NGHE OSHO LÀ THIỀN - Thiền là đi ra ngoài tâm trí, nơi không đối thể nào tồn tại

NGHE OSHO LÀ THIỀN - Thiền là đi ra ngoài tâm trí, nơi không đối thể nào tồn tại

Price:

Read more

Thiền là đi ra ngoài tâm trí, nơi không đối thể nào tồn tại

Maneesha, có ba từ cần được hiểu thật rõ trước khi bạn có thể hiểu điều Lâm Tế đang nói. Ông ấy đang nói về từ thứ tư.
Ba từ mà ông ấy không nói tới là 'concentration-tập trung', 'contemplation-suy tư', và 'meditation-suy ngẫm'.
Trong tiếng Anh không có từ cho trạng thái thứ tư của tâm thức của bạn, cho nên không may chúng ta phải dịch từ thứ tư đó thành từ thứ ba - meditation. Nhưng nó không chính xác, và nó là nguy hiểm. Nhưng nếu bạn hiểu rằng nó chỉ để chỉ tới cái gì đó mà không được chứa trong bản thân từ tiếng Anh này, thế thì không có vấn đề gì.
Từ thứ tư là dhyana, đã trở thành ch'an trong tiếng Trung Quốc và trong tiếng Nhật Bản nó trở thành zen (và trong tiếng Việt nó trở thành thiền).
'Tập trung' nghĩa là bạn đưa mọi ý nghĩ của bạn vào một đối thể. Nó là hoàn toàn hợp thức ngụ ý cho nghiên cứu khoa học.
Từ thứ hai, 'contemplation-suy tư', nghĩa là cho phép tâm trí bạn chỉ chuyển động về đối thể nào đó. Theo một cách nào đó, nó bao gồm cả tập trung, nhưng theo cách khác, nó cho bạn chiếc áo choàng chút ít rộng hơn. Chẳng hạn, bạn đang suy tư về yêu, nghĩa của nó, hậu quả của nó... Suy tư là phương pháp của triết học.
'Meditation-suy ngẫm', trong tiếng Anh đơn giản có nghĩa là tập trung sâu sắc hơn nhiều. Tập trung thứ nhất là bên ngoài: bạn chỉ ở trên bề mặt, bạn chạm vào chu vi. Trong meditation-suy ngẫm bạn đi vào chính trung tâm của đối thể. Nhưng nhớ, mọi thứ đều hướng đối thể.
Từ thứ tư, 'zen-thiền', là hướng nội. Nó là đi vào trong; nó không có tính đối thể. Nó không khoa học, không triết học; nó bao phủ một khu vực khác toàn bộ. Nó ngụ ý không biết tới đối thể nhưng trải nghiệm chủ thể.
Đóng bản thân bạn vào trong và tìm ra trung tâm của cuộc sống và tâm thức của bạn là mục đích của Thiền.
Không may, chẳng cái gì như Thiền đã từng được phát triển ở phương Tây. Và bởi vì việc trải nghiệm không bao giờ được phát triển, nên đã không có nhu cầu về bất kì từ nào cho nó. Từ được cần tới chỉ khi có kinh nghiệm cần được diễn đạt. Ở phương Đông, tập trung, suy tư và suy ngẫm tất cả đều là hoạt động tâm trí.
Thiền là đi ra ngoài tâm trí, nơi không đối thể nào tồn tại. Và nhớ lấy, khoảnh khắc đối thể không còn có đó, bạn không thể duy trì được chủ thể; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bên ngoài đối thể rơi rụng, bên trong chủ thể biến mất, và thế thì cái còn lại là sự trong sạch không tì vết đó, sự im lặng mà mọi thứ nảy sinh và biến mất từ đó. Cái đó là dhyan trong tiếng Phạn, jhan trong tiếng Pali, ch'an trong tiếng Trung Quốc, zen trong tiếng Nhật Bản (và thiền trong tiếng Việt).
Tất cả chúng đã đi từ dhyan, và bất kì khi nào một từ chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nó tự động lấy hình dạng khác, phát âm khác. Nhưng bạn phải hiểu nó rõ ràng, rằng chỉ các từ là khác; không gian chúng trỏ tới là một, nơi không có đối thể và không có chủ thể, nơi không có tri thức và không có người biết; chỉ hồn nhiên thanh tịnh, hương thơm của hồn nhiên thanh tịnh. Và hoa nở ra trong hồn nhiên đó là từ cực lạc tối thượng, từ phúc lạc tuyệt đối.
Toàn thể phương Đông đã từng trong tìm kiếm, trong hàng nghìn năm, về cội nguồn của chính cuộc sống của bạn, chính trung tâm của bản thể bạn. Nó đã không quan tâm tới thế giới bên ngoài; đó là lí do tại sao khoa học đã không phát triển ở phương Đông. Các thiên tài của phương Đông đã quan tâm không phải vào các đối thể và đồ vật; mối quan tâm chỉ vào một điều: ai đang sống trong tôi? Ai đang đập rộn ràng trong tim tôi? Ai đang lấy hơi thở vào và ra? Và một khi bạn đã tìm ra không gian này, bạn không thể tìm được cái gì quí giá hơn.
Lâm Tế là một trong những Thiền sư nổi tiếng nhất. Cũng như Bồ đề đạt ma đem dhyan tới mảnh đất Trung Quốc, Lâm tế – tên tiếng Trung Quốc của ông ấy là Lin Chi – đã mang từ Trung Quốc cùng ngọn đèn này, cùng ánh sáng này sang Nhật bản. Đó là việc truyền trao vô cùng từ mảnh đất này sang mảnh đất khác, từ thầy này sang thầy khác, và nó là truyền thống duy nhất trên thế giới mà vẫn thở, vẫn sống.
Cho nên khi bạn lắng nghe Lâm tế, nhớ lấy: nó không phải là kinh sách – nó là cuộc sống, bài ca, điệu vũ. Nó là mọi thứ mà là cội nguồn của cuộc sống.

Trích từ quyển "Quay vào trong" - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post