1001 Điều Nghịch Lí (0007) Học thuyết luôn nhất quán, còn chân lí thì ngược đời

1001 Điều Nghịch Lí (0007) Học thuyết luôn nhất quán, còn chân lí thì ngược đời

Price:

Read more



Phật nói:
Học thuyết của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; để thực hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được; và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật. Những người hiểu điều này là gần; những người bị lẫn lộn là xa. Đạo ở bên ngoài lời và việc diễn đạt, không bị giới hạn bởi bất kì cái gì trần tục. Mất cái nhìn về nó chỉ một li thôi hay mất nó trong một khoảnh khắc thôi, và chúng ta xa khỏi nó mãi mãi.
Lời kinh này là một trong những lời quan trọng nhất, một trong những lời rất trung tâm của thông điệp của Phật. Chính điều bản chất của thông điệp của ông ấy có đó tựa như hạt mầm. Kiên nhẫn đi cùng tôi vào trong nó, cố hiểu nó. Bởi vì nếu bạn hiểu câu mật chú này, bạn đã hiểu tất cả mọi điều Phật muốn bạn hiểu. Nếu bạn bỏ lỡ câu mật chú này, bạn bỏ lỡ tất cả.
Phật nói:
Học thuyết của ta là để suy nghĩ ý nghĩ không thể nghĩ được; để thực hành hành vi không làm được; để nói bài nói không diễn đạt được; và để được huấn luyện trong kỉ luật vượt ra ngoài kỉ luật.
Việc chọn từ 'học thuyết' là điều không may, nhưng có những khó khăn trong việc dịch. Phật phải đã dùng từ sid-dhan-ta. Nó có nghĩa hoàn toàn khác. Thông thường nó được dịch là học thuyết; nó không nên được dịch như vậy. Nhưng vấn đề là ở chỗ trong tiếng Anh không có từ tương đương với sid-dhan-ta. Cho nên tôi sẽ phải giải thích nó cho bạn.
Học thuyết là một lí thuyết logic nhất quán. Còn sid-dhan-ta chẳng có liên quan gì tới logic, lí thuyết, nhất quán cả. Sid-dhan-ta là việc nhận ra, sid-dhan-ta là kinh nghiệm. Học thuyết mang tính trí tuệ, sid-dhan-ta mang tính tồn tại. Bạn có thể làm ra học thuyết mà không bị biến đổi bởi nó. Bạn có thể làm ra học thuyết vĩ đại mà thậm chí không bị nó chạm tới. Nhưng nếu bạn muốn đạt tới sid-dhan-ta thì bạn sẽ phải được biến đổi toàn bộ, bởi vì nó sẽ là tầm nhìn về một con người khác toàn bộ.
Từ sid-dhan-ta nghĩa là việc khẳng định về người đã trở thành một siddha, người đã đạt tới, người đã đi tới - tuyên bố của người đó. Bạn có thể là triết gia vĩ đại, bạn có thể hình dung ra nhiều thứ về mặt trí tuệ, bạn có thể tổng hợp các suy diễn của mình, và bạn có thể làm ra qui tắc suy diễn rất logic, nhất quán, có vẻ gần như chân lí, nhưng lại không phải là chân lí. Nó được tâm trí bạn chế tạo ra. Học thuyết là nhân tạo; sid-dhan-ta chẳng liên quan gì tới con người và nỗ lực của con người. Sid-dhan-ta là tầm nhìn - bạn chợt nảy ra nó trong óc.
Chẳng hạn, người mù có thể nghĩ về ánh sáng và có thể cố gắng hình dung ra nó tất cả là gì. Người đó thậm chí có thể nghe các chuyên luận lớn lao về ánh sáng và người đó có thể làm ra ý tưởng nào đó về nó - nó là gì. Nhưng người đó sẽ vẫn ở xa với ánh sáng như người đó trước đây. Người đó thậm chí có thể giải thích chi tiết học thuyết về ánh sáng, người đó có thể giải thích vật lí của ánh sáng, người đó có thể giải thích cấu trúc của nó. Người đó có thể đi sâu vào các thành tố của ánh sáng, người đó có thể nói, người đó có thể viết, người đó có thể viết luận án tiến sĩ về nó, bản luận văn. Người đó có thể được đại học công bố là tiến sĩ, bởi vì người đó đã làm sâu sắc một học thuyết - nhưng dầu vậy người đó vẫn không biết ánh sáng là gì. Người đó không có mắt để thấy.
Sid-dhan-ta là cái bạn đã thấy, cái đã được hiển lộ cho bạn, cái đã trở thành kinh nghiệm riêng của bạn, cái bạn đã đương đầu. Học thuyết gần như là tưởng tượng, nó không thực. Học thuyết gần như bao giờ cũng được vay mượn. Bạn có thể che giấu vay mượn của mình theo nhiều cách - những cách tinh tế, tinh ranh. Bạn có thể phát biểu lại, bạn có thể lấy từ nhiều nguồn và bạn có thể tái thu xếp mọi thứ, nhưng học thuyết là thứ vay mượn - chẳng cái gì nguyên bản trong nó.
Siddhanta là tuyệt đối nguyên bản, mới. Nó là kinh nghiệm đích thực của bạn. Bạn đã đi tới thấy thực tại là gì. Nó là cảm nhận tức khắc, nó là phúc lành, nó là ân huệ, nó là sự trọng đãi, món quà. Bạn đã đạt tới và bạn đã thấy chân lí là gì. Phát biểu về việc nhận ra là sid-dhan-ta. Làm sâu sắc học thuyết là một điều; cho cách diễn đạt về sid-dhan-ta là khác toàn bộ.
Tôi đã nghe:
Có lần Mulla Nasruddin nói chuyện với vài người bạn của mình. Anh ta kể cho các bạn thân của mình về kì nghỉ tuyệt vời mà anh ta và gia đình đã có ở Mĩ.
'Đó là một nước kì diệu,' anh ta kêu lên. 'Không đâu trên thế giới này, người lạ lại được đối xử tốt thế. Bạn bước đi trên phố và bạn gặp một anh chàng ăn vận trang nhã với nhiều đô la. Anh ta ngả mũ chào và mỉm cười với bạn, và bạn cùng nói chuyện. Anh ta mời bạn vào chiếc xe lớn của anh ta, và chỉ cho bạn xem thành phố. Anh ta chiêu đãi bạn bữa tối ngon lành, rồi đưa bạn tới nhà hát. Bạn có nhiều thức ăn ngon và đầy đồ uống, và anh ta mời bạn về nhà anh ta và bạn ngủ ngon lành cả đêm. Sáng hôm sau...
'Cái gì, Nasruddin,' một thính giả nói, 'tất cả điều này thực sự xảy ra cho anh chứ?'
'Không, không đích xác thế, nhưng nó tất cả đã xảy ra cho vợ tôi,' Nasruddin nói.
Học thuyết là cái đã xảy ra cho ai đó khác. Bạn đã nghe nói về nó. Nó đã không xảy ra cho bạn - nó được vay mượn, bẩn, xấu. Sid-dhan-ta mới trong trắng.
Học thuyết là mãi dâm. Nó đã đi qua nhiều tâm trí, qua tay nhiều người. Nó giống như tiền bẩn; nó cứ thay đổi chủ nhân. Sid-dhan-ta là cái gì đó tuyệt đối tươi tắn. Nó chưa bao giờ xảy ra trước đây, nó sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa. Nó đã xảy ra cho bạn. Sid-dhan-ta mang tính cá nhân sâu sắc, nó là tầm nhìn cá nhân về thực tại.
Điều đã xảy ra cho Phật là sid-dhan-ta - điều các Phật tử đề xuất là học thuyết. Điều đã xảy ra cho Christ là sid-dhan-ta - điều người Ki tô giáo nói tới là học thuyết. Điều đã xảy ra cho Krishna là sid-dhan-ta điều người Hindu cứ ba hoa là học thuyết. Điều tôi đang nói với bạn là sid-dhan-ta - nếu bạn đi và lặp lại điều đó, nó sẽ là học thuyết. Đó là lí do tại sao tôi nói đó là việc chọn từ rất không may để đặt vào mồm Phật.
Học thuyết của ta là để suy nghĩ... Không, để nó là: Sid-dhan-ta của ta là để suy nghĩ, việc nhận ra của ta là để suy nghĩ, hiểu biết riêng của ta là để suy nghĩ... Ông ấy không đề nghị một lí thuyết, ông ấy đơn giản diễn đạt một kinh nghiệm.
Thêm vài điều nữa trước khi chúng ta đi vào trong lời kinh này.
Sid-dhan-ta theo chính bản chất của nó mang tính ngược đời - nó phải như thế, bởi vì cuộc sống mang tính ngược đời. Nếu bạn thực sự đã kinh nghiệm điều đó, thế thì bất kì điều gì bạn thấy và nói cũng đều sẽ mang tính ngược đời. Cuộc sống bao gồm những mâu thuẫn. Chúng ta gọi chúng là mâu thuẫn; cuộc sống không gọi chúng là mâu thuẫn. Chúng là những phần bù. Ngày và đêm nhảy múa cùng nhau, yêu và ghét đi tay trong tay. Chúng ta gọi chúng là mâu thuẫn - trong cuộc sống chúng không phải vậy. Cuộc sống là lớn lao và bao la, mênh mông. Nó bao hàm tất cả mọi mâu thuẫn vào trong nó; chúng là các phần bù.
Khi một người đã nhận ra, bất kì điều gì người đó nói cũng đều sẽ có hương vị của ngược đời. Đó là lí do tại sao tất cả các khẳng định tôn giáo vĩ đại đều mang tính ngược đời. Chúng có thể ở trong Vedas, trong Upanishads, trong Koran, trong Kinh Thánh, trong Đại Đức Kinh. Bất kì nơi đâu, bất kì khi nào bạn tìm thấy chân lí, bạn sẽ thấy nó mang tính ngược đời - bởi vì chân lí phải mang tính toàn bộ; tính toàn bộ là tính ngược đời.
Học thuyết không bao giờ mang tính ngược đời, học thuyết cực kì nhất quán - bởi vì học thuyết không lo nghĩ về thực tại. Học thuyết lo nghĩ về việc nhất quán. Nó không biết tới thực tại. Nó là trò chơi tâm trí, và tâm trí lại rất, rất logic. Và tâm trí nói đừng cho phép mâu thuẫn nào trong nó. Tâm trí nói nếu bạn nói về ánh sáng thế thì đừng nói về bóng tối bởi vì điều đó sẽ không nhất quán. Quên bóng tối đi. Tâm trí cố gắng chứng minh rằng cuộc sống là không mâu thuẫn, bởi vì đó là chọn lựa của tâm trí.
Tâm trí rất sợ mâu thuẫn, trở nên rất lung lay khi nó bắt gặp mâu thuẫn. Nó khăng khăng vào hình mẫu riêng của nó. Tâm trí mang tính logic, cuộc sống thì không. Cho nên nếu bạn tìm thấy cái gì đó rất logic, hãy đề phòng - cái gì đó phải sai trong nó. Nó phải không là một phần của cuộc sống, nó phải là nhân tạo.
Mọi thứ do thượng đế làm đều mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao mọi người cứ tranh cãi về thượng đế. Tại sao, nếu ông ấy yêu con người nhiều thế, thì tại sao ông ấy lại tạo ra cái chết? Tâm trí thấy rất khó chấp nhận ý tưởng rằng Thượng đế đã tạo ra cuộc sống cũng tạo ra cái chết. Nếu đấy là tuỳ ở bạn, nếu như bạn là người làm ra thế giới này, nếu tâm trí mà là đấng sáng tạo, thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ làm điều đó.
Nhưng nghĩ về cuộc sống mà không tồn tại cái chết xem. Nó sẽ cực kì chán. Nó sẽ tẻ ngắt. Cứ nghĩ mà xem - nếu cái chết mà không thể được, thế thì bạn sẽ liên tục trong địa ngục. Nếu tâm trí đã tạo ra thế giới này, thế thì chắc sẽ chỉ có yêu, không có ghét. Nhưng nghĩ về một thế giới chỉ yêu tồn tại. Thế thì nó sẽ quá dịu ngọt - dịu ngọt tới độ phát buồn nôn. Nó sẽ mất tất cả các hương vị, nó sẽ mất tất cả mọi mầu sắc, nó sẽ tẻ nhạt. Yêu là đẹp bởi vì có khả năng của ghét.
Nếu tâm trí mà tạo ra thế giới này hay Aristotle được yêu cầu tạo ra thế giới này, thế thì sẽ chỉ có ngày, không có đêm; chỉ công việc, không chơi đùa. Thế thì nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Thượng đế trong từ bi của mình không bao giờ nhận lời khuyên nào từ Aristotle. Và có thể đó là lí do để ngài đã tạo ra con người vào phút chót. Trước hết ngài tạo ra những thứ khác - bằng không thì con người sẽ bắt đầu cho lời khuyên.
Đó đã từng là vấn đề - tại sao ngài đã tạo ra con người vào phút chót? Trước hết ngài tạo ra cây cối và Trái đất và bầu trời và các vì sao và con vật và chim chóc và cái toàn thể - thế rồi ngài chờ đợi và chờ đợi. Thế rồi ngài tạo ra con người. Và ban đầu ngài tạo ra đàn ông, rồi ngài tạo ra đàn bà. Bởi vì đàn ông, chỉ vì lễ phép, có thể đã giữ yên tĩnh, nhưng đàn bà không thể giữ yên tĩnh được. Ngài phải đã sợ. Không tạo ra con người vội, bằng không thì con người sẽ bắt đầu cho lời khuyên - làm cái này, không làm cái kia. Và với đàn bà, ngài đợi tới cuối cùng. Và vì ngài đã tạo ra đàn bà nên ngài đã biến mất - bằng không thì đàn bà sẽ chì chiết ngài đến chết.
Một nhà công nghiệp lớn đã nói với tôi rằng với nhà máy mới của ông ta thì mọi thứ đều đã được lập kế hoạch, đã được thoả thuận. Các kĩ sư, kiến trúc sư, nhà lập kế hoạch, họ đã làm mọi thứ và mọi thứ đều đã được thoả thuận. Nhưng thế rồi tôi hỏi, 'Sao ông cứ lặp đi lặp lại mãi rằng mọi thứ đã được thoả thuận? Có điều gì đó trục trặc chăng?'
Ông ta nói, 'Thế rồi tôi về nhà và nói về điều đó cho vợ tôi - và bị kết thúc. Bây giờ cô ấy gợi ý những điều sẽ làm thay đổi toàn thể ý tưởng. Và nếu tôi không làm điều đó bây giờ, thế thì nó sẽ là vấn đề thường xuyên cho cả đời tôi. Cô ấy sẽ chì chiết tôi đến chết.'
Nếu như Aristotle mà được yêu cầu tạo ra thế giới, hay giúp cho thế giới được tạo ra, thế thì thế giới này đã tuyệt đối nhất quán rồi - tuyệt đối nhất quán. Nhưng thế thì nó đã là một thế giới của khổ và địa ngục. Cuộc sống là đẹp bởi vì có mâu thuẫn. Công việc là đẹp bởi vì có vui chơi. Công việc nghĩa là bạn đang làm cái gì đó để được cái gì đó từ nó. Chơi nghĩa là bạn đơn giản làm nó vì riêng nó mà thôi.
Không, Aristotle sẽ không cho phép điều đó. Plato sẽ không cho phép điều đó. Trong cuốn Republic (Cộng hoà) của mình, Plato nói sẽ không có khả năng nào cho bất kì nhà thơ nào; chúng ta sẽ không cho phép họ. Họ là những người nguy hiểm, họ đem mâu thuẫn vào thế giới - nhà thơ, họ là những tay mơ. Và họ nói theo cách mơ hồ, mông lung. Bạn không thể làm được gì từ điều đó - điều họ nói, điều họ ngụ ý. Trong thế giới của Plato, trong cuốn Republic của ông ấy, nhà logic, triết gia sẽ là vua; họ sẽ quyết định.
Điều đó chưa xảy ra, chỉ vài điều như thế đã xảy ra. Chẳng hạn, nước Nga Xô viết mang tính Plato nhiều hơn, Trung Quốc mang tính Plato nhiều hơn. Hai nước này được cai trị bởi logic. Bạn không thể tìm thấy nhiều người khổ hơn ở bất kì nơi nào khác. Được nuôi nấng tốt, có chỗ ở tốt - bởi vì logic là kẻ thu xếp vĩ đại về mọi thứ; mọi thứ đều được thu xếp - chỉ cuộc sống là thiếu. Bằng cách nào đó con người không hạnh phúc, bởi vì con người không thể sống bằng mỗi bánh mì. Bạn cần cái đối lập nữa. Cả ngày bạn làm việc, đến đêm bạn nghỉ ngơi. Bạn cần bóng tối nữa.
Học thuyết là phát biểu logic về một lí thuyết, và logic lại giống như người không kiên định - nó cứ thay đổi mầu sắc của nó, nó không đáng tin cậy. Nó không đáng tin cậy bởi vì nó không dựa vào thực tại. Nó không chịu trách nhiệm bởi vì nó không dựa vào thực tại. Nó là không thực bởi vì nó là chân lí bộ phận. Nhớ lấy, chân lí bộ phận không thật hơn phi chân lí toàn bộ. Bởi vì chân lí bộ phận cho cảm giác của việc là đúng. Nó chỉ là nửa đúng thôi và chẳng cái gì có thể nửa đúng được. Hoặc nó là đúng hoặc nó là không đúng. Nửa chân lí là tuyệt đối không đúng, nhưng logic lại cho nó cảm giác rằng nó là đúng; ít nhất theo cách hướng tới chân lí. Nó thậm chí không trên con đường hướng tới chân lí.
Và nhà logic cứ làm trò nhào lộn, họ cứ thay đổi quan điểm, bởi vì thực tế họ đã không đi tới cái gì thực sự là thực cả, chỉ tâm trí của họ chơi trò chơi thôi. Hôm nay trò chơi này, hôm khác trò chơi khác; họ cứ thay đổi hoài. Họ vẫn còn nhất quán - nhất quán với chuỗi suy nghĩ riêng của họ, nhưng bất nhất với thực tại.
Tôi đã nghe:
'Khó mà giải thích được tiến trình logic sẽ làm gì cho tư duy con người, nhưng để bố minh hoạ cho,' Mulla Nasruddin nói với con mình. 'Giả sử hai người bước ra từ ống khói. Một người sạch, người kia bẩn. Người nào sẽ phải tắm?'
'Người bẩn, đương nhiên rồi,' đứa con trả lời. 'Nhớ lấy,' Nasruddin mắng, 'rằng người sạch nhìn người bẩn và thấy anh ta bẩn làm sao, và ngược lại.'
'Bây giờ con hiểu điều đó rồi, bố ạ,' đứa trẻ trả lời. 'Người sạch, thấy bạn đồng hành bẩn của mình, kết luận là mình cũng bẩn. Thế là anh ta đi tắm. Bây giờ con đúng chứ?'
'Sai toét,' Nasruddin lãnh đạm nói. 'Logic dạy chúng ta điều này - làm sao hai người cùng ra khỏi ống khói mà một người sạch một người bẩn được?'
Một khi bạn bắt đầu chơi trò chơi của logic thì không có kết thúc cho nó, và bạn sẽ không bao giờ thắng cả. Nhà logic bao giờ cũng thắng. Nhà logic bao giờ cũng thắng vì bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách. Và bạn chẳng có gì để so sánh, bạn không có thực tại. Đó là lí do tại sao nhiếu triết lí thế tồn tại, và tất cả các triết lí đều đối lập nhau; và không một kết luận nào đã được đạt tới.
Trong nhiều thế kỉ, gần năm nghìn năm, con người đã tranh cãi; con người đã không làm nhiều gì mấy mà chỉ tranh cãi. Hàng nghìn triết lí đã được tạo ra, logic rất nét và rõ ràng. Nếu bạn đọc triết gia này bạn sẽ bị thuyết phục. Nếu bạn đọc người đối lập ông ấy bạn sẽ bị thuyết phục. Đọc người thứ ba, bạn sẽ bị thuyết phục - và bạn sẽ lâm vào đống lộn xộn. Dần dần bạn sẽ bị thuyết phục bởi tất cả và bạn sẽ điên, bởi vì bạn sẽ không biết cái gì là đúng. Họ tất cả đều sai bởi vì cách tiếp cận logic là sai.
Có hai cách để biết tới thực tại. Một là: nhắm mắt lại và nghĩ về nó. Tôi gọi nó là 'chủ nghĩa về'. Nó bao giờ cũng về và về, nó chưa bao giờ đi trực tiếp cả. Bạn cứ khua quanh bụi cây. Bạn chẳng bao giờ khua đích xác vào bụi cây - chỉ loanh quanh. Bạn chưa bao giờ thấm nhuần vào trung tâm của vấn đề, bạn đơn giản đi vòng tròn xung quanh. Nó là trò vòng quay ngựa gỗ. Bạn có thể thích thú nó - các nhà logic thích thú lắm. Đi tới với một lí thuyết mới sao hay thế, cái giải thích được mọi thứ - nhưng nó chỉ ở trong tâm trí. Bạn nhắm mắt lại, ngồi trên ghế và nghĩ ngợi. Điều này sẽ không cho bạn thực tại đâu...

Thực tại đã có đó rồi, bạn phải đừng nghĩ về nó. Bạn phải cho phép nó. Bạn phải vứt bỏ mọi suy nghĩ để cho bạn có thể thấy cái là chân lí, để cho bạn có thể thấy cái đang đó. Nếu bạn cứ suy nghĩ thì bạn không thể thấy được cái đang đó. Điều đó là không thể được. Ý nghĩ của bạn sẽ tạo ra làn khói quanh bạn. Tâm thức của bạn sẽ bị bao phủ bởi làn khói này, mắt bạn sẽ không có sáng tỏ, bạn sẽ không có nhạy cảm. Và bạn sẽ liên tục tìm và kiếm các ý tưởng riêng của mình, áp đặt chúng, phóng chiếu chúng lên thực tại. Bạn sẽ không cho thực tại cơ hội để hiển lộ bản thân nó.
Học thuyết được đạt tới qua suy nghĩ logic. Học thuyết tới qua quá trình của 'chủ nghĩa về'. Siddhanta được đạt tới không bởi việc nhắm mắt, không bởi việc suy nghĩ quá nhiều, mà bởi việc vứt bỏ suy nghĩ, toàn bộ; bằng việc mở mắt ra không định kiến nào, không quan niệm tiên thiên nào, và nhìn thẳng vào thực tại, đối diện thẳng với thực tại. Nó đã có đó rồi, nó chỉ cần bạn ở đó thôi.
Và khi bạn tuyệt đối không có ý nghĩ nào, tâm trí của bạn tĩnh lặng, kí ức của bạn tĩnh lặng, suy nghĩ của bạn đã hoàn toàn dừng hiện hữu, thế thì thực tại bùng phát, bùng nổ. Thế thì bạn trở thành người nhận. Thế thì siddhanta nảy sinh.



0 Đánh giá

Ads Belove Post