Read more
Powered by RedCircle
Nhiều cách thiền có thể sai. Chẳng hạn, bất kì cách thiền nào dẫn bạn đi sâu vào tập trung, đều sai. Bạn sẽ ngày càng đóng lại hơn là trở nên cởi mở. Nếu bạn làm hẹp tâm thức mình lại, tập trung vào cái gì đó, và bạn loại toàn bộ sự tồn tại ra ngoài và trở thành hướng vào một điểm, nó sẽ tạo ra ngày càng nhiều căng thẳng trong bạn. Do đó có từ ‘chú ý’. Nó có nghĩa là ‘chú tâm vào ý’. Tập trung, chính âm thanh của từ này đã cho bạn cảm giác căng thẳng.
Tập trung có tác dụng của nó nhưng nó không phải là thiền. Trong công việc khoa học - trong nghiên cứu khoa học, trong trong phòng thí nghiệm khoa học - bạn cần tập trung. Bạn phải tập trung vào một vấn đề và loại ra ngoài mọi thứ khác - nhiều đến mức bạn gần như trở thành chẳng chú ý gì đến thế giới còn lại. Chỉ vấn đề mà bạn đang tập trung vào, mới là thế giới của bạn. Đó là lí do tại sao các nhà bác học trở thành đãng trí. Những người tập trung quá nhiều bao giờ cũng trở thành đãng trí vì họ không biết cách vẫn còn để mở với toàn bộ thế giới.
Tôi mới đọc một chuyện tiếu lâm.
“Tôi đem đến đây một con ếch,” một nhà khoa học, một giáo sư động vật học, tươi cười nói: “còn tươi nguyên trong ao, để chúng ta có thể nghiên cứu dáng vẻ bên ngoài của nó rồi sau đó chúng ta sẽ mổ nó.”
Ông ta cẩn thận mở chiếc gói ông mang theo mình và bên trong là một chiếc bánh mì kẹp và dăm bông làm sẵn. Ông giáo sư nhìn vào đó với vẻ hết sức ngạc nhiên “Kì quặc thật!” ông ấy nói, “Tôi nhớ rõ tôi đã ăn trưa rồi mà.”
Điều đó thường xảy ra cho các nhà khoa học. Họ trở nên quan tâm tới mỗi một điểm và toàn bộ tâm trí của họ trở nên hạn hẹp. Tất nhiên, tâm trí hạn hẹp cũng có ích của nó: nó trở nên thấu suốt hơn, nó trở nên tựa như chiếc kim nhọn; nó đâm đúng vào điểm nhắm, nhưng nó làm lỡ cuộc sống vĩ đại bao quanh.
Vị phật không phải là người tập trung; ông ấy là người của nhận biết. Ông ấy không cố làm hẹp lại tâm thức của mình; ngược lại ông ấy chỉ cố loại bỏ tất cả các rào chắn để cho ông ấy trở thành hoàn toàn sẵn có cho sự tồn tại. Quan sát... sự tồn tại là tự phát. Tôi đang nói ở đây và tiếng ồn ào giao thông vẫn tự phát ra. Tầu hoả, chim chóc, gió thổi qua rặng cây - trong khoảnh khắc này toàn bộ sự tồn tại hội tụ lại. Bạn lắng nghe tôi, tôi nói với bạn, và hàng triệu thứ cứ xảy ra - nó cực kì phong phú.
Tập trung làm cho bạn thành hướng vào một điểm với giá rất đắt: chín mươi phần trăm cuộc sống bị cắt bỏ. Nếu bạn đang giải một bài toán, bạn không thể nghe thấy tiếng chim, chúng sẽ là phân tán. Trẻ chơi đùa xung quanh, chó sủa ngoài phố - chúng đều là phân tán. Vì việc tập trung người ta đã cố gắng thoát li cuộc sống - đi lên Himalayas, vào các hang động để được cô lập, để cho họ có thể tập trung vào Thượng đế. Nhưng Thượng đế đâu phải là một vật, Thượng đế là toàn bộ sự tồn tại này, là khoảnh khắc này, Thượng đế là cái toàn thể. Đó chính là lí do tại sao khoa học chẳng bao giờ có thể biết tới được Thượng đế. Chính phương pháp của khoa học là tập trung và bởi vì phương pháp đó mà khoa học chẳng bao giờ biết đến Thượng đế.
Vậy phải làm gì? Lẩm nhẩm mật chú, tiến hành thiền siêu việt (TM) chẳng ích gì. Thiền siêu việt đã trở thành rất quan trọng tại Mĩ bởi cách tiếp cận khách quan, bởi tâm trí khoa học - nó là cách thiền duy nhất mà người ta có thể thực hiện khoa học trên đó. Nó đích thị là tập trung và không phải thiền, cho nên nó thành hiểu được với tâm trí khoa học. Trong các đại học, trong các phòng thí nghiệm khoa học, trong công trình nghiên cứu tâm lí, nhiều điều đã được tiến hành với TM, vì đấy không phải là thiền. Đấy là tập trung, phương pháp tập trung. Nó rơi vào cùng phạm trù tập trung khoa học; có mối nối giữa hai điều này. Nhưng nó chẳng liên quan gì tới thiền cả.Thiền, mênh mông, vô hạn đến mức chẳng nghiên cứu khoa học nào có thể bao quát được nó. Chỉ nếu một người trở thành từ bi, điều đó mới chỉ ra liệu người đó đã đạt tới thiền được hay chưa. Sóng alpha sẽ chẳng có ích gì nhiều lắm vì chúng vẫn chỉ là sản phẩm của tâm trí còn thiền không phải là tâm trí, nó là cái gì đó vượt ra ngoài tâm trí.
Cho nên để tôi nói cho bạn đôi điều cơ bản. Một, thiền không phải là tập trung mà là thảnh thơi - người ta chỉ đơn thuần thảnh thơi trong chính mình. Bạn càng thảnh thơi nhiều, bạn càng cảm thấy chính mình cởi mở, mỏng manh, bạn càng ít cứng nhắc. Bạn càng nhiều linh hoạt, bỗng nhiên sự tồn tại bắt đầu thấm nhuần vào bạn. Bạn không còn giống như tảng đá nữa, bạn có những hoàn cảnh thuận lợi.
Thảnh thơi nghĩa là cho phép bản thân bạn được rơi vào trong trạng thái mà bạn không phải làm gì cả, vì nếu bạn đang làm điều gì đó, căng thẳng sẽ tiếp tục. Đấy là trạng thái vô vi: bạn đơn thuần thảnh thơi và bạn tận hưởng cảm giác thảnh thơi. Thảnh thơi trong bản thân bạn, nhắm mắt và lắng nghe tất cả những gì xảy ra xung quanh. Không cần cảm thấy bất kì cái gì là phân tán cả. Khoảnh khắc bạn cảm thấy nó là phân tán, bạn đã từ chối Thượng đế đấy.
Khoảnh khắc này Thượng đế đến với bạn dưới dạng con chim - đừng chối từ. Ngài đã gõ cửa nhà bạn dưới dạng con chim. Khoảnh khắc tiếp ngài lại đến như con chó sủa, hay như đứa trẻ kêu khóc, hay như người điên cười hô hố. Đừng chối từ; đừng bác bỏ - chấp nhận đi, vì nếu bạn chối từ, bạn sẽ thành căng thẳng. Mọi chối từ đều tạo ra căng thẳng - chấp nhận đi. Nếu bạn muốn thảnh thơi, chấp nhận là cách thức đấy. Chấp nhận bất kì cái gì đang xảy ra xung quanh; để cho nó trở thành một tổng thể hữu cơ. Nó đấy - bạn có thể biết nó hay bạn có thể không biết nó - mọi thứ đều có liên quan lẫn nhau. Chim chóc này, cây cối này, bầu trời này, mặt trời này, trái đất này, bạn này, tôi này, tất cả đều có quan hệ với nhau. Đấy là đơn vị hữu cơ.
Nếu mặt trời biến mất, cây cối sẽ biến theo; nếu cây cối biến mất, chim chóc cũng biến theo; nếu chim chóc và cây cối biến mất, bạn cũng chẳng thể ở đây được, bạn sẽ biến mất. Đây là môi trường sinh thái. Mọi thứ đều có quan hệ sâu sắc với nhau. Cho nên đừng chối bỏ cái gì, vì khoảnh khắc bạn chối bỏ chính là bạn chối bỏ cái gì đó trong bạn. Nếu bạn chối bỏ những con chim đang hót này, cái gì đó bên trong bạn cũng bị chối bỏ.
Nếu bạn thảnh thơi, bạn chấp nhận; chấp nhận sự tồn tại là cách duy nhất để thảnh thơi. Nếu những vật nhỏ quấy rối bạn, chính là thái độ của bạn đang quấy rối bạn đấy. Ngồi im lặng; lắng nghe tất cả những điều đang xảy ra xung quanh, và thảnh thơi. Chấp nhận, thảnh thơi và bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy năng lượng mênh mông dâng lên trong bạn. Và khi tôi nói quan sát, đừng cố quan sát; nếu không bạn sẽ lại trở nên căng thẳng, và bạn sẽ bắt đầu tập trung. Đơn thuần chỉ thảnh thơi, vẫn còn thảnh thơi, thả lỏng, và nhìn... vì bạn còn thể làm được gì khác nữa đây? Bạn có đó, chẳng làm gì cả, mọi thứ đều được chấp nhận. Không vật lộn, không tranh đấu, không xung đột. Bạn đơn thuần quan sát. Nhớ lấy, chỉ quan sát thôi.138
Thiền không phải là nội quan
Nội quan là việc suy nghĩ về bản thân bạn. Tự nhớ không phải là suy nghĩ chút nào: đấy là việc trở nên nhận biết về bản thân bạn. Khác biệt khá tinh tế nhưng rất lớn. Các nhà tâm lí học phương Tây nhấn mạnh vào nội quan còn các nhà tâm lí học phương Đông nhấn mạnh vào tự nhớ. Khi bạn nội quan, bạn làm gì? Chẳng hạn, bạn đang giận: bạn bắt đầu nghĩ về cơn giận, nó sinh ra thế nào. Bạn bắt đầu phân tích tại sao nó lại sinh ra. Bạn bắt đầu phán xét liệu như thế nó là tốt hay xấu. Bạn bắt đầu biện luận rằng bạn đã cáu bởi vì tình huống là như vậy.
Bạn nghiền ngẫm về cơn giận, bạn phân tích cơn giận, nhưng tiêu điểm của chú ý vẫn là vào cơn giận, không phải vào cái ta. Toàn bộ ý thức của bạn đều tập trung vào cơn giận: bạn đang quan sát, phân tích, liên kết, nghĩ ngợi về nó, cố hình dung ra cách né tránh, cách gạt bỏ nó, cách không phạm lại nó lần nữa. Đây là quá trình suy nghĩ.
Bạn sẽ đánh giá nó là “xấu” vì nó có tính phá hoại. Tâm lí học phương Đông nói, “Nhận biết. Đừng cố phân tích cơn giận, không cần đâu. Chỉ nhìn vào nó, nhưng nhìn có nhận biết. Chớ bắt đầu suy nghĩ.” Trong thực tế nếu bạn bắt đầu nghĩ, việc suy nghĩ sẽ trở thành rào chắn cho việc nhìn vào cơn giận. Thế thì việc nghĩ sẽ chộp lấy nó. Thế thì việc nghĩ sẽ tựa như đám mây bao quanh nó; sáng tỏ sẽ bị mất. Đừng nghĩ chút gì cả. Ở trong trạng thái vô suy nghĩ, và nhìn.
Khi thậm chí không có đến một gợn sóng suy nghĩ giữa bạn và cơn giận, cơn giận bị đương đầu, bị đón gặp. Bạn không mổ xẻ nó. Bạn không bận tâm đi về ngọn nguồn của nó, vì ngọn nguồn là trong quá khứ. Bạn không đánh giá nó, vì khoảnh khắc bạn đánh giá nó, suy nghĩ sẽ bắt đầu. Bạn không đưa ra bất kì lời thề nào rằng “Tôi sẽ không gây ra nó nữa,” vì lời thề đó sẽ dẫn bạn vào tương lai. Trong nhận biết bạn vẫn còn với cảm giác về giận dữ, chính ngay ở đây bây giờ. Bạn không quan tâm tới việc thay đổi nó, bạn không quan tâm tới việc suy nghĩ về nó - bạn quan tâm tới việc nhìn trực tiếp vào nó, mặt đối mặt, trực diện. Thế thì đấy là tự nhớ.
Và điều này là cái đẹp của nó: rằng nếu bạn có thể nhìn vào cơn giận, nó sẽ biến mất. Nó không chỉ biến đi trong khoảnh khắc đó - chính sự biến mất của nó bởi cái nhìn sâu sắc của bạn lại đem cho bạn chìa khoá – không cần phải dùng đến ý chí nữa, không cần phải ra bất kì quyết định gì cho tương lai, và cũng chẳng cần gì phải đi tới ngọn nguồn nguyên thuỷ nơi nó tới nữa. Điều đó không cần thiết. Bây giờ bạn đã có chìa khoá: nhìn vào cơn giận, và cơn giận biến mất. Và cái nhìn này có mãi mãi. Bất kì cơn giận nào có đó, bạn đều có thể nhìn; thế thì việc nhìn này trưởng thành sâu sắc hơn.
Có ba giai đoạn của việc nhìn. Thứ nhất, khi cơn giận đã xảy ra và đã qua; dường như bạn nhìn vào cái đuôi biến mất - con voi đã đi qua; chỉ cái đuôi còn lại đó. Khi cơn giận đã có đấy, bạn đã tham dự sâu sắc trong nó đến mức bạn thực sự không nhận biết. Khi cơn giận gần như đã biến đi, chín mươi chín phần trăm đã qua - chỉ một phần trăm, phần cuối cùng của nó, là đang diễn ra, đang tan biến vào trong đường chân trời xa xa - thế thì bạn mới trở nên nhận biết. Đây là trạng thái đầu tiên của nhận biết - tốt, nhưng không đủ. Trạng thái thứ hai là khi con voi có đó - không phải cái đuôi - khi tình huống đang chín muồi. Bạn đang thực sự giận dữ tại đỉnh, đang sôi lên, đang bùng ra - thế thì bạn trở nên nhận biết.
Thế rồi vẫn còn trạng thái thứ ba: cơn giận còn chưa tới, nó vẫn đang tới - không phải cái đuôi mà là cái đầu. Nói chỉ mới đi vào vùng ý thức và bạn đã trở nên nhận biết, thế thì con voi sẽ chẳng bao giờ vật chất hoá ra nữa. Bạn đã giết chết nó trước khi nó được sinh ra. Đó là việc kiểm soát sinh thành. Hiện tượng này đã không xảy ra; thế thì nó chẳng để lại dấu vết gì.139
0 Đánh giá