Đói nghèo ở Ấn Độ

Đói nghèo ở Ấn Độ

Price:

Read more

Đói nghèo ở Ấn Độ

Một phụ nữ có bốn chồng thì tốt hơn một đàn ông có bốn vợ
Ngành y chống lại tôi bởi vì các bác sĩ đã được trao cho một ý tưởng hàng trăm năm trước: Hippocrates đã tạo ra một lời thề cho các bác sĩ. Và mọi bác sĩ – thậm chí cho đến ngày nay, khi họ đậu các kì thi họ cũng phải tuyên thệ lời hứa ấy, rằng họ sẽ luôn luôn phục vụ sự sống và làm mọi khả năng có thể để ngăn chặn một người đang chết. Bây giờ lời thề đó là ngớ ngẩn. Nhưng giữ lời thề Hippocrates đối với họ vẫn quan trọng hơn việc toàn nhân loại đang đứng trên bờ vực của cái chết. Lời thề đúng phải là các bác sĩ sẽ giúp người ta sống một cách xinh đẹp và cả chết đi một cách xinh đẹp. Sống và chết vốn dĩ không phải là kẻ thù, đừng tách chúng ra như hai kẻ thù, chúng là hai mặt của cùng một hiện tượng. Lời thề Hippocrates chỉ có giá trị một nửa, nếu muốn làm cho nó đầy đủ thì người y sĩ không chỉ hứa phục vụ cho cuộc sống mà còn phục vụ cả cho việc chết nữa.Họ sẽ làm mọi cách để người ta sống trong khỏe mạnh và chết trong hài lòng. Họ sẽ phải làm những điều tốt nhất phục vụ cả hai thứ ấy.
Nhưng không một bác sĩ nào – vì tôi đã đến nói chuyện với các câu lạc bộ y khoa, các trường cao đẳng, đại học y nhưng không một bác sĩ nào sẵn sàng chấp nhận ý tưởng đó bởi vì nỗi lo sợ rằng một vài bác sĩ có thể lợi dụng điều đó để giết người. Tôi nói với họ, nếu có một bác sĩ nào đó muốn giết chết ai đó thế thì lời thề Hippo liệu có ngăn được anh ta không? Những bệnh nhân là những người rất tin tưởng, họ không biết gì về những thuốc họ được nhận, nên nếu các bác sĩ mà muốn giết bệnh nhân, họ có thể làm điều đó ngay lúc này rồi. Nhưng nếu bạn có thể hiểu toàn bộ tình huống, rằng nếu các bác sĩ tự ý làm chết một ai đó, họ sẽ phải đi tù. Còn đối với những người chủ động, những người mà đã đưa ra một bức thư đảm bảo rằng họ muốn tìm đến cái chết trong an bình, những người có cả gia đình của họ đến nói lời từ biệt thế thì khả năng cho các bác sĩ lợi dụng điều này là không thể.
Nhưng mọi người đều bị dính vào những thứ trong quá khứ. Ấn Độ ngày đang trở nên nghèo hơn, nghèo hơn nữa và đói nghèo chính là nguồn gốc của tất cả mọi tội lỗi.
Tôi còn có thể làm gì? Tôi không có sức mạnh, tôi chỉ có thể khuyên và thuyết phục họ. Nhưng mọi người đều giữ nguyên tình trạng, họ nghe nhưng họ không lắng nghe. Nhìn vào toàn bộ vị thế mình đang có, tôi đơn giản từ bỏ toàn bộ mọi ý tưởng sẽ thay đổi tâm trí người Ấn Độ.
Ở Ấn Độ người Mohamedans là cộng đồng lớn thứ hai, chỉ sau người Hindus, người Mohammedan ở Ấn Độ đông hơn bất cứ quốc gia nào, nhưng họ đều rất nghèo. Và tôi cứ liên tục thắc mắc tại sao một cộng đồng đông đúc như thế lại nghèo nàn làm vậy. Và tôi tìm hiểu sâu vào trong kinh thánh của họ, tôi đã thấy lý do. Một lý do được đưa ra bởi Prophet Mohammed ngăn cản họ làm giàu, đó là: “Lợi nhuận là một tội lỗi, vậy nên không bao giờ được trao một khoản tiền nếu nó là lợi nhuận, và cũng không bao giờ được nhận một khoản tiền nếu nó là khoản lợi nhuận”. Đây chính là lý do khiến họ nghèo, bởi vì họ không thể sử dụng tiền bạc cho những việc, những thứ mang lại lợi nhuận. Và toàn bộ chức năng của nền kinh tế lại chỉ được đặt trên lợi nhuận. Bạn có thể muốn nhận tiền từ nhà băng để kiếm lợi, bạn có thể mượn tiền từ chính phủ để làm ăn… nhưng họ thì không thể làm điều đó, bởi vì nó là tội lỗi.
Giờ, cái ý tưởng ngu ngốc ấy giữ cho họ nghèo mãi. Sao tôi phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo đói của họ? Liệu tôi có nên đi và phục vụ họ? Nếu họ đói và nghèo, đấy là một lý do.
Lý do thứ hai, Mohammed đã trao cho họ cái ý tưởng rằng họ có thể cưới 4 người vợ. Nếu một người phụ nữ kết hôn với 4 người đàn ông, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm dân số trên toàn thế giới. Một người phụ nữ có thể kết hôn với bao nhiêu người đàn ông mà cô ấy muốn, điều đó không gây hại gì cả. Điều đó sẽ không gây ra thêm nhiều nghèo đói bởi vì người phụ nữ chỉ có khả năng sinh ra một đứa trẻ, bao nhiêu người chồng không quan trọng.
Nhưng một người đàn ông và bốn người vợ thì lại là việc hoàn toàn khác – cực kì nguy hiểm. Bây giờ người đàn ông đó có thể có thêm tới 4 đứa con mỗi năm. Vậy nên người Mohammedan có nhiều con hơn bất cứ người nào khác ở Ấn Độ. Một cách tự nhiên, mỗi người đàn ông đều tiếp tục chia cái nghèo đói của anh ta cho những đứa trẻ ấy, chúng gần như đều có chung một kết cục là trở thành ăn xin.
Gần đây tôi đã ở Bihar. Hàng ngàn gia đình đã ở đó từ thời Phật nhưng người dân ở đây không ai làm gì ngoài một việc: đợi nạn đói đến rồi đi ăn xin. Nước ngầm rất nhiều bên dưới lòng đất Bihar nhưng họ không đào, không làm gì cả, họ chỉ chờ đợi nạn đói đến rồi sẽ đi ăn xin kiếm sống. Khi nạn đói đến, chính quyền liền đi xin các quỹ hỗ trợ, người dân đi xin thực phẩm và đợi nạn đói đi qua. Khi nó đi qua rồi, không ai bận tâm nữa. Cùng một tình trạng như vậy diễn ra hàng năm, không một chút thay đổi nào.
Tôi đã viếng thăm nhiều khu vực nơi mà người ta rất đói – thậm chí chết vì đói, họ không có thực phẩm, để chống cơn đói đến mỗi khi trước giờ ngủ, họ uống thật nhiều nước. Những khu vực nghèo đói như vậy ở khắp nơi trong đất nước này. Những người đó, liệu họ có thể trở thành Phật được không? Không. Giác ngộ hoàn toàn không có gì để làm đối với sự nghèo đói, ăn chay, kinh thánh hay các giới răn của tôn giáo.
Và cũng chỉ ở Ấn Độ người ta sống trong những ngôi nhà mà bạn sẽ không thể nào hình dung ra, nhà vệ sinh là một thứ xa xỉ, họ sẽ đi vệ sinh ở bờ sông hay xuống sông hoặc bất cứ đâu mà nước có đó để rửa ráy, và cùng nguồn nước đó – họ uống. Tôi đã phải bỏ cái ý tưởng đi vào thăm những ngôi làng bởi vì những thứ nghèo nàn và ngu ngốc như vậy.
Nhà, thứ mà họ gọi là nhà chỉ là một cái lều mà thậm chí người ta không làm cho bò ở. Và họ ở cùng với những con bò, con trâu hay mọi loại gia súc mà họ có trong căn lều đó. Và cả gia đình lớn ở trong đó, có khi 30-40 người, với mọi loài vật và mọi loại mùi. Mỗi căn nhà như vậy chẳng khác gì những cái thuyền của Noah. Và mỗi lần tôi nghĩ về những cảnh tưởng đó, tôi thấy tiếc cho mọi người.
Và đó không chỉ là trường hợp của mỗi Ấn Độ, nó là trường hợp chung của mọi nước trong thế giới thứ ba. Ở Châu Phi, ở Trung Quốc…
Chỉ có một con đường duy nhất để đi đến giác ngộ đó là tạo ra ngày càng nhiều hơn sự tỉnh thức về từng hành động của bạn, từng suy nghĩ, từng cảm xúc của bạn. Những người nghèo đói kia làm sao để họ tỉnh thức về hành động khi mà vấn đề lấp đầy bụng mới chính là tất cả những gì họ quan tâm?
Tôi đã đi khắp đất nước này, tôi đã sinh ra trong đất nước này, tôi biết những người nghèo. Họ đến với tôi rất nhiều nhưng không phải vì một lý do tâm linh hay tinh thần gì cả. Họ đến khi họ muốn được ban phước cho con họ kiếm được một công việc, cho vợ họ khỏi ốm, cho ai đó có được một đứa con… Họ đến và nói, “Osho, xin hãy ban phước.” Họ không đến với tôi vì muốn được giải thoát. Một người nghèo không thể có những lý do mang tính tôn giáo thật sự, họ đang chết đói. Tất cả những gì họ quan tâm là những vấn đề về vật lý, không phải tâm linh. Chỉ những người giàu mới có những vấn đề mang tính tôn giáo. Tính tôn giáo là một sản phẩm của sự giàu có, nó là một thứ xa xỉ.
Phi Tuyết trích dịch từ quyển 'Osho’s Life and Teaching'

0 Đánh giá

Ads Belove Post