Read more
Phật: Trống rỗng
của Tâm
Bài nói về Thiền
Chương 2. Hai mươi bốn giờ một
ngày
Thưa thầy kính yêu,
Daikaku nói:
Thực hành thiền không làm sáng tỏ các phân
biệt quan niệm, mà ném đi cái nhìn và ý niệm được nhận thức từ trước và các văn
bản linh thiêng và mọi cái còn lại, và xuyên qua các tầng bao phủ dòng suối của
cái ngã đằng sau chúng. Tất cả những người linh thiêng đã quay vào trong và nhìn
vào cái ngã, và bằng điều này, đã đi ra ngoài tất cả hoài nghi. Quay vào bên
trong nghĩa là suốt hai mươi bốn giờ, và trong mọi tình huống, xuyên vào, từng
tầng một, qua các tầng bao phủ cái ngã, ngày càng sâu hơn, tới chỗ mà không thể
được mô tả. Đó là khi suy nghĩ đi tới chỗ cuối và việc tạo ra phân biệt dừng lại,
khi cái nhìn và ý niệm sai tự chúng biến mất không phải được dẫn lái đi; nó là
đẹp nhất khi, không được tìm kiếm, hành động đúng và thôi thúc đúng tự chúng hiện
ra. Đó là khi người ta có thể biết chân lí của tâm là gì.
Ngay từ đầu, người kiên định trong đạo phải
không bao giờ đánh mất cái nhìn về nó, dù ở chỗ êm đềm hay ở chỗ bất hoà, và
người đó phải không níu bám lấy chỗ yên tĩnh và xa lánh chỗ có rối loạn. Nếu
người đó cố gắng lẩn tránh khỏi rắc rối bằng việc tới chỗ yên tĩnh nào đó, người
đó sẽ rơi vào trong vùng bóng tối. Nếu, khi người đó cố gắng ném đi các ảo tưởng
và khám phá ra chân lí, mọi thứ là cơn xoáy lốc của các khả năng, người đó phải
chặt bỏ đi hàng nghìn thôi thúc và thẳng tiến tới, không có ý nghĩ chút nào về
tốt hay xấu. Không ghét đam mê, người đó đơn giản phải làm cho tâm mình thuần khiết.
Maneesha, Thiền có thể nói mọi
điều mà không tôn giáo nào khác có khả năng nói. Thiền là đoá hoa hiếm hoi. Mọi
tôn giáo khác đều phụ thuộc vào những quyền lợi được đầu tư, vào quá khứ, vào
xã hội, vào nhà nước.
Thiền là ngoại lệ. Tình yêu của
tôi dành cho nó là không có lí do nào. Nó là cách tiếp cận cách mạng duy nhất tới
thực tại tối thượng, và một người như Daikaku (Đại Giác) là thầy đại diện hoàn
hảo. Bạn phải lắng nghe mọi lời của ông ấy dường như bạn đang nghe tôi.
Daikaku nói:
Thực hành thiền không làm sáng
tỏ các phân biệt quan niệm...
Toàn thể thế giới thượng đế học
và toàn thể thế giới triết học chỉ quan tâm tới việc làm sáng tỏ các phân biệt khái
niệm - cái gì là cái gì. Họ không bao giờ đi ra ngoài tâm trí khái niệm. Nhìn từ
quan điểm của Thiền, điều họ đang làm không chỉ là ấu trĩ, nó còn là ngu xuẩn.
Đứa trẻ có thể lớn lên, nhưng cái ngu xuẩn chỉ trở nên ngày càng dầy hơn và dầy
hơn.
Mọi tôn giáo đều phục vụ cho
các chính khách, hoàng đế, kẻ giết người, tội phạm. Bạn có thể không nhận biết
về điều đó, nhưng bạn phải nhận biết. Giáo hoàng trong thế chiến thứ hai đã ban
ân huệ cho Mussolini, một kẻ phát xít, để được thắng lợi. Ông ta đã cầu nguyện Thượng
đế làm cho Benito Mussolini là người chiến thắng. Bây giờ điều đó là kì lạ, tổng
giám mục Anh cũng đã cầu nguyện với cùng Thượng đế đó - cả hai đều là người Ki
tô giáo - nhưng Italy và Anh đang lâm chiến.
Ngay cả Adolf Hitler cũng được
ban ân huệ và nhận được lời cầu nguyện của cả các tôn giáo Cơ đốc giáo và Tin lành.
Các linh mục cao cấp của họ cầu nguyện Thượng đế rằng ngài phải làm cho họ là
người thắng lợi. Bây giờ, Thượng đế phải đã ở trong khó khăn để quyết định! Mọi
bên đều cầu nguyện tới cùng Thượng đế, cùng Thượng đế Ki tô giáo. Tất cả họ đều
tôn thờ cùng một Kinh Thánh Ki tô giáo. Nhưng tình huống kì lạ này chỉ ra đầy đủ
rằng tôn giáo của bạn không là gì ngoài đầy tớ cho nhà nước - nó thậm chí có thể
cầu nguyện cho Adolf Hitler trở thành kẻ chiến thắng trên thế giới. Chẳng thành
vấn đề tôn giáo đang cầu nguyện ai; nó bao giờ cũng thiên về những người có quyền
lực và giầu có.
Thiền là ngoại lệ theo mọi
cách. Nhật Bản cũng trong chiến tranh nhưng không một Thiền sư nào ban ân huệ
cho hoàng đế của Nhật Bản để là người chinh phục. Hoàng đế Nhật Bản đã đi để nhận
ân huệ từ một Thiền sư, và tự hỏi làm sao hỏi được thầy. Đầu tiên ông ấy đã thử
thuyết phục thầy tới triều đình. Thầy từ chối.
Thầy nói, "Cho dù Thượng đế
có triệu ta tới triều đình của ông, ta sẽ từ chối. Ta hạnh phúc hoàn hảo nơi ta
hiện hữu. Nếu ông muốn gặp ta, thế thì ông phải tới. Người khát phải đi tới giếng."
Một câu trả lời rõ ràng...
Hoàng đế chung cuộc phải nhượng
bộ, ngần ngại, và ông ấy đi tới với mọi người trong triều đình đi theo. Không
tìm ra một lời - nói gì? - ông ấy hỏi, "Ta bao giờ cũng tự hỏi: địa ngục
là gì và cõi trời là gì?"
Thầy nói, "Ông ngốc!"
Tôi không nghĩ hoàng đế nào đã bao giờ nhận được đón chào như thế. Một sư nghèo
nàn chẳng có của cải gì, không có gì ngoại trừ bản thân ông ấy... nhưng đã để
cho bản thân mình có thẩm quyền tới mức ông ấy có thể nói với hoàng đế,
"Ông ngốc!" Hoàng đế trở nên tức giận. Điều này là quá thể.
Ông ta tuốt kiếm ra và định chặt
đầu thầy.
Thầy nói, "Đợi chút đi...
đây là cửa địa ngục đấy."
Hoàng đế nghĩ một chút. Ông ta
đã được trao cho câu trả lời: giận, bạo hành, tính huỷ diệt. Ông ta cất kiếm đi
và thầy nói, "Đây là cửa của cõi trời. Ông muốn hỏi câu hỏi thêm nào nữa
không?"
Hoàng đế nói, "Ta được thoả
mãn rồi." Ông ta không thể xoay xở để hỏi, "Xin ban ân huệ cho tôi, rằng
tôi sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến thế giới lớn này." Chỉ ở
trong sự hiện diện của thầy, chính ý tưởng này có vẻ ngu xuẩn.
Thiền chưa bao giờ là điều Karl
Marx gọi là thuốc phiện của mọi người theo bất kì cách nào. Điều không may là một
thiên tài như Karl Marx đã không có ý tưởng gì về Thiền. Ông ấy biết, nhân danh
tôn giáo, chỉ mỗi Ki tô giáo, chính là tôn giáo tệ nhất trên thế giới. Ông ấy
đã không biết tới các chuyến bay của Phật Gautam, của Mahakashyap, của Nam Tuyền
(Nansen), của Động Sơn (Tozan). Ông ấy tuyệt đối vô nhận biết về phương Đông, và
tôn giáo là đóng góp của phương Đông cho thế giới. Ở Viễn Đông, ở Nhật Bản, nó
đã đi tới nở hoa trong tính toàn bộ của nó.
Daikaku là một trong những thầy
đó người đã đi tới sự đầy đủ của nó, sự hoàn thành của nó. Lắng nghe điều ông ấy
nói:
Thực hành thiền không làm sáng
tỏ các phân biệt quan niệm, mà ném đi cái nhìn và ý niệm được nhận thức từ trước
và các văn bản linh thiêng và mọi cái còn lại, và xuyên qua các tầng bao phủ
dòng suối của cái ngã đằng sau chúng.
Daikaku nổi tiếng về đốt mọi
kinh sách thuộc vào tu viện mà ông ấy đã trở thành người đứng đầu, người kế tục.
Ông ấy đã đốt mọi kinh sách và ông ấy ngăn một nghìn đệ tử trong thiền viện
không cho đọc chúng, bằng việc nói, "Đây không phải là đại học, các ông
không ở đây để nghiên cứu cái gì đó. Các ông ở đây để biến đổi bản thân các
ông, để tìm bản thân các ông; và điều đó là không thể được nếu qua kinh sách. Vứt
mọi kinh sách này đi, cả linh thiêng và không linh thiêng, cả hai đều vứt tuốt."
Điều rất choáng là Daikaku đã
làm điều đó. Nó gây choáng cho gần toàn thể thế giới Phật giáo. Nhưng Daikaku
là con người của cùng sức mạnh và cùng quyền năng như Bồ đề đạt ma hay
Mahakashyap. Ông ấy đã không bận tâm điều thế giới nói, ông ấy biết điều ông ấy
làm. Cách duy nhất để đạt tới bản thân bạn là vứt đi mọi ý tưởng đã nhận biết
trước của bạn, mọi định kiến của bạn, mọi kinh sách, mọi khái niệm tôn giáo của
bạn. Bất kì cái gì với cái ngã mà đã từng được quan niệm qua tâm trí đều phải vứt
đi, bị lau sạch hoàn toàn.
Không kinh sách nào có thể cho
bạn kinh nghiệm về bản thể của bạn. Chúng thực sự là cản trở - cuộc sống của bạn
bị che phủ bởi các tầng định kiến và quan niệm. Chừng nào bạn chưa ném chúng
đi, dù đó là Kinh Thánh hay Shrimad Bhagavadgita hay Koran linh thiêng hay Pháp
cú... không thành vấn đề nó là gì. Bất kì cái gì che phủ dòng suối cuộc sống của
bạn, ném nó đi mà không một khoảnh khắc ngần ngại. Vì mọi thứ vay mượn chỉ là bụi,
hết tầng bụi nọ tới tầng bụi kia, và bạn bị che phủ bởi bụi đó.
Tất cả những người linh thiêng
đã quay vào trong và nhìn vào cái ngã, và bằng điều này, đã đi ra ngoài tất cả
hoài nghi. Ông ấy đang nói, "Không phải chỉ ta, mà mọi chư phật đều đã làm
cùng điều đó. Tất cả họ đều đốt toàn thể nội dung của tâm trí và dọn sạch không
gian đó để cho dòng suối cuộc sống có thể chảy trực tiếp và ông có thể biết lần
đầu tiên cái vĩnh hằng riêng của ông, sự huy hoàng riêng của ông."
Nói điều đó là sự ngược đời,
nhưng chính sự kiện là mọi giáo huấn tôn giáo của bạn đều là rào chắn cho việc trở
thành tính tôn giáo của bạn. Biết bất kì cái gì về Thượng đế từ người khác đều
nguy hiểm. Nó sẽ ngăn cản bạn khỏi biết sự tồn tại một cách trực tiếp, và bạn sẽ
lắng đọng với tri thức rẻ mạt.
Toàn thể cách mạng của Thiền
là: không lắng đọng với tri thức rẻ; đi theo kinh nghiệm đắt. Và bất kì cái gì cản
trở con đường, vứt nó đi. Phật Gautam thậm chí đã nói, "Nếu ta tới trong
thiền của các ông, chặt đầu ta ngay lập tức! Không ai được phép cản trở tiến bộ
của ông."
Đây đã là những con sư tử thực.
Nhân loại có thể tự hào về những người này, người đã không muốn làm bạn thành nô
lệ, như người Cơ đốc giáo, như người Hindu, như người Mô ha mét giáo; toàn thể
nỗ lực của họ là để giải thoát bạn khỏi mọi "giáo", khỏi mọi nhà thờ,
và giúp bạn xuyên thấu vào thực tại riêng của bạn. Đó là chân lí duy nhất,
không gian duy nhất mà là linh thiêng.
Quay vào bên trong nghĩa là suốt
hai mươi bốn giờ, và trong mọi tình huống, xuyên vào, từng tầng một, qua các tầng
bao phủ cái ngã, ngày càng sâu hơn, tới chỗ mà không thể được mô tả. Đó là khi
suy nghĩ đi tới chỗ cuối và việc tạo ra phân biệt dừng lại, khi cái nhìn và ý
niệm sai tự chúng biến mất không phải được dẫn lái đi; khi, không được tìm kiếm,
hành động đúng và thôi thúc đúng tự chúng hiện ra. Đó là khi người ta có thể biết
chân lí của tâm là gì.
Trong vài phát biểu này ông ấy
đã bao quát toàn thể cuộc hành trình từ cái giả tới cái thật, từ bóng tối tới
ánh sáng, từ chết tới bất tử. Điều ông ấy đã nói có thể được cô đọng lại, để
cho bạn có thể nhớ nó không như tri thức mà chỉ như ngón tay chỉ trăng - chỉ
vài hướng dẫn cho cuộc hành trình bên trong riêng của bạn.
Điều thứ nhất là, hai mươi bốn
giờ một ngày, ghi nhớ điều bạn tìm thấy trong thiền của bạn. Bạn sẽ quên đi quên
lại, nhưng kẽ hở của quên lãng sẽ trở nên ít đi và chiều dài của việc nhớ sẽ trở
nên dài hơn. Dần dần các kẽ hở của việc quên sẽ biến mất. Sẽ tới một lúc mà bạn
là toàn thể vòng tròn ghi nhớ, hai mươi bốn giờ. Ngay cả trong giấc ngủ bạn vẫn
biết bạn là phật.
Một câu chuyện nhỏ sẽ giải
thích điều đó cho bạn...
Ananda, đệ tử rất thân cận của
Phật, gần như trong bốn mươi hai năm liên tục hầu hạ Phật, cả ngày lẫn đêm, mùa
hè và mùa đông. Một đêm khi Phật sắp đi nằm, Ananda nói, "Tôi nói chung
không hỏi bất kì câu hỏi nào, vì mọi câu hỏi mà tôi có thể hỏi, người khác hỏi
rồi. Và tôi bao giờ cũng ở đây, cho nên tôi lắng nghe câu trả lời.
Tôi biết rằng bất kì câu hỏi
nào tôi có đều sẽ được hỏi bởi ai đó này khác; trong những năm này điều này đã
trở thành kinh nghiệm của tôi. Nhưng có một câu hỏi tôi không nghĩ người nào sẽ
định hỏi. Nó rất mang tính tình huống."
Phật nói, "Ông có thể hỏi."
"Câu hỏi," ông ấy
nói, "không lớn lao gì. Nhưng nó đã gây rắc rối cho tôi trong nhiều
năm."
Phật nói, "Ông có thể hỏi
bất kì lúc nào mà."
Ananda nói, "Tôi chưa bao
giờ muốn gây rắc rối cho thầy. Cả ngày thầy làm việc với mọi người, và ban đêm thầy
một mình cùng tôi. Câu hỏi là ở chỗ tôi đã từng quan sát thầy trong hai mươi
năm liên tục... ngay cả trong đêm tôi thức dậy một hay hai lần để nhìn thầy để
xem liệu thầy có ổn không. Điều đã từng làm tôi phân vân là ở chỗ thầy giữ
nguyên một tư thế cả đêm. Thầy không đổi bên, thầy thậm chí không chuyển chân.
Thầy ngủ hay thầy vẫn còn thức?"
Phật nói, "Thân thể ta ngủ;
nó ngủ rất sâu. Nhưng khi có liên quan tới ta, ta chỉ là nhận biết thuần khiết.
Cho nên khi tìm được tư thế đúng, tư thế thoải mái nhất, ta đã không đổi nó
trong hai mươi năm. Và ta sẽ không đổi nó cho tới hơi thở cuối cùng."
Ông ấy chết trong cùng tư thế.
Vì Phật, tư thế này đã trở nên được biết tới như Tư thế Sư tử. Trong bốn mươi hai
năm sau chứng ngộ của mình, ngày và đêm của ông ấy đã là sự liên tục của nhận
biết.
Đó là điều Daikaku đang nói:
Quay vào bên trong nghĩa là suốt
hai mươi bốn giờ…
Liên tục quay vào bên trong đi.
Bất kì khi nào bạn tìm thấy một khoảnh khắc để quay, thì quay. Và nó là hành động
đơn giản thế để quay vào trong - chẳng cần sự giúp đỡ của bất kì ai. Không cần
thang nào, không phải mở cửa nào. Chỉ nhắm mắt lại và nhìn vào trong. Ngồi trong
xe bus, du hành trong tầu hoả... bạn có thể làm nó vào bất kì lúc nào, và dần dần,
dần dần bạn thậm chí không cần nhắm mắt. Việc nhớ này đơn giản còn đấy, theo
cách riêng của nó.
Đó là điều Daikaku đang nói:
Nó là đẹp nhất khi, không được
tìm kiếm, hành động đúng và thôi thúc đúng tự chúng hiện ra. Đó là khi người ta
có thể biết chân lí của tâm là gì.
Chân lí của tâm là gì? Cái nhìn
theo nghĩa thường về tâm là ở chỗ nó là cội nguồn của xúc động như yêu hay ghét
hay giận. Cũng như tâm trí là cội nguồn của ý nghĩ quan niệm, tâm là cội nguồn
của mọi thứ là xúc động và tình cảm. Đó là cái nhìn thông thường.
Nhưng khi Phật nói 'tâm' ông ấy
ngụ ý chính trung tâm của bản thể bạn. Chính hiểu biết của ông ấy là yêu của bạn,
ghét của bạn, mọi thứ đều nảy sinh ra từ tâm trí bạn. Và tôi nghĩ ông ấy là tuyệt
đối khoa học; mọi nhà tâm lí sẽ đồng ý với ông ấy.
Bạn có thể thực nghiệm lên bản
thân bạn. Bạn có thể thấy giận của bạn nảy sinh từ đâu - nó là từ tâm trí; từ đâu
xúc động của bạn nảy sinh - nó là tâm trí. Tâm trí là hiện tượng lớn; nó bao
quát tư duy quan niệm, nó bao quát các hình mẫu xúc động của bạn, tình cảm của
bạn.
Với Phật, tâm trí chứa mọi cái
nảy sinh trong bạn, và tâm là cái bao giờ cũng im lặng và trống rỗng và quan
sát.
Chân lí của tâm là gì? - Im lặng
và có tính quan sát. Ngay từ đầu, người kiên định trong đạo phải không bao giờ
đánh mất cái nhìn về nó… Từ chính lúc ban đầu người ta phải nhớ rằng chúng ta
đang trong việc tìm một chỗ, một không gian, nơi không cái gì nảy sinh - không
bụi, không khói; nơi mọi thứ đều thuần khiết và sạch sẽ, trống rỗng hoàn toàn,
chỉ là tính không gian. Người ta phải rõ ràng từ chính lúc bắt đầu về điều
chúng ta đi tìm.
…không bao giờ đánh mất cái
nhìn về nó, dù ở chỗ êm đềm hay ở chỗ bất hoà, và người đó phải không níu bám lấy
chỗ yên tĩnh và xa lánh chỗ có rối loạn.
Thiền không chống lại thế giới.
Đó là một điểm nữa của thái độ nổi dậy của nó chống lại mọi tôn giáo. Mọi tôn
giáo bằng cách nào đó đều kết án thế giới. Mọi tôn giáo đều ca ngợi những người
đã từ bỏ thế giới, những người đã đi xa khỏi nó, từ bỏ vợ, con, gia đình.
Ai đó một ngày nào đó phải làm
nghiên cứu sâu vào cách nhiều triệu người đã rời bỏ thế giới này nhân danh tôn
giáo và đã gây ra đau khổ cho trẻ nhỏ, bố mẹ già, vợ và chồng; người đã làm đảo
lộn cuộc sống của nhiều người nhân danh tôn giáo. Và bạn có cho rằng những người
này đã tìm ra cái gì không? Họ đã đơn giản tạo ra nhiều gái mãi dâm, nhiều con
côi, nhiều người già nghèo, chết đi mà không có thức ăn hay thuốc men. Và họ đã
thu được cái gì? Không một người nào trong số họ đã đạt tới phật tính.
Thiền là rất rõ ràng và thẳng
thắn về mọi thứ. Chính vấn đề không phải là từ bỏ thế giới; vấn đề là từ bỏ tâm
trí của bạn. Bất kì chỗ nào bạn đi, tâm trí bạn sẽ đi cùng bạn. Tri thức của bạn
sẽ đi cùng bạn, định kiến của bạn sẽ đi cùng bạn, kinh sách của bạn sẽ đi cùng
bạn. Ý tưởng của bạn rằng bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo sẽ đi cùng
bạn. Vậy bạn đang từ bỏ cái gì?
Thiền không muốn bạn từ bỏ thế
giới mà từ bỏ tâm trí, để cho bạn có thể tìm thấy tâm rỗng. Tâm rỗng là tính thuần
khiết của bạn, tính trinh nguyên của bạn. Tâm rỗng mở ra cánh cửa tới vũ trụ và
cái vĩnh hằng.
Daikaku đang nói rằng mọi người
bình thường làm một điều: bất kì chỗ nào có bất hoà hay rối loạn nào đó, họ
tránh chỗ đó. Đây là những người đã từ bỏ thế giới bởi vì hiện hữu trong thế giới
là nhiệm vụ khó khăn, mọi khoảnh khắc đều có khó khăn nào đó. Họ là những kẻ trốn
chạy.
Dứt khoát phải rõ ràng rằng
tương lai của tôn giáo không thể phụ thuộc vào những kẻ trốn chạy được. Người tôn
giáo đích thực sẽ sống trong thế giới mà không bị quấy nhiễu bởi mọi loại rối
loạn. Người đó sẽ đơn giản là người quan sát, không xao xuyến. Thực ra thế giới
là chỗ tốt vì nó cho bạn cơ hội để kiểm thử im lặng của bạn, tính thiền của bạn,
tính quan sát của bạn. Ở trong thế giới nhưng không thuộc vào nó. Ở trong thế
giới nhưng không để thế giới ở trong bạn.
Chính cách tiếp cận của tâm trí
bình thường là chỗ mọi thứ yên tĩnh và an bình, nó là tốt; ở đó bạn có thể thiền.
Cho nên mọi người đã đi lên Himalayas để suy ngẫm. Và điều họ suy ngẫm, bạn sẽ
ngạc nhiên: họ suy ngẫm về thế giới nhiều hơn là họ đã bỏ lại nó đằng sau! Vì mọi
thứ mà họ đã bỏ lại đằng sau một cách cưỡng bức, đi theo họ trong tâm trí của họ.
Tôi đã nghe hai câu chuyện. Một
câu chuyện là về một nhà tỉ phú Mĩ. Ông ấy đã trở nên mệt mỏi với tiền, mệt mỏi
với đàn bà, mệt mỏi với ma tuý. Cuối cùng ông ấy nghĩ, "Mình phải đi lên
Himalayas, để tìm một thầy thực chỉ cho mình con đường tới an bình." Ông ấy
đã du hành tới Himalayas và hỏi, "Ai đó có nhận biết về một thầy đích thực
không?" Mọi người nói, "Có đấy, có một người ở gần Mansarovar" -
cái hồ cao nhất trên thế giới, trên đỉnh của Himalayas. "Ông ấy đã ở đó có
lẽ trong sáu mươi năm hay hơn, không ai nhớ được; chúng tôi bao giờ cũng biết
ông ấy ở đó. Ông ấy là người duy nhất ở đó."
Ngay cả thiên nga sống ở
Mansarovar cũng bỏ nó đi trong ba tháng và đi xuống đồng bằng, vì trong những tháng
đó hồ bị đóng băng hoàn toàn. Bạn có thể bước đi trên nó, bạn có thể lái xe
trên nó; nó giống như đá cứng.
Mọi người nói, "Nhưng ngay
cả trong những tháng đó người đó không bao giờ rời khỏi chỗ đó. Hiển nhiên, ông
ấy phải đã tìm ra chân lí; bằng không tại sao người ta phải vẫn còn ở đó trong
sáu mươi năm trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy?"
Nhà tỉ phú không bị thoái chí;
ngược lại, điều đó trở thành thách thức. Ông ta là người đã tranh đấu với nhiều
thách thức trong đời. Ông ta được sinh ra là người nghèo và ông ta đã trở thành
tỉ phú bởi nỗ lực và vật lộn vô cùng. Cho nên ông ta cố gắng; lên tới đó là nhiệm
vụ khó khăn, vì không có xe bus nào chạy tới đó, không có đường đi tới đó. Ông
ta phải tìm ra con đường chỉ bằng việc xem bản đồ và đi vào cái không biết.
Cuối cùng, ông ta đã tìm ra một
ông già, một người rất già. Ông ta nghĩ trong tâm trí rằng nếu như có Thượng đế
nào, ngài chắc phải giống như người này! Ông ta rất hạnh phúc, mặc dầu mệt mỏi
và tả tơi. Ông ta phủ phục dưới chân của ông già và ông ta nói, "Tôi từ Mĩ
tới. Tôi là người siêu giầu, nhưng tôi mệt mỏi với thế giới; tôi đã từ bỏ mọi
thứ."
Ông già nhìn ông ta và nói,
"Những chuyện này chúng ta sẽ thảo luận về sau. Ông có thuốc lá đem theo không?
Sáu mươi năm rồi, và không một thằng ngốc nào đã tới đây đem theo thuốc
lá."
Nhà tỉ phú rất choáng, nhưng
ông ta đưa cho ông này cả bao thuốc, và bật lửa, và ông già này nói, "Ông
là người rất tôn giáo."
"Nhưng," nhà tỉ phú
nói, "tôi làm gì bây giờ?"
Ông già nói, "Quay về đi.
Và khi ông tới lần nữa, đem thật nhiều thuốc lá tới."
Ông ta nói, "Điều này thực
lạ! Tôi đã tới đây vì chứng ngộ..."
Ông già nói, "Làm điều ta
đã bảo ông. Chỉ theo cách này - quay về và lại tới, quay về và lại tới - ông sẽ
trở nên chứng ngộ."
Khổ sở, ông ta đi mất. Không ai
đã bao giờ nghe nói rằng ông ta quay lại lần nữa. Nhưng người này, trong sáu mươi
năm, đã từng chờ đợi một điếu thuốc lá.
Câu chuyện thứ hai chắc chắn là
hư cấu. Câu chuyện này mà tôi vừa kể cho bạn có thể là thực. Câu chuyện thứ hai
là ở chỗ khi Edmund Hillary lên tới Everest ông ấy ngạc nhiên khi thấy một
sannysin Hindu ngồi xổm trên đất ở đó. Ông ấy nói, "Trời! Chúng tôi hay nghĩ
rằng không ai đã từng lên tới đây. Ông đã xoay xở thế nào?"
Ông kia nói, "Ngày nào tôi
cũng tới đây. Đây là một loại chỗ đi ngoài cho tôi. Tôi sống gần đây. Nhưng những
điều này chúng ta có thể thảo luận về sau - đồng hồ của ông giá bao nhiêu? Vì ở
đây khó mà biết được thời gian thế..."
Những người này, người đã trốn
khỏi thế giới, bạn có cho rằng họ đang nghĩ về bất kì cái gì khác không? Họ đang
nghĩ nhiều về thế giới hơn bạn nghĩ, vì bạn không phải nghĩ - nó có đó rồi! Những
anh chàng đáng thương này phải nghĩ cả nghìn lần về mọi thứ không có đó. Tâm trí
bao giờ cũng ham muốn cái không có đó. Cái đang có cùng bạn, tâm trí đơn giản
chấp nhận; không có nhu cầu nghĩ về nó.
Quan niệm bình thường này đã ngự
trị trong nhân loại rằng người ta phải đi tới chỗ yên tĩnh để suy tư, và tránh
xa khỏi các chỗ đầy những bất hoà, vật lộn, xung đột. Nhưng Thiền có thái độ
khác toàn bộ - và nhiều tính tâm lí hơn. Không có nhu cầu rời bỏ thế giới. Thế
giới là chỗ hoàn toàn tốt - như phép thử lửa. Điều được cần là đi vào trong,
không đi đâu đó ra ngoài.
Và bạn có thể đi vào bất kì chỗ
nào trong thế giới, dù nó là Himalayas hay trên đường M. G.. Bạn có thể trở nên
chứng ngộ ngay cả với chiếc xe đạp đi thuê! Không thành vấn đề rằng nó được
thuê. Tôi đã nghe nói về những người trở nên chứng ngộ ngay cả trên chiếc xe đạp
đánh cắp, vì trở nên chứng ngộ chẳng liên quan gì tới xe đạp.
Daikaku nói:
Nếu người đó cố gắng lẩn tránh
khỏi rắc rối bằng việc tới chỗ yên tĩnh nào đó, người đó sẽ rơi vào trong vùng
bóng tối.
Không tôn giáo nào khác đã nói
điều đó. Và tôi xác nhận tính đích thực của nó: Người trốn khỏi rắc rối chắc chắn
rơi vào trong không gian rất tối, vì chính lúc bắt đầu của người đó là sai. Người
đó định đi xa khỏi rắc rối. Người đó phải đã còn trong rắc rối, mà yên tĩnh -
điều đó sẽ là cái lợi nào đó. Nhưng người đó đã trốn khỏi nó, và khi không có vật
lộn, không rắc rối, không bất hoà...
Ngồi đâu đó trong Himalayas, im
lặng bao quanh bạn là im lặng của Himalayas, không phải của bạn. Điều đó sẽ không
giúp gì. Bạn phải tìm ra Himalayas riêng của bạn ở bên trong. Nếu, khi người đó
cố gắng ném đi các ảo tưởng và khám phá ra chân lí, mọi thứ là cơn xoáy lốc của
các khả năng, người đó phải chặt bỏ đi hàng nghìn thôi thúc và thẳng tiến tới,
không có ý nghĩ chút nào về tốt hay xấu.
Bạn có thể thấy tính nổi dậy của
Thiền. Mọi tôn giáo đều quan tâm rằng bạn nên là tốt, bạn không nên là xấu, bạn
nên được kính trọng, bạn không nên bị xã hội kết án. Bạn không nên đánh mất
danh tiếng của bạn cho dù bạn phải là kẻ đạo đức giả. Chỉ là người tốt, cho dù
cái tốt không nảy sinh theo cách riêng của nó mà bởi bạn ép buộc nó.
Đó là cái vĩ đại của Thiền...
Không có bất kì ý nghĩ nào về tốt hay xấu. Tuyệt đối là nhân chứng, và trong
khi bạn chỉ là nhân chứng, bất kì cái gì xảy ra qua bạn đều nhất định là tốt.
Toàn thế giới có thể kết án nó; chẳng thành vấn đề. Bạn phải lắng nghe chỉ tâm
riêng của bạn.
Nếu tâm bạn nói "có, tiếp
đi," thế thì thẳng tiến. Cho dù điều đó là chống lại mọi đạo đức, chống lại
mọi học thuyết, chống lại mọi tôn giáo, không thành vấn đề. Nó không nên chống
lại tâm hồn nhiên, đơn giản của bạn.
Tiêu chí duy nhất là ở chỗ nó
phải là tự phát. Tự phát là tốt; không tự phát là có tính đạo đức giả. Không
ghét đam mê, người đó đơn giản phải làm cho tâm mình thuần khiết.
Trên mọi điểm Thiền khác với mọi
tôn giáo khác, và trên mọi điểm Thiền là đúng. Nó không nói với bạn, "Tranh
đấu với đam mê của bạn, bỏ đam mê của bạn đi. Chừng nào bạn chưa bỏ mọi ham muốn,
đam mê, khao khát, bạn không thể đạt tới được chân lí." Thực tại chính là
điều ngược lại. Nếu bạn lâm vào cuộc vật lộn này để bỏ đam mê, bạn sẽ không bao
giờ thắng. Đừng bị bận tâm bởi đam mê, bởi ham muốn. Tìm ra tâm rỗng và tính thuần
khiết của nó và bạn sẽ thấy rằng mọi đam mê, mọi ham muốn đều được biến đổi.
Mọi người bao giờ cũng bắt đầu
từ đầu sai. Và có lí do tại sao họ bắt đầu với đầu sai. Đầu sai dường như là hợp
lí. Chẳng hạn, họ thấy trong Phật Gautam lòng từ bi. Từ bi này đang nảy sinh một
cách tự phát, nhưng họ không biết tâm rỗng của Phật, từ đây từ bi này đang nảy sinh.
Họ có thể thấy các hành động từ bi của ông ấy, và họ suy diễn logic ra kết luận
rằng nếu bạn làm các hành động từ bi bạn sẽ trở thành phật.
Luật, pháp, không làm việc theo
cách này. Ngay chỗ đầu tiên bạn không thể bỏ được đam mê. Bạn có thể tranh đấu,
bạn có thể vật lộn, và bạn có thể khổ và bạn có thể tự hành hạ bản thân bạn. Bạn
có thể kìm nén, bạn có thể trở thành người hư hỏng - như mọi sư của mọi tôn
giáo đã trở thành người hư hỏng, ốm bệnh về tâm lí, vì họ đã tranh đấu chống lại
tự nhiên.
Không ai có thể thắng khi chống
lại tự nhiên. Nhưng họ đang làm cái gì đó "hợp lí." Với họ dường như
điều đó là do từ bi... Và từ bi của họ sẽ là hư huyễn, giả. Bạn biết khi nụ cười
của bạn chỉ trên môi, cười gượng gạo, nó không có gốc rễ ở chỗ nào bên trong.
Nó chỉ có đó trên môi.
Tôi đã nghe nói về một chính
khách ở Mĩ. Ở Mĩ, các chính khách trong đợt bầu cử thường đi từ nhà nọ sang nhà
kia, hôn trẻ mới sinh. Trong một công viên nhỏ đã có ít nhất hai tá trẻ mới
sinh với một người đàn bà. Chính khách này nghĩ, "Trời!" Và tất cả những
đứa bé kia đều bẩn thỉu, hôi rình, mũi chảy ròng, và ông ta phải hôn tất cả
chúng chỉ để thuyết phục người đàn bà này rằng ông ta là ứng cử viên đúng. Thế
rồi ông ta nói với người đàn bà này, "Nhớ lấy, đây là tên tôi và tôi đang
chạy đua chức tổng thống."
Bà ấy nói, "Tôi sẽ nhớ.
Ông tốt thế."
Thế rồi ông ta hỏi người đàn
bà, "Chỉ một câu hỏi nảy sinh - mọi đứa trẻ này đều là con bà cả
sao?"
Bà ấy nói, "Không, không một
đứa nào cả."
Chính khách nói, "Không một
đứa nào à? Bà làm gì ở đây?"
Bà ấy nói, "Tôi chỉ trông
hộ chúng thôi. Mẹ chúng đã đi dự cuộc hội nghị."
Ông ấy nói, "Đéo ra sao cả,
đồ ngớ ngẩn! Sao bà không bảo tôi trước? Tôi đã phải hôn tất cả những đứa này -
tất cả chúng dường như là người Italy, đầy mùi mì ống - và bà đã không dừng tôi
lại!" Mọi việc hôn đó chỉ là chính trị, ngoại giao.
Chừng nào cuộc sống của bạn
chưa nảy sinh từ tính tự phát của bạn, từ chính tâm rỗng của bạn, nó sẽ chỉ là nông
cạn. Và với cái nông cạn bạn không thể phúc lạc được; với cái nông cạn bạn sẽ vẫn
còn khổ. Chỉ với chân lí mới có việc bắt đầu loại cuộc sống khác - của niềm
vui, của phúc lạc, của nhảy múa. Thế thì toàn thể bản thể bạn đầy bài ca. Thế
thì mọi hành động của bạn đều có tính thơ ca. Thế thì chính sự hiện diện của bạn
có duyên dáng, cái đẹp mà không của thân thể. Nó toả ra từ thân thể nhưng nó tới
từ cội nguồn sâu của tâm rỗng riêng của bạn.
Khi chứng ngộ một Thiền sư đã
viết:
Người, đứng trước tôi,
Ô, cái ngã vĩnh hằng!
Từ thoáng nhìn đầu tiên
Người đã là tình yêu bí mật của
tôi.
Vào khoảnh khắc chết, bạn không
thể nghĩ được về phim nào đang chiếu trong rạp nào đó. Khi chết đang đứng trước
bạn, bạn không thể nghĩ được cái gì khác.
Thiền sư này đang nói trong bài
cú nhỏ này:
Người, đứng trước tôi, ôi, cái
ngã vĩnh hằng!
Trong tấm gương của cái chết,
ông ấy đã thấy mặt nguyên thuỷ của mình. Mọi thứ bị rơi rụng đi, mọi mối quan
tâm bị rơi rụng đi, mọi bận tâm bị rơi rụng đi.
Từ thoáng nhìn đầu tiên, người
đã là tình yêu bí mật của tôi.
Tất cả các bạn đều đang tìm
tình yêu bí mật. Và tất cả các bạn đều đang cố tìm ra nó trong ai đó khác. Do
đó mới có thất vọng của mọi người yêu ngoại trừ những người chưa bao giờ được
phép gặp gỡ. Chỉ những người không bao giờ được phép gặp gỡ mới được nhớ tới,
trong hàng thế kỉ, về tình yêu lớn lao của họ.
Ở phương Đông chúng ta biết
Shiri và Farhad, Laila và Majnu. Vì họ đã không bao giờ được phép gặp gỡ do bố
mẹ và xã hội, họ đã trở thành biểu tượng cho những người yêu lớn lao. Nhưng điều
đó là kì lạ: họ đã không bao giờ được phép gặp gỡ lẫn nhau, và họ đã trở thành biểu
tượng của tình yêu lớn lao. Và cái gì đã xảy ra cho hàng triệu người yêu đã được
phép? Không một người nào trong số họ đã chứng tỏ là người yêu lớn lao. Tất cả đơn
giản là tồi tệ.
Mọi chuyện tình đều là thất bại,
không ngoại lệ nào. Bạn có thể chấp nhận nó, bạn có thể không chấp nhận. Người
ta cố che giấu sự kiện này lâu nhất có thể được, nhưng mọi người đều biết điều
mọi người đang làm. Thất vọng của bạn nhất định xảy ra. Tình yêu thực của bạn
là dành cho cái ta vĩnh hằng, ẩn kín đằng sau tấm màn, và bạn chưa bao giờ nhìn
ra sau tấm màn. Bạn chỉ đang đóng kịch trên sân khấu và lừa phỉnh.
Tình yêu lớn của mọi người là
biết bí mật của cuộc sống vĩnh hằng và bất tử. Bạn không thể tìm ra nó trong người
khác. Khi bạn gặp gỡ trên bãi biển dường như là - và với mọi người nó là cùng
câu chuyện - "người đàn bà này - hay người đàn ông này - được làm ra cho
mình."
Không ai được làm ra cho bất kì
ai; mọi người đều được làm ra cho bản thân người đó. Bạn không phải là một loại
bộ phận được chế tạo nào đó, để cho bạn được làm cho khớp với nhau. Cho nên khi
bạn không khớp, thế thì thảm kịch bắt đầu. Trước điều đó mọi người đều lên mặt
đạo đức. Phép thử thực là sau tuần trăng mật. Sau tuần trăng mật những người
yêu được kết thúc, họ không nhìn thẳng mắt nhau. Chồng liên tục đọc cùng tờ báo
để tránh vợ...
Một người đàn ông nói với bạn
anh ta ở quán rượu, "Sao anh bao giờ cũng vẫn còn im lặng vậy? Anh chẳng nói
gì cả."
Anh ta nói, "Toàn thể công
lao thuộc về vợ tôi đấy. Cô ấy nói và tôi nghe. Cô ấy không thích ngắt lời. Cho
nên sau nhiều năm lắng nghe mà không ngắt lời, nó trở thành thói quen. Bất kì
chỗ nào tôi ở, ngay cả vợ tôi không có đó, tôi vẫn ngồi im lặng."
Thất bại của yêu trong thế giới
chỉ ra một sự kiện có ý nghĩa: có lẽ tình yêu của chúng ta đang tìm cái gì đó khác,
và bởi vì chúng ta không tìm thấy nó trong cái gọi là người yêu của mình, thất
vọng nảy sinh. Không ai chịu trách nhiệm, đó chỉ là chiều hướng của chúng ta bị
sai.
Người yêu thực là ở bên trong bạn.
Người yêu vĩnh hằng là ở bên trong bạn. Một khi bạn đã tìm thấy nó, bạn tuyệt đối
mãn nguyện với bản thân bạn. Không có nhu cầu về bất kì ai vì bạn không còn
không đầy đủ. Duy nhất phật là được hoàn thành.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu,
Trí huệ của tâm là gì?
Maneesha, nghĩa thông thường
mang nhiều phân mảnh của chân lí, nhưng chúng chưa bao giờ đầy đủ. Trên khắp thế
giới ở mọi nơi người ta đều nghe nói - "trí huệ của tâm." Nhưng sự thực
là, trí huệ nảy sinh không từ tâm, nó nảy sinh từ cái trống rỗng của tâm. Nhưng
điều đó được biết chỉ với những người đã đạt tới chỗ sâu nhất trong cái ngã.
Nhưng nghĩa thông thường mang
các phân mảnh của tri thức. Nó biết rằng những người từ bi, người của tâm, có
trí huệ nào đó mà không phải là tri thức, có sáng suốt nào đó, có tính trực
giác nào đó mà không thể được dạy. Họ có thể thấy mọi thứ, cảm mọi thứ. Họ nhạy
cảm với mọi thứ mà không sẵn có cho tâm trí. Cho nên mọi người bắt đầu nghĩ rằng
có những khả năng của tâm có trí huệ. Nhưng họ không biết rằng tâm là cái trống
rỗng của bạn. Và từ cái trống rỗng của bạn, sự trong suốt nảy sinh điều có thể
thấy mọi thứ mà bạn không thể suy diễn về mặt trí tuệ được. Đây là trí huệ.
Để làm cho nó đầy đủ, Maneesha
này, nó phải được nói là, "trí huệ của tâm rỗng." Tim, như nhà sinh
lí học biết nó, chỉ là hệ thống bơm máu. Từ nhịp tim đập của bạn không trí huệ
nào có thể nảy sinh. Bạn đã bao giờ cảm thấy trí huệ nào nảy sinh từ nhịp tim đập
của bạn không? Bác sĩ nào đã bao giờ nghe thấy trí huệ nào đó trong khi khám nhịp
tim đập của bạn qua ống nghe không?
Tim này không phải là tâm chúng
ta ngụ ý khi chúng ta nói về trống rỗng của tâm. Thực tại, chúng ta đang nói về
vứt đi mọi nội dung của tâm trí. Thế thì, bản thân vô trí trở thành tâm bạn. Nó
không phải là thứ sinh lí học. Nó là vô trí của bạn - không định kiến, không tri
thức, không nội dung. Chỉ im lặng đơn giản, thuần khiết mới có thể được gọi là
tâm rỗng. Đó chỉ là vấn đề diễn đạt. Bạn muốn chọn cái gì, bạn có thể chọn: trí
huệ của tâm rỗng, hay trí huệ của vô trí - chúng là tương đương.
Khi bạn đang trong thiền sâu, bạn
cảm thấy sự chân thành lớn lao, niềm vui không biết với bạn, tính quan sát mà
là vị khách mới. Chẳng mấy chốc tính quan sát này sẽ trở thành chủ nhà. Ngày
tính quan sát trở thành chủ nhà, nó còn lại hai mươi bốn giờ cùng bạn. Và từ
tính quan sát này, bất kì cái gì bạn làm đều có trí huệ trong nó. Bất kì cái gì
bạn làm đều chỉ ra sự sáng tỏ, sự thuần khiết, tính tự phát, sự duyên dáng.
Một câu chuyện về Mulla
Nasruddin...
Ông ấy được sinh ra ở Iran, và ở
Iran mộ ông ấy vẫn còn đó. Một ngôi mộ kì lạ, duy nhất trên toàn thế giới. Có hàng
triệu ngôi mộ, nhưng không cái gì giống như mộ của Mulla Nasruddin. Trên mộ có
dựng một cánh cửa đóng với một ổ khoá lớn trên nó. Và ổ khoá... Mulla Nasruddin
trước khi chết đã làm mọi thu xếp. "Các anh để khoá cùng tôi bên trong mộ,
để cho không ai có thể mở được cửa." Ngay cả hoàng đế cũng tới xem -
"Điều vô nghĩa gì đang xảy ra vậy! Và người này được coi là người trí huệ,
tất nhiên có chút ít lập dị, nhưng được mọi người yêu mến."
Hoàng đế hỏi các đệ tử của
Nasruddin, "Có chuyện gì vậy?"
Họ nói, "Chuyện này không
mới. Ông ấy thường mang cánh cửa này tới bất kì chỗ nào ông ấy đi. Chúng tôi đã
hỏi ông ấy, 'Có chuyện gì vậy?' Ông ấy nói, 'Nếu tôi đem cửa đi cùng mình,
không ai có thể vào được nhà tôi. Hiển nhiên, mọi người đi vào trong nhà từ cửa.
Cho nên chỉ để bảo vệ ngôi nhà, tôi mang luôn cửa đi cùng tôi.' Và trước khi chết
ông ấy nói, `Gắn cánh cửa đó lên mộ của tôi, khoá nó lại, và để chìa khoá cùng
tôi. Bất kì lúc nào tôi thích tôi có thể mở cánh cửa này và chỉ để có chút khí
tươi nào đó.'"
Hoàng đế nói, "Toàn vô
nghĩa."
Nhưng hoàng đế cũng thích người
này. Đại đệ tử nói, "Có cái gì đó trong nó. Thầy nói: Đừng coi rằng cái chết
của ta là cái chết của ta. Các ông để thân thể ta vào mộ nhưng ta vẫn còn sống.
Cuộc sống của ta là vĩnh hằng."
Nhưng ông ấy bao giờ cũng dở
hơi. Để làm phát biểu này, rằng cuộc sống là vĩnh hằng, ông ấy đã viết lên cửa
này: "Bất kì khoảnh khắc nào, nếu tôi muốn ra, ít nhất tôi cũng có chìa
khoá và tôi không phải hỏi xin phép bất kì ai. Tôi có thể mở cửa, ra đi dạo
chút ít, hay tận hưởng đi quanh thành phố. Các ông sẽ không thấy tôi, nhưng tôi
sẽ thấy các ông."
Mulla Nasruddin có thời đã được
một hoàng đế của Iran phái đi mang những món quà lớn cho hoàng đế Ấn Độ. Và
Nasruddin ca ngợi hết lời hoàng đế Ấn Độ như trăng tròn. Tin đồn về tới Iran -
có những kẻ thù của Nasruddin, và họ nói, "Bệ hạ đã không chọn được người đúng
để đem thông điệp. Ông ấy đã ca ngợi hoàng đế Ấn Độ như trăng tròn!"
Hoàng đế nói, "Để ông ta
quay lại. Ông ta sẽ phải trả lời, bằng không ông ta sẽ mất đầu."
Nasruddin trở về. Hoàng đế Ấn Độ
rất ấn tượng với ông ấy, và đã cho ông ấy nhiều món quà. Hoàng đế Iran rất bực
và ông ấy nói, "Nasruddin, mạng ông lâm nguy đấy!"
Nasruddin nói, "Cuộc sống
mọi người bao giờ cũng lâm nguy. Bệ hạ cho rằng cuộc sống của bệ hạ không lâm nguy
sao?"
Hoàng đế nói, "Không thảo
luận triết lí, ông phải trả lời. Ông gọi hoàng đế Ấn Độ là 'trăng tròn'. Điều
đó xúc phạm ta."
Nasruddin nói, "Bệ hạ ngốc;
bệ hạ không hiểu nghĩa. Bệ hạ là trăng lên, trăng ngày đầu tiên, cái mới chỉ là
một vòng cung nhỏ, còn đó vài khoảnh khắc và biến mất. Trăng tròn nghĩa là ngày
của suy tàn đã tới. Hoàng đế Ấn Độ đó là kẻ ngốc. Ông ấy tưởng tôi ca ngợi ông ấy,
nhưng tôi đơn giản tuyên bố rằng 'Thời của ông đã tới xong rồi. Giờ không còn
tăng trưởng nữa, chỉ sụt giảm.' Và bệ hạ là ngốc vì giận dữ. Bệ hạ là trăng lên
- bệ hạ phải mở rộng, chinh phục. Bệ hạ có đủ thời gian để trở thành trăng
tròn."
Hoàng đế rất ấn tượng bởi diễn
giải này. Kẻ thù của Nasruddin đơn giản bị choáng. Họ chưa bao giờ nghĩ rằng
ông ấy sẽ cho diễn giải này. Không ai đã bao giờ nghĩ về điều đó; mọi người đều
nghĩ rằng hoàng đế đã bị xúc phạm.
Nasruddin là nhà huyền môn
Sufi, có chút ít gàn dở, nhưng bao giờ cũng cực kì trí huệ. Một hôm ông ấy định
đi đón các đệ tử để tới thăm một bộ sưu tập hiếm hoi các bức tranh mới đem tới
thành phố. Bây giờ vấn đề là...
Ông ấy sẽ cưỡi trên con lừa của
mình. Ông ấy hỏi các đệ tử, "Phải làm gì? Nếu ta cưỡi trên lừa theo cách
thông thường, thế thì lưng ta sẽ hướng về các ông. Điều đó là sỉ nhục, và ta
không thể sỉ nhục đệ tử của ta. Nếu các ông bước trước ta, lưng của các ông sẽ
hướng về ta. Ta nghĩ các ông sẽ không làm việc sỉ nhục đó với ta. Cho nên một cách
có thể là, ta sẽ cưỡi lừa đối diện với các ông."
Các đệ tử nói, "Nhưng cả
thị trấn sẽ cười, và thầy sẽ làm cho chúng tôi có vẻ ngu xuẩn... mặc dầu có vấn
đề trong đó. Nhưng đi bất kì chỗ nào cùng thầy đều là rắc rối."
Đám diễu hành đi qua thị trấn.
Mọi người đều nhìn - có chuyện gì vậy? Không ai đã bao giờ thấy bất kì ai cưỡi lừa
quay mặt về phía sau. Cuối cùng một đám đông tụ tập, và họ nói, "Chúng tôi
sẽ không để ông đi chừng nào chúng tôi chưa có được lời giải thích."
Nasruddin nói, "Giải thích
là đơn giản. Ta không muốn sỉ nhục đệ tử của ta cho nên ta không thể để lưng ra
hướng về họ. Và ta không muốn bị các đệ tử của ta sỉ nhục, cho nên họ không thể
bước đi trước ta. Họ phải bước sau ta. Bây giờ các ông nói gì - làm sao có thể
xoay xở được điều đó? Đây là cách duy nhất."
Mọi người nói, "Điều đó là
dở hơi, nhưng nó là cách duy nhất. Nếu để ai đó nhìn vào lưng ông là sỉ nhục,
thế thì chắc chắn ông đang làm điều đúng."
Người đơn giản có sự thuần khiết
hoàn toàn - mọi hành động trong đời người đó tràn đầy trí huệ, nhưng trên bề mặt
có vẻ hơi chút gàn dở. Ông ấy thuộc vào cùng đẳng cấp như Bồ đề đạt ma, như
Mahakashyap. Nhưng ông ấy có chút ít lập dị hơn bất kì người nào trong số họ.
Từ trống rỗng của tâm, không nhất
thiết là cái nảy sinh sẽ được mọi người hiểu là trí huệ. Bạn sẽ thoải mái hoàn
hảo với nó, và những người hiểu bạn sẽ thoải mái hoàn toàn với bạn. Nhưng trong
thế giới này tìm ra những người có thể hiểu được trí huệ của tâm rỗng là rất
khó và hiếm.
Nhưng không có vấn đề gì. Con
người của tâm rỗng không cần bất kì thừa nhận nào. Người đó được tràn đầy tới mức
người đó có thể có vẻ điên với toàn thể thế giới, nhưng nếu nó nảy sinh từ tính
tự phát của người đó, thì không thành vấn đề gì. Mọi điều thành vấn đề là ở chỗ
nó phải không được là giả, ở chỗ nó phải không được là đạo đức giả, là ở chỗ nó
phải không là rởm. Nó phải bắt nguồn từ tâm bạn và trống rỗng của tâm. Thế thì
mọi thứ là trí huệ dù mọi người có thừa nhận điều đó hay không.
Ai đã thừa nhận Mulla
Nasruddin? Rất ít người. Ai đã thừa nhận Bồ đề đạt ma? Rất ít người. Ai đã thừa
nhận Mahakashyap đột nhiên cười? Chỉ Phật Gautam. Mười nghìn sư đã hiện diện
nhưng không ai có thể hiểu hành vi lập dị này. Nhưng nó đã nảy sinh từ tâm rỗng,
từ sự sáng tỏ của việc nhìn. Người khác duy nhất có cùng sự sáng tỏ này có thể
hiểu nó.
Maneesha, trí huệ của tâm rỗng
là hiểu được chỉ cho những người đã đi vào trong cái trống rỗng riêng của họ. Với
người khác nó sẽ vẫn còn là thách đố, mất trí, điên khùng. Và có nhiều chư phật
đẹp thế - hành vi của họ là tuyệt đối hài hoà với cái trống rỗng của tâm, nhưng
nó không phải là hợp lí. Nó không thể được hiểu bởi cái gọi là người trí thức.
Nó gần như không thể nào được hiểu bởi đám đông.
Ở Nhật Bản có con búp bê... nó
sẵn có ở bất kì chỗ nào, ở đây nữa. Con búp bê này có tên là daruma. Daruma là
tên hiệu cho Bồ đề đạt ma, và con búp bê này đại diện cho cái gì đó đặc biệt.
Nó được làm, chuyện kể vậy, bởi Bồ đề đạt ma. Con búp bê này được làm theo cách
mà đáy của nó rất nặng, cho nên bạn có thể ném nó theo bất kì cách nào và nó
bao giờ cũng ngã và ngồi dậy ngay lập tức theo tư thế hoa sen. Khi Bồ đề đạt ma
làm ra nó, các đệ tử của ông ấy cười: "Thầy làm cái gì vậy?"
Ông ấy nói, "Đây sẽ là
giáo huấn ngay cả cho trẻ nhỏ để là phật trong mọi vị trí, trong mọi tình huống.
Nhìn con búp bê này; ném nó
theo bất kì cách nào và nó sẽ lập tức thu lại cân bằng của nó và ngồi theo tư
thế phật."
Vị phật thuộc loại Bồ đề đạt ma
có thể làm ra búp bê còn quan trọng hơn bất kì kinh sách nào. Trà bạn uống... có
lẽ bạn không biết toàn thể câu chuyện về nó. Bồ đề đạt ma đang thiền trên núi ở
Trung Quốc có tên là T'a. Và ông ấy không muốn chớp mắt, nhưng điều tự nhiên
cho mắt là chớp mắt. Ông ấy muốn giữ cho mắt mở trong khi ông ấy thiền, cho nên
ông ấy cắt mí mắt và ném chúng ngay trước ngôi chùa. Từ lông mi của mí mắt, lá
trà đầu tiên mọc ra.
Đó là câu chuyện. Nó được gọi
là trà (tea), vì nó được tìm thấy lần đầu tiên trên núi T'a và mọi cái tên trong
các ngôn ngữ khác nhau đều nói tới núi này, T'a. Trong tiếng Marathi nó là cha,
trong tiếng Hindi nó là chai. Nhưng nó có nguồn gốc với tên núi này, T'a. Tất nhiên
điều đó là hư cấu. Nhưng vì nó đã mọc ra từ lông của Bồ đề đạt ma, nó giữ cho bạn
thức.
Cho nên khi bạn muốn thức... chỉ
một cốc trà. Nhưng nhớ lấy, nó giữ cho bạn thức vì nó là sản phẩm của tròng mắt
của Bồ đề đạt ma. Và Bồ đề đạt ma là con người của nhận biết tuyệt đối, cho nên
phẩm chất nào đó của nhận biết vẫn tiếp tục trong trà.
Đó là câu chuyện hay, và hệ quả
của nó là lớn. Bất kì cái gì bắt nguồn từ tâm rỗng và trí huệ của nó đều sẽ mang
phẩm chất nào đó cho những thế kỉ sắp tới. Nó có thể có vẻ giống như hư cấu -
nó là hư cấu đấy. Nhưng ngay cả hư cấu cũng có thể được dùng để chỉ tới chân
lí. Trà giữ cho bạn thức vì Bồ đề đạt ma là con người của tâm thức đã thức tỉnh
đầy đủ.
Ngay cả bạn quan sát tượng Phật
một cách im lặng, bạn sẽ ngạc nhiên rằng dần dần tâm trí bạn trở nên trống rỗng
và bạn bắt đầu đi vào trong dòng chảy cuộc sống riêng của bạn. Bức tượng đó được
làm đích xác theo tư thế mà Phật Gautam thường thiền. Ngồi trước tượng đó, cái
gì đó trong bạn bắt đầu đồng bộ hoá với tư thế của tượng. Không làm gì cả, chỉ
ngồi, và Phật bắt đầu phản xạ trong gương của bạn.
Nhưng gương phải được sạch sẽ,
gương phải trống rỗng nội dung. Đó là điều chúng ta đang cố gắng làm mọi ngày -
lau gương, chùi sạch bụi của nhiều thế kỉ. Mọi ngày cái gì đó của không thuần
khiết lại mất đi; cái gì đó trở nên có khả năng nhận ra như vị phật. Có thể chỉ
là một thoáng nhìn, nhưng chẳng mấy chốc thoáng nhìn này sẽ trở thành toàn thể
cuộc sống của bạn.
Trước khi tất cả các bạn trở
thành chư phật, vài tiếng cười đã, vì sau khi thành phật, tiếng cười không phù hợp.
Không phật nào cười. Cho nên điều bao giờ cũng tốt là cười trước khi bạn trở
thành phật, vì nếu bạn cười khi bạn là phật điều đó sẽ bị phản đối.
Bà già tốt bụng Olga Kowalski
huỳnh huỵch đi xuống cầu thang để tìm chồng đang ngồi trên tràng kỉ xem đá bóng
trên ti vi.
"Kowalski," bà ấy cằn
nhằn, "làm sao mà chúng ta chẳng bao giờ nói chuyện thêm nữa thế? Các ông
chồng khác nói chuyện với vợ họ. Ông đã không nói tới hai lời với tôi cả tuần rồi!"
Thế rồi bà Olga bực bội bước tới
trước ti vi và yêu cầu, "Nói hai lời đi!"
"Thôi được," Kowalski
nói, vươn cổ dài ra để nhìn ti vi. "Câm mồm!"
Cô Goodbody đang dạy về giáo dục
giới tính cho lớp chín. Ngồi cuối phòng, đọc Playboy và hút thuốc lá, là con của
Chester Cheese, Wise-guy Willy.
"Cả lớp," cô Goodbody
bắt đầu, run run, "hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về giao hợp dục."
Wise-guy Willy đặt tờ tạp chí
xuống, mỉm cười, và nháy mắt với cô Goodbody.
"Ui... có tám tư thế cơ bản
cho giao hợp dục," cô Goodbody nói một cách bồn chồn.
"Chín chứ," tiếng nói
của Willy vọng lên từ cuối lớp.
Bối rối và đỏ mặt, cô Goodbody
bắt đầu lại. "Có tám tư thế cơ bản cho giao hợp dục," cô lắp bắp.
"Chín chứ," Willy lại
ngắt lời.
Lần này cô Goodbody lấy hơi thở
sâu và tiếp tục, "Tư thế thứ nhất có tên là tư thế nhà truyền giáo: đàn
ông trên đàn bà và đối diện cô cấy..."
"Aha!" Willy nói, lại
nháy mắt, "mười chứ!"
Paddy và Kowalski ở trong thị
trấn để chè chén. Sau nhiều tuần uống rượu, họ quyết định đi tới nhà hàng Tê giác
nướng xoay tròn, trên cao một trăm tầng để ăn tối.
Họ chọn bàn nhìn qua ánh sáng
thành phố, nhưng chỉ ngồi đó được vài phút thì cả hai người đều cảm thấy cần đi
tè.
"Ông có thể nói cho chúng
tôi phòng vệ sinh ở đâu được không?" Paddy nhỏ dãi vào người phục vụ trưởng.
"Dạ được thưa ngài,"
người phục vụ đáp, trỏ ngang qua nhà hàng. "Cứ đi xuống hành lang qua chỗ
kia, rẽ trái và đi xuống hai bậc."
Chỉ dẫn được lặp lại cho
Kowalski, người không hoàn toàn chắc mình biết mình ở đâu, hay mình đang tìm cái
gì.
"Cứ nhớ," người phục
vụ trưởng nói, "rẽ trái và hai bước xuống..."
Thế là, Paddy và Kowalski đi
qua phòng và xuống hành lang. Họ đẩy cửa thứ nhất ở bên trái và bước vào trong,
vào trong đường thông thang máy mở. Một trăm tầng bên dưới, Paddy chậm chạp
nâng bản thân mình ra khỏi đất. "Anh cảm thấy thế nào?" Paddy hỏi anh
bạn Polack, nằm bên cạnh anh ta.
"Không quá tệ,"
Kowalski đáp. "Nhưng tôi nghĩ tôi không thể xoay xở được bước thứ
hai."
Nivedano...
Nivedano...
Im lặng, nhắm mắt lại. Cảm thấy
thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng.
Nhìn vào bên trong, sâu nhất có
thể được.
Nó là không gian riêng của bạn.
Tại chính tận cùng bạn sẽ thấy
tâm rỗng.
Tâm rỗng là cánh cửa tới vĩnh hằng.
Nó là kết nối giữa bạn và sự tồn tại. Nó không phải là cái gì đó vật lí hay vật
chất. Nó không phải là cái gì đó tâm trí hay tâm lí. Nó là cái gì đó bên ngoài
cả hai, siêu việt lên trên cả hai.
Nó là tính tâm linh của bạn.
Nhớ lấy, tâm rỗng làm cho bạn
thành phật.
Khoảnh khắc này là được ân huệ.
Mười nghìn tâm đang cảm thấy im
lặng. Và việc hội nhập với sự tồn tại. Bạn là người may mắn trên trái đất.
Làm cho điều đó được rõ ràng
đi, Nivedano...
Thảnh thơi... chỉ là người quan
sát cả tâm trí và thân thể.
Nhấn mạnh nên vào việc chứng kiến.
Việc chứng kiến là tình yêu bí
mật của bạn.
Việc chứng kiến là phật, việc
quan sát.
Bắt giữ lấy kinh nghiệm này để
cho khi bạn quay lại, bạn đem cái gì đó ra khỏi chiều sâu của bạn - vàng nào
đó, kim cương nào đó, huy hoàng nào đó.
Nivedano...
Quay lại, nhưng quay lại với giầu
có mới, với tính toàn vẹn mới, với tính cá nhân mới.
Được tái sinh, ngồi trong vài
khoảnh khắc nhớ lại kinh nghiệm rằng bạn là phật.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội việc tụ
tập của mười nghìn chư phật không?
Vâng!
0 Đánh giá