THIENOSHO - Chân lí không được mọi người cần tới

THIENOSHO - Chân lí không được mọi người cần tới

Price:

Read more

Chân lí không được mọi người cần tới

Chân lí không phải là hàng hoá mà được mọi người ham muốn. Họ nghĩ họ đã biết nó. Và cho dù họ nghĩ họ không biết nó, họ nghĩ "Ai cần nó?" Nhu cầu của họ là về phép thần nhiều hơn trong cuộc đời họ, về nhiều ảo tưởng hơn, về nhiều mơ hơn.
Tâm trí bình thường luôn tìm mơ mới, cảm giác mới. Thực ra, nó sợ chân lí. Chân lí có thể làm tan nát phép thần của nó, có thể làm tan nát ham muốn của nó, có thể làm tan nát những giấc mơ đẹp mà người ta đã từng trải qua.
Chân lí không được mọi người cần tới. Khoảnh khắc một người trở nên quan tâm tới chân lí, người đó không còn là một phần của đám đông – người đó trở thành cá nhân. Chính mối quan tâm đó tạo ra tính cá nhân. Bằng không, bạn vẫn còn là một phần của đám đông; bạn không thực sự tồn tại. Bạn bắt đầu tồn tại chỉ khi bạn bắt đầu tìm kiếm chân lí. Nhưng việc tìm kiếm này là gian truân. Nó cần dũng cảm, nó cần thông minh, nó cần nhận biết.
Phật giáo không phải là tôn giáo thường. Nó không phải là tôn giáo của đám đông – nó là tôn giáo của những cá nhân hiếm hoi. Nó không phải là tôn giáo của những người tầm thường – nó là tôn giáo của những người thực sự thông minh. Không tôn giáo nào khác có tính cá nhân như thế. Và điều ngược đời là Phật nói không có cái ngã, điều ngược đời là Phật không tin vào tính cá nhân... nhưng tôn giáo của ông ấy là tôn giáo của những cá nhân.
Chỉ quan tâm tới điều Phật đã nói là cuộc phiêu lưu lớn lao, vì không ai trước đây hay sau này đã từng có tính cách mạng triệt để thế. Lời kinh hôm nay của Ikkyu có tầm quan trọng mênh mông. Lời kinh thứ nhất:
Nếu ở chỗ cuối cuộc hành trình
không có chỗ nghỉ chung cuộc,
làm sao có thể có
cách đánh mất bản thân chúng ta?
Bạn sẽ phải suy tư về nó. Dần dần, nghĩa sẽ bừng lên trong tâm thức bạn.
Thứ nhất: không có mục đích, cho nên không ai có thể đi lạc lối được – để điều đó xuyên thấu vào tâm bạn, để điều đó xuyên vào bạn như mũi tên. Không có mục đích trong cuộc sống! Cho nên không có cách nào để bỏ lỡ nó. Mọi tôn giáo khác đều tuỳ thuộc vào điều đó; mọi tôn giáo khác đều liên tục nói với mọi người "Các ông đang bỏ lỡ." Đó là nghĩa của từ 'sin-tội lỗi' – bỏ lỡ, bỏ lỡ mục tiêu. Gốc nguyên thuỷ Do Thái nghĩa là bỏ lỡ mục tiêu; không có khả năng đạt tới mục đích – đó là sin-tội lỗi.
Theo Phật Gautam không thể có tội lỗi được. Bạn không thể bỏ lỡ nó được! Vì không có gì để bỏ lỡ cả. Mục đích không tồn tại; mục đích là tưởng tượng, nó là bịa đặt của bạn. Bạn tạo ra mục đích, thế rồi bạn tạo ra đức hạnh và tội lỗi. Những người đi hướng tới đích là đức hạnh, và những người không đi hướng tới đích là tội nhân. Bạn tạo ra mục đích và thế rồi bạn phân chia nhân loại thành thánh nhân và tội nhân. Bỏ mục đích đi và thánh nhân biến mất và tội nhân biến mất và phân chia biến mất, và cái cao hơn và cái thấp hơn biến mất, và đánh giá biến mất, và thế thì không có cõi trời và không có địa ngục.
Thấy ra vấn đề của nó đi! Chỉ ý tưởng về mục đích mới tạo ra cõi trời và địa ngục. Những người đang đi hướng tới mục đích, người vâng lời, người tốt, họ sẽ được thưởng bằng cõi trời. Còn những người không đi tới mục đích, những tội nhân, người xấu, họ sẽ bị trừng phạt bởi địa ngục. Đầu tiên bạn tạo ra mục đích và thế rồi mọi thứ đi theo... thế thì cõi trời và địa ngục được tạo ra, thế thì thánh nhân và tội nhân được tạo ra, và thế thì sợ được tạo ra – sợ mất mục đích – và thế thì bản ngã được tạo ra, bản ngã của việc đạt tới mục đích. Bạn đã tạo ra toàn thể đống lộn xộn, toàn thể chứng thần kinh của tâm trí.
Phật đánh vào chính gốc rễ: ông ấy nói không có mục đích. Chỉ phát biểu đơn giản này có thể trở thành lực giải thoát: không có mục đích. Thế thì người ta không đi bất kì đâu. Người ta bao giờ cũng ở đây; người ta không bao giờ đi bất kì đâu. Không có đâu mà đi, và không có ai đi cả. Mọi người bao giờ cũng ở đây, và mọi người bao giờ cũng sẵn có.
Mục đích nghĩa là tương lai; thế thì bạn bắt đầu trở nên quan tâm nhiều hơn tới tương lai, bạn bắt đầu quên mất hiện tại. Mục đích tạo ra căng thẳng, phiền não, sợ – "Liệu mình có định làm nó hay không?" – và cạnh tranh và ghen tị và xung đột, và cấp bậc. Những người đang tới gần mục đích hơn là cao hơn; những người không tới gần mục đích hơn là thấp hơn.
Toàn thể nhà thờ Ki tô giáo phụ thuộc vào mỗi một hiện tượng không vâng lời. Phật nói không có người nào để chỉ huy và không có cách nào để vâng lời.
Cuộc sống không có mục đích như vậy. Bản thân cuộc sống là mục đích riêng của nó – mục đích là điều bản chất. Giá trị của cuộc sống là trong bản thân nó; nó không tới từ bất kì cái gì khác. Cuộc sống không phải là phương tiện cho mục đích nào đó ở đâu đó trong tương lai. Cuộc sống là mục đích riêng của nó, phương tiện riêng của nó. Cuộc sống là tất cả....
Một khi bạn hiểu điều này, bạn không thể nói cuộc sống là vô nghĩa.
Socrates đã bắt đầu một ý tưởng nào đó ở phương Tây mà đã đạt tới cao trào trong sự hoàn hảo logic của nó trong Sartre. Socrates nói: Cuộc sống được sống mà không có nghĩa thì không đáng là việc sống. Bây giờ đây là hạt mầm – từ Socrates tới Sartre hạt mầm này đã mọc lên và mọc lên qua nhiều thời đại ở phương Tây. Bây giờ Sartre nói: Vì không có nghĩa, cuộc sống là vô nghĩa, không đáng sống chút nào.
Albert Camus nói: Vấn đề duy nhất mà con người phải giải quyết là vấn đề tự tử – vấn đề siêu hình duy nhất. Tại sao? Vì ông ấy nói sống là vô nghĩa, cho nên tại sao sống? Nếu Socrates là đúng, rằng cuộc sống là đáng sống chỉ khi nó có nghĩa nào đó, mục đích nào đó, khi nó đang đi tới đâu dó, hướng tới đâu đó, đạt tới cái gì đó, thành tựu cái gì đó... chỉ thế thì nó mới đáng sống. Và nếu không có gì để đạt tới và không đâu mà đi, thế thì cuộc sống là vô nghĩa. Thế thì tại sao sống? Sao không tự tử đi cho rồi?
Hiểu biết của Phật là khác toàn bộ. Ông ấy nói: cuộc sống là nghĩa riêng của nó. Bạn không cần tạo ra bất kì nghĩa nào khác – và mọi nghĩa được tạo ra sẽ trở thành chỉ là nguồn của lo âu. Hoa hồng nở trong vườn không nở vì cái gì đó khác! Và sông chảy ra đại dương không chảy vì cái gì đó khác – việc chảy là niềm vui. Việc nở hoa là mở hội.
Bạn trong yêu – suy ngẫm về hiện tượng này đi. Yêu có dẫn bạn tới chỗ nào đó không? Yêu là niềm vui sướng riêng của nó; nó không cần có bất kì mục đích khác nào. Nó là đủ lên bản thân nó.
Khi bạn bỏ ý tưởng về nghĩa và mục đích, một hiện tượng lạ xảy ra – ý tưởng về vô nghĩa cũng biến mất. Với ý tưởng về nghĩa, một ý tưởng khác chạy ngay bên cạnh, song song: ý tưởng về vô nghĩa. Phật chặt tận gốc. Ông ấy nói không có nghĩa để được đạt tới, do đó không có vấn đề về cảm thấy vô nghĩa. Cuộc sống trong bản thân nó là giá trị của nó.
Trích từ quyển 'Coi nó là dễ' (Tập 2) - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post