1001 Bí Mật Tâm Linh (0061) Tội nhân sẽ biến mất chỉ khi thánh nhân cũng biến mất

1001 Bí Mật Tâm Linh (0061) Tội nhân sẽ biến mất chỉ khi thánh nhân cũng biến mất

Price:

Read more




Mọi người đều cảm thấy rằng thế giới sẽ là chỗ tốt hơn nếu không có người xấu, rằng thế giới không có điều ác sẽ là chỗ tốt hơn. Nhưng có cái gì đó mà rất rõ ràng và cũng rất logic - là người tốt chỉ có thể tồn tại nếu có người xấu, và có thể có đức hạnh chỉ nếu có tội lỗi. Nếu như không có bệnh tật, sẽ không có khả năng nào cho mạnh khoẻ tồn tại, và nếu không có chết, sinh sẽ là không thể được.
Nếu bạn hiểu qui luật của cuộc sống, có cân bằng thường xuyên giữa các nhị nguyên. Bạn sẽ muốn cắt bỏ một trong hai, nhưng bạn không nhận biết rằng nó sẽ phá huỷ ngay toàn thể cân bằng của cuộc sống.
Mới đây, tôi đã làm một khảo cứu về IQ, chỉ số thông minh. Thông minh của từng người đều có một con số. Thông minh có thể được đo, và chỉ số thông minh của bạn có thể được tìm ra. Tôi sửng sốt thấy rằng nếu thông minh của một trăm người được đo, một trong số họ sẽ là cái được gọi là thiên tài, và một người sẽ là cái được gọi là kẻ ngốc, chính là cực đối lập của thiên tài - chỉ một. Bạn sẽ không tìm thấy hai thiên tài trong một nhóm một trăm người, và nếu bạn có tìm được hai thiên tài thế thì cũng sẽ có hai kẻ siêu ngốc trong nhóm đó. Sẽ có một thiên tài ứng với một siêu ngốc, sẽ không có hai siêu ngốc đâu. Nếu thông minh của tất cả mọi người trên thế giới mà được đo, chắc chắn sẽ có cân bằng trong nó. Điều rất đáng ngạc nhiên là với từng thiên tài, đều có một siêu ngốc. Nếu có mười người với thiên tài ngoại lệ, trên mức thiên tài, thế thì sẽ có mười siêu ngốc ngoại lệ, bên dưới siêu ngốc. Đây là tỉ lệ: nếu năm mươi người ở phía bên này, thế thì năm mươi người sẽ ở phía bên kia. Tỉ lệ này không bao giờ thay đổi.
Điều này nghĩa là thông minh nở hoa trong thế giới này chỉ xảy ra bên cạnh không thông minh, và theo tỉ lệ tương đương. Thông minh không thể nở hoa khác được. Bất kì khi nào một thiên tài tới thế giới này, người đó đem theo một kẻ siêu ngốc cùng mình và bất kì khi nào một kẻ siêu ngốc tới thế giới này, cơ hội cho thiên tài tới mở ra. Do đó, bạn không thể thực sự phân tách người thông minh ra khỏi người ngốc. Họ giống như hai đĩa của cùng một cái cân: nếu bạn bỏ phía bên này đi, thì phía bên kia cũng phải bỏ đi. Cho nên người thông minh phải biết ơn người ngốc, bởi vì không có họ thì người thông minh không thể tồn tại được.
Hoặc hôm nay hoặc ngày mai, nhân loại sẽ phát hiện ra rằng mọi khía cạnh của cuộc sống đều được cân bằng theo cùng cách. Nếu một Rama được sinh ra ở đây, ông ấy không tới mà không có một Ravana đâu; một Ravana phải tới ngay lập tức để làm cân bằng cái cân. Tâm trí không muốn có Ravana, nhưng sẽ không có Rama chừng nào không có Ravana.
Cuộc sống là cân bằng. Thiện và ác chỉ là hai bên cùng một chiếc cân. Do đó, vấn đề thực không phải là liệu cái ác có phải biến mất đi hay liệu có phải có nhiều cái thiện hơn không: vấn đề thực là xem sợi chỉ bên trong nối thiện và ác. Thế thì thiện không chỉ là thiện và ác không chỉ là ác. Thế thì bạn biết rằng cả hai là cái không tránh khỏi trong cuộc sống. Nó cũng giống như khi bạn xây cổng vòm, bạn phải thu xếp gạch của vòm theo các hướng đối lập, đối lẫn nhau: trên nền của những viên gạch đối lập này toàn thể biệt thự có thể được dựng lên. Nếu ai đó có ý tưởng không đặt gạch cái nọ ngược cái kia và để chúng tất cả đều theo cùng một hướng, thế thì biệt thự không thể được xây dựng nên, bởi vì nó sẽ sụp đổ ngay lập tức. Những viên gạch đối lập kia làm cân bằng nhau, và khi toàn thể trọng lượng của chúng được cân bằng thì sức mạnh mênh mông, năng lượng mênh mông được tạo nên.
Tất cả mọi năng lượng đều được tạo nên qua biện chứng, qua sự căng thẳng giữa các đối lập, và nó cũng vận hành qua biện chứng. Do đó, ngày mà Rama có thể tồn tại mà không có Ravana sẽ không bao giờ tới. Không có lí do cho bạn bị rối loạn bởi sự kiện này. Nếu bạn có thể hiểu đúng nó, thế thì Ravana không phải tất cả đều ác: Rama và Ravana là hai mặt của cùng một trò chơi. Nếu một trong họ mà không có, trò chơi này sẽ đơn giản chấm dứt. Liên tục thử dựng vở Ramaleela, trò chơi về cuộc đời của Rama, mà không có vai của Ravana trong nó mà xem và bạn sẽ biết điều tôi ngụ ý. Thực tế, gọi nó là Ramaleela cũng không đúng: nó là Rama-Ravanaleela. Nếu bạn hiểu điều đó đúng, họ là những viên gạch đối lập trong cái vòm nâng đỡ cho toàn thể trò chơi. Bạn bị gắn bó với Rama, cho nên bạn đã đặt tên cho trò chơi này là Ramaleela, nhưng nếu bạn nhìn vào mọi sự một cách rõ ràng, không có gắn bó gì, bạn sẽ gọi trò chơi này là Rama-Ravanaleela.
Chỉ có một cái Một, và đó là cái Một này đã phân chia bản thân nó thành hai và đã tạo ra năng lượng động qua nhị nguyên. Tất cả mọi viên gạch đều như nhau, nhưng khi chúng được đặt đối lập lẫn nhau thì chúng tạo ra cái vòm. Toàn thể biệt thự có thể được tạo ra trên cái vòm này. Gạch là như nhau: Rama và Ravana không được tạo nên từ hai loại gạch. Họ được tạo nên từ cùng một loại gạch nhưng ở đối lập lẫn nhau.

Thánh nhân của bạn bao giờ cũng cố làm cho tội nhân biến mất khỏi thế giới, và họ không nhận biết rằng thánh nhân tồn tại chỉ bởi vì tội nhân. Họ liên tục cố mãi, nhưng tội nhân không biến mất - họ không thể biến mất được. Tội nhân sẽ biến mất chỉ khi thánh nhân cũng biến mất, không trước đó. Thế giới sẽ rất chán và vô nghĩa nếu cả thánh nhân và tội nhân đều không tồn tại cùng nhau. Họ cả hai tồn tại trong thế giới bởi vì thế giới này là trò chơi, và để trò chơi diễn ra thì nhị nguyên phải tiếp tục.
Nếu bạn có thể hiểu rằng nhị nguyên này là trò chơi, và nếu bạn có thể kinh nghiệm cái một ẩn đằng sau nhị nguyên này, thế thì với bạn, trò chơi chấm dứt. Và nếu trò chơi này đi tới chấm dứt cho bạn, bạn đã siêu việt lên trên thế giới này. Nhưng chừng nào bạn còn ưa thích một bên của trò chơi này, bạn sẽ tiếp tục thuộc vào thế giới. Nếu bạn chọn Rama chống lại Ravana hay Ravana chống lại Rama, bạn sẽ tiếp tục thuộc vào thế giới. Bạn vẫn chưa hiểu sự cân bằng tối thượng của cuộc sống mà trong đó không có chọn lựa chút nào giữa Rama và Ravana. Bạn phải thấy rõ ràng rằng đây chỉ là trò chơi. Nhị nguyên này là trò chơi của thế giới này. Bạn phải thấy tính một ẩn đằng sau nhị nguyên này.
Bạn đã bao giờ thấy ai đó chơi bài với chính mình chưa? Mọi người đều làm điều này - họ chia bài cho hai bên và thế rồi họ bắt đầu chơi cho cả hai bên. Thế giới này là cùng trò chơi được điều thiêng liêng chơi: điều thiêng liêng là cả hai phe của trò chơi. Nó tạo ra nước đi từ cả hai phía, không có “người khác” trong nó. Nhưng đây là sáng suốt của trí huệ Ấn Độ, và sáng suốt này đã không xảy ra ở bất kì đâu khác bên ngoài Ấn Độ. Mọi nơi khác, nhị nguyên rõ ràng đã được lấy làm điều tối thượng; tính một giữa hai điều đã không được thấy.
Ki tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đã chấp nhận rằng Thượng đế và Quỉ là hai thực thể tự trị, rằng không có mối nối nào ở đâu cả, không tiếp xúc giữa hai thực thể này. Cũng ở Ấn Độ, mặc dầu người Jaina đã không tách biệt Thượng đế và Quỉ, họ đã phân chia thế giới và trạng thái của giải thoát thành các trạng thái đối lập. Do đó, người Jaina là người nhị nguyên: họ tin rằng hai tồn tại - thế giới và điều thiêng liêng, thế giới và trạng thái của giải thoát tối thượng. Theo nghĩa này, người Jaina, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo và người Do Thái tất cả đều nhất trí đồng ý rằng thế giới được chia thành hai thực thể, rằng nó không phải là cái một.
Tư duy của người Hindu nói rằng thế giới được phân chia thành hai, nhưng cái bị phân chia là cái một. Tư duy của người Hindu nói rằng nếu thế giới mà thực sự được chia thành hai, thế thì sẽ không bao giờ có khả năng nào cho an bình cả. Nếu hai mà là tuyệt đối, thế thì đấu tranh sẽ không bao giờ chấm dứt; nó bao giờ cũng có đó. Khi thì Thượng đế thắng, khi thì Quỉ thắng; khi thì thiện thắng, khi thì ác thắng - nhưng làm sao điều đó sẽ đi tới chấm dứt được? Bởi vì quỉ là năng lượng độc lập theo quyền riêng của nó, nó không thể bị phá huỷ; nó chỉ có thể thắng hay thua. Và thiện cũng là năng lượng độc lập theo quyền riêng của nó. Thiện cũng không thể thắng chung cuộc được, bởi vì năng lượng ác không thể bị tiêu diệt. Ác cũng là năng lượng; cả hai đều là năng lượng và cả hai đều vĩnh hằng. Thượng đế và Quỉ cả hai đều vĩnh hằng, thế giới và trạng thái giải thoát cả hai đều vĩnh hằng - cho nên làm sao có thể có chấm dứt nào cho tình huống này được?
Nếu con người bị vướng vào thế giới và bằng cách nào đó, với sự tranh đấu và nỗ lực lớn lao, người đó xoay xở để thoát ra khỏi nó, thế thì cái gì đảm bảo rằng ngày mai người đó sẽ không rơi lại vào điều đó lần nữa? Đây đích xác là điều đã có lần xảy ra, và nó có thể xảy ra lần nữa. Thế giới sẽ vẫn ở đây, nó không chỉ biến mất, và nó có thể làm người đó vướng mắc lần nữa. Nếu nó có thể làm điều này một lần, sao nó không thể làm cùng điều đó lần nữa được? Cho nên cuộc đấu tranh này sẽ là vĩnh viễn. Không chỉ hai năng lượng, mà bản thân cuộc đấu tranh cũng sẽ trở thành vĩnh viễn, và không có kết thúc cho nó.
Do đó, tư duy Hindu nói một điều rất hay: cuộc đấu tranh này là trò chơi, leela; nó không vĩnh hằng. Cuộc đấu tranh này chỉ là bề ngoài, nhưng nó không phải là một phần của chiều sâu. Cuộc đấu tranh này chỉ là trò giải trí thôi. Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ, và đặc biệt trong tư duy Hindu, người ta nói rằng thế giời là trò chơi; rằng không có lí do gì để tin rằng nó là thực. Và nếu nó là trò chơi, thế thì nó cũng có thể đi tới hết. Nó là trò chơi, và nó là một và cùng thực tại trong chiều sâu của cả hai phe. Khoảnh khắc bạn kinh nghiệm điều này, trò chơi kết thúc. Cho dù nó không biến mất, khi mà bạn nhận ra rằng nó chỉ là trò chơi, bạn sẽ tự do với nó.
Đây là lí do tại sao tư duy Hindu đã nói về hai kiểu người được giải thoát. Một kiểu họ gọi là jeevanmukta, được giải thoát trong cuộc sống. Một jeevanmukta là ai đó đang thực hành trong trò chơi, nhưng biết rằng đó là trò chơi. Kiểu kia họ gọi là mukta, người được giải thoát, người biết nó là trò chơi và đã bước ra khỏi trò chơi.
Tôi là ở hai phía - cả hai phía đều thuộc về tôi. Kinh nghiệm này dẫn tới những kết luận sâu lắng. Nó có nghĩa là mọi thất bại là của tôi, mọi thắng lợi là của tôi. Nó nghĩa là tôi chưa bao giờ thất bại hay thắng lợi cả bởi vì tôi là diễn viên duy nhất. Nó nghĩa là bất kì phân tách nào giữa thế giới và trạng thái giải thoát đều bị phá huỷ. Nó nghĩa là giải thoát có thể xảy ra trong khi sống trong thế giới, là không còn mâu thuẫn nào ở đâu cả, không có lí do nào để xem thế giới như kẻ thù của bạn. Thế rồi, theo nghĩa sâu sắc nhất, thế giới là trò chơi của một thực tại duy nhất. Thế thì không có nhu cầu tạo ra nhị nguyên và trở nên đầy căng thẳng bởi vì nó.
Nhớ lấy, bằng việc phân chia thế giới thành hai, chúng ta cũng phân chia con người thành hai. Thế thì thân thể con người và linh hồn con người trở thành đối kháng nhau; giác quan của con người và tâm thức con người trở thành đối kháng nhau. Đối kháng này cũng sẽ tạo ra căng thẳng bên trong, và sẽ không có cách nào để làm biến mất căng thẳng này. Người chất đầy với căng thẳng này sẽ hoặc bắt đầu phá huỷ giác quan của mình hoặc người đó sẽ bắt đầu phá huỷ linh hồn mình, nhưng theo cả hai cách người đó đều sẽ khổ.
Sáng suốt của tư duy Ấn Độ là ở chỗ căng thẳng được tạo ra chỉ khi chúng ta phân chia cái Một thành hai - và thế thì lo âu được sinh ra. Đừng phân chia thành hai, bởi vì ẩn đằng sau cái hai là cái Một.
Cho nên cái một có thể được nhận ra trong tất cả các chiều hướng của cuộc sống.
Trích từ quyển 'Chuyến bay của một mình tới một mình'

0 Đánh giá

Ads Belove Post