1001 Bí Mật Tâm Linh (0027) Mọi người được sinh ra như một nô lệ

1001 Bí Mật Tâm Linh (0027) Mọi người được sinh ra như một nô lệ

Price:

Read more



Mọi người được sinh ra như một nô lệ. Biết điều đó là đau đớn; chúng ta muốn được bảo cho rằng chúng ta được sinh là là người chủ. Chúng ta tin rằng chúng ta là người chủ - không ai nghi ngờ điều đó. Những người bắt đầu hoài nghi quyền làm chủ của mình là những người duy nhất có khả năng một ngày nào đó trở thành người chủ. Bạn hoài nghi mọi thứ, nhưng bạn chưa bao giờ hoài nghi quyền làm chủ trên bản thân mình, và đó là điều đáng hoài nghi nhất, điều đáng nghi vấn nhất. Bạn đã có loại quyền làm chủ nào? Bạn là nô lệ, hoàn toàn là kẻ nô lệ của bản năng sinh học, của dục, của giận, của tham, của tham vọng. Bạn bốc mùi của tất cả những thứ này, bạn đầy tất cả những thứ này. Và dầu vậy bạn vẫn cứ tin sâu bên dưới ở đâu đó rằng bạn là người chủ.
Và thay vì nỗ lực phá huỷ sự nô lệ này bạn bắt đầu chứng minh quyền làm chủ của mình trên người khác. Bạn cố gắng trở thành Alexander Đại đế hay Genghis Khan hay Tamerlane. Đó là nỗ lực để tự lừa dối mình. Đó là nỗ lực để chứng minh cái gì đó mà không có đó chút nào. Bạn đang cố gắng thu thập bằng chứng về quyền làm chủ của mình. Tất nhiên, nếu bạn trở nên đủ mạnh với nhiều người, bạn có thể tin dễ dàng hơn rằng bạn là người chủ. Dễ cho Alexander tin rằng ông ấy là người chủ, nhưng đó chỉ là việc tin không có cơ sở cho nó. Ông ấy là nô lệ cũng như bất kì ai khác thôi; có thể ông ấy là kẻ nô lệ lớn hơn nhiều so với bất kì ai khác.
Khi ông ấy tới Ấn Độ, Alexander gặp một người hiếm hoi, Diogenes. Nếu mà Diogenes được sinh ra ở Ấn Độ thì ông ấy đã được coi là vị phật; ông ấy là một trong những người đã thức tỉnh. Ngay cả Alexander cũng bị ấn tượng rất lớn bởi ông ấy. Ông ấy sống hoàn toàn trần trụi bên bờ sông. Đó là sáng sớm khi Alexander tới gặp ông ấy; ông ấy đang nằm trần trụi trên bờ sông tắm nắng. Thấy con người này, cảm thấy sự hiện diện của ông ấy, Alexander lần đầu tiên cảm thấy một loại tự ti nảy sinh trong mình. Ông ấy đã bắt gặp nhiều vua, ông ấy đã đánh bại nhiều vua, nhưng đây là một vị vua thực - người chủ.
Khi bạn bắt gặp người chủ không thể nào không cảm thấy sự hiện diện được - trừ phi bạn tuyệt đối mù, hoàn toàn điếc, hoàn toàn chết. Alexander phải đã có chút ít nhạy cảm, chút ít tỉnh táo, bằng không ông ta đã không tới gặp vị fakir trần trụi này. Chỉ sự kiện ông ta tới gặp ông ấy, từ cách đó, cũng chỉ ra rằng ông ta có cảm giác sâu sắc gì đó mà tất cả của cải của ông ta đều không đủ làm ông ta hài lòng: "Phải có cách nào đó để được hài lòng chứ. Cuộc sống không thể chỉ là của cải và quyền lực; cuộc sống phải có cái gì đó bí mật hơn cho nó."
Ông ta đã nghe nói nhiều điều về Diogenes: "Ông ấy mang chiếc đèn thắp sáng đi giữa ban ngày, trong ánh sáng chói chang ban ngày. Ông ấy trần trụi, nhưng ông ấy chỉ mang một thứ trong tay mình - chiếc đèn, chiếc đèn đã thắp sáng. Và mọi người hỏi ông ấy, 'Sao ông mang ngọn đèn này?' Và ông ấy nói, 'Ta đang tìm và kiếm người thực; ta còn chưa bắt gặp một người như vậy. Ta mang chiếc đèn này để cho ta không bỏ lỡ người đó.'"
Người thực sao? Người đó hiếm hoi thế sao? Alexander phải đã nghiền ngẫm về điều đó. Ông ta phải đã nghĩ, "Mình là người thực. Để mình tới và xem ông Diogenes này." Ông ta đã nghe nhiều câu chuyện về ông ấy: "Ông ấy dường như là người phúc lạc nhất trên thế giới. Không ai đã bao giờ thấy ông ấy lo âu, phiền não, sợ hãi; ông ấy hoàn toàn bạo dạn."
Alexander đã nghe rằng có lần ông ấy bị vài người bắt - tám người cần có để bắt con người đơn giản này - nhưng ông ấy bảo họ, "Đừng gắng sức nhiều thế, không cần đâu. Các ông muốn gì nào? Đơn giản cứ nói cho ta đi."
Họ nói, "Chúng tôi muốn bán ông ở chợ nô lệ."
Ông ấy nói, "Thế thì không cần phải ráng sức các ông nhiều thế - ta ghét gây rắc rối cho bất kì ai. Ta tới cùng các ông."
Và ông ấy đi cùng họ, đi trước họ. Họ đi theo sau ông ấy cứ dường như họ là tín đồ của ông ấy. Và khi họ tới chợ nơi người bị bán và mua, mọi người đều bị hấp dẫn tới con người đẹp đẽ này. Ông ấy đứng đó trên bục và nói to, "Nghe đây, tất cả các ông đều là nô lệ, những người đã tụ tập ở đây: người chủ đang bị bán! Có nô lệ nào quan tâm tới việc mua người chủ không?"
Cho nên đã có nhiều câu chuyện về Diogenes... Alexander dần dần, dần dần trở nên quan tâm tới mức ông ta tới gặp ông ấy. Chính mối quan tâm này chỉ ra rằng có cảm giác sâu sắc trong ông ấy về cái vô ích của nỗ lực riêng của ông ấy để chinh phục thế giới. Và thấy Diogenes ông ta lập tức cảm thấy bản thân mình là vô thực thể, trong khi Diogenes là con người chân thực. Dầu vậy ông ta vẫn cười điều đó.
Diogenes nói, "Thôi cười đi! Đừng cố lừa mình! Ông có thể thấy sự kiện là ông đang bỏ lỡ cuộc sống."
Và Alexander nói, "Vâng, thưa ông, ta có thể cảm thấy điều đó. Lần đầu tiên ta đã thấy một người thực sự sống. Ta có thể làm gì cho ông? Ta có đủ tiền, ta có thể làm bất kì cái gì. Ông cứ nói đi và điều đó sẽ được thực hiện."
Diogenes nói, "Ta không cần cái gì cả. Ông có thể có tất cả tiền bạc trên thế giới, nhưng ta không có ham muốn nào, cho nên mọi tiền bạc của ông đều tuyệt đối không liên quan. Nhưng một điều ông có thể làm được là đứng dẹp sang bên đi, bởi vì ông đang chắn mặt trời. Đó là mọi điều ta có thể đòi hỏi từ ông và ông sẽ quả là tốt nếu ông có thể đứng dẹp sang bên."
Ông ấy đã không hỏi xin cái gì. Alexander nói với ông ấy, "Nếu ta phải tới thế giới này lần khác, ta sẽ yêu cầu Thượng đế làm ta thành Diogenes thay vì Alexander Đại đế."
Diogenes nói, "Sao đợi tới kiếp sau? Ông có thể là Diogenes ngay bây giờ! Ông không thể thấy ra vấn đề sao?" ông ấy nói. "Chẳng cần gì để là Diogenes cả. Ông làm nhiều nỗ lực thế để chinh phục thế giới và cho dù ông thành công, ông sẽ thu được cái gì từ điều đó? Ông sẽ vẫn khổ như vậy, thực tế còn khổ hơn nhiều, bởi vì ngay bây giờ tâm trí ông bị bận bịu với ý tưởng này, với tham vọng chinh phục thế giới. Một khi ông đã chinh phục nó rồi ông sẽ lúng túng phải làm gì đây. Tốt hơn cả là dừng lại bây giờ!"
Alexander nói, "Ta có thể hiểu được - ông đúng - nhưng ta không thể dừng lại nửa chừng cuộc hành trình của ta được. Ta đã quyết định chinh phục thế giới."
Diogenes nói, "Thế thì cứ làm đi, đừng dừng lại - nhưng cái chết sẽ dừng ông lại giữa chừng đấy. Nó bao giờ cũng dừng mọi người ở giữa chừng, và thế rồi ông không thể làm được gì cả. Thế rồi ông sẽ nhớ tới ta. Và thắng lợi của ông sẽ không giúp cho ông chút nào đâu. Khi cái chết gõ cửa, nô lệ, người nghèo, vua lớn, người chinh phục thế giới, tất cả đều như nhau - họ tất cả đều bình đẳng trong con mắt của cái chết. Cái chết không thể gõ được cửa ta," Diogenes nói. "Nghe, và nhìn vào mắt ta đi. Ta đã chinh phục được cái chết. Đó là thắng lợi thực bởi vì ta đã đi tới biết bản thể thực của ta, cái là bất tử. Ta đã đi tới kinh nghiệm tâm thức của ta, cái đã có trước khi ta được sinh ra và cái sẽ còn đó sau khi ta mất đi. Ta là vĩnh hằng."
Và cái ngày Alexander chết đi ông ấy nhớ tới Diogenes - với nước mắt cay đắng, tất nhiên, bởi vì Diogenes đúng: cả đời ông ta đã là lãng phí cực kì. Ông ta đã đấu tranh và đấu tranh chẳng vì cái gì cả.
Bạn đã nghe câu tục ngữ này: Không cái gì thành công như thành công - điều đó tuyệt đối sai. Tôi gợi ý cho bạn câu tục ngữ khác: Không cái gì thất bại như thành công. Nhưng bởi vì rất ít người thành công, rất ít người đi tới biết điều đó. Những người thành công, họ bao giờ cũng đi tới biết sự bất lực hoàn toàn của thành công.
Phật nói: Con người không được sinh ra để là chủ.

Điều đầu tiên cần được hiểu là bạn là nô lệ của các lực vô ý thức. Đây là bắt đầu, bước đầu tiên hướng tới làm chủ; nhận ra cảnh nô lệ của mình. Thấy rằng bạn vô ý thức là bắt đầu của có ý thức. Nhưng bạn cứ đổ trách nhiệm lên người khác, bạn chưa bao giờ nhìn vào trong; với bất kì nguyên nhân nào bạn cũng chưa bao giờ nhìn vào trong.
Chánh án nhìn nghiêm khắc xuống bị cáo. "Anh thanh niên, chính rượu và một mình rượu chịu trách nhiệm cho trạng thái đáng tiếc hiện tại của anh."
"Tôi mừng được nghe ông nói điều đó, thưa ông chánh án," người này đáp với cái thở dài nhẹ nhõm. "Mọi người khác đều nói đó là lỗi của tôi."
Không ai muốn thừa nhận rằng mình chịu trách nhiệm cho trạng thái đáng tiếc mình đang lâm vào. Bạn bao giờ cũng cố tìm cái cớ nào đó. Bất kì cớ nào cũng có tác dụng; nếu bạn không thể tìm được cớ nào, bạn bao giờ cũng có thể bịa ra. Nhưng bạn chưa bao giờ cảm thấy trách nhiệm.
Bắt đầu của cuộc sống tôn giáo là: nhận trách nhiệm toàn bộ về phần mình. Dù bạn đang là bất kì cái gì, bạn chịu trách nhiệm và không ai khác. Và cuộc sống của bạn là đống lộn xộn.
Bạn có nghe nói về người Polack cố ném mình lên sàn không... và bị lỡ?
Cả đời bạn là thất bại - bất kì cái gì bạn làm, cho dù bạn ném mình lên sàn - lí do là ở chỗ bạn không có ý thức chút nào, không nhận biết chút nào. Bạn đang sống trong vô ý thức thế, bạn gần như cái máy.
Gurdjieff hay nói với đệ tử của mình, "Các ông chưa là người đâu, các ông là máy." Và mọi người thường cảm thấy rất bị xúc phạm; không ai thích ý tưởng rằng mình là máy. "Tôi mà là máy à? Tôi sao - máy sao? Người khác mới có thể làm máy chứ!" Nhưng Gurdjieff đang nói cái gì đó rất bản chất: con người là máy. Mọi người khác có thể thấy điều đó; mọi người khác có thể thấy điều đó về bạn - trừ bạn. Nhưng điều đó sẽ không có ích gì chừng nào bạn còn chưa thấy được nó.
Có ba lữ khách - một người Do Thái, một người Hindu và một người Italy - cần chỗ để trọ qua đêm. Họ gõ cửa nhà một nông dân. Người nông dân nói anh ta chỉ có một phòng cho hai người trong nhà, nhưng một người có thể ngủ ở chuồng ngựa. Người Do Thái nói anh ta sẽ ngủ trong chuồng ngựa.
Họ tất cả đều yên vị nghỉ qua đêm. Một chút ít sau đó có tiếng gõ cửa. Người nông dân trả lời; đó là người Do Thái. Ông ta xin lỗi, nhưng nói có lợn trong chuồng ngựa và vì lợn không phải là chính đáng nên ông ta không thể ngủ qua đêm ở cùng chỗ như chúng. Người Hindu nói ông ta sẽ ngủ trong chuồng ngựa vì lợn không làm ông ta bận tâm.
Người nông dân lại quay về giường. Chút ít sau đó có tiếng gõ cửa; đó là người Hindu. Ông ta xin lỗi và nói ông ra rất tiếc, nhưng có bò trong chuồng ngựa và bò là con vật linh thiêng nên sẽ là không phải để ông ấy ngủ cùng chỗ với chúng. Thế là người Italian đề nghị được ngủ trong chuồng ngựa vì ông ta không có vấn đề với bò hay lợn.
Lần nữa người nông dân lên giường, nhưng chút ít sau đó có tiếng gõ cửa. Người nông dân mệt mỏi trở dậy và đáp lại. Bò và lợn đứng đó!
Ngay cả bò cũng có thể thấy, ngay cả lợn cũng có thể cảm thấy rằng bạn là người Italy - nhưng bạn thì không! Bạn chưa bao giờ nhìn vào bản thân mình, bạn bao giờ cũng nhìn vào người khác. Bạn hội tụ vào người khác. Bạn hướng ngoại tới mức bạn không biết cách quay mắt mình vào trong. Và quay một trăm tám mươi độ là cần thiết. Chừng nào bạn còn chưa bắt đầu nhìn bản thân mình, không có khả năng nào làm chủ trong cuộc sống của bạn; bạn sẽ vẫn còn là nô lệ.
Khi bạn rơi vào tình yêu bạn nghĩ bạn là người chủ. Bạn, hay đấy chỉ là hiện tượng sinh học, hoá chất? Nếu đó là hiện tượng sinh học và hoá chất, bạn không là người chủ. Khi ai đó xúc phạm bạn và bạn trở nên giận dữ, bạn giận dữ hay bạn chỉ là nạn nhân của lực vô ý thức nào đó đang được thoát ra trong bạn? Khi bạn giận, phát rồ, bạn gần như tạm thời điên khùng; bạn có thể làm bất kì cái gì. Bạn có thể phá huỷ, bạn có thể giết người, bạn có thể tự tử. Và bất kì cái gì bạn làm, nếu bạn sống sót qua khoảnh khắc đó bạn sẽ ăn năn. Bạn sẽ nói, "Tôi không thể tin được làm sao điều đó đã xảy ra, làm sao tôi có thể làm điều như thế? Tôi đã làm nó mặc cho bản thân tôi!"
Cách diễn đạt đó là có ý nghĩa. Bất kì khi nào bạn nói, "Tôi đã làm nó mặc cho bản thân tôi," bạn đang thừa nhận, không biết về điều đó, sự nô lệ của mình: rằng mọi sự xảy ra trong bạn đang xảy ra không có bạn - bạn chỉ là nạn nhân.
Không ai được sinh ra là người chủ cả, nhưng mọi người đều được sinh ra với tiềm năng vô cùng để là người chủ. Mọi người đều có thể là người chủ, nhưng rất hãn hữu người đạt tới tiềm năng của họ. Rất hãn hữu mới có người đạt tới đỉnh tối đa của họ, tới cao trào của bản thể họ.
Các nhà tâm lí nói rằng người thường chỉ dùng bẩy tới mười phần trăm tiềm năng của mình trong cả đời mình; chín mươi phần trăm hay hơn vẫn còn không được sử dụng. Và điều này là về người thường. Các nhà tâm lí nói ngay cả người tài năng, người rất tài, cũng không dùng quá mười hai tới mười ba phần trăm. Và những người chúng ta gọi là thiên tài, họ không dùng quá mười lăm phần trăm tiềm năng của họ.
Nghĩ mà xem, nếu toàn thể nhân loại mà dùng một trăm phần trăm tiềm năng của mình - điều có khả năng chứ - sẽ không cần tưởng tượng ra thiên đường, chúng ta có thể làm ra nó ở đây. Chúng ta sẽ trong thiên đường nếu một trăm phần trăm tiềm năng được mọi người sử dụng. Nhưng nếu bạn không dùng nó, nó vẫn còn như một trọng lượng. Thay vì là sự giúp đỡ trong cuộc sống của bạn nó trở thành trọng lượng thế, như tảng đá treo quanh cổ bạn. Cái có thể trở thành con thuyền nay trở thành nguyên nhân cho việc chìm của bạn.
Tôn giáo về căn bản liên quan tới việc giúp bạn đem tiềm năng của bạn vào hành động, làm cho tiềm năng của bạn thành thực tại, để cho nó không chỉ có đó như hạt mầm mà còn trở thành bông hoa và hương thơm lớn lao được toả ra.
Đó là điều đã xảy ra cho Phật Gautama, đó là điều đã xảy ra cho Jesus Christ. Vài người này cũng giống như bạn thôi, cũng được làm từ cùng chất liệu. Không có gì đặc biệt về họ cả, họ không phải là người đặc biệt. Quên ý tưởng đó đi. Các tu sĩ đã từng thuyết giảng điều đó qua nhiều thời đại - rằng họ là đặc biệt, rằng Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế. Đó tất cả toàn là điều cực kì vô nghĩa. Bạn cũng là con của Thượng đế như Jesus vậy, không nhiều hơn không ít hơn - không khác biệt giữa bạn và Jesus. Khi có liên quan tới tiềm năng bạn tuyệt đối giống nhau. Nhưng Jesus đã hiện thực nó còn bạn thậm chí chưa chạm tới nói, nó đơn giản nằm đó. Nó là kho báu đã không được dùng, và bất kì cái gì không được dùng trong một thời gian dài đều chết, trở nên cũ rích. Nó mục nát ra, nó trở thành trọng lượng chết trên bạn, nó làm cho bạn nặng nề và ốm yếu.
Phật không có gì đặc biệt trong ông ấy. Tất nhiên, sư Phật giáo nói rằng ông ấy là đặc biệt. Tại sao các tu sĩ này cứ nói rằng Phật là đặc biệt, Mahavira là đặc biệt, Jesus là đặc biệt, Krishna là đặc biệt? Tại sao? - bởi lẽ đơn giản: điều đó giúp bảo vệ bản ngã của chúng ta. Họ là đặc biệt, chúng ta có thể làm được gì? Nếu họ trở nên chứng ngộ, họ nhất định trở nên chứng ngộ, họ tới với năng lực đặc biệt. Chúng ta là con người bình thường, họ là những hoá thân. Họ là con cháu trực tiếp của Thượng đế, chúng ta ở rất, rất xa xôi, họ hàng xa, và khoảng cách lớn tới mức không thể nào bắc cầu qua nó được. Họ tới trực tiếp từ bề trên; họ là sứ giả của Thượng đế, những cứu tinh, nhà tiên tri, tirthankaras - còn chúng ta là người thường.
Đây là cách bảo vệ bản ngã của chúng ta - cách rất logic, cách rất hợp lí.
Bạn có cho rằng bạn đang tỏ lòng kính trọng bằng việc nói rằng Jesus là con duy nhất của Thượng đế không? Bạn chả bày tỏ kính trọng gì cả, bạn đang rất tinh ranh; bạn đang cố bảo vệ bản thân mình. Bạn đang nói, "Ông ấy là đặc biệt còn chúng tôi là bình thường, cho nên chúng tôi phải cư xử theo cách bình thường. Bạn có thể cư xử như người đã chứng ngộ. Chúng tôi có thể làm cái gì về điều đó được? Chúng tôi làm theo cách này. Trách nhiệm là của Thượng đế, không phải của chúng tôi. Không phải số mệnh của chúng tôi phải là vị Phật hay phải là một Krishna hay phải là Lão Tử. Không phải định mệnh của chúng tôi là một Zarathustra. Họ đã được định mệnh còn chúng tôi không được định mệnh. Cho nên nếu cái gì đó xảy ra cho họ thì nó nhất định xảy ra, chẳng cái gì xảy ra cho chúng tôi bởi vì chẳng cái gì được định mệnh cho chúng tôi."
Đây là thủ đoạn, là phương lược. Phật muốn bạn được nhắc nhở rằng bạn được làm từ cùng chất liệu, cùng máu, cùng xương, cùng tuỷ, cùng tâm thức. Khác biệt duy nhất là ở chỗ bạn không làm việc trên bản thân mình, bạn không dùng cơ hội này, bạn không biến đổi bản thân mình. Và bạn cứ tìm cớ: "Làm sao tôi có thể làm được điều đó? Chúng tôi có nhiều con thế và vợ và chồng và cha mẹ. Và chúng tôi phải làm việc trong thế giới và chúng tôi phải kiếm tiền và kiếm sống." Bạn cứ tạo ra cớ.
Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là ở chỗ không ai trong các sannyasin của tôi được bỏ thế giới bình thường. Họ phải trở nên chứng ngộ trong thế giới bình thường để cho cớ này, cớ truyền thống này, có thể bị vứt bỏ mãi mãi.
Và có những người đã trở nên chứng ngộ sống các kiếp sống rất bình thường. Kabir là bố và là chồng, và ông ấy đã làm việc cả đời mình - ông ấy là thợ dệt - vậy mà ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã không từ bỏ thế giới này, ông ấy đã không trốn đi. Hay Raidas, ông ấy là thợ giầy. Ông ấy liên tục làm công việc của mình, ông ấy vẫn còn trong thế giới, và trở nên chứng ngộ.
Và đã có nhiều người, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên: các tu sĩ không nói gì mấy về những người này bởi vì những người này là nguy hiểm. Họ nói về từ bỏ của Phật, rằng ông ấy đã từ bỏ thế giới, đi vào trong rừng; họ nói về Mahavira người đã từ bỏ vương quốc của mình. Ngay chỗ đầu tiên bạn phải có vương quốc để từ bỏ. Vương quốc ở đâu? Và nếu bạn không có vương quốc, thế thì trong kiếp sống này ít nhất bạn cũng không thể trở nên chứng ngộ được. Cho dù bạn có vương quốc, thế thì bạn phải từ bỏ nó.
Jesus được trình bày theo cách gần như không thể nào quan niệm nổi về ông ấy là con người. Ông ấy được sinh ra từ người mẹ đồng trinh - bây giờ, vô nghĩa làm sao! Bạn không được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, cho nên ít nhất kiếp này bạn đã lỡ tầu. Kiếp sau chọn người mẹ đồng trinh đi, bởi vì mọi thứ bắt đầu từ đó! Ngay chỗ đầu tiên bạn đã chọn sai tầu... Nhưng có khó khăn: nếu bạn chọn người mẹ đồng trinh thì bạn là con hoang. Nếu Jesus chọn người mẹ đồng trinh ông ấy đơn giản là ngoại lệ - đó là ân huệ của Thượng đế.
Các tu sĩ đã từng cố gắng tạo ra khoảng cách giữa bạn và người chứng ngộ để cho bạn có thể cảm thấy thoải mái. Và nỗ lực của mọi chư phật không phải là để bạn cảm thấy thoải mái, mà là làm cho bạn bất ổn, làm cho bạn không được hài lòng về điều thiêng liêng, làm cho bạn nhận biết rằng bạn có khả năng của phúc lạc vô cùng và bạn đang bỏ lỡ nó, làm cho bạn tỉnh táo rằng đó là quyền tập ấn của bạn và vậy mà bạn đã không đòi nó.
Trích từ quyển Dhammapada Con đường của Phật - Chương 2

0 Đánh giá

Ads Belove Post