1001 Bí Mật Tâm Linh (0001) Vô nỗ lực

1001 Bí Mật Tâm Linh (0001) Vô nỗ lực

Price:

Read more




Trang Tử là một trong những việc nở hoa hiếm hoi nhất, thậm chí còn hiếm hơn cả một Phật hay một Jesus. Vì Phật và Jesus nhấn mạnh vào nỗ lực, còn Trang Tử nhấn mạnh vào vô nỗ lực.
Nhiều thứ có thể được làm qua nỗ lực, nhưng nhiều thứ hơn có thể được làm qua vô nỗ lực. Nhiều thứ có thể được đạt tới qua ý chí, nhưng nhiều thứ hơn có thể được đạt tới qua vô ý chí. Và bất kì cái gì bạn đạt tới qua ý chí bao giờ cũng vẫn còn là gánh nặng cho bạn; nó bao giờ cũng là xung đột, căng thẳng bên trong, và bạn có thể đánh mất nó vào bất kì khoảnh khắc nào. Nó phải được duy trì liên tục - và việc duy trì nó cần năng lượng, việc duy trì nó chung cuộc làm tiêu tán bạn.
Chỉ cái được đạt tới qua vô nỗ lực sẽ không bao giờ là gánh nặng cho bạn, và chỉ cái không là gánh nặng mới có thể vĩnh hằng. Chỉ cái không là phi tự nhiên, theo bất kì cách nào, mới có thể còn lại với bạn mãi mãi và mãi mãi.
Trang Tử nói rằng cái thực, điều thiêng liêng, sự tồn tại, là để được đạt tới bằng việc đánh mất bản thân bạn hoàn toàn trong nó. Ngay cả nỗ lực để đạt tới nó cũng trở thành rào chắn - thế thì bạn không thể đánh mất bản thân bạn được. Ngay cả nỗ lực để đánh mất bản thân bạn cũng trở thành rào chắn.
Làm sao bạn có thể làm nỗ lực để đánh mất bản thân bạn được? Mọi nỗ lực đều được sinh ra từ bản ngã, và qua nỗ lực bản ngã được làm mạnh thêm. Bản ngã là bệnh tật. Cho nên mọi nỗ lực đều phải bị bỏ đi hoàn toàn, không cái gì để được làm; người ta phải đánh mất bản thân mình một cách hoàn toàn trong sự tồn tại. Người ta phải lại trở thành giống như trẻ nhỏ, mới sinh, không biết cái gì là đúng, không biết cái gì là sai, không biết bất kì phân biệt nào. Một khi phân biệt đi vào, một khi bạn biết cái này là đúng và cái kia là sai, bạn đã ốm rồi, và bạn ở xa xôi khỏi thực tại.
Đứa trẻ sống một cách tự nhiên - nó có tính toàn bộ. Nó không làm nỗ lực nào, vì làm nỗ lực nghĩa là bạn đang tranh đấu với bản thân bạn. Một phần của bạn ủng hộ và một phần của bạn chống đối - do đó mới có nỗ lực.
Bạn có thể đạt được nhiều, nhớ lấy. Đặc biệt trong thế giới này, bạn có thể đạt được nhiều qua nỗ lực bởi vì nỗ lực là hung hăng, nỗ lực là bạo hành, nỗ lực là cạnh tranh. Nhưng trong thế giới kia, không cái gì có thể được đạt tới qua nỗ lực, và những người bắt đầu bằng nỗ lực, chung cuộc cũng phải bỏ nó.
Phật đã làm việc trong sáu năm, liên tục thiền, tập trung - ông ấy đã trở thành người khổ hạnh. Ông ấy đã làm mọi điều có thể được con người làm, không một hòn đá nào bị bỏ lại không bị lật lên - ông ấy đã đánh cược toàn thể bản thể mình. Nhưng đó là nỗ lực, bản ngã có đó, và ông ấy đã thất bại.
Không cái gì thất bại như bản ngã trong điều Tối thượng; không cái gì thành công như bản ngã trong thế giới.
Trong thế giới vật chất không cái gì thành công như bản ngã; trong thế giới tâm thức không cái gì thất bại như bản ngã. Hoàn cảnh là đối lập - và nó phải là như vậy vì chiều hướng chính là cái đối lập.
Phật đã thất bại tuyệt đối. Sau sáu năm ông ấy đã hoàn toàn thất vọng, và khi tôi nói hoàn toàn, tôi ngụ ý hoàn toàn. Thậm chí không mảnh mẩu nào của hi vọng còn lại, ông ấy đã trở nên tuyệt đối bất lực. Trong bất lực đó ông ấy bỏ mọi nỗ lực. Ông ấy đã bỏ thế giới, ông ấy đã rời bỏ vương quốc; mọi thứ thuộc về thế giới hữu hình này, ông ấy đã bỏ lại, từ bỏ.
Bây giờ sau sáu năm của nỗ lực vất vả, ông ấy cũng bỏ luôn mọi thứ thuộc vào thế giới bên kia. Ông ấy ở trong chân không đầy đủ - trống rỗng. Đêm đó ông ấy ngủ với một phẩm chất khác của giấc ngủ vì không có bản ngã; một phẩm chất khác của im lặng nảy sinh bởi vì không có nỗ lực; một phẩm chất khác của bản thể đã xảy ra cho ông ấy vào đêm đó vì đã không có việc mơ.
Nếu có vô nỗ lực, không cái gì là không đầy đủ, thế thì không cần mơ. Mơ bao giờ cũng để hoàn thành cái gì đó: cái gì đó vẫn còn không đầy đủ trong ngày, sẽ được hoàn thành trong mơ vì tâm trí có xu hướng làm đầy đủ mọi thứ. Nếu nó không đầy đủ, thế thì tâm trí bao giờ cũng không thoải mái. Nỗ lực được đưa vào nhiều thứ và nếu chúng vẫn còn không đầy đủ, mơ được cần tới.
Khi có ham muốn, nhất định có việc mơ, vì việc ham muốn là việc mơ - việc mơ chỉ là cái bóng của việc ham muốn.
Đêm đó, khi không có gì để được làm - thế giới này đã là vô dụng, bây giờ thế giới kia cũng là vô dụng - mọi động cơ di chuyển đều dừng lại. Chẳng có đâu mà đi, và không có người nào đi bất kì đâu. Đêm đó giấc ngủ trở thành samadhi, nó trở thành satori; nó trở thành điều tối thượng mà có thể xảy ra cho một người. Phật đã nở hoa đêm đó và đến sáng ông ấy đã được chứng ngộ. Ông ấy mở mắt ra, nhìn ngôi sao cuối cùng biến mất trên trời, và mọi thứ có đó. Nó bao giờ cũng có đó rồi, nhưng ông ấy đã muốn nó nhiều tới mức ông ấy không thể nhìn thấy nó được. Nó bao giờ cũng có đó rồi, nhưng ông ấy đã di chuyển nhiều vào tương lai với ham muốn tới mức ông ấy đã không thể nhìn vào ở đây và bây giờ.
Đêm đó đã không có ham muốn, không mục đích, không đâu mà đi, và không người nào đi bất kì đâu - mọi nỗ lực đã dừng lại. Đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết về bản thân mình, đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết về thực tại như nó vậy. Trang Tử nói từ chính lúc ban đầu: Không làm nỗ lực nào. Và ông ấy đúng. Bởi vì bạn sẽ không bao giờ làm nỗ lực toàn bộ thế như Phật. Bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng tới mức nỗ lực tự nó bỏ đi; nó bao giờ cũng sẽ không đầy đủ. Và tâm trí bạn bao giờ cũng liên tục nói: Thêm chút nữa và cái gì đó sẽ xảy ra, một bước thêm nữa đi. Mục đích ở gần rồi, sao mình lại chán nản? Nỗ lực thêm chút nữa là cần vì mục đích đang tới gần thêm mọi ngày.
Bởi vì bạn sẽ không bao giờ làm nỗ lực tuyệt đối thế, bạn sẽ không bao giờ thất vọng hoàn toàn. Và bạn có thể tiếp tục nỗ lực nửa vời này trong nhiều kiếp - đó là điều bạn đã từng làm trong quá khứ. Bạn không ở đây lần đầu tiên trước tôi. Bạn không ở đây lần đầu tiên để làm nỗ lực nào đó để nhận ra chân lí, cái thực. Bạn đã làm nó nhiều, nhiều lần rồi, cả triệu lần trong quá khứ - nhưng bạn vẫn hi vọng.
Trang Tử nói: tốt hơn cả là bỏ nỗ lực ngay lúc ban đầu. Nó phải bị bỏ đi: hoặc bạn bỏ nó lúc ban đầu hoặc bạn sẽ phải bỏ nó lúc cuối cùng. Nhưng lúc cuối cùng có thể không tới sớm đâu! Cho nên có hai cách: hoặc làm nỗ lực toàn bộ... toàn bộ tới mức mọi hi vọng đều bị tan nát và bạn đi tới nhận ra rằng chẳng cái gì có thể được đạt tới qua nỗ lực, thậm chí không một mảnh mẩu đâu đó trong vô thức vẫn còn nấn ná và nói: "Làm thêm chút nữa và điều này sẽ được đạt tới"... Hoặc làm nỗ lực toàn bộ, thế thì tự nó bỏ đi, hay không làm nỗ lực nào một chút nào. Chỉ hiểu toàn thể sự việc. Đừng đi vào trong nó chút nào. Nhớ một điều... bạn không thể đi ra khỏi nó nếu nó là không đầy đủ; một khi được đi vào, nó phải được đầy đủ. Bởi vì tâm trí có xu hướng làm đầy đủ mọi thứ - không chỉ tâm trí con người, thậm chí tâm trí con vật cũng thế. Nếu bạn vẽ ra một nửa vòng tròn, không đầy đủ, và một con khỉ đột đi tới và thấy nó, và nếu mẩu phấn nào đó có đó, nó sẽ lập tức làm đầy đủ vòng tròn.
Tâm trí bạn như thể là có xu hướng làm đầy đủ - bất kì cái gì không đầy đủ đều cho bạn căng thẳng. Nếu bạn muốn cười và bạn không thể cười được, sẽ có căng thẳng. Nếu bạn muốn khóc và không thể khóc được, sẽ có căng thẳng. Nếu bạn muốn giận và không thể giận được, sẽ có căng thẳng. Đó là lí do tại sao bạn đã từng ốm lâu thế; mọi thứ đã bị bỏ lại không đầy đủ!
Bạn chưa bao giờ cười một cách toàn bộ, bạn chưa bao giờ khóc một cách toàn bộ, bạn chưa bao giờ giận một cách toàn bộ, bạn chưa bao giờ ghét một cách toàn bộ, bạn chưa bao giờ yêu một cách toàn bộ. Không cái gì đã được làm một cách toàn bộ - mọi thứ đều không đầy đủ. Không cái gì là toàn bộ. Nó nấn ná, và thế rồi bao giờ cũng có nhiều thứ trong tâm trí bạn. Đó là lí do tại sao bạn dễ ốm thế. Bạn không bao giờ có thể cảm thấy như ở nhà.
Trang Tử nói: Tốt hơn cả là không bắt đầu, vì một khi bạn bắt đầu, nó phải được hoàn thành. Hiểu đi, và không đi vào cái vòng luẩn quẩn. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng Trang Tử là việc nở hoa hiếm hoi, hiếm hơn một Phật hay một Jesus. Bởi vì ông ấy đã đạt tới một cách đơn giản bằng hiểu biết. Không có phương pháp, không có thiền cho Trang Tử. Ông ấy nói: "Đơn giản hiểu 'tính sự kiện' của nó." Bạn được sinh ra. Bạn đã làm nỗ lực nào để được sinh ra? Bạn lớn lên. Bạn đã làm nỗ lực nào để lớn lên? Bạn thở. Bạn đã làm nỗ lực nào để thở? Mọi thứ đều chuyển theo cách riêng của nó, cho nên sao bận tâm?
Để cuộc sống chảy theo cách riêng của nó, thế thì bạn sẽ trong buông bỏ. Đừng vật lộn và đừng cố đi ngược dòng, thậm chí đừng cố bơi, chỉ nổi cùng dòng nước và để dòng chảy đưa bạn tới bất kì chỗ nào nó đưa tới. Là mây trắng bay trên trời đi - không mục đích, không đi đâu cả, chỉ nổi. Việc nổi đó là việc nở hoa tối thượng.
Cho nên điều đầu tiên cần hiểu về Trang Tử trước khi chúng ta đi vào kinh của ông ấy, là - cứ tự nhiên. Mọi thứ phi tự nhiên phải được tránh. Không làm gì phi tự nhiên. Tự nhiên là đủ - bạn không thể cải tiến nó được, nhưng bản ngã nói, không, mình có thể cải tiến tự nhiên - đó là cách mọi nền văn hoá tồn tại.
Bất kì nỗ lực nào để cải tiến tự nhiên đều là văn hoá, và mọi văn hoá đều giống như bệnh tật - người càng văn hoá người đó càng nguy hiểm.
Tôi đã nghe nói rằng một thợ săn, một thợ săn châu Âu, bị lạc trong rừng ở châu Phi. Đột nhiên anh ta bắt gặp vài chiếc lều. Anh ta chưa bao giờ nghe nói rằng một làng tồn tại trong rừng thẳm đó. Nó không có trên bất kì bản đồ nào. Thế là anh ta tiến tới ông trưởng làng, và anh ta nói: "Tội nghiệp cho các ông bị mất văn minh." Trưởng làng nói: "Không, không tội nghiệp gì đâu, chúng tôi bao giờ cũng sợ bị khám phá ra - một khi văn minh tới, chúng tôi tiêu." Tự nhiên bị mất khi bạn làm nỗ lực để cải tiến nó - điều đó nghĩa là bạn đang cố cải tiến Thượng đế. Mọi tôn giáo đều cố làm điều đó - cải tiến Thượng đế. Trang Tử không ủng hộ điều đó. Ông ấy nói tự nhiên là tối thượng, và tự nhiên tối thượng đó, ông ấy gọi là Đạo. Đạo nghĩa là tự nhiên là tối thượng và không thể được cải tiến. Nếu bạn cố cải tiến nó, bạn sẽ làm nó què quặt - đó là cách chúng ta làm què quặt mọi đứa trẻ.
Mọi đứa trẻ đều được sinh ra trong Đạo, thế rồi chúng ta làm què quặt nó bằng xã hội, văn minh, văn hoá, đạo đức, tôn giáo... chúng ta làm què quặt nó từ mọi phía. Thế thì nó sống, nhưng nó không sống động.
Tôi đã nghe nói rằng một bé gái sắp đi dự tiệc, bữa tiệc sinh nhật của một người bạn. Nó còn rất nhỏ, chỉ mới bốn tuổi. Nó hỏi mẹ nó: "Có những tiệc và nhảy múa như thế khi mẹ còn sống không?"
Càng được văn hoá và văn minh, người ta càng chết hơn. Nếu bạn muốn thấy người chết hoàn hảo và vậy mà vẫn sống thì đi tới sư trong các tu viện, đi tới các linh mục trong nhà thờ, đi tới giáo hoàng ở Vatican. Họ không sống động, họ sợ cuộc sống, sợ tự nhiên tới mức họ đã kìm nén nó từ mọi nơi. Họ đã trong nấm mồ của mình. Bạn có thể sơn vẽ nấm mồ, bạn thậm chí có thể làm nấm mồ đá cẩm thạch, rất có giá trị - nhưng người bên trong là chết.
Một người say đi qua nghĩa địa và anh ta thấy một nấm mồ đẹp được làm bằng đá trắng toát. Anh ta nhìn vào nấm mồ, nhìn vào cái tên trên nó. Nấm mồ này là mồ của Rothschild nổi tiếng. Anh ta cười, và nói: "Nhà Rothschild này, họ biết cách sống."
Văn hoá giết chết bạn, văn hoá là kẻ sát nhân, văn hoá là đầu độc chậm - nó là tự tử.

0 Đánh giá

Ads Belove Post