1001 Bí Mật Tâm Linh (0030) Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào (quy y), đó là nhận biết

1001 Bí Mật Tâm Linh (0030) Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào (quy y), đó là nhận biết

Price:

Read more



Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí huệ Bát Nhã...
Đây là phát biểu rất, rất có ý nghĩa. Phật nói: người ta phải không dựa vào bất kì cái gì. Bây giờ điều này là rất chống lại tôn giáo đối với phật tử bình thường, vì tôn giáo cho phật tử bình thường có ba qui y nền tảng: Buddham sharanam gachchhami, sangam sharanam gachchhami, dhammam sharanam gachchhami. Khi đệ tử tới với Phật, người đó cúi lạy trước Phật, buông xuôi theo Phật và nói, “Tôi qui y theo Phật” - buddham sharanam gachchhami.
“Tôi qui y theo cộng đồng của Phật” - sangam sharanam gachchhami: “Tôi qui y vào luật do Phật dạy” - dhammam sharanam gachchhami. Và Phật nói ở đây rằng người ta không nên dựa vào bất kì cái gì - không có qui y, không trú ẩn vào bất kì chỗ nào.
Tâm Kinh này đã được gọi là linh hồn của Phật giáo, và nhà thờ của Phật đã được gọi là thân thể. Ba điều qui y này là dành cho tâm trí rất bình thường đang đi tìm chỗ trú ẩn nào đó, chỗ chống đỡ nào đó, chỗ hỗ trợ nào đó. Những phát biểu này là dành cho linh hồn cao nhất - người đã tới bậc thứ sáu, và đang treo giữa bậc thứ sáu và thứ bẩy, chỉ một chút thúc đẩy...
Do đó, này Xá Lợi Tử...
Tương truyền rằng bài thuyết pháp đầu tiên của Phật, vẫn được gọi là bài Kinh Chuyển pháp (quay bánh xe tôn giáo), Dhamma Chakrapravatan Sutra - là bài thuyết pháp đầu tiên của ông ấy, tiến hành gần Varanasi - đã tạo ra cái gọi là tôn giáo thông thường, dành cho quần chúng bình thường. Trong bài thuyết pháp đó, ông ấy tuyên bố, “Tới và qui y vào Phật; tới và qui y vào luật mà Phật dạy; tới và qui y vào cộng đồng, vào tâm xã của Phật.”
Sau hai mươi năm, ông ấy tuyên bố hệ thống tôn giáo thứ hai này. Ông ấy mất hai mươi năm để đưa vài người tới khả năng cao nhất. Điều này được biết tới như buổi thuyết pháp thứ hai quan trọng nhất. Buổi thuyết giảng thứ nhất là tại Saranath, gần Varanasi, khi ông ấy bảo với mọi người, “Tới đây và qui y vào ta. Ta đã đạt tới! Tới và qui y vào ta. Ta đã tới nơi! Tới và chia sẻ ta. Ta đã tới đích! Tới và theo ta.” Đó là dành cho tâm trí bình thường; điều đó là tự nhiên. Phật không thể tuyên bố Tâm Kinh; quần chúng chắc đã không có khả năng hiểu nổi.
Thế rồi ông ấy đã làm việc trong hai mươi năm cùng đệ tử. Bây giờ Xá Lợi Tử đang tới rất gần. Vì sự gần gũi đó, ông ấy nói:
Do đó, này Xá Lợi Tử...
Bây giờ ta có thể nói điều đó cho ông. Ta có thể nói cho ông rằng dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ...
Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào, và đó là nhận biết, chăm chú. Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào, đó là cội nguồn nội tâm của riêng người ta, bản thể người ta. Mọi thứ khác đều phải bị bỏ, mọi thứ qui y.
Qua việc không dựa vào cái gì ngoài sự hoàn hảo của thiền, điều người ta phải làm là không dựa vào bất kì cái gì, thế gian hay cái khác, mà phải buông bỏ tất, để cho cái trống rỗng kết quả, được tự do chạy nhảy, không bị cản trở bởi bất kì thái độ ủng hộ hay phản đối nào, chấm dứt dựa vào bất kì cái gì, không tìm kiếm chỗ trú ẩn hay hỗ trợ ở đâu cả - đó là từ bỏ thực, buông bỏ thực.
Cái ngã tách biệt của chúng ta là thực tại giả tạo có thể duy trì bản thân nó chỉ bởi việc tìm hỗ trợ hay ủng hộ để nghiêng vào hay dựa vào. Trú ẩn vào tam bảo là hành động trung tâm của tôn giáo đối với phật tử - trú ẩn vào Phật, trú ẩn vào tăng đoàn, trú ẩn vào pháp. Ở đây Phật bác bỏ điều đó. Nó là không mâu thuẫn. Ông ấy đơn giản nói cái bạn có thể hiểu được. Trong khẳng định của tôi, bạn sẽ thấy cả nghìn lẻ một mâu thuẫn, vì chúng đã được tạo ra khi hướng tới những người khác nhau. Bạn càng trưởng thành hơn, tôi càng đưa ra những khẳng định khác - vì khẳng định của tôi là đáp ứng cho bạn. Tôi không nói với bức tường. Tôi đang nói với bạn, và tôi có thể cho chỉ cái mà bạn có thể nhận. Tâm thức bạn càng cao hơn, tâm thức bạn càng sâu hơn, những điều càng khác hơn sẽ được tôi nói ra.
Một cách tự nhiên, những phát biểu khác nhau này sẽ rất mâu thuẫn. Nếu người ta đi theo nhất quán logic, người ta sẽ không tìm thấy cái gì. Bạn không thể tìm ra bất kì nhất quán logic nào trong các phát biểu của Phật. Đó là lí do tại sao, ngày Phật chết, Phật giáo đã bị phân chia thành ba mươi sáu phái. Đích xác ngày ông ấy chết, và các đệ tử đã bị phân chia thành ba mươi sáu phái - điều gì đã xảy ra?
Vì ông ấy đã đưa ra nhiều phát biểu thế cho những người khác nhau - vì tâm thức và hiểu biết khác nhau của họ - tất cả họ bắt đầu cãi nhau và đánh nhau. Họ nói, “Điều này đã được Phật nói cho tôi!” Nghĩ mà xem: năm đệ tử đầu, ông ấy đã nói với họ, “Ta đã đạt tới - bây giờ tới ta đi và ta sẽ đưa các ông đến đó”... nếu những đệ tử đầu tiên này gặp Xá Lợi Tử và Xá Lợi Tử nói, “Điều đó được đạt tới qua một loại không thành đạt; người tuyên bố rằng mình đã thành đạt là sai, vì điều đó không thể được đạt tới” - những đệ tử đầu tiên này sẽ nói gì? Họ sẽ nói, “Ông đang nói gì vậy? Chúng tôi là những đệ tử lâu nhất, những người cao cấp nhất, và đây là phát biểu đầu tiên mà Phật đã nói cho chúng tôi: ‘Ta đã đạt tới!’ Thực ra chúng tôi chắc đã không bao giờ theo ông ấy nếu ông ấy không tuyên bố điều đó. Vì ông ấy đã tuyên bố điều đó, cho nên chúng tôi đã theo ông ấy. Động cơ chúng tôi thật rõ ràng: rằng ông ấy đã đạt tới, chúng tôi cũng muốn đạt tới; đó là lí do tại sao chúng tôi đã theo ông ấy. Và ông ấy đã nói với chúng tôi, ‘Ta là chỗ trú ẩn của các ông. Tới đây và qui y vào ta. Để ta là chỗ trú ẩn của các ông.’ Và ông đang nói về cái điều vô nghĩa gì vậy? Phật không thể nói điều này được. Ông phải đã hiểu lầm rồi. Cái gì đó đã đi sai, hay ông đã bịa ra nó?”
Bây giờ phát biểu này, Tâm Kinh này, đã được nêu ra trong chỗ riêng tư. Nó đã được nói cho Xá Lợi Tử, nó được đặc biệt phát biểu cho Xá Lợi Tử. Nó giống như bức thư. Xá Lợi Tử không thể tạo ra bất kì bằng chứng nào, vì thời ngày xưa ấy đã làm gì có máy ghi âm. Ông ấy có thể đơn giản nói, ông ấy có thể đưa ra lời thề: “Tôi không nói bất kì điều gì không thực. Phật đã nói cho tôi, ‘Chỉ dựa vào thiền của ông mà không vào cái gì khác.’”
Tâm trí dựa vào cái gì đó khác là cái ngã giả mạo, bản ngã. Bản ngã không thể tồn tại mà không có cái đỡ, nó muốn cái chống đỡ. Cái gì đó phải đỡ cho nó. Một khi mọi cái đỡ đã bị rút đi, bản ngã sập đổ xuống đất và biến mất. Nhưng chỉ khi bản ngã sập đổ xuống đất, tâm thức mới nảy sinh trong bạn, cái là vĩnh hằng, cái là vô thời gian, bất tử.
Ở đây, Phật nói: “Không có qui y, Xá Lợi Tử. Không có phương thuốc, Xá Lợi Tử. Không có gì và không có đâu mà đi. Ông đã ở đó rồi.”

0 Đánh giá

Ads Belove Post