Chương 8. Hoàn thành phật tính ngay nơi bạn hiện hữu

Chương 8. Hoàn thành phật tính ngay nơi bạn hiện hữu

Price:

Read more

Quay vào trong - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 8. Hoàn thành phật tính ngay nơi bạn hiện hữu


Thưa thầy kính yêu,
Daikaku nói:
Tông phái này là giáo huấn tinh tế và sâu xa vượt trội; một khi ông đã nghe nó, nó trở thành nguyên cớ tuyệt vời cho chứng ngộ trong mọi thời đại.
Cổ nhân nói, "Những người nghe điều này, cho dù họ không tin, đều có phúc lành lớn hơn người hay thần; những người học, cho dù không đạt tới, chung cuộc đạt tới phật tính."
Một sư hỏi Daikaku: "Tôi phải làm sao để cho tâm trí nghỉ ngơi; tôi phải dùng tâm trí của tôi thế nào?"
Daikaku nói: Vô trí không gắn với hình tướng; việc tách bạch với hình tướng là đặc tính của thực tại. Trong bốn phương thức tiến hành – bước, đứng, ngồi và nằm – ngồi được coi là ổn định và yên tĩnh. Điều này ngụ ý ngồi thẳng và suy tư thực tại.
Ngồi thẳng nghĩa là ngồi bắt chéo chân như chư phật vẫn làm. Suy tư thực tại nghĩa là toạ thiền. Hình thành biểu tượng về hấp thu trong vũ trụ, thân và tâm bất động, mắt nửa nhắm nửa mở, quan sát qua chỏm mũi, ông sẽ thấy mọi thứ hợp thành giống như mơ, ảo vọng, bong bóng, cái bóng. Đừng bị mắc vào trong việc nghĩ về chúng.
Khi mắt mở và ông có thể thấy từ một khoảng cách, tâm trí ông có thể bị sao lãng bởi việc có nhiều đối thể; vậy mà nếu ông nhắm mắt lại, ông rơi vào trong trạng thái bóng tối và quên lãng, và tâm trí ông không rõ ràng. Khi mắt ông nửa nhắm nửa mở, ý nghĩ của ông không chạy đua; tâm và thân là một như vậy.
Khi ông xem xét rõ ràng, khổ của sinh và tử không thể đến được. Điều này được gọi là hoàn thành phật tính ngay tại nơi ông hiện hữu, là nghĩa của năng lực lớn và vận hành lớn.
Maneesha, Thiền về nền tảng là phương cách để khám phá bản thân bạn. Và đã từng có nhiều cách để tìm ra bản thân bạn; bạn có thể tiếp cận từ phương bắc, bạn có thể tiếp cận từ phương nam. Có hàng nghìn cánh cửa, hay có lẽ không có cánh cửa nào. Vấn đề là làm sao chuyển đổi năng lượng nhìn của bạn xa khỏi gắn bó bên ngoài và hướng tới thế giới bên trong. Không có đối thể bên trong, chỉ có người quan sát, im lặng hoàn toàn.
Vì trong nhiều thế kỉ và trong nhiều, nhiều việc sinh, chúng ta bị gắn với các đối thể ở thế giới bên ngoài, sự việc trở thành khó đi vào không gian nơi không có gì để nắm giữ, không cái gì để tập trung vào. Người ta cảm thấy sợ. Chính đất ngay dưới chân bạn biến mất; bạn chỉ đang treo trong không gian thuần khiết.
Nỗi sợ này đã ngăn cản mọi người ngay cả trong việc nghĩ về thiền. Để né tránh nó họ tham gia vào mọi thứ, chỉ để có vẻ bận rộn. Nếu họ ngồi im lặng, ham muốn thám hiểm cái bên trong tự động nảy sinh. Bạn đang mang một thế giới lớn và bạn thậm chí đã không gõ lên cửa của nó.
Một sáng chủ nhật, khi giám mục đi vào nhà thờ ở New York, ông ấy rất phân vân, choáng: đứng đó là một người có vẻ giống Jesus Christ. Và về căn bản, điều này là không thể được. Anh ta dường như là một kẻ hippie. Jesus sống cuộc sống của kẻ hippie – nhưng làm sao quyết định được?
Ông ấy hỏi người này, "Anh làm gì ở đây?"
Người này nói, "Ông hỏi ta à? Ta đáng phải hỏi ông đang làm gì ở đây. Ta là Jesus Christ!"
Ông giám mục bắt đầu run. Ông ấy nói, "Lạy Chúa, tôi không bao giờ nghĩ cuộc chạm trán này lại xảy ra."
Bây giờ, làm sao quyết định được liệu người này là kẻ hippie hay là Jesus Christ thực? Anh ta có vẻ giống như Jesus Christ. Ông ấy lập tức gọi điện về Rome, và hỏi giáo hoàng, "Đây là tình huống – tôi bị mắc kẹt. Không có ai ở đây cả, mọi người của giáo đoàn vẫn còn chưa tới, trời vẫn còn sáng sớm, và anh thanh niên này có vẻ giống Jesus, nhưng cũng có vẻ giống hippie, nói rằng anh ta là Jesus Christ, Chúa mà tất cả chúng ta tôn thờ. Tôi phải làm gì?"
Giờ giáo hoàng bắt đầu gãi đầu. Bản thân ông ta chưa bao giờ ở trong tình thế khó khăn như vậy - "Ông giám mục đáng thương!" Ông ta nói, "Làm điều này: tỏ vẻ bận rộn. Ai biết được? Cứ có vẻ bận rộn đi, và báo cảnh sát rằng kẻ hippie đang giả vờ là Jesus Christ; để cho họ quyết định."
Để né tránh cái gì đó, cách đơn giản nhất là bị bận rộn với cái gì đó khác.
Toàn thể vấn đề cho ai đó muốn đi vào trong thiền là biết mọi thủ đoạn mà tâm trí có thể chơi đùa để ngăn cản bạn.
Daikaku đang thảo luận về phương cách thiền theo cách rất thực chứng và đặc biệt chi tiết.
Tông phái này là giáo huấn tinh tế và sâu xa vượt trội; một khi ông đã nghe nó, nó trở thành nguyên cớ tuyệt vời cho chứng ngộ trong mọi thời đại.
Điều kiện duy nhất là, một khi ông đã nghe nó. Nghe mới khó làm sao! Tâm trí chúng ta bị dính líu thế: không còn chỗ nào bỏ lại để nghe bất kì cái gì khác hơn những thứ bình thường, tầm thường, không cần thiết của cuộc sống. Chúng ta đầy những rác rưởi tới mức không còn chỗ nào cho kim cương.
một khi ông đã nghe nó...
Có hai điểm cần được nhớ: tính mở của bạn để nghe, và ai là người mà bạn đang nghe, liệu người đó là thiền nhân hay chỉ là học giả. Nếu bạn nghe học giả, cho dù bạn mở, học giả không thể giúp được bạn theo bất kì cách nào để đi vào trong bản thân bạn, mặc dầu ông ấy có thể lặp lại những lời đúng, cũng giống như bất kì người chứng ngộ nào.
Nhưng lời lấy mầu sắc khác, âm thanh khác, bài ca khác, sự sống động khác khi chúng tới từ môi của người đã thức tỉnh. Khi chúng tới từ tâm thức có tính thiền sâu, chúng mang quanh chúng hương thơm nào đó – nó là vô hình – điều còn quan trọng hơn nghĩa từ điển của lời.
Việc nghe có thể cực kì quan trọng nếu người nghe mở và điều được nghe không có tính lặp lại, như vẹt – như học giả, như giáo sĩ, như bác học.
Nếu một người nói điều đích thân người đó biết, không trích dẫn kinh sách, nếu người đó trích dẫn bản thân người đó trong tình huống này nơi người nghe sẵn sàng để trút ra, thế thì phép màu xảy ra. Cái gì đó vô hình được gieo vào trong tâm của người nghe.
một khi ông đã nghe nó, nó trở thành nguyên cớ tuyệt vời cho chứng ngộ trong mọi thời đại
Cổ nhân nói, "Những người nghe điều này, cho dù họ không tin, đều có phúc lành lớn hơn người hay thần.”
Một phát biểu rất kì lạ, nhưng rất hay và đúng... Không thành vấn đề liệu bạn tin hay không. Những người yêu cầu bạn tin vào điều họ nói đều là những người bịa đặt nô lệ. Điều tôi đang nói với bạn – chẳng thành vấn đề bạn tin nó hay không, điều thành vấn đề là liệu tâm bạn nghe nó hay không. Nếu nó là chân lí, chỉ việc nghe là đủ, việc tin không được cần tới. Việc tin được cần tới chỉ khi nó không phải là chân lí, mà chỉ là trích dẫn từ kinh sách, từ chư phật khác. Khi nó không tới từ cội nguồn tâm riêng của bạn, nó không có sự tươi tắn của làn gió thoảng qua rặng thông, nó không có sự tươi tắn của hoa hồng trong mưa, nó không có sự sống động của đứa trẻ nhỏ mới sinh. Nó nhạt nhẽo, nó chết, và lời chết là rất nguy hiểm. Nó giống như xác chết – nó có vẻ đích xác giống như người sống, chỉ có nó không thở. Không có khác biệt khác.
Những người đã học chiến lược dừng hơi thở của họ trong thời gian lâu – và có nhiều kĩ thuật cho nó – họ có thể chơi trò chơi này...
Tôi đã kể cho bạn về một Thiền sư đã nói với đệ tử của ông ấy, "Hôm nay ta sẽ chết. Đừng ngăn cản ta, thế là đủ rồi! Ta đã ở cùng các ông, ta đã cố gắng hết sức và giờ thời gian đã tới, ta phải ra đi. Nhưng ta không muốn đi theo cách không nguyên bản. Tìm cách nguyên bản nào đó để cho ta chết."
Đệ tử của ông ấy nhìn nhau, "Cách chết nguyên bản sao? Mọi người đơn giản chết!"
Đã có im lặng. Cuối cùng, một người nói, "Cứ nằm trên giường và chết thôi."
Thầy nói, "Điều đó quá thông thường, quá bình thường." Gần chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người chết theo cách đó. Giường là chỗ nguy hiểm nhất trên thế giới.
Ông ấy nói, "Khi có liên quan tới ta, khoảnh khắc ánh sáng tắt đi ta nhảy ra khỏi giường. Ta nằm xuống trên sàn, điều đó an toàn hơn. Ngủ ở chỗ mà chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người đã chết, ngủ ở chỗ đó sao? – ta tự hỏi làm sao mọi người có thể xoay xở ngủ được. Đừng yêu cầu ta điều không nguyên bản thế. Cứ gợi ý cách nào đó tuyệt đối mới."
Một người nói, "Tôi đã nghe nói về vị phật chết khi ngồi trong tư thế hoa sen."
Nhưng ai đó khác nói, "Điều đó không mới. Vài người đã chết theo cùng cách này rồi. Nó là duy nhất, nhưng không nguyên bản, không cực nguyên bản."
Người khác gợi ý, "Tôi đã xem trong toàn thể lịch sử Thiền, và chỉ có một sư chết đứng."
Thầy già nói, "Trời, điều đó có nghĩa là ta thậm chí không thể chết đứng được. Ai đó đã làm điều đó rồi; nó sẽ là việc lặp lại. Nghe tất cả các ông ta tự hỏi liệu các ông đã bao giờ nghe nói người nào chết đứng trên đầu mình không?"
Tất cả họ nhìn nhau và nói, "Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kì ai chết đứng trên đầu mình."
Thầy nói, "Điều đó là nguyên bản hoàn hảo, vậy ta sẽ làm điều đó. Trông đây!"
Ông ấy đứng trên đầu và chết.
Bây giờ, một người, chết, vẫn đứng trên đầu mình... ngay cả còn sống đứng trên đầu bạn cũng là khó. Các đệ tử rất bối rối: "Làm gì bây giờ? Điều đó đáng ngờ... liệu thầy chết thực hay giả vờ."
Họ cố nghe tim thầy – không tiếng động. Họ cố nghe việc thở của thầy – không có dấu hiệu. Nhưng nghi lễ nào đó phải được thực hiện trước khi thầy lớn được đưa lên dàn hoả thiêu, và họ sợ rằng có thể có sai lầm, rằng họ có thể đưa thầy còn sống lên dàn hoả thiêu. Dàn hoả thiêu đã sẵn sàng trên sân thiền viện. Ai đó nói, "Chị thầy cũng là một thầy lớn; bà ấy ở ngay trong tu viện các ni gần đây. Và bà ấy già hơn thầy – thầy chín mươi và bà ấu chín ba. Nếu bất kì ai có thể làm được cái gì, đó là người đúng."
Ai đó chạy đi và gọi bà chị thầy. Bà ấy tới, nói, "Ông ấy tinh quái thế. Từ chính lúc bắt đầu ông ấy đã từng làm những điều tinh quái, nhưng giờ ông ấy phải chết như quân tử chứ. Ông ấy đang làm trò hề về chết đây."
Bà ấy tới và đánh ông ấy, và ông ấy ngã nhào. Và ông ấy bắt đầu cười.
Bà ấy nói, "Ông cư xử cho biết điều vào! Chết là một dịp quan trọng. Cứ lên giường và chết một cách im lặng đi. Ta đi đâu. Ta sẽ không quay lại nếu ai đó tới gọi ta; ta có việc khác phải làm." Ở phương Đông, khi chị lớn tuổi hơn nói cái gì đó, khi người già hơn nói cái gì đó, người ta phải tuân theo.
Thầy già vừa cười vừa đưa thân thể mình lên giường và nói với các đệ tử, "Thôi được, ta nhắm mắt đây. Đem ta ra dàn hoả thiêu."
Họ nói, "Giờ chúng tôi thậm chí nghi ngờ liệu thầy có chết trên giường nữa không."
Ông ấy nói, "Tin ta đi, lần này ta thực sự sẽ chết."
Nhưng họ chờ đợi. Họ để thời gian, chỉ để làm cớ - rằng họ đang chuẩn bị dàn hoả thiêu cho đám tang, và quan sát thầy để xem liệu thầy có cho dấu hiệu nào không. Và thầy có cho dấu hiệu – thầy mở một mắt và chỉ nhìn vào điều đang xảy ra, và nói, "Nhanh lên, ta chết đây," và thầy nhắm mắt lại. Cuối cùng, họ phải đem thầy ra dàn hoả thiêu mà không biết đích xác liệu thầy đã chết hay không.
Cổ nhân nói, "Những người nghe điều này, cho dù họ không tin, đều có phúc lành lớn hơn người hay thần.”
Phúc lành là trong việc nghe, không phải trong niềm tin. Niềm tin là chất độc thuần; đừng bao giờ tin vào một điều nào. Thực nghiệm, sống nó một cách hoàn toàn để cho bạn có thể nói theo thẩm quyền riêng của bạn rằng nó là đúng. Đừng bao giờ nói, "Tôi tin vào nó," vì đó là phát biểu của người dốt nát. Tốt hơn cả là nói, "Tôi không biết." Ít nhất điều đó chỉ ra sự chân thực của bạn; ít nhất điều đó chỉ ra rằng bạn không là kẻ đạo đức giả; ít nhất điều đó chỉ sự hồn nhiên của bạn.
Nhưng trên khắp thế giới bạn sẽ thấy mọi người nói về mọi thứ mà họ chẳng biết gì. Mọi người đang nói về Thượng đế, và không có một trường hợp nào, như một sự kiện, về Thượng đế đương đầu với bất kì người nào. Họ nói về con của Thượng đế. Giờ gần nửa thế giới là người Ki tô giáo: họ tin rằng Jesus là con trai duy nhất của Thượng đế. Không có dấu hiệu về Thượng đế ở bất kì đâu.
Đầu tiên, Thượng đế phải được chứng minh, thế rồi điều phải được chứng minh là ngài có vợ, thế rồi điều phải được chứng minh là họ không đi theo việc kiểm soát sinh đẻ... Có nhiều điều thực tế thế cần được quyết định trước hết!
Không có Thượng đế. Dầu vậy, hàng triệu người tin rằng Jesus là con trai của Thượng đế. Toàn thể nhân loại đã tin vào đủ mọi thứ, và điều đó đã giữ thông minh của bạn ở mức rất thấp. Ngay cả những người rất thông minh của bạn về trung bình chỉ dùng mười lăm phần trăm thông minh của họ. Tám mươi nhăm phần trăm thông minh của họ là phí hoài cực kì.
Bạn sẽ hài lòng mà biết rằng Đại học Oregon đã làm cuộc điều tra về tâm xã: người tâm xã có bao nhiêu thông minh và người Oregon trung bình có bao nhiêu thông minh. Họ rất ngạc nhiên, choáng.
Họ đã không công bố cuộc điều tra mãi tới sau khi tôi đã ra đi và bị trục xuất khỏi Mĩ. Nhưng bây giờ cuộc điều tra này được công bố và nó nói rằng người Oregon trung bình chỉ có bẩy phần trăm thông minh, còn thành viên tâm xã trung bình có mười bốn phần trăm thông minh – gấp đôi thông minh của bất kì người Oregon nào.
Và nghiên cứu này được tiến hành bởi những người Oregon. Bạn có thể nghĩ rằng những người có bẩy phần trăm thông minh không thể phán xét được về những người có mười bốn phần trăm thông minh. Họ phải đã cố mang thông minh của họ lên cao nhất có thể được. Hiểu biết của tôi là ở chỗ nó không thể nhiều hơn bốn phần trăm; bẩy phần trăm là giả. Và người tâm xã phải có quãng hai mươi; chúng đã bị giảm xuống mười bốn.
Nhưng dầu vậy, điều hiển nhiên thế là thông minh thấp hơn phá huỷ thông minh cao hơn.
Đá rất chống lại hoa.
Niềm tin là của người dốt nát, người mà bản thân họ không muốn thám hiểm chân lí. Nhưng con người của chân thực không bao giờ tin vào bất kì cái gì – bất kì Thượng đế nào, bất kì kinh sách nào, bất kì tôn giáo nào. Người đó tìm kiếm.
Daikaku đang cho bạn phương pháp thám hiểm thế giới bên trong của ông ấy.
Những người học, cho dù không đạt tới, chung cuộc đạt tới phật tính."
Những người nghe thấy lời sống lập tức đạt tới chính bản thể của họ. Nhưng những người học lời chết, cho dù không đạt tới, nhưng với ham muốn, khao khát, hạt mầm này bằng cách nào đó được trồng ngay cả qua học tập. Có thể mất thời gian lâu hơn, có lẽ nhiều kiếp, để đạt tới, nhưng ngay cả những người học mà không đạt tới chung cuộc vẫn tới phật tính.
Đóng góp lớn nhất của Thiền là ở chỗ nó nâng chân giá trị của mọi người tới đỉnh cao nhất. Mọi người đều là phật. Bạn có thể đạt tới nó, bạn có thể không đạt tới nó; đó là quyết định của bạn. Nhưng vị phật sẽ đợi ngay đằng sau bạn, sâu bên trong bạn, và nó sẽ đợi từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng. Bất kì ngày nào, bất kì khoảnh khắc nào, bạn có thể mở mắt ra và thấy nó. Bạn có thể đi vào và nói, "Chào!"
Một sư hỏi Daikaku: "Tôi phải làm sao để cho tâm trí nghỉ ngơi; tôi phải dùng tâm trí của tôi thế nào?"
Daikaku nói: Vô trí không gắn với hình tướng; việc tách bạch với hình tướng là đặc tính của thực tại.
Tâm trí không là gì ngoài nhiều mảnh gắn vào, nhiều ý nghĩ, nhiều sự đồng nhất, và vô trí cắt đi tất cả những cái này và làm ra không gian im lặng trong bạn. Qua vô trí bạn đi tới biết đặc tính của thực tại. Tâm trí giữ bạn mơ, tưởng tượng, quán tưởng. Nó không bao giờ cho phép bạn thấy thực tại như nó vậy. Bạn gần như bao giờ cũng áp đặt ý tưởng của bạn lên thực tại. Và tâm trí bạn có đủ năng lực: nếu bạn cho nó sức mạnh nó có thể tạo ra ngay cả những thứ không thực, dường như chúng là thực.
Nơi tôi đã sống, trong làng, bên cạnh nhà tôi có một phố nhỏ, rất hẹp chẳng đi đâu cả ngoại trừ đi tới nhà một tu sĩ brahmin, cũng là một thầy giáo. Ở giữa phố, ngay bên cạnh nhà tôi, có một cây sầu đông khổng lồ.
Cây sầu đông này được y học Ấn Độ coi là có hiệu quả thanh lọc không khí, bầu khí quyển. Lá của nó được coi là chữa cho nhiều bệnh, và hễ gió thoảng qua nó là lại được thanh tịnh hơn. Mọi nhà cổ thường có cây sầu đông quanh nhà. Nhưng chỉ có một nguy hiểm: ma sống trên cây sầu đông.
Và đây là một cây rất cổ đại. Khi chúng tôi mua ngôi nhà đó, vấn đề duy nhất là ở chỗ nó đã được rao bán trong nhiều ngày mà không ai sẵn sàng mua nó vì cây sầu đông cổ này. Và dấu hiệu về ma là rõ ràng.
Ở Ấn Độ, nếu ai đó bị đau ốm hay bị ma ám, người đó được mang tới cây sầu đông. Mật chú nào đó, nghi lễ Veda nào đó được thực hiện, và một cái đinh lớn được đóng vào cây này với ý tưởng rằng ma bây giờ được gắn vào cây này và ma không thể rời khỏi cây được. Và trên cây này có nhiều đinh lớn thế - ai sẽ mua nhà này?
Tôi bảo bố tôi, "Bố đừng lo, bố cứ mua nó đi. Khi có liên quan tới ma, con sẽ xử lí chúng."
Bố tôi nói, "Con nói gì? Nó là cây cổ đại và mọi người đều ngăn cản: 'Đừng mua nó. Thậm chí nó có được cho không cũng đừng lấy.'"
Nhưng chúng tôi có nhu cầu về nhà ở. Chung cuộc tôi đã thuyết phục được bố tôi, "Bố đừng lo. Chúng ta sẽ chặt cây sầu đông đi, và khi chúng ta chặt cây sầu đông và ném nó xuống sông, tất cả ma sẽ đi cùng cây này. Chúng bị đóng đinh rồi, chúng không được tự do."
Ông ấy nói, "Điều đó đúng, chúng đã bị đóng đinh."
Vì điều đó, cây sầu đông đã là niềm vui thế cho tôi. Tu sĩ brahmin, người cũng là thầy giáo ở trường trung học, cũng là thầy giáo của tôi. Ông ấy nói rất nhiều về bạo dạn và thế này thế nọ. Và trong đêm khi ông ấy về nhà, vì ông ấy thường dạy kèm riêng, ông ấy sẽ chạy, nói, "Hare Krishna, Hare Rama! Hare Krishna, Hare Rama!" Và ông ấy sẽ chạy, vì đó là ngõ cụt – nhà ông ấy.
Một hôm tôi hỏi ông ấy, "Thầy là người bạo dạn thế. Em không thấy thầy làm 'Hare Rama, Hare Krishna' này ở bất kì đâu ngoại trừ gần cây sầu đông."
Ông ấy nói, "Cây sầu đông đó là nguy hiểm."
Một trong những học sinh bạn tôi thường đi tới nhà ông ấy buổi tối để học, và cậu ta rất sợ. Thầy giáo của cậu ta, bố cậu ta cũng sợ - nhưng đó là lối tắt; bằng không họ phải đi gần một dặm đường thì họ mới về tới đó – cho nên cậu ta thường mang theo đèn.
Tôi bảo cậu ta, "Bạn ngu thế. Trong bóng tối bạn có thể trốn được, nhưng nếu bạn mang đèn, bạn đang khai bản thân bạn ra. Ma không thể nhìn thấy được trong bóng tối, nhưng trong ánh sáng của đèn..."
Cậu ta nói, "Bạn dường như đúng." Cậu ta đi hỏi thầy giáo.
Thầy giáo nói, "Không, đừng lo. Nhưng bạn kia cũng có lí. Nếu em thấy ma nào đó trong bóng tối, em có thể chạy thoát, theo cách này cách nọ. Nhưng nếu em có đèn, ma sẽ đi thẳng tới em."
Nhưng nó nói, "Không có đèn em không thể đi vào phố này được."
Thế là thầy giáo nói, "Đừng lo nghĩ."
Cậu bé nói, "Thầy đang hỏi về bị lo nghĩ sao? – Em sợ thế em không thể về nhà bây giờ được." Tôi đã làm cho cậu ta sợ với bao nhiêu là chuyện về ma của cây sầu đông – rằng chúng nhảy lên mọi người, rằng đó không phải là một con ma mà gần như là một toán ma, cả một bầy ma – tới mức cậu ta yêu cầu thầy giáo, "Xin thầy đi cùng em, ít nhất tới đường cái."
Thầy nói, "Thầy có thể làm điều đó một ngày, nhưng không mọi ngày."
Tôi ngồi trên cây với một cái thùng cũ trước để đựng dầu. Thầy giáo tới với vẻ bạo dạn lớn, để biểu lộ cho đệ tử của ông ấy rằng không có vội vàng gì. Nhưng thế rồi tôi đập vào cái thùng và ném nó chụp vào đầu thầy giáo... và có nhiều hỗn loạn thế! Ông ấy ngã nhào, học trò ngã nhào, toàn thể hàng xóm tụ tập lại, "Có chuyện gì vậy?"
Tôi cũng trèo xuống để hỏi, "Có chuyện gì vậy?"
Thầy giáo nhìn tôi và nói, "Cứu tôi với!"
Thế là tôi nói, "Có chuyện gì nào? Em vừa mới đi ngủ và em nghe thấy tiếng ồn này. Nhưng điều đó cũng đã xảy ra trước rồi. Tốt hơn cả là thầy nên đi đường dài. Con đường này là nguy hiểm."
Ngay cả thầy giáo cũng run bắn, vã mồ hôi... "Hare Krishna, Hare Rama," vì ai biết được?... thầy cũng phải quay lại.
Cậu bé về nhà và thầy giáo nói, "Tôi nên làm gì bây giờ?"
Tôi nói, "Thầy phải đi qua chỗ nguy hiểm này. Em không thể giúp được; bất kì cái gì cũng đều có thể. Đó không chỉ là một con ma. Nếu đó là một con ma em có thể đã thuyết phục được nó đừng làm phiền thầy, nhưng có gần như cả một bầy ma."
Ông ấy nói, "Thế thì tốt hơn cả là tôi đi theo đường kia."
Tôi nói, "Thầy đi đường kia đi, nhưng đừng bao giờ nói về bạo dạn của thầy và mọi thứ mà thầy dạy ở trường."
Rất khó tìm được thợ chặt cây này. Bố tôi muốn loại bỏ nó, vì nó là rắc rối không cần thiết cho mọi hàng xóm. Và ai mà biết được? – điều đó có thể đúng chứ.
Thế là tôi kéo một ông già người Mô ha mét giáo tới, ông này nói, "Tôi không tin vào ma." Ông ấy là một người Mô ha mét giáo rất già. Tôi doạ ông ấy nhiều nhất có thể được.
Tôi nói, "Đừng nhận rủi ro này. Ông đủ già rồi, và đó lại gần như là một bầy ma."
Ông ấy nói, "Đừng lo nghĩ."
Tôi càng doạ ông ấy... Và toàn thể kế hoạch của tôi là ở chỗ ông ấy sẽ nhận việc đó như một thách thức, bằng không chẳng ai sẵn sàng. Tôi đã đi tới nhiều người chặt cây. Tất cả họ đều nói, "Cây đó chúng tôi không thể chạm vào được đâu."
Cho nên đây là phương cách cuối cùng của tôi – rằng tôi bắt đầu nói về ma, không về cây hay chặt cây.
Đích thân ông ấy đề nghị chuyện đó, "Nếu cháu muốn, ông có thể chặt cây đó."
Tôi nói, "Không, cháu sẽ không nói rằng ông làm điều đó. Ông già rồi và ma lại có nhiều, và ông sẽ một mình. Mặc dầu cháu sẽ giúp ông nhiều nhất có thể được, nhưng cháu nhỏ thế."
Ông ấy trở nên ngày càng bị thách thức hơn. Ông ấy mang rìu và bảo tôi, "Đi cùng ông. Ông sẽ chặt cây đó với mạo hiểm đời ông." Mọi người trong khu lân cận đều ngăn cản ông ấy, ngăn cản về mặt vật lí - "Đừng chạm tới cây đó!"
Và tôi hỏi mọi người, "Có ai đã thấy ma chưa?" Không ai đã bao giờ thấy bất kì ma nào, ngoại trừ thầy giáo kia. Và đó không phải là ma, đó là cái thùng đựng dầu. Và ông ấy nghi ngờ tôi, vì đây đó ông ấy đã nói với mọi người, "Tôi ngờ rằng ma không thể mang thùng đựng dầu được."
Nhưng ông ấy ương ngạnh thế: ông ấy đã chặt cây này. Không có ma hay bất kì cái gì, nhưng ông ấy trở nên sợ hãi bên trong thế về điều ông ấy đã làm chỉ vì thách thức... người ta chẳng bao giờ biết cả.
Ngày cây này bị chặt, ông ấy bị ốm. Tôi tới thăm ông ấy. Ông ấy nói, "Cháu đúng. Giờ ông một mình trong nhà và những con ma kia hành hạ ông."
Tôi nói, "Ma nào?"
"Những con ma có trên cây sầu đông ấy; tất cả chúng tới ông."
Tôi nói, "Ông có thể chỉ cho cháu xem không?"
Ông ấy nói, "Điều đó là rắc rối. Nếu bất kì ai khác ở đây, chúng biến mất hoàn toàn. Và khi ông một mình, chúng hành hạ ông theo cách mà cháu sẽ không tin – ai đó đang ngồi trên ngực ông, ai đó đang giật tóc ông, và nỗi sợ là tới mức ông thậm chí không thể la lên được."
Cụ già đó chết, và đã không có ma hay bất kì cái gì. Tôi đã trèo lên trèo xuống cây sầu đông đó cả nghìn lần trong việc tìm ma – tôi chưa bao giờ thấy bất kì cái gì. Nhưng con người đã tạo ra nỗi sợ hãi.
Tâm trí bạn rất có tính bịa đặt. Một khi nó tạo ra cái gì đó, nó bắt đầu tin vào thực tại của cái đó. Và bằng tâm trí rất khó biết cái gì là thực và cái gì chỉ là tưởng tượng của bạn.
Chỉ trong trạng thái vô trí thì mọi thực tại do tâm trí tạo ra mới biến mất, mọi ma biến mất. Một thực tại thanh tịnh, tuyệt đối im lặng nảy sinh trong cái nhìn của bạn.
Daikaku nói, Vô trí không gắn với hình tướng; việc tách bạch với hình tướng là đặc tính của thực tại. Trong bốn phương thức tiến hành – bước, đứng, ngồi và nằm – ngồi được coi là ổn định và yên tĩnh.
Điều đó là đúng, đúng về khoa học. Đây là bốn tư thế có thể để thân thể tạo ra nền tảng đúng cho tâm trí trở nên im lặng.
Nếu bạn ngủ, bạn nằm ngang. Trong trạng thái nằm ngang, thiền là rất khó. Nếu quá nhiều máu xô lên đầu bạn, nó sẽ giữ cho bạn thức. Đó là lí do tại sao gối được dùng trên khắp thế giới: để giữ cho đầu ở phía trên một chút so với thân thể, cho nên dòng máu lên ít hơn. Với dòng máu ít lên, bạn có thể ngủ.
Đứng, bạn đang chống lại sức hút trái đất quá nhiều. Và bạn không thể tiếp tục đứng trong thời gian dài được, bạn sẽ phát mệt. Cái mệt này tới từ đâu? Nó tới từ sức hút trái đất kéo bạn xuống. Nếu bạn đứng lên, bạn đang chống lại sức hút trái đất.
Nhưng người đã thực hành với mọi tư thế thân thể đều thấy rằng tư thế hoa sen mà Phật ngồi, là thích hợp nhất. Vì xương sống dựng thẳng, sức hút trái đất là nhỏ nhất. Khi xương sống dựng thẳng và bạn đang ngồi, lực kéo của sức hút trái đất là nhỏ nhất. Thân thể bạn có thể được nghỉ ngơi vô cùng.
Với người phương Tây điều đó là khó vì trong nhiều thế kỉ, vì lạnh, mọi người đã không ngồi trên đất. Xương của họ, cấu trúc thân thể của họ, làm cho điều đó thành khó. Với người phương Tây học ngồi trong tư thế hoa sen mất ít nhất sáu tháng để làm việc đó một cách hoàn hảo. Bây giờ điều đó là quá nhiều. Trong sáu tháng tâm trí phương Tây muốn đi vòng quanh thế giới. Sáu tháng chỉ để học ngồi im lặng – bạn điên hay cái gì? Và bạn sẽ làm gì bằng việc ngồi trong tư thế hoa sen?... hành hạ không cần thiết! Nhưng nó không phải vậy. Ngồi trong tư thế đó là dễ hơn cho thân thể được nghỉ ngơi và vậy mà không ngủ. Thân thể nghỉ ngơi và thế thì bạn có thể suy tư về thực tại.
Ngồi thẳng nghĩa là ngồi bắt chéo chân như chư phật vẫn làm.
Chân bắt chéo giúp cho bạn vẫn còn ở cùng một tư thế; bạn không thể ngã được, bạn không thể ngủ lơ mơ được. Thực ra nó gây đau nhiều tới mức bạn thậm chí không thể nghĩ về ngủ lơ mơ được.
Nhưng về mặt khoa học, ở trong tư thế hoa sen chân bắt chéo là hoàn hảo. Bạn có một cái đáy, và vì chân bắt chéo bạn không thể ngã được theo cách này cách nọ. Hai chân bắt chéo đó sẽ ngăn cản bạn khỏi ngã. Và bạn phải giữ cho xương sống dựng thẳng – thế thì có ít lực kéo trọng trường và thân thể được nghỉ ngơi. Bạn có thể vẫn còn trong tư thế đó hàng giờ một khi bạn đã học được nó.
Ở phương Đông, vào thời của Phật, đó đã là tư thế bình thường. Mọi người đều ngồi theo cách đó; nó không phải là cái gì cần phải được học.
Ở các nước nóng, ghế chỉ được vua dùng. Mọi người – ngay cả người giầu – đều ngồi bắt chéo chân, và nếu bạn ngồi theo cách đó từ thời rất thơ ấu, thân thể bạn nhận tư thế đó rất dễ dàng. Nó thuận tiện cho nghỉ ngơi tới mức bạn không thể quan niệm được, chừng nào bạn chưa ngồi theo cách đó, thân thể cảm thấy thuận tiện làm sao – được nghỉ ngơi hơn cả ngủ. Và tư thế bắt chéo chân này dành cho chủ định nào đó.
Suy tư thực tại nghĩa là toạ thiền. Hình thành biểu tượng về hấp thu trong vũ trụ, thân và tâm bất động, mắt nửa nhắm nửa mở…
Nó đã từng là một điều gây tranh cãi rất nhiều trong các thiền nhân ở phương Đông. Một số người ưa thích nhắm mắt, vì cho dù mắt mở he hé, thế giới – một nửa thế giới – vẫn là thấy được; bạn không thể quay vào trong hoàn toàn được. Cho nên vài người đã ưa thích mắt nhắm. Nhưng điều đó lại có một khó khăn – khoảng khắc bạn nhắm mắt, bạn bắt đầu mơ.
Nó là thói quen. Bạn bao giờ cũng mơ với mắt nhắm. Bạn đã bao giờ mơ với mắt mở chưa? Liên kết giữa mơ và mắt nhắm là cũ – hàng triệu năm – tới mức khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại mơ bắt đầu và thiền trở thành không thể được. Ngủ ngăn cản nó, mơ ngăn cản nó, suy nghĩ ngăn cản nó. Tất cả những điều này phải biến mất, và chỉ thế thì sự sáng tỏ thanh tịnh của cái nhìn mới xuất hiện.
Vài người ưa thích mắt mở. Ý tưởng của họ là ở chỗ một khi bạn hiểu rõ ràng rằng mọi thứ bạn thấy đều là ảo vọng, thế thì không có nhu cầu sợ; chỉ thấy rằng nó chỉ là vở kịch, kịch bản phim. Không cần phải lo nghĩ về nó, bị gắn bó với nó hay phán xét nó.
Nhưng nó có khó khăn riêng của nó. Ngay chỗ đầu tiên, bạn phải chớp mắt; bạn không thể giữ cho mắt bạn liên tục mở được. Chớp mắt là tuyệt đối cần thiết để giữ cho mắt sạch, không bụi nào có thể đọng lại. Đó là chức năng của mí mắt; chúng chỉ giống như cái gạt nước xe hơi.
Nhưng kẻ ngốc là kẻ ngốc. Đã có những ví dụ về các thánh nhân tự hành hạ mình, người đã cắt mi mắt của họ đi, để cho không có vấn đề về chớp mắt. Họ ngủ với mắt mở, họ mơ với mắt mở, họ thức với mắt mở. Không có vấn đề gì – họ đã đơn giản cắt bỏ mí mắt của họ.
Nhưng điều này là không cần thiết và gây lẫn lộn, vì họ sẽ không biết khi nào họ ngủ và khi nào họ thức. Họ sẽ không biết liệu họ đang mơ hay không. Mọi thứ sẽ trở thành lẫn lộn.
Trẻ nhỏ cảm thấy điều đó. Chúng không thể phân biệt được giữa thức và ngủ. Trong ngủ trẻ em chơi với đồ chơi và đột nhiên nó thức dậy, và nó tìm đồ chơi đã mất rồi. Nó nhìn khắp xung quanh và bắt đầu khóc, "Đồ chơi đâu rồi?" Phải mất một số thời gian để học, để trải nghiệm sự khác biệt giữa ngủ và thức.
Vì những vấn đề này, một số người như Daikaku đã ưa thích mắt nửa nhắm nửa mở. Bạn được phép chớp mắt, nhưng không nhìn ra xa, chỉ nhìn quãng một mét hai phía trước bạn, đích xác một mét hai. Mắt bạn bao quát một diện tích rất giới hạn; chẳng cái gì mấy có thể xảy ra trong diện tích nhỏ đó. Mặt trời sẽ không mọc, trăng tròn sẽ không được thấy. Ngay cả nhìn mặt của mọi người cũng là không thể được chừng nào họ chưa tới rất gần. Bạn chỉ có thể thấy bàn chân họ.
Phương cách này đã được tạo ra để tránh đàn bà. Bạn phải không nhìn mặt đàn bà, vì nếu không thì gắn bó, yêu, thích và mọi loại ác mộng nảy sinh. Thánh nhân có thể được định nghĩa là người đã thoát hoàn toàn khỏi sự kiện rằng có đàn bà trên thế giới. Họ là những người đào thoát hoàn hảo. Nhưng thoát khỏi cái gì đó không dễ dàng thế. Bạn càng trốn khỏi nó, bạn càng mơ ít hơn về nó.
Nếu có thể làm được cửa sổ trong đầu, bạn chắc sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng người thường không mơ những giấc mơ xấu thế như các thánh nhân vẫn làm.
Thánh nhân có thể duy trì cả ngày việc kìm nén các ham muốn tự nhiên của họ. Nhưng khi họ ngủ, kiểm soát của họ không còn đó nữa. Thế thì nếu bạn nhìn qua cửa sổ của họ... làm ra cửa sổ sẽ là phương cách thực sự tốt. Với bất kì người nào muốn trở thành thánh nhân, điều bắt buộc là cửa sổ đó phải được làm, và bạn sẽ thấy nó nhiều tính giải trí hơn bất kì truyền hình nào. Mọi thứ sẽ lộn nhào, nhưng cực kì thú vị.
Nhưng phương pháp nào đó phải được dùng. Tôi không đồng ý với Daikaku hay Phật Gautam về điểm này, rằng mắt phải nửa nhắm nửa mở. Hiểu biết của tôi là ở chỗ mắt phải được để lại tự nhiên như chúng vậy. Đôi khi bạn cảm thấy cần nhắm chúng lại; thế thì nhắm chúng lại. Đôi khi bạn cảm thấy cần mở chúng ra, để nhìn toàn thể đường chân trời – thế thì mở chúng ra. Và đôi khi bạn cảm thấy chỉ giữ chúng nửa nhắm nửa mở - thế thì không ai ngăn cản điều đó.
Bạn là người chủ của mắt bạn. Sao bất kì kỉ luật nào phải bị áp đặt lên bạn?
Thiền chẳng liên quan gì tới mắt bạn, mở, nửa mở nửa nhắm, hay nhắm. Daikaku nghĩ rằng nếu bạn giữ mắt nửa nhắm nửa mở, quan sát qua chỏm mũi, ông sẽ thấy mọi thứ hợp thành giống như mơ.
Vô nghĩa. Ít nhất bạn sẽ tin vào mũi bạn vì bạn hội tụ thế vào mũi. Thế thì người Do Thái sẽ là những thiền nhân lớn! Còn những người chẳng có gì mấy ở mũi, người mũi tẹt, thì sao?
Việc thấy chẳng liên quan gì tới điều đó – rằng chỉ bằng việc mắt ông nửa nhắm nửa mở, ông sẽ thấy mọi thứ hợp thành giống như mơ, ảo vọng, bong bóng, cái bóng. Điều đó có thể được hiểu với mắt mở. Chính vấn đề là hiểu, không là về mắt. Nó có thể được hiểu với mắt nhắm.
Ưa thích riêng của tôi với các thiền nhân là nhắm mắt, trong khi mọi truyền thống của quá khứ đã từng chống lại mắt nhắm. Lí do là ở chỗ họ chưa bao giờ cho phép các thánh nhân của họ có đủ thời gian để ngủ. Nếu thánh nhân được phép ngủ bốn giờ, một cách tự nhiên, khi ông ấy nhắm mắt lại, ông ấy sẽ rơi vào trong giấc ngủ.
Nhưng một người như tôi liên tục ngủ. Mắt tôi nói, "Bây giờ là lúc mở mắt ra," còn tôi nói, "Đừng bận tâm. Mình sẽ tìm thấy cùng thế gian ở đây, và cùng điều vô nghĩa diễn ra xung quanh. Giữ mắt nhắm lâu chừng nào mình có thể giữ được. Ít nhất với ngần nấy thời gian mình ở ngoài thế gian."
Nếu tôi nhắm mắt tôi không rơi vào giấc nhủ. Tôi đã ngủ trước đủ cho nhiều tháng rồi.
Những người này bị lo nghĩ rằng nếu bạn nhắm mắt, bạn sẽ rơi vào ngủ; nếu bạn mở mắt, bạn có thể rơi vào cái bẫy nào đó, vào ảo vọng nào đó – hay vào người đàn bà nào đó, để là chân thực hơn.
Nhưng hiểu biết của tôi là ở chỗ bạn càng quen thuộc với đàn bà, và càng nhiều đàn bà quen thuộc với bạn, mối quan tâm càng ít. Chính duy nhất việc quen thuộc mới có thể phá huỷ quan tâm. Họ càng được giữ tách rời, đàn ông càng quan tâm tới đàn bà và đàn bà quan tâm tới đàn ông. Khoảng cách tạo ra ảo vọng.
Trong lớp đại học của tôi con gái phải ngồi về một bên trong phòng, con trai phải ngồi vào bên kia. Và giáo sư sẽ ngồi ở giữa, không đối diện với ai cả, vì con trai ở phía bên này, con gái ở phía bên kia.
Tôi lập tức thay đổi điều đó. Ngày đầu tiên tôi vào lớp, tôi nói, "Lập tức trộn lẫn và ngồi ngay trước thầy."
Họ nhìn lẫn nhau, "Đây là loại người gì vậy? Mọi thầy giáo đều nói phải tách rời, không nói chuyện với con gái."
Tôi nói, "Cứ vào giữa đi. Và thay vì ném đá nhỏ, nếu các em muốn, cho luôn một cú đánh đau! Sao các em phải viết ra rồi ném những bức thư đó vào không trung? Không cần. Các em cứ ôm cô gái rồi đi ra! Thầy là người cuối cùng phản đối."
Họ không thể tin được tôi. Họ nghĩ tôi là người lạ. Họ báo cáo cho ông hiệu phó rằng tôi đang phá huỷ toàn thể kỉ luật, mặc dầu họ thích ý tưởng này lắm. Ông hiệu phó nói với tôi, "Thầy đang phá huỷ kỉ luật của đại học."
Tôi nói, "Tôi không tin vào kỉ luật này. Ai đã làm ra kỉ luật này? Có luật nào không?"
Ông ấy nói, "Không có luật. Nhưng để con gái và con trai ngồi cùng nhau, chúng sẽ quan tâm nhiều tới nhau hơn là lắng nghe thầy."
Tôi nói, "Thầy sai! Giữ họ tách ra, họ nghĩ về nhau thay vì nghe tôi. Và tôi để họ ở gần nhau tới mức không có nhu cầu nghĩ về con gái. Cô ấy bốc mùi mồ hôi, và thầy bốc mùi, thầy đã không tắm vài ngày rồi. Và mọi ngày giống thế này, bao lâu thầy có thể vẫn còn quan tâm? Tôi đã cho họ mọi cơ hội. Nếu họ muốn đi ra ngoài, họ đi ra ngoài. Họ không cần xin phép tôi. Và bất kì khi nào họ muốn vào họ chỉ vào một cách im lặng, họ không cần xin phép tôi. Tôi ở đây để dạy, không để làm họ thành thánh nhân hay tội nhân. Họ có thể trở thành bất kì cái gì họ muốn.
"Cách tốt nhất là nếm trải cả hai – đôi khi là thánh nhân, đôi khi là tội nhân. Sao không có toàn thể chiều dài sóng sẵn có cho thầy? Thỉnh thoảng là thánh nhân: nhịn ăn, nói 'Hare Krishna, Hare Rama,' ngồi trong tư thế hoa sen bắt chéo chân. Đôi khi, chỉ là một kẻ ăn chơi. Có kinh nghiệm về cả hai thầy sẽ siêu việt lên trên cả hai. Và siêu việt là điều thực."
Ông hiệu phó gõ đầu mình. Ông ấy nói, "Siêu việt sao? Tôi chưa bao giờ biết rằng đại học có bất kì môn học nào về siêu việt."
Tôi nói, "Nó có thể có, nó có thể không có; nhưng tôi sẽ làm cho sinh viên của tôi siêu việt trên mọi nhị nguyên về đàn ông và đàn bà."
Và bạn có thể thấy, ở đây bạn đang nghe tôi – không ai quan tâm tới ai đang ngồi bên cạnh họ, liệu người đó là đàn bà hay đàn ông. Có thể là đàn bà có râu! – mọi loại người ở đây, và không ai bị bận tâm. Nếu bạn ở đây, bạn ở đây để nghe cái gì đó.
Nhưng mọi thánh nhân này của quá khứ đều đã liên tục lo nghĩ về thế giới bên ngoài. Nhấn mạnh nhiều nhất là đàn ông quan tâm tới đàn bà – và đàn bà quan tâm tới đàn ông. Nhưng đây không phải là vấn đề đích thực cho thiền nhân. Thiền nhân phải nhắm mắt lại và quan sát ý nghĩ của mình, thậm chí không làm phán xét rằng chúng là bong bóng, hay cái bóng, hay ảo vọng, hay mơ. Khoảnh khắc bạn làm những phán xét như vậy - mơ, bóng, bong bóng, ảo vọng – bạn đang nói rằng bạn không hiểu.
Nếu nó chỉ là ảo vọng, không có nhu cầu nói cái gì cả; ảo vọng sẽ biến mất. Nếu nó là bong bóng, nó có thể còn lại được bao lâu? Nó sẽ sớm nổ tung. Nếu đó không phải là người đàn bà thực, mà chỉ là tưởng tượng, nó sẽ còn đó được bao lâu? Mây sẽ sớm bay đi khỏi trăng mà không để lại vết xước nào trên trăng. Bất kì cái gì là ảo vọng bạn không cần bị lo nghĩ tới. Nhưng tất cả những thánh nhân này đều liên tục lo nghĩ về bong bóng và cái bóng và ảo vọng và mơ.
Hiểu biết và kinh nghiệm của tôi về thiền là cứ để nó là bất kì cái gì nó là vậy; bạn chỉ vẫn còn im lặng, không có bất kì quan tâm nào, không có bất kì đánh giá nào, không làm bất kì ca ngợi hay kết án nào. Chẳng mấy chốc bụi sẽ lắng đọng, và bạn sẽ được bỏ lại đằng sau trong vinh quang mênh mông của bạn, trong cái đẹp vô cùng của bạn, trong các đỉnh tâm thức của bạn.
Daikaku đang nói về hình mẫu cũ, thiền kiểu cũ. Tôi không đồng ý với điều đó; nó tới từ sợ.
Khi mắt mở và ông có thể thấy từ một khoảng cách, tâm trí ông có thể bị sao lãng bởi việc có nhiều đối thể
Tôi không thấy điều đó, vì tôi đã từng nhìn khắp xung quanh; tâm trí không bị sao lãng.
Tâm trí bị sao lãng vì bạn không biết gì về thiền. Một khi bạn biết về thiền, tâm trí bạn trở thành tấm gương; nó phản xạ nhưng nó không bị sao lãng.
vậy mà nếu ông nhắm mắt lại, ông rơi vào trong trạng thái bóng tối và quên lãng, và tâm ông không rõ ràng.
Vậy cái gì sai trong đó? Rơi vào trong bóng tối – nó là rất đẹp, bóng tối mượt như nhung. Rơi vào trong quên lãng – nó là kinh nghiệm lớn.
Khi mắt ông nửa nhắm nửa mở, ý nghĩ của ông không chạy đua; tâm và thân là một như vậy.
Khi ông xem xét rõ ràng, khổ của sinh và tử không thể đến được. Điều này được gọi là hoàn thành phật tính ngay tại nơi ông hiện hữu, là nghĩa của năng lực lớn và vận hành lớn.
Điều ông ấy nói về căn bản là đúng, nhưng ông ấy bị trộn lẫn với cách thiền truyền thống cũ. Thỉnh thoảng những phương pháp cũ đó có tác dụng, trong nhưng tình huống nào đó; nhưng tôi muốn có một phương pháp khoa học hơn mà bao giờ cũng có tác dụng. Nó không nên là vấn đề phụ thuộc vào bất kì ngẫu nhiên nào. Với ngẫu nhiên tôi ngụ ý, giả sử vợ bạn chết...
Bố của một người chết. Mọi người già cả bên hàng xóm tới, "Đừng lo nghĩ. Chúng tôi ở đây. Nếu anh cần bất kì lời khuyên hay cái gì, cứ coi chúng tôi như bố anh – đừng lo nghĩ, không cần."
Thế rồi mẹ của người đó chết, và cùng điều đó lại xảy ra. Mọi đàn bà tới, và họ nói, "Đừng khóc lóc, đừng than vãn. Chúng tôi là mẹ anh. Anh bao giờ cũng có thể nương tựa vào chúng tôi."
Thế rồi vợ người đó chết, và không ai tới. Và người đó ngồi trước nhà mình, kêu khóc. Ai đó hỏi, "Có chuyện gì vậy?"
Người đó nói, "Chuyện là ở chỗ bây giờ chẳng ai tới và nói với tôi, 'Đừng khóc. Nếu vợ anh chết, chúng tôi ở đây.' Và tôi đã chờ đợi mãi khoảnh khắc này! Bố tôi đã chết, tôi không quan tâm. Mẹ tôi chết, tôi không quan tâm. Giờ vợ tôi đã chết và không một người đàn bà nào có nhân đạo và từ bi tới và nói với tôi, 'Đừng lo nghĩ, em ở đây. Em sẽ là vợ anh.'"
Người này hỏi anh ta, "Vậy anh định làm gì?"
Anh ta nói, "Tôi sẽ trở thành một sannyasin. Đây toàn là điều vô dụng. Toàn thế giới này là ảo vọng, chỉ có nói... không thực tại."
Nhiều người trở thành sannyasins vì họ chẳng có gì khác để làm – không việc làm, không đủ phẩm chất làm việc. Tôi đã bắt gặp nhiều sannyasins, những người muốn bỏ cuộc sống sư sãi của họ, nhưng họ sợ rằng nếu họ bỏ nó, cái gì sẽ xảy ra với thức ăn, quần áo và chỗ trú ngụ của họ? Vì cùng những người tới chạm chân họ sẽ không cho họ việc làm. Họ sẽ yêu cầu chứng chỉ, họ sẽ yêu cầu đủ phẩm chất làm việc.
Với tính chất sannyas, không ai yêu cầu bất kì tư cách phẩm chất nào, không chứng nhận nào được cần. Trong quá khứ, hầu hết các sannyasins của mọi tôn giáo đã chỉ là kẻ đi lang thang. Không tìm được chỗ nào hay thành tựu nào trong cuộc sống, họ thấy tính chất sannyas là cách dễ nhất để được kính trọng.
Tôi muốn thay đổi toàn thể định nghĩa về tính chất sannyas. Tôi muốn các sannyasins của tôi hiện hữu trong thế gian, nhưng không phải là của nó. Tôi muốn các sannyasins của tôi sống trong thế gian, nhưng không để thế gian sống trong họ.
Điều đó rất đơn giản – chỉ là việc thiền đúng và tiếp đất đúng trong bản thân bạn, và thế giới không thể quấy rối được bạn. Không ai có thời gian quấy rối bạn. Mọi người bị dính líu nhiều thế trong công việc riêng của họ cùng những lo nghĩ và đau khổ. Và nếu bạn có thể im lặng trong thế gian, thế thì im lặng của bạn có giá trị nào đó, tính đích thực nào đó. Trên Himalaya, im lặng không phải là của bạn; nó thuộc về Himalaya. Khoảnh khắc bạn đi vào thế gian, im lặng đó sẽ bị quấy rối.
Trong ba mươi năm, một người vẫn còn thiền trên Himalaya, và người đó bắt đầu nghĩ rằng người đó đã trở thành phật. Thế rồi có một hội chợ lớn, một Kumbha Mela, ở Allahabad, mà có lẽ là việc tụ tập lớn nhất của những người Hindus trên trái đất. Cho nên một số người đề nghị thánh nhân lớn này, "Bây giờ ông đã ở ba mươi năm trong các hang động Himalaya rồi, giờ là lúc ông nên đi xuống. Và đây là thời gian thích hợp nhất, vì hàng triệu người sẽ ở tại kumbha mela. Họ sẽ hân hoan, khi thấy sự an bình của ông và im lặng của ông."
Ông ấy thích ý tưởng này. Ông ấy đi xuống, nhưng trong đám đông chẳng ai biết ông ấy. Ngay khi đi vào đám đông, một người giẫm lên chân ông ấy. Ông ấy lập tức nhảy lên và tóm cổ người này và nói, "Tao sẽ giết mày!" Và thế rồi ông ấy nhớ lại, "Trời! Điều gì đã xảy ra cho ba mươi năm trên Himalayas? Im lặng đó là gì? Anh ta đã chẳng làm gì mấy, anh ta chỉ giẫm lên chân mình, nhưng anh ta đã lấy đi ba mươi năm phật tính."
Im lặng thực sự, phật tính thực sự, phải được khám phá trong thế giới này - ở đây và bây giờ. Bằng không nó có thể là rởm – có thể nhất nó sẽ là rởm. Nó sẽ không có việc thử lửa. Thế giới là việc thử lửa. Nếu bạn có thể trở nên im lặng ở đây... và tôi không thấy rằng có bất kì cản trở nào. Chúng ta trở nên im lặng ở đây mọi ngày, và dần dần, dần dần im lặng sẽ tuôn chảy trong bản thể bạn, trong các hoạt động thường ngày của bạn.
Phật tính của bạn phải không là thứ phi thường hay đặc biệt, mà chỉ là hồn nhiên thanh tịnh, phản ánh cái đẹp của toàn thể vũ trụ này.
Một bài cú của Issa:
Từ giọt sương trắng,
học đường
tới đất thanh tịnh.
Từ giọt sương trắng, học đường... Ông ấy đang nói gì?
Bạn có thấy giọt sương trên lá sen không? Hoa sẽ là hoa lớn nhất trên thế giới, và nó có lá rất lớn nổi trên nước. Trong đêm, giọt sương tụ lại trên lá và đến sáng chúng dần dần, dần dần rơi xuống hồ, và chúng im lặng hội nhập vào trong hồ không tạo ra ồn ào nào.
Issa đang nói: Từ giọt sương trắng, học đường tới đất thanh tịnh. Với "đất thanh tịnh " ông ấy ngụ ý đất phật, tâm thức phật.
Và Masushi, một thầy khác:
Dưới chiếc kiếm giơ cao,
có địa ngục
làm ông run rẩy;
nhưng tiến lên,
và ông có mảnh đất phúc lạc.
Có nguy hiểm trên đường biên giữa tâm trí và vô trí. Có nguy hiểm trong việc đi vào lãnh thổ không biết; nhưng nơi bạn đang ở, bạn chỉ ở trong địa ngục. Bạn không nhận ra địa ngục bởi vì bạn được sinh ra trong địa ngục, và mọi người khác đều ở trong địa ngục. Một cách tự nhiên, người ta coi đó là điều cuộc sống được ngụ ý là vậy.
Nhưng chỉ đi sâu hơn chút xíu và bạn sẽ tiếp đất trong một không gian khác toàn bộ, điều sẽ cho bạn niềm vui, phúc lạc, cực lạc lần đầu tiên. Và so sánh sao được giữa điều bạn đã từng làm mãi cho tới giờ ở bên ngoài với điều bị ẩn kín bên trong bạn! Bạn đã đi tìm đá và bên trong có kim cương. Bạn đã tranh đấu vì đá và bạn đã mang cả mỏ kim cương.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu,
Kĩ thuật thiền có cấu trúc chiếm chỗ nào trong cuộc sống của các sannyasin của thầy, cả khi chúng tôi sống gần thầy và khi chúng tôi ở xa?
Ngồi thiền trong sự hiện diện của thầy hay lắng nghe video, và thế rồi mang tính thiền đó vào trong phần còn lại của ngày là đủ đó sao, hay thời gian phụ cần được đặt ra để toạ thiền hay làm vipassana?
Maneesha, điều đó là tuỳ sự thuận tiện của mọi người.
Nếu bạn cảm thấy rằng có tính thiền trong mọi hoạt động của bạn là không đủ, thế thì hoàn toàn tốt là có một thời gian nhỏ chỉ dành cho thiền. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng bạn có cùng niềm vui, cùng im lặng khi bạn làm công việc của bạn một cách có tính thiền như khi bạn ngồi đặc biệt dành cho thiền, thế thì không có nhu cầu.
Chung cuộc, phải không có nhu cầu. Với người mới bắt đầu tôi nói, theo sự thuận tiện của bạn. Nhưng cuối cùng, toàn thể cuộc sống của bạn phải không là gì ngoài thiền. Bất kì điều gì bạn làm cũng nên là việc thiền. Và phải không có tách rời, đặc biệt là thời gian biểu có cấu trúc. Cái đó dành cho người mới bắt đầu. Và tôi nghĩ các bạn không phải là người mới bắt đầu; giờ đủ thời gian để không là người bắt đầu.
Trước khi chúng ta đi vào trong thiền, một chút ít dọn sạch, chút ít nhẹ nhàng, chút ít của Sardar Gurudayal Singh.
Một hôm Giovanni về nhà sớm và thấy vợ mình Sofia trên giường cùng với Luigi, thợ mộc.
Sofia la; Luigi la. Thế rồi Giovanni chạy về tủ, rút ra khẩu súng lục, và đối diện với vợ. Thế rồi anh đặt nòng súng lên trán mình.
"Ôi, không! Ôi, không! Anh Giovanni đáng thương," Sofia kêu lên. "Đừng làm điều đó!"
Giovanni cười ngớ ngẩn vào cô ấy và nói, "Đừng có cảm thấy tiếc cho tao, mày là đồ con điếm! Mày sẽ là người tiếp đấy!"
Kowalski và Zabriski uống vài chầu bia tại quán rượu Crunchy Crumpet.
"Jesus Christ!" Kowalski nói. "Quan toà vạch trần tao ở toà hôm nay."
"Chuyện gì xảy ra?" Zabriski hỏi.
"Thế này," Kowalski nói, "thứ nhất, lão phạt tao năm trăm đô la vì định làm tình với con đàn bà nào đó trên xe bus. Và thế rồi, khi lão nhìn kĩ cô ta, lão phạt tao thêm mười đô la vì say!"
Leroy Đen Lớn sải bước tới quán rượu Hoo Flung Dung và Noodle House ở khu người Trung Quốc.
"Này, Chink!" Leroy kêu to với Wu Ngũ Rồng sau quầy, "cho tôi đồ uống!"
Wu cau mày nhưng vẫn phục vụ Leroy đồ uống.
Năm phút sau, Leroy lại khát. "Này, Chink!" ông ta quát lên, "cho tôi đồ uống!"
Wu Ngũ Rồng cau có nhưng vẫn phục vụ đồ uống.
Leroy uống đồ uống và lại quát lên, "Này, Chink, uống chứ?"
"Ngay đây, đồ kì lạ," chung cuộc Wu nói, "Tôi đang giữ bình tĩnh. Anh ra sau quầy và xem anh thích bị lăng mạ thế nào!"
Leroy và Wu Ngũ Rồng đổi chỗ.
"Được chứ?" Wu hỏi. "Giờ, anh da đen, cho tôi li rượu!"
"Rất tiếc," Leroy đáp, "chúng tôi không phục vụ Chinks!"
Nivedano...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng.
Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn bị hoàn toàn đông cứng.
Thu mọi sinh lực của bạn và đi sâu hơn vào trong bản thân bạn, làm cho sinh lực của bạn hệt như mũi tên.
Ngày càng sâu hơn...
Bạn càng đi sâu hơn,
bạn càng gần hơn với phật tính của bạn.
Tại chỗ sâu nhất, bạn không còn nữa,
chỉ vị phật hiện hữu.
Đây là kinh nghiệm tối thượng của thiền nhân.
Trong khoảnh khắc này, giọt sương trượt vào trong đại dương
và trở thành đại dương.
Trong khoảnh khắc này là toàn thể vĩnh hằng.
Sống và chết chỉ là trò chơi, con sóng trong tâm thức vĩnh hằng mà bạn là vậy.
Nó không phải là của bạn một cách cá nhân, nó là đại dương bao la trong đó mọi người đều là một phần.
Sinh lực này diễn đạt bản thân nó theo cả triệu cách:
trong hoa hồng, trong chim, trong cây, trong đại dương.
Nó là cùng sinh lực trong các hình tướng khác nhau.
Một khi bạn thấy điểm này,
mọi sự sống trở thành linh thiêng, thiêng liêng.
Không có Thượng đế khác
hơn là bản thân sự tồn tại này.
Để làm cho nó rõ ràng, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi.
Thân thể ở kia, tâm trí ở kia,
bạn là người quan sát.
Việc quan sát này là điều kì diệu nhất.
Việc quan sát này đem bạn tới siêu việt,
tới cõi bên kia,
tới những bầu trời bên ngoài bầu trời, tới vô hạn.
Niềm vui của nó, phúc lạc của nó, là không thể diễn đạt được,
nhưng nó đem điệu vũ cho bạn,
và dần dần, dần dần điệu vũ đi sâu hơn
vào trong mọi thớ thịt của con người bạn,
vào trong các hoạt động hai mươi bốn giờ của bạn.
Cái gì đó bên trong liên tục nhảy múa, ca hát,
hân hoan, chẳng vì lí do nào cả.
Chỉ ở trong sự tồn tại đẹp như vậy
là đủ để biết ơn.
Tôi không biết lời cầu nguyện nào ngoài lòng biết ơn -
lòng biết ơn sâu sắc với sự tồn tại.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Quay lại, nhưng đem cùng bạn kinh nghiệm này,
không gian này, hương vị của im lặng.
Ngồi xuống trong vài khoảnh khắc như chư phật,
nhớ lại và nhắc nhở bản thân bạn
rằng đây là điều bạn phải mang theo trong cuộc đời bạn,
rằng kinh nghiệm này về việc là phật phải trở thành nhịp tim đập của bạn, việc thở của bạn,
niềm vui của bạn, tình yêu của bạn.
Được chứ, Manesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội việc tụ tập của chư phật không?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Kết thúc quyển 'Quay vào trong' - Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post