1001 Bí Mật Tâm Linh (0009) Đừng quá hưởng thụ, đừng quá từ bỏ

1001 Bí Mật Tâm Linh (0009) Đừng quá hưởng thụ, đừng quá từ bỏ

Price:

Read more




Cuộc sống bình thường phải coi như là thiêng liêng, phải được tạo ra một cách thiêng liêng, thậm chí là tẩu thuốc. Bạn có thể hút theo cách rất sùng kính. Hoặc, bạn có thể cầu nguyện theo cách rất không sùng kính. Không phải vấn đề là bạn là gì… Bạn có thể vào ngôi đền, bạn có thể vào miếu thờ, nhưng bạn vẫn có thể cầu nguyện theo cách rất không sùng kính. Điều đó phụ thuộc vào bạn; điều đó phụ thuộc vào phẩm chất bạn mang vào sự cầu nguyện của bạn. Bạn có thể ăn, bạn có thể hút, và bạn có thể thực hiện mọi thứ nhỏ mọn khác, những thứ trần tục khác, với thái độ mà chúng trở thành sự cầu nguyện.

Vào một đêm, một người đàn ông xuất hiện. Anh ta cúi xuống và chạm vào chân tôi. Cái cách anh ta thực hiện là, tôi có thể nhìn thấy, rất không sùng kính. Anh ta là người Hindu Ấn Độ cho nên anh ta thực hiện điều đó vì nghĩa vụ, có vẻ như vậy. Hoặc anh ta thậm chí không ý thức về những gì anh ta đang thực hiện – anh ta phải được huấn luyện. Nhưng tôi có thể cảm thấy, tôi có thể nhìn thấy năng lượng của anh ta tuyệt đối không sùng kính. Và tôi đã tự hỏi tại sao anh ta lại đến. Anh ta muốn trở thành sannyasin. Tôi chưa bao giờ từ chối, nhưng tôi muốn từ chối anh ta. Tôi đã suy nghĩ trong chốc lát xem mình phải làm gì. Nếu tôi từ chối thì điều đó nhìn không được hay lắm – nhưng người đàn ông đó tuyệt đối sai lầm. Cuối cùng tôi nói, “Được thôi, tôi sẽ trao bạn sannyas” – bởi vì tôi không thể từ chối, tôi không thể nói không. Tôi nhận thấy từ đó rất khó sử dụng.

Cho nên tôi trao anh ta sannyas, và sau đó mọi thứ trở nên rõ ràng. Lập tức ngay sau sannyas, anh ta nói, “Tôi đã đến dưới chân thầy, bây giờ xin hãy giúp tôi. Tôi đã được bổ nhiệm” – anh ta đang trong quân đội – “Tôi đã được bổ nhiệm ở Palanpur. Bây giờ, Osho, với quyền năng tâm linh của thầy, hãy giúp tôi được chuyển tới Ranchi.” Quyền năng tâm linh của tôi phải được sử dụng để chuyển anh ta tới Ranchi. Bấy giờ kiểu khái niệm của anh ta về quyền năng tâm linh là gì vậy? Bấy giờ mọi thứ đã rõ ràng. Anh ta không quan tâm đến sannyas – việc nhận sannyas đó chỉ là sự hối lộ. Chắc anh ta phải nghĩ rằng, nếu anh ta yêu cầu di chuyển mà không có sannyas thì điều đó nhìn không hay lắm. Cho nên, đầu tiên hãy trở thành sannyasin và sau đó là yêu cầu.

Chỉ nghĩ trong những điều kiện như vậy cũng là không sùng đạo, là phi tâm linh rồi. Và con người đó nghĩ anh ta rất tâm linh. Anh ta nói anh ta là đệ tử của Paramahan Yogananda và cách anh ta nói điều đó là quá bản ngã, anh ta cảm thấy quá ổn, quá bề trên – “Tôi là đệ tử của Paramahan Yogananda; tôi là đệ tử. Tự tôi đã làm việc trong nhiều năm… và chính vì vậy tôi muốn tới Ranchi.” Ranchi là trung tâm của các đệ tử của Paramahan Yogananda.
Bấy giờ người đàn ông này là tuyệt đối vô tín ngưỡng. Toàn bộ sự tiếp cận của anh ta là vô tín ngưỡng, không tâm linh.

Vấn đề tôi muốn làm rõ với bạn là như thế này: Điều đó không phụ thuộc những gì bạn làm. Bạn có thể chạm chân tôi theo cách rất không sùng kính – thế thì điều đó là vô nghĩa; nhưng bạn có thể hút thuốc và bạn có thể thực hiện điều đó theo cách sùng kính, và sự cầu nguyện của bạn sẽ đạt tới Thượng đế.

Vô cùng khó khăn cho những người có những ý tưởng cứng nhắc về tôn giáo, về vấn đề tâm linh; vì vậy tôi muốn bạn trở nên linh động hơn, mềm dẻo hơn. Không nên có những khái niệm khô cứng. Hãy quan sát.

Với tẩu thuốc trong tay, vị giáo sĩ cũng tham gia cùng họ.
Bởi vì ông ta quá thân thiện nên họ hỏi ông ta, “Hãy nói cho chúng tôi, vị giáo sĩ quý mến, làm cách nào chúng tôi phục vụ Thượng đế?”

Đúng, chỉ trong tình bạn bè sâu sắc thì một cài gì đó mới được hỏi. Và chỉ trong tình bạn bè sâu sắc thì một cái gì đó mới được trả lời. Giữa bậc thầy và môn đệ có mối quan hệ bạn bè sâu sắc. Đó là vấn đề tình yêu. Môn đệ phải đợi đúng thời điểm, và  bậc thầy cũng phải đợi đúng thời điểm. Khi mối quan hệ bạn bè tuôn chảy, khi không còn rào cản nào, thế thì nhiều vấn đề có thể được trả lời. Hoặc thậm chí, đôi khi, không trả lời họ, họ cũng có thể được trả lời; thậm chí không sử dụng từ ngữ mà thông điệp vẫn có thể được trao.

Ông ngạc nhiên về câu hỏi, và trả lời, “Làm cách nào tôi biết được?”

Thực tế, đó là câu trả lời của tất cả những người biết. “Làm cách nào tôi biết được?”. “Làm cách nào phục vụ Thượng đế?”
Bạn đang hỏi câu hỏi quá vĩ đại, tôi không xứng đáng trả lời nó. Bậc thầy nó, "Làm cách nào tôi biết được?"
Không thể biết gì về tình yêu; không thể biết làm cách nào phục vụ Thượng đế - đó là điều rất khó khăn.

Nhưng sau đó ông kể cho họ nghe câu chuyện này...

Đầu tiên ông ta nói, "Làm cách nào tôi biết được?" Đầu tiên ông ta nói, kiến thức là không tác dụng gì đối với những vấn đề như vậy. Đầu tiên ông ta nói, ông ta không thể trao bất kì kiến thức nào về những vấn đề như vậy. Đầu tiên ông ta nói ông ta không thể làm cho bạn am tường hơn về những điều như vậy - không có cách nào. Nhưng liền đó ông kể cho họ câu chuyện của mình.

Câu chuyện hoàn toàn khác khi nói bằng những biệt ngữ của những lí thuyết. Câu chuyện sống động hơn, biểu lộ hơn. Nó không nói gì nhiều nhưng nó cho thấy nhiều. Tất cả những bậc thầy vĩ đại đều sử dụng những câu chuyện, những chuyện ngụ ngôn, những giai thoại. Lí do là nếu bạn nói một cái gì đó trực tiếp, nó làm hỏng ngay lập tức. Biểu cảm trực tiếp là quá thô thiển, cổ lỗ, xấu xí. Chuyện ngụ ngôn đề cập vấn đề theo cách gián tiếp. Nó làm cho nhiều vấn đề trở nên rất thi vị, ít logic, gần hơn với cuộc sống, ngược đời hơn. Bạn không thể sử dụng phép suy luận về Thượng đế, bạn không thể sử dụng bất kì lí lẽ nào, nhưng bạn có thể kể những câu chuyện.

Chủng tộc Do Thái là một trong những chủng tộc giàu có nhất trên Trái đất về những chuyện ngụ ngôn. Jesus là người Do Thái, và ông ấy đã kể một vài chuyện ngụ ngôn tuyệt đẹp nhất trong những chuyện đã từng được lưu hành. Người Do Thái đã học cách làm thế nào để kể những câu chuyện. Thực tế, người Do Thái không có nhiều triết lí, nhưng họ có những câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết học tuyệt hay. Những câu chuyện đó nói được nhiều: không nói, không gợi ý trực tiếp bất kì điều gì, chúng tạo ra bầu không khí. Trong bầu không khí đó một cái gì đó có thể được hiểu. Đó là toàn bộ phương tiện của chuyện ngụ ngôn.

Nhưng sau đó ông kể cho họ nghe câu chuyện này...

Đầu tiên, ông ta nói, "Làm cách nào tôi biết?" Đầu tiên ông ta từ chối bất kì khả năng kiến thức nào về việc biết điều đó. Nhà triết học nói, "Đúng, tôi biết" và nhà triết học đề nghị lí thuyết trong những tuyên bố rõ ràng, logic, toán học, đầy tranh cãi. Ông ta cố thuyết phục. Ông ta có thể không thuyết phục nhưng có thể ép bạn thành im lặng.

Chuyện ngụ ngôn chưa bao giờ cố thuyết phục bạn. Nó lấy đi sự không nhận biết của bạn, nó thuyết phục bạn, nó làm cho bạn thích thú sâu bên trong.

Thời điểm bậc thầy nói, "Làm cách nào tôi biết?" Ông ấy nói với họ, "Thư giãn, tôi sẽ không trao bất kì lí lẽ nào, bất kì lí thuyết nào cho điều đó. Và bạn không cần phải lo lắng! Tôi sẽ thuyết phục bạn về một cái gì đó. Chỉ vui thú về câu chuyện ngụ ngôn ngắn, một câu chuyện ngắn." Khi bạn bắt đầu nghe câu chuyện, bạn thư giãn; khi bạn bắt đầu nghe lí thuyết, bạn trở nên căng thẳng. Và bạn càng tạo ra căng thẳng thì bạn càng không thể có nhiều điều bổ ích. Đó là sự hủy diệt.

Nhưng sau đó ông ta kể cho họ câu chuyện này...
Có hai người bạn của nhà vua, và cả hai đều bị quy kết là đã phạm tội.
Vì yêu quý họ nên nhà vua muốn trao cho họ sự khoan dung, nhưng ngài không thể tha bổng họ bởi vì lời nói của vua cũng không thể thắng thế trước pháp luật.
Cho nên ngài đã đưa ra lời phán quyết: Sợi dây được căng ngang trên một cái hố sâu, và người này theo sau người kia, cả hai phải bước trên dây đó.
Bất kì ai tới bên kia thì người đó sẽ được ban cho sự sống.

Câu chuyện ngụ ngôn có bầu không khí, bầu không khí rất giản dị - cứ như ông bạn đang kể cho bạn khi bạn sắp ngủ. Đứa trẻ yêu cầu, "Hãy kể cho chúng con những câu chuyện." Câu chuyện giúp chúng nó thư giãn và vào giấc ngủ tốt hơn. Câu chuyện rất thư giãn và nó không tạo ra bất kì áp lực nào lên đầu óc; đúng hơn là, nó bắt đầu chơi với trái tim bạn. Khi bạn nghe câu chuyện, bạn không nghe bằng cái đầu - nếu bạn nghe bằng cái đầu thì bạn sẽ lỡ. Nếu bạn nghe bằng cái đầu thì bạn sẽ không có khả năng hiểu câu chuyện; câu chuyện phải được hiểu bằng trái tim. Chính vì vậy mà những chủng tộc và những quốc gia rất 'hung hăn' thì không thể hiểu những câu chuyện cười tuyệt hay. Ví dụ, nước Đức! Họ không thể hiểu. Họ là một trong những chủng tộc thông minh nhất trên thế giới, nhưng họ không có bất kì kho chuyện cười hay nào.

Một người đàn ông đang nói với người Đức - tôi vừa nghe lỏm được điều này ở ashram - người đàn ông nói với người Đức rằng, anh ta đã nghe câu chuyện cười Đức rất hay.
Người Đức nói, "Nhưng nên nhớ, tôi là người Đức."
Cho nên người đàn ông nói, "Không sao, thế thì tôi sẽ kể rất chậm."

Điều đó là rất khó khăn. Nước Đức là quốc gia của những giáo sư, những nhà logic - Kant, Hegel, và Feuerbach - và họ đã luôn nghĩ bằng cái đầu, họ đã tạo ra những nhà khoa học, nhà logic, nhà triết lí vĩ đại, nhưng họ đã lỡ một cái gì đó.

Ở Ấn Độ, chúng ta không có nhiều chuyện cười; quá nghèo nàn về tinh thần. Đặc biệt bạn không thể tìm ra một câu chuyện cười Hindu nào, không! Tất cả những chuyện cười được kể ở Ấn Độ đều vay mượn từ phương Tây. Không chuyện cười Ấ Độ nào tồn tại. Tôi chưa tình cờ gặp bất kì chuyện nào. Bạn có thể tin tôi bởi vì tôi đã tình cờ biết tất cả những chuyện cười trên thế giới! Không có chuyện cười Hindu như vậy tồn tại. Mà họ lại chính là những người rất trí tuệ. Họ đã thêu dệt và xe tơ những lí thuyết; từ Veda cho tới Sarvapalli Radhakrishnan, họ chỉ thêu dệt và xe tơ những lí thuyết và những lí thuyết, và họ đã hướng sâu vào nó đến mức họ đã quên làm cách nào kể câu chuyện hay, hoặc làm cách nào tạo ra câu chuyện cười.

Vị giáo sĩ Do Thái bắt đầu kể câu chuyện này - các môn đệ chắc phải thư giãn lắm, chắc phải trở nên thư giãn và chăm chú. Đó là vẻ đẹp của câu chuyện: Khi câu chuyện được kể thì bạn chăm chú và không còn căng thẳng. Bạn có thể thư giãn và bạn chăm chú. Sự chăm chú thụ động nảy sinh khi bạn nghe câu chuyện. Khi bạn nghe lí thuyết, bạn trở nên rất căng thẳng, bởi vì nếu bạn lỡ một từ thì bạn không có khả năng hiểu nó. Bạn trở nên tập trung hơn. Khi bạn nghe câu chuyện, bạn trở nên thiền định hơn - không có gì nhiều bị lỡ. Thậm chí nếu bị lỡ một vài từ chỗ này, chỗ kia thì không có gì bị mất, bởi vì nếu bạn chỉ có cảm giác về câu chuyện thì bạn sẽ hiểu nó, nó không phụ thuộc nhiều vào câu chữ.

Những môn đệ chắc phải thư giãn lắm khi bậc thầy kể câu chuyện này.

Cho nên ngài đã đưa ra lời phán quyết: Sợi dây được căng ngang trên một cái hố sâu, và người này theo sau người kia, cả hai phải bước trên dây đó.
Bất kì ai tới phía bên kia thì người đó sẽ được ban cho sự sống.

Bấy giờ đoạn văn này rất dồi dào ý tứ.

Bất kì ai tới phía bên kia thì người đó sẽ được ban cho sự sống.

Jesus nói nhiều lần với môn đệ của mình, "Đến với ta nếu bạn muốn sống trong sự giàu có. Nếu bạn muốn sống trong giàu có thì hãy đến với ta." Nhưng sống trong giàu có chỉ xảy ra với những người vượt lên trên sinh và tử, những người vượt lên trên lưỡng cực, tới bến bờ bên kia. Bờ bên kia, phía bên kia chỉ là biểu tượng của sự siêu việt. Nhưng đó là sự gợi ý. Không có gì được nói cụ thể, chỉ có gợi ý được đưa ra.
Và sau đó câu chuyện tiếp tục.

Điều đó được thực hiện theo lệnh của nhà vua, và người đầu tiên đã qua được bờ bên kia an toàn.

Bây giờ có hai loại người.
Loại thứ nhất là sang bên kia một cách an toàn. Thông thường, chúng ta muố tìm hiểu xem làm cách nào đi trên dây. Dây căng ngang qua hố sâu - đó là điều nguy hiểm. Bình thường chúng ta muốn biết những phương pháp, những mẹo làm cách nào đi qua. Chúng ta muốn biết làm cách nào? Kĩ thuật - phải có kĩ thuật. Trong nhiều thế kỉ, nhiều người đã bước trên dây.

Nhưng người đầu tiên đã bước đi mà không có sự tìm hiểu nào, thậm chí không đợi người khác. Đây là xu hướng tự nhiên: Để cho người khác đi trước. Ít nhất bạn sẽ có khả năng theo dõi và quan sát, và điều đó sẽ rất hữu ích với bạn. Không, đầu tiên, đơn giản là bước đi. Anh ta chắc phải là người có sự tự tin mãnh liệt; anh ta chắc phải là con người tuyệt đối quả quyết. Anh ta chắc phải là con người đã học được một điều trong cuộc đời: Chỉ có một con đường duy nhất để học là phải sống, phải trải nghiệm. Không còn con đường nào khác.

Bạn không thể học cách đi qua dây bằng cách quan sát người đi qua dây - không, không bao giờ. Bởi vì vấn đề không giống như kĩ thuật mà bạn có thể quan sát từ bên ngoài; đó là sự cân bằng nào đó bên trong mà chỉ người đi trên dây biết. Điều đó không thể chuyển giao. Anh ta không thể nói cho bạn về điều đó: nó không thể diễn đạt được thành lời. Không người đi trên dây nào có thể nói với bất kì ai, làm cách nào họ có thể thực hiện.

Bạn đi xe đạp. Liệu bạn có thể nói với bất kì ai làm cách nào bạn đi được? Bạn biết tính cân bằng: đó là một dạng đi trên dây, nhưng bằng hai bánh trên một con đường. Bạn đi nhanh, bạn đi một cách rất tự tin. Nếu một ai đó hỏi về bí mật thì bạn có thể hình thành công thức, giống như H2O không? Liệu bạn có thể biến nó thành câu châm ngôn không? Bạn không nói, "Đây là nguyên lí, tôi tuân theo nguyên lí này," bạn sẽ nói, "Cách duy nhất với bạn là đến và ngồi lên xe đạp và tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Bạn buộc phải ngã vài lần, sau đó bạn sẽ biết, cách duy nhất để biết là biết." Cách duy nhất để biết bơi là bơi - cùng mọi nguy hiểm liên quan đến nó.

Đầu tiên con người phải hiểu sâu sắc trong cuộc đời mình - rằng cuộc đời không giống như sách khoa. Bạn không thể được dạy về điều đó, bạn phải trải nghiệm nó. Và anh ta hẳn là người phải có nhận biết tuyệt vời. Anh ta không do dự; anh ta chỉ đơn giản là bước đi, cứ như là anh ta luôn bước trên dây. Anh ta chưa bao giờ bước trước đó; đó là lần đầu tiên.
Nhưng đối với người nhận biết thì mọi thứ đều là lần đầu tiên, và người nhận biết có thể thực hiện mọi điều - thậm chí khi người đó thực hiện những điều đó lần đầu tiên - thực hiện một cách hoàn hảo. Hiệu quả của anh ta không xuất phát từ quá khứ của anh ta, hiệu quả của anh ta xuất phát từ hiện tại của anh ta. Hãy ghi nhớ điều này. Bạn có thể thực hiện nhiều điều theo hai cách. Bạn có thể làm một cái gì đó bởi vì bạn đã thực hiện nó trước đó - cho nên bạn biết làm cách nào thực hiện, bạn không cần hiện tại, bạn có thể thực hiện theo cách máy móc. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện trước đó thì bạn sẽ thực hiện điều đó lần đầu tiên, bạn phải cảnh giác cao độ, bởi vì bây giờ bạn không có bất kì kinh nghiệm quá khứ nào. Cho nên bạn không thể tin cậy vào trí nhớ, bạn phải tin cậy vào nhận biết.

Có hai nguồn chức năng: Bạn hoạt động bởi trí nhớ, bởi kiến thức, bởi quá khứ, bởi bộ não; hoặc bạn hoạt động bởi nhận biết, bởi hiện tại, bởi không tâm trí.

Người đầu tiên chắc phải là người không-tâm-trí, người đó biết mình có thể tỉnh táo và liên nhìn xem điều gì diễn ra. Và bất kì điều diễn ra thì cũng đều tốt. Một sự can đảm tuyệt vời.

... người đầu tiên đã qua được bờ bên kia an toàn.
Người kia vẫn đứng ở vị trí cũ và than vãn với người đã qua, "Hãy nói cho tôi, bạn của tôi, làm cách nào bạn có thể đi qua được?"

Người thứ hai là tâm trí đám đông, tâm trí tập thể. Người thứ hai muốn biết làm cách nào người đầu tiên có thể bước qua. Có phương pháp nào không? Có kĩ thuật nào để học không? Anh ta đang chờ người khác nói.

"Hãy nói cho tôi, bạn của tôi, làm cách nào bạn có thể đi qua được?"

Người đó chắc phải là người tin vào kiến thức. Người đó chắc phải là người tin vào kinh nghiệm của người khác.

Nhiều người đến với tôi. Họ nói, "Osho, hãy nói cho chúng tôi. Điều gì đã xảy ra với thầy?" Nhưng bạn sẽ làm gì về điều đó? Phật đã nói điều đó, Mahavira đã nói điều đó, Jesus đã nói điều đó - bạn đã làm gì về điều đó? Trừ khi nó xuất hiện với bạn, nó vẫn là điều phù phiếm. Tôi có thể kể cho bạn nghe thêm một câu chuyện, sau đó bạn có thể tham gia câu chuyện đó bằng việc ghi vào bộ nhớ của bạn, nhưng điều đó sẽ không ích gì.

Chờ đợi kiến thức người khác là chờ đợi trong hảo huyền, bởi vì thứ có thể được trao bởi người khác không có giá trị gì, và bất kì thứ gì giá trị thì không thể được trao và không thể được chuyển nhượng.

Người đầu tiên gọi lại, "Tôi không biết bất kì điều gì về vấn đề này..."

Mặc dù anh ta đã đi qua nhưng anh ta vẫn nói, "Tôi không biết bất kì điều gì về vấn đề này..."  Bởi vì, thực tế, cuộc sống chưa bao giờ trở thành kiến thức vô bổ; nó vẫn giữ nguyên là trải nghiệm không ngừng, chưa bao giờ là kiến thức vô bổ. Bạn không thể nói điều đó thành lời, không thể khái niệm hóa, không thể biến thành lí thuyết rõ ràng.

"Tôi không biết bất kì điều gì về vấn đề này, chỉ đơn giản là, bất kì khi nào tôi cảm thấy mình muốn đổ về hướng này thì tôi lại nghiêng về hướng ngược lại."

Điều này chỉ có thể nói: Có hai cực đỉnh, trái và phải, và bất kì khi nào tôi cảm thấy rằng, nếu tôi hướng quá nhiều về phía bên trái và sự cân bằng bị mất thì tôi lại nghiêng về phía bên phải, tôi lại đạt được sự cân bằng. Sau đó tôi hướng quá nhiều về bên phải và tôi cảm thấy mất đi sự cân bằng. Thế thì tôi lại phải nghiêng về phía trái."

Cho nên ông ta nói hai điều. Thứ nhất, "Tôi không thể hình thành nó như là kiến thức. Tôi chỉ có thể chỉ ra. Tôi không biết chính xác điều gì đã xảy ra, nhưng tôi có thể trao điều này nhiều như là sự gợi ý cho bạn. Và điều đó là không nhiều. Thực tế, bạn không cần có nó. Tự bạn sẽ tình cờ trải nghiệm. Nhưng có thể nói nhiều về điều này."

Phật đã được hỏi nhiều lần, "Điều gì đã xảy ra với thầy?" Và hẳn người luôn nói, "Điều đó không thể nói, nhưng tôi có thể nói nhiều về điều này cho bạn - tôi có thể nói điều đó xảy ra trong những hoàn cảnh như thế nào. Đó có thể là một sự trợ giúp nào đó cho bạn. Tôi không thể nói về sự thật tối thượng, nhưng tôi có thể nói làm cách nào, trên con đường nào, bằng phương pháp gì, tôi đang ở trong trạng thái như thế nào khi điều đó xuất hiện, khi ân huệ hạ xuống tôi, khi sự tạ ơn đến với tôi."

Người đàn ông nói.
"... bất kì khi nào tôi cảm thấy mình muốn đổ về hướng này thì tôi lại nghiêng về hướng ngược lại."

Đó là tất cả. Với điều đó không có gì nhiều. Đó là cách làm thế nào tôi cân bằng, làm thế nào tôi vẫn giữ ở trung gian. Và ở trung tâm là ân huệ.

Vị giáo sĩ Do Thái đang nói môn đệ của mình, "Bạn hỏi làm cách nào chúng ta nên phục vụ Thượng đế?" Ông ta hướng dẫn bởi câu chuyện ngụ ngôn này: Giữ nguyên ở trung gian.

Đừng quá hưởng thụ và cũng đừng quá buông bỏ. Đừng chỉ trong thế giới và cũng đừng bỏ khỏi nó. Liên tục giữ trạng thái cân bằng. Nếu bạn cảm thấy, khi bạn ngập quá sâu vào hưởng thụ thì hãy nghiêng về buông bỏ; và khi bạn cảm thấy, bây giờ bạn sẽ trở nên buông bỏ, khổ hạnh thì hãy nghiêng về hưởng thụ. Hãy giữ trạng thái trung gian.

Ở Ấn Độ, trên những con lộ, bạn sẽ nhìn thấy những bảng chỉ dẫn 'Đi về bên trái' - Ở Mỹ, bạn sẽ nhìn thấy 'Đi về bên phải'. Trên thế giới có hai loại người: Một số đi bên trái, một số đi bên phải. Loại thứ ba là tháp rất nhọn của tâm thức. Và có luật 'Giữ ở trung gian'. Đừng thử điều đó trên đường, nhưng cuộc sống thì hãy giữ ở trung gian: Đừng bao giờ bên phải, đừng bao giờ bên trái. Chỉ ở trung gian.

Và ở trung gian sẽ có cái thoáng qua về cân bằng. Không có điểm cụ thể - bạn có thể hiểu, bạn có thể cảm nhận điều đó - có điểm cụ thể khi bạn không nghiêng tới cực đỉnh, bạn chính xác là ở trung gian. Trong khoảnh khắc tích tắc đó, bỗng nhiên có ân huệ, mọi thứ đều trong tĩnh lặng.

Đó là cách làm thế nào con người có thể phục vụ Thượng đế. Giữ nguyên cân bằng, và điều đó sẽ trở thành sự phục vụ Thượng đế; giữ trong cân bằng, và Thượng đế sẽ sẵn sàng cho bạn, và bạn cũng sẵn sàng với Thượng đế.

Cuộc sống không phải là công nghệ, thậm chí không phảikhoa học; cuộc sống là nghệ thuật - hoặc hay hơn khi gọi nó là linh cảm. Bạn phải cảm nhận nó. Nó giống sự cân bằng trên dây.
Vị giáo sĩ Do Thái đã chọn câu chuyện ngụ ngôn đẹp. Ông ấy không bao giờ nói về Thượng đế; ông ấy không bao giờ nói về phục vụ cả; thực sự, ông ấy chưa bao giờ trả lời câu hỏi một cách trực tiếp. Chính môn đệ phải quên câu hỏi  - đó là vẻ đẹp của chuyện ngụ ngôn. Nó không chia tâm trí bạn thành câu hỏi và câu trả lời, nó đơn giản là trao bạn linh cảm về những vấn đề nó là vậy.

Cuộc sống không có bí quyết về chuyện đó. Nên nhớ, cuộc sống không phải là Mỹ, không phải là công nghệ. Đầu óc Mỹ, hoặc trở nên xác định hơn, đầu óc hiện đại, có xu hướng phát minh ra nhiều kĩ thuật công nghệ từ mọi thứ. Thậm chí khi có thiền thì đầu óc hiện đại ngay lập tức có xu hướng tạo ra kĩ thuật công nghệ từ nó. Sau đó chúng ta tạo ra những máy móc, và con người sẽ biến mất, chúng ta đang lỡ mọi mối quan hệ với cuộc sống.

Nên nhớ, có những điều không thể được dạy mà chỉ có thể chộp lấy. Tôi ở đây, bạn có thể quan sát tôi, bạn có thể nhìn vào tôi, bạn sẽ nhìn thấy sự cân bằng, bạn sẽ nhìn thấy sự tĩnh lặng. Nó gần như là hữu hình, bạn có thể chạm nó, bạn có thể nghe nó, bạn có thể nhìn nó. Nó ở đây. Tôi không thể nói nó là gì, tôi không thể trao bạn những kĩ thuật đặc biệt để có thể đạt được nó. Nhiều nhất thì tôi có thể nói cho bạn một vài câu chuyện ngụ ngôn, một vài câu chuyện. Chúng sẽ là những gợi ý. Những người hiểu sẽ cho phép những gợi ý đó biến vào trái tim họ như những hạt mầm. Trong thời gian của họ, trong những mùa phù hợp, chúng sẽ đâm chồi và bạn sẽ hiểu tôi, chỉ vào ngày đó bạn cũng trải nghiệm điều giống như tôi đang trải nghiệm. Tôi đã sang tới bờ bên kia, còn bạn thì đang hét lên ở bờ bên này, "Hãy nói cho tôi, bạn thân mến, làm cách nào bạn sang được tới đó?" Tôi chỉ có thể nói với bạn một điều,
"Tôi không biết bất kì điều gì về vấn đề này, chỉ đơn giản là, bất kì khi nào tôi cảm thấy mình muốn đổ về hướng này thì tôi lại nghiêng về hướng ngược lại."

Hãy giữ ở trung gian. Bạn hãy liên tục cảnh giác, tỉnh táo để không mất sự cân bằng, và thế thì mọi thứ sẽ tự quan tâm.

Nếu bạn có thể giữ ở trung gian thì bạn vẫn luôn sẵn sàng với Thượng đế, với ân huệ của ngài. Nếu bạn có thể giữ nguyên ở trung gian thì bạn có thể trở thành Hasid; bạn có thể trở thành người đón nhận ân huệ. Thượng đế là ân huệ. Bạn không thể làm bất kì điều gì để tìm ngài., bạn chỉ có thể làm một điều: Không đứng trên con đường của ngài. Bất kì khi nào bạn hướng đến cực đỉnh thì bạn cũng trở nên quá căng thẳng đến mức, chính sự căng thẳng làm cho bạn quá cứng nhắc. Bất kì khi nào bạn ở trung gian thì căng thẳng cũng biến  mất, bạn trở nên mềm mại, linh động. Và bạn không còn ở trên con đường nữa. Khi bạn ở trung gian thì bạn không còn ở trên con đường của Thượng đế nữa - hoặc hãy để tôi nói với bạn theo cách này: Khi bạn ở trung gian thì bạn không còn là bạn nữa. Chính xác là, ở trung gian thì điều huyền diệu xuất hiện - rằng bạn không là ai, bạn không là gì.

Đây là chìa khóa bí mật. Nó có thể mở ổ khóa của điều huyền bí, của tồn tại cho bạn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post