Chương 10. Thiền, linh hồn của sùng kính

Chương 10. Thiền, linh hồn của sùng kính

Price:

Read more

Osho - Mưa không mây
Giảng về bài thơ của người đàn bà chứng ngộ, Sahajo
Chương 10. Thiền, linh hồn của sùng kính

Câu hỏi thứ nhất:
Bản chất của việc tìm kiếm tâm linh dường như nằm ngoài hiểu biết của tôi. Đôi khi tất cả việc tìm kiếm dường như vô ích, và vào khoảnh khắc đó tôi kinh nghiệm thảnh thơi lớn lao. Nhưng trong khoảnh khắc khác, và với cùng một cường độ, tôi cảm thấy rằng đích còn xa lắm và thậm chí là cuộc hành trình này còn chưa bắt đầu. Việc tìm kiếm tâm linh có tiếp tục như thế này không?
Chân lí là gần, gần hơn cái gần nhất. Và nó cũng là xa xôi, xa hơn cái xa nhất. Nó là gần bởi vì nó là bản tính của bạn, nó là xa bởi vì nó là bản tính của toàn thể sự tồn tại. Một giọt nước là đại dương và nó cũng không phải là đại dương. Một giọt nước là đại dương bởi vì cái ở trong giọt nước là ở trong đại dương ở qui mô bao la hơn. Một giọt nước không là đại dương bởi vì giọt nước có giới hạn, nhưng đâu là giới hạn của đại dương?
Một ngày nào đó việc tìm kiếm tâm linh sẽ đem bạn tới một điểm mà dường như là mọi thứ đều đã đạt tới và cũng là không cái gì được đạt tới. Nếu bạn nhìn vào bản thân bạn, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ đã được đạt tới; nếu bạn nhìn vào chân lí bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc hành trình còn chưa được bắt đầu. Và kinh nghiệm này là tốt, nó là một chỉ dẫn rằng bạn đã đạt tới một điểm rất có giá trị. Những người cảm thấy rằng mọi thứ đều đã được đạt tới và đồng thời không cảm thấy rằng không cái gì đã được đạt tới, đang dùng việc đạt được này như một thứ nuôi dưỡng cho bản ngã. Những người cảm thấy rằng không cái gì đã được đạt tới và đồng thời không cảm thấy rằng mọi thứ đều đã được đạt tới, cảm giác của họ là thất vọng cho bản ngã. Nếu bản ngã thành công, thế thì nó nói rằng mọi thứ đều đã đạt được; nếu nó thất vọng, thế thì nó nói rằng mọi thứ đã bị mất. Nhưng ngôn ngữ của bản ngã không là được hay mất, nó chọn một trong hai điều này. Trong khoảnh khắc của vô ngã, khi bạn trở thành trống rỗng, thế thì được và mất có cùng một nghĩa. Chỉ thế thì điều bí ẩn lớn nhất của cuộc sống mới được kinh nghiệm. Khi bạn có kinh nghiệm này, đừng sợ. Gọi nó là khoảnh khắc may mắn đi. Nhảy múa, và tràn đầy lòng biết ơn.
Bạn cũng có thể cảm thấy rằng cuộc hành trình vẫn còn chưa bắt đầu nữa. Điều hay là cảm thấy theo cách này, bởi vì làm sao cuộc hành trình hướng về điều thiêng liêng có thể bắt đầu được? Bất kì cái gì bắt đầu phải đi đến kết thúc. Khi bạn bắt đầu cuộc hành trình tới điều thiêng liêng điều đó nghĩa là bạn đang quan tâm tới việc kết thúc nó. Bắt đầu cuộc hành trình nghĩa là bạn đã tạo ra một giới hạn cho nó. Bạn đã bắt đầu tại đầu này và đầu kia sẽ xảy ra một ngày nào đó; đấy chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng bạn chắc chắn sẽ đặt ra một giới hạn lên điều thiêng liêng.
Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đã đạt tới thế thì bạn có thể đã tới cái gì đó mà không thể là điều thiêng liêng được. Cái mà bạn có thể giữ trong nắm tay bạn không thể là cõi bên kia được. Cái mà có thể bị chứa trong nắm tay bạn, trong lời bạn, trong giới hạn của tâm trí bạn và cái trở thành kinh nghiệm của bạn, không thể là điều thiêng liêng được. Nó có thể là tưởng tượng của bạn hay một khái niệm tinh thần nào đó. Nó có thể là một Krishna, một Christ, một Phật hay một Mahavira - một thứ trong tưởng tượng của bạn. Nó có thể là triết lí của bạn về các lí thuyết về linh hồn, linh hồn vũ trụ và brahman, nhưng không phải là chân lí.
Chân lí đã được đạt tới rồi. Và chưa bao giờ xảy ra là bạn cảm thấy rằng bạn đã biết nó một cách toàn bộ. Bạn có thể có nếm trải về nó nhưng cơn đói không bao giờ chấm dứt. Và khi cơn đói được thoả mãn, nó phát triển ngày càng nhiều hơn. Dường như là ai đó đang đổ ghee, bơ đã được làm thuần khiết, vào lửa: từ phía này dường như là cơn khát của lửa đã được dịu đi, nhưng từ phía kia cơn khát của nó dường như tăng thêm. Đó là lí do tại sao người yêu điều thiêng liêng dường như tuyệt đối điên. Một mặt anh ta nói rằng điều thiêng liêng là ở đây và bây giờ, và mặt khác anh ta ra sức để đạt tới nó. Với phàm nhân điều đó dường như phi logic: nếu điều thiêng liêng mà đã được đạt tới rồi, thế thì dừng mọi việc nói này về đạt được nó đi. Và nếu nó là bản chất cố hữu của bạn thế thì nó không bao giờ có thể được tìm thấy. Làm sao bạn có thể thấy cái mà bạn không là?
Với phàm nhân người tôn giáo bao giờ cũng dường như điên. Anh ta đang cố gắng để đạt tới trong tương lai cái mà anh ta nói anh ta đã có rồi, hay anh ta đang cố gắng đạt tới cái mà không có cách nào đạt tới nó hoàn toàn. Anh ta đang đi trên cuộc hành trình mà dường như phải bắt đầu nhưng không có kết thúc. Khi bạn bắt đầu kinh nghiệm những khoảnh khắc như thế và bạn cảm thấy được bao quanh bởi hương thơm này, thế thì hạnh phúc rằng bạn có cả hai cảm giác đó. Đừng chọn lựa. Bạn có thể nói, “Mình đã đạt tới, và mình vẫn phải tìm kiếm.”
Một nhà tư tưởng Mĩ rất vĩ đại, Alfred Whithead, đã đưa ra một số phát biểu rất có giá trị. Tôi sẽ kể cho bạn một số trong chúng. Phát biểu đầu tiên là: “Tôn giáo là việc tìm cái không bao giờ hết. Nó dường như là bắt đầu, nhưng nó không bao giờ dường như kết thúc.” Tôn giáo là niềm hi vọng dường như giống ngôi sao bắc cực trên bầu trời xa xăm - nó mời chào, nhưng bạn không bao giờ có thể đạt tới nó cả. Tôn giáo dường như là có thể hiểu được, nhưng bất kì ai hiểu nó cũng cảm thấy rằng việc hiểu là điều không thể được. Nó là bí ẩn. Đây là lí do tại sao tôn giáo được gọi là bí ẩn. Nếu bạn cố gắng giải quyết nó, bạn sẽ được giải quyết, nhưng bạn sẽ không có khả năng giải quyết nó. Bạn sẽ trở nên thảnh thơi, bạn sẽ trở nên hoàn toàn không nặng gánh, bạn sẽ nhảy múa trong niềm vui tối thượng - nhưng bí ẩn sẽ vẫn còn là bí ẩn.
Và nếu không quá phiền nhiễu cho bạn, thế thì để tôi nói rằng sẽ có nhiều bí ẩn nữa vào ngày bạn biến mất và không người tìm kiếm nào còn lại đằng sau, ngoại trừ điều bí ẩn mà bạn đã cảm nhận khi bạn bắt đầu cuộc hành trình. Vào ngày đó, bí ẩn sẽ biểu lộ trong tính toàn bộ của nó. Vào ngày đó, bí ẩn sẽ mưa rào từ khắp mọi nơi. Khoa học phá huỷ bí ẩn. Điều khoa học khám phá ra là được biết mãi mãi, lục vấn chấm dứt. Vậy mà tôn giáo bao giờ cũng mở ra cánh cửa mới vào cái chúng ta đã biết. Chúng ta có thể đi qua một cánh cửa và mười cánh cửa nữa sẽ xuất hiện. Cây của tôn giáo, các nhánh và nhánh con của nó, cứ trải rộng ra vô hạn. Con người đi vào trong bí ẩn tôn giáo nhưng không bao giờ ra khỏi nó.
Việc xảy ra này là đẹp. Nếu bạn cảm thấy theo cách này, coi nó là ân huệ của điều thiêng liêng. Và việc tìm kiếm tâm linh cứ tiếp diễn như thế này.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy đã nói rằng suy nghĩ là cản trở cho việc thấy, và rằng hiểu biết cũng có thể là cản trở. Vậy suy nghĩ và hiểu biết chẳng lẽ không hữu dụng gì trong việc nhận ra chân lí sao?
Hữu dụng duy nhất cho ý nghĩ là để hiểu cái vô tích sự của ý nghĩ. Trí huệ duy nhất trong hiểu biết là hiểu rằng hiểu biết là không đủ. Cũng giống như bạn khều chiếc gai này bằng chiếc gai khác, theo cùng cách đó bạn có thể loại bỏ ý nghĩ này bằng ý nghĩ khác. Ngần ấy là có thể làm được.
Không ai có thể đạt tới chân lí bằng suy nghĩ. Suy nghĩ là cản trở cho việc kinh nghiệm chân lí. Nếu bạn loại bỏ cản trở này, thế thì bạn có thể nói rằng theo nghĩa nào đó suy nghĩ cũng có ích: bây giờ cản trở không có đó, nó đã bị loại bỏ - nó cho ích lợi ngần đó. Những người là nhà tư tưởng bình thường vẫn còn bị vướng vào trong các ý nghĩ. Những người là nhà tư tưởng lớn, họ trở nên tự do khỏi suy nghĩ. Khi suy nghĩ đi sâu, thế thì vấn đề sớm trở nên rõ ràng là sẽ không thể biết được qua suy nghĩ. Nghĩ mà xem: bạn không biết Thượng đế, bạn không có kinh nghiệm về chân lí, bạn không có hiểu biết nào về cuộc sống là gì - bạn sẽ làm gì bởi suy nghĩ? Làm sao bạn có thể nghĩ về chúng được? Làm sao bạn sẽ nghĩ về chân lí này mà bạn không biết chút nào? Bạn có thể lặp lại kinh sách vay mượn, nhưng phát biểu của ai đó, nhưng làm sao bạn có thể gọi đây là suy nghĩ? Nó sẽ chỉ là việc lặp lại mà thôi. Làm sao bạn sẽ có khả năng thêm cái gì đó mới vào cho nó?
Suy nghĩ chưa bao giờ là nguyên bản. Suy nghĩ bao giờ cũng cũ rích và nhạt nhẽo. Suy nghĩ chưa bao giờ mới, nó không thế được. Nếu tôi yêu cầu bạn suy nghĩ về cái gì đó mà bạn không biết, làm sao bạn nghĩ được về nó? Biết là điều bản chất cho suy nghĩ. Nếu nó đã được biết tới, chỉ thế thì suy nghĩ có thể xảy ra. Và khi bạn đã biết, thế thì cần gì phải nghĩ nữa? Phỏng có ích gì mà nghĩ về cái bạn đã biết? Và cái không biết không thể được nghĩ tới.
Cho nên suy nghĩ cũng giống như con trâu nhai lại: nó nhai cỏ đã nuốt lặp đi lặp lại bằng việc lôi cỏ ra mồm. Suy nghĩ là nhai lại. Bạn đọc điều gì đó trong sách, bạn nghe điều gì đó từ ai đó và bây giờ bạn nhai lại nó. Nhưng không cái gì mới được sinh ra từ nó. Mọi ý nghĩ đều chết, không sống nào mọc ra được từ chúng.
Thượng đế là cái không biết. Bạn sẽ không có khả năng nào biết tới ngài bằng việc suy nghĩ. Vô ý nghĩ là cách thức của ngài. Vứt bỏ suy nghĩ, vứt bỏ bất kì cái gì bạn đã học, quên đi bất kì cái gì bạn đã nghe. Lau sạch tâm trí về bất kì cái gì bạn đã hiểu. Phải sạch như tấm gương, và đương đầu với thế giới mà không một gợn ý nghĩ. Trong tấm gương không lay động đó, bất kì cái gì được phản xạ đều là hình ảnh của điều tối thượng.
Suy nghĩ có thể giúp bạn khử bỏ các ý nghĩ khác. Tôi đang nói cho bạn: bất kì điều gì tôi nói đều sẽ là một ý nghĩ cho bạn cho dù nó là kinh nghiệm của tôi, nó là cái nhìn của tôi. Khi tôi nói điều gì đó cho bạn, nó sẽ là ý nghĩ cho bạn. Bạn sẽ nghe tôi, và nếu những ý nghĩ này tạo ra cản trở, thế thì bằng việc nói tôi đang làm tăng thêm cản trở của bạn. Nhưng tôi nói trong hi vọng rằng nếu bạn có thể hiểu được, thế thì chiếc gai ý nghĩ này sẽ lấy ra các gai ý nghĩ khác đã cắm vào bạn.
Đôi khi độc cần để trị độc. Khi có bệnh trong thân thể bạn, bạn tới bác sĩ và ông ấy tiêm cho bạn một liều vi rút của cùng bệnh đó. Khi bạn được tiêm một liều vi rút, thế thì toàn bộ thân thể bạn bị một cú choáng váng và nó chuẩn bị bản thân mình để chiến đấu chống bệnh. Nó bắt đầu vật lộn với bệnh. Trong chính nỗ lực vật lộn đó, bạn xoá bỏ đi bệnh tật. Bạn đã có kinh nghiệm về chiếc gai: nếu bạn bị gai đâm vào chân thế thì bạn có thể lấy nó ra bằng chiếc gai khác. Phần lớn các thuốc đối trị liệu pháp đều làm từ chất độc. Bệnh là một chất độc, cho nên để khử bỏ nó chúng ta cho một chất độc khác.
Suy nghĩ là cản trở. Để loại bỏ nó tôi trao cho bạn vài ý nghĩ mới. Dùng chúng như chiếc gai đi. Nó không ngụ ý là bạn phải vứt các ý nghĩ của bạn và giữ lấy ý nghĩ của tôi - điều đó sẽ là ngu đần. Thế thì bạn đã lấy ra một chiếc gai và bạn cắm chiếc gai thứ hai vào trong vết thương đó. Cả hai chiếc gai đều phải bị vứt đi. Các ý nghĩ của bạn và ý nghĩ tôi trao cho bạn, vứt cả hai đi để cho bạn có thể trở thành vô ý nghĩ.
Đây là tính tiện dụng của suy nghĩ, nó không hữu dụng nhiều hơn điều này. Hữu dụng của nó là phủ định. Người thông minh dùng ý nghĩ của mình để phủ định. Kẻ ngốc, người không thông minh, dùng ý nghĩ của mình một cách khẳng định - và chính bởi vì việc dùng khẳng định này mà anh ta trở nên bị vướng mắc vào ý nghĩ. Bạn có thể vượt ra ngoài chỉ bằng việc dùng suy nghĩ theo cách phủ định.
Câu hỏi thứ ba:
Thầy đã nói rằng cần trải qua kinh nghiệm của cuộc sống. Những người như tôi đã trở thành sannyasin mà không đi qua sáng và tối, lên và xuống của cuộc sống. Điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi?
Điều thứ nhất: khái niệm của tôi về tính chất sannyas là không chống lại thế giới. Do đó, bằng việc tham dự vào tính chất sannyas của tôi, bạn không loại bỏ sáng và tối của cuộc sống. Ngược lại, thế giới giống như nhiệt mặt trời nóng, và bây giờ bạn có thể chia sẻ cả bóng râm mát nữa. Bằng việc trở thành sannyasin của tôi bạn không dứt bỏ thế giới: ngược lại, bạn thu được tính chất sannyas.
Điều đó sẽ giúp bạn hiểu điều này cho đúng. Với bạn chỉ có nhiệt của thế giới, và bây giờ tôi cũng đã trao cho bạn cái mát mẻ của tính chất sannyas. Bước đi trong nhiệt này bất kì khi nào bạn có sức mạnh, và khi bạn mệt mỏi, thế thì nghỉ ngơi trong bóng râm. Tôi không lấy đi thế giới của bạn, tôi trao cho bạn việc thiền. Tôi không lấy cái gì từ bạn, tôi đã trao cho bạn cái gì đó. Do đó, bạn thậm chí có nhiều khả năng để kinh nghiệm. Nếu như bạn vẫn còn chỉ trong thế giới thế thì bạn sẽ chỉ kinh nghiệm thế giới thôi - bây giờ bạn cũng sẽ có kinh nghiệm của tính chất sannyas. Và khi bạn trở nên tự do với cả hai, chỉ thế thì bạn sẽ là một sannyasin thực thụ.
Trong tâm trí bạn, bạn vẫn nghĩ tính chất sannyas là chống thế giới của bạn, dù tôi có thể bảo bạn điều ngược lại thế nào đi chăng nữa. Vậy mà vẫn khó cho bạn hiểu rằng cả sáng và tối là trò chơi của cùng mặt trời. Bóng râm tạo cảm giác dễ chịu, nhiệt tạo cảm giác không dễ chịu, nhưng vào mùa đông, nhiệt tạo cảm giác dễ chịu và bóng râm tạo cảm giác không dễ chịu. Bạn có thể hiểu điều này, rằng ánh sáng và bóng râm là hai điều, nhưng bạn không thể hiểu rằng chúng là trò chơi của một mặt trời. Nhiệt được sinh ra từ nó, bóng râm cũng được sinh ra từ nó. Nhớ lấy, ngày ánh sáng biến mất khỏi thế giới, đồng thời bóng tối cũng sẽ biến mất luôn. Tối không thể nào còn mà không có sáng. Đêm không thể nào còn nếu thiếu ngày. Buổi tối không thể có nếu không có buổi sáng. Chết không thể có nếu không có sinh. Làm sao có thể có tuổi già mà trước hết không có tuổi trẻ? Cả hai được nối với nhau, cùng năng lượng đang chuyển vận trong cả hai. Điều thứ nhất cần được hiểu là ở chỗ thế giới này là nhiệt và chỉ là nhiệt, lo nghĩ và lo nghĩ hơn, căng thẳng và căng thẳng hơn và dần dần, dần dần điều này đã trở thành bản tính của bạn.
Mulla Nasruddin đi vào phòng chụp để chụp ảnh. Khi anh ta ngồi xuống đợi chụp ảnh, thợ chụp ảnh nói, “Thưa ông, xin ông dẹp bỏ cái căng thẳng, cái lo nghĩ và khó chịu, cái vẻ như chết, cái buồn bã này của ông đi một lúc. Sau đó ông có thể quay lại trạng thái tự nhiên của ông. Để tôi chụp ảnh đã, thế rồi ông có thể quay trở lại với trạng thái tự nhiên của ông.”
Cái không tự nhiên đã trở thành tự nhiên. Lo nghĩ phải là hiện tượng không tự nhiên, an bình phải là tự nhiên. Có thể hiểu được nếu bồn chồn xảy ra trong tình huống nào đó, nhưng bồn chồn này không nên trở thành phong cách sống của bạn. Nhưng người vẫn còn chỉ trong thế giới của lo nghĩ, căng thẳng, ý nghĩ, vấn đề, phức tạp, kế hoạch tương lai, thất bại, tranh đấu, cạnh tranh, đối lập, ghen tị, đố kị, tham lam, ham muốn, giận dữ - dần dần, dần dần anh ta sẽ quên mất rằng cũng còn có những khoảnh khắc của vui vẻ.
Cho nên nếu tôi cho bạn bóng râm bằng việc lấy đi nhiệt của bạn thế thì bóng râm này sẽ không đầy đủ, bởi vì kinh nghiệm sâu sắc về bóng râm chỉ xảy ra khi bạn trở về từ nhiệt, mệt mỏi và kiệt sức. Nếu bạn vẫn còn ngồi trong bóng râm, thế thì ngay cả bóng râm sẽ không là việc giảm nhẹ. Khi bạn trở về nhà mệt mỏi và kiệt sức, thế thì ngay cả đến một cái lều cũng cảm thấy như là lâu đài. Đó là lí do tại sao tôi nói với bạn, đừng chạy trốn khỏi thế giới này. Vâng, cố tạo ra bóng râm của thiền để cho bất kì khi nào bạn mệt mỏi bạn có thể đắm mình vào trong thiền. Khi bạn trở về bồn chồn và lo nghĩ, thế thì bạn sẽ có thể nghỉ ngơi dưới mái của thiền.
Điều thứ nhất: tôi đã không lấy thế giới ra khỏi bạn, tôi đã cho bạn cái gì đó thêm. Đó là lí do tại sao tôi thường nói rằng các nhà tiên tri cổ đại đã không dạy bạn từ bỏ, nhưng dạy về tận hưởng lớn cuộc sống. Quên mọi người khác đi - tôi chắc chắn dạy bạn hân hoan lớn. Tôi nói rằng Thượng đế cũng là được tận hưởng. Nếu bạn chỉ tận hưởng thế giới này thế thì bạn đã không tận hưởng cái gì; bạn vẫn còn vướng mắc trong bẩn thỉu và rác rưởi. Bạn đang nhặt đá sỏi đá cuội khi kim cương và ngọc ngà có bên cạnh. Bạn liên tục uống nước từ con sông bẩn khi dòng suối núi trong sạch đang chảy gần đó. Vấn đề chỉ là mở mắt ra thôi, giang tay ra, đứng dậy và đi chút ít, thế thì bạn sẽ thấy nguồn nước trong vắt như pha lê. Bạn đã ngồi gần rãnh nước bẩn, uống nước bẩn. Thế giới này là rãnh nước bẩn đầy những đám đông lớn, và nhiều người đang tắm trong nó - chất bẩn của nhiều người đang chảy trong nó.
Thiền tựa như thác nước tinh khôi của Himalayas. Tôi không lấy đi cái rãnh nước bẩn của bạn bởi vì không ích gì mà lấy nó di cả. Nếu thói quen làm mọi thứ thành bẩn của bạn mà không chấm dứt, thế thì bạn cũng sẽ làm cho thác nước Himalayas thành bẩn thôi. Chừng nào mà bạn còn làm cho nó bị bẩn bạn sẽ cảm thấy không đáng uống nước nó.
Một người đi qua trên đường. Anh ta ngã, bất tỉnh. Trời nóng, mặt trời nóng giữa trưa. Một đám đông tụ tập xung quanh. Con phố anh ta đang nằm là phố bán hương liệu, có các cửa hàng bán hương thơm rất giá trị. Cảm thấy thương hại anh ta, một người bán hương liệu chạy tới mang theo hương thơm quí giá nhất của mình - vì ayurveda nói rằng nếu người bất tỉnh rất sâu và người này không thể thoát ra khỏi bất tỉnh bằng việc lay hay việc cố gắng đánh thức anh ta dậy, thế thì ngửi một hương thơm rất mạnh sẽ làm cho anh ta tỉnh lại. Ông ta đem tới một hương thơm rất mạnh, rất giá trị, một giọt của nó đáng giá hàng nghìn ru pi. Ông ta đặt nó vào mũi người này. Người này trở nên bồn chồn trong vô ý thức của mình nhưng anh ta vẫn không tỉnh. Thay vì thế anh ta dường như trở nên rất náo động.
Đám đông tụ tập lại. Một người nói, “Thôi đi, đừng giết chết anh ta. Tôi biết anh ta. Đợi đã, hương thơm giá trị này sẽ không ích gì cho anh ta đâu.”
Gần người bất tỉnh này có một cái rổ mà anh ta đã mang cùng với vài mảnh vải bẩn trong đó. Người này xin ít nước và tưới vào cái rổ bẩn, rồi đặt chỗ vải lên mặt người bất tỉnh. Anh ta lấy một cái thở dài và trở nên có ý thức. Anh ta là ngư dân đang trở về nhà sau khi đã bán hết cá trong rổ; rổ anh ta có mùi cá. Đấy là mùi duy nhất mà anh ta đã biết trong đời mình như là hương thơm. Đấy là cái mùi mà anh ta ưa thích và anh ta quen thuộc với nó.
Anh ta ngồi dậy và anh ta nói, “Anh ơi, nếu anh mà không có ở đây thế thì những người này chắc đã làm chết em rồi! Em không biết làm sao mình bị mắc bẫy bởi những kẻ bất lương này. Họ đem cho em cái mùi hôi hám đến mức toàn bộ con người em run rẩy lên. Em muốn kêu to lên mà không thể kêu được. Em không thể hét lên được. Em muốn đưa tay lên mà cũng không thể được, em bị bất tỉnh nhân sự. Những kẻ bất lương này đặt cái mùi lạ vào mũi em. Cũng may là anh tới và đem hương vị của cá, thế thì em mới tỉnh được.”
Nếu bạn chạy trốn khỏi thế giới này trong khi bạn vẫn còn chưa chín chắn, thế thì bạn sẽ không thể nào uống được nước suối Himalayas trừ phi bạn làm cho nó bẩn đi.
Tôi đã không kéo bạn ra khỏi thế giới này, tôi đã không tách bạn khỏi nó. Ngược lại, nỗ lực của tôi là đem dòng suối Himalayas tới cho bạn, cho thế giới, nơi bạn đang hiện hữu. Và bạn phải có khả năng phân biệt ra - rằng đây là rãnh nước bẩn và đây là dòng suối. Và chọn lựa này không nên bắt nguồn từ tham lam nào đó, nó nên bắt nguồn từ hiểu biết, tư việc biết. Dần dần, dần dần bạn sẽ phát triển cách thưởng thức nước sạch. Bạn sẽ bắt đầu hưởng thương thơm. Bạn sẽ nhận ra mùi hôi hám của cống rãnh. Cho nên đừng nói, “Những người như tôi đã trở thành sannyasin mà không trải qua lên và xuống trong thế giới này. Điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi?” Sẽ đúng hơn nếu nói, “Điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi nếu chúng tôi không trở thành sannyasin?”
Tôi thiên về việc kinh nghiệm mọi thứ. Tôi thiên về việc kinh nghiệm thậm chí tới mức mà nếu ham muốn để làm sai nảy sinh trong tâm trí bạn, thế thì làm nó đi. Bạn sẽ phải đối diện với hậu quả, tôi không thể cứu bạn khỏi điều đó. Nếu bạn muốn giận, giận đi. Nếu bạn muốn đi vào trong dục, đi vào dục. Nếu bạn muốn tham, tham đi - bạn sẽ phải đối diện với hậu quả. Bạn không thể tránh được nó, bạn phải khổ. Nhưng nếu có một ham muốn để mê đắm, thế thì mê đắm đi, bởi vì chừng nào bạn chưa mê đắm, hạt mầm của ham muốn sẽ vẫn còn trong bạn, và nó sẽ hấp dẫn bạn lặp đi lặp lại. Những ham muốn chưa được sống là tồi tệ hơn là ham muốn đã được sống. Bất kì cái gì không được sống đều có nắm bắt bạn mạnh hơn cái đã được sống. Khi bạn đã kinh nghiệm, đã biết và đã hiểu, bạn được tự do khỏi nó.
Cho nên biết thế giới này cho đúng. Không có vội gì. Biết bãi chợ cho đúng, để cho một ngày nào đó bạn quay lưng với bãi chợ, bạn sẽ thậm chí không nhớ tới nó nữa, sẽ không có ham muốn để quay lại. Phải không nên có khao khát để nhìn lại dù chỉ một lần, nó nên được kết thúc toàn bộ. Thành tựu này không xảy ra bởi quyết định hay ý chí. Thành tựu này xảy ra bởi việc kinh nghiệm sâu sắc, bởi việc biết. Hiểu biết này sẽ bừng lên chỉ bằng việc sống nó. Bởi vì rồi một hôm bạn sẽ nghĩ, “Giá trị gì ở đây trong tất cả những thứ rác rưởi này?” - và không phải bởi vì tôi nói điều đó đâu, không phải bởi vì Sahajo hay Kabir nói điều đó đâu; không phải bởi vì Veda và Upanishad nói điều đó đâu. Bạn sẽ biết nó; Upanishad này sẽ nảy sinh từ bên trong bạn. Veda này sẽ là Veda riêng của bạn. Bạn sẽ biết rằng tất cả đều là vô tích sự. Bạn đã thấy cuộc sống, bạn đã nếm trải nó từ mọi phía và thấy không có gì ngoài đau khổ, chất độc. Vào ngày đó chất độc sẽ rơi khỏi tay bạn. Vào ngày đó tính chất sannyas của bạn sẽ là kết quả của kinh nghiệm của bạn về thế giới này, không phải là việc từ bỏ nó. Nó sẽ nảy sinh từ tri thức của bạn về thế giới. Vào ngày đó tính chất sannyas của bạn sẽ không chống thế giới. Trước đó, với bạn tính chất sannyas sẽ vẫn còn đối lập với thế giới, dù tôi có giải thích như thế nào. Bạn cảm thấy rằng bạn đang làm điều gì đó khác. Vào ngày đó bạn biết rằng thế giới đã biến mất và tính chất sannyas cũng đã biến mất, ngày đó mọi nhị nguyên đều kết thúc, chỉ vào ngày đó tính chất sannyas thực mới xảy ra. Thế thì bạn đã vượt ra ngoài cả hai. Thế thì bạn sẽ kinh nghiệm rằng cả nhiệt và bóng râm đều thuộc về một mặt trời. Thế thì bạn sẽ biết rằng thế giới và tính chất sannyas cả hai đều là trò chơi của tâm trí, cùng bản ngã. Vào ngày đó bạn thoát ra khỏi cả hai.
Người đã trở thành tự do với thế giới cũng trở thành tự do với tính chất sannyas. Điều này dường như hơi chút khó khăn với bạn, bởi vì điều này không khớp với toán học và logic. Bạn nghĩ rằng người từ bỏ thế giới này là một sannyasin. Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói rằng với người đã loại bỏ thế giới này, tính chất sannyas của anh ta cũng bị loại bỏ. Điều này cũng giống hệt như khi bệnh đã hết bạn cũng dừng dùng thuốc. Nếu bệnh bạn đã hết mà bạn vẫn còn mang thuốc theo mình, mọi người sẽ gọi bạn là điên. Bạn sẽ nói, “Bệnh hết rồi, bây giờ tôi không còn bệnh lao nữa, nhưng tôi sẽ mang chai thuốc này. Tôi đã thu thập mọi đơn thuốc và làm thành một cuốn kinh sách về chúng với vỏ bọc nhung và buộc bằng một dải băng vàng. Bây giờ tôi mang nó đi cùng tôi. Tôi cất giữ chai thuốc này và mọi ảnh tia X cho dù bệnh đã hết.”
Thế giới của bạn đã mất, nhưng bây giờ bạn đang mang tính chất sannyas quanh bạn sao? Bạn có điên không đấy? Và nếu bạn gặp một người điên như thế, bạn có nói rằng bệnh của anh ta đã hết không? Bây giờ anh ta đã trở thành nạn nhân của một bệnh còn lớn hơn. Bệnh lao là tốt hơn là bệnh này - ít nhất nó là chữa được. Bây giờ ai sẽ chữa bệnh mới này? Tia X và các đơn thuốc, và sự níu bám này vào kinh sách và gìn giữ chai thuốc - dù là rỗng hay đầy, còn nửa chai cũ - bây giờ ai sẽ giải phóng bạn khỏi những cái này? Không có cách chữa cho bệnh này trong bất kì sách y nào.
Nhưng may mắn thay điều này không xảy ra. Khi một bệnh được chữa khỏi bạn cũng bỏ thuốc đi. Vào ngày bệnh này mất đi, bạn ném luôn thuốc này qua cửa sổ.
Tính chất sannyas là thuốc cho bệnh có tên là ‘thế giới’. Khi thế giới đã biến mất, thế thì tại sao điên thế mà giữ tính chất sannyas làm gì? Nó nên biến mất cùng với thế giới, nó là mặt kia của cùng đồng tiền. Cái ngày cả hai mất đi, thế thì nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói rằng bây giờ tính chất sannyas thực đã xảy ra. Tính chất sannyas thực là vượt ra ngoài tính chất sannyas. Nó thậm chí siêu việt lên trên nó.
Và bạn hỏi, “Xin nói cho chúng tôi điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi.” Nếu bạn đi sâu hơn vào trong tính chất sannyas thế thì bạn sẽ tan biến, bạn sẽ biến mất, bạn sẽ bị xoá đi. Thế thì chỉ điều tối thượng còn lại, bạn sẽ không còn nữa. Nếu bạn chạy trốn trước thời điểm này, thế thì bạn sẽ vẫn còn và bạn sẽ không biết đến điều tối thượng. Tất cả những nỗ lực này là để nhấn chìm bạn. Nếu bạn rơi vào yêu tôi, bạn sẽ bị nhấn chìm, bạn sẽ bị xoá đi. Tôi sẽ không để bạn còn như một bản ngã - tôi sẽ dùng mọi cách thức để làm chìm con thuyền của bạn ở giữa dòng sông bởi vì bản ngã của bạn là chướng ngại. Nếu bạn đạt tới bờ thế thì bạn sẽ tạo ra thế giới; bạn không biết cái gì khác cả. Nếu việc xảy đến bạn bị chìm giữa dòng sông, thế thì biết rằng bạn sẽ đạt tới bờ nơi bạn sẽ không thể nào tạo được thế giới nữa.
Chỉ những người đã sẵn sàng chìm mới có thể có quan hệ với tôi. Những người muốn cứu bản thân họ sẽ cảm thấy ở với tôi là rất nguy hiểm. Với họ có các chỗ khác, người khác sẽ cho họ phương pháp để cứu bản thân họ. Tôi cho bạn phương pháp để biến mất. Tôi dạy bạn cái chết này bởi vì tôi đã biết rằng chỉ khi bạn chết, khi bạn biến mất, cuộc sống lớn lao hơn sẽ giáng xuống trong bạn. Chỉ thế thì đại dương mới giáng xuống trong giọt nước của bạn. Thế thì điều gì sẽ xảy ra? - bạn sẽ biến mất. Bạn sẽ không được cứu.
Nếu tôi mà được phép, thế thì bạn sẽ biến mất. Nếu bạn chạy trốn ở giữa chừng, thế thì đấy là bất hạnh cho bạn.
Câu hỏi thứ tư:
Sahajo nói rằng sadhana, việc thực hành tâm linh, nên được tiến hành một cách bí mật - “Thế giới không nên biết tới điều đó.” Thầy cũng nói cũng cùng điều đó. Nhưng chúng tôi đang phô bầy điều đó bằng cách mặc quần áo sannyas và đeo tràng hạt. Xin thầy soi sáng về điều này.
Con người là bệnh đến mức nếu bạn giúp anh ta từ phía bên này, anh ta sẽ trở nên tệ hơn ở phía bên kia; nếu bạn giúp anh ta từ phía bên kia, thế thì anh ta trở nên tồi hơn ở phía bên này. Khi Sahajo nói rằng thế giới không nên biết tới điều đó, thế thì bệnh được chữa khỏi từ phía bên này nhưng trở thành tệ hơn ở phía bên kia.
Hiểu cả hai phía đi. Con người không thực quan tâm tới việc thực hành tâm linh, anh ta chỉ muốn khoe rằng anh ta đang làm chúng. Đó là phần của bản ngã của con người. Hễ có cơ hội nào để khoe nó mà không phải làm gì cả, thế thì nó rất rẻ tiền. Thiền là khó, nhưng lần tràng hạt cầu nguyện là dễ. Thiền phải làm gì với việc lần tràng hạt? Bạn có thể nói việc lần tràng hạt rất dễ dàng, trong thiền toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ bị biến đổi. Thế thì thiền sẽ xảy ra bên trong và không ai thấy được nó. Cho nên niềm vui mà bản ngã sẽ cảm thấy khi mọi người nghĩ rằng bạn là thiền nhân vĩ đại sẽ không thể có được.
Thiền là khó trải nghiệm. Và niềm vui từ người biết rằng bạn là một thiền nhân cũng sẽ không xảy ra. Nhưng với chuỗi tràng hạt, cả hai sẽ có đó và sẽ không có rắc rối của thiền - chỉ cần nâng bàn tay bạn lên, cứ lần tràng hạt, và tin tức sẽ lan toả trong hàng xóm, trong thị trấn lân cận, rằng bạn là một thiền nhân vĩ đại. Một số người làm cái túi nhỏ để cho họ có thể đút tay vào trong túi và cứ lần tràng hạt bên trong túi. Cái túi là thuận tiện hơn. Thế rồi cho dù người ta không nói lời cầu nguyện, không ai biết điều đó. Và mọi người nghĩ rằng anh ta phải đang dùng tràng hạt và đó là lí do tại sao anh ta mang nó trong túi. Thỉnh thoảng anh ta sẽ lần tràng hạt và bạn sẽ không biết liệu anh ta đang đếm hạt hay đang làm cái gì khác. Bạn không chắc liệu anh ta có đang nhẩm tên Thượng đế không, Rama-Rama, bởi vì tràng hạt và tay bị dấu kín trong túi, mà anh ta cứ làm thế mãi. Anh ta có thể không đếm hạt, anh ta có thể chỉ lần tay đi thôi, nhưng mọi người vẫn sẽ nghĩ rằng anh ta là một thiền nhân lớn.
Hàng nghìn và hàng nghìn người đang quan tâm tới việc khoe rằng họ đang tìm kiếm tâm linh mà không có bất kì mối quan tâm thực sự nào vào việc tìm kiếm cả. Các hiền nhân giống như Sahajo nói ... nhưng thế giới sẽ không biết. Làm điều gì đó mà không ai biết đi, bởi vì bạn chỉ khoe nó và không có gì xảy ra bên trong cả. Chỉ ông và Thượng đế biết tới nó - chừng ấy là đủ. Đấy là vấn đề giữa bạn và Thượng đế của bạn. Không cần phải công bố điều đó ở giữa chợ, không cần phải công bố điều đó bằng việc đánh trống. Nếu bạn muốn nhẩm đọc Rama-Rama, thế thì đọc đi. Nhưng không cần phải lắp microphone và làm ầm ĩ liên tục hai mươi bốn tiếng để cho bạn làm cuộc sống thành không thể chịu được với toàn thể hàng xóm.
Tại đây ở Ấn Độ, bất kì khi nào một người đọc kinh sách hai mươi bốn tiếng anh ta đều làm điều đó bằng một chiếc microphone. Theo cách này anh ta thích thú hành hạ hàng xóm với cái cớ rằng anh ta đang nhắc tên Rama, và không ai có thể nói được gì. Khó mà nói chống tôn giáo. Thậm chí không ai có thể nói, “Kì thi của con tôi đang diễn ra, đừng có làm ồn như thế.” Thi là chuyện trần tục, cho nên trẻ con sẽ được lợi bởi việc nghe đọc tên Rama. Điều đó sẽ giúp cho chúng qua kì thi. Bằng việc làm ầm ĩ theo cách này, bản ngã thu được nhiều thoả mãn.
Cho nên Sahajo đã nói, “Không, đây là vấn đề giữa ông và Thượng đế của ông - và Thượng đế không điếc.” Không cần phải lắp hệ thống âm thanh. Thậm chí môi bạn cũng không nên mấp máy. Tại sao môi bạn phải mấp máy? - đối thoại có thể xảy ra từ tâm sang tâm.
Nhưng thế rồi con người mắc bệnh khác. Những người không làm gì, người lười biếng, nhàn rỗi, tốt không vì cái gì cả, nếu bạn hỏi họ, họ nói, “Chúng tôi thậm chí không buồn mấp máy môi. Chúng tôi nói với Thượng đế từ tâm qua tâm. Đấy có phải là điều gì đó mà bạn có thể khoe với người khác không? Thế giới không nên biết tới nó, nó phải là bí mật.” Họ sẽ chỉ nói rằng họ giữ nó là một bí mật, họ không nói nhiều hơn thế này. Họ nói, “Đó là lí do tại sao chúng tôi không mặc áo choàng mầu cam, để cho không ai được biết. Chúng tôi không cầm tràng hạt trong tay để không khoe ra cho người nào. Chúng tôi ở cửa hàng, chúng tôi kiếm tiền, nhưng bên trong, giao cảm giữa trái tim vẫn đang diễn ra.” Đây là kiểu tinh ranh khác.
Hoặc là bạn khoe mình là người tôn giáo mà thực tế không phải thế, hoặc là bạn công bố rằng bạn đang làm điều đó bên trong và đó là lí do tại sao không ai biết về điều đó. Kiểu người thứ nhất sẽ lên án người khác bởi vì họ không đến đền thờ, họ không tôn thờ; họ là phi tôn giáo, họ sẽ bị đoạ địa ngục. Kiểu người kia cũng sẽ kết án kiểu người thứ nhất bằng việc nói, “Vậy ra anh mặc quần áo mầu cam sao? Đeo vòng hạt sao? Anh đang khoe về nó cơ đấy! Anh sẽ rớt địa ngục thôi.” Cả hai đều là trạng thái ốm yếu.
Bây giờ câu hỏi với tôi là: tôi nên ủng hộ bên nào? Nếu tôi bảo bạn làm điều đó một cách im lặng, bạn hoàn toàn hạnh phúc bởi vì thế thì không có vấn đề trong đó, thế thì không có vấn đề làm chút nào. Bạn có thể làm điều đó im lặng đến mức bạn không làm nó chút nào. Thế thì không có vấn đề gì, ai sẽ biết? Điều này là thuận tiện cho tinh ranh của bạn. Nếu tôi bảo bạn làm điều đó thật to, rằng mọi người nên thấy và biết điều bạn đang làm bên trong - dù bạn đang nói tiền-tiền hay Rama-Rama, ít nhất để điều đó được thấy, bạn sẽ nói, “Thế thì mọi người sẽ biết nó, và hiền nhân đang nói điều đối lập.” Thế thì tôi quyết định làm điều gì đó nửa ngoài và nửa trong: làm cho bạn mặc áo mầu cam và treo tràng hạt quanh cổ ở bên ngoài, và để thiền và tính chất sannyas tiếp tục bên trong. Bạn cần được cứu khỏi cả hai bệnh này.
Bạn không đích thực thế, tinh ranh đến mức bạn có thể tìm ra cách thức để tinh ranh trong mọi thứ. Cho nên tôi quyết định rằng một chút ít phô bầy là được, không có vấn đề gì trong nó. Bất kì khi nào được cần, áo mầu cam có thể được vứt đi. Điều đó mất bao nhiêu thời gian? - thậm chí không đến một khoảnh khắc. Bất kì khi nào tôi cảm thấy điều đó tôi sẽ yêu cầu bạn vứt bỏ chúng. Mất bao nhiêu thời gian để vứt vòng hạt này vào đại dương hay giếng? Không khó khăn gì mấy trong nó. Bạn không bị trói buộc bởi nó. Nhưng ngay bây giờ một chút ít phô trương ra bên ngoài là cần thiết, để cho không có cơ hội nào cho bạn trở nên lười biếng, để cho tính lười này sẽ không bắt lấy bạn.
Một người bạn đã nhận tính chất sannyas. Anh ta nói, “Tôi là kẻ say rượu. Thầy nghĩ lại trước khi cho tôi tính chất sannyas.”
Tôi nói, “Nếu tôi nghĩ về điều đó trước khi cho mọi người tính chất sannyas, thế thì tôi sẽ không thể nào trao tính chất sannyas cho bất kì ai được!” Thế thì tình huống của tôi sẽ giống hệt như một giáo sư mà có thời tôi đã học.”
Tôi có một giáo sư triết học, người chưa bao giờ dùng kiểm tra viết. Ông ấy sẽ nói, “Nếu tôi kiểm tra họ thế thì không ai đỗ cả” - và điều đó đúng. Nếu bạn thực sự kiểm tra thấu đáo - và chủ đề là triết học - thế thì sẽ rất khó đỗ. Cho nên ông ấy thường cho điểm mà không kiểm tra, với mắt nhắm - mười, mười lăm, hai mươi... chỉ tạo ra điểm theo cách nào đó. Tôi là sinh viên và ông ấy quen đưa tôi bài viết của ông ấy. Tôi là sinh viên năm thứ nhất cho bằng thạc sĩ và tôi đã kiểm tra bài viết của sinh viên năm thứ hai. Ông ấy đưa cho tôi và bảo tôi cho họ điểm. Ông ấy nói, “Nếu tôi cho điểm bài viết, không ai đỗ cả. Nếu sinh viên phải được đỗ thế thì không kiểm tra họ là cách duy nhất.”
Cho nên tôi nói với sannyasin này rằng nếu tôi đi vào quá nhiều chi tiết, thế thì tôi sẽ không thể nào trao tính chất sannyas cho bất kì ai được. Cho nên tôi đã quyết định không lo nghĩ gì về điều đó - bất kì ai tới, tôi đều trao nó cho anh ta. Bạn uống rượu sao? - không có vấn đề gì, bạn có thể uống rượu. Điều này phải là lo nghĩ của bạn chứ. Tại sao tôi phải lo nghĩ? Người say nhận tính chất sannyas, có gì sai trong đó nào? Dẫu sao, chỉ người ốm đi tới bệnh viện, chỉ người ốm đi tìm thuốc. Chỉ người xấu mới muốn được tốt. Nếu tôi làm thành điều kiện rằng trước hết bạn phải bỏ tính xấu của bạn và chỉ thế thì tôi mới trao tính chất sannyas cho bạn, thế thì điều đó có nghĩa là thuốc này sẽ được trao cho bạn chỉ khi bạn đã trở nên mạnh khoẻ. Làm điều này thành điều kiện sẽ là quá khó. Bạn uống rượu, đó là vấn đề của bạn. Tôi sẽ cho bạn tính chất sannyas. Liệu bạn có uống rượu hay không sau khi trở thành sannyas là mối bận tâm của bạn.
Liệu có trao tính chất sannyas cho người say rượu hay không, không phải là vấn đề cho tôi, tôi đơn giản trao nó! Tôi có thể thấy rằng tất cả đều là người say cả. Ai đó đang uống rượu thường, ai đó khác đang uống rượu quyền lực, ai đó đang uống rượu tiền bạc, ai đó đang uống loại rượu nào đó khác. Mọi người đều say, bởi vì chân mọi người đều loạng choạng cả. Cho nên tôi trao cho bạn tính chất sannyas và bạn có thể lo nghĩ về nó.
Tám ngày sau anh ta tới tôi và nói, “Bây giờ thầy đã gây khó khăn cho tôi. Bây giờ tôi sợ đi vào tiệm rượu bởi vì mọi người bắt đầu nhìn vào - ‘Mặc áo mầu cam này! Swamiji! Sao anh ở đây?” Anh ta nói, “Hôm qua tôi phải nói dối. Tôi bảo họ rằng tôi tới đó để kiểm tra xem ai trong nhà hàng xóm uống rượu, rằng tôi không tới đó để mua rượu chút nào. Và không mua gì tôi trở về nhà với đôi bàn tay trống rỗng!”
Mặc áo mầu vam và đeo vòng hạt, đứng xếp hàng để mua vé xem phim, và ai đó cúi đầu trước bạn, ai đó chạm chân bạn - bạn sẽ phải chạy trốn! Đấy sẽ là vấn đề cho bạn.
Quần áo này sẽ đem bạn ra khỏi cái lười biếng của bạn một chút. Và chúng sẽ cho bạn cơ hội để nhớ. Việc nhớ sẽ có đó: mình đã được khai tâm thành mang tính chất sannyas. Bạn sẽ quên đi quên lại, bạn sẽ đánh mất nó, thế thì người khác sẽ nhắc bạn. Ai đó sẽ chào mừng bạn một cách kính trọng, ai đó có thể cúi đầu trước bạn. Và Ấn Độ là một nước kì lạ, nó không bận tâm - nếu bạn mặc bất kì loại quần áo mầu cam nào, họ sẽ chạm chân bạn. Phương cách này là rất hiệu quả. Ấn Độ đã hiểu sự kiện là sannyasin cũng phải được nhắc nhở để xứng đáng với sự kính trọng. Nó là thuật giả kim sâu sắc, có bí mật bên trong nó. Bí mật là: chúng tôi kính trọng anh bởi vì anh đáng được kính trọng. Bây giờ cố trở nên xứng đáng với kính trọng này. Dù bạn đi đâu, bạn sẽ tìm thấy ai đó đánh thức bạn, lay tỉnh bạn. Thậm chí nếu bạn đứng trước gương, bộ áo mầu cam và vòng hạt của bạn sẽ nhắc bạn. Ngay bây giờ bạn đang trong trạng thái vô ý thức sâu, cho nên những phương cách nhỏ bé này để nhắc nhở sẽ có ích.
Và sẽ không có khó khăn gì trong việc loại bỏ chúng. Bất kì ngày nào tôi cũng có thể nói thế là đủ rồi, bây giờ bỏ chúng. Trước hết bạn loại bỏ thế giới, bây giờ loại bỏ nốt tính chất sannyas. Bây giờ nhảy ra khỏi cả hai cái đống lộn xộn này. Chút ít cho bên ngoài, chút ít cho bên trong... thiền là cho bên trong còn quần áo là cho bên ngoài. Quần áo chỉ là cho bên ngoài, với bên trong có thiền. Vòng hạt là cho bên ngoài, yêu là cho bên trong. Tên là cho bên ngoài, không tên là cho bên trong. Và như tôi biết, nếu bên trong và bên ngoài mà thực sự là hai thế thì chúng ta có thể đã phân chia nó ra. Nhưng chúng không phải là hai, chúng là cùng nhau. Bên trong bắt đầu ở đâu và bên ngoài kết thúc ở đâu? Mọi thứ chờm lên nhau, nó được thống nhất. Bên ngoài của bạn cũng đi vào bên trong, bên trong của bạn cũng đi ra bên ngoài. Cho nên tô mầu cả hai chúng bằng một mầu. Để cho ngọn lửa của thiền bùng cháy bên trong, và để cho mầu lửa là ở áo quần bên ngoài bạn. Điều đó sẽ tốt.
Đó là lí do tại sao tôi đồng ý với Sahajo rằng... thế giới không nên biết về nó. Tại sao nói với bất kì ai về việc thiền của bạn? - nuôi dưỡng nó bên trong thôi. Nhưng quần áo này không phải là thiền. Quần áo là của thế giới. Dẫu sao đi chăng nữa, bạn sẽ phải mặc quần áo nào đó. Bây giờ bạn mặc quần áo của phàm nhân; tôi đã bảo bạn mặc quần áo của sannyasin. Nếu bạn muốn chọn quần áo nào đó thế thì quần áo của sannyasin là tốt hơn cả. Nếu bạn sẵn sàng ở trần, thế thì tôi sẽ nói cũng được! vứt ngay cả quần áo của sannyasin đi. Nhưng bạn phải mặc cái gì đó - bạn sẽ chọn mầu nào đó, bạn sẽ chọn kiểu cách nào đó. Bạn sẽ phải ở đâu đó, trong đền thờ hay trong nhà - người ta phải ở đâu đó. Cho nên nếu người ta phải ở đâu đó, thế thì tôi nói ở trong đền. Tại sao ở trong nhà? Hay nếu bạn làm nhà trong đền thế thì nó cũng đẹp. Cho nên tôi đã tạo ra cây cầu giữa hai điều này.
Không cần phải tách bạch cái bên ngoài với cái bên trong. Bất kì cái gì của cái bên trong, giấu nó đi; bất kì cái gì là của cái bên ngoài, không cần phải quảng cáo nó. Khi bạn mặc quần áo mầu cam, đừng đi quanh rung chuông công bố bản thân bạn, không cần đâu. Nhưng nếu ai đó nhìn vào bạn thế thì không cần che giấu, ẩn đằng sau bức tường để cho không ai có thể thấy bạn. Là tự nhiên đi - ngần ấy là đủ.
Câu hỏi thứ năm:
Xin thầy soi sáng về mối tương hỗ giữa ân huệ và việc xứng đáng với nó.
Xứng đáng là không đủ, nhưng người ta cũng không thể nhận ân huệ mà không xứng đáng. Ân huệ không nhận được chỉ bởi vì sự xứng đáng của bạn. Điều này là phức tạp. Nó cần được hiểu sâu hơn một chút. Xứng đáng có nghĩa là bạn có đủ tư cách. Nhưng với ý tưởng về xứng đáng, bản ngã đi vào nói, “Mình xứng đáng, mình đáng với điều đó.” Khi bạn cảm thấy rằng bạn xứng đáng, bạn sớm đưa ra đòi hỏi rằng bây giờ bạn phải nhận nó. Và nếu bạn không được nó thế thì bạn phàn nàn. Nếu bạn quả có nhận nó, thế thì bạn không biết ơn bởi vì bạn cảm thấy rằng bạn xứng đáng với nó.
Vào lúc chết Kabir nói, “Tôi từ chối chết ở Kashi. đưa tôi về Maghar.” Có một câu ngạn ngữ nói rằng ngay cả lừa chết ở Kashi cũng sẽ đạt tới giải thoát, moksha, nó sẽ lên cõi trời. Và thậm chí một người đã chứng ngộ mà chết ở Maghar, thế thì người đó sẽ trở thành lừa trong kiếp tiếp. Cho nên Kabir nói, “Tôi sẽ chết ở Maghar.” Tại sao ông ấy nói điều này?
Kabir nói, “Nếu tôi đạt tới giải thoát chỉ bởi việc chết ở Kashi, thế thì ân huệ của Thượng đế trong đó là gì?” - chính phẩm chất cố hữu của Kashi là bởi việc chết ở đó mà bạn sẽ đi vào moksha, điều đó đã được đảm bảo - “Cho nên tôi sẽ chết ở Maghar, và thế thì nếu tôi trở thành con lừa trong kiếp tới đấy sẽ là trách nhiệm của riêng tôi. Còn nếu tôi đạt tới giải thoát, thế thì điều đó sẽ là qua ân huệ của Thượng đế.”
Đây là một câu chuyện rất sâu sắc. Ông ấy đã chết ở Maghar, nhưng ông ấy đã sống toàn bộ cuộc đời ở Kashi. Đây là phát biểu cho tất cả chúng ta, một thông điệp, một chỉ dẫn. Ông ấy đã chỉ ra rằng thậm chí nếu người ta đạt tới giải thoát bởi vì sự xứng đáng của mình, nó vẫn là bản ngã. Chỉ nếu điều đó được đạt tới bằng ân huệ của Thượng đế nó là thực.
Cho nên bất kì ai cảm thấy mình xứng đáng, một bản ngã tinh vi sẽ bắt đầu nảy sinh rằng “Bây giờ mình xứng với điều đó, mình đáng phải nhận được ân huệ.” Nếu anh ta nhận nó, anh ta sẽ không cảm thấy biết ơn, nhưng nếu anh ta không nhận nó thế thì sẽ có phàn nàn. Và nơi mà không có lòng biết ơn, thế thì điều thiêng liêng đã không được kinh nghiệm. Nơi không có lòng biết ơn, nơi có bản ngã, mắt bị che phủ, họ mù. Trái tim còn chưa thức tỉnh, nó vẫn còn ngủ. Do đó, xứng đáng là cần nhưng nó là không đủ theo cách riêng của nó.
Tôi không nói rằng bạn phải cố gắng làm cái gì đó để trở thành không xứng đáng. Không cần phải thử Thượng đế! Chấp nhận cái xứng đáng của bạn theo cách tự nhiên đi. Nói với ngài, “Bây giờ tôi đã sẵn sàng về phần mình, và không có phàn nàn nào trong đó. Nếu điều thiêng liêng không được kinh nghiệm thế thì chắc chắn phải thiếu cái gì đó trong việc xứng đáng của tôi. Nếu điều thiêng liêng được kinh nghiệm, nó là hiện tượng bao la thế và sức chứa của tôi nhỏ thế, việc xứng đáng của tôi nhỏ đến mức không có cách nào cho tôi nghĩ rằng nó đã được nhận chỉ bởi việc xứng đáng của tôi. Nó là từ bi của ngài dành cho tôi. Ngài đã bầy tỏ ân huệ của ngài.” Cho nên bất kì ai đã biết tới điều thiêng liêng bao giờ cũng nói rằng vấn đề không phải là ở sự xứng đáng của chúng ta.
Tôi bao giờ cũng kể một câu chuyện về Jesus.
Một người giầu gọi một số lao động tới làm việc trong vườn ông ta vào buổi sáng. Một số lao động tới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để cho công việc được hoàn tất. Cho nên ông ấy đã gọi thêm lao động vào buổi chiều. Một số người lao động tới vào buổi chiều, nhưng vẫn dường như là công việc không thể hoàn thành nổi. Còn nhiều việc và ông ta phải kết thúc vào buổi tối hôm đó, cho nên ông ấy mời thêm người nữa. Một số lao động nữa tới khi mặt trời sắp lặn.
Thế rồi trời tối và ông ấy trả công cho mọi người về phần việc của họ. Ông ấy trả tiền cho người tới vào buổi sáng, ông ấy trả cùng số tiền cho người tới vào buổi chiều, và ông ấy trả cùng số tiền cho người vừa mới tới; vừa mới bắt đầu làm việc, họ gần như chưa làm được điều gì cả. Những người lao động đến từ sáng bực lắm. Họ nói, “Điều này là không công bằng! Chúng tôi làm việc cả ngày mà dầu vậy chúng tôi chỉ được trả như những người này, chỉ vừa mới tới. Họ cũng lĩnh cùng số tiền, điều này là không công bằng.” Một cách tự nhiên họ đã làm việc cả ngày và họ trông đợi được nhiều hơn người khác.
Ông nhà giầu trả lời, “Điều tôi trả cho các ông không đủ cho công việc của ông sao? Tôi đã trả ông như tôi đã hứa rồi mà.”
Họ nói, “Điều đó thì được. Chúng tôi đã được số tiền trả cho công việc chúng tôi đã làm. Nhưng những người này có làm gì đâu. Chúng tôi không phàn nàn về phần mình, điều chúng tôi được là đủ rồi. Nhưng những người này không làm gì cả.”
Ông ấy nói, “Đừng bận tâm về họ. Tiền là của tôi. Nếu tôi chia nó một cách tự do, thế thì không có lí do gì cho các ông phải bực mình. Tôi không đưa tiền cho họ vì công việc của họ, tôi cho họ bởi vì tôi có nhiều quá. Tôi có quyền này.”
Jesus đã nói rằng khi một người sùng kính và một người khôn ngoan đứng trước Thượng đế, thế thì người khôn ngoan bao giờ cũng cảm thấy, “Chúng tôi đã làm việc từ sáng đến giờ, chúng tôi đã làm việc vất vả cả ngày, mà cả hai chúng tôi đều nhận được đồng lương như nhau. Và những người sùng kính này chả làm gì cả, họ chỉ hát và đung đưa, nhảy múa, vậy mà họ nhận được lương như chúng tôi.” Jesus đã nói, “Thượng đế sẽ nói với họ, ‘Ông đã không nhận được giá trị cho điều ông đã làm sao? Đừng bận tâm về họ. Ta đang cho họ từ sự dư thừa của ta. Ta không thể đừng được điều đó.’”
Có hai kiểu người đã biết tới điều tối thượng: có những người với trí thông minh lớn, và có những người sùng kính. Người khôn ngoan nói, “Chúng tôi đã biết bởi vì sự xứng đáng của chúng tôi.” Người sùng kính nói, “Chúng tôi đã biết bởi ân huệ của ngài.” Chính trái tim của người sùng kính tạo ra quan niệm về ân huệ. Tâm trí của người khôn ngoan nói về nỗ lực. Người khôn ngoan tính toán, người sùng kính không giữ tài khoản nào. Người sùng kính nói, “Tôi không xứng đáng, vậy mà ngài cứ luôn đổ mưa rào ân huệ của ngài xuống.”
Mưa rào không mây...
Có ánh sáng vô hạn mà không chớp sáng!
Nếu bạn quan sát con người của tri thức một cách cẩn thận, thế thì bạn sẽ thấy rằng người đó đã phủ nhận sự tồn tại của ân huệ và người đó cũng phủ nhận luôn sự tồn tại của Thượng đế. Mahavira không chấp nhận Thượng đế . “Bởi vì,” ông ấy nói, “bất kì cái gì được đạt tới đều là kết quả của hành động của chúng ta, không cần đem Thượng đế vào. Bất kì ai đã làm việc tốt đều được đức hạnh. Bất kì ai làm việc sai đều bị tội. Bất kì ai làm việc đúng đều lĩnh về điều đúng. Nếu anh ta làm điều sai sẽ lĩnh về điều sai. Bất kì cái gì anh ta đã gieo, anh ta đều gặt lại. Cần gì đem Thượng đế vào trong nó?” Cũng có thực tại trong điều Mahavira nói. Thực tại đó là, nếu bạn đem Thượng đế vào thế thì sẽ có lẫn lộn. Lẫn lộn sẽ là ở chỗ Thượng đế đôi khi sẽ cho những người mà không xứng đáng với nó. Giả sử, trong câu chuyện của Jesus, rằng thay vì người giầu có một cái máy tính, thế thì máy tính sẽ làm tính toán. Nếu đấy không phải là máy tính mà là người quản lí thay vì một thầy, thế thì anh ta cũng sẽ tính toán. Anh ta chắc đã thấy rằng những người đã làm việc sáu giờ được sáu ru pi, những người làm việc bốn giờ được bốn ru pi, những người làm việc một giờ được một ru pi. Thế là phải, bởi vì người quản lí bao giờ cũng nghĩ như người quản lí.
“Nếu Thượng đế cũng giữ tài khoản hành động của mọi người giống như nhà quản lí, và cho họ một cách tương ứng,” Mahavira nói, “thế thì cần gì mang ngài vào? Bản thân luật này là đủ: bất kì ai thò tay vào lửa sẽ bị bỏng.” Liệu có Thượng đế ngồi đâu đó mà quan sát xem bạn có cho tay vào lửa và bị bỏng không? Bất kì ai rụt tay đều được cứu - có Thượng đế ngồi đâu đó, người sẽ nói rằng bạn phải rụt tay ra ngay để cho bây giờ ta cứu con không? Nếu bạn đưa tay vào lửa nó sẽ bị bỏng; kéo tay ra nó được cứu thoát.
Cho nên Mahavira nói, “Lí thuyết về nghiệp là đủ. Không cần đem Thượng đế vào.” Và nếu bạn đem ngài vào thế thì sẽ có vấn đề. Vấn đề sẽ là ở chỗ bây giờ có một thực thể tính toán, người hiểu, người cảm thấy, và đã chen vào giữa. Đôi khi ngài có thể thương hại ai đó, đôi khi ngài có thể từ bi. Thượng đế không phải là một cái máy, ngài không phải là người quản lí. Ngài sẽ là người chủ và người chủ cho từ dư thừa của mình. Thế thì bạn sẽ làm gì? Thế thì có thể có nguy hiểm.
Nguy hiểm thứ nhất là ở chỗ những người không làm gì cả cũng sẽ nhận. Và nguy hiểm thứ hai, nguy hiểm lớn hơn, là ở chỗ những người đã làm điều gì đó có thể không nhận được gì cả. Trong câu chuyện của Jesus, những người đã làm đều nhận được, nhưng người đã không làm cũng nhận được. Nhưng câu chuyện có thể đi thêm chút nữa: rằng những người không làm gì nhận được nhiều, còn những người đã làm nhiều nhận được ít hơn là họ xứng đáng được nhận. Bởi vì cũng có thể rằng người chủ giận dữ vào ngày đó, rằng ông ta không vui.
Cho nên đem ai đó khác vào là nguy hiểm. Mahavira đã nói. "Gạt Thượng đế sang bên đi. Với Thượng đế không thể có trật tự trên thế giới. Nếu có Thượng đế sẽ có hỗn độn."
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng người Hindu nói sẽ có hỗn độn nếu không có Thượng đế. Nếu như không có Thượng đế, thế thì ai sẽ chăm nom trật tự cho mọi thứ? Mahavira nói nếu có Thượng đế, thế thì sẽ có khó khăn để chăm nom trật tự cho mọi thứ. Không có Thượng đế mọi sự đều được cai quản theo luật của tự nhiên. Thế thì sẽ không cần trái tim mà có thể can thiệp vào hay thương hại ai đó, giận ai đó, không bằng lòng ai đó, rơi vào yêu ai đó, cứu người sùng kính và nhấn chìm người xấu. Sẽ không có ai như điều này. Mọi thứ sẽ được luật tự nhiên chăm nom. Tính toán sẽ rõ ràng và đơn giản.
Đó là lí do tại sao trong kinh sách của Mahavira không có chỗ cho thơ ca, nó là toán học thuần tuý. Đọc sách của Mahavira dường như là người ta đang đọc sách về kĩ nghệ hay y học, toán học hay logic. Toán học thuần tuý - khoa học. Nó toàn là vấn đề tính toán. Đôi khi tôi cảm thấy rằng có lẽ chính bởi vì toán học của Mahavira mà mọi người Jaina đều trở thành chủ cửa hàng, làm tính toán. Việc tính toán này đi sâu đến mức người theo ông ấy tất cả đều trở thành chủ hiệu và thương nhân. Mọi thứ khác đều bị quên mất, chỉ khả năng tính toán là còn lại.
Con người của tri thức nói, “Tôi đạt tới bởi vì sự xứng đáng của tôi.” Cho nên đến cuối con người của tri thức sẽ nói, “Chỉ ta hiện hữu, không có Thượng đế.” Mahavira nói, “Linh hồn là Thượng đế”: điều ông ấy nói là, “Chỉ ta hiện hữu, không có Thượng đế.” Đây là cách diễn đạt thuần khiết nhất của con đường tri thức.
Người sùng kính đạt tới bằng ân huệ. Anh ta nói, “Tôi không xứng đáng sao?” Cách thức của người sùng kính là thơ ca thuần tuý. Anh ta nói, “Nếu chúng tôi phải cứu bản thân mình, thế thì chúng tôi sẽ không thể nào làm được việc đó, chúng tôi chỉ chết chìm. Nếu chúng tôi được cứu, thế thì chính ngài đã cứu chúng tôi. Nếu chúng tôi chết chìm, đấy là việc của chúng tôi.” Anh ta nói, “Lỗi lầm là của tôi và mọi cái đi đúng là vì Thượng đế.” Một khoảnh khắc tới khi ân huệ này cứ lớn lên, lớn lên và lớn lên mãi và chỉ Thượng đế còn lại, người sùng kính biến mất. Người sùng kính nói, “Chỉ ngài hiện hữu, con không hiện hữu.” Cả hai đạt tới cùng một trạng thái, bất nhị, nhưng cách diễn đạt của từng người là khác.
Còn một câu hỏi nữa trong ngữ cảnh này. Điều tốt là hiểu nó cũng với câu hỏi này.
Thầy đã nói rằng Thượng đế không được đạt tới bằng nỗ lực mà bằng ân huệ. Sahajo hát bài ca với lòng biết ơn vì phúc lành của thầy cô ấy, và Kabir hát bài ca về thầy mình Ramananda. Thầy nào đã ban ân huệ cho thầy? Thầy có kinh nghiệm chứng ngộ tối thượng mà không có phúc lành của thầy không? Xin thầy nói đôi điều về điều này.
Tôi đã giải thích cho bạn hai con đường, con đường của tri thức và con đường của sùng kính. Người trí huệ đạt tới qua sự xứng đáng của mình, người sùng kính đạt tới qua lời cầu nguyện. Người trí huệ nhận ra điều tối thượng bằng nỗ lực gian nan; người đó kiếm nó, người đó giành lấy nó. Người đó được biết tới bởi nỗ lực của mình. Cho nên tôn giáo và văn hoá mà Mahavira đã cho sinh thành được gọi là shraman-sanskriti, văn hoá của nỗ lực. Nó có nghĩa là đạt tới bằng nỗ lực, không phải bằng ân huệ. Đó là lí do tại sao tên của Mahavira là Shraman Bhagwan Mahavira - người đã biết tới điều tối thượng qua nỗ lực của riêng mình.
Người trí huệ nói, “Tôi đã kinh nghiệm điều tối thượng bằng nỗ lực gian nan, bằng việc từ bỏ, bằng đức hạnh; không có chuyện cho không, không phải bởi vì phúc lành của ai cả. Tôi đã kiếm được nó.” Người đó tuyên bố điều đó.
Người sùng kính nói, “Tôi cầu nguyện, tôn thờ, nhảy múa, cố dụ dỗ và thuyết phục ngài, Thượng đế. Tôi không xứng đáng cho nên tôi đã nhảy múa để làm vừa lòng ngài. Tôi hát bài ca của ngài, tôi ca ngợi ngài. Tôi làm hài lòng ngài và ngài được vui mừng khôn xiết. Ngài hài lòng đến mức trong những khoảnh khắc thân mật của tình yêu ngài cho tôi mọi thứ của ngài. Tôi không xứng đáng, nhưng tôi đã nhận được bởi ân huệ của ngài.”
Có hai con đường trực tiếp. Có con đường thứ ba ẩn giữa hai con đường này chứa điều tinh tuý của cả hai. Thông thường nó không được nói tới bởi vì khó mà nói về nó. Nhưng bạn đã hỏi tôi, do đó bạn sẽ được nghe nói.
Có một con đường của thiền, nằm giữa hai con đường này. Nó rất tinh tế, tinh tế nhất. Rất khó hiểu thiền, nhưng dẫu sao cứ thử. Con người của tri thức nói, “Tôi đã biết bởi vì sự xứng đáng của tôi,” người sùng kính nói, “Tôi đã đạt tới qua ân huệ,” nhưng cả hai đồng ý ở một điểm - rằng họ đã đạt tới. Thiền nhân nói, “Nó chưa bao giờ bị mất.” Thiền nhân nói, “Không có vấn đề đạt tới nó. Nó đã ở đây rồi. Nó chính là bản tính của chúng ta. Cái mất đi chỉ là ảo tưởng. Chính ý tưởng của chúng ta rằng nó bị mất” - hệt như cá đã quên mất rằng nó đang trong đại dương, hệt như vậy. Cá là đại dương. Bạn sống, thở, thức, ngủ, ngồi, đứng, được sinh ra và chết đi trong Thượng đế. Bạn không bao giờ có thể tách rời khỏi ngài cho dù một khoảnh khắc, bởi vì Thượng đế nghĩa là toàn thể sự tồn tại. Thượng đế nghĩa là năng lượng bao la này, tính toàn bộ này.
Thiền nhân nói, “Tôi chưa bao giờ mất Thượng đế ngay chỗ đầu tiên cho nên cả hai cách tiếp cận đều sai: dù tìm thấy ngài bằng nỗ lực hay bằng ân huệ. Ngài chưa bao giờ bị mất cả.” Bạn đơn giản tỉnh dậy và thấy nó. Trong khi bạn đang ngủ nó dường như là bị mất, khi bạn tỉnh dậy vấn đề trở thành rõ ràng rằng nó chưa hề mất đi.
Khi bạn ngủ, với bạn dường như nó bị mất - nhưng thế nữa nó không bị mất, bạn đơn giản ngủ. Giống như khi bạn rơi vào giấc ngủ với một ngọn đèn đang cháy - đèn tiếp tục cháy, giấc ngủ của bạn không làm tắt nó. Mặc dầu mơ tụ tập trong mắt bạn, mơ của bạn không thể làm tắt ngọn đèn. Bạn bị mất đi, bạn đã đi xa; bạn quên rằng có một ngọn đèn. Vâng, khi mắt bạn mở ra, bạn phát hiện ra rằng đèn vẫn còn đang cháy. Bạn có nói rằng bạn đã tìm được ngọn đèn không? Nó chưa bao giờ mất cả, cho nên nói rằng bạn tìm thấy nó là không đúng. Ngọn đèn bao giờ cũng ở đó. Và cái bao giờ cũng có đó, là Thượng đế.
Thiền nhân nói, “Tôi chỉ rơi vào giấc ngủ, tôi chưa bao giờ mất nó” - bởi vì một khi cái gì đó thực sự bị mất, thế thì không thể nào kinh nghiệm được nó. Cái có thể bị mất đi không thể là bản tính cố hữu của bạn được. Thế thì sẽ dường như là nếu bạn có cái gì đó trong tay và bạn mất nó; bạn có thể tìm thấy nó lần nữa nhưng nó không thể bị mất lần nữa. Nhưng nhịp tim của bạn có thể bị mất không? Thậm chí nhịp tim bạn có thể dừng lại, nhưng phẩm chất cố hữu của tâm thức của bạn không thể bị mất.
Khi bạn đi vào giấc ngủ thế nữa bạn tồn tại, mặc dầu bạn không biết rằng bạn tồn tại. Khi bạn tỉnh dậy, thế thì bạn biết. Cái bị ẩn kín khi bạn ngủ trở lại khi bạn thức. Cái bị quên trong giấc ngủ được nhớ lại trong trạng thái thức.
Thiền nhân nói, “Thượng đế không bị mất, tôi chỉ quên mất ngài thôi. Và nhớ là đủ. Thiền là đủ.” Cho nên trong cái nhìn của thiền nhân, điều thiêng liêng không được kinh nghiệm bởi sự xứng đáng - bởi vì nó đã cùng với bạn rồi. Dù bạn có thể không xứng đáng thế nào, nó vẫn đập rộn ràng trong bạn. Cho nên không thể có vấn đề đạt tới điều tối thượng qua sự xứng đáng của bạn. Mà điều tối thượng cũng không thể được đạt tới qua ân huệ, bởi vì không có ‘người khác’ để cho bạn ân huệ. Chỉ có bạn thôi. Bạn là cả người nhận và người cho. Bạn là cả người tìm kiếm và cái được tìm kiếm - bạn là cả hai. Bạn là con đường và bạn là mục đích, bạn là cả hai. Thiền nhân đang nói một chân lí rất sâu sắc, nhưng rất khó diễn đạt nó. Khi một người sùng kính đạt tới thế thì người đó sẽ hiểu rằng điều thiền nhân nói là đúng: điều tối thượng đã có sẵn bên trong. Và thế thì người trí huệ cũng sẽ hiểu rằng nó không bị che đậy, được để lộ, nhưng không được tạo ra. Nó giống như khi một hòn đá đang nằm đó và một nhà điêu khắc tới cùng với cái đục và tạo ra bức tượng - bức tượng đã ẩn bên trong hòn đá.
Ai đó đã hỏi Michelangelo... Có một hòn đá còn chưa được đục đẽo đã nằm đó từ lâu rồi; các nhà điêu khắc khác đã vứt nó đi tưởng rằng nó là vô dụng. Từ hòn đá đó Michelangelo đã tạo ra bức tượng Jesus. Khi bức tượng được hoàn thành ai đó nói, “Ông thật đáng kinh ngạc! Không ai cần đến hòn đá này. Nó đã bị vứt đi rồi. Các nhà điêu khắc khác thấy nó không hữu dụng gì, nó là hình kì lạ. Nhưng từ nó ông đã tạo ra một công trình nghệ thuật vĩ đại.”
Michelangelo nói, “Tôi không tạo ra nó. Bức tượng đã nằm bên trong hòn đá này - tôi đơn giản loại bỏ những mẩu không cần thiết quanh bức tượng thôi. Tôi đơn giản làm lộ nó ra, tôi không tạo ra nó. Nó bị ẩn kín, bị che phủ, và tôi làm lộ nó ra. Nó ẩn kín, tôi làm lộ nó ra; tôi chỉ làm ngần ấy thôi. Tôi không phải là đấng sáng tạo, tôi đơn giản loại bỏ các tầng và làm lộ nó ra.”
Khi một thiền nhân nói, “Ông không thể khác hơn điều ông đang vậy vào mọi khoảnh khắc. Điều ông đang vậy bao giờ cũng là vậy. Chính bản thân sự tồn tại của ông là Thượng đế, cho nên không có vấn đề về ân huệ hay nỗ lực,” thế thì bạn sẽ trong lẫn lộn lớn. Và bạn sẽ trong khó khăn hơn: “Làm gì bây giờ?”
Nếu bạn hiểu tôi đúng, thế thì tôi đang nói rằng chỉ thiền có thể thiết lập nên chân lí thuần khiết nhất. Người sùng kính nói cùng điều đó theo ngôn ngữ của yêu: thế thì nó trở thành ân huệ. Người của tri thức nói cùng điều đó theo ngôn ngữ của kỉ luật tâm linh: thế thì những từ như ‘xứng đáng’, ‘xứng với’, ‘nghiệp’, ‘đức hạnh’, ‘nỗ lực’ đều được dùng. Thiền nhân đang nói cùng một điều - nhưng chỉ thiền nhân có thể hiểu được ngôn ngữ của thiền nhân. Với bạn sẽ rất khó hiểu rằng nó chưa bao giờ bị mất.
Mọi người tới tôi và họ nói, “Thầy nói rằng nó chưa bao giờ bị mất. Thế thì tại sao chúng tôi phải đi tìm nó?” Tôi hỏi họ, “Tại sao bạn hỏi câu hỏi này, tại sao chúng ta phải đi tìm nó?”
Tôi nói rằng nó chưa bao giờ bị mất. Khi nó trở thành kinh nghiệm của riêng bạn thế thì vấn đề xong rồi, nó đã kết thúc. Thế thì không có gì để tìm kiếm. Nhưng bạn phải cảm thấy rằng bạn chưa tìm thấy gì cả, và dầu vậy bạn vẫn muốn bỏ việc tìm kiếm. Thế thì thậm chí cơ hội tìm thấy nó sẽ bị đóng lại.
Thiền là cách diễn đạt thuần khiết nhất của tôn giáo. Tri thức là cách diễn đạt qua tâm trí, sùng kính là cách diễn đạt của nó qua trái tim, và thiền không là trái tim lẫn tâm trí. Tri thức là của tâm trí, yêu là của trái tim - thiền vượt ra ngoài cả hai. Thiền là siêu việt.
Cho nên đừng hỏi tôi tôi đã đạt tới chứng ngộ thế nào. Không bởi ân huệ không bởi nỗ lực, nhưng bởi việc thức tỉnh tôi đã thấy rằng nó chưa bao giờ bị mất. Cho nên tôi không có thầy, bởi vì thầy được cần chỉ khi bạn phải nhận giúp đỡ của ai đó trong việc tìm kiếm của bạn. Và tôi đã không làm bất kì công phu tâm linh nào, bởi vì công phu tâm linh được cần chỉ khi bạn phải làm nỗ lực nào đó để tìm ra nó. Tôi không làm nỗ lực nào mà tôi cũng không cầu nguyện gì. Tôi không tôn thờ trong bất kì đền đài nào mà cũng không chắp tay cầu nguyện bất kì Thượng đế nào trên trời. Tôi cũng không có thầy nào.
Thế thì tôi đã làm gì? Tôi chỉ làm một việc - tôi cố hiểu bản thân tôi, tôi cố biết tôi là ai. Tôi cố dò dẫm bên trong bản thân tôi để tìm kiếm, tôi ở đâu? Dò dẫm và tìm kiếm theo cách này, bóng tối giảm dần đi. Tôi bắt đầu cảm thấy bản thân tôi, tôi bắt đầu cảm thấy rằng ‘tôi đây’. Cảm giác này bắt đầu lớn dần. Ban đầu có một ngọn lửa rất nhỏ trong chiếc đèn, thế rồi ngọn lửa bắt đầu lan rộng và nó trở thành ánh sáng lớn như mặt trời. Nhưng tôi đã không tìm thấy nó qua ân huệ hay qua bất kì nỗ lực nào. Đi vào bên trong bản thân mình, tôi thấy rằng nó đã có đó rồi. Nó chưa bao giờ bị mất. Tôi đang ngồi ngay tại đích và tôi chỉ ngủ lơ mơ.
Tôi thường kể một câu chuyện: Một kẻ say rượu trở về nhà. Anh ta say lắm. Anh ta tìm đường về nhà một cách tự động. Anh ta quen theo cùng một con đường hàng ngày, không cần có nhận biết nào.
Bạn cũng không cần nhận biết nào - bạn đi về nhà trong khi nghĩ cả nghìn lẻ một thứ. Bạn rẽ trái, bạn rẽ phải, xe đạp tự động đưa bạn rẽ và bạn đi vào nhà để xe. Bạn không cần nghĩ về nó, nó xảy ra một cách tự động.
Người này đã rất say rồi, và loạng choạng khi cuối cùng đã tới nhà. Đứng ngay trước nhà mình anh ta nhìn cẩn thận để xem liệu đấy có phải là nhà mình hay không. Trong bóng tối của đêm, với đôi mắt say bí tỉ, mọi thứ đều lay động, rung rinh. Anh ta trở nên sợ hãi. Anh ta nghĩ, “Nhà này dường như không phải là của mình. Mình chưa bao giờ thấy nó giống thế này.”
Nếu con mắt của người quan sát là khác, thế thì vật được quan sát thay đổi. Nếu bạn đang say khướt thế thì cảm nhận thay đổi.
Cho nên chần chừ, anh ta gõ cửa. Mẹ anh ta ra mở cửa, nhưng anh ta thậm chí không thể nhận ra mẹ mình nữa. Làm sao nhận biết có thể xảy ra trong trạng thái say rượu được? Anh ta chạm vào chân bà mẹ và nói, “Thưa bà già, xin cho tôi một ân huệ - xin đưa tôi về nhà tôi.”
Mẹ anh ta nói, “Này con, con có phát điên hoàn toàn không đấy? Mẹ đã bảo con cả nghìn lần đừng có uống rượu nữa. Bây giờ thế này thì quá lắm! Con không thể nhận ra được ta, mẹ của con sao? Con không thể nhận ra nhà của con sao?”
Đám đông tụ lại, mọi người hàng xóm đều tới và cố gắng giải thích điều đó cho anh ta. Nhưng có cách nào giải thích mọi sự cho người say không? Nếu anh ta có thể hiểu, anh ta chắc sẽ hiểu. Bạn phải thuyết phục anh ta. Nhưng bạn cố gắng giải thích điều gì đó và người say sẽ hiểu điều gì đó khác. Bạn nói điều gì đó và anh ta nghe điều gì đó khác, anh ta thấy nghĩa khác nào đó.
Người say trở nên rất sợ hãi và nói, “Các vị sẽ giết chết tôi. Mẹ tôi phải đang đợi tôi ở nhà. Các vị nói điều lạ làm sao. Tôi mà không nhận ra mẹ tôi sao? Tôi mà không biết nhà tôi sao? Dù tôi có uống rượu nhiều đến đâu tôi cũng không là cái say ấy!”
Nhưng mọi người say đều nói cùng một điều. Thuyết phục người say rằng anh ta đang say là rất khó, anh ta sẽ không đồng ý chút nào. Và khi người say chấp nhận rằng mình say, biết rằng anh ta không còn say nữa. Bằng không anh ta không thể nào chấp nhận rằng mình say. Làm sao ai đó đang say đồng ý khi anh ta vẫn say? Nếu một người điên chấp nhận rằng mình điên, biết rằng anh ta khỏi rồi. Đưa anh ta về nhà, không cần nhốt anh ta trong nhà thương điên nữa. Người điên thực sự không bao giờ chấp nhận rằng mình điên. Anh sẽ nói rằng cả thế giới này điên, nhưng anh không thể chấp nhận được rằng bản thân mình điên.
Người say nói với mọi người, “Các vị dường như đều quá chén cả. Tôi mà không biết nhà mình à? Đưa tôi về nhà đi, người anh em.” Anh ta bắt đầu khóc lóc và đấm ngực.
Một người hàng xóm vừa từ quán rượu về đi trên chiếc xe bò kéo. Anh ta nói, “Ngồi lên đây. Tôi sẽ đưa anh về nhà.”
Mẹ anh ta bắt đầu kêu lên, “Đừng ngồi lên xe nó! Nó cũng say đấy, bằng không làm sao nó có thể đề nghị đưa con về nhà được? Nhà con ở đây cơ mà.”
Nhưng lời khuyên của ông hàng xóm hấp dẫn chàng say này... người này dường như là một thầy. Người này sẽ giúp đưa anh ta về nhà... vị cứu tinh: “Tất cả những người này đều là người thường, họ cố gắng lừa tôi.” Cho nên anh ta đi với người say kia trên chiếc xe bò.
Đây là trạng thái của bạn. Bạn đang đứng trước nhà riêng của bạn. Cái đang ở ngay trước mắt bạn là Thượng đế và bạn hỏi, “Mình phải đi đâu? Mình phải tìm gì? Mình phải dùng phương tiện gì? Mình phải cầu nguyện ai?” Ai đó hay người khác sẽ tìm thấy bạn trên chiếc xe bò của họ. Anh ta sẽ nói, “Lại đây, ngồi lên đây, chúng tôi đang đi trên con đường đó. Thực tại, đây là điều chúng tôi làm - chúng tôi có thể đưa anh đi, đây là việc của chúng tôi. Chúng tôi đưa mọi người đang lang thang tới đích của họ.” Bạn sẽ gặp guru này guru khác, không hoài nghi gì về điều đó cả.
Thầy của bạn ở bên trong bạn. Và cho dù bạn chấp nhận ai đó làm thầy, thế thì chỉ chấp nhận người nào đang cố gắng đánh thức thầy bên trong bạn, không phải là người nói về mọi thứ mà sẽ đưa bạn đến đâu đó.
Lẽ ra mọi việc sẽ tốt hơn nếu người say chấp nhận điều mẹ anh ta nói. Bà ấy nói: “Đây là nhà con và ta là mẹ con.” Buổi sáng khi anh ta trở nên có ý thức, anh ta sẽ thấy rằng điều này là chân lí. Nhưng nếu ai đó bảo bạn rằng bạn đã ở nơi bạn đáng phải ở, điều đó sẽ không hấp dẫn bạn. Bạn sẽ nói, “Tôi không đồng ý. Tôi phải thay đổi bản thân mình. Một cuộc cách mạng, biến đổi phải xảy ra. Và người này bảo mình rằng mình đã ở đó rồi! Ta đi đâu đó khác và tìm ông thầy khác vậy.”
Mọi người tới tôi, và nếu tôi bảo họ, “Chấp nhận bản thân bạn đi. Như bạn vậy, bạn là tốt, bạn là đẹp đẽ, bạn là chân lí. Như bạn vậy, bạn là đủ - cảm thấy biết ơn vì được là bạn vậy đi. Không cái gì phải được làm, bạn chỉ phải chấp nhận hiện hữu của bạn,” họ bắt đầu nhìn quanh và nói, “Thầy ngụ ý không có gì cần được làm sao?” Điều này không hấp dẫn họ. Họ sẽ đi tới ông thầy nào đó khác, người sẽ bảo họ làm điều gì đó - người sẽ bảo họ làm shirshasana, đứng trên đầu họ. Điều này sẽ hấp dẫn họ. Dường như có kết nối nào đó giữa người đứng trên đầu và trở nên chứng ngộ. Bạn trông hoàn toàn được khi đứng trên đôi chân. Đứng trên đầu sẽ không làm tăng thên cái đẹp cho bạn, bạn sẽ chỉ trông ngu đần. Nếu bạn muốn che giấu cái ngu đần của bạn, bạn có thể gọi nó là một cái gì đó đặc biệt - shirshasana. Bạn sẽ thực hiện bài tập kì lạ: xoắn tay bạn, chân bạn lại. Nếu bạn muốn tham gia gánh xiếc thế thì được, nhưng điều đó có liên quan gì tới Thượng đế?
Như bạn vậy, bạn là cái tốt, cái đẹp. Chính khoảnh khắc này bạn đang ở chỗ bạn đang nghĩ phải đi tới.
Nếu ý tưởng đi đâu đó bị loại bỏ và bạn trở nên thảnh thơi trong khoảnh khắc này, thế thì bạn đã đạt tới rồi. Nếu bạn ôm giữ ý tưởng về đi đâu đó, thế thì bạn sẽ tiếp tục chạy tới vĩnh hằng. Đó là câu chuyện về các kiếp sống vô hạn của bạn; đó là cái bi thảm của bạn: chạy, có mục đích nào đó cần đạt tới trong tương lai! Và chừng nào bạn chưa đạt tới nó, bạn còn bồn chồn.
Bạn sẽ không bao giờ đạt tới đâu, bởi vì bất kì khi nào bạn đạt tới, từ đó mục tiêu tương lai sẽ xuất hiện thậm chí còn xa hơn. Nó giống như đường chân trời. Nó là ảo ảnh.
Tôi đã không trở nên chứng ngộ bởi ân huệ của ai đó hay bởi nỗ lực. Tôi đơn giản thức dậy và thấy rằng tôi chưa bao giờ mất nó cả. Đây là điều tôi gọi là sahaj yoga, con đường tự nhiên. Đây là điều Sahajo đã gọi là sahaj gati, đi dễ dàng. Charandas đã cho cô ấy cái tên Sahajo. ‘Sahajo’ có nghĩa là người đơn giản, dễ dàng, tự nhiên. Không cái gì cần được đạt tới, không cái gì cần được tìm kiếm. Nhưng ngôn ngữ của Sahajo là ngôn ngữ của người sùng kính; đó là lí do tại sao cô ấy nói về ân huệ. Ngôn ngữ của Mahavira là của con người tri thức, cho nên ông ấy nói về những nỗ lực gian nan, công phu tâm linh.
Nếu bạn muốn hiểu điều tôi nói, thế thì toàn thể thông điệp của tôi là về thiền. Và thiền ở bên ngoài cả sùng kính lẫn tri thức. Thiền là linh hồn của sùng kính, và thiền là linh hồn của tri thức nữa. Sùng kính là một thân và tri thức là một thân khác, nhưng linh hồn trong cả hai là thiền. Người sùng kính trở thành có tính thiền qua lời cầu nguyện. Người của tri thức trở thành có tính thiền qua kỉ luật tâm linh của người đó.
Nhưng nếu bạn hỏi người đã biết, tất cả họ đều nói cùng một điều - và điều đó là thiền. Chỉ cách diễn đạt là khác: Sahajo hát bài ca về yêu, Mahavira nói về con đường của tri thức.
Tôi muốn cho bạn vàng ròng, không phải là đồ trang sức. Mahavira cũng đã dùng vàng, nhưng ông ấy đã tạo ra đồ trang sức của tri thức. Sahajo cũng đã dùng vàng, nhưng đã làm đồ trang sức của yêu, của sùng kính. Tôi không muốn cho bạn đồ trang sức, tôi cho bạn vàng ròng. Tên của vàng này là thiền.
Câu hỏi thứ bẩy:
Sahajo không cùng ai, không ai cùng với Sahajo. Nhưng các hiền nhân như Sahajo cũng ca tụng vinh quang của satsang, của việc ở cùng với thầy. Tại sao có mâu thuẫn này?
Không có mâu thuẫn chút nào. Có thể dường như là có, nhưng không có. Sahajo không cùng ai, không ai cùng với Sahajo. Sahajo nói rằng không có ai đó cùng cô ấy, mà cô ấy cũng không cùng ai đó. Chắc chắn, Sahajo mô tả satsang, cô ấy ca ngợi niềm vinh quang của nó: việc tìm hiền nhân, việc tìm satsang. Thế thì điều đó trở thành khó cho bạn để hiểu rằng nếu một người... “không ở với ai cả”, thế thì ai đi tìm và tại sao? Nhưng bạn đã không hiểu nghĩa của satsang, đây là lí do tại sao có lẫn lộn.
Satsang nghĩa là ở cùng với một người mà với sự đồng hành của người đó bạn sẽ hiểu. Sahajo không cùng ai, không ai cùng với Sahajo. Satsang đơn giản nghĩa là ở gần một người mà với người đó bạn sẽ nhận ra tính một mình của bạn. Đám đông không phải là satsang. Bạn đang chơi bài trong câu lạc bộ: đấy không phải là satsang bởi vì ở đó bạn quên mất tính một mình của bạn. Nó là ma tuý, chất gây say. Bạn đang ngồi trong rạp chiếu bóng: đấy không phải là satsang, có đám đông lớn. Nó là để nhấn chìm bản thân bạn, để quên đi bản thân bạn. Bạn tự quấy rối bạn, cái cô đơn của bạn gây rắc rối cho bạn. Bạn chán, cho nên bạn cố nhấn chìm nó trong bầu bạn với ai đó khác và bạn quên đi bản thân bạn.
Satsang xảy ra khi bạn ngồi với một người mà trong sự hiện diện của người đó bạn không thể quên đi bản thân bạn, nơi bạn chỉ có thể nhớ tới bản thân bạn. Nó không phải là chất say sưa mà là chất thức tỉnh. Satsang có nghĩa là ở trong sự hiện diện của ai đó nơi bạn trở nên nhận biết về tính một mình của bạn, về bản thể thuần khiết của bạn. Nếu một nghìn người ngồi trong satsang, thế thì cũng không có đám đông. Mỗi người đang ngồi một mình. Mỗi người đang ngồi trong tính một mình của người đó.
Có lần chuyện xảy ra rằng Phật ngụ tại bên ngoài một thị trấn. Ajatshatru là hoàng đế của bang đó, và khi hoàng đế tới, ông ta bao giờ cũng sợ hãi và hoài nghi. Các quan thượng thư nói, “Bệ hạ nên tới gặp con người được ân huệ này. Ông ta đã tới, ông ta đang ở bên ngoài thành. Những khoảnh khắc này là rất quí giá. Điều đúng đắn duy nhất là bệ hạ nên tới đó để gặp ông ta.”
Ajatshatru hỏi, “Bao nhiêu người khác ở đó? Còn ai khác ở đó nữa? Tại sao họ ở đó?” Ông ta hỏi mọi điều mà một chính khách hỏi, thực hiện cả nghìn tính toán một lúc.
Các quan thượng thư nói, “Mười nghìn sư ở cùng ông ta.”
Cuối cùng, sau khi biết mọi sự kiện, Ajatshatru khởi hành. Khi ông ta tới rừng xoài nơi Phật ngụ với mười nghìn đệ tử dưới bóng cây xoài, ông ta bỗng nhiên dừng lại. Ông ta tuốt kiếm ra và nói với các quan thượng thư, “Ta cảm thấy có mưu đồ gì đó. Các khanh bảo ta rằng có mười nghìn người ngụ ở đây, nhưng không có lấy tiếng nói của một người. Rừng xoài này dường như hoàn toàn trống rỗng. Không ai ở đây cả. Và chắc chắn không có mười nghìn người ở đây. Nơi mà có mười nghìn người sẽ có cả bầy người, một khu chợ.”
Các quan thượng thư bắt đầu cười. Họ nói, “Xin bệ hạ cất kiếm đi. Bệ hạ không biết Phật và các sư của ông ta. Có mười nghìn người đấy, nhưng từng người là một mình. Ở đây không có đám đông. Lại đây, đừng sợ.”
Hoảng hốt và sợ hãi, Ajatshatru đi tới và thấy mười nghìn người ngồi đó dưới gốc cây theo các nhóm - vậy mà họ tất cả đều là cá nhân, một mình. Ông ta bước tới Phật. Ông ta nói, “Ta chưa bao giờ thấy một điều như thế này. Những người kia đang làm gì ở đây vậy? Tại sao mười nghìn người này im lặng thế? Tại sao họ không nói?”
Phật nói, “Họ đã đến với ta để học im lặng, không học nói. Họ đã đến với ta để là một mình.”
Satsang nghĩa là một chỗ nơi bạn trở thành một mình. Tìm kiếm việc đồng hành với người sẽ đánh thức bạn và làm bạn thành một mình.
Sahajo không cùng ai, không ai cùng với Sahajo - khi bạn biết điều này, nó là satsang.
Đủ cho hôm nay...
Kết thúc quyển 'Mưa rào không mây'Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post