1001 Bí Mật Tâm Linh (0004) Khi giầy vừa, chân bị quên

1001 Bí Mật Tâm Linh (0004) Khi giầy vừa, chân bị quên

Price:

Read more



Ngón tay hoà hợp với món đồ mà không phải dụng tâm.
Làm đi! Đừng bận tâm về điều bạn đang làm - làm nó toàn tâm tới mức chính việc làm trở thành phúc lạc. Và đừng nghĩ những điều lớn lao, không có những điều như vậy đâu, như là lớn hay nhỏ. Đừng nghĩ rằng bạn định làm những điều vĩ đại, chơi âm nhạc vĩ đại, vẽ bức tranh vĩ đại, rằng bạn sẽ trở thành một Picasso hay một Van Gogh, hay cái gì đó khác - một nhà văn vĩ đại, một Shakespeare, hay một Milton. Chẳng có gì cả đâu - không có những điều vĩ đại, không có những điều nhỏ bé. Có người lớn và có người nhỏ nhưng mọi sự là không lớn không nhỏ. Và người vĩ đại là người đem tính vĩ đại của mình tới mọi điều nhỏ bé mà người đó đang làm: người đó ăn theo cách vĩ đại, người đó bước đi theo cách vĩ đại, người đó ngủ theo cách vĩ đại. Người đó mang phẩm chất của tính vĩ đại cho mọi thứ.
Và tính vĩ đại là gì? Tự nhiên... Không cái gì vĩ đại hơn tự nhiên.
Hãy ăn như hoàng đế ăn. Điều đó không phụ thuộc vào phẩm chất của thức ăn, nó phụ thuộc vào người ăn, cách người đó mở hội. Cho dù chỉ với bánh mì, bơ và muối, bạn có thể là hoàng đế.
Chuyện xảy ra rằng Epicurus có một khu vườn, ngay gần Athens...
Ông ấy là một trong những người hiếm hoi nhất, cũng giống như Trang Tử. Ông ấy không tin vào Thượng đế, ông ấy không tin vào bất kì cái gì, bởi vì niềm tin là vô nghĩa. Chỉ người ngu mới tin. Con người của hiểu biết có tin cậy, không niềm tin. Tin cậy là khác. Tin cậy nghĩa là tin cậy vào cuộc sống, tin cậy nó tuyệt đối tới mức người ta sẵn sàng đi cùng nó, tới bất kì chỗ nào.
... Ông ấy có một khu vườn nhỏ, và ông ấy sống ở đó cùng với các đệ tử của mình. Mọi người nghĩ rằng ông ấy là người vô thần, vô đạo đức. Ông ấy không tin vào Thượng đế, ông ấy không tin vào kinh sách, ông ấy không tin vào bất kì đền chùa nào; ông ấy là người vô thần. Nhưng ông ấy đã sống theo cách vĩ đại. Cuộc sống của ông ấy là cao cả, cao thượng cho dù ông ấy chẳng có gì, cho dù họ rất nghèo. Nhà vua nghe nói về họ, và muốn xem họ sống thế nào, và làm sao họ có thể hạnh phúc mà không có niềm tin. Nếu bạn không thể hạnh phúc được ngay cả với niềm tin vào Thượng đế, làm sao những người này có thể hạnh phúc mà không có Thượng đế?
Thế là một tối, ông ta tới thăm khu vườn của Epicurus.
Ông ta thực sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng - nó quả là phép màu. Họ chẳng có gì, gần như không có gì, nhưng họ sống như hoàng đế. Họ sống như các Thượng đế. Cả đời họ là mở hội. Khi họ đi ra suối tắm, đó không đơn giản là việc tắm; đó là điệu múa cùng dòng sông, đó là được hoà điệu với dòng sông. Họ hát, và họ nhảy múa, và họ bơi, và họ nhảy, và họ đắm mình.
Việc ăn của họ cũng là mở hội, bữa tiệc, và họ chẳng có gì, chỉ bánh mì và muối, thậm chí không có bơ. Nhưng họ cảm thấy biết ơn tới mức chỉ hiện hữu là đủ, không cái gì hơn được cần.
Hoàng đế rất bị ấn tượng, và ông ta hỏi Epicurus: "Lần sau ta tới, ta muốn đem vài món quà cho ông. Ông thích cái gì?" Epicurus nói: "Cho chúng tôi thời gian để suy nghĩ, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng người nào sẽ cho chúng tôi quà, và chúng tôi có nhiều món quà thế từ tự nhiên. Nhưng nếu ngài cứ khăng khăng, thế thì đem tới chút bơ, không gì khác. Ngần đó sẽ có tác dụng."
Cuộc sống có thể trở thành việc mở hội nếu bạn biết cách sống mà không bận tâm. Bằng không cuộc sống trở thành căn bệnh và bệnh tật kéo dài, điều lên tới cao trào chỉ trong cái chết.
Ngón tay hoà hợp với món đồ mà không phải dụng tâm. Được vậy là nhờ tập trung tinh thần mà tâm trí không bị câu thúc.
Bạn cần học mọi thứ bởi vì bạn đã quên tự nhiên của bạn hoàn toàn. Bây giờ các nhà tâm lí đang đề nghị rằng phải có đào tạo về yêu, bởi vì mọi người dần dần quên mất cách yêu. Nhiều tác phẩm văn học đã đi vào sự tồn tại: 'Nghệ thuật yêu', 'Cách yêu?' Mọi người đã hoàn toàn quên mất cực thích dục, cực lạc dục. Không con vật nào cần đào tạo cả! Ngay cả cây cũng dường như là thông minh hơn bạn.
Mọi thứ đều phải được dạy, ngay cả những điều rất cơ bản của cuộc sống cũng phải được dạy. Điều đó nghĩa là bằng cách nào đó chúng ta bị bật rễ. Chúng ta đã mất tiếp xúc với tự nhiên, khe hở tồn tại.
Và nếu bạn được dạy cách yêu, yêu của bạn sẽ là giả. Yêu thực phải là tự phát. Làm sao bạn có thể được dạy cho yêu? Nếu bạn được dạy, thế thì bạn sẽ hành động tương ứng với các qui tắc và luồng chảy tự nhiên sẽ không có đó.
Tự nhiên không tuôn chảy theo các qui tắc của bạn; nó có qui tắc riêng của nó. Bạn đơn giản phải hiện hữu cùng nó và nó bắt đầu vận hành. Một ngày không xa xôi lắm, khi chúng ta sẽ phải dạy cho mọi người cách thở. Ngay bây giờ bạn cười vào điều đó, nhưng nếu bạn quay lại và hỏi Epicurus, "Sẽ có lúc nào mà mọi người phải được dạy cách đạt tới cực thích không?" ông ấy chắc đã cười. Bởi vì con vật đạt tới điều đó mà chẳng có dạy dỗ gì, không Thầy, không Johnsons nào được cần, không Kinsey Report nào được cần. Con vật đơn giản yêu - yêu xảy ra một cách tự nhiên.
Bây giờ có những viện lâm sàng ở Mĩ, nơi họ dạy mọi người cách đạt tới cực thích. Và nếu qua việc học và đào tạo bạn đạt tới cực thích, nhớ cho rõ, nó không phải là thứ thật. Vì thế thì bạn đang thao túng nó, thế thì bạn đang kiểm soát nó, thế thì bằng cách nào đó bạn đang ép buộc nó, và cực thích xảy ra chỉ trong buông bỏ - và buông bỏ không thể được dạy.
Bạn không thể dạy mọi người cách đi ngủ được. Nếu bạn cố dạy họ, thế thì bạn sẽ quấy rối giấc ngủ của họ bởi vì nếu họ cố - bất kì cái gì - điều đó sẽ chỉ là việc quấy rối. Bạn đơn giản đi ngủ, bạn đơn giản gối đầu lên gối và đi vào giấc ngủ. Nếu bạn làm cái gì đó, thế thì chính việc làm sẽ là việc hoàn tác. Sống giống như ngủ; sống giống như thở.
Được vậy là nhờ tập trung tinh thần mà tâm trí không bị câu thúc.
Khi tâm trí bạn rõ ràng, nó có sự sáng tỏ, bạn không cần theo bất kì qui tắc nào. Bạn không cần mang bất kì kinh sách nào trong đầu - bạn đơn giản nhìn. Mọi thứ là trong suốt, bởi vì bạn sáng tỏ.
Giày mà thật thích hợp thì làm cho ta quên chân mình đi, dây lưng mà thật thích hợp thì làm cho ta quên ngang lưng mình đi, tâm tình thật thích hợp thì ta quên cái phải cái trái đi.
Nhớ lấy, đây là một trong những mật chú vĩ đại nhất: Khi giầy vừa, chân bị quên.
Bất kì khi nào bạn mạnh khoẻ bạn không biết gì về thân thể bạn - thân thể bị quên mất. Khi có ốm đau nào đó, chỉ thế thì bạn mới có thể không quên thân thể. Bạn có biết liệu có đầu hay không nếu như không có đau đầu? Khi có đau đầu, bạn không thể quên được cái đầu. Khi giầy bó chân thế thì nó không vừa. Khi bạn không có đau đầu nào, đầu ở đâu? Bạn hoàn toàn quên mất về nó. Bất kì cái gì mạnh khoẻ đều bị quên đi, nhưng bất kì cái gì ốm đau đều được nhớ tới - điều đó trở thành sự chú ý trong tâm trí, căng thẳng liên tục trong tâm trí.
Con người hoàn hảo của Đạo không biết tới bản thân mình; bạn biết, bởi vì bạn ốm. Bản ngã là ốm đau, ốm bản chất, bởi vì bạn liên tục phải nhớ rằng bạn là ai đó. Điều này chỉ ra rằng bạn đang trong 'không thoải mái dis-ease' sâu sắc. Bệnh tật tạo ra bản ngã; người tự nhiên mạnh khoẻ hoàn hảo thì quên hoàn toàn. Người đó giống như mây, như làn gió thoảng, như tảng đá, như cây cối, như chim - nhưng không bao giờ như con người. Người đó không hiện hữu, vì chỉ đau ốm, như vết thương, mới phải được nhớ tới.
Việc nhớ là cơ chế cho an toàn và an ninh: nếu có gai trong chân bạn, bạn phải nhớ. Tâm trí sẽ liên tục dạo đi dạo lại chỗ đó vì chiếc gai phải được tống ra. Nếu bạn quên nó, gai sẽ vẫn còn đó và nó sẽ trở thành nguy hiểm; nó có thể đầu độc toàn thân. Khi có đau đầu thân thể bảo bạn nhớ tới nó, cái gì đó phải được làm. Nếu bạn quên nó, đau đầu có thể trở thành nguy hiểm.
Thân thể bảo bạn bất kì khi nào có đau ốm nào đó, cái gì đó sai - nó hấp dẫn chú ý của bạn. Nhưng khi thân thể mạnh khoẻ, bạn quên nó; bạn trở thành 'vô thân thể' khi thân thể mạnh khoẻ. Và đây là định nghĩa duy nhất về mạnh khoẻ: mạnh khoẻ là khi không có ý thức về thân thể. Nếu có bất kì loại ý thức nào về thân thể, thế thì phần đó là không mạnh khoẻ.
Cùng điều này áp dụng cho tâm trí. Khi ý thức của bạn mạnh khoẻ, không có bản ngã - bạn không biết gì về bản thân bạn. Bạn không liên tục nhắc nhở bản thân bạn rằng 'Mình là cái gì đó,' bạn đơn giản thảnh thơi. Bạn hiện hữu, nhưng không có cái 'tôi'. Nó là cái 'đây' đơn giản, nhưng không có cái 'tôi', không bản ngã được kết tinh. Cái ta không có đó.
Giày mà thật thích hợp thì làm cho ta quên chân mình đi, dây lưng mà thật thích hợp thì làm cho ta quên ngang lưng mình đi, tâm tình thật thích hợp thì ta quên cái phải cái trái đi.
Đây là một trong những điều sâu sắc nhất cần được hiểu. Khi tâm tình thật thích hợp, mọi 'phải' và 'trái' bị quên đi. Khi tâm tình không hợp, ốm đau, thế thì bạn liên tục bị nặng gánh, lo nghĩ: cái này phải và cái kia trái - và cái phải cần được tuân theo, cái trái cần được né tránh. Toàn thể cuộc sống trở thành cuộc vật lộn làm sao để tránh cái trái và làm sao đạt tới cái phải. Và đây không phải là cách để đạt tới cái phải! Đây là cách để bỏ lỡ nó mãi mãi.
Trông đấy... Bạn có giận, dục, tham. Nếu bạn nói giận là sai thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị trải qua trong trạng thái giận. Đôi khi bạn sẽ giận, và đôi khi bạn sẽ giận bởi vì cơn giận của bạn - đó sẽ là khác biệt duy nhất. Đôi khi bạn sẽ giận, và khi giận qua rồi, bạn sẽ giận vì cơn giận này; bạn gọi điều này là hối hận. Và thế rồi bạn sẽ quyết định không bao giờ giận lại nữa, nhưng bạn sẽ giận nữa, vì cả hai trạng thái này đều là giận. Đôi khi bạn giận ai đó khác, đôi khi bạn giận bản thân bạn vì bạn đã giận.
Nếu bạn chống lại dục và bạn nói nó là trái, - như toàn thế giới đã nói - thế thì bạn sẽ có tính dục, và, sau khi hoạt động dục qua rồi, bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Trong mặc cảm đó, bạn sẽ đắn đo và suy nghĩ về dục lặp đi lặp lại; nó sẽ trở thành hoạt động trí não. Cho nên đôi khi bạn sẽ có tính dục vật lí, và đôi khi tính dục trí não - đôi khi dục trong thân thể, đôi khi dục trong tâm trí.
Một khi bạn làm ra phân biệt, một khi bạn làm ra xung đột, bạn sẽ bị phân chia.
Có lần tôi ở nhà Mulla Nasrudin. Một cô goá rất đẹp tới gặp anh ta để hỏi lời khuyên của anh ta. Cô ta nói: "Tôi đang bị rắc rối, và anh phải giúp tôi. Tôi yêu một người đàn ông rất điển trai, trẻ hơn tôi, nhưng anh ta nghèo. Và một người đàn ông già rất, rất giầu và rất xấu đang yêu tôi. Vậy tôi phải làm gì? Tôi nên lấy người nào?" Mulla Nasrudin nhắm mắt lại, suy tư, và nói: "Lấy người giầu, và tốt với người nghèo."
Đây là cách mọi xung đột nảy sinh, đây là cách bạn chọn cả hai phương án. Thế thì bạn trở nên bị phân chia. Bất kì khi nào bạn nói rằng cái này là phải và cái kia là trái, bạn đã bị phân chia, và toàn thể cuộc đời của bạn sẽ là xung đột - từ cực này sang cực khác bạn sẽ di chuyển như con lắc.
Đừng chống lại bất kì cái gì. Tại sao? Bởi vì bất kì khi nào bạn chống lại bất kì cái gì, điều đó có nghĩa là sâu bên dưới bạn ủng hộ nó, bằng không sao chống lại nó?
Người không giận, sâu bên dưới sẽ không chống lại giận. Tại sao người đó phải vậy? Người không tham, sâu bên dưới sẽ không chống lại tham. Tại sao người đó phải chống lại điều đó? Không có lí do cho người đó, nó không phải là một chọn lựa, người đó đã không làm bất kì phân biệt nào. Nhớ lấy, chính người tham bao giờ cũng là người chống lại tham, người dục là người chống lại dục, người giận là người chống lại giận, người bạo hành là người chống lại bạo hành. Thế thì họ làm gì? Họ tạo ra mục đích đối lập.
Nếu bạn bạo hành, bất bạo hành sẽ trở thành mục đích. Và làm sao người bạo hành có thể trở thành bất bạo hành được? Người đó sẽ làm gì? Chỉ có một khả năng, người đó sẽ bạo hành hướng tới bản thân mình, có vậy thôi. Người đó có thể làm cái gì khác được? Người bạo hành... làm sao người đó có thể bất bạo hành? Người giận dữ... làm sao người đó có thể hiện hữu mà không có cơn giận? Và nếu một người giận trau dồi việc không giận, trong cái không giận của người đó cũng sẽ có giận vì bạn không thể trau dồi cái gì mà không có việc bạn đi vào nó. Giận sẽ đi vào không giận, bạo hành sẽ đi vào bất bạo hành.
Nếu bạn nhìn quanh, nếu bạn quan sát đúng, bạn không thể tìm ra được người bạo hành nào nhiều hơn những người có bất bạo hành như là mục đích của họ. Và bạn không thể tìm được người nhiều dục, dục suy đồi, nhiều hơn những người có brahmacharya, vô dục, là mục đích của họ.
Trang Tử nói: "Không làm phân biệt, bằng không ông sẽ bị phân chia." Một khi bị phân chia, bạn là hai, bị chia chẻ.
Một người chia chẻ không thể tự nhiên được. Tự nhiên tồn tại trong tính thống nhất, nó là hài hoà sâu sắc, không có xung đột chút nào. Tự nhiên chấp nhận mọi thứ - không có chọn lựa, đó là buông bỏ vô chọn lựa. Đừng chọn. Và đây là phép màu: nếu bạn không chọn chống lại giận, thế thì khi giận tới bạn đơn giản giận. Đừng chọn chống lại giận. Khi giận tới đơn giản giận, và khi giận đi, để cho nó đi. Không hối hận, không để cho nó tiếp tục bên trong tâm trí, không làm cho nó là sự liên tục, không chống lại nó. Khi giận tới, nó tới! Bạn có thể làm được gì? Khi nó không tới, nó không tới! Bạn không có chọn lựa.
Thế thì phép màu xảy ra. Không chọn lựa bạn trở nên tỉnh táo tới mức năng lượng của bạn không còn bị phân chia. Và khi năng lượng không bị phân chia chúng mạnh mẽ, mênh mông tới mức giận trở thành không thể được - vì giận là một phần của yếu. Nhớ điều này... bạn càng yếu, giận càng nhiều; bạn càng mạnh, giận càng ít. Nếu bạn tuyệt đối mạnh, sẽ không có giận. Nhớ điều này... bạn càng yếu, tham càng nhiều - thực sự, người yếu phải tham để bảo vệ bản thân mình - và bạn càng mạnh, tham càng ít.
Khi năng lượng là toàn bộ trong bạn, không bị phân chia, không chia chẻ, bạn là một thể thống nhất. Tham biến mất, bởi vì tham thuộc vào tâm trí yếu đuối, tâm trí chia chẻ. Và khi bạn bị chia chẻ, sẽ có giận, và bạn sẽ tranh đấu chống lại nó, và chia chẻ càng lớn sẽ được tạo ra, và nhiều năng lượng sẽ bị tiêu tán. Và bạn sẽ trở thành đầy rối loạn bên trong, hỗn loạn, không là một nốt hài hoà ở bất kì đâu. Mọi thứ sẽ không hoà điệu.
Và bạn càng làm nhiều nỗ lực để đem nó tới hoà điệu, rắc rối sẽ càng có đó - bởi vì bạn đã bỏ lỡ bước đầu tiên, và bạn sẽ tiếp tục bỏ lỡ nó tới chính bước cuối cùng.
Bước đầu tiên là ở chỗ tâm tình thật thích hợp thì ta quên cái phải, cái trái đi. Vậy phải làm gì? Quên 'phải' và 'trái' và để tâm lắng đọng. Một điều là chắc chắn, bạn đã từng tranh đấu chống lại giận lâu thế nhưng dầu vậy bạn vẫn giận - cho nên thử cách thức của Trang Tử đi. Bạn sẽ không mất cái gì cả.
Bạn đã thử vô dục và bạn vẫn còn dục; ngược lại, bạn đã trở nên suy đồi hơn. Dục đã trở thành độc hơn - cho nên thử Trang Tử đi, bạn sẽ không mất cái gì cả. Có tính dục khi dục tới. Cũng như khi cơn đói tới, bạn ăn thức ăn, vậy khi dục tới thì có tính dục đi. Đừng làm chọn lựa nào, đừng nói cái này là sai. Nó là tốt. Chấp nhận nó đi - nó là một phần của tự nhiên. Và đột nhiên khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ là một thể thống nhất và dục sẽ được biến đổi một cách tự động thành yêu.
Bởi vì con người ở trong thể thống nhất... Cố hiểu thể thống nhất này nghĩa là gì.

0 Đánh giá

Ads Belove Post