dẫn tới khổ bởi vì thay đổi, lo âu, kinh nghiệm quá khứ...
Những lời này phải được hiểu. Trong cuộc sống, mọi thứ đều là luồng. Với luồng như vậy của cuộc sống bạn không thể mong đợi được cái gì. Nếu bạn mong đợi bạn sẽ trong khổ, bởi vì mong đợi là có khả năng chỉ trong thế giới cố định và thường hằng. Trong thế giới thăng giáng, như luồng chảy, không mong đợi nào là có thể. Bạn yêu người đàn bà; cô ấy dường như là rất, rất hạnh phúc, nhưng sáng hôm sau cô ấy không có đó. Bạn yêu cô ấy vì hạnh phúc của cô ấy, bạn yêu cô ấy vì cô ấy bao giờ cũng mỉm cười, bạn yêu cô ấy vì cô ấy có phẩm chất của vui mừng hớn hở. Nhưng sáng hôm sau, cái hớn hở đã biến mất. Phẩm chất này không còn nữa và cô ấy đã trở thành cái đối lập với cái ta riêng của cô ấy. Cô ấy khổ, giận, buồn, cãi cọ, ác ý - làm gì đây? Bạn không thể mong đợi được; mọi thứ thay đổi, mọi thứ thay đổi mọi khoảnh khắc. Mọi mong đợi của bạn đều sẽ dẫn bạn vào khổ. Bạn lấy người đàn bà đẹp, nhưng cô ấy có thể bị ốm và cái đẹp có thể biến mất. Bệnh sởi có thể xuất hiện và mặt có thể bị méo mó. Thế thì bạn sẽ chấm cái gì?
Vợ của Mulla Nasruddin một lần nói với anh ta, 'Anh dường như không yêu em nữa. Anh có nhớ, hay anh đã quên rằng trước linh mục anh đã hứa rằng anh bao giờ cũng sẽ yêu em; dù trong hạnh phúc hay trong bất hạnh, rằng anh bao giờ cũng sẽ yêu em; anh bao giờ cũng đứng cùng em trong vui thú và trong nỗi buồn?' Mulla Nasruddin nói, 'Có, anh đã hứa. Anh đã hứa và anh nhớ rõ lắm chứ: dù đó là khoảnh khắc hạnh phúc hay khoảnh khắc bất hạnh, anh sẽ ở cùng em. Nhưng anh chưa bao giờ nói với linh mục rằng anh sẽ yêu em trong tuổi già của em. Điều đó chưa bao giờ là một phần của lời hứa.'
Nhưng tuổi già tới; mọi sự thay đổi. Khuôn mặt đẹp trở thành xấu, người hạnh phúc trở thành bất hạnh, người rất mềm mỏng trở thành rất cứng rắn. Ca hát biến mất và thái độ cau có xuất hiện. Cuộc sống là một luồng và mọi thứ đều thay đổi. Làm sao bạn có thể mong đợi được? Bạn mong đợi, thế thì có khổ.
Patanjali nói, 'Bởi vì thay đổi, khổ xảy ra.' Nếu cuộc sống tuyệt đối cố định và không có thay đổi - bạn yêu một cô gái và cô gái bao giờ cũng còn mười sáu tuổi, bao giờ cũng ca hát, bao giờ cũng hạnh phúc và vui vẻ, và bạn cũng còn như cũ, các thực thể cố định - tất nhiên thế thì bạn sẽ không là người, cuộc sống sẽ không là cuộc sống. Nó sẽ là như đá, nhưng ít nhất mong đợi sẽ được đáp ứng. Nhưng có khó khăn: chán sẽ bắt nguồn từ nó, và điều đó sẽ tạo ra khổ. Thay đổi sẽ không có đó, nhưng thế thì sẽ có chán.
Nếu mọi sự không thay đổi, thế thì bạn phát chán. Nếu vợ cứ mỉm cười và mỉm cười và mỉm cười mọi ngày, mọi ngày, sau vài ngày bạn sẽ trở nên hơi chút lo nghĩ - 'Cái gì xảy ra cho người đàn bà này? Nụ cười của cô ấy là thực hay cô ấy đơn giản đóng kịch?'
Trong đóng kịch bạn có thể cứ cười. Bạn có thể tạo ra kỉ luật cho mồm. Tôi đã thấy những người thậm chí ngay cả trong ngủ cũng mỉm cười; chính khách và những kiểu người đó người phải liên tục mỉm cười. Thế thì môi của họ lấy hình dạng thường xuyên. Nếu bạn bảo họ đừng cười, họ không thể làm gì được. Họ sẽ phải mỉm cười, nó đã trở thành phương thức cố định. Nhưng thế thì chán được tạo ra, và chán sẽ dẫn bạn tới khổ.
Trong cõi trời mọi thứ đều thường hằng, không cái gì thay đổi; mọi thứ vẫn còn như nó vậy - mọi thứ đều đẹp. Bertrand Russell trong cuốn tự tiểu sử của mình viết, 'Tôi không thích đi lên thiên đường hay cõi trời vì nó sẽ quá chán.' Vâng, nó sẽ quá chán. Cứ nghĩ về một chỗ mà mọi tu sĩ, nhà tiên tri, Tirthankaras và chư phật đã tụ tập lại, và không cái gì thay đổi, mọi thứ vẫn còn tĩnh tại - không chuyển động. Nó sẽ giống như bức tranh vẽ, không thực sự sống. Bạn có thể sống trong nó được bao lâu? Russell là đúng; người ta sẽ phát chán, chán tới chết. Russell nói, 'Nếu điều này sẽ là cõi trời, thế thì địa ngục là được ưa chuộng. Ít nhất thay đổi nào đó sẽ có đó.'
Trong địa ngục mọi thứ đều thay đổi, nhưng thế thì không mong đợi nào có thể được hoàn thành. Đây là rắc rối với tâm trí. Nếu cuộc sống là luồng, mong đợi không thể nào được hoàn thành. Nếu cuộc sống là hiện tượng cố định, mong đợi có thể được hoàn thành nhiều tới mức người ta cảm thấy chán. Thế thì sẽ không có điều thú vị, nhiệt tình. Mọi thứ sẽ trở thành đờ đẫn, nhạt nhẽo - không xúc động, không kích động, không cái gì mới xảy ra. Trong cuộc sống này nơi bạn đang sống, thay đổi tạo ra khổ, lo. Bao giờ cũng có lo âu bên trong bạn, tôi nói bao giờ. Nếu bạn nghèo, có lo âu: làm sao đạt tới giầu? Nếu bạn trở nên giầu, có lo âu: bây giờ làm sao giữ được cái bạn đã đạt tới? Bao giờ cũng có sợ kẻ cắp, kẻ cướp, và chính phủ - mà là cướp có tổ chức thôi - đóng thuế, và người cộng sản bao giờ cũng tới. Nếu bạn nghèo bạn trong lo âu: làm sao đạt tới giầu? Nếu bạn đã đạt tới bạn lại trong lo âu: làm sao giữ được cái bạn đã đạt tới? Nhưng lo âu tiếp tục.
Mới hôm nọ một đôi tới tôi và người đàn ông nói, 'Nếu tôi sống cùng người đàn bà có lo âu, bởi vì nó là cãi cọ liên tục. Tôi không hạnh phúc. Nếu tôi không sống cùng người đàn bà này, vẫn lo âu tiếp tục; tôi một mình.' Không có người đàn bà, thế thì đơn độc trở thành lo âu. Có người đàn bà, người kia đem vấn đề của người đó tới. Và vấn đề không gấp đôi lên khi hai người gặp gỡ, chúng được nhân lên. Đàn ông không thể sống một mình vì đơn độc tạo ra lo âu. Đàn ông không thể sống cùng đàn bà, vì đàn bàn tạo ra lo âu. Cùng điều đó là đúng cho đàn bà nữa. Lo âu đã trở thành phong cách của cuộc sống của bạn; bất kì cái gì xảy ra, lo âu vẫn còn lại. Kinh nghiệm quá khứ, samskaras, tạo ra khổ bởi vì bất kì khi nào bạn di chuyển qua kinh nghiệm, điều đó tạo ra đường mòn trong bạn. Nếu kinh nghiệm được lặp lại nhiều, nhiều lần, đường mòn trở thành ngày một sâu hơn. Thế thì nếu cuộc sống di chuyển theo cách khác, và năng lượng không chảy trong đường mòn đó của kinh nghiệm quá khứ của bạn, bạn cảm thấy không được hoàn thành. Nhưng nếu cuộc sống liên tục như cũ, và năng lượng cứ chảy từ cùng đường mòn, bạn cảm thấy chán. Thế thì bạn muốn kích động. Nếu kích động không có đó, bạn cảm thấy, 'Ích lợi gì mà cứ sống?'
Bạn không thể ăn cùng thức ăn mọi ngày được. Tôi có thể ăn cùng thức ăn; bỏ tôi ra. Bạn không thể ăn cùng thức ăn mọi ngày. Nếu bạn ăn cùng thức ăn bạn cảm thấy thất vọng vì cùng thức ăn mọi ngày làm mất hương vị, kích động. Nếu bạn đổi thức ăn mọi ngày, điều đó nữa sẽ tạo ra lo âu và rắc rối, bởi vì thân thể phải điều chỉnh theo thức ăn. Và nếu mọi ngày bạn thay đổi, hoá chất thân thể thay đổi và thân thể cảm thấy không thoải mái. Thân thể cảm thấy thoải mái nếu bạn ăn cùng thức ăn, nhưng thế thì tâm trí không cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn sống qua thói quen quá khứ của bạn, thân thể bao giờ cũng cảm thấy thoải mái, bởi vì thân thể là cái máy. Nó không khao khát cái mới, nó đơn giản muốn như cũ. Thân thể cần thường lệ. Tâm trí bao giờ cũng cần thay đổi, bởi vì bản thân tâm trí là hiện tượng luồng chảy. Thậm chí không một khoảnh khắc nào tâm trí vẫn còn như cũ; nó cứ thay đổi.
Tôi đã nghe nói rằng công tước Byron được người ta nói đã sống với hàng trăm đàn bà. Ít nhất sáu mươi đàn bà là tuyệt đối được biết tới; có bằng chứng rằng ông ấy đã yêu sáu mươi đàn bà. Ông ấy không yêu lâu lắm, cho nên ông ấy phải đổi đàn bà vào các ngày luân phiên. Nhưng một người đàn bà đã nắm được ông ấy và cô ấy buộc ông ấy phải lấy cô ấy. Cô ấy sẽ không chịu chừng nào ông ấy chưa lấy cô ấy, cô ấy sẽ không cho thân thể cô ấy chừng nào ông ấy chưa lấy cô ấy. Cô ấy biết rằng ông ấy đã từng trong chuyện tình với nhiều đàn bà. Và một khi ông ấy đã làm tình với một người đàn bà, ông ấy đơn giản quên người đàn bà đó hoàn toàn - được kết thúc. Đó là tâm trí của nhà thơ lãng mạn, và nhà thơ chưa bao giờ chung thuỷ. Họ không thể thế được; họ sống cùng tâm trí. Tâm trí của họ là một luồng, như thơ ca của họ. Nó là hiện tượng rung động. Người đàn bà này cứ khăng khăng, cô ấy bướng bỉnh, cho nên Byron phải nhường; ông ấy phải lấy cô ấy. Cô ấy trở nên rất quyến rũ với ông ấy bởi vì cô ấy không nhường. Điều đó trở thành vấn đề bản ngã của ông ấy.
Khi họ bước ra khỏi nhà thờ, chuông nhà thờ vẫn còn ngân vang, và khách khứa bắt đầu ra về. Họ đang ở bậc cửa nhà thờ và Byron cầm tay người đàn bà này, người đàn bà mới cưới. Ông ấy thậm chí còn chưa làm tình với cô ấy, và đột nhiên ông ấy thấy một người đàn bà khác đi qua đường. Ông ấy quên luôn người đàn bà ông ấy còn đang cầm tay hoàn toàn, và ông ấy nói với người đàn bà này, 'Điều này thật tuyệt diệu, nhưng một khoảnh khắc khi anh thấy người đàn bà kia đi qua, anh quên em hoàn toàn, cả hôn nhân của anh và mọi thứ. Tay em không còn ở trong tay anh; anh đã không biết về điều đó.' Người đàn bà này cũng đã thấy điều đó; bạn không thể lừa được đàn bà. Ngay cả trước khi bạn đã nhìn sang người đàn bà khác, họ biết chứ. Chính việc thoáng qua ý tưởng này trong tâm trí bạn, và họ phát hiện được nó. Họ là những thám tử vĩ đại, người phát hiện nói dối. Người đàn bà này cũng đã thấy điều đó, và cô ấy nói, 'Em biết rồi.'
Đây là tâm trí. Ông ấy bây giờ được kết thúc với người đàn bà đó, đã cưới và đã kết thúc, đã đạt tới và được kết thúc. Không còn kích động nào bây giờ. Bây giờ cô ấy bị sở hữu, một tài sản. Thách thức có đó không còn nữa.
Thách thức tạo ra lo âu bởi vì bạn phải tranh đấu theo cách của bạn. Thế thì khi bạn đã đạt tới, đã sở hữu, nó tạo ra lo âu khác: lo âu rằng bạn bị kết thúc. Toàn thể câu chuyện không còn nữa. Nó đã thành chán, đã chết rồi. Lo âu bao giờ cũng có đó bởi vì cách bạn sống tạo ra lo âu. Bạn không thể được thoả mãn. Qua các kinh nghiệm quá khứ, samskaras, bạn trở nên được hoà điệu với hiện tượng đặc biệt và tâm trí nói rằng kích động được cần, thay đổi được cần. Thế thì toàn thân bị rối loạn. Thế thì điều đó nữa tạo ra lo âu.
...và xung đột nảy sinh giữa ba đặc tính và năm thay đổi của tâm trí.
Thế thì có tranh đấu liên tục giữa thay đổi tâm trí và ba đặc tính mà người Hindu nói thiết lập nên bản thể bạn. Họ nói rằng sattva, rajas, và tamas là ba thành tố của nhân cách con người. Sattva là thuần khiết nhất, chính bản chất của mọi điều tốt, của mọi thuần khiết, của mọi thánh thiện, yếu tố linh thiêng nhất trong bạn. Thế rồi có rajas, yếu tố năng lượng, cường tráng, mạnh mẽ, sức mạnh; và tamas, yếu tố của lười biếng, quán tính và entropy. Ba điều này cấu thành nên bản thể bạn. Và dường như là người Hindus có cái nhìn sáng suốt lớn vào trong nó, bởi vì đây là ba điều mà các nhà vật lí nói nó là các thành tố của vật chất, của chính năng lượng nguyên tử. Họ có thể gọi nó là điện tử, proton, và neutron, nhưng đó là những khác biệt chỉ về tên gọi thôi. Người Hindu gọi nó là sattva, rajas và tamas. Các nhà khoa học đồng ý rằng ba kiểu đặc tính này là được cần cho vật chất tồn tại, hay cho bất kì cái gì tồn tại. Người Hindu nói rằng ba đặc tính này là được cần cho nhân cách tồn tại; không chỉ cho nhân cách, mà cho toàn thể sự tồn tại để tồn tại.
Patanjali nói rằng ba thứ này là chống lại lẫn nhau và điều đó tạo ra rắc rối. Và ba thứ này là ở trong bạn. Yếu tố lười biếng có đó, bằng không bạn sẽ không có khả năng ngủ. Mọi người chịu chứng mất ngủ bởi vì yếu tố tamas không có trong họ với đủ lượng. Đó là lí do tại sao thuốc ngủ có ích, bởi vì thuốc ngủ là hoá chất tạo ra tamas. Nó tạo ra tamas trong bạn, lười biếng. Nếu mọi người quá rajas, quá đầy cường tránh và năng lượng, họ không thể ngủ được. Đó là lí do tại sao ở phương Tây mất ngủ bây giờ đã trở thành vấn đề phổ quát. Ở phương Tây có quá nhiều rajas, yếu tố năng lượng. Đó là lí do tại sao phương Tây đã thống trị khắp thế giới. Một nước nhỏ như nước Anh liên tục thống trị nửa thế giới. Họ phải đã rất rajas. Một nước như Ấn Độ với sáu trăm triệu người bây giờ vẫn còn nghèo; có nhiều người chả làm gì cả. Họ trở nên ngày một nặng gánh hơn. Họ không phải là tài sản, họ là gánh nặng lên đất nước. Có quá nhiều tamas, lười biếng. Và thế rồi có sattva cái chống lại cả hai cái kia. Ba yếu tố này thiết lập nên bạn. Và chúng tất cả đều đi theo ba chiều khác nhau. Chúng được cần tới, chúng tất cả đều được cần tới trong tính đối lập của chúng bởi vì qua căng thẳng của chúng bạn tồn tại. Nếu căng thẳng của chúng bị mất, nếu chúng trở nên hài hoà, chết sẽ xuất hiện. Người Hindu nói rằng khi ba yếu tố này đang trong căng thẳng, sự tồn tại tồn tại, có sáng tạo; khi ba yếu tố này đi tới hài hoà, sự tồn tại tan biến, có pralaya, có huỷ sáng tạo. Cái chết của bạn không là gì ngoài ba yếu tố này đi tới hài hoà trong thân thể - thế thì bạn chết. Nếu chính căng thẳng không có đó, làm sao bạn có thể sống được?
Đây là vấn đề: bạn không thể sống được nếu thiếu ba căng thẳng này - bạn sẽ chết. Và bạn không thể sống được cùng chúng bởi vì chúng là đối lập và chúng kéo bạn đi theo các hướng khác nhau. Nhiều lần bạn phải cảm thấy rằng bạn đang bị kéo đi theo các hướng khác nhau. Một phần của bạn nói, 'Phải tham vọng'; phần khác nói, 'Tham vọng sẽ tạo ra lo âu. Thay vì thế, thiền, cầu nguyện, trở thành sannyasin đi.' Một phần nói rằng tội lỗi là đẹp, tội lỗi có hấp dẫn, lực từ trong nó: ‘Tận hưởng đi, bởi vì sớm hay muộn chết sẽ nắm quyền. Cát bụi về với cát bụi và chẳng cái gì còn lại. Tận hưởng trước khi cái chết nắm quyền, đừng bỏ lỡ.' Một phần của bạn nói điều này và phần khác của bạn nói, 'Chết đang tới, mọi thứ là vô tích sự. Phỏng có ích gì mà tận hưởng?' Đây không phải là cùng phần của bạn đang nói. Bạn có ba phần trong bạn. Thực ra có ba bản ngã, ba cá nhân trong bạn.
Patanjali nói, như Mahavira nói, rằng con người là đa tâm lí. Bạn không có một tâm lí, bạn có ba tâm trí; và ba tâm trí có thể trở thành ba nghìn qua việc hoán vị, tổ hợp. Bạn có nhiều tâm trí, bạn là đa tâm trí; từng tâm trí đều kéo bạn đi đâu đó khác. Bạn là đám đông. Tất nhiên, làm sao bạn có thể thoải mái được, làm sao bạn có thể phúc lạc được? Bạn giống như xe bò kéo bị kéo đi theo các hướng khác nhau bởi nhiều con bò, con này đóng ách lên bắc, con nọ đóng ách sang tây, và con kia đóng ách xuống nam đồng thời. Nó không thể đi đâu được. Nó sẽ tạo ra nhiều ầm ĩ và, chung cuộc, sụp đổ, nhưng nó không thể đạt tới chỗ nào cả. Đó là lí do tại sao cuộc sống của bạn vẫn còn là cuộc sống trống rỗng. Ba điều này đang trong xung đột, và thế thì những thay đổi của tâm trí, vrittis, là trong xung đột với gunas.
Chẳng hạn, tôi biết một người là người rất lười. Và người đó bảo tôi, 'Nếu tôi không có vợ, tôi chắc đã nghỉ ngơi được. Tôi có đủ tiền, nhưng bà vợ này cứ buộc tôi phải làm việc. Chưa bao giờ đủ cho bà ấy.' Thế rồi người vợ chết. Cho nên tôi bảo người này, 'Anh phải hạnh phúc rồi. Sao anh khóc? Anh hạnh phúc chứ! Anh được kết thúc với bà vợ này, và bây giờ anh có thể nghỉ ngơi.' Nhưng anh ta khóc lóc và kêu như đứa trẻ. Anh ta nói, 'Bây giờ tôi cảm thấy đơn độc. Và điều đó trở thành thói quen.' Vợ và chồng trở thành thói quen. Anh ta nói, 'Bây giờ nó đã trở thành thói quen. Bây giờ tôi không thể ngủ được mà không có người đàn bà.' Tôi bảo anh ta, 'Bây giờ đừng ngu nữa! Đừng cố lấy vợ nữa, bởi vì cả đời anh đã khổ rồi, và người đàn bà khác sẽ lại là đàn bà thôi - cô ấy sẽ ép buộc anh. Lần nữa tiền của anh sẽ không đủ.'
Tôi đã nghe nói về một người rất giầu, Rothschild. Ai đó hỏi ông ta, 'Làm sao ông đạt được nhiều của cải thế? Làm sao ông có thể đạt tới được? Ham muốn là gì? Làm sao ông đã trở thành tham vọng thế?' Ông ấy đã được sinh ra là người nghèo, và thế rồi ông ấy trở thành người giầu nhất thế giới. Ông ấy nói, 'Chính bởi vợ tôi đấy. Tôi đã cố để đạt tới nhiều của cải nhất có thể được bởi vì tôi muốn biết liệu vợ tôi có được thoả mãn hay không. Tôi đã thất bại - bà ấy bao giờ cũng đòi hỏi nhiều hơn. Đã có cạnh tranh giữa chúng tôi. Tôi đã cố đạt tới ngày càng nhiều hơn, và tôi đã muốn thấy một ngày nào đó khi bà ấy sẽ nói, "Thế là đủ rồi." Bà ấy chưa bao giờ nói điều đó. Bởi vì cạnh tranh đó tôi tiếp tục kiếm tiền, tiếp tục kiếm tiền một cách điên khùng. Bây giờ tôi đã đạt tới nhiều của cải tới mức tôi không biết phải làm gì, nhưng vợ tôi vẫn không thoả mãn. Nếu một hôm tôi muốn thảnh thơi và không dậy sớm buổi sáng, bà ấy tới và nói, "Có chuyện gì vậy? Anh không đi tới văn phòng à."'
Tôi bảo người này, 'Đừng chui vào bẫy lần nữa. Cả đời anh đã từng muốn nghỉ ngơi, và thậm chí bây giờ bà ấy vẫn ở đây.'
Người lười muốn nghỉ ngơi, nhưng khi người đó sống với vợ, một thay đổi xảy ra trong tâm trí. Bây giờ người đàn bà trở thành một phần của bản thể người đó. Người đó không thể sống mà thiếu cô ấy vì có thể cô ấy tranh đấu mọi ngày, nhưng điều đó nữa cũng trở thành một phần của thói quen. Nếu không có ai để tranh đấu khi người đó về nhà, người đó sẽ không cảm thấy như ở nhà.
Tôi đã nghe nói rằng Mulla Nasruddin đi vào nhà hàng. Cô phục vụ nói, 'Ông cần gì, tôi sẵn sàng làm.' Anh ta là khách hàng đầu tiên hôm đó, và nó là nhà hàng ở Ấn Độ. Khách hàng đầu tiên phải được đối đãi và đón chào như khách, bởi vì anh ta bắt đầu một ngày. Mulla Nasruddin nói, 'Đối xử với tôi theo cách như ở nhà. Đem mọi thứ tới.' Cô phục vụ đem mọi thứ tới, bất kì cái gì anh ta gọi: cà phê, thế này thế nọ. Thế rồi cô ấy hỏi, 'Còn gì khác nữa không ạ?' Mulla Nasruddin nói, 'Bây giờ ngồi trước tôi và cằn nhằn đi. Tôi cảm thấy nhớ nhà.'
Cho dù vợ tranh đấu mọi ngày, điều đó trở thành thói quen. Bạn không thể đảm đương được việc mất nó, bạn thiếu nó. Tôi bảo người này, 'Đừng bận tâm nữa bây giờ. Đó chỉ là thay đổi của tâm trí, thói quen. Anh là người lười.'
Với người lười, brahmacharya là tốt nhất. Họ nên vẫn còn vô dục. Họ có thể nghỉ ngơi, thảnh thơi và làm bất kì cái gì họ muốn làm với bản thân họ. Họ có thể làm điều riêng của họ và không ai có đó để mà cằn nhằn. Anh ta nghe tôi. Điều đó là khó, nhưng anh ta đã nghe tôi. Sau hai năm, anh ta về hưu thôi làm dịch vụ, cho nên tôi nói, 'Bây giờ anh hoàn toàn thoải mái nhé; bây giờ anh nghỉ ngơi. Cả đời mình anh đã từng nghĩ về nó.' Anh ta nói, 'Điều đó đúng. Nhưng bây giờ sau bốn mươi năm làm việc, nó đã trở thành thói quen rồi, và tôi không thể vẫn còn không bận bịu được.'
Người về hưu chết sớm hơn là họ sẽ chết một cách nguyên gốc gần mười năm. Nếu một người sẽ chết ở tuổi tám mươi, về hưu ở tuổi sáu mươi, người đó sẽ chết lúc bẩy mươi. Không bận rộn - làm gì đây? - người ta chết dần.
Thói quen được hình thành và tâm trí lấy những thay đổi. Bạn lười nhưng bạn phải làm việc, cho nên tâm trí đã trở nên quen với làm việc. Bây giờ bạn không thể thảnh thơi. Cho dù bạn về hưu bạn vẫn không thể ngồi được, bạn không thể thiền được, bạn không thể nghỉ ngơi được, bạn không thể đi vào giấc ngủ được. Tôi thấy rằng mọi người bất ổn vào ngày nghỉ hơn ngày thường. Chủ nhật là ngày khó khăn; họ không biết phải làm gì. Vào sáu ngày làm việc, họ chờ đợi ngày chủ nhật. Trong sáu ngày họ hi vọng rằng chủ nhật tới: ‘Một ngày nữa chủ nhật sẽ tới, và thế thì chúng ta sẽ nghỉ ngơi.' Và từ ngay chính sáng chủ nhật, họ đâm ra lúng túng về làm cái gì.
Ở phương Tây, mọi người bắt đầu chủ nhật hay chuyến đi nghỉ cuối tuần: họ đi ra biển hay đi lên núi. Có chạy xô điên khùng khắp cả nước; mọi người đều chạy đi đâu đó. Không ai nghĩ rằng mọi người khác sẽ đi ra biển, cho nên họ đi đâu? - cả thị trấn sẽ ở đó. Chắc sẽ là tốt hơn nếu họ vẫn còn ở nhà. Điều đó chắc sẽ là giống biển nhiều hơn. Bạn một mình và cả thị trấn đi rồi. Mọi người đã đi ra bãi biển. Và nhiều tai nạn hơn xảy ra vào ngày nghỉ, mọi người mệt mỏi hơn. Họ lái xe hàng trăm dặm tới đó và hàng trăm dặm trở về, và họ mệt mỏi. Tôi đã nghe nói rằng vào chủ nhật, mọi người bị mệt tới mức thứ hai, thứ ba và thứ tư, ba ngày này họ phải nghỉ ngơi và hồi sinh lại tinh thần, và trong ba ngày họ chờ đợi và lại hi vọng vào chủ nhật. Khi chủ nhật tới lần nữa, họ lại mệt.
Mọi người không thể nghỉ ngơi bởi vì nghỉ ngơi cần thái độ khác. Nếu bạn lười và bạn làm việc, tâm trí sẽ tạo ra cái gì đó. Nếu bạn không lười, thế nữa tâm trí sẽ tạo ra cái gì đó. Tâm trí và gunas của bạn bao giờ cũng trong xung đột. Patanjali nói rằng đây là những lí do mọi người trong khổ. Vậy phải làm gì? - làm sao bạn có thể thay đổi các nguyên nhân này? Chúng có đó, chúng không thể bị thay đổi. Duy nhất bạn có thể được thay đổi.
Khổ tương lai là được tránh.
Đừng nghĩ về quá khứ. Quá khứ đã kết thúc bạn không thể hoàn tác được nó. Nhưng khổ tương lai có thể được tránh, phải được tránh. Làm sao để tránh nó?
Móc nối giữa người thấy và cái được thấy mà tạo ra khổ, sẽ bị phá vỡ.
Bạn phải là nhân chứng cho gunas, các thuộc tính, những sửa đổi của tâm trí, các thủ đoạn của tâm trí, trò chơi, bẫy của tâm trí, thói quen, samskaras, quá khứ, tình huống thay đổi, các mong đợi: bạn phải nhận biết về tất cả những điều này. Bạn phải nhớ chỉ một điều: người thấy không là cái được thấy. Bất kì cái gì bạn có thể thấy, bạn không là cái đó. Nếu bạn có thể thấy thói quen lười biếng của bạn, bạn không phải là cái đó. Nếu bạn có thể thấy thói quen của bạn thường xuyên bận bịu, bạn không phải là cái đó. Nếu bạn có thể thấy các ước định quá khứ của bạn, bạn không là những ước định đó. Người thấy không phải là cái được thấy. Bạn là nhận biết và nhận biết là siêu việt lên trên mọi cái nó có thể thấy. Người quan sát ở bên ngoài cái được quan sát.
Bạn là tâm thức siêu việt. Đây là vivek, đây là nhận biết. Đây là điều vị Phật đạt tới và vẫn còn trong đó thường xuyên. Điều đó sẽ không phải là khả năng cho bạn đạt tới nó thường xuyên, nhưng cho dù những khoảng khắc bạn có thể vươn lên tới người thấy và ở bên ngoài cái được thấy, đột nhiên, khổ sẽ biến mất. Đột nhiên, mây sẽ không có trên trời và bạn có thể có chút thoáng nhìn về trời xanh - tự do mà nó cho và phúc lạc tới qua nó. Lúc ban đầu, chỉ trong các khoảnh khắc điều đó mới là có thể. Nhưng dần dần, khi bạn trưởng thành trong nó, khi bạn bắt đầu cảm thấy nó, khi bạn thấm đẫm tinh thần của nó, nó sẽ ngày một nhiều hơn ở đó. Một ngày sẽ tới khi đột nhiên không mây nào còn lại nữa; người thấy đã đi ra ngoài. Đây là cách khổ tương lai có thể được tránh.
Trong quá khứ bạn đã khổ, trong tương lai sẽ không cần phải khổ. Nếu bạn khổ, bạn sẽ chịu trách nhiệm. Và đây là chìa khoá, chìa khoá chủ: bao giờ cũng nhớ rằng bạn ở bên ngoài. Nếu bạn có thể thấy được thân thể bạn, thế thì bạn không là thân thể. Nếu bạn nhắm mắt lại và bạn có thể thấy ý nghĩ của bạn, thế thì bạn không phải là các ý nghĩ - bởi vì làm sao người thấy có thể là cái được thấy? Người thấy bao giờ cũng ở bên ngoài. Người thấy là chính cái bên ngoài, chính cái siêu việt.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post