Read more
Đó là điều Phật nói:
thực
hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được;
Và nếu bạn muốn nói điều gì đó, nói điều không thể được nói
đi. Diễn đạt cái không thể diễn đạt được đi. Phỏng có ích gì mà nói điều có thể
được nói? - bất kì ai cũng biết chúng, mọi người đều biết chúng. Nếu bạn thực sự
muốn diễn đạt cái gì đó, diễn đạt cái không thể diễn đạt được.
Cách diễn đạt cái không thể diễn đạt được là gì? Nó có thể được diễn đạt chỉ qua việc hiện hữu. Lời là quá hạn hẹp. Nó chỉ có thể được diễn đạt bằng sự tồn tại của bạn, bằng sự hiện diện của bạn - trong bước đi của bạn, trong ngồi của bạn, trong đôi mắt bạn, trong điệu bộ của bạn, trong cái chạm của bạn, trong từ bi của bạn, trong tình yêu của bạn. Cách bạn hiện hữu - nó có thể được diễn đạt qua điều đó.
Phật nói, nhưng điều đó không phải bản chất lắm. Điều bản chất
hơn là hiện hữu của ông ấy, là ông ấy đang có đó. Qua việc nói của mình, ông ấy
cho phép bạn được sống cùng ông ấy. Việc nói chỉ là để thuyết phục bạn. Bởi vì
sẽ khó cho bạn trong im lặng cùng vị Phật. Ông ấy phải nói, bởi vì nếu ông ấy
nói, bạn cảm thấy rằng mọi thứ đều tốt, bạn có thể nghe. Nếu ông ấy không nói,
làm sao bạn sẽ nghe được? Bạn không biết cách nghe khi không ai nói. Bạn không
biết cách nghe điều không thể được diễn đạt.
Nhưng dần dần, sống quanh một thầy, một phật, một Jesus, dần
dần bạn sẽ bắt đầu hấp thu tâm linh của người đó. Dần dần, mặc bạn, sẽ có những
khoảnh khắc mà bạn sẽ thảnh thơi, và không chỉ điều ông ấy đang nói sẽ đạt tới
trong tim bạn, mà điều ông ấy đang hiện hữu cũng sẽ thấm vào. Và với ông ấy,
toàn thể chiều hướng của việc xảy ra mở ra. Đó là nghĩa của satsang - ở trong
hiện diện của thầy.
...và
để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Và Phật nói có kỉ luật mà không phải là kỉ luật. Thông thường
chúng ta nghĩ về kỉ luật cứ dường như ai đó khác đang cố gắng áp kỉ luật cho bạn.
Kỉ luật mang hàm nghĩa rất xấu - cứ dường như bạn đang bị ép vào kỉ luật, cứ dường
như bạn chỉ vâng lời. Trung tâm đang áp kỉ luật lên bạn là ở ngoài bạn.
Phật nói đó không phải là kỉ luật đâu, đó là việc buông bỏ sự
nô lệ. Hãy tự do, không cần phải theo kỉ luật từ bất kì nguồn bên ngoài nào. Trở
nên tỉnh táo, để cho kỉ luật bên trong nảy sinh trong bạn. Trở nên có trách nhiệm,
để cho bất kì điều gì bạn làm thì bạn làm với trật tự nào đó, hài hoà nào đó
trong nó; để cho bản thể bạn không là sự hỗn loạn, để cho bản thể bạn không
trong đống lộn xộn.
Cho nên có hai kiểu kỉ luật: một, kỉ luật có thể bị ép buộc
từ bên ngoài. Đó là điều các chính khách cứ làm, các tu sĩ cứ làm, cha mẹ cứ
làm. Và có một kỉ luật có thể được gợi lên trong bạn - điều đó có thể được thực
hiện chỉ bởi các bậc thầy. Họ không áp đặt kỉ luật nào lên bạn, họ làm cho bạn
đơn giản nhận biết hơn để cho bạn có thể tìm ra kỉ luật riêng của mình.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, 'Sao thầy không cho chúng tôi kỉ
luật nào đó? Ăn cái gì, không ăn cái gì. Khi nào dậy buổi sáng và khi nào đi ngủ.'
Tôi không cho bạn những kỉ luật như vậy đâu, bởi vì bất kì kỉ luật nào tới từ
bên ngoài cũng đều mang tính phá hoại.
Tôi cho bạn chỉ một kỉ luật thôi - điều Phật gọi là kỉ luật
của cõi bên kia, kỉ luật của siêu việt.
Tôi cho bạn chỉ một kỉ luật và đó là kỉ luật của nhận biết.
Nếu bạn nhận biết, bạn sẽ thức dậy đúng lúc. Khi thân thể được nghỉ ngơi, bạn sẽ
dậy. Khi bạn nhận biết, bạn sẽ ăn chỉ cái được cần, bạn sẽ ăn chỉ cái ít hại nhất
cho bạn và cho người khác. Bạn sẽ ăn chỉ cái không dựa trên bạo hành. Nhưng nhận
biết sẽ là nhân tố quyết định.
Bằng không bạn có thể bị ép buộc để trở nên vâng lời, nhưng
sâu bên dưới bạn cứ mang tính nổi dậy. Tôi đã nghe một câu chuyện thời thế chiến
thứ hai.
Một trung sĩ và một binh nhì bị buộc tội đá viên đại tá. Khi
được hỏi về lời giải thích, viên trung sĩ đáp, "Thế này, thưa ngài, viên đại
tá đi quanh góc thì tôi đang tập thể dục chạy tới. Tôi chỉ đi đôi giày đế mềm,
ông ấy đi giầy ống, và ông ấy dẫm lên ngón chân tôi. Tôi sợ bị đau, thưa ngài,
tới mức tôi đã bất ngờ đá lên - và trước khi tôi nhận ra đó là ai, thưa ngài.'
'Tôi biết rồi,' viên sĩ quan trật tự nói. 'Thế về lính của
anh thì sao?'
Với điều này viên binh nhì đáp, 'Tôi thấy viên trung sĩ đá
viên đại tá, thưa ngài. Cho nên tôi tự nhủ mình, "Chiến tranh chắc phải chấm
dứt rồi, cho nên tôi cũng có thể đá".'
Bất kì khi nào ai đó áp đặt kỉ luật lên bạn, sâu bên dưới bạn
không bằng lòng, sâu bên dưới bạn chống lại nó. Bạn có thể tuân theo nó, nhưng
bạn bao giờ cũng tuân một cách ngần ngại. Và đó là cách nó phải vậy, bởi vì
thôi thúc sâu sắc nhất trong con người là vì tự do, vì moksha.
Được tự do là việc tìm kiếm. Suốt nhiều thế kỉ, trong hàng
nghìn năm, trong nhiều kiếp sống, chúng ta đã từng tìm kiếm cách được tự do.
Cho nên bất kì khi nào ai đó tới - cho dù là vì chính bạn, vì điều tốt cho
riêng bạn - và áp đặt cái gì đó lên bạn, bạn vẫn chống lại. Điều đó chống lại bản
tính con người, điều đó chống lại định mệnh con người.
Phật nói không có nhu cầu phải vâng lời ai đó khác; bạn phải
tìm ra nhận biết riêng của mình - vâng theo nó. Nhận biết! - đó là kinh sách
duy nhất. Nhận biết! - đó là người thầy duy nhất. Nhận biết! - và không cái gì
có thể đi sai được. Nhận biết đem tới kỉ luật riêng của nó như cái bóng. Và thế
thì kỉ luật này là đẹp. Thế thì nó không như cảnh nô lệ, thế thì nó giống như sự
hài hoà. Thế thì nó không phải dường như bị ép buộc, thế thì nó là việc nở hoa
từ bản thể riêng của bạn, việc nở hoa.
và để
được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Mọi người thường tìm ai đó để bảo cho họ điều phải làm - bởi
vì họ sợ tự do của mình, bởi vì họ không biết rằng họ có thể dựa vào cội nguồn
riêng của họ, bởi vì họ không tự tin, bởi vì họ bao giờ cũng được ai đó khác bảo
cho điều phải làm, cho nên họ đã trở nên bị nghiện với điều đó. Họ tìm kiếm
hình ảnh người cha trong cả đời mình. Thượng đế của họ cũng là cha, không gì
khác. Thượng đế đó là giả, chính là người cha. Và việc tìm kiếm hình ảnh người
cha là phản cuộc sống.
Bạn phải học cách tự do khỏi mọi hình ảnh người cha. Bạn phải
học cách là bản thân mình. Bạn phải học cách nhận biết và có trách nhiệm. Chỉ
thế thì bạn mới bắt đầu lớn lên. Trưởng thành bao giờ cũng là trưởng thành hướng
tới tự do. Chưa trưởng thành bao giờ cũng là một loại phụ thuộc và sợ tự do.
Đứa trẻ là phụ thuộc, điều đó là được, điều đó có thể hiểu
được. Nó bất lực. Nhưng tại sao cả đời bạn vẫn còn là đứa trẻ? Đó là cuộc cách
mạng Phật đã đem vào trong thế giới. Ông ấy là một trong những nhà tư tưởng nổi
dậy nhất của thế giới. Ông ấy ném bạn về với chính mình. Điều đó là nguy hiểm,
nhưng ông ấy nhận nguy cơ đó. Và ông ấy nói rằng mọi người đều phải nhận lấy
nguy cơ đó. Có mọi khả năng bạn có thể đi lạc lối - nhưng cuộc sống là rủi ro.
Đi lạc lối theo cách riêng của bạn còn tốt hơn là đi theo ai
đó khác. Bị lạc mãi mãi và là bản thân mình còn tốt hơn là đạt tới cõi trời như
bản sao, như kẻ bắt chước. Thế thì cõi trời của bạn sẽ không là gì ngoài nhà
tù. Và nếu bạn đã chọn địa ngục riêng của mình theo cách riêng của mình, từ tự
do của riêng mình, thì địa ngục của bạn cũng sẽ là cõi trời - bởi vì tự do là
cõi trời.
Bây giờ bạn sẽ thấy khác biệt giữa Ki tô giáo và Phật giáo.
Ki tô giáo nói Adam bị đuổi bởi vì anh ta đã không vâng lời thượng đế. Phật nói
vâng theo mỗi bản thân mình, không có thượng đế khác để mà phải tuân theo. Ki
tô giáo gọi không vâng lời là tội lỗi nguyên thuỷ, còn Phật gọi vâng lời là tội
lỗi nguyên thuỷ. Khác biệt cực kì lớn. Phật là người giải thoát, Ki tô giáo đã
tạo ra tù túng cho toàn thể nhân loại.
Giải thoát của Phật là thuần khiết. Ông ấy dạy bạn nổi dậy,
nhưng nổi dậy của ông ấy không phải là nổi dậy chính trị. Ông ấy dạy bạn nổi dậy
với trách nhiệm, với nhận biết. Nổi dậy của ông ấy không phải là phản ứng. Bạn
có thể vâng lời, bạn có thể không vâng lời. Phật đang nói gì? Phật đang nói đừng
vâng lời, đừng không vâng lời - bởi vì không vâng lời lại là được ước định bởi
ai đó khác. Bạn cứ làm điều gì đó bởi vì cha bạn nói không làm điều đó, nhưng
ông ấy lại thao túng bạn theo cách tiêu cực. Bạn cứ làm điều gì đó bởi vì xã hội
nói đừng làm điều đó, nhưng xã hội đang xác định điều bạn phải làm.
Phật nói nổi dậy không phải là phản ứng. Nó không là nô lệ
không là phản ứng, không là vâng lời cũng không là không vâng lời. Nó là kỉ luật
bên trong. Nó là kỉ luật, nó là trật tự vô cùng, nhưng nó tới từ cốt lõi bên
trong của bạn. Bạn quyết định nó.
Chúng ta cứ đổ trách nhiệm lên người khác. Điều đó dễ dàng
hơn. Bạn bao giờ cũng có thể nói rằng bố bạn nói làm điều đó, cho nên bạn đã
làm nó - bạn không chịu trách nhiệm. Bạn bao giờ cũng có thể nói lãnh đạo đã
nói phải làm điều đó, cho nên bạn đã làm - bạn không chịu trách nhiệm. Toàn thể
đất nước định làm điều đó, định đi vào chiến tranh và giết hại các nước khác -
bạn đã làm điều đó bởi vì bạn đơn giản vâng theo mệnh lệnh, bạn đơn giản vâng lời.
Khi các đồng sự của Adolf Hitler bị bắt sau thế chiến thứ
hai, họ tất cả đều thú nhận trước toà rằng họ không có trách nhiệm, họ đơn giản
tuân theo mệnh lệnh. Bất kì mệnh lệnh nào được trao cho, họ đều vâng theo. Nếu
mệnh lệnh được trao, 'Giết một triệu người Do Thái!' thì họ giết. Họ đơn giản
tuân theo mệnh lệnh, họ đơn giản vâng lời. Họ không chịu trách nhiệm.
Bây giờ nhìn và quan sát: bạn có thể đơn giản cố gắng tìm ra
ai đó, người nói 'làm cái này', để cho bạn có thể đổ trách nhiệm lên người đó.
Nhưng đây không phải là cách thức - đổ trách nhiệm lên bất kì ai khác. Cuộc sống
là của bạn và trách nhiệm là của bạn.
Nếu bạn hiểu Phật, thế giới sẽ hoàn toàn khác. Thế thì không
thể có thêm bất kì Hitler nào nữa, thế thì không thể có thêm chiến tranh nào nữa
- bởi vì không thể có bất kì việc vâng theo từ bên ngoài, và mọi người có trách
nhiệm sẽ nghĩ theo cách riêng của mình. Không phải 'người Hindu đang giết người
Mô ha mét giáo, cho nên mình phải giết'; không phải 'người Mô ha mét giáo đang
đốt đền chùa, cho nên tôi phải đốt bởi vì tôi là người Mô ha mét giáo.' Từng cá
nhân nên trở thành ánh sáng lên bản thân mình, và người đó nên quyết định -
không như người Mô ha mét giáo, không như người Ki tô giáo, không như người Ấn
Độ, không như người Pakistan; người đó nên quyết định theo ý thức riêng của
mình; không theo bất kì cái gì khác. Đây là điều Phật gọi là kỉ luật bên ngoài
kỉ luật.
Đây là định nghĩa về người tôn giáo: Người suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; người thực hành hành vi không thể làm được; người nói điều không thể diễn đạt được, không thể tả được; và người đó thực hành kỉ luật ở bên ngoài kỉ luật.Những người hiểu điều này là gần; những người bị lẫn lộn là xa.
Nếu bốn điều này mà được hiểu, bạn là gần với chân lí. Nếu bạn không hiểu thế thì bạn ở xa với chân lí.
Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục. Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Những người hiểu điều đó là gần... Bây giờ để điều này là tiêu chí cho bạn - bạn có thể đánh giá. Để điều này là hòn đá thử cho trưởng thành của bạn. Nếu bạn cảm thấy bốn điều này đang xảy ra trong cuộc sống của mình - tuy nhiên, theo bất kì số lượng nào... có thể là số lượng rất nhỏ, nhưng nếu chúng đang xảy ra, thế thì bạn đang trên đường đúng. Nếu bạn đi xa khỏi bốn điều này, bạn đang đi xa khỏi con đường, khỏi pháp, khỏi Đạo.
Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục.
Chân lí tối thượng không bị giới hạn bởi bất kì cái gì mà bạn có thể thấy, cái bạn có thể sờ. Nó không phụ thuộc vào giác quan của bạn. Chân lí tối thượng không là vật chất, nó là phi vật chất. Nó không trần tục. Nó không thể bị bất kì cái gì gây ra. Đó là lí do tại sao nó không bao giờ có thể trở thành một phần của khoa học.
Bạn có thể trộn lẫn hidro và ô xi và bạn có thể tạo ra nước ở đó. Không có cách nào để tạo ra cực lạc theo cách đó. Không có cách nào để làm ra thượng đế theo cách đó. Không có cách nào để làm ra chân lí theo cách đó. Bạn có thể phá huỷ nước bằng việc phân tách hidrô và ô xi, bạn có thể tạo ra nước bằng việc trộn lẫn hidrô và ô xi, nhưng không có cách nào để phá huỷ chân lí hay để tạo ra nó. Nó là không được tạo ra.
Nó không phải là dây chuyền nhân quả. Bạn không thể tạo ra được nó; nó đã có đó rồi. Bạn không thể phá huỷ nó, bởi vì bạn là nó. Nó là chính cuộc sống này. Bạn chỉ có thể làm một điều thôi - hoặc là bạn có thể nhắm mắt lại với nó, hoặc là bạn có thể quên nó đi, bạn có thể trở nên tuyệt đối quên lãng về nó, hay bạn có thể nhớ, thấy, nhận ra.
Nếu bạn bị mất hút vào quá nhiều việc làm, tham vọng, giầu có, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, thế thì bạn sẽ mất dấu vết của chân lí mà bao giờ cũng ở bên cạnh bạn - chỉ ngay góc kia thôi, chỉ trong tầm với - nhưng bạn đang quay lưng mình về nó.
Hay bạn có thể cho phép nó. Nếu bạn trở nên mang tính thiền thêm chút ít và ít tham vọng hơn, nếu bạn trở nên mang tính tôn giáo thêm chút ít và ít chính trị đi, nếu bạn trở nên thanh cao hơn chút ít và ít trần tục hơn, nếu bạn bắt đầu đi vào bên trong hơn đi ra bên ngoài, nếu bạn bắt đầu trở nên tỉnh táo hơn chút ít so với ngủ, nếu bạn đi ra khỏi trạng thái say sưa của mình, nếu bạn đem chút ít ánh sáng vào trong bản thể mình, thế thì... thế thì bạn sẽ ở gần, gần nhà. Bạn chưa bao giờ ở xa cả. Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi, được siêu việt lên. Thế thì bạn sẽ sống theo cách hoàn toàn khác; một phẩm chất mới sẽ có đó trong cuộc sống của bạn mà không có gì liên quan tới việc làm của bạn, cái là món quà, là phúc lành.
Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Nhìn vào trong nó trong một khoảnh khắc thôi, lại gần nó cho dù một li, và nó là của bạn, và nó bao giờ cũng là của bạn.
Đây là nghịch lí của siddhanta. Đây không phải là học thuyết, đây là việc nhận ra của Phật. Ông ấy đơn giản cố gắng chia sẻ việc nhận ra của mình với bạn. Ông ấy không làm sâu sắc triết lí hay hệ thống các ý nghĩ. Ông ấy đơn giản chỉ tới mặt trăng, thực tại.
Đừng nhìn vào ngón tay đang trỏ của ông ấy, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ; bạn sẽ trở thành Phật tử. Nhìn vào trăng mà ngón tay này đang trỏ tới. Quên hoàn toàn ngón tay đi và nhìn vào trăng và bạn sẽ trở thành vị phật.
Đây là vấn đề mà nhân loại phải giải quyết. Trở thành người Ki tô giáo dễ hơn rất nhiều việc trở thành một Christ, trở thành một Phật tử dễ hơn rất nhiều việc trở thành vị phật, nhưng thực tại chỉ được biết tới bởi việc trở thành một Christ hay một Phật. Bằng việc trở thành người Ki tô giáo hay Phật tử bạn lại trở thành bản sao. Đừng xúc phạm bản thân mình theo cách đó. Có chút ít kính trọng bản thân mình đi. Đừng bao giờ là người Ki tô giáo và đừng bao giờ là Phật tử và đừng bao giờ là người Hindu. Là tâm thức không xác định, không bị chặn, không động cơ. Nếu bạn có thể làm được điều đó, tất cả những cái khác sẽ theo sau theo cách riêng của nó.
0 Đánh giá