1001 Bí Mật Tâm Linh (0048) Bạn có thể sống như một Hoàng Đế, hoặc chỉ như một chiến binh

1001 Bí Mật Tâm Linh (0048) Bạn có thể sống như một Hoàng Đế, hoặc chỉ như một chiến binh

Price:

Read more



Có hai con đường. Một là con đường của dũng sĩ, chiến binh. Con đường thứ hai là con đường của hoàng đế, con đường Quân Vương. Yoga là con đường đầu tiên. Mật Tông là con đường thứ hai. Vì vậy, trước tiên, bạn cần nên hiểu con đường của dũng sĩ, một chiến binh, chỉ như vậy, bạn mới đủ khả năng hiểu thấu ý của Tilopa là gì khi ngài đề cập đến con đường Quân Vương. Một dũng sĩ phải chiến đấu từng thước, từng thước đất. Một chiến binh phải hung hãn. Một chiến binh phải bạo động. Kẻ thù cần phải bị tiêu diệt, hay là thống trị.
Yoga muốn tạo nên sự xung đột trong bạn. Nó cho bạn sự khác biệt rõ rệt giữa điều đúng và điều sai, cái gì tốt, cái gì xấu. Cái gì thuộc về Thượng Đế và cái gì thuộc về Ma vương. Gần như tất cả mọi tôn giáo, ngọai trừ Mật Tông, đều theo con đường Yoga. Họ phân chia thực tại. Họ tạo nên xung đột nội tại. Thông qua xung đột, họ xuất phát. Thí dụ, bạn phải có sân hận trong bạn. Con đường của dũng sĩ là phải hủy diệt sân hận bên trong. Bạn có nộ, tham và dục, và hàng triệu tạp kiến. Con đường của dũng sĩ là tiêu trừ những mê lầm, phủ định, và phát triển những gì khẳng định và thiện lành. Sân hận phải cần tiêu trừ để từ bi có thể tiến hoá. Sân hận cần tiêu trừ để lòng nhân ái phát sanh. Dục phải cắt đứt và nhường cho sự tịnh thân trong sạch. Yoga chặt đứt bạn thành hai phần: Chánh và tà. Chánh phải thắng tà.
Bạn sẽ làm gì? Sân hận an trú nơi đó. Yoga khuyên bạn làm gì? Pháp này khuyên bạn nên tạo thói quen nhân ái, tạo nên đối cực, biến nó thành thói quen và bạn khởi sự hành động như người máy. Vì vậy, nó được gọi là con đường của dũng sĩ. Khắp thế giới, xuyên qua lịch sử, dũng sĩ được huấn luyện trong sự sống máy móc. Bạn phải tạo cho bạn các thói quen. Thói quen hoạt động vô ý thức. Chúng không cần tỉnh thức. Chúng vận hành không cần bạn, nếu bạn có nhiều thói quen. Mọi người có thói quen. Bạn có thể quan sát sự kiện này. Một người lấy một gói thuốc từ trong túi ra, hãy quan sát ông ta.
Có lẽ ông ta không nhận biết ông ta đang làm gì. Một cách máy móc, tay ông ta đưa vào túi áo, lấy ra gói thuốc, bắt đầu hút. Có lẽ ông ta ném đi phần còn lại, phần cuối cùng của điếu thuốc. Có lẽ ông ta hành động thông qua mọi cử chỉ mà không biết ông ta đang làm gì. Sự sống máy móc, chúng ta dạy dũng sĩ như vậy. Các dũng sĩ phải tuân lệnh và làm theo. Họ không cần ý thức. Khi họ được ra lệnh quẹo phải, họ phải quẹo. Họ không cần suy nghĩ quẹo hay là không. Nếu họ suy nghĩ thì không thể. Chiến tranh không thể tiếp diễn trong thế gian này. Sự tư duy không cần thiết, kể cả ý thức. Họ chỉ đơn giản ý thức… là họ tuân theo mọi mệnh lệnh. Chỉ có vậy.
Ý thức là tối thiểu. Đây là mệnh lệnh, lập tức, như một cái máy, họ làm theo. Không phải là bạn quẹo phải khi được ra lệnh. Bạn lắng nghe và học hỏi. Bạn không quẹo. Bạn trau giồi thói quen, như tắt đèn. Ngọn đèn không suy nghĩ gì nhiều, tắt hay là bật. Bạn bật công tắc là đèn sáng. Bạn ra lệnh “Quẹo trái!” Công tắt đèn được bật lên, và người này quẹo trái.
Nghe kể rằng, William James, có một lần, ông đang ngồi trong tiệm cà phê, có một người lính già, đã về hưu gần hai mươi năm, đang đi ngang với rổ trứng. Đột nhiên, William đùa giỡn với ông. Ông gọi lớn “Chú ý!” Người lính già tội nghiệp này lập tức đứng yên để chú ý. Rổ trứng rơi xuống từ tay ông, bể hết. Ông giận vô cùng. Ông chạy đến gầm lên “Chơi cái trò gì kỳ vậy?” William nói “Ông không cần nghe lệnh mà. Mọi người tự do được gọi chú ý phải không? Ông đâu bắt buộc phải nghe lệnh đâu. Ai bắt ông phải theo lệnh? Ông nên theo cách ông.” Người lính già bảo, “Không thể nào. Tự động rồi. Dĩ nhiên, qua hai mươi năm, từ ngày tôi ở trong quân đội, nhưng thói quen đã ăn sâu rồi. Quá nhiều năm được huấn luyện. Thói quen phản xạ ăn sâu rồi.”
Câu “thói quen phản xạ” là hay. Được đặt ra bởi một tâm lý gia người Nga, Pavlov. Bạn đơn thuần phản xạ. Có ai ném cái gì vào mắt bạn. Bạn không suy nghĩ, nháy mắt hoặc khép mắt. Một con ruồi bay ngang, bạn nhắm mắt lại. Bạn không suy nghĩ. Không cần. Nó là sự phản xạ. Tự nhiên xảy ra. Nó ăn sâu trong thói quen của thân. Nó trong máu của bạn. Nó đơn giản xảy ra. Không cần phải làm gì hết. Người lính được huấn luyện hoàn toàn theo phương pháp máy móc. Ông sống trong sự phản xạ.
Yoga giống như vậy. Bạn sân hận, Yoga nói “Đừng sân hận. Thay vì thế, tu dưỡng sự đối nghịch: từ bi. Mỗi giây phút qua, năng lượng bạn chuyển động qua sự từ bi. Nếu bạn kiên nhẫn trong thời gian lâu dài, sân hận sẽ hoàn toàn chấm dứt. Bạn sẽ cảm giác từ bi. Bạn sẽ chết, không sống. Bạn sẽ giống rô bốt, không giống con người. Bạn sẽ từ bi, không phải bởi bạn từ bi, nhưng chỉ vì bạn đã tu dưỡng thói quen. Bạn tu dưỡng thói quen xấu. Bạn cũng có thể tu dưỡng thói quen tốt. Có người trau dồi thói quen hút thuốc. Có người trau dồi thói quen không hút thuốc. Có người trau dồi loại thức ăn mặn. Có người trau dồi loại thức ăn chay, nhưng cả hai đều như nhau bởi cả hai đều sống qua thói quen. Quan điểm này nên suy nghiệm thật sâu sắc bởi vô cùng dễ dàng trau dồi thói quen tốt, và cực kỳ khó khăn trau dồi thói quen xấu. Sự thay thế một thói quen tốt quá rẽ. Nó có thể trau dồi dễ dàng.
Đặc biệt tại Nga, họ phát triển một phương pháp trị liệu: Điều kiện phản xạ trị liệu. Họ bảo rằng con người không thể bỏ mọi thói quen. Có người hút thuốc hơn hai mươi năm. Làm sao bạn hy vọng ông ta có thể bỏ thuốc? Có lẽ bạn cố gắng giải thích cho ông ta rằng nó là xấu. Các bác sĩ bảo ông ta, hút thuốc nguy hiểm cho sức khoẻ, ung thư đang phát triển, nhưng hai mươi năm thói quen, gần như không thể nào. Bây giờ nó đã ăn sâu. Nó đã nằm sâu trong tận cùng cốt lõi của thân ông ta. Thậm chí nếu ông ta hết lòng muốn. Thật khó. Không phải vấn đề của quyết tâm. Hai mươi năm hút thuốc không ngừng. Gần như không thể nào bỏ được?
Vậy phải làm gì?
Tại Nga, họ nói không cần phải làm gì hết. Không cần phải giải thích. Họ phát minh một phương pháp trị liệu. Nếu có người bắt đầu hút thuốc, họ giật điện ông. Sự giựt điện, sự đau đớn, cộng với sự hút thuốc kết hợp. Bảy ngày ông nằm bệnh viện. Mỗi khi ông hút thuốc, lập tức ông bị giựt điện. Sau bảy ngày, ông hết ghiền hút thuốc. Thậm chí, nếu bạn mời ông hút, ông cũng phát run. Giây phút nào, ông cầm điếu thuốc trong tay, toàn thân ông sẽ run rẫy bởi vì ý tưởng bị giựt điện. Họ nói rằng ông sẽ không bao giờ hút thuốc nữa. Họ đã giúp ông giải thoát thói quen bằng phương pháp trị liệu giựt điện. Nhưng hiện tại, ông không thể thành Phật chỉ bằng phương cách giựt điện, bởi ông không còn thói quen cũ. Tất cả mọi thói quen thay đổi thông qua phương pháp trị liệu giựt điện. Ông có trở thành một vị Phật sau khi được trị liệu với phương pháp này hay không? Không, thậm chí ông không còn là con người. Ông là bộ máy. Ông sẽ sợ sệt đủ thứ. Ông sẽ không đủ khả năng tu tập bởi bạn đã mang đến cho ông thói quen sợ hãi, một thói quen mới.
Toàn bộ ý nghĩa của địa ngục là như vậy. Tất cả mọi tôn giáo sử dụng nó như phương pháp trị liệu điện giật. Địa ngục không biết ở đâu. Thiên đường cũng không thấy. Cả hai đều là mưu mẹo. Một khái niệm phân tâm trị liệu cổ xưa. Họ vẽ địa ngục thật khủng khiếp, đến một đứa bé trở nên sợ hãi từ thời thơ ấu. Chỉ nhắc từ địa ngục là bạn bắt đầu run rồi. Chỉ là một mưu mẹo để ngăn ngừa thói quen xấu.
Thiên đường cũng là một mưu mẹo, cổ động thói quen tốt. Thiên đường là cõi phúc lạc. Hạnh phúc, vui vẽ, mỹ lệ. Sự sống vĩnh cửu được hứa hẹn, nếu bạn sống theo khuôn mẫu. Bất cứ những gì xã hội cho là tốt, bạn phải theo. Thiên đường giúp bạn hướng về sự khẳng định. Địa ngục ngăn chặn bạn hướng về chiều hướng phủ định. Mật Tông là tôn giáo duy nhất không sử dụng mọi điều kiện phản xạ, bởi Mật Tông dạy rằng bạn nên được khai hoa trong một bản thể tỉnh thức toàn hảo, không là một con người máy móc. Nếu bạn hiểu Mật Tông, thói quen là xấu. Không có thói quen xấu, không có thói quen tốt. Thói quen là xấu. Hành giả nên tỉnh thức để không còn thói quen. Bạn đơn thuần sống giây phút qua từng giây phút với sự tỉnh thức tròn đầy, chứ không bằng mọi thói quen. Nếu bạn có thể sống không thói quen, đó là con đường của Quân vương.
Tại sao? Bởi người lính phải tuân theo lệnh, một vì vua không cần. Bậc hoàng đế là cấp trên, bạn ra lệnh. Bạn không bao giờ nhận lệnh của bất cứ ai. Một vị hoàng đế không chiến đấu, chỉ có các chiến sĩ chiến đấu thay bạn. Một bậc hoàng đế không phải là một dũng sĩ. Bạn sống thoải mái trong mọi tình huống. Đây là một ẩn dụ. Một người lính phải theo lệnh. Một bậc đại đế sống buông bỏ và tự nhiên. Không ai trên bạn. Mật Tông bảo rằng không có ai cao cấp hơn bạn để bạn phải làm theo lệnh.
Ai là người mà bạn phải tuân lệnh xuyên suốt hằng vô lượng kiếp của bạn? Thông qua ai mà bạn phải là người bắt chước? Không có ai. Bạn sống trong sự buông bỏ và tự nhiên. Một cuộc đời tan chảy. Chỉ có một điều. Xuyên qua tranh đấu, bạn trau dồi thói quen tốt, nhưng chúng vẫn là thói quen, không tự nhiên. Mọi người nói rằng thói quen là thiên tính thứ hai. Có lẽ, nhưng hãy nhớ từ “Thứ hai”. Nó không là sự tự nhiên. Nó có lẽ có vẻ là tự nhiên, nhưng không phải.
Sự khác nhau giữa từ bi chân chánh và từ bi tu dưỡng là gì? Từ bi chân chánh là một đáp ứng. Hoàn cảnh và đáp ứng. Từ bi chân chánh luôn tươi mát. Có chuyện gì xảy đến, và trái tim bạn tan chảy về nó. Một đứa bé bị té ngã, bạn chạy tới để giúp đứa bé đứng lên. Đây là đáp ứng. Từ bi tu dưỡng, là sự phản ứng. Hai danh từ vô cùng đầy ý nghĩa: “Đáp ứng” và “Phản ứng” Đáp ứng là sinh động theo môi trường. Phản ứng là thói quen ăn sâu.
Trong quá khứ, bạn tự bạn trau dồi để giúp đỡ một ai nếu họ té ngã. Bạn chỉ đến giúp. Không có trái tim bên trong. Có người bị chết đuối dưới dòng sông. Bạn nhảy xuống giúp vì bạn được dạy phải hành động như vậy. Bạn được huấn luyện thói quen giúp đỡ, nhưng bạn không liên hệ. Bạn hoàn toàn cách biệt. Trái tim bạn không nơi đó. Bạn không đáp ứng. Bạn không đáp ứng với người sắp bị chết đuối dưới sông. Bạn không đáp ứng theo giây phút.
Bạn chỉ theo một lý tưởng.
Theo một lý tưởng thì hay: Giúp đỡ chúng sinh, người phục vụ cho nhân loại, có lòng từ bi! Bạn có một lý tưởng. Thông qua lý tưởng này, bạn phản ứng. Phát xuất từ quá khứ là tác ý. Nó đã chết.
Khi tình huống tạo nên hành động, bạn đáp ứng với sự tỉnh thức trọn vẹn. Chỉ như vậy, mới có một cái gì đẹp đẽ xảy đến với bạn.
Nếu bạn phản ứng bởi một lý tưởng, khuôn mẫu thói quen cũ, bạn sẽ không lợi lộc gì. Cùng lắm là tự ngã nho nhỏ, không lợi lộc được gì. Có lẽ bạn sẽ bắt đầu khoe khoang là bạn mới cứu được một người sắp bị chết đuối dưới sông. Có lẽ bạn tìm đến xóm chợ, và la lớn “Xem kìa! Tôi đã cứu sống một người!” Tự ngã bạn được một chút lợi lạc. Bạn đã thành tựu một điều tốt, nhưng nó không là lợi lạc. Bạn đánh mất một cơ hội lớn lao để đáp ứng với hoàn cảnh trong bản thể tự nhiên, của sự thanh thoát trong từ bi.
Nếu bạn đáp ứng hoàn cảnh, có một cái gì đó khai hoa trong bạn. Bạn sẽ chắc chắn cảm giác tịch lặng, tịnh tĩnh, một sự gia trì. Mỗi khi có sự đáp ứng, bạn cảm giác nở rộ bên trong. Còn khi có sự phản ứng, bạn tê cứng. Bạn xử sự như một xác chết, hành động máy móc. Phản ứng là xấu, đáp ứng là đẹp.
Phản ứng phát xuất từ tiểu thể, không bao giờ thuộc về Toàn thể. Đáp ứng luôn thuộc về toàn thể: Bạn hoàn toàn lao mình vào dòng sông. Bạn không suy nghĩ. Hoàn cảnh đơn thuần để nó xảy ra.
Nếu cuộc đời của bạn trở thành một cuộc đời phản ứng và tự tại, có một ngày, bạn sẽ giống một vị Phật, nhưng bạn sẽ không trở thành một vị Phật. Bạn sẽ được sơn phết như một vị Phật. Bên trong, bạn là xác chết. Thói quen giết chết sự sống. Thói quen chống đối sự sống.
Mỗi ngày, bạn tạo nên thói quen thức dậy sớm. Năm giờ bạn thức dậy, Tại Ấn, tôi thấy có nhiều người, hằng thế kỷ qua, họ được dạy Brahmamuhurt. Trước khi mặt trời lên là thời gian tốt lành, thánh thiện nhất. Bạn không thể tạo nên thói quen, bởi sự thánh thiện hiện hữu chỉ trong sự đáp ứng sống. Họ thức dậy vào năm giờ sáng, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy trên khuôn mặt họ có hào quang.
Nếu bạn dậy sớm theo đáp ứng. Toàn thể sự sống tỉnh thức chung quanh bạn. Toàn bộ trái đất đang chờ đợi mặt trời. Các ngôi sao đang biến mất. Mọi sự đang ý thức hơn. Trái đất đã ngủ yên. Rừng cây đã ngủ yên. Loài chim đã xếp cánh rồi: Mọi sự đang sẵn sàng. Ngày mới sắp đến, một niềm hoan lạc mới.
Nếu đây là một đáp ứng, bạn thức dậy như loài chim… hót líu lo, ngâm nga: Bạn nhẩy từng bước luân vũ. Nó không là thói quen. Nó không phải là bạn phải thức dậy. Không phải bởi nó được viết trong tạng kinh Ấn Độ rằng nếu bạn là một tín đồ Ấn giáo thuần thành, bạn phải dậy sớm. Nếu bạn tạo nên thói quen này, bạn không nghe được lời chim hót líu lo. Loài chim không được nhắc đến trong mọi kinh tạng. Bạn sẽ không thấy mặt trời lên bởi vì vô nghĩa, bạn chỉ tuân thủ một loại kỷ luật chết.
Thậm chí, có lẽ bạn giận dữ. Có lẽ bạn sẽ chống đối nó, bởi hôm qua bạn đi ngủ trễ. Bạn không cảm giác khỏe lắm để dậy sớm. Bạn chưa sẵn sàng. Bạn mệt mõi. Tối hôm qua, không tốt lắm. Sẽ tốt hơn nếu bạn ngủ thêm được một chút nữa. Bạn mơ quá nhiều. Toàn thân cảm giác lờ phờ. Nhưng không được… mọi kinh điển không chấp thuận. Bạn đã được dạy dỗ từ lúc còn thơ ấu.
Thuở ấu thơ của tôi, nội của tôi ưa thích dậy sớm. Ông sẽ kéo tôi ra khỏi giấc ngủ vào lúc ba giờ sáng. Từ đó, tôi không còn khả năng dậy sớm được nữa. Ông sẽ lôi kéo tôi dậy. Và bên trong tôi nguyền rủa ông. Nhưng tôi không thể làm được gì hết. Ông sẽ bắt tôi đi tản bộ. Tôi buồn ngủ, và tôi phải tản bộ với ông. Ông hủy diệt hết toàn bộ cái đẹp của nó. Sau này, mỗi khi tôi phải thức dậy để tản bộ, tôi không thể nào tha thứ cho ông. Tôi sẽ luôn nhớ ông. Ông hủy hoại… Hằng bao nhiêu năm qua, ông đã lôi kéo tôi… Ông tưởng rằng ông làm điều gì đó tốt. Ông tư duy rằng ông đang giúp đỡ tôi.
Không phải bằng cách đó chớ? Buồn ngủ… và ông lôi kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Con đường thật đẹp. Ban mai thật tuyệt vời, nhưng ông hủy hoại toàn bộ vẻ đẹp. Qua bao nhiêu năm sau, tôi mới phục hồi lại, tản bộ mỗi buổi sáng mà không nhớ đến ông. Nếu không, ký ức của ông tồn tại với tôi. Thậm chí, sau khi ông qua đời rồi, ông theo tôi như bóng với hình qua mỗi sáng bình minh.
Nếu bạn tạo nên một thói quen, nếu bạn muốn bó buộc mình, từ đó, bình minh biến thành xấu xí. Vậy, tốt nhất là nên đi ngủ. Nhưng hãy tự tại! Có ngày, bạn không thể dậy sớm. Không có gì sai hết. Bạn không phạm tội lỗi gì. Nếu bạn cảm giác buồn ngủ, giấc ngủ rất đẹp… Đẹp như bất cứ bình minh nào, và đẹp như lúc mặt trời lên. Giấc ngủ thuộc về sự thiêng liêng cũng như mặt trời vậy. Nếu bạn muốn yên nghỉ nguyên ngày, cũng tốt thôi!
Đây là những gì mà Mật Tông dạy: Con đường Quân Vương… cư xử như một quân vương, không như một người lính. Không có ai cao cấp hơn bạn để bắt buộc bạn và ra lệnh bạn. Thật sự không có cách sống nào khác. Đây là con đường Hoàng Đế. Bạn nên sống giây phút qua từng giây phút, tận hưởng khoảnh khắc qua từng khoảnh khắc. Tự tại là cách sống thiết thực nhất. Hãy sống nó! Hãy sống trong trọn vẹn! Đáp ứng, nhưng đừng phản ứng! Đừng rập theo khuôn mẫu thói quen, nên là phương trình sống!
Tôi không nói rằng nên sống trong sự hỗn loạn. Đừng sống theo thói quen. Có lẽ, chỉ sống tự tại, con đường của sự sống tiến hoá trong bạn… nhưng điều đó không bị ép buộc. Nếu bạn tận hưởng bình minh mỗi ngày, và xuyên qua sự tận hưởng này, bạn thức dậy vào mỗi bình minh, không qua thói quen… và bạn dậy sớm mỗi ngày. Có lẽ bạn dậy sớm suốt cuộc đời bạn, nhưng không qua thói quen.
Bạn không bắt buộc chính bạn dậy sớm. Nó xảy ra… Thật là tuyệt đẹp… Bạn tận hưởng nó… Bạn thích thú với nó… Nếu nó xảy ra bởi vì tình yêu chứ không phải là cách sống. Nó không là một thói quen, không là một điều kiện, không phải do tu dưỡng. Bạn sẽ đầy sinh khí. Không thói quen, bạn sẽ hoàn toàn đầy sinh khí. Mọi thói quen bao bọc chung quanh bạn như vỏ bọc khô cứng. Bạn sẽ bị bao phủ bởi nó. Bạn sẽ bị gói gọn trong nó. Như hạt giống bị nhốt trong cái vỏ của nó. Hãy uyển chuyển!
Các vị thầy Yoga dạy bạn tu dưỡng đối nghịch với tất cả là không tốt. Chiến đấu với Ma vương và thực hành điều thiện. Có sự bạo động… tiêu trừ bạo động bên trong bạn. Trở nên bất bạo động. Tu dưỡng bất bạo động. Luôn thực hành sự đối nghịch và cưỡng ép sự đối nghịch trở thành khuôn mẫu của bạn. Đây là con đường của dũng sĩ… giáo pháp hạ đẳng… Mật Tông là giáo pháp rộng lớn… Tối thượng…

0 Đánh giá

Ads Belove Post