Chương 8. Nguyên lí đầu tiên

Chương 8. Nguyên lí đầu tiên

Price:

Read more

Trở về Cội nguồn - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 8. Nguyên lí đầu tiên
Mọi người đều là một kiệt tác vì Thượng đế không bao giờ cho sinh ra bất kì cái gì kém hơn điều đó. Mọi người đều mang kiệt tác đó ẩn kín trong nhiều kiếp, không biết họ là ai, và chỉ cố trên bề mặt để trở thành ai đó. Bỏ ý tưởng về trở thành ai đó đi, vì bạn đã là kiệt tác rồi. Bạn không thể được cải tiến. Bạn chỉ phải đi tới nó, biết nó, nhận ra nó. Đích thân Thượng đế đã tạo ra bạn, bạn không thể được cải tiến.

Có vài chữ đẹp được khắc trên cổng của đền Oaku ở Kyoto viết: Nguyên lí đầu. Mọi người khắp gần xa tới ngưỡng mộ chúng. Thư pháp nguyên bản được thầy Kosen viết trên giấy. Khi Kosen đang viết các chữ thì có một học trò đứng bên cạnh để mài mực. 'Chưa tốt lắm,' cậu học trò nói về lần thử đầu tiên của Kosen. 'Cái đó còn tồi hơn cái thứ nhất,' cậu học trò nói về lần thử thứ hai. Và việc đó cứ tiếp diễn. Sau sáu mươi tư lần thử, mực đã cạn, cho nên cậu học trò đi ra trộn mực thêm. 'Thử nhanh một lần với số mực cuối cùng vậy,' Kosen nghĩ, 'trong khi thằng bé còn chưa về.' Khi cậu học trò trở về, nó ngó nghìn vào nỗ lực cuối cùng này, và nói: 'Kiệt tác!'
Vài điều trước khi chúng ta đi vào câu chuyện hay này. Thứ nhất, nếu bạn bị phân chia, thế thì xung đột nảy sinh không chỉ trong tâm trí, mà còn trong năng lượng sinh học của bạn - thế thì bạn là hai. Và nếu bạn là hai, năng lượng bị phí hoài trong xung đột; năng lượng này bị tiêu tán đi. Chừng nào bạn chưa là một, không cái gì có thể được làm. Khi có liên quan tới cuộc hành trình bên trong, tính một của bạn sẽ được cần ngày càng nhiều hơn. Trền bề mặt điều đó là được; bạn có thể liên tục làm công việc hàng ngày cho dù bạn bị phân chia.
Tưởng tượng một vòng tròn có một tâm: nếu bạn vẽ hai đường thẳng từ ngoại vi hướng tới tâm, trên ngoại vi chúng bị phân chia; bạn càng hướng tới tâm, kẽ hở trở nên càng bé dần, bé dần đi; ngay gần tâm kẽ hở gần như không có; tại tâm kẽ hở biến mất. Tại tâm mọi thứ trở thành một; tại ngoại vi mọi thứ bị phân chia, thành hai.
Khi bạn nghĩ về mình bạn là hai, vì thế thì bạn tồn tại ở ngoại vi. Khi bạn không nghĩ về mình bạn là một, vì thế thì bạn không tồn tại ở ngoại vi, bạn tồn tại ở tâm.
Nếu bạn là một bản ngã, bạn đang tiêu tán năng lượng của bạn vì bản ngã tồn tạo ở ngoại vi. Bản ngã tồn tại vì người khác; nó phải ở ngoại vi. Khi bạn là một mình toàn bộ trong bản thân bạn, bên trong nhất, bản ngã không tồn tại. Bạn hiện hữu nhưng bản ngã không hiện hữu và khi bạn hiện hữu, không có bản ngã, năng lượng của bạn là cực kì mạnh. Khi bạn hiện hữu không có bản ngã, bạn là Thượng đế. Thế thì bạn không bị phân chia, và cội nguồn năng lượng là vô hạn.
Tại ngoại vi mọi thứ bị phân chia, và không chỉ bị phân chia, mà còn trong xung đột. Dường như tôi đang đánh nhau bằng cả hai tay tôi - tay phải đánh tay trái, tay trái đánh tay phải. Cái gì sẽ xảy ra? Có khả năng nào của tay nào thắng không? - không có khả năng nào, vì cả hai tay đều là của tôi. Tay phải không thể thắng vì nó là của tôi; tay trái không thể thua - nó là của tôi.
Đằng sau cả hai tay, tôi là một, cho nên không có khả năng nào cho bất kì thắng lợi nào. Và mọi thắng lợi sẽ chỉ là mơ, giả vờ. Tôi có thể lừa bản thân tôi, tôi có thể để tay phải của tôi lên trên tay trái của tôi và nói: 'Bây giờ tay phải đã thắng.' Tôi có thể đổi tình huống trong một khoảnh khắc; tôi có thể để tay trái lên trên tay phải và nói: 'Tay trái đã thắng.' Đây là điều bạn đã từng làm liên tục.
Nếu bạn đánh nhau với bản thân bạn, không có thắng lợi. Không ai sẽ bị đánh bại, không ai sẽ thắng; toàn thể trò chơi này là ngu xuẩn. Nhưng một điều là chắc chắn - nếu bạn liên tục đánh nhau với bản thân bạn, bạn đang tiêu tán năng lượng. Tay phải không thể thắng, tay trái không thể thắng - bạn sẽ bị thất bại ở chỗ cuối. Nó là tự tử, bạn đang phá huỷ bản thân bạn.
Khi bạn là một, bạn trở thành đấng sáng tạo, khi bạn là hai, bạn trở thành tự tử - bạn phá huỷ bản thân bạn. Và làm sao bạn trở thành hai? Bất kì khi nào nghĩ về mình nảy sinh, bạn trở thành hai. Bất kì khi nào bạn nhìn vào người khác và cảm thấy: 'Họ nghĩ gì về mình?' - bạn trở thành hai.
Đó là lí do tại sao mọi cái là đẹp không thể xảy ra khi bạn là hai. Đấng sáng tạo phải quên đi mọi thứ, ông ấy phải quên toàn thể thế giới; chỉ thế thì cái gì đó từ cõi Bên kia giáng xuống.
Một nhà thơ lớn người Anh, Coleridge, đã để lại chỉ bẩy bài thơ hoàn chỉnh, và ông ấy là một trong những thầy vĩ đại nhất. Ông ấy để lại hàng nghìn bài thơ dang dở. Bốn mươi nghìn bài tất cả đã được tính toán; chỉ bẩy bài hoàn chỉnh.
Ngay trước cái chết của ông ấy, ai đó hỏi: 'Có chuyện gì với ông vậy? Cả nhà chất đầy những bài thơ dang dở, và vài bài thơ chỉ cần một cái chạm - dòng cuối cùng, hay ba dòng có đó một dòng bị thiếu. Tại sao ông không thể hoàn chỉnh chúng?'
Coleridge tương truyền đã nói: 'Ai có thể hoàn chỉnh chúng? Tôi chưa bao giờ viết một lời. Khi tôi không hiện hữu, thế thì cái gì đó giáng xuống. Chỉ ba dòng tới; tôi đã chờ đợi dòng thứ tư nhưng nó không bao giờ tới. Và tôi không thể hoàn chỉnh được nó vì nó sẽ tới từ bình diện khác của hiện hữu. Tôi đã không hiện hữu khi ba dòng này tới, và tôi sẽ có đó quá nhiều khi dòng thứ tư được thêm vào. Tôi có thể thêm vào nó, nhưng cái đó sẽ chỉ là giả. Nó sẽ là cái gì đó bị áp đặt - nó sẽ không có dòng chảy, nó sẽ không đích thực, nó sẽ không thực. Cho nên tôi có thể làm gì được? Tôi có thể đơn giản đợi.'
Ông ấy đã đợi cho những bài thơ nào đó trong hai mươi năm, và thế rồi dòng này, dòng bị thiếu sẽ giáng xuống, và ông ấy sẽ thêm nó.
Người ta nói về một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Ấn Độ, Rabindranath Tagore, rằng bất kì khi nào ông ấy viết thơ hay vẽ tranh, ông ấy sẽ trở nên nghĩ về mình tới mức ông ấy sẽ quên ăn, ông ấy sẽ quên uống, ông ấy sẽ quên ngủ. Ngay cả vợ ông ấy sẽ tới nhưng ông ấy không có khả năng nhận ra ai đang đứng trước ông ấy. Cho nên bất kì khi nào ông ấy ở trong tâm trạng sáng tạo, không ai sẽ quấy rầy ông ấy, không ai sẽ tới gần nhà ông ấy. Ông ấy ở trong trạng thái hiện hữu khác tới mức quấy rầy ông ấy có thể là tai hoạ. Trong ba ngày, bốn ngày, thậm chí nhiều tuần, ông ấy sẽ không ăn, ông ấy sẽ không làm bất kì cái gì. Ông ấy đã trở thành chỉ là phương tiện - ông ấy là MỘT.
Chuyện xảy ra là cuốn sách của Rabindranath, Geetanjali, mà với nó ông ấy được trao giải thưởng Nobel, đã trở nên nổi tiếng thế giới. Đích thân ông ấy đã dịch nó vì ông ấy đã viết trong tiếng Bengali. Bản gốc trong tiếng Bengali và đích thân ông ấy đã dịch nó sang tiếng Anh. Nhưng ông ấy không tự tin thế, dịch văn xuôi là dễ, rất, rất khó dịch thơ, cho dù nó là của riêng bạn.
Thơ ca tồn tại ở đâu đó bên ngoài văn phạm - nó nhiều âm nhạc hơn, ít ngôn ngữ hơn, nó nhiều cảm tính và ít ý nghĩ. Nó lẩn tránh, và đó là cái đẹp của nó - bạn không thể cố định được nó. Nó giống như dòng sông chuyển động, nó không như cái ao. Văn xuôi giống ao, thơ ca giống sông.
Rabindranath đã thử trong nhiều ngày; ông ấy sẽ làm việc trên từng đoạn. Thế rồi ông ấy dịch nó hoàn toàn. Nhưng không tự tin, ông ấy đề nghị C. F. Andrews giúp đỡ. C. F. Andrews là một trong những đồng nghiệp của Mahatma Gandhi, ông ấy đã hết sức làm việc cho nền độc lập của Ấn Độ. C. F. Andrews nhìn qua nó và ông ấy nói: 'Nó thật kì diệu, hay! Chỉ ở bốn chỗ tôi muốn thay đổi nó vì ở bốn chỗ nó không đúng văn phạm.' Thế là ông ấy đổi nó ở bốn chỗ, chỉ bốn từ, và Rabindranath đã rất hài lòng. Andrews nói: 'Giờ nó ổn rồi.'
Rabindranath đem nó tới London. Trước khi nó được xuất bản ông ấy mở cuộc tụ tập nhỏ các nhà thơ tại nhà của Yeats, một trong những nhà thơ lớn của Anh. Gần hai mươi nhà thơ, tất cả đều nổi tiếng, đã tụ tập lại - họ lắng nghe. Thế rồi Rabindranath hỏi: 'Các ông có cảm thấy cái gì bị thiếu không?' Yeats đứng dậy và ông ấy nói: 'Tại bốn chỗ cái gì đó sai.' Rabindranath ngạc nhiên. Ông ấy không thể tin được điều đó vì không ai khác biết rằng C. F. Andrews đã thay đổi cuốn sách ở bốn chỗ. Ông ấy hỏi: 'Bốn chỗ đó là chỗ nào?' - và chúng đích xác là cũng các chỗ đó. Yeats nói: 'Ở bốn chỗ này dòng chảy đã dừng lại. Ai đó khác đã đặt bốn lời đó vào, không phải ông.'
Yeats là nhà thơ rất cảm nhận; ông ấy có thể cảm thấy rằng dòng sông ở đâu đó đã trở thành ao, rằng ai đó khác từ một bình diện hiện hữu khác đã bước vào, rằng cái gì đó đã trở thành giống khối chắn; sông không tuôn chảy dễ dàng sau đó như nó đã chảy trước đó. Đã có hòn đá, tảng đá ở đâu đó. Văn phạm giống như đá - nó là chết.
Thế rồi Rabindranath nói: 'Vâng, C. F. Andrews đã gợi ý những lời này, và ông ấy là người Anh, cho nên ông biết rõ hơn. Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi.' Ông ấy nói thêm: 'Đây là bốn lời tôi đã dùng trước khi Andrews sửa nó.' Yeats nói: 'Chúng phi văn phạm nhưng chúng có tính thơ ca, chúng có dòng chảy, cho nên quên văn phạm đi và giữ lại dòng chảy.'
Tại chính trung tâm, dòng chảy là một thứ. Văn phạm là không liên quan, văn phạm tồn tại trên bề mặt; tại trung tâm - chỉ có dòng chảy năng lượng. Bình diện khác của hiện hữu là được cần. Khi cái gì đó từ cõi Bên kia giáng vào bạn, bạn cần là một.
Đây là hai bình diện của nhân loại: nhị nguyên, bình diện của nhị nguyên, điều người Hindus gọi là dwaita, bình diện của hai; và bất nhị, bình diện của một, bình diện của bất nhị. Khi bạn bị phân chia bạn ở trong thế giới này; khi bạn không bị phân chia, bạn đã siêu việt - bạn không còn ở đây, bạn đã xuyên vào trong cõi Bên kia. Thế thì các biên giới gặp gỡ và các biên giới gặp nhau trong bạn. Cho nên toàn thể nỗ lực là làm sao trở thành không bị phân chia, làm sao trở thành một.
Mới đêm hôm nọ một cô gái tới tôi và cô ấy nói: 'Tôi đã là một sannyasin bên trong.' Tại sao phân chia bên ngoài với bên trong? Thực sự có phân chia giữa bên trong và bên ngoài không? Đường phân ranh giới ở đâu? Bạn có thể vẽ ra một đường và nói: Bên ngoài đường này là bên trong không? Ở đâu? - ở thân thể bạn có thể vẽ ra một đường không? Nếu thân thể chết, bạn chết, nếu thân thể không có đó, bạn ở đâu?
Thế thì ở tâm trí sao? - nếu tâm trí trở thành vô ý thức bạn trở thành vô ý thức. Bạn không có tâm trí thì bạn là ai? Bạn phân chia ở đâu? - mọi thứ đều được móc nối.
Tại ngoại vi nó là bên ngoài; tại tâm nó là bên trong, nhưng ngoại vi thuộc về tâm. Bạn có thể có tâm mà không có ngoại vi được không? - thế thì cái đó sẽ là kiểu tâm gì vậy? Tâm thuộc vào ngoại vi. Bạn có thể có ngoại vi mà không có tâm được không? - chúng thuộc vào lẫn nhau. Chúng giống như hai bờ sông - sông chảy ở giữa và bạn không thể phân chia được.
Bạn đói - bạn không nói: Đói ở bên trong cho nên làm sao tôi có thể ăn thức ăn, cái là bên ngoài? Bạn ăn thức ăn và thức ăn trở thành máu bạn, và thức ăn trở thành sinh lực của bạn, và sinh lực của bạn trở thành suy nghĩ của bạn, và suy nghĩ của bạn trở thành tâm của bạn, tình cảm của bạn, và tình cảm của bạn trở thành nhân chứng của bạn, và nhân chứng của bạn trở thành điều Thiêng liêng, điều Tối thượng. Có việc tiêu hoá tinh tế trên mọi bình diện.
Bạn ăn thức ăn, nó là bên ngoài. Khoảnh khắc bạn đã ăn nó vào, bạn tiêu hoá nó, cái không tinh tuý lại được tống ra; cái tinh tuý đi hướng tới trung tâm. Bạn đã tiêu hoá nó - nó đã trở thành máu, xương, thịt - thân thể. Thế rồi việc tiêu hoá lại xảy ra - cái tinh tế nhất của nó lại được hấp thu. Nó trở thành sinh lực của bạn, điều các nhà khoa học gọi là bio-plasma trường sinh học. Nó trở thành điện trong bạn.
Nhưng thế rồi lần nữa, việc tiêu hoá xảy ra; cái tinh tuý trong nó lại được hấp thu vào bên trong - nó trở thành ý nghĩ của bạn. Ý nghĩ là điện tinh tế. Thế thì lần nữa bạn đi vào bên trong.
Suy nghĩ được tiêu hoá thành tình cảm - nó trở thành tâm của bạn, cho nên yêu vẫn còn là sinh lực tinh tế hơn suy nghĩ, nhưng điều đó nữa không là chỗ cuối.
Lần nữa trong yêu, cái là tinh tế hơn được hấp thu và tiêu hoá - nó trở thành nhân chứng của bạn, thiền của bạn. Nó trở thành nhận biết của bạn, nhưng cái đó nữa vẫn không phải là chỗ cuối vì ngay cả nhân chứng có đó, và khi nhân chứng có đó thì phân chia có đó.
Phân chia này đã trở thành hẹp; bạn đang tới gần với tâm nhưng phân chia vẫn có đó. Bạn là nhân chứng - chủ thể và đối thể. Bạn là nhân chứng về cái gì? Phân chia vẫn có đó.
Thế rồi ở bước nhảy cuối cùng năng lượng đã trở thành được định tâm toàn bộ; đối thể và chủ thể biến mất. Thế thì không có nhân chứng, thế thì bạn đã đi tới cõi Bên kia, thế thì bạn hiện hữu dường như bạn không hiện hữu. Bạn hiện hữu và bạn không hiện hữu; bạn đã trở thành cái Toàn thể.
Đây là trạng thái, trạng thái cuối cùng nơi theo một cách nào đó bạn là toàn bộ, hoàn toàn bị triệt tiêu, và theo cách khác bạn đã trở thành cái Toàn thể. Con biến mất, giờ bạn đã trở thành Cha. Bây giờ không có Jesus, chỉ Cha Tối thượng nhất tồn tại - con bị hấp thu. Bạn sẽ vẽ ra đường giữa cái là bên ngoài và cái là bên trong ở đâu?
Nhiều người tới tôi và họ nói: 'Bên trong chúng tôi đã là sannyasin.' Nhưng có thực sự có phân chia ở bên ngoài không? Và nếu bạn phân chia bạn trở thành hai; nếu bạn trở thành hai, thế thì xung đột nảy sinh, toàn thể trò chơi của cuộc chiến bên trong, chính trị bên trong nảy sinh - ai sẽ chi phối ai? Hoặc bên ngoài sẽ chi phối bên trong, hoặc bên trong sẽ chi phối bên ngoài. Nếu bên ngoài chi phối bên trong bạn trở thành người duy vật. Nếu bên trong chi phối bên ngoài, bạn trở thành người duy linh. Trong cả hai trường hợp bạn đều là một nửa, bạn không là toàn thể.
Khi bên ngoài và bên trong biến mất, không ai chi phối bất kì ai, vì việc chi phối không phải là trạng thái tốt của sự việc. Người chi phối sẽ bị tống đi sớm hay muộn, người áp bức sẽ trở thành người bị áp bức, và người bị áp bức sẽ trở thàng người áp bức. Nó chỉ là đánh nhau giữa tay trái và tay phải của bạn và toàn thể trò chơi là việc giả vờ. Nhớ điều ngược đời này: bạn càng đi vào bên trong, bên ngoài càng có ít hơn. Khi bạn thực sự đạt tới bên trong nhất, cả bên trong và bên ngoài biến mất. Thế thì bạn là hư không, và mọi thứ.
Ở trường cô giáo hỏi những câu hỏi mẹo, và thế rồi cô nói: 'Charlie Brown, con sẽ định nghĩa hư không thế nào?' Không do dự một khoảnh khắc Charlie Brown nói: 'Hư không là quả bóng mà không có da.' Đó là bạn ở khoảnh khắc cuối cùng, không có da - hư không. Nhưng thế thì bạn đã trở thành cái Toàn thể vì da phân chia bạn khỏi cái Toàn thể.
Và da bạn ở đâu? Nghĩ về mình, bản ngã là da bạn. Khi bản ngã mất đi bạn trở thành hư không và cái Toàn thể đồng thời, vì cả hai chúng đều ngụ ý cùng một thứ.
Điều thứ hai cần được hiểu: bạn có thể đã quan sát bản thân bạn và trong người khác nữa, rằng có một thôi thúc rất sâu để trở thành vô ý thức. Những người khắt khe đạo đức không thể hiểu được nó, những người đạo đức không thể hiểu được nó, do đó mới có hấp dẫn của mọi kiểu rượu, ma tuý, chất say hoá học - tại sao? Các nhà thuyết giảng liên tục thuyết giảng chống lại nó nhưng điều đó đã không thay đổi được một người nào; không một người nào đã được thay đổi qua nó. Nhân loại liên tục đi trên con đường của nó: những người khắt khe đạo đức liên tục kết án, nhưng không ai nghe họ.
Nó không thể là thứ bình thường, cái gì đó phi thường được tham gia vào. Đó là lí do tại sao thử thay đổi rượu lại khó thế - rất, rất khó, gần như không thể được. Tại sao có nhiều hấp dẫn thế trong việc trở thành vô ý thức? - vì việc nghĩ về mình là bệnh thế, nó là gánh nặng thế. Và chỉ có hai cách để đi ra ngoài nó: một cách là rơi vào vô ý thức, cách kia là trở thành siêu ý thức. Hoặc đi vào siêu ý thức, hoặc đi vào vô ý thức. Nghĩ về mình là căng thẳng thế, phiền não và lo âu thế, cho nên hoặc đi vào rượu, hoặc đi vào Thượng đế.
Thượng đế và quỉ, Thượng đế và rượu là không thực sự đối lập. Nếu Thượng đế là Ý thức tối thượng, thế thì vô ý thức là cực đối lập.
Tôi đã nghe: Có lần chuyện xảy ra là một công bộc xã hội đã cố gắng chuyển đổi mọi người hướng tới tôn giáo và chống lại tội lỗi, chống rượu, tới gặp Mulla Nasrudin. Cô ấy nói: 'Lần trước tôi đã tới gặp anh, anh nghiêm túc tỉnh táo, và điều đó đã làm cho tôi cực kì hạnh phúc. Nhưng bây giờ anh lại say xỉn và điều đó làm cho tôi rất, rất bất hạnh.' 'Nói thực,' Mulla Nasrudin nói một cách tươi cười rạng rỡ với hạnh phúc. Anh ta nói: 'Lần này đến lượt tôi hạnh phúc.'
Rượu, vô ý thức, có thể không cho bạn hạnh phúc nhưng ít nhất nó giúp bạn quên đi bất hạnh. Bạn quên các lo âu, và qua hoá chất giúp bạn bỏ phân chia, phân chia thành hai, việc nghĩ về mình.
Nghĩ về mình là căng thẳng lớn nhất trong tâm trí. Đó là lí do tại sao đôi khi bạn muốn được một mình; bạn muốn đi lên Himalayas, và quên toàn thể xã hội.
Xã hội không phải là vấn đề, nhưng khi người khác hiện diện, rất khó để nghĩ về mình hay để không nghĩ về mình - cả hai là như nhau.
Khó quên bản thân bạn khi người khác hiện diện; người khác tạo ra cái tôi bên trong bạn, chúng là hai cực. Khi thân thể có đó và bạn một mình, bạn cảm thấy thảnh thơi nào đó. Đó là lí do tại sao mọi người đi vào rừng. Nhưng thế nữa họ trở nên chán, vì khi bạn một mình, căng thẳng không có đó, nhưng chán đi vào vì kích động biến mất.
Kích động là một loại lo âu - lo âu là một loại kích động. Nếu bạn đi theo kích động, bạn không thể có tính thiền, bạn không thể đi vào chỗ đơn độc, bạn không thể đi vào trong, vì ở đó bạn sẽ một mình và không có kích động. Kích động cần người khác. Một mình, làm sao bạn có thể bị kích động? - không cái gì xảy ra, làm sao bạn có thể bị kích động? Để bất kì cái gì xảy ra người khác được cần tới. Cho nên nếu bạn một mình bạn trở nên chán. Nếu bạn đi cùng xã hội, sống trong quan hệ, thế thì bạn trở nên căng thẳng nhiều.
Cho nên đi vào đơn độc sẽ không giúp ích. Nhưng nếu bạn có thể bỏ việc nghĩ về mình của bạn trong khi sống trong xã hội với người khác; trong mối quan hệ nếu bạn có thể bỏ nghĩ về mình của bạn, đột nhiên không có căng thẳng và không có chán, và cuộc sống là việc mở hội thường xuyên mà không có bất kì kích động nào. Nó là việc mở hội rất im lặng. Nó là niềm vui, nhưng không có kích động nào; nó là hạnh phúc rất, rất mát mẻ; nó là sự hoàn thành sâu, nhưng không có bất kì kích động nào.
Vị Phật được hoàn thành thế, nhưng không có kích động về điều đó. Ông ấy đơn giản được hoàn thành. Ông ấy đã không đạt tới bất kì cái gì, không cái gì mới đã xảy ra, nhưng ông ấy đã đơn giản trở nên hài lòng với bản thân ông ấy tới mức nó là trạng thái rất, rất mát mẻ của việc tận hưởng - nó là trạng thái mát mẻ của phúc lạc.
Nhớ, đó là khác biệt giữa phúc lạc và hạnh phúc: hạnh phúc là kích động; phúc lạc là hạnh phúc không kích động. Nếu có kích động, sớm hay muộn bạn sẽ phát chán, vì chỉ khi kích động là mới nó kích động. Nhưng làm sao bạn có thể bị kích động về cùng thứ lặp đi lặp lại?
Bạn bị kích động về đàn bà hay đàn ông, nhưng khi tuần trăng mật qua rồi, thế thì kích động cũng qua rồi. Gần như bao giờ cũng vậy, đến cuối tuần trăng mật, hôn nhân kết thúc - thế thì chỉ có tàn dư, vì bạn đang tìm kích động, và kích động không thể là hiện tượng liên tục. Chừng nào yêu của bạn là mát mẻ, không lạnh nhớ lấy, mà mát mẻ - lạnh là chết, mát mẻ là sống, nhưng không có kích động nào - nó nhất định biến thành chán.
Trong thế giới này mọi thứ đều kết thúc trong chán, nó phải vậy. Khi bạn đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bản thân bạn, bạn hạnh phúc mà không có nguyên nhân, bạn hạnh phúc mà không có lí do nào, bạn hạnh phúc mà không có kích động nào. Sẽ không có chán. Và đây là điều cũng xảy ra trong yêu.
Bạn cần yêu, vì chỉ trong yêu bạn trở nên tự vô ý thức; chỉ trong yêu người khác biến mất. Không có nhu cầu là ‘tôi’. Với người nào đó bạn yêu bạn có thể một mình. Ngay cả người yêu đang hiện diện bạn vẫn có thể một mình. Khả năng sâu nhất trong yêu là ở chỗ nó giúp bạn bỏ tự vô ý thức.
Nhưng nếu bạn phải liên tục mang sự hiện diện của người khác, nếu bạn phải cư xử tương ứng, nếu bạn phải tuân theo qui tắc, nếu bạn phải lập kế hoạch ngay cả trong yêu về nói cái gì và không nói cái gì, thế thì yêu này sớm hay muộn sẽ biến thành chua chát, cay đắng vì nghĩ về mình có đó.
Bất kì khi nào bạn thấy nghĩ về mình biến mất: trong rượu, trong yêu, trong thiền, bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng rượu không thể cho bạn trạng thái thường hằng; yêu có thể trao điều đó cho bạn, nhưng khả năng đó là rất, rất khó.
Nhớ, yêu là khó hơn thiền vì yêu ngụ ý sống với người khác và không có bản ngã. Thiền đơn giản ngụ ý sống với bản thân người ta, quên người khác hoàn toàn - nó là chiều ít khó hơn yêu. Đó là lí do tại sao những người có thể yêu không cần thiền; họ sẽ đạt tới qua yêu.
Jesus nói: Yêu là Thượng đế. Nhưng yêu là rất khó. Nó khó vì người khác đi vào với mọi vấn đề của người đó. Người khác ốm - bạn ốm, và khi hai người ốm gặp nhau, ốm không chỉ nhân đôi, nó nhân lên nhiều lần.
Rất khó yêu, nhưng nếu bạn có thể yêu thế thì không có nhu cầu về bất kì thiền nào. Yêu sẽ trở thành thiền của bạn và bạn sẽ đạt tới qua nó. Nếu bạn không thể yêu được, nếu bạn cảm thấy nó là khó thế thì thiền là cánh cửa duy nhất.
Chỉ một người trong cả triệu người đạt tới qua yêu; những người khác đạt tới qua thiền. Một khi bạn trở thành có tính thiền, yêu cũng trở nên dễ dàng, và thế thì bạn có thể yêu. Nếu bạn yêu thế thì thiền tới như cái bóng của nó.
Bạn phải quyết định cách bỏ việc nghĩ về mình của bạn. Có hai phương pháp: một là qua yêu, qua mối quan hệ; sống cùng người khác, và trưởng thành - nó là con đường khó, rất, rất gian truân - không có gì khó hơn điều đó; và phương pháp kia là sống trong thiền. Bạn phải chọn.
Nếu bạn trưởng thành trong yêu, thiền sẽ xảy ra như cái bóng. Yêu và thiền là hai mặt của cùng một đồng tiền; nếu bạn đã thu được kiểm soát về một mặt, mặt kia đi theo. Nếu bạn thiền, yêu sẽ đi theo - nếu bạn yêu, thiền sẽ đi theo. Điều này bạn phải chọn.
Thiền là dễ hơn - yêu là khó hơn. Trừ phi bạn muốn đi vào khó khăn một cách không cần thiết - điều đó dành cho bạn quyết định - với thiền, yêu tự động tới. Đây là cảm giác của tôi: rằng chín mươi chín phần trăm trong một trăm người phải đi qua thiền, thế thì yêu sẽ xảy ra. Chỉ một phần trăm có thể đi qua yêu, và thiền xảy ra. Đây là tình trạng của vấn đề, đây là cách mọi sự là vậy. Nhưng một điều là chắc chắn, rằng trong cả hai trường hợp việc nghĩ về mình phải bị bỏ đi. Bây giờ cố hiểu câu chuyện này.
Có vài chữ đẹp được khắc trên cổng của đền Oaku ở Kyoto viết: 'Nguyên lí đầu tiên.' Mọi người khắp gần xa tới ngưỡng mộ chúng. Thư pháp nguyên bản được thầy Kosen viết trên giấy.
Thiền dùng mọi kiểu kĩ năng để tăng trưởng trong thiền; thư pháp là một trong chúng. Nếu bạn đã thấy thư pháp Nhật bản và Trung Quốc, bạn sẽ trở nên nhận biết về phẩm chất nào đó - có dòng chảy. Không ngôn ngữ nào khác có thể làm được điều đó, vì mọi ngôn ngữ khác đều có bảng chữ cái. Các ngôn ngữ Viễn Đông - Trung Quốc, Nhật Bản, không có bảng chữ cái. Chúng là các ngôn ngữ hình ảnh; không phải là bút thường, mà là bút lông được dùng, và dòng chảy là phẩm chất.
Cho nên thư pháp không chỉ là cái được viết ra, nó cũng mang cái gì đó của thầy, người đã làm nó - dòng chảy. Thay đổi là không được phép, bạn không thể sửa được nó; bạn phải đơn giản làm nó trong một nét. Một Thầy rất điêu luyện, một trạng thái rất lưu tâm là được cần. Bạn không thể thay đổi nó, bạn không thể sửa nó. Nếu bạn sửa nó, toàn thể vấn đề bị mất vì thế thì bản ngã bước vào. Bạn đơn giản phải tuôn chảy cùng nó.
Đây là những bức ảnh và điều cơ bản không phải là cái được viết ra, điều cơ bản là cái được ẩn kín. Bạn sẽ ngạc nhiên. Trên cổng ngôi đền chỉ những từ này đã được viết: Nguyên lí đầu. Đó là kiểu thông điệp gì vậy? - Nguyên lí đầu , nó chẳng nói gì cả, nó nói cái gì? Không có thông điệp trong nó.
Nguyên lí đầu là 'dòng chảy' - nó không được viết ra; những lời này chỉ là cách gián tiếp. Nếu bạn nhìn vào thư pháp, có nguyên lí đầu, dòng chảy. Nếu bạn có thể chảy, nếu năng lượng của bạn có thể chảy mà không có khối chắn nào, bạn sẽ đạt tới. Nhưng khoảnh khắc bạn trở nên nghĩ về mình, khối chắn bước vào, ngay lập tức.
Nó cũng giống như rơi vào giấc ngủ - nếu bạn trở nên nghĩ về mình, bạn không thể rơi vào trong giấc ngủ. Bây giờ phương Tây đang chịu đựng chứng mất ngủ, và sớm hay muộn toàn thế giới sẽ chịu đựng, vì ngủ cần không nghĩ về mình.
Và vậy mà toàn thể nền văn minh dạy bạn cách nghĩ về mình nhiều hơn - bước đi, làm, di chuyển trong cuộc sống, toàn thể huấn luyện là làm sao là bản ngã tinh vi. Tâm lí học phương Tây nói rằng bản ngã chín muồi là được cần; toàn thể nỗ lực phương Đông là ở chỗ vô ngã được cần.
Thực ra, khi bạn trở thành vô ngã, chỉ thế bạn mới là chín chắn, không bao giờ trước.
Bản ngã là hiện tượng tuổi vị thành niên. Nó là trẻ con, nó là ngu xuẩn, nó là ngu ngốc, vì qua bản ngã bạn đơn giản cắt bản thân bạn ra khỏi dòng chảy vũ trụ; thế thì bạn không còn là một phần của nó. Dường như con sóng trong đại dương nói: 'Ta là toàn bộ, ta không thuộc vào đại dương - ta chẳng liên quan gì tới đại dương, ta là tách rời.' Bản ngã là tách rời, và bất kì khi nào sóng nói: ta là tách rời, sóng là ngu. Sóng là một với đại dương, đại dương nổi sóng trong nó.
Chín chắn thực là đạt tới vô ngã - quả bóng không có lớp da - thế thì bạn là chín chắn đầy đủ, vị Phật, người bây giờ thức tỉnh. Tâm lí học phương Tây dạy rằng bạn phải trở thành bản ngã chín chắn - điều đó là tốt. Nếu bạn đạt tới nó, chỉ ném nó đi, thế thì điều đó là tốt, vì bạn có thể ném một thứ đi chỉ khi bạn có nó.
Đạt tới bản ngã, điều đó là tốt, nhưng đừng bị mắc vào trong nó. Nó là cái gì đó được đạt tới và được vứt đi. Nó là cái gì đó bạn phải có được, vì nếu bạn không có bản ngã, làm sao bạn sẽ đạt tới buông xuôi? Đây đã là vấn đề thường xuyên cho tôi.
Người phương Đông tới tôi: Ấn Độ, Nhật Bản, họ có thể buông xuôi rất dễ dàng. Họ gần như sẵn sàng buông xuôi, nhưng họ không có gì để buông xuôi. Người phương Tây tới tôi: họ rất, rất đối kháng với buông xuôi, và họ có cái gì đó để buông xuôi. Nếu họ buông xuôi, họ sẽ trưởng thành. Và người phương Đông, trước khi họ buông xuôi cái gì đó họ phải đạt tới bản ngã chín muồi.
Nhớ duy nhất điều bạn có mới có thể buông xuôi. Nếu bạn không có bản ngã, bạn sẽ buông xuôi cái gì? Tâm lí học phương Tây lấy bước đầu tiên và tôn giáo phương Đông lấy bước cuối cùng. Họ là bù nhau. Chừng nào tâm lí học phương Tây và tôn giáo phương Đông chưa gặp nhau, con người sẽ vẫn còn trong phiền muộn.
Cái gì có trong những từ này, 'Nguyên lí đầu'? Họ không nói gì. Nhưng 'Nguyên lí đầu' không phải là vấn đề, từ không phải là vấn đề. Vấn đề là, vấn đề đã là, để thầy làm cho chúng có dòng chảy tới mức ngay cả cái chạm của nghĩ về mình cũng ở trong chúng. Bất kì người nào thích đọc giữa các dòng sẽ có khả năng đọc tại cổng đền này.
Và tại sao ở cổng? - vì đó là cổng của đền. Nếu bạn nghĩ về mình, bạn không thể vào đền; đó là nguyên lí đầu. Nếu bạn có nghĩ về mình, tâm trí bản ngã, bạn không thể đi vào trong đền được. Nếu bạn bỏ nghĩ về mình, chỉ thế bạn mới có thể đi vào.
Và đền là gì? - nó là sự trống rỗng. Nó là hư không được tường bao quanh - nó là sự trống rỗng. Bạn bỏ bản ngã bên ngoài. Đây đã là vấn đề cho thầy: viết ba từ này theo dòng chảy tới mức trong khi thầy viết chúng, thậm chí không một cái chạm nào của bản ngã đi vào trong chúng. Khó đấy, vì bạn sẽ không có khả năng phán xét điều này chừng nào bạn chưa biết cách thức việc nghĩ về mình có thể phá huỷ dòng chảy. Nguyên lí đầu là ở trong dòng chảy tới mức cái 'tôi' không là khối chắn - bạn đơn giản sống trong buông bỏ.
Không cái gì giống như thư pháp Nhật Bản hay Trung Quốc; không ngôn ngữ nào có thể làm được điều đó, chỉ họ có thể làm điều đó - hình ảnh, tuôn chảy, làm nó bằng bút lông. Nhiều năm huấn luyện được cần. Đầu tiên người ta phải được dạy kĩ năng về thư pháp, và một mình điều đó sẽ không có tác dụng vì chỉ kĩ năng không phải là vấn đề. Người rất bản ngã có thể trở thành rất khéo léo nhưng đó không phải là vấn đề.
Đầu tiên người ta phải học thư pháp trong nhiều năm và thế rồi thầy nói: 'Bây giờ bỏ nó trong vài năm, quên nó đi.' Trong ba hay bốn năm, đệ tử phải quên về nó. Anh ta sẽ làm những việc khác: làm vườn, lau dọn nhà, nhiều triệu thứ, nhưng không làm thư pháp. Anh ta phải quên hoàn toàn nó để cho kĩ năng này không còn lại trong bản ngã, trên bề mặt, nhưng kĩ năng này lắng đọng, và lắng đọng, và lắng đọng ở trung tâm, đạt tới tận đáy sông.
Thế rồi thầy nói: 'Bây giờ - bây giờ ông có thể làm thư pháp. Nhưng làm nó mà không có nghĩ về mình nào, làm nó dường như ông không là người làm, dường như ai đó khác đang làm nó qua ông; ông trở thành chỉ là công cụ và chỉ đi cùng với năng lượng.' Đó là vấn đề, và nó sẽ ở trên cổng.
Thư pháp nguyên bản được thầy Kosen viết trên giấy. Khi Kosen đang viết các chữ thì có một học trò đứng bên cạnh để mài mực.
... đứng bên cạnh để mài mực. Mực phải được mài tươi ngay thường xuyên; mực pha sẵn không được dùng. Đây toàn là những điều tượng trưng - mọi thứ phải tươi mới, đi vào trong khoảnh khắc. Một học trò đứng cạnh liên tục mài mực, và thầy liên tục làm thư pháp.
Nhưng khi học trò thấy bức thư pháp thứ nhất hoàn thành, cậu ta nói: 'Không tốt lắm.' Với lần thử thứ nhất của Kosen điều này trở thành vấn đề: ngay lập tức thầy trở nên nhận biết về đệ tử, rằng cậu ta đang đứng đó phán xét, nhìn vào. Và khi ai đó đang phán xét, rất khó vẫn còn không nghĩ về mình. Ông ấy trở thành nghĩ về mình; hơi chút run tay, hơi chút sợ, hơi chút nỗ lực, vì ai đó sắp sửa phán xét - ông ấy trở nên sợ, hơi chút bồn chồn đi vào ông ấy.
Mulla Nasrudin được mời tới nói trong câu lạc bộ các quí bà. Một người đàn bà đi vào phòng và hỏi Nasrudin: 'Ông có cảm thấy bồn chồn không?' Anh ta sắp nói sau vài phút. Nasrudin nói: 'Không, tôi không bao giờ cảm thấy bồn chồn, không bao giờ trong đời tôi!' - nhưng anh ta run khi anh ta nói. Người đàn bà nói: 'Thế thì ông đang làm gì ở đây trong phòng các quí bà?' Bồn chồn, anh ta đã không để ý rằng anh đã ở trong các quí bà. Anh ta đã không ý thức, anh ta đã bước lên và xuống.
Khi bạn bồn chồn, bạn không là bản thân bạn. Khi bạn nghĩ về mình, bạn không là cái Ngã thực của bạn; bạn sợ, có hơi chút run run bên trong vì người khác sẽ phán xét liệu họ có khen ngợi bạn hay không - nỗi sợ đã đi vào.
Tôi đã nghe nói về một Thiền sư, Bokuju, rằng ông ấy sẽ nói cho các đệ tử của mình cho dù đôi khi đệ tử không tới đúng lúc. Ông ấy sẽ bắt đầu nói và không có người nghe. Đôi khi ông ấy nói lâu tới mức các đệ tử đơn giản biến mất, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục.
Tôi có biết một người trong đời riêng của tôi. Tôi có một thầy giáo, một thầy giáo hiếm hoi. Tôi là học sinh duy nhất trong môn của ông ấy, cho nên ông ấy bảo tôi: 'Nhớ một điều, vì tôi không tuân theo qui tắc; khi tôi nói, tôi không thể nhớ được thời gian, cho nên nếu em cảm thấy không thoải mái, hay em muốn ra nhà vệ sinh, đơn giản cứ đi và đừng quấy rầy tôi. Và thế rồi trở lại một cách im lặng, ngồi và tôi sẽ tiếp tục. Khi em đi rồi tôi không thể ngắt dòng chảy của tôi, cho nên điều đó là tuỳ em đi và về, nhưng đừng quấy rầy tôi. Và đừng đợi, vì không ai biết khi nào tôi sẽ dừng lại. Tôi có thể bắt đầu khi chuông rung, nhưng tôi không thể dừng được, vì làm sao chuông có thể kiểm soát được tôi? Bắt đầu bằng nó là được, nhưng dừng sao? Nếu cái gì đó không đầy đủ, làm sao tôi có thể dừng được? - Tôi sẽ phải hoàn thành nó. Cho nên nếu em ngán hay chán, đơn giản cứ việc đi.' Tôi đã thử nhiều lần - tôi sẽ ở ngoài tới cả nửa tiếng, và khi tôi quay lại ông ấy vẫn nói và chẳng có ai ở đó.
Kiểu người này không thể bồn chồn được vì ông ấy không bị bận tâm về liệu ai đó đang nghe hay không; ông ấy không bị bận tâm về liệu ai đó phán xét ông ấy hay không. Nhưng Kosen đã bị bận tâm, ông ấy chưa là thầy hoàn hảo. Điều này chỉ ra rằng ông ấy đã quan tâm nhiều tới người khác hơn trong việc làm điều riêng của ông ấy. Ông ấy còn chưa được định tâm. Ông ấy gần ở trung tâm. Ông ấy đã gần như ở trung tâm, ông ấy đã xấp xỉ đạt tới, nhưng cái gì đó vẫn thiếu.
'Chưa tốt lắm,' cậu học trò nói về lần thử đầu tiên của Kosen. 'Cái đó còn tồi hơn cái thứ nhất,' cậu học trò nói về lần thử thứ hai. Và việc đó cứ tiếp diễn.
- Ông ấy phải đã trở nên ngày một lo nghĩ hơn -
Sau sáu mươi tư lần thử, mực đã cạn, cho nên cậu học trò đi ra trộn mực thêm. 'Thử nhanh một lần với số mực cuối cùng vậy,' Kosen nghĩ, 'trong khi thằng bé còn chưa về.'
Cậu học trò ở bên ngoài, cho nên trong khi cậu còn đang trên đường, Kosen muốn làm lần thử cuối. Vì khi cậu học trò ra ngoài, Kosen không nghĩ về mình; không ai có đó để phán xét.
'Thử nhanh một lần với số mực cuối cùng vậy,' Kosen nghĩ, 'trong khi thằng bé còn chưa về.'
Khi cậu học trò đang ở ngoài, bản ngã cũng đang ở ngoài. Khi cậu học trò ở ngoài Kosen cũng ở ngoài. Vì cậu học trò, Kosen đã không thể không hiện hữu; vì cậu học trò ông ấy phải hiện hữu ở đó. Khi cậu học trò đi ra ngoài, Kosen cũng đi ra ngoài - lối đi là rõ ràng, không có người nào. Cậu học trò và Kosen cả hai biến mất.
Khi cậu học trò trở về, nó ngó nghìn vào nỗ lực cuối cùng này, và nói: 'Kiệt tác!'
Điều đó đã xảy ra thế nào? Ông ấy đã thất bại sáu mươi tư lần và lần thứ sáu mươi lăm, ông ấy đã đạt tới. Nó đã xảy ra thế nào? - sáu mươi tư lần ông ấy đã có đó để làm nó; lần cuối cùng ông ấy không có đó để làm nó - nó đã được làm bởi cõi Bên kia.
Khi bạn không hiện hữu, cõi Bên kia vận hành; khi bạn hiện hữu, cõi Bên kia không thể vận hành được vì bạn đang trên đường.
Không chỉ tấm thư pháp này trở thành kiệt tác, mà qua tấm thư pháp này, Kosen đã trở thành thầy hoàn hảo; không bao giờ bất kì người nào có thể quấy rầy được ông ấy, không bao giờ ông ấy bồn chồn nữa, không bao giờ ông ấy nghĩ về mình nữa - không bao giờ lại lần nữa! Điều này trở thành việc khải lộ, việc nhận ra. Ông ấy có thể thấy thấu suốt vấn đề là gì: nó không phải là cậu học trò này, nó là bản thân ông ấy; nó không phải là mắt ông ấy và việc phán xét, nó là bản ngã riêng của ông ấy.
Nhớ điều này, vì một khoảnh khắc sẽ tới trong thiền của bạn khi chỉ bạn sẽ ở trên đường của bạn, không ai khác. Một khoảnh khắc nhất định tới trong sự trưởng thành riêng của bạn nữa, khi mọi thứ là rõ ràng và chỉ bạn ở trên đường.
Cho nên đừng bao giờ nghĩ về điều người khác nghĩ về việc thiền của bạn. Đừng bao giờ nghĩ về người khác: tại sao họ phán xét bạn, họ phán xét bạn thế nào. Phán xét của họ là chuyện của họ, nó là việc của họ, nó không liên quan gì tới bạn. Bạn làm việc của bạn và làm nó một cách toàn bộ; xoá bản thân bạn hoàn toàn, thế thì mọi thứ bắt đầu xảy ra.
Khoảnh khắc người làm ra đi, mọi thứ bắt đầu xảy ra bởi vì người làm là vấn đề. Để cho nó xảy ra đi. Nếu thiền không xảy ra, bạn vẫn đang làm nó. Bạn vẫn là người làm, bạn vẫn đang quan sát người khác đang nghĩ gì và thế nào, liệu họ sẽ phán xét bạn là điên không. Nếu phán xét của họ ở trong tâm trí bạn, bạn không thể toàn bộ được, bạn bị phân chia.
Chỉ bản ngã nghĩ về người khác, vì nó phụ thuộc vào người khác. Nó không là gì ngoài tuyển tập những ý kiến của người khác, điều người khác nói về bạn. Bạn liên tục là người khoe khoang, phô trương: 'Người khác nghĩ gì, người khác nói gì?' Vì những người khác này, bản ngã của bạn vẫn còn, trở nên ngày một cứng rắn hơn, kết tinh hơn.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng bất kì khi nào bạn không nghĩ về người khác và không nghĩ về điều người khác nghĩ về bạn, đột nhiên bạn có dòng chảy năng lượng khác bên trong bạn, dòng chảy không bị chặn - không có khối chắn và dòng sông chảy tới đại dương? Và thế thì bất kì cái gì bạn làm đều trở thành kiệt tác - bất kì cái gì! Phẩm chất của bạn bây giờ là khác toàn bộ. Bây giờ bạn tồn tại trên bình diện khác hoàn toàn và bất kì cái gì bạn làm, ngay cả thứ rất nhỏ bé, trở thành khác toàn bộ. Nó trở thành 'nguyên lí đầu'.
Nếu bạn là toàn bộ, ngay cả bạn cởi giầy trước khi bạn vào nhà, bạn cởi chúng theo cách khác. Nó trở thành 'nguyên lí đầu'.
Nếu một bức thư pháp, chỉ ba chữ 'Nguyên lí đầu', có thể trở thành một thông điệp lớn, tại sao giầy lại không? Cách bạn bước đi trở thành ‘nguyên lí đầu'. Bạn bước theo cách không nghĩ về mình - bạn bước đi như con vật, như con chim, hay bạn ngồi dưới cây và bạn ngồi như cây, không nghĩ về mình. Và thế thì đột nhiên, nhiều triệu thứ bắt đầu nở hoa bên trong bạn. Vấn đề duy nhất là ở chỗ bạn có đó, và giải pháp duy nhất là ở chỗ bạn phải không có đó.
Nhường đường đi; đừng đứng đó, nhường đường đi, để bản thân bạn sang bên. Khó đấy - đó là lí do tại sao nó là nguyên lí đầu. Nhưng một khi bạn có thể làm được nó, ngôi đền được mở - bạn đã đi vào. Không có người nào chắn đường ngoại trừ bạn.
Nhìn vào cách bạn làm mọi thứ và bạn bao giờ cũng sẽ thấy bản ngã. Người nói lời cầu nguyện bao giờ cũng nhìn quanh; đi tới các đền thờ hồi giáo và quan sát, đi tới đền chùa và quan sát. Nếu nhiều người có đó, thế thì mọi người nói lời cầu nguyện của họ với sự nhiệt tình. Nếu không có người nào nhìn họ, họ đơn giản làm nó trong vội vàng, dường như lời cầu nguyện không được gửi tới Thượng đế mà tới những người đứng ngoài xem, tới những người xem.
Điều này liên tục xảy ra, dù bạn làm bất kì cái gì. Bạn không tận hưởng hành động, bạn tận hưởng ý kiến của người khác. Và nó mang giá trị gì, cái gì là nghĩa trong nó, tại sao bạn ở đây? - chỉ để được người khác phán xét rằng bạn là người rất tốt, người tôn giáo, thiền nhân, người tìm kiếm Chân lí sao? Chân lí dường như không quan trọng thế như người khác nói rằng bạn là người tìm kiếm Chân lí lớn lao.
Mọi người tới tôi mọi ngày. Tôi quan sát. Cái gì đó đang xảy ra cho lưng của ai đó, có thể chỉ là đau lưng. Anh ta tới tôi, và nếu tôi nói: 'Nó không là gì ngoài việc đau lưng, đi bác sĩ đi'; anh ta cảm thấy không thoải mái lắm. Nếu tôi nói: 'Nó là việc kundalini của bạn đang dâng lên', và nhìn mặt anh ta, anh ta cảm thấy rất sung sướng, cực kì sung sướng. Và trong cả trăm trường hợp, chín mươi chín trường hợp là đau lưng. Anh ta nói: 'Cái gì đó đang xảy ra trong con mắt thứ ba.' Nhưng nó chẳng là gì cả, chỉ là đau đầu. Nếu tôi nói: 'Đi và uống aspirin hay cái gì đó', anh ta đơn giản cảm thấy chưng hửng. Tôi thấy điều đó trên mặt anh ta. Anh ta đã tới vì cái gì đó khác, để nhận ra rằng anh ta đang trưởng thành, rằng anh ta đang đạt tới đâu đó. Qua đau đầu không ai đã bao giờ đạt tới. Không chỉ đau đầu phải bị bỏ lại sau, mà bản thân cái đầu phải bị bỏ lại sau.
Quan sát bản thân bạn, tỉnh tảo với điều bạn đang làm. Đừng là kẻ ngu, và đừng lừa bản thân bạn. Việc đó dễ dàng thế, nhưng điều Tối thượng chỉ có thể xảy ra khi cái ngu xuẩn này biến mất. Không cái gì khác sẽ giúp ích. Chừng nào bạn còn muốn tích luỹ nhiều đồ đồng nát quanh bản ngã của bạn, quan sát bất kì cái gì bạn làm và vẫn còn tỉnh táo. Đừng liên tục di chuyển như người mộng du và đừng cố tìm kiếm bất kì thừa nhận nào từ người khác. Chỉ là tỉnh táo, và quan sát và chờ đợi - và điều Tối thượng sẽ xảy ra cho bạn. Vì qua quan sát, bạn sẽ biến mất. Quan việc quên đi người khác bạn sẽ quên bản ngã riêng của bạn.
Ngay cả với Thượng đế mọi người có cùng mối quan hệ - họ cầu nguyện to chỉ để có được thừa nhận nào đó từ điều Tối thượng. Vì không thừa nhận nào có thể tới từ nguồn đó, họ đã tạo ra các đại lí trung gian: tu sĩ, giáo hoàng; những người này có thể cho bạn sự thừa nhận.
Thượng đế không bao giờ thừa nhận bạn. Thượng để chỉ thừa nhận bạn khi bạn không hiện hữu, và đó là rắc rối. Đó là lí do tại sao tu sĩ tồn tại; họ có thể cho bạn việc thừa nhận. Họ có thể bảo bạn: 'Vâng, con đang trưởng thành.' Nếu bạn trưởng thành, không có nhu cầu hỏi bất kì ai; trưởng thành sẽ nói cho bản thân nó, và cho dù toàn thế giới phủ nhận điều đó, không thành vấn đề gì. Nếu bạn trưởng thành, bản thân việc trưởng thành sẽ nói; bạn sẽ cảm thấy nó, bạn sẽ được hoàn thành qua nó. Bạn sẽ không đi hỏi. Thượng đế không cho bạn sự thừa nhận.
Đó là lí do tại sao trong thế kỉ này chúng ta đã nói: Thượng đế chết. Nếu Ngài không cho chúng ta việc thừa nhận, làm sao Ngài có thể là sống được? Nếu Ngài không tới và cho chúng ta chứng chỉ, làm sao Ngài có thể là sống được? Ngài phải thừa nhận chúng ta - chỉ thế thôi.
Chúng ta muốn mang bản ngã của mình tới chính tận cùng; vì Ngài không có đó để khẳng định. Và chừng nào bạn chưa trở thành không ai cả như Ngài, không có khả năng nào gặp Ngài. Chúng ta đã tạo ra các tu sĩ, những nhà thờ lớn; họ cho chúng ta chứng chỉ.
Tôi biết một người. Ông ta là tu sĩ trưởng của một cộng đồng nhỏ những người Mô ha mét giáo ở Ấn Độ.
Ông ta cho một bức thư; đích xác, đúng từng chữ một bức thư; ông ta viết một bức thư nói tới tên một người sắp chết vì Thượng đế, nói rằng người đó đã cúng dường ngần này và người đó đã làm ngần ấy, và thế này và thế nọ, cho nên phải 'chăm nom người đó'. Bức thư này được đặt vào trong nấm mồ của người này. Và mọi người cảm thấy rất, rất hạnh phúc; họ cúng dường, họ cho tiền, họ nhịn ăn, họ cầu nguyện chỉ để có được một chứng chỉ to. Bạn đang chết trong mồ của bạn và bức thư sẽ còn lại ở đó.
Có lần tôi đã nói với cộng đồng này. Tôi bảo họ: 'Các bạn cứ đi và đào nấm mồ riêng của các bạn và các bạn sẽ thấy những bức thư ở đó.' Nhưng họ sợ đào vì nếu như họ tìm thấy các bức thư ở đó, thế thì toàn thể dinh thực sẽ sụp đổ. Thế thì phải làm gì? Thế thì ai sẽ cho họ sự thừa nhận?
Đừng yêu cầu việc thừa nhận vì mọi thừa nhận đều là nỗ lực của bản ngã. Đừng nhìn vào người khác, cứ quan sát bản thân bạn. Khi bạn trưởng thành, bạn biết. Khi bạn nở hoa, bạn biết. Khi bạn được phúc lành bạn sẽ biết. Nếu bạn trưởng thành không có khả năng nào mà không biết; điều tuyệt đối chắc chắn là bạn sẽ biết.
Nhưng bởi vì trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta liên tục sống cùng người khác, bao giờ cũng nhìn vào mắt họ, vào việc họ cảm thấy thế nào, vào việc họ nghĩ thế nào về chúng ta, chúng ta cứ liên tục như thế. Thế thì thói quen này trở thành hình mẫu cố định. Khi bạn đi vào thế giới khác, bạn mang cùng thói quen này.
Mới vài ngày trước đây một người đã tới tôi và anh ta nói: 'Tôi đã trở nên chứng ngộ.' Tôi nói: 'Điều đó rất tốt, bây giờ mọi thứ được kết thúc. Tại sao bạn đã tới tôi?'
Anh ta trả lời: 'Chỉ để kiểm tra.' Đây là kiểu chứng ngộ gì mà bạn lại không chắc chắn về nó?
Có một vụ án xử Mulla Nasrudin. Vì anh ta bị say, anh ấy đã xúc phạm ai đó, cho nên anh ta bị mang ra toà. Quan toà nói: 'Nasrudin, anh lại ở đây à? Anh có phạm tội hay không?' Nasrudin nói: 'Phạm tội thưa quí toà, nhưng tôi muốn thử làm cho chắc chắn. Không ai là chắc chắn ngay cả về bản thân mình, và mọi người đều nhìn vào người khác.'
Một lần chuyện xảy ra là đứa con bốn tuổi của Mulla Nasrudin hỏi anh ta: 'Bố ơi, sao bố lấy mẹ?' Mulla Nasrudin nhìn chằm chằm đứa trẻ vài giây và nói: 'Vậy, con cũng không chắc chắn tại sao à? Con cũng hỏi tại sao à? Bố cũng không chắc chắn.' Anh ta nói thêm: 'Nếu một ngày nào đó con có thể tìm ra tại sao bố lấy mẹ, nói cho bố nhé.'
Bạn sống trong không chắc chắn; chắc chắn duy nhất của bạn là việc thừa nhận của người khác. Khi bạn bắt đầu đi sang cõi Bên kia, điều này không được cần tới. Và đó là ngôi đền, và nguyên lí đầu là ở cửa: bỏ bản thân bạn - bỏ bản thân bạn hoàn toàn. Bạn không thể được phép vào. Khi bạn không hiện hữu, thế thì bạn được phép vào. Thế thì bạn tuôn chảy trong đền; thế thì không có việc chặn năng lượng.
Thử nó đi - có tính quan sát và đi vào trong thế giới dường như bạn một mình - không có người nào, đi trong thế giới dường như nó là sự đơn độc toàn bộ - không có người nào. Nếu không người nào có đó, việc nghĩ về mình của bạn sẽ rơi rụng đi dần dần. Thế thì học trò sẽ ra ngoài, và với học trò, bạn cũng sẽ đi ra ngoài.
'Thử nhanh một lần với số mực cuối cùng vậy,' Kosen nghĩ, 'trong khi thằng bé còn chưa về.' Khi cậu học trò trở về, nó ngó nghìn vào nỗ lực cuối cùng này, và nói: 'Kiệt tác!'
Nếu bạn có thể để bản thân bạn ra ngoài con đường, toàn thể bản thân bạn sẽ nói - kiệt tác! Bạn trở thành kiệt tác. Có hai kiểu người sáng tạo trên thế giới: một kiểu người sáng tạo làm việc với các đối thể - nhà thơ, hoạ sĩ, họ làm việc với đối thể, họ sáng tác ra các thứ; loại người sáng tạo kia, nhà huyền bí, sáng tạo ra bản thân người đó. Người đó không làm việc với đối thể, người đó làm việc với chủ thể; người đó làm việc trên bản thân mình, bản thân riêng của người đó. Và người đó là người sáng tạo thực, nhà thơ thực bởi vì người đó làm cho bản thân người đó thành kiệt tác.
Bạn đang mang một kiệt tác ẩn bên trong bạn, nhưng bạn đang đứng trên đường. Chỉ bước sang bên, thế thì kiệt tác này sẽ được hiển lộ ra.
Mọi người đều là một kiệt tác vì Thượng đế không bao giờ cho sinh ra bất kì cái gì kém hơn điều đó. Mọi người đều mang kiệt tác đó ẩn kín trong nhiều kiếp, không biết họ là ai, và chỉ cố trên bề mặt để trở thành ai đó. Bỏ ý tưởng về trở thành ai đó đi, vì bạn đã là kiệt tác rồi. Bạn không thể được cải tiến. Bạn chỉ phải đi tới nó, biết nó, nhận ra nó. Đích thân Thượng đế đã tạo ra bạn, bạn không thể được cải tiến.
Ở đây, tôi không dạy bạn cải tiến cuộc sống của bạn - không, tôi không dạy. Tôi đơn giản dạy bạn biết cuộc sống đã có đó, cái đã là hoàn cảnh.
Chỉ để bản thân bạn sang bên, để cho mắt bạn không bị chất đầy với bản ngã, bản thân bạn không bị mây che phủ, và bầu trời trở thành mở. Đột nhiên, không chỉ bạn, mà toàn thể Sự tồn tại nói: 'Kiệt tác!' Đây là 'nguyên lí đầu'.
Xem tiếp Chương 9 Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post