Read more
Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền
sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 11. Đúng
thực sự
Hỏi: Cái gì là đúng và cái gì là sai?
Đáp: Phân biệt bằng vô trí là
đúng. Phân biệt bằng tâm trí là sai. Khi người ta siêu việt lên trên đúng và
sai, người đó là đúng thực sự. Trong kinh có nói, 'Khi người ta cư ngụ trên đường
đúng, người đó không phân biệt "cái này là đúng, cái này là sai ".'
Hỏi: Học trò minh mẫn là gì, và học trò đần
độn là gì?
Đáp: Học trò minh mẫn không phụ
thuộc vào lời thầy, nhưng dùng kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra chân lí. Học
trò đần độn phụ thuộc vào việc đi tới hiểu dần ra qua lời thầy. Thầy giáo có
hai loại học trò; một loại nghe lời thầy mà không níu bám vật chất cũng không
bám phi vật chất, không gắn với hình dạng hay với phi hình dạng, không nghĩ về
đối thể sống hay về đối thể phi sống... Đây là học trò minh mẫn; loại kia, người
thèm khát hiểu biết, tích luỹ nghĩa, và trộn lẫn tốt và xấu, là học trò đần độn.
Học trò minh mẫn hiểu ngay lập tức; anh ta không nuôi dưỡng tâm trí thấp kém
khi anh ta nghe giáo huấn, anh ta không theo tâm trí của hiền nhân, anh ta siêu
việt lên cả hai trí huệ và dốt nát. Cho dù người ta nghe giáo huấn và không níu
bám lấy ham muốn trần tục, không yêu Phật hay con đường thực, nếu, khi người đó
phải lựa chọn một trong hai, người đó chọn cái yên tĩnh từ lẫn lộn, trí huệ từ
dốt nát, bất hoạt từ hoạt động và bám lấy cái này hay cái kia của những điều
này, thế thì người đó là học trò đần độn. Nếu người ta siêu việt lên trên cả
trí huệ và dốt nát, không có tham về giáo huấn, không sống trong nhớ lại đúng,
không nêu ra suy nghĩ đúng, và không có khát vọng là duyên giác phật hay bồ
tát, thế thì người đó là học trò minh mẫn.
Một trong những bí ẩn cuộc sống
có tính thách đố, gây hoang mang là điều vị phật nói cho những người chưa là
chư phật. Điều đó gần giống như nói cho người đang ngủ say. Vâng, nếu bạn phải
nói đủ to về cái gì đó bằng tiếng nói của bạn, cái gì đó của lời bạn có thể
xuyên thấu vào giấc ngủ của người ngủ - chúng thậm chí có thể đạt tới tâm trí
người đó - mặc dầu chúng sẽ phải đi qua nhiều nhiều giấc mơ. Chúng sẽ bị bóp
méo, chúng sẽ không là như cũ, và nghĩa mà người ngủ sẽ cho những lời đó sẽ là
của người đó. Nhưng không có cách khác.
Chỉ có ba khả năng. Người ngủ
nói với người khác cũng đang ngủ; đó là khả năng thứ nhất. Đó là điều liên tục
xảy ra trên khắp thế giới: người ngủ nói với người ngủ khác, người mộng du cố
trao đổi với người mộng du khác. Chỉ xung đột lớn nảy sinh ra từ nó, nhiều thứ
nảy sinh ra từ nó, nhiều tiếng ồn:
... Chuyện được kể bởi kẻ ngốc,
đầy âm thanh và bực bội,
chẳng có ý nghĩa gì.
Vâng, đó đích xác là điều xảy
ra.
Toàn thế giới đang trong hỗn độn,
bởi vì mọi người không biết họ đang nói gì cứ đi nói mọi thứ cho người khác,
người không thể nghe thấy được, người không trong trạng thái nghe. Và chúng ta
liên tục diễn giải tương ứng với định kiến của riêng chúng ta, chúng ta liên tục
áp đặt nghĩa của chúng ta lên lời của người khác. Người khác vận hành chỉ như
màn ảnh và chúng ta chiếu bộ phim riêng của mình lên chúng.
Tôi đã nghe một chuyện cổ:
Ngày xưa một hoàng đế lớn, một
chakravartin, người cai trị toàn thể thế gian, quyết định rằng nếu toàn thế giới
dừng mọi loại tiếng ồn cho dù trong một phút thôi, im lặng đó sẽ là kinh nghiệm
không thể nào tin được. Nhưng làm sao thuyết phục được mọi người dừng lại toàn
bộ trong một phút - toàn thế giới dừng lại trong một phút, không nói? Cho dù
ông ấy là hoàng đế lớn, điều đó vẫn là không khả thi. Ông ấy hỏi những người
trí huệ.
Họ nói, "Điều đó dường như
là nhiệm vụ không thể được. Làm sao chúng ta có thể xoay xở được nó? Làm sao
chúng ta canh được? Ai có thể ngăn cản mọi người khỏi nói và làm tiếng động? Cả
triệu người! Quân đội của bệ hạ là lớn đấy, nhưng so với mọi người quân đội chả
là gì."
Thế rồi một nhà huyền môn đứng
dậy và nói với nhà vua, "Tôi có thể xoay xở được điều đó. Tôi biết bí mật."
Ông ấy thì thào vào tai nhà vua
và bí mật này có tác dụng. Bí mật này rất kì lạ - vì cách thức của các nhà huyền
môn bao giờ cũng rất kì lạ. Trên bề mặt họ có vẻ giống như điều này, sâu bên dưới
họ là cái gì đó khác - có thể đích xác là cái đối lập về cách họ tỏ ra trên bề
mặt.
Nhà huyền môn bảo nhà vua,
"Bệ hạ công bố rằng vào một ngày đặc biệt nào đó vào mười hai giờ trưa giữa
ngày, toàn thế giới sẽ phải cùng nhau hô lên một âm thanh 'Hoo' trong một phút.
Toàn thế giới phải hô nó! Không ai được phép không hô, mọi người đều phải tham
gia."
Nhà vua nói, "Ông nói cái
gì thế? Ta muốn thế giới rơi vào trong im lặng tuyệt đối trong một phút cơ
mà!"
Nhà huyền môn nói, "Tôi biết
mọi người! Bệ hạ cứ theo điều tôi nói đi, và điều ngài muốn sẽ xảy ra."
Và điều đó thực sự xảy ra. Nhà
vua ra tuyên nố, ngày được ấn định, và mọi người nóng lòng chờ đợi khoảnh khắc
đó. Toàn thế giới hô lên "Hoo" trong một phút - nó sẽ là cái gì đó
phi thường! Mọi người nghĩ, "Mình sẽ không hô, mình sẽ nghe. Sao bỏ lỡ cơ
hội như thế? Bản thân nhà vua muốn nghe, sao mình phải bỏ lỡ cơ hội này? Và ai
tìm ra được? Khi cả thế giới hô Hoo, ai đi tìm ra rằng mình đã không là người
tham gia?"
Và đó là cách mọi người nghĩ.
Và đích xác mười hai giờ, trong một phút có im lặng tuyệt đối - thậm chí không
một tiếng động. Nhà huyền môn đã xoay xở được điều đó. Và nhà vua được biến đổi
bởi im lặng này sâu sắc thế - cái đẹp của nó, âm nhạc của nó, cái duyên dáng
tuyệt đẹp của nó. Nó trở thành việc bắt đầu của thiền của ông ấy.
Nếu chỉ tiếng ồn bên ngoài dừng
lại trong một phút cho bạn tĩnh lặng thế, im lặng dịu dàng thế, điều gì sẽ xảy
ra khi tâm trí bên trong của bạn dừng tạo ra tiếng động? Nó là điểm ngoặt trong
đời của hoàng đế.
Nhưng bình thường thế giới liên
tục làm ra tiếng động; mọi người đang làm ra tiếng động. Những người làm ra nhiều
tiếng động hơn người khác được coi là lãnh đạo, chính khách; họ được coi là người
vĩ đại. Bạn sẽ được coi là vĩ đại bởi báo chí và về sau bởi các sử gia chỉ nếu
bạn đã có giá trị gây phiền phức, nếu bạn có thể tạo ra rắc rối. Nếu bạn có thể
tạo ra rắc rối như Adolf Hitler hay Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông, thế thì bạn
sẽ được coi là nhà lãnh đạo lớn. Nếu bạn có thể tạo ra rắc rối như Ayatollah
Khomeini, thế thì bạn sẽ được coi là thánh nhân vĩ đại. Giá trị của bạn phụ thuộc
vào việc bạn có thể tạo ra bao nhiều phiền phức trên thế giới. Mọi người đều muốn
là ai đó, do đó mọi người phải giả vờ, phải hô to. Mọi người đều phải chứng
minh rằng "anh không thể đối xử với tôi như là không ai cả."
Chính là trong cái điên này,
trong những người mất trí này, mà người đã trở nên thức tỉnh phải truyền đạt
thông điệp. Nó là kì công gần như không thể nào được. Nó là phép màu mà thỉnh
thoảng ai đó mới có khả năng lắng nghe.
Khả năng thứ nhất là: người ngủ
nói với người ngủ khác. Họ nói nhiều, họ nói điều vô nghĩa; hiển nhiên họ không
thể nói có ý thức được. Hai người ngủ - họ chỉ có thể làm ra tiếng ồn ngớ ngẩn.
Không thể có khả năng cho bất kì trao đổi nào.
Do đó trên thế giới không có
trao đổi: chồng quát vợ, vợ quát chồng - và không ai hiểu bất kì ai khác. Thế
giới thiếu hiểu biết một cách tuyệt đối, toàn bộ. Hiểu biết là bằng không. Mọi
người bằng cách nào đó liên tục kéo lê bản thân họ. Vâng, họ trở nên được điều
chỉnh với nhau, nhưng đó không phải là hiểu biết. Chính là chỉ từ thất bại liên
tục, chán nản, thất vọng mà họ làm ra vài thu xếp, bởi vì mọi người phải sống
và vài thu xếp được cần để sống.
Khả năng thứ hai là: hai vị phật
nói. Thế thì giao cảm là có thể, nhưng hai vị phật chưa bao giờ nói cả. Người
ngủ nói quá nhiều, trao đổi là không thể được. Hai vị phật có thể giao cảm với
nhau, nhưng họ không bao giờ nói. Họ không thể nói được, không có gì để nói. Họ
cả hai đều ở cùng đỉnh, họ cả hai đều thấy cùng mặt trời lặn, họ cả hai đều
trong cùng cực lạc - cái gì có đó để mà nói? Bất kì cái gì bạn nói, người kia đều
đã biết; bất kì cái gì người kia sẽ nói, bạn đã biết. Vâng, thỉnh thoảng chuyện
xảy ra trong quá khứ là chư phật đã gặp gỡ.
Có lần Kabir và Farid, hai vị
phật, gặp gỡ, và trong hai ngày ngồi trong im lặng tuyệt đối. Không một lời nào
được thốt ra. Khi họ ra đi, các đệ tử của họ hỏi, "Điều gì đã xảy ra? Cái
gì đã đi sao? Sao các thầy không nói ra một lời?"
Họ cả hai đều nói với đệ tử của
mình, "Không cần, điều đó chắc đã là phí hơi - điều ta biết, người kia biết.
Ta không còn nữa mà ông ấy cũng không còn nữa. Chúng ta là hai phần của một thực
tại. Chúng ta nếm cùng vị, chúng ta kinh nghiệm cùng niềm vui. Và chúng ta biết
nó là không diễn đạt được theo bất kì cách nào, do đó chúng ta ngồi trong im lặng.
Im lặng là giao cảm của chúng ta."
Và thế rồi khả năng thứ ba là:
vị phật nói với người ngủ hay người ngủ nói với vị phật. Ai đó người đang ngủ
chỉ có thể hỏi câu hỏi. Đó là điều đang xảy ra trong đối thoại hay này giữa đệ
tử và Bồ đề đạt ma. Ai đó còn chưa thức chỉ có thể hỏi các câu hỏi; người đó
không có ý niệm mơ hồ gì về bất kì câu trả lời nào. Toàn thể cuộc sống của người
đó đầy các câu hỏi. Cũng như lá mọc trên cây, câu hỏi mọc ra trong tính ngủ của
bạn, trong vô thức của bạn.
Và vị phật có thể trả lời, ông ấy
không thể hỏi được. Ông ấy không biết gì tới câu hỏi; ông ấy là câu trả lời.
Ông ấy đã tới nhà. Khả năng thứ nhất là vô nghĩa, khả năng thứ hai là không thể
được. Khả năng thứ ba là có thể nhưng rất thách đố - thách đố bởi vì vị phật
nói từ đỉnh cao của ông ấy và người ngủ lắng nghe trong giấc ngủ của người đó,
trong mơ, ham muốn của người đó. Lạc trong bóng tối của thung lũng, người đó
không biết gì về những đỉnh đầy ánh mặt trời, người đó không có ý tưởng nào về
sự thuần khiết của những độ cao đó; người đó sống trong thế giới bị ô nhiễm.
Người đó biết từ, nhưng người đó vô nhận biết về nghĩa thực, chân thực của từ.
Vâng, người đó biết từ yêu, nhưng người đó không biết gì về yêu. Người đó biết
từ lời nguyện, nhưng người đó chưa bao giờ kinh nghiệm nó - và không có việc
kinh nghiệm nó bạn không thể biết nó. Người đó biết từ Thượng đế - trống rỗng,
hổng hoác, chỉ là cái vỏ ngoài không có gì bên trong nó - nhưng người đó không
biết gì về Thượng đế. Nó chỉ là từ mà người đó liên tục lặp lại.
Và vấn đề là ở chỗ khi vị phật
nói 'yêu' ông ấy ngụ ý cái gì đó khác toàn bộ với điều bạn ngụ ý khi bạn dùng từ
yêu. Những từ đó không gặp gỡ, chúng không bắt chéo nhau ở đâu cả. Chúng cứ chạy
như những đường song song, không gặp nhau ở đâu cả. Và vậy mà bạn có thể nghĩ bạn
đã hiểu, bởi vì từ là hệt như nhau. Bạn có thể cứ tin rằng bạn đã đi tới hiểu
biết lớn, vậy mà hiểu biết đó chỉ là trí tuệ. Hiểu vị phật về trí tuệ là không
hiểu ông ấy chút nào; ông ấy phải được hiểu về mặt tồn tại.
Đệ tử này đã không chỉ là người
hỏi, anh ta phải đi tới gần thầy hơn. Câu hỏi là bức tường; anh ta phải vứt bỏ
mọi việc hỏi. Anh ta phải bắt đầu hội nhập, tan chảy vào trong bản thể của thầy,
để cho anh ta có thể thấy qua mắt thầy, có thể cảm qua trái tim thầy và có chút
ít kinh nghiệm về cõi bên kia, về điều siêu việt.
Đây là đối thoại cuối cùng giữa
đệ tử này, đệ tử không biết, và Bồ đề đạt ma.
Câu hỏi thứ nhất: Cái gì là
đúng và cái gì là sai?
Tất cả các bạn đều đã được bảo
cái gì là đúng và cái gì là sai. Vâng, người Ki tô giáo sẽ nói điều này, người
Mô ha mét giáo nói điều khác và người Jainas lại nói cái gì đó khác. Người
Hindu có ý tưởng riêng của họ về đúng và sai, và người theo Khổng giáo và người
Zoroastrian cũng vậy. Có nhiều ý thức hệ thế trên thế giới và tất cả họ đều có
ý tưởng riêng của họ về cái gì là đúng và cái gì là sai. Và bạn đã từng được bảo
- vì bạn được sinh ra trong gia đình nào đó, trong ước định nào đó... từ chính
ban đầu bạn đã bị ước định. Cho nên tất cả các bạn đều mang ý tưởng nào đó, rõ
ràng hay không rõ ràng, có ý thức hay vô ý thức, về cái gì là đúng và cái gì là
sai. Và dầu vậy bạn không biết cái gì là đúng và cái gì là sai, bởi vì bạn đã
không khám phá ra nó theo cách riêng của bạn; bạn đã được bảo.
Và đây là những kinh nghiệm sâu
sắc tới mức không ai khác có thể quyết định được chúng cho bạn. Bạn sẽ phải dò
dẫm trong bóng tối của bản thể bạn để tìm ra cửa sổ mà qua đó bạn có thể nhìn
vào bầu trời mở. Bạn sẽ phải tìm và kiếm cánh cửa từ đó bạn có cái nhìn sâu sắc
về cái gì là đúng và cái gì là sai.
Nếu bạn đơn giản lắng nghe mọi
người... họ đang ngủ. Điều họ nói không phải là của riêng họ; bố mẹ họ đã nói
những điều đó cho họ. Và không bố mẹ nào của họ có kinh nghiệm riêng của họ,
không bố mẹ nào của bố mẹ họ... và cứ như thế lùi mãi lên. Điều họ bảo bạn chỉ
là việc lặp lại. Họ vận hành như máy quay đĩa. Họ lặp lại công thức nào đó bởi
vì họ không biết gì khác, và họ không có đủ dũng cảm để nói với bạn,
"Chúng ta không biết."
Công bố dốt nát của bạn cần bạo
dạn. Cần dũng cảm của Socrates để nói, "Tôi chỉ biết một điều thôi: rằng
tôi không biết gì." Nhưng rất khó tìm ra một người bố như Socrates. Rất
khó tìm ra một người như Phật hay Jesus để dạy bạn. Trong nhà trường, trong nhà
thờ, điều đó là không thể được bởi vì những người này không thể bị giới hạn vào
nhà trường và nhà thờ. Những người này đã biết.
Nhưng bước đầu tiên hướng tới
việc biết là biết rằng bạn là người dốt. Thế thì bạn sẵn sàng, cởi mở, mong
manh. Thế thì cái gì đó có thể xảy ra cho bạn. Thế thì chân lí có thể tự nó khải
lộ cho bạn. Nhưng bạn đầy rác rưởi thế - tất cả các bạn đều nghĩ rằng bạn biết
rồi. Đây là điều đầu tiên cần được vứt bỏ.
Bố mẹ, thầy giáo, tu sĩ, chẳng
biết gì, và từ dốt của họ và từ tri thức giả vờ của họ - cái giả, cái rởm, được
vay mượn - họ liên tục dạy bạn. Họ nói điều này, bạn sẽ hiểu điều khác. Bạn sẽ
nói điều này cho con bạn và chúng sẽ hiểu điều khác. Đó là cách chân lí trở nên
ngày một bị huỷ hoại hơn. Đó là cách chân lí trở thành dối trá.
Khi Phật thốt ra cái gì đó nó tới
từ chính cội nguồn của cuộc sống và sự tồn tại. Nhưng khoảnh khắc ông ấy thốt
ra cái gì đó, một quá trình bắt đầu - quá trình sẽ đi tới phá huỷ chân lí. Người
nghe sẽ nghe nó theo cách riêng của người đó, thế rồi người đó sẽ nói điều đó
cho ai đó khác. Bây giờ hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi, và trong hai mươi nhăm
thế kỉ bao nhiêu thế hệ đã qua! Và từng thế hệ đã từng trao cái gọi là tri thức
của nó cho thế hệ tiếp. Bây giờ nếu Phật quay lại ông ấy sẽ thực sự có tiếng cười
rung bụng. Ông ấy sẽ không thể nào tin được rằng đây là lời của ông ấy. Nếu Bồ
đề đạt ma quay lại ông ấy sẽ ngạc nhiên, ông ấy sẽ hoàn toàn câm bặt trong nột
khoảnh khắc: "Đây mà là lời ta sao?"
... Bởi vì cảm giác của tôi,
khi đọc những câu hỏi và câu trả lời này, đã liên tục là thế này: rằng đệ tử
này, mặc dầu anh ta cố để rất thực với lời của thầy, nó vẫn là việc biên tập.
Những lời này không có tiếng gầm của sư tử trong chúng, và đó là phẩm chất cơ bản
của Bồ đề đạt ma. Chúng có vẻ quá ôn hoà không thể tới từ mồm ông ấy được;
chúng có vẻ gần như mờ xỉn. Chúng không có cái sắc bén đó. Ông ấy là chiếc kiếm!
Ông ấy là một trong những chư phật kì lạ nhất đã từng xảy ra trên trái đất. Những
lời này dường như ôn hoà thế, dịu thế.
Chỉ có hai khả năng: hoặc là
ông ấy rất ốm, sắp chết, và không thể nào hét lên được... Nhưng khả năng thứ
hai gần chân lí hơn. Khả năng thứ hai là ở chỗ đệ tử này đã viết những lời
riêng của anh ta vào điều Bồ đề đạt ma đã nói. Đây là ghi chép của đệ tử này; Bồ
đề đạt ma đã không viết chúng ra, ông ấy đã không viết ra một lời. Đệ tử này phải
biên tập lại. Tất nhiên anh ta đã cố rất chân thành - anh ta đã không thêm cái
gì đi ngược lại Bồ đề đạt ma - nhưng anh ta có thể đã xoá đi vài điều, về điều
đó chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được.
Nhìn vào câu hỏi của anh ta,
anh ta dường như không có thông minh lớn.
"Cô Jones ơi," giáo
sư khoa học nói, "cô có thể nói cho lớp điều gì xảy ra khi thân thể bị
chìm vào trong nước không?"
"Chắc chắn," cô Jones
nói, "điện thoại reo."
Một gái mãi dâm có kinh nghiệm
nói với một cô trẻ mới vào nghề rằng khoảnh khắc đòi tiền đàn ông là "khi
mắt họ thành đờ ra."
Ngày hôm say cô ấy hỏi người mới
vào nghề xem cô này làm ăn ra sao.
"Đáng ghét," cô ta
nói, "khi mắt họ đờ ra, tôi hoàn toàn mù tịt."
Mọi người vận hành từ trạng
thái con người của họ, từ hiểu biết của họ. Và họ có được hiểu biết gì? Không
cái gì chút nào.
Cảnh: trung tâm tuyển quân.
Lính mới tuyển được xếp thành hàng bởi viên trung sĩ khắc nghiệp và được bảo đếm
số để sắp vào các nhóm bốn người.
Họ đếm một cách mạnh mẽ:
"Một - hai - ba - bốn! Một - hai - ba - bốn! Hết!"
Viên trung sĩ sải bước vừa nói
bằng giọng trầm tới kim với số một và nhìn anh ta từ trên xuống dưới trong sự
khiếp sợ. "Anh là một à?"
"Tất nhiên tôi là một. Anh
là một nữa chứ?"
Khoảng khắc lời đạt tới bạn nó
lập tức đổi mầu; nó trở thành một phần của động thái của bạn. Nó lập tức bắt đầu
đại diện cho bạn - không cho người nói mà cho bạn. Thậm trọng về sự kiện này đi.
Và cách duy nhất để gạt bỏ điều
này - và người ta cần gạt bỏ điều này nếu người ta thực sự là người tìm kiếm
chân lí - cách duy nhất để gạt bỏ điều này là vứt bỏ mọi ý tưởng đã từng được
người khác trao cho bạn. Làm trống rỗng tâm trí bạn khỏi mọi quan niệm về đúng
và sai.
Lại là đứa trẻ, không biết gì,
nhặt vỏ sò trên bãi biển, đuổi theo bướm, được say mê bởi những điều nhỏ bé -
viên đá mầu. Hồn nhiên như đứa trẻ đi: bạn không biết cái gì là đúng và bạn
không biết cái gì là sai. Và thế thì có khả năng để biết.
Học trò này hỏi:
Cái gì là đúng và cái gì là
sai?
Các tôn giáo có ý tưởng tiền định
của riêng họ: "Cái này là đúng và cái này là sai." Và cái là đúng
trong tôn giáo này là sai trong tôn giáo khác. Có ba trăm tôn giáo trên trái đất
và có ít nhất ba nghìn giáo phái của những tôn giáo đó. Không phải ngẫu nhiên
mà cũng có ba nghìn ngôn ngữ trên trái đất; có thể có mối tương quan nào đó. Ba
nghìn giáo phái này có thể chỉ là ba nghìn ngôn ngữ tôn giáo. Và từng tôn giáo
có định nghĩa riêng của nó về đúng và sai, và định nghĩa đó chưa bao giờ phù hợp
với tôn giáo khác.
Bây giờ người Jaina nghĩ rằng
ăn thịt là sai, nhưng người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái sẽ
không đồng ý với nó. Kinh sách của họ nói: Thượng đế tạo ra con vật để cho con
người ăn. Người Jaina nói rằng nhịn ăn là cách tốt nhất để làm thuần khiết linh
hồn bạn. Bây giờ, có các tôn giáo sẽ không đồng ý, bởi vì làm sao nhịn ăn có thể
làm thuần khiết linh hồn bạn được? Có thể nó làm thuần khiết thân thể bạn khỏi
độc tố, chất độc của nó, nhưng làm sao nó có thể làm thuần khiết linh hồn của bạn
được? Thức ăn có cái gì liên quan tới linh hồn? Chúng dường như là tuyệt đối
không có quan hệ.
Người Jaina nói rằng sống không
sở hữu gì, sống tuyệt đối trần trụi, là cách duy nhất để đạt tới moksha, tự do
tối thượng. Bây giờ, không tôn giáo nào sẽ đồng ý với điều đó, bởi vì việc ở trần
trụi có liên quan gì tới moksha? Mọi con vật đều trần trụi! Chẳng có gì tâm
linh về nó cả. Và con người trong nhiều thế kỉ đã ở trần truồng. Người nguyên
thuỷ sống trong sự trần truồng, nhưng họ đã không đạt tới giải thoát. Làm sao bạn
có thể đạt tới giải thoát chỉ bằng việc ở trần truồng? Vân vân và vân vân... Ý
tưởng về đúng và sai là rất có tính phe phái. Câu trả lời của Bồ đề đạt ma là
cách tiếp cận phi giáo phái.
Bồ đề đạt ma nói:
Phân biệt bằng vô trí là đúng.
Một phát biểu rất kì lạ, một
phát biểu ngược đời - bởi vì phân biệt bao giờ cũng là của tâm trí. Chính tâm
trí phân biệt ra: "Cái này là đúng và cái này là sai." Bồ đề đạt ma
đang đưa ra một phát biểu cực kì hàm súc. Ông ấy nói:
Phân biệt bằng vô trí là đúng.
Và ông ấy thực sự rất gần với vấn
đề, gần như ngôn ngữ có thể với tới. Khi bạn vận hành không có tâm trí nào, khi
bạn vận hành từ nhận biết thuần khiết, bất kì cái gì bạn làm đều đúng. Đó là điều
ông ấy gọi là "phân biệt bằng vô trí" - cái đó là đúng. Không phải là
bạn quyết định làm điều đúng, không phải là bạn quyết định không làm điều sai.
Khi không có tâm trí trong bạn, không định kiến, không ý thức hệ, không ý nghĩ;
im lặng thuần khiết... Từ im lặng đó, có hành động tự phát. Từ im lặng đó, đáp ứng
với thực tại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Cái đó là đúng.
Nhìn vào định nghĩa hay này của
đúng: nó không liên quan gì tới hành động, nó có cái gì đó liên quan tới tâm thức.
Mọi chư phật đều cố thay đổi việc
nhấn mạnh từ bên ngoài sang bên trong, từ hành động sang tâm thức - thậm chí từ
lương tâm sang tâm thức, bởi vì lương tâm là hướng ngoại; nó được xã hội tạo
ra. Bạn có lương tâm Hindu giáo hay lương tâm Mô ha mét giáo hay lương tâm Ki
tô giáo. Nhưng tâm thức đơn giản là tâm thức, không có tính Hindu, không Ki tô
giáo không Mô ha mét giáo.
Tâm thức, chỉ tâm thức thuần
khiết: hiện tượng tựa tấm gương phản ánh cái đang đó; và từ việc phản ánh đó mà
hành động, hành động toàn bộ. Cái đó là đúng. Nhìn thấy nhấn mạnh này đi. Nhấn
mạnh không vào hành động này: cái gì phải làm và cái gì không phải làm. Bồ đề đạt
ma đơn giản bỏ điều đó. Không thành vấn đề làm cái này hay không làm cái kia, bởi
vì một điều có thể là đúng trong khoảnh khắc này của tâm thức và có thể không
đúng trong khoảnh khắc tiếp. Trong tình huống này, trong hoàn cảnh này, ở chỗ
nào đó, hành động này có thể là đúng; và ở chỗ khác, ở hoàn cảnh khác, cùng
hành động đó có thể sai. Cho nên hành động không thể có tính quyết định được.
Tất cả mọi điều tuỳ thuộc vào
tâm thức của bạn và tình huống mà bạn đang đương đầu. Quyết định này sẽ xảy ra
giữa bạn và tình huống đó. Và quyết định này phải không được lấy một cách có chủ
ý tương ứng với ý thức hệ nào đó, tương ứng với kết luận nào đó, tương ứng với
định kiến, quan niệm nào đó, quyết định này phải nảy sinh trong sự thuần khiết
của tâm thức, trong trạng thái của vô trí, thế thì nó là đúng. Nếu nó không tới
từ vô trí thế thì nó là sai. Đây là việc mở ra rất có ý nghĩa: nó có thể mở hết
cánh cửa nọ tới cánh cửa kia của những điều bí ẩn.
Thấy khác biệt đi. Mười lời răn
nói về hành động: Không làm cái này, không làm cái kia. Bồ đề đạt ma không nói:
Không làm cái này, không làm cái kia - bởi vì ai biết được, ngày mai cùng hành
động đó có thể được cần. Tình huống thay đổi; cuộc sống là một luồng thường hằng.
Cái là đúng hôm nay có thể không đúng ngày mai, do đó hành động không thể bị cố
định - và đó là điều mọi cái gọi là tôn giáo đã làm.
Thậm chí mọi người hỏi tôi rằng
tôi đáng phải quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai cho đệ tử của tôi, cho
các sannyasins của tôi. Tôi sẽ không quyết định cái gì là đúng và cái gì là
sai. Tôi đơn giản giúp bạn tạo ra tâm thức thuần khiết, bởi vì từ tâm thức đó,
bất kì cái gì xảy ra đều đúng. Và bất kì khi nào bạn mất phẩm chất đó, chiều
cao đó, chuyến bay đó của tâm thức và bắt đầu bò trong bóng tối của đất, thế
thì mọi điều bạn làm là sai.
Có thể là một người vô ý thức
có thể làm cái gì đó được xã hội coi là đúng, nhưng người đó không thể làm đúng
theo Bồ đề đạt ma và theo tôi. Xã hội có thể kính trọng người đó vì làm điều
đúng, nhưng chúng ta không thể nói rằng người đó làm điều đúng được bởi vì người
đó không có tâm thức đúng để làm nó: chính nền tảng bị thiếu. Hành động của người
đó có thể trên bề mặt dường như đúng, nhưng ý định của người đó không thể đúng;
và chính ý định mới có tính quyết định. Người đó có thể cúng dường tiền cho người
nghèo, và tất nhiên mọi người sẽ nói rằng điều này là đúng. Cúng dường tiền cho
người nghèo - ai sẽ nói nó là không đúng?
Nhưng Bồ đề đạt ma sẽ nói: Chỉ
nếu người đó chia sẻ từ niềm vui, không từ thái độ bản ngã, nó mới là đúng. Nếu
người đó chia sẻ, không thương hại người nghèo; nếu người đó chia sẻ vì niềm
vui của bản thân việc chia sẻ, không phải làm nghĩa vụ với người nghèo, thế thì
nó là đúng. Nhưng nếu có động cơ ẩn kín để thu được cái gì đó trong thế giới
khác, đức hạnh nào đó, để thu được trong thiên đường - nếu người đó làm cái gì
đó giống như thế, hàng động đó trên bề mặt sẽ dường như là tốt, nhưng nó không
tốt. Nó là sai bởi vì nó tới từ tâm thức sai, nó đang nảy sinh từ hoàn cảnh
sai. Nó không thể đúng được.
Có hàng triệu nhà truyền giáo
Ki tô giáo đang phục vụ người nghèo vì lí do sai. Lí do của họ để phục vụ người
nghèo là vì đây là cách để đạt tới cõi trời. Đây là tham, đây không phải là phục
vụ! Và trên bề mặt họ là người tốt, người hay, người rất giúp đỡ, làm công việc
tốt theo mọi cách có thể, nhưng sâu bên dưới ham muốn của họ không là gì ngoài
tham lớn, tham được phóng chiếu sang thế giới khác. Họ tham thế - còn tham hơn
là người thường, bởi vì người thường được thoả mãn với chút ít tiền, cái nhà tốt,
khu vườn, chiếc xe hơi, thế này thế nọ; chút ít danh giá, quyền lực, trở thành
thủ tướng hay tổng thống, và họ hoàn toàn hạnh phúc, được thoả mãn. Nhưng những
người này không được thoả mãn với những điều nhỏ bé như thế - trần tục, nhất thời;
họ kết án tất cả những điều này. Họ muốn an bình vĩnh hằng, họ muốn phúc lạc
vĩnh hằng, họ muốn đồng là người hành vĩnh hằng của Thượng đế.
Và sẽ có cạnh tranh lớn, bởi vì
Thượng đế phải bị bao quanh bởi đám đông lớn các thánh nhân. Ai sẽ ở gần Thượng
đế? Thực ra, đây là điều các đệ tử của Jesus đã hỏi ông ấy, vào đêm cuối cùng
trước khi ông ấy ra đi khỏi các đệ tử, đây đã là câu hỏi được hỏi nhiều nhất
trong tâm trí họ.
Tôi bao giờ cũng cảm thấy tiếc
cho Jesus: ông ấy không được may mắn như Phật, như Mahavira, như Lão Tử, khi có
liên quan tới đệ tử. Ông ấy có một nhóm rất nghèo nàn!
Jesus sắp bị đóng đinh ngày
mai. Ông ấy đã bảo họ rằng đây là đêm cuối cùng và rằng ông ấy sẽ bị bắt; ông ấy
dự đoán điều đó. Và bạn có biết họ đã hỏi cái gì không? Họ không quan tâm tới
việc đóng đinh của Jesus: làm sao bảo vệ ông ấy, làm sao cứu ông ấy, hay cái gì
có thể được làm bây giờ; họ không lo nghĩ về điều đó. Họ hỏi ông ấy, "Thưa
thầy, ngày mai thầy rời bỏ chúng tôi. Chỉ một câu hỏi trước khi thầy đi; để cho
nó được giải quyết đi. Tất nhiên, chúng tôi biết thầy sẽ ở bên phải của Thượng
đế ở trên cõi trời, nhưng ai sẽ đứng cạnh thầy? Ai trong chúng tôi sẽ là người
được phúc lành ở cạnh thầy?"
Đây là tham thuần khiết! Đây là
chính trị tâm linh - xấu hơn chính trị thường, bởi vì chính trị thường là thô
và bạn có thể thấy được nó ngay lập tức khi nó có đó, nhưng kiểu chính trị này
là rất tinh vi và rất khó thấy.
Phục vụ đi, nếu phục vụ là đáp ứng
của bạn từ vô trí. Đừng ham muốn cái gì từ nó. Làm nó vì niềm vui vô cùng của
việc làm nó.
Đó là điều tôi đang cố tạo ra ở
đây. Tất cả các bạn đang được tham gia vào mọi loại việc trong tâm xã này, và
đây chỉ mới là bắt đầu, chỉ là hạt mầm của tâm xã; chẳng mấy chốc nó sẽ mọc
thành cây lớn. Nhưng nền móng cơ sở đang được đặt. Tất cả các bạn đang làm việc,
nhưng nó không phải là phục vụ vì tham nào. Bạn không ở đây để đạt tới cái gì
trong thế giới kia. Tôi đang dạy bạn cách tận hưởng từng khoảnh khắc vì mục
đích riêng của nó; niềm vui phải là có tính cố hữu.
Mới hôm nọ Gyan Bhakti đã làm
sáu cái hộp bạc cho tôi để giữ Jintan ở trong. Và cô ấy tới với nước mắt khóc rằng
cô ấy đã có thể làm cái gì đó cho tôi. Không có gì để thu được cả - tôi không
thể hứa với cô ấy rằng "Gyan Bhakti, bạn sẽ đích xác ở bên phải tôi trên
cõi trời."
Không có cõi trời, và không có
Thượng đế như thế, như người. Ngay cả có tôi sẽ không ở bên phải ông ấy đâu! Và
về căn bản, tôi là người cánh hữu; tôi không tin vào bên phải chút nào. Bên phải
là ý tưởng gia trưởng nam tính, bởi vì bên phải đại diện cho tâm trí não bên
trái, điều có tính suy luận, toán học, tính toán. Bên trái đại diện cho thơ ca,
tình yêu, nhảy múa, âm nhạc, điêu khắc. Nhưng không có Thượng đế, và không có
bên phải và bên trái của Thượng đế.
Không có thế giới khác ngoại trừ
thế giới này.
Chính thân này là phật.
Chính thế gian này là thiên đường
hoa sen.
Và chính khoảnh khắc này tất cả
là vĩnh hằng.
Sống từ vô trí đi, thế thì bất
kì cái gì xảy ra đều đúng. Và sống từ tâm trí, thế thì bất kì cái gì bạn làm đều
là sai.
Do đó tôi không thiên về những
người như Mẹ Teresa ở Calcutta, không chút nào. Bà ấy chẳng biết gì về thiền.
Bà ấy là người đàn bà tốt, làm việc chăm chỉ, nhưng sâu bên dưới có tham. Không
có thiền bạn không thể gạt bỏ được tham. Vâng, phục vụ trẻ con mồ côi, người
goá, người nghèo, người ốm, người hủi - bất kì ai sẽ nói đây là điều tốt trừ Bồ
đề đạt ma hay trừ tôi. Nó chỉ có vẻ tốt thôi; sâu bên dưới nó là tham. Và thỉnh
thoảng tôi tự hỏi: nếu người hủi biến mất qua tiến bộ khoa học, và nếu chủ
nghĩa cộng sản tới và người nghèo không còn đó, và nếu hoá sinh tìm ra cách để
cho mọi người bao giờ cũng có thể vẫn còn trẻ và không bao giờ trở nên già, thế
thì điều gì xảy ra cho những người như Mẹ Teresa? Họ sẽ đâm lúng túng! Họ sẽ
không tìm được ra người nào cần phục vụ của họ. Họ sẽ gặp khó khăn: họ cần những
người này, đó là nhu cầu của họ. Những người này được cần cho họ trở thành người
phục vụ lớn.
Do đó những người tôn giáo -
cái gọi là người tôn giáo - muốn thế giới tiếp tục trong nghèo nàn, vì nếu thế
giới tiếp tục trong nghèo nàn họ sẽ có cái gì đó để phục vụ. Họ muốn mọi người
vẫn còn ốm, chết đói. Bây giờ khoa học có đủ công nghệ để thay đổi bề mặt trái
đất, nhưng tôn giáo sẽ không cho phép điều đó bởi vì toàn thể kinh doanh của họ
sẽ bay hơi. Nếu khoa học làm cho trái đất này gần như thiên đường, thế thì Mẹ
Teresa sẽ không được cần tới.
Tôi vẫn sẽ được cần. Thực ra,
tôi sẽ được cần nhiều hơn, bởi vì khi mọi người không có cái gì để làm thế thì
thế giới của việc không làm gì, của thiền bắt đầu - bởi vì thiền là nghệ thuật
của việc hiện hữu đơn giản.
Ngồi im lặng, không làm gì,
Xuân tới, và cỏ tự nó mọc lên.
Nếu thế giới trở thành thực sự
hạnh phúc, vui vẻ, giầu có, sung túc, thế thì những người như Bồ đề đạt ma và
tôi sẽ được cần nhiều hơn. Nếu thế giới sống trong xa hoa thế thì hàng triệu
chư phật có thể nở hoa. Nhưng khó mà hiểu được điều này.
Dễ hiểu Mẹ Teresa và giải thưởng
Nobel đã được trao cho bà ấy. Gurdjieff đã không được trao giải thưởng Nobel,
mà Ramana Maharshi cũng không. Krishnamurti đã làm chỉ một điều trong cả đời
ông ấy: cố làm cho mọi người nhận biết và ý thức hơn. Không ai đã bao giờ nghĩ
tới việc trao giải thưởng Nobel cho ông ấy, bởi vì công việc này là tinh tế, vô
hình. Công việc thực bao giờ cũng là ở gốc rễ - bạn không thể thấy được chúng.
Và chỉ những người thường như Mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel; tôi không
nghĩ rằng Phật sẽ được giải thưởng Nobel nếu ông ấy tới, hay Bồ đề đạt ma -
không thể được.
Toàn thể ý tưởng của chúng ta về
đúng và sai là hời hợt tới mức chúng ta không thể nhìn sâu vào trong chính bản
chất của cái gì là tốt và cái gì là không tốt. Bồ đề đạt ma đang cho bạn cốt
lõi bản chất này:
Phân biệt bằng tâm trí là sai.
Khi người ta siêu việt lên trên đúng và sai, người đó là đúng thực sự.
Thấy ra vấn đề đi, suy ngẫm về
nó đi: Khi người ta siêu việt lên trên đúng và sai... khi người ta không có ý
tưởng về cái gì là đúng và cái gì là sai. ... Bởi vì những ý tưởng này bao giờ
cũng trong tâm trí; chúng là các thứ tâm trí. Khi bạn không có ý tưởng nào về
cái gì là đúng và cái gì là sai, khi bạn hoàn toàn hồn nhiên, thế thì bạn là
đúng, đúng thực sự. Là hồn nhiên, im lặng, vô nội dung, chỉ là tâm thức: đó là
điều Bồ đề đạt ma nói là đúng thực sự.
Trong kinh có nói, 'Khi người
ta cư ngụ trên đường đúng, người đó không phân biệt..."
Người ta đơn giản sống từ tâm
thức của mình, không lo nghĩ liệu người ta đúng hay sai. Ai lo? Người ta đơn giản
đi theo tính tự phát của người ta; người ta đi theo cùng nó mà không lo nghĩ gì
về liệu nó là đúng hay sai. Chỉ người sai mới lo nghĩ về đúng và sai. Người
đúng chưa bao giờ lo nghĩ về bất kì cái gì; họ đơn giản sống cuộc sống của họ.
Họ sống cuộc sống của họ mà không có áp đặt nào. Họ sống cuộc sống của họ không
có bất kì đạo đức, vô đạo đức nào. Họ sống cuộc sống của họ không có bất kì
tính cách nào. Họ sống trong tự do vô tính cách.
Trong kinh có nói, 'Khi người
ta cư ngụ trên đường đúng, người đó không phân biệt "cái này là đúng, cái
này là sai ".'
Người đó không bao giờ nghĩ về
cái gì là đúng và cái gì là sai. Người đó đơn giản liên tục sống một cách im lặng,
vui vẻ, cực lạc, và thế thì bất kì cái gì người đó chạm tới đều được biến đổi
thành vàng. Bụi trở thành thiêng liêng trong tay người đó. Và trong tay của cái
gọi là thánh nhân của bạn ngay cả vàng biến thành cát bụi.
Trong tay của cái gọi là thánh
nhân và mahatma, cam lồ trở thành chất độc.
Câu hỏi thứ hai: Học trò minh mẫn
là gì, và học trò đần độn là gì?
Bồ đề đạt ma nói:
Học trò minh mẫn không phụ thuộc
vào lời thầy, nhưng dùng kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra chân lí.
Một tiêu chí rất nền tảng: đệ tử
thực sự thông minh không phụ thuộc vào lời thầy. Người đó lắng nghe lời thầy,
nhưng còn nhiều hơn lời thầy, người đó lắng nghe bản thể thầy. Nhiều hơn lời thầy,
người đó lắng nghe im lặng của thầy. Nhiều hơn lời thầy, người đó quan sát cử
chỉ của thầy. Nhiều hơn lời thầy, người đó nhìn vào mắt thầy. Nhiều hơn lời thầy,
người đó quan sát cách thầy bước, cách thầy ngồi, cách thầy nói, cách thỉnh thoảng
thầy vẫn còn im lặng. Cách tiếp cận của người đó không có tính trí tuệ, cách tiếp
cận của người đó có tính tồn tại. Và bởi vì người đó không phụ thuộc vào lời thầy,
người đó dùng kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra chân lí.
Thầy bao giờ cũng nói rằng bạn
phải tìm ra chân lí theo cách riêng của bạn. Là ánh sáng lên bản thân bạn đi.
Không ai có thể cho bạn chân lí; chân lí không phải là tài sản chuyển giao được.
Nó không phải là đồ sở hữu nào đó mà bạn có thể kế thừa; bạn phải khám phá ra
nó. Mọi người đều phải khám phá ra nó lặp đi lặp lại theo cách riêng của người
đó.
Đó là khác biệt giữa chân lí
khoa học và chân lí tôn giáo. Chân lí khoa học được khám phá bởi một người và
thế rồi nó trở thành tài sản của toàn thế giới. Albert Einstein khám phá ra lí thuyết
tương đối; ông ấy phải mất nhiều năm để tìm ra nó. Một khi được khám phá ra rồi,
nó là tài sản của toàn thể nhân loại. Bây giờ bất kì ai cũng có thể hiểu nó.
Chân lí khoa học có tính đối thể, nó ở bên ngoài. Một khi được khám phá ra, mọi
người có thể nhìn nó và mọi người có thể hiểu nó - chỉ chút ít thông minh được
cần, chút ít nỗ lực được cần - nhưng bạn không cần khám phá lại nó.
Đó là khác biệt với chân lí tôn
giáo: nó có tính chủ thể, nó là bên trong; bạn không thể để nó ra trước người
khác được. Cho nên khi một người trở thành phật chỉ người đó biết cái gì đã xảy
ra - hay chư phật khác sẽ biết cái gì đã xảy ra - nhưng nó không bao giờ trở
thành hiện tượng đối thể mà người khác có thể quan sát.
Bạn đang trong tình yêu sâu sắc
với tôi, bạn biết cái gì đã xảy ra với tôi, nhưng bạn không thể chứng minh được
nó cho người khác; nó không phải là hiện tượng đối thể. Nếu bạn cố chứng minh
nó bạn sẽ cảm thấy rất không thích hợp. Dễ dàng bác bỏ điều đó: không thể nào
chứng minh được nó.
Bạn không thể nào chứng minh được
rằng Christ đã đạt tới. Hàng nghìn cuốn sách đã được viết ra, nhưng chưa cái gì
đã được chứng minh. Trong hai nghìn năm nhiều sách đã được viết về Christ hơn bất
kì ai khác, nhưng cái gì đã được chứng minh? Vẫn có những người nghĩ rằng ông ấy
mất trí. Vẫn có những nhà tâm lí nghĩ rằng ông ấy thần kinh, tâm thần, tinh thần
phân liệt - và họ nghĩ vậy một cách rất nghiêm chỉnh và họ có nhiều luận cứ để
chứng minh tại sao nó vậy.
Ông ấy thường nghe thấy tiếng
nói, mà chỉ người mất trí nghe. Ông ấy thường nói với trời, điều chỉ người điên
làm. Và ông ấy là người mắc chứng hoang tưởng tự đại, theo các học giả, nhà tâm
lí, nhà tâm thần này, vì ông ấy khổ từ bản ngã bị thổi phồng lên quá mức. Ông ấy
đã tuyên bố rằng "Ta là con trai duy nhất của Thượng đế." Bây giờ,
kiêu căng làm sao! Ông ấy đã tuyên bố rằng "Ta đã tới để cứu toàn thể nhân
loại." Bản ngã làm sao! Và người này nói về tính khiêm tốn, khiêm nhường,
và liên tục nói, "Được ân huệ là người nhu mì, vì họ sẽ kế thừa trái đất"
- và ông ấy không phải là người nhu mì chút nào!
Cho nên những người muốn chứng
minh rằng ông ấy là tinh thần phân liệt có đủ bằng chứng. Hôm này ông ấy nói,
" Được ân huệ là người nhu mì, vì họ sẽ kế thừa trái đất," và hôm
khác ông ấy đi vào trong ngôi đền Jerusalem, đánh những người đổi tiền và tống
họ ra khỏi đền. Bạn có thể nghĩ rằng người này là người nhu mì được không? Ông ấy
nói về khiêm tốn, khiêm nhường, về nghèo của tâm linh, và tuyên bố rằng
"Ta là vua của người Do Thái," rằng "Ta là vua thực." Điều
đó là đủ bằng chứng rằng người này có nhiều tâm trí, tâm trí chia chẻ. Ông ta
nói về tha thứ, ông ta nói rằng Thượng đế là tình yêu - và trở nên giận dữ thế
với những điều nhỏ bé. Không chỉ với người, ông ấy trở nên giận dữ với cây
sung, vì đệ tử của ông ấy đói, ông ấy đói, và không có quả trên cây. Bây giờ
người này là mất trí, bởi vì cây không sẵn lòng ngăn cản quả lớn lên vào lúc
này theo bất kì cách nào; đó không phải là thời gian cho quả. Họ tới cây đó với
mong đợi lớn lao, và không có quả. Jesus coi điều đó là sự xúc phạm. Con của
Thượng đế tới, và đây là loại cây sung gì vậy? Không kính trọng! Ông ta phát rồ,
ông ta nguyền rủa cây này. Cây bốc cháy vì lời nguyền của ông ấy: cây xanh biến
thành cây chết ngay lập tức. Bây giờ đây là loại người gì? Ông ta phải điên rồi!
Bạn có thể nghĩ ông ta là vị phật được không? Điều đó sẽ khó chứng minh được.
Hai nghìn năm uyên bác đã không
có khả năng chứng minh nó. Nhưng bất kì ai cũng có thể bác bỏ nó - điều đó rất
dễ dàng - bởi vì kinh nghiệm về tâm thức christ là rất bên trong. Nó sâu sắc và
bên trong tới mức chỉ ông ấy biết cái gì xảy ra bên trong ông ấy - chỉ ông ấy
hay những người đã được lên ngôi với cùng niềm vinh quang, người đã đạt tới
cùng samadhi, tới cùng tâm thức mới có khả năng hiểu. Nhưng bao nhiêu người
trong những người đó có đó trong thế giới này?
Mahavira có vẻ điên bởi vì ông ấy
sống trần. Không chỉ điều đó, ông ấy dứt tóc mình ra; ông ấy không đi tới thợ cắt
tóc bởi vì ông ấy muốn tuyệt đối độc lập. Bây giờ, bản ngã làm sao! Bạn có thể
lập tức dịch điều đó thành thái độ rất bản ngã: ông ấy không muốn phụ thuộc vào
bất kì ai khác, ông ấy muốn tuyệt đối độc lập. Tốt hơn cả là dứt tóc bạn ra cho
dù điều đó đau, nhưng ông ấy sẽ không đi tới thợ cắt tóc. Ông ấy không thể giữ
dao cạo, kéo cùng ông ấy sao? Không, bởi vì ông ấy không thể sở hữu cái gì. Ông
ấy không sở hữu cái gì, ông ấy sống không có vật sở hữu. Sở hữu cái gì đó là
thành bình thường, cho nên ông ấy sống không có vật sở hữu. Bây giờ điều duy nhất
còn lại là dứt tóc bạn ra.
Và ông ấy không tắm, cho nên sớm
hay muộn sẽ có chấy rận trong tóc và nó sẽ thành bẩn và bụi, và ông ấy phải nhổ
nó ra. Sao ông ấy không tắm? Dường như là người mất trí thực sự! Ông ấy không tắm
vì ông ấy nghĩ không có nhu cầu trang điểm cho thân thể. Ông ấy không tắm bởi
vì ông ấy nghĩ nước có những tế bào sống rất rất nhỏ trong nó; chúng sẽ bị giết.
Và ông ấy không muốn làm hại bất kì ai chút nào, thậm chí không làm hại những tế
bào nhỏ đó. Nước chứa nhiều nhiều vi khuẩn, tế bào, tổ chức sống; cho nên, để
không quấy rầy chúng, để không phá huỷ chúng, ông ấy sẽ không tắm.
Và có một loại người mất trí
nào đó có đặc trưng là ở chỗ ông ấy dứt tóc mình ra. Thỉnh thoảng đàn bà làm điều
đó khi họ thực sự trong phẫn nộ - họ dứt tóc họ. Đó là điên tạm thời. Nhưng người
này liên tục làm điều đó; ông ta dường như điên vĩnh viễn. Bạn có thể dễ dàng
chứng minh rằng Mahavira là điên; rất khó chứng minh rằng ông ấy đã đạt tới, bởi
vì đó là kinh nghiệm bên trong của ông ấy. Vâng, ai đó khác người đã đi sâu thế,
người đã chìm sâu thế vào trong bản thể của mình, có thể có khả năng thấy ra vấn
đề, nhưng ngay cả người đó cũng không thể chứng minh được điều đó.
Chân lí, chân lí tôn giáo, là
có tính chủ thể: bạn biết nó chỉ khi bạn biết nó. Không ai có thể trao nó cho bạn.
Bồ đề đạt ma nói:
Học trò minh mẫn không phụ thuộc
vào lời thầy, nhưng dùng kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra chân lí.
Cô tóc nâu đầy khêu gợi mơ tới
một anh trai đẹp trai, da sẫm, cao xuất hiện bên giường cô ấy, kéo chăn của cô ấy
ra và mang cô ấy tới chiếc Cadillac lớn. Thế rồi anh ta lái xe tới một chỗ hẻo
lánh ở miền quê, ném cô ấy ra ghế sau và liếc mắt dâm với cô ấy.
"Anh định làm cái gì bây
giờ?" cô ấy hỏi bằng một giọng run run.
"Làm sao tôi biết được?"
anh ta trả lời. "Nó là giấc mơ của cô chứ."
Lời mà bạn nghe từ thầy không
phải là lời của thầy, chúng là lời của bạn. Nó là giấc mơ của bạn. Bạn có thể
diễn giải, bạn có thể tích luỹ, bạn có thể trở thành rất thông thái, nhưng nó
toàn là mơ của bạn. Đừng bao giờ một khoảnh khắc nào quên điều đó.
Và bạn đang ngủ và bạn chia chẻ
và bạn vô ý thức một cách chủ thể: bạn ở trong đống lộn xộn thực. Chính phép
màu là bạn liên tục giữ cho bản thân bạn gắn lại, là bạn không bắt đầu rời ra
thành từng mảnh đây đó. Bạn phải dùng chất keo nhập khẩu nào đó, bởi vì keo Ấn
Độ không thể làm điều đó được! Điều đó là không thể được.
Một hành khách đi taxi bị đẩy
dúi dụi sang phải rồi sang trái khi người lái xe lượn xe dọc đại lộ với vận tốc
nguy hiểm. Khi quí ông này được một chốc để lấy lại hơi, ông ta cuối cùng phàn
nàn với người lái xe.
"Ông chẳng có lí do nào để
lo cả," người này nói. "Tôi không định tiếp đất vào bệnh viện bây giờ,
sau mười tám tháng ở một nước ngoài."
Chỉ cam đoan một phần, người đi
xe lầm bầm, "Kinh khủng làm sao. Ông phải đã bị thương nghiêm trọng."
"Không. Chưa bao giờ bị sầy
da," người lái xe taxi cười toe toét. "Tôi là một trường hợp tâm thần."
Tôi đã nghe một kiểu câu chuyện
tương tự:
Một máy bay cất cánh và khi nó
bắt đầu bay lên cao hơn, người ta nghe thấy tiếng cười sằng sặc phát ra từ buồng
lái. Hành khách trở nên hơi lo lắng: "Có chuyện gì thế nhì?" Thế là một
hành khác mở cửa buồng lái ra và hỏi phi công, người đang cười lăn lộn,
"Có chuyện gì thế? Sao buồn cười thế?"
Ông ta nói, "Tôi vừa mới
thoát khỏi nhà thương điên và bây giờ họ không thể bắt được tôi!"
Bạn có thể hình dung các hành
khách - điều gì phải đã xảy ra cho họ! Nhưng liệu người ta có thực sự là người
mất trí được xác nhận hay không thì cũng không tạo ra khác biệt gì mấy; khác biệt
chỉ ở mức độ. Mọi người đều mất trí. Chừng nào bạn chưa trở thành vị phật bạn
là mất trí. Và bất kì cái gì bạn cứ hiểu qua lời sẽ không phải là lời của thầy.
Chúng là diễn giải riêng của bạn - tiếng vọng được nghe từ sự mất trí của bạn.
Đệ tử thông minh, thực thì
không quan tâm tới lời, người đó quan tâm tới kinh nghiệm thực tại. Người đó
quan tâm tới việc tự nhận ra mình. Người đó dùng thời gian với thầy để vươn lên
ngày càng cao hơn trong tâm thức. Nỗ lực của người đó không phải là nỗ lực trở
thành thông thái hơn; nỗ lực của người đó là nỗ lực trở thành ý thức hơn, đích
thực hơn. Người đó cố đạt tới hiện hữu nhiều hơn tri thức. Người ngu thu nhận
tri thức và người thông minh thu nhận hiện hữu. Và chính hiện hữu cứu bạn,
không phải tri thức.
Học trò đần độn phụ thuộc vào
việc đi tới hiểu dần ra qua lời thầy giáo.
Việc biết thực chưa bao giờ là
dần dần; nó là bước nhảy lượng tử, nó là gián đoạn với quá khứ của bạn. Cái cũ
đơn giản biến mất và cái mới xuất hiện. Hiểu biết dần dần là thủ đoạn của tâm
trí. Hiểu biết dần dần không phải là hiểu biết mà chỉ là tích luỹ thông tin.
Phật tính, chứng ngộ, là bất thần;
nó không bao giờ dần dần. Vâng, nếu bạn liên tục lắng nghe thầy, tính đích thực
của thầy, sự chân thành của thầy, tình yêu của thầy với bạn, từ bi của thầy, sẽ
tạo ra ấn tượng lớn lên bạn; nó sẽ tạo ra tác động lên bạn. Và dần dần, dần dần
những lời đó sẽ bắt đầu tụ lại bên trong bạn. Dần dần bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng
bây giờ bạn hiểu thêm một chút. Nhưng điều đang xảy ra thực tại là ở chỗ bây giờ
bạn tin thêm chút ít, không phải là bạn hiểu.
Thầy nói có thẩm quyền - không
phải là thẩm quyền của kinh sách, không phải là thẩm quyền của truyền thống, mà
là thẩm quyền của kinh nghiệm riêng của thầy. Lời thầy mang thẩm quyền bởi vì
thầy là nhân chứng cho lời riêng của thầy. Điều thầy nói thầy biết, điều thầy
nói thầy đã thấy, do đó mới có tác dụng.
Nhưng tác dụng có thể có theo một
trong hai cách: hoặc bạn tích luỹ những lời đầy thẩm quyền đó và thế rồi bạn trở
thành thông thái... Nhưng là thông thái chỉ là người tin, không phải là người
biết. Và không niềm tin nào đã bao giờ giải thoát bạn; nó làm mù bạn. Và không
niềm tin nào là tin cậy thực; nó không là đức tin, nó là giả. Niềm tin là đức
tin giả.
Con của người nông dân đi vào bếp
nơi bàn đã được dọn cho bữa tối. Người nông dân, đã ngồi đó, hỏi anh ta,
"Con trai, con có nhớ đóng cửa nhà bếp tối nay không? Con nhớ điều đã xảy
ra lần trước một con cáo chui vào đó, nhớ không?"
"Dạ có ạ, thưa bố, con biết.
Cửa đóng rồi ạ," cậu con trai đáp lại.
Vài phút trôi qua, thế rồi người
nông dân già đứng dậy và mặc áo khoác vào. Khi bước ra cửa, ông ta đột nhiên
quay lại và nhắc nhở, "Không phải là bố không tin con, con trai, bố chỉ muốn
chắc thôi."
Nhưng khác biệt gì giữa hai điều
này? Ông ta nói, "Không phải là bố không tin con, con trai, bố chỉ muốn chắc
thôi."
Bạn có thể tin vào lời của thầy,
nhưng làm sao bạn sẽ chắc chắn được? Chừng nào bạn chưa kinh nghiệm sẽ không có
bảo đảm, không có chắc chắn. Hoài nghi sẽ còn dai dẳng; nó sẽ trở thành dòng chảy
ngầm, nó sẽ phá hoại mọi niềm tin của bạn. Thế thì thời gian bị phí hoài với thầy
thực sự là bị phí hoài. Bằng không, từng khoảnh khắc với thầy có thể có giá trị
vô cùng.
Đừng thu thập lời; đó là dấu hiệu
của học trò ngu. Truy hỏi vào trong bản thể bạn đi. Học từ thầy cách là cơn
khát về cái ta. Học từ thầy cách liên tục đi vào cuộc phiêu lưu lớn về khám phá
cái ta. Chấp nhận thách thức của thầy, không chỉ lời thầy.
Học trò đần độn phụ thuộc vào
việc đi tới hiểu dần ra qua lời thầy giáo. Thầy giáo có hai loại học trò; một
loại nghe lời thầy mà không níu bám vật chất cũng không bám phi vật chất, không
gắn với hình dạng hay với phi hình dạng, không nghĩ về đối thể sống hay về đối
thể phi sống... Đây là học trò minh mẫn; Anh ta đơn giản lắng nghe lời của thầy
như bạn nghe gió thoảng qua rặng thông hay bạn lắng nghe tiếng nước chảy hay bạn
lắng nghe tiếng chim hót buổi sáng. Bạn đơn giản lắng nghe không tham tích luỹ,
không tham chút nào. Chỉ là việc nghe thuần khiết. Bạn không đem tâm trí bạn
vào, bạn không can thiệp. Bạn không cố làm ra nghĩa nào từ nó. Nghĩa nào có đó
khi gió thoảng qua rặng thông và bạn nghe thấy âm nhạc? Nghĩa nào có đó? Khi trời
mưa và bạn nghe tiếng động trên mái nhà, nghĩa nào có đó? Vâng, có cái đẹp vô
cùng nhưng không có nghĩa. Nó là kinh nghiệm lớn, nhưng không có nghĩa thường
được gắn cho nó. Và bạn có thể cho nó nghĩa gì? Bạn sẽ phóng chiếu ý tưởng của
bạn.
Gió gõ cửa nhà bạn, và nếu bạn
đang chờ đợi bạn gái hay bạn trai của bạn tới, bạn có thể nghĩ rằng có thể họ
đã tới. Bạn chạy ra cửa, bạn mở cửa, và bạn thất vọng: nó chỉ là cơn gió thổi,
gõ vào cửa. Bạn đã phóng chiếu một ý tưởng.
Một ông già đáng kính nghe nói
rằng cậu con trai duy nhất của mình bắt đầu tới nhà chứa. Một tối ông già được
tin rằng cậu con trai đã ở trong khu vực đó của thị trấn toàn những nhà khét tiếng
xấu, và, hăm hở tới để lôi cậu ta về sự thiêng liêng của gia đình trước khi tên
tuổi gia đình bị làm suy đồi không cứu vãn được, ông ta lao xuống trung tâm thị
trấn để tìm cậu ta. Tức đầy hơi, điên cuồng và giận dữ, ông ta được một quí cô
của buổi tối bật ra từ cửa nhà cô ta, xáp tới gần.
"Chào bố," cô ấy ríu
rít một cách dễ thương. "Bố đi tìm con bé hư hỏng sao?"
Chẳng nghĩ ngợi gì ông ta đáp,
"Không, tao đang tìm thằng bé hư hỏng."
Cô gái chùn lại trong kinh sợ
và kêu lên, "Ông là đồ lão già dơ dáy!"
Nghĩa nào bạn định cho các lời?
Bạn không biết gì về cái bên trong cả - mọi nghĩa sẽ là giả. Lắng nghe không
cho nghĩa nào đi. Chỉ lắng nghe, và nó trở thành việc thiền.
Ngay bây giờ, nếu bạn chỉ lắng
nghe mà không có ý tưởng nào của riêng bạn liên tục chen vào giữa tôi và bạn, nếu
bạn đã gạt tâm trí sang bên, nếu có tiếp xúc trực tiếp và tôi không được bạn lấy
vào qua tâm trí, nếu kết nối này là trực tiếp, thế thì cái gì đó có giá trị hơn
lời đã bao giờ có thể chứa sẽ được truyền đạt cho bạn.
Nó giống như trường từ trong đó
đột nhiên trái tim bạn bắt đầu nhảy múa. Ở cùng với thầy là trường từ trong đó
bạn bắt đầu đi tới ngày một gần hơn, không phải là có chủ ý mà là tự phát.
loại kia, người ngu, người thèm
khát hiểu biết, tích luỹ nghĩa, và trộn lẫn tốt và xấu, là học trò đần độn.
Người tham có tri thức ngày
càng nhiều hơn nhất định trộn lẫn tốt và xấu. Điều thầy nói là hay, đúng, bởi
vì nó tới từ vô trí; và điều học trò nghe là xấu, sai, vì anh ta nghe qua tâm
trí. Thế rồi cả hai bị trộn lẫn vào và bạn trở thành món hổ lốn. Thay vì trở
nên được tích hợp hơn bạn trở nên chia chẻ hơn, nhiều hỗn độn hơn. Thay vì đạt
tới trật tự cao hơn của bản thể, bạn bắt đầu rơi vào trong trạng thái mất trật
tự ngày càng nhiều hơn.
Học trò minh mẫn hiểu ngay lập
tức...
Nhớ khác biệt này. Người ngu nghĩ
rằng anh ta sẽ hiểu dần - chút ít hôm nay và thế rồi ngày mai, và thế rồi ngày
kia - nhưng đệ tử thông minh thực hiểu ra ngay lập tức. Khi tâm trí không can
thiệp không có vấn đề về thời gian bước vào.
Tâm trí là thời gian, để tôi nhắc
bạn lần nữa. Nếu bạn đem tâm trí vào, thời gian sẽ vào, thế thì trì hoãn, thế
thì dần dần. Nếu tâm trí không có đó, thời gian ở đâu? Thế thì tôi ở đây, bạn ở
đây, và chỉ có hiện tại. Thế thì cái bây giờ này nối tôi với bạn. Thế thì cái
bây giờ này bắt đầu đập với năng lượng của tôi và năng lượng của bạn. Thế thì
bây giờ này trở thành điệu múa. Thế thì ở đây này trở thành bài ca. Cái 'bây giờ'
và cái 'ở đây' là thời gian thực duy nhất và không gian thực duy nhất - thực bởi
vì bây giờ thời gian là vĩnh hằng và không gian là vô hạn.
Người thông minh hiểu ra ngay lập
tức:
...anh ta không nuôi dưỡng tâm
trí thấp kém khi anh ta nghe giáo huấn, anh ta không theo tâm trí của hiền
nhân...
Phát biểu hay thế! Bồ đề đạt ma
nói: Ta không bảo ông vứt bỏ tâm trí ngu xuẩn của ông. Ta không bảo ông vứt tâm
trí thấp kém của ông. Ông ấy nói: Cho dù ông có tâm trí rất trí huệ - tâm trí của
hiền nhân - vứt cả cái đó nữa đi... bởi vì tâm trí không bao giờ có thể trí huệ
được. Nó có thể giả vờ, nó có thể lừa dối. Không có gì giống như tâm trí hiền
nhân - hiền nhân không có tâm trí. Tội nhân có tâm trí xấu, thánh nhân có tâm
trí tốt, hiền nhân không có tâm trí. Đó là khác biệt giữa ba từ này.
Ông ấy không cho phép bất kì loại
tâm trí nào:
...anh ta siêu việt lên cả hai
trí huệ và dốt nát.
Thấy ra vấn đề, thấy nó ngay lập
tức đi: bởi vì không có tâm trí, bạn không thể dốt nát được; bởi vì không có
tâm trí, làm sao bạn có thể trí huệ được? Bạn đã đi ra ngoài nhị nguyên. Dốt
nát mất rồi, trí huệ mất rồi, bạn đơn giản hiện hữu. Cũng như hoa hồng hiện hữu,
đá hiện hữu, bạn hiện hữu.
Cho dù người ta nghe giáo huấn
và không níu bám lấy ham muốn trần tục, không yêu Phật hay con đường thực, nếu,
khi người đó phải lựa chọn một trong hai, người đó chọn cái yên tĩnh từ lẫn lộn,
trí huệ từ dốt nát, bất hoạt từ hoạt động và bám lấy cái này hay cái kia của những
điều này, thế thì người đó là học trò đần độn.
Nếu bạn chọn giữa trí huệ và dốt
nát, nếu bạn chọn giữa bất hoạt và hoạt động, nếu bạn chọn mọi thứ giữa đúng và
sai, bạn là học trò đần độn. Việc chọn lựa làm cho bạn đần.
Krishnamurti lặp đi lặp lại rằng
nhận biết vô chọn lựa là tự do tối thượng. Không chọn và là tự do; chọn và bạn
đã chọn tù túng của bạn. Chọn và bạn bị cầm tù ngay lập tức. Từng chọn lựa là một
nhà tù.
Tính chất sannyas là không chọn
lựa: nó là việc bỏ mọi chọn lựa. Nó đơn giản là cử chỉ bỏ đi mọi chọn lựa,
thích và không thích. Nó đi ra ngoài nhị nguyên.
Nếu người ta siêu việt lên trên
cả trí huệ và dốt nát, không có tham về giáo huấn, không sống trong nhớ lại
đúng, không nêu ra suy nghĩ đúng, và không có khát vọng là duyên giác phật hay
bồ tát, thế thì người đó là học trò minh mẫn.
Khi không có chọn lựa, không
tham lam, thậm chí không vì chính tâm, đó là giáo huấn cơ bản của Phật:
sammasati - chính tâm... Ngay cả vì điều đó, trong trạng thái tối thượng của
thông minh, không có chọn lựa. Thậm chí không ham muốn là vị phật hay là bồ
tát. Không ham muốn niết bàn, không ham muốn Thượng đế - ham muốn như thế đã biến
mất. Người ta sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không ham muốn nào. Giầu có
của người đó là vô cùng.
Có những người đã có nhiều
nhưng vẫn muốn nhiều nữa; cái nghèo của họ ở bên ngoài niềm tin. Và có những
người không có gì mấy và dầu vậy vẫn không muốn cái gì thêm; cái giầu của họ ở
bên ngoài việc đó.
Người không có ham muốn đã về tới
nhà. Người đó đã trở thành một chakravartin. Người đó đã chinh phục thế giới mà
không chinh phục cái gì chút nào, bởi vì toàn thể vương quốc của Thượng đế là của
người đó, mọi kho báu không cạn đều là của người đó.
Chìa khoá bí mật duy nhất là nhận
biết vô chọn lựa.
Những câu trả lời này của Bồ đề
đạt ma có thể được thu lại thành một câu duy nhất: nhận biết vô chọn lựa. Nhưng
đừng níu bám lấy lời, trải nghiệm nó đi, bởi vì nó là kinh nghiệm duy nhất giải
thoát.
Đủ cho hôm nay.
Kết thúc quyển 'Hoa Sen Trắng' – Quay về Mục lục
0 Đánh giá