Chương 17. Không mục đích

Chương 17. Không mục đích

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 17. Không mục đích


Osho kính yêu,
Không chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức
Dù ông hài lòng hay giận dữ, ở chỗ yên tĩnh hay ồn ào, ông vẫn phải lưu ý lời của Triệu Châu, "Chó không có phật tính." Trên hết, không chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức. Nếu ông chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức, ông đang nói, "Ngay bây giờ tôi bị lừa." Nếu ông chờ đợi chứng ngộ, níu bám lấy lừa dối, dù ông trải qua vô hạn kỉ nguyên ông sẽ vẫn không có khả năng thu được chứng ngộ. Khi ông lưu ý lời này, ngay khi nảy sinh tâm linh của ông, và thấy nó là nguyên lí gì.
Thường xuyên lấy hai mối quan tâm - không biết chúng ta tới từ đâu lúc sinh và không biết chúng ta đi đâu vào lúc tử - và dán chúng lên chỏm mũi của ông. Dù ăn hay uống, dù ở chỗ yên tĩnh hay ồn ào, ông phải là nỗ lực thận trọng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - bao giờ cũng dường như ông nợ ai đó hàng triệu mà không có cách thoát ra, tâm ông bị rối loạn nặng, không lối mở để thoát.
Tìm sinh, không thể tìm thấy; tìm tử, không thể tìm thấy - vào khoảnh khắc như thế, con đường của thiện và ác lập tức bị cắt đứt.
Ông không đọc làm sao ngày xưa, thầy Tử Huy đã nói, "Sư Tổ tới từ phương Tây chỉ có nghĩa là mùa đông lạnh và mùa hè nóng, đêm tối và ngày sáng." Nó chỉ là ông lập nghĩa một cách vô ích ở chỗ không có nghĩa, tạo ra quan tâm ở chỗ không có quan tâm, áp đặt "bên trong" và "bên ngoài" ở chỗ không có bên trong hay bên ngoài, và nói vô tận về cái này và cái nọ ở chỗ không cái gì tồn tại.
"Không nói là nói thực, và không nghe là nghe thực." Vậy ta và ông và ông và ta: chúng ta không là hai, ông và ta, vì không có nhị nguyên, không phân biệt, và không tách rời.
Một tin tốt là Đại Huệ cuối cùng đang đi ngày càng gần tới vấn đề. Điều ông ấy nói bây giờ không đơn thuần là tri thức. Dường như những lời kinh này đã được các đệ tử thu thập từ thời Đại Huệ bắt đầu thuyết giảng như người trí thức mãi cho tới điểm khi ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Theo cách này loạt bài này cực kì quan trọng - nó sẽ cho bạn toàn thể quá trình của tâm trí thay đổi vào vô trí, của trí tuệ tan biến vào trong thông minh, của lời mất sự tồn tại của chúng trong vô lời. Mọi âm thanh trở thành im lặng... mọi phân tách biến mất... thậm chí tách rời giữa thầy và đệ tử không còn đó. Toàn thể loạt bài này là có ý nghĩa ở chỗ nó sẽ chỉ ra cho bạn con đường trong các giai đoạn khác nhau.
Phần lớn những người đã chứng ngộ chỉ nói sau chứng ngộ của họ. Có khoảng cách lớn giữa bạn và họ - họ ở trên cao, đỉnh núi đầy ánh mặt trời, và bạn ở trong thung lũng tối tăm của cuộc sống của bạn. Khoảng cách là lớn tới mức mong đợi bất kì hiểu biết này nảy sinh giữa bạn trở thành rất khó.
Nhưng với Đại Huệ đối thoại của bạn bắt đầu khi bản thân ông ấy ở trong thung lũng tối, và đối thoại tiếp tục khi ông ấy trèo lên núi. Vẫn có cái gì đó để được trèo lên, nhưng điều trở nên ngày một chắc chắn là ông ấy sẽ có khả năng làm điều đó. Ông ấy đã đạt tới rất gần.
Vì đối thoại này với ông ấy đã bắt đầu khi ông ấy chỉ người như bạn, sự tiếp tục đó và thay đổi chậm trong bản thể ông ấy có thể có tầm quan trọng lớn để hiểu không chỉ về ông ấy, mà về cuộc hành trình riêng của bạn.
Có lẽ hoàng đế Trung Quốc đã gặp ông ấy khi ông ấy đã chứng ngộ, và đó là lí do tại sao hoàng đế đã ban cho ông ấy danh hiệu cao quí, "Đại Thiền sư." Chúng ta phải thấy xem liệu ông ấy có làm ra điều đó hay đi lạc lối... vì người ta có thể đi lạc lối ở chính khoảnh khắc cuối cùng. Ông ấy chỉ phải đi thêm một bước nữa, và cái gì đó - ý tưởng nào đó, tai nạn nào đó, sự vụ nào đó - có thể đem ông ấy đi mất.
Có câu ngạn ngữ cổ ở phương Đông rằng mọi người không bị lạc chừng nào họ chưa gần đạt tới. Nó là câu ngạn ngữ rất kì lạ, nhưng nó có sáng suốt tâm lí lớn đằng sau nó. Khi mọi người bắt đầu cảm thấy họ đang đạt tới, họ bắt đầu mất nhận biết điều được cần để lấy bước nhảy chung cuộc. Họ bắt đầu nghĩ, "Bây giờ gần như chắc chắn mình sẽ đạt tới, vấn đề chỉ là vài bước nữa thôi...." Thậm chí một bước là đủ để đưa bạn đi lạc lối, nếu bạn trở nên chắc chắn. Nếu bạn vẫn còn mở, mong manh, nhận biết rằng bạn có vẫn bỏ lỡ nó, thế thì ít có khả năng bỏ lỡ nó.
Điều rất nổi tiếng với lữ khách là khi tới gần đích hơn, họ bắt đầu cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi - chỉ ngay trước mục đích. Họ đã từng du hành hàng nghìn dặm, nhưng họ chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi thế. Và bởi vì bây giờ họ có thể thấy mục đích đã gần được đạt tới, không có vội vàng; họ có thể ngồi xuống, họ có thể nghỉ ngơi - và điều đó là tình huống rất nguy hiểm.
Cuộc hành trình bên trong là tới mức bạn không thể nghỉ và đợi được, vì mục đích không phải là cái gì đó chết, mục tiêu là sẽ vẫn còn ở đó.
Cho dù bạn nghỉ ngơi bên ngoài ngôi đền của việc nhận ra tối thượng của bạn, bạn có thể rơi vào giấc ngủ lần nữa. Thói quen cũ... và thói quen khó chết - chúng có thể lấn át bạn. Và nếu giấc ngủ cũ tới nhân danh mệt mỏi, nói "Mình có thể nghỉ bởi vì mình đã đạt tới; sáng mai mình có thể đi vào ngôi đền. Không có vội vàng bây giờ"... Mãi cho tới giờ bạn bao giờ cũng vội vàng, nhưng vì bạn đã gần làm xong nó, bạn có thể nghỉ, bạn có thể rơi vào giấc ngủ say... và giấc ngủ của bạn có thể đem bạn đi lạc lối xa tới mức khi bạn mở mắt ra, ngôi đền không còn đó nữa.
Cho nên chúng ta phải thấy toàn thể quá trình tiến hoá từ học trò tới đệ tử, tới người sùng kính, tới thầy - từ chỉ nỗ lực trí tuệ tới hiểu biết chứng ngộ là gì, và thế rồi trải nghiệm nó trong bản thể riêng của người ta.
Đại Huệ có thể là sự giúp đỡ nhiều cho bạn hơn bất kì người nào khác, vì mọi người chứng ngộ đã được ghi lại chỉ sau chứng ngộ của họ. Đại Huệ là ngoại lệ. Vì ông ấy là thầy giáo lớn, nói rất giỏi, các đệ tử bắt đầu nghĩ rằng ông ấy đã chứng ngộ và họ bắt đầu thu thập lời của ông ấy.
Trong khi ông ấy đang trưởng thành... và bạn có thể thấy sự trưởng thành này. Dần dần, dần dần ông ấy trở nên rõ ràng hơn. Ông ấy không còn trong tâm trí, ông ấy bắt đầu nghĩ những điều ở bên ngoài tâm trí và ông ấy đang trỏ tới việc nhận ra tối thượng theo đích xác chiều hướng đúng.
Lời kinh này, Không liên tục chờ đợi chứng ngộ, có tầm quan trọng lớn. Ngay cả chờ đợi cũng là một dạng của ham muốn, rất tinh vi, rất nhẹ nhàng. Ham muốn có chút ít thô thiển, nguyên thuỷ, không phức tạp; chờ đợi là phức tạp hơn, văn hoá hơn - nhưng sâu bên dưới nó vẫn là ham muốn. Ham muốn đã trở nên được trang điểm, nhưng nó đã không thay đổi.
Chứng ngộ là có thể chỉ khi không có ham muốn chút nào, dưới bất kì dạng nào, bên trong bạn. Bạn thậm chí không chờ đợi nó. Bạn đơn giản thảnh thơi và cho phép mọi sự xảy ra. Bạn không có ý chí nào đó để mọi sự phải di chuyển theo chiều hướng nào đó, để mọi sự phải lên tới điểm chứng ngộ. Bạn không có bất kì cái gì thêm nữa. Bạn chỉ trong buông bỏ, quan sát luồng kinh nghiệm, nhưng không bị gắn bó vào bất kì cái gì, không bận tâm về quá khứ và không chờ đợi bất kì tương lai đặc biệt nào.
Không chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nó.
Vậy cái gì phải được làm? Người ta đơn giản phải sống trong trạng thái của buông bỏ - không đi đâu, không cái gì cần được tìm, không mục đích được đạt tới, không kinh nghiệm lớn nào được mong đợi. Người ta đơn giản sống cuộc sống thường ngày trong thảnh thơi hoàn toàn, dường như khoảnh khắc này là tất cả: không có bận tâm về khoảnh khắc tiếp.
Khi bạn ở trong việc sạch bách này, không ham muốn, không chờ đợi, không nghĩ về tương lai, đơn giản tận hưởng khoảnh khắc mà bạn đã có trong tính đầy đủ của nó, chứng ngộ tới. Nó bao giờ cũng tới từ cửa sau. Nếu bạn chờ đợi nó, bạn sẽ ở cửa trước. Nó tới im lặng tới mức nếu bạn đang chờ đợi để nghe tiếng bước chân của nó, bạn sẽ bỏ lỡ. Thay đổi này im lặng tới mức khi nó đã xảy ra chỉ thế bạn mới biết... "Trời, cái gì đã xảy ra? Mình không còn là cùng người nữa."
Đây là phát biểu hay, rất thực. Và điều đi theo sau... mọi lời kinh này phải được hiểu rõ ràng - ngoại trừ một phát biểu mà Đại Huệ đã trích dẫn trước, điều ông ấy đang trích dẫn lại, và điều dường như là tới từ một loại mặc cảm vô ý thức nào đó trong ông ấy, vì ông ấy đã gọi là 'lão mặt vàng' và 'lão mọi.'
Khi ông ấy tới ngày càng gần bên trong, trong tâm thức, ông ấy phải trở nên nhận biết rằng ông ấy đã cư xử không đúng, rằng ông ấy đã không biết ơn thầy vĩ đại - ông ấy là đệ tử của Phật Gautam. Mặc dầu ông ấy đã tới sau mười lăm thế kỉ, ông ấy là từ cùng dòng, cùng dòng truyền thừa, và ông ấy không nên nói những lời đó. Nhưng những lời đó đã được nói khi ông ấy chỉ là người trí thức; chúng không mang giá trị nào, ngoại trừ ghi chép lịch sử.
Chỉ một phát biểu chỉ ra rằng ông ấy đang cảm thấy rằng ông ấy đã làm cái gì đó sai - và để tránh cái sai đó, ông ấy đang làm phát biểu sai khác. Đây là rắc rối khi bạn không hiểu và bắt đầu ăn năn.
Nếu bạn hiểu, không có ăn năn: quá khứ là quá khứ. Bạn đã không chứng ngộ - làm sao bạn có thể mong đợi từ người không chứng ngộ cái gì tốt hơn điều người đó đã làm? Người đó phải được tha thứ. Người đó không phải là người nào khác hơn bạn, nhưng bạn bây giờ ở đỉnh cao hơn. Bây giờ bạn có thể nhìn rõ hơn, cảnh quan của bạn bao la hơn. Thế thì bạn đã trong thung lũng tối nơi bạn không thể thấy rõ ràng, và bạn có thể đã nói đôi điều mà bây giờ bạn cảm thấy không đúng.
Nếu hiểu biết là rõ ràng, bạn sẽ đơn giản cười vào cái ngu xuẩn của người trí thức, của bản thân bạn, của những ngày quá khứ đó - sẽ không có ăn năn. Nhưng nếu ăn năn nào đó có đó, thế thì bạn sẽ cố gắng làm chính cái đối lập để bù lại. Và đó là chỗ ông ấy phạm phải sai lầm khác. Đó là phát biểu duy nhất trong lời kinh hôm nay tại đó ông ấy còn chưa tự do hoàn toàn với quá khứ.
Dù ông hài lòng hay giận dữ, ở chỗ yên tĩnh hay ồn ào, ông vẫn phải lưu ý lời của Triệu Châu, "Chó không có phật tính."
Tại sao ông ấy nhấn mạnh vào phát biểu này: "Chó không có phật tính"? Phát biểu này không đúng. Phát biểu của Triệu Châu là: Chó có phật tính.
Đại Huệ không muốn làm phát biểu giảm giá trị khác về Phật - ông ấy đã làm phát biểu giảm giá trị rồi - cho nên ông ấy đổi thành phát biểu của Triệu Châu... và nó không làm giảm giá trị! Ngay trong tâm trí ông ấy, tâm trí ăn năn, có vẻ như là làm giảm giá trị rằng chó có phật tính. Dường như là bạn đặt Phật trong cùng phân loại như chó. Nhưng thực tại là, bạn đang đặt chó trong cùng phân loại như chư phật. Phật không bị xúc phạm; chỉ chó được nâng lên tới tiềm năng của nó, vinh quang tối thượng.
Phát biểu này không phải về Phật; phát biểu này là về phật tính. Để dịch nó đúng, phật tính nghĩa là việc thức tỉnh. Nếu ông ấy đã đơn giản nghĩ về thức tỉnh, thế thì phát biểu của Triệu Châu rằng chó cũng có năng lực để thức tỉnh chắc đã không tạo ra vấn đề này - rằng ông ấy đang làm một phát biểu giảm giá trị hướng tới Phật. Để tránh điều đó, ông ấy đổi phát biểu này và nói, "Chó không có phật tính."
Đây là cảm giác mặc cảm chuyển tới cực đoan của nó. Nó sẽ biến mất; cách ông ấy trưởng thành lên và cách ông ấy bỏ đi nhiều thứ, điều này nữa sẽ bị bỏ đi. Nhưng đây là phát biểu duy nhất mà ông ấy vẫn sai.
Trên hết, không chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức. Tuyệt đối đúng! Nếu ông chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức, ông đang nói, "Ngay bây giờ tôi bị lừa."
Một luận cứ rất hay. Thử luận cứ mà ông ấy đang nêu ra: Nếu ông chờ đợi chứng ngộ một cách có ý thức, điều đó nghĩa là, nói cách khác, bạn đang chấp nhận rằng ngay bây giờ bạn không chứng ngộ, bạn bị lừa; bằng không thì không có nhu cầu chờ đợi chứng ngộ.
Luận cứ của ông ấy cực kì xuyên thấu. Ông ấy nói rằng nếu bạn chờ đợi chứng ngộ, mọi khoảnh khắc của việc chờ đợi bạn đang nhấn mạnh rằng bị bị lừa. Khi bạn liên tục khẳng định, "Mình bị lừa, mình bị lừa, mình bị lừa" - mặc dầu bạn không nói điều đó, đó là điều thực tại đi xuống - bạn đang ước định bản thân bạn, thôi miên bản thân bạn, là người không chứng ngộ. Thế thì làm sao chứng ngộ có thể xảy ra cho bạn được? Bạn đang tạo ra bức tường dầy, và mọi khoảnh khắc chờ đợi đang làm cho bức tường ngày càng dầy hơn.
Bạn có thấy cái hay của luận cứ của ông ấy không? Một cách tự nhiên, trong chờ đợi chứng ngộ bạn đang chấp nhận sự kiện là bạn chưa chứng ngộ. Và khi bạn tiếp tục chờ đợi, và vô thức của bạn liên tục bị ước định rằng nó chưa thức tỉnh, chưa thức tỉnh.... Ý tưởng này có thể trở thành rào chắn lớn tới mức nó sẽ ngăn cản chứng ngộ của bạn.
Nếu ông chờ đợi chứng ngộ, níu bám lấy lừa dối, dù ông trải qua vô hạn kỉ nguyên ông sẽ vẫn không có khả năng thu được chứng ngộ. Khi ông lưu ý lời này, nảy sinh tâm linh của ông, và thấy nó là nguyên lí gì. Nguyên lí nào đang vận hành? Chờ đợi chứng ngộ, bạn không có chủ ý, vô ý thức, dùng nguyên lí tự thôi miên nào đó.
Ngay ở đây tại Pune, quãng hai mươi năm trước, một thanh niên đã là giáo sư tại đại học tới gặp tôi. Anh ấy muốn có cuộc phỏng vấn riêng tư; anh ấy không muốn nói gì về vấn đề của anh ấy trước người khác. Và sau đó, một cách tự nhiên tôi đã hiểu rằng điều đó chắc phải gây ngượng ngùng cho anh ấy khi nói điều đó trước những người khác. Từ chính thời thơ ấu anh ấy đã học thói quen này - điều rất kì lạ, vì sinh lí con người không cho phép điều đó - về việc bước đi như đàn bà.
Đàn ông không thể bước đi như đàn bà được bởi một lẽ đơn giản là anh ta không có dạ con. Chính dạ con trong thân thể đàn bà làm cho cô ấy bước đi khác; không có dạ con, không ai có thể xoay xở được điều đó. Nhưng cái gì đó phải đã xảy ra trong thời thơ ấu của anh ấy mà anh ấy không nhận biết về nó. Có lẽ anh ấy đã được sinh ra trong một gia đình nơi chỉ toàn con gái - các chị em của anh ấy - và anh ấy là con trai duy nhất. Và một cách tự nhiên, trẻ con học từ bắt chước: nếu anh ấy bị bao quanh chỉ toàn con gái, anh ấy có thể đã bắt đầu di chuyển theo cách họ đã di chuyển và trở thành gần như bị cố định vào nó.
Mọi người đều cười anh ấy, và đặc biệt rằng anh ấy là giáo sư trong đại học, và bước đi như đàn bà, và mọi sinh viên cười.... Anh ấy đã tới các bác sĩ, nhưng họ nói, "Chúng tôi có thể làm gì được? - không có bệnh, không thuốc nào có thể giúp. Không có gì sai trong thân thể anh. Không việc mổ nào có thể giúp."
Anh ấy đã từng tới các nhà phân tâm ở Bombay và New Delhi và họ cũng không tin, vì trường hợp như vậy chưa bao giờ xảy tới với họ. Cho nên không một lời khuyên nào họ có thể nêu cho là lời khuyên của phân tâm - vì phân tâm không có trường hợp nào như vậy trước đó. Trong mọi khám phá của phân tâm, tôi chưa bao giờ bắt gặp một trường hợp nào như thế này đã được các nhà phân tâm điều trị.
Cho nên một cách tự nhiên... người này là một nhà phân tâm, nhưng lời khuyên mà ông ấy cho chỉ là lời khuyên chung chung thông thường. Ông ấy nói, "Anh phải cố gắng hết sức để bước như đàn ông. Tỉnh táo vào." Đây là lời khuyên thông thường. "Cái gì có thể được làm? Anh phải thay đổi thói quen của anh và tạo thói quen mới. Cho nên đặc biệt khi anh đi dạo buổi sáng, hay dạo buổi tối, cố gắng hết sức bước như đàn ông."
Và điều đó tạo ra rắc rối: anh ấy càng cố bước như đàn ông, tâm trí anh ấy càng bị thôi miên để bước như đàn bà. Đó là lí do tại sao anh ấy đã cố... bằng không chẳng ai cố. Bạn đã bao giờ cố không bước như đàn bà không?
Nhưng nếu bạn bị thuyết phục cố gắng vất vả để bước như đàn ông, bạn không hiểu cơ chế của thôi miên: bạn đang thôi miên bản thân bạn để bước đi như đàn bà. Bạn đang cố gắng vất vả và bạn thất bại, và mọi thất bại đều làm cho bạn vào sâu hơn trong tình huống tự thôi miên. Cho nên mọi lời khuyên của các nhà phân tâm lớn biến anh ta thậm chí thành đống lộn xộn hơn. Anh ta bắt đầu bước đi giống đàn bà hơn anh ta đã bước đi trước đây.
Khi anh ta tới gặp tôi, vài người bạn có đó và anh ta nói, "Tôi không thể nói vấn đề của tôi được. Tôi muốn riêng tư tuyệt đối."
Thế là tôi nói, "Được, anh có thể tới phòng tôi." Tôi đưa anh ấy vào phòng tôi, và anh ấy khoá cửa lại. Tôi nói, "Anh có loại vấn đề gì mà anh sợ nhiều thế?"
Anh ấy nói, "Chuyện này ngượng lắm... tôi bước đi như đàn bà."
Tôi nói, "Anh phải không ngượng về nó chứ. Thực ra, anh đã làm phép màu. Các nhà sinh lí học không thể tin được rằng điều đó là có thể: bước đi như đàn bà cần dạ con, bằng không thì anh không thể bước được. Và anh không có dạ con..."
Anh ấy nói, "Bất kì cái gì cũng có thể là hoàn cảnh..."
Tôi nói, "Anh là ai đó được ca ngợi đấy. Ai nói rằng điều này gây ngượng ngùng? Anh sẽ thắng cuộc thi, anh sẽ về thứ nhất trên toàn thế giới - đàn ông bước đi như đàn bà... không đàn ông nào có thể cạnh tranh được với anh!"
Anh ấy nói, "Anh nói gì vậy? Anh đang cố an ủi tôi."
Tôi nói, "Không. Tôi đơn giản cố làm điều đó thành rõ ràng cho anh... anh đã nghe các nhà phân tâm và những cố vấn khác người đã bảo anh làm nỗ lực vất vả và có ý thức để bước đi như đàn ông - và kết quả là gì?"
Anh ấy nói, "Kết quả đã là thế này, là tôi đang bước đi giống đàn bà hơn trước đây."
Tôi nói, "Bây giờ, nghe lời khuyên của tôi. Anh thử hết sức bước đi như đàn bà đi..."
Anh ấy nói, "Anh sẽ làm tôi trông tuyệt đối ngu xuẩn."
Tôi nói, "Anh thử điều đó ngay ở đây trong phòng này, trước tôi. Làm nỗ lực có ý thức để bước đi như đàn bà. Tôi muốn thấy cách anh có thể bước... vì nó là không thể được về sinh lí. Nó chỉ là ước định tâm lí, và nó có thể bị phá vỡ - nhưng không bởi cực đoan đối lập." Anh ấy sợ, nhưng tôi nói, "Anh thử đi, chỉ đi quanh phòng này thôi - nhưng phải ý thức và làm cho nó giống hệt như đàn bà nhiều nhất có thể được."
Và anh ta thất bại, anh ta không thể nào xoay xở làm được điều đó. Anh ta nói "Trời đất, điều này thật là lạ!"
Tôi nói, "Bây giờ đi ra ngoài, đi tới đại học, và bước đi một cách có ý thức như đàn bà. Quan sát đàn bà, cách họ bước đi... tìm ra người đàn bà tốt nhất và chỉ bước giống cô ấy."
Và sau bẩy ngày, khi tôi đi, anh ấy quay lại và anh ấy nói, "Anh đã làm phép màu. Tôi đã cố gắng vất vả hơn để bước như đàn bà... Tôi không thể nào làm được điều đó. Mọi người thậm chí đã bắt đầu nhìn tôi một cách kì lạ, vì họ mong đợi tôi bước đi như đàn bà và tôi bước đi như đàn ông. Tôi đang cố vất vả nhất, hết sức mình, để bước như đàn bà, và không cái gì thành công!"
Tôi nói với anh ấy, "Đây là cách đột phá tự thôi miên của anh. Tự thôi miên là vô ý thức. Nếu anh ý thức làm cùng một điều, thế thì tự thôi miên sẽ bị phá vỡ. Nó không thể trụ được trong ánh sáng của ý thức."
Đại Huệ đang nói, nảy sinh tâm linh của ông, và thấy nó là nguyên lí gì. Tại sao bạn không được chứng ngộ? Câu hỏi này không phải là bạn phải được chứng ngộ - làm sao bạn đã bỏ lỡ việc được chứng ngộ? Nguyên lí của việc bỏ lỡ nó của bạn là gì? Ham muốn nó, chờ đợi nó, là nguyên lí làm cho bạn khó trở nên được chứng ngộ.
Nếu bạn bỏ toàn thể ý tưởng này, và bạn đơn giản tận hưởng khoảnh khắc này, chứng ngộ tới. Nó không là cái gì đó tới từ bên ngoài; nó là cái gì đó ở trong an bình, im lặng, buông bỏ của bạn nảy sinh bên trong bạn. Khoảnh khắc bạn không ham muốn bất kì cái gì, không chờ đợi bất kì cái gì, không tham vọng - điều này nghĩa là không có căng thẳng trong bạn chút nào.
Buông bỏ là việc chuẩn bị cao cho bạn bất thần khám phá ra rằng bạn bao giờ cũng đã chứng ngộ. Chứng ngộ là bản tính của bạn. Bạn đang tạo ra thôi miên rằng bị bị lừa dối, rằng bạn không được chứng ngộ. Bằng việc làm nỗ lực để đạt tới chứng ngộ, bạn đang đi xa xôi. Chỉ bỏ mọi nỗ lực đi.
Thường xuyên lấy hai mối quan tâm - không biết chúng ta tới từ đâu lúc sinh và không biết chúng ta đi đâu vào lúc tử - và dán chúng lên chỏm mũi của ông.
Ông ấy nói, thay vì bận tâm về chứng ngộ, bạn nên chỉ lấy hai mối quan tâm, điều là không thể có được cho bạn khám phá - chúng là các công án. Công án thứ nhất là: Ông từ đâu tới?
Một cậu bé hỏi bố nó, "Bố nói cho con đi - con đã từ đâu tới?" Ông bố trông có vẻ hơi bối rối, nhưng chung cuộc - ông ấy là người có giáo dục và dầu vậy bản thân ông ấy lại rất tiên tiến - ông ấy kể toàn thể câu chuyện cách ông ấy làm tình với mẹ cậu bé. Cậu bé quan sát người bố với đôi mắt mở to và nghĩ, "Bố nói điều vô nghĩa gì vậy? Mình hỏi một câu hỏi đơn giản - mình từ đâu tới? - và bố bảo mình mọi sự chẳng có nghĩa gì." Nhưng nó vẫn im lặng lắng nghe.
Ông bố vã mồ hôi và bảo nó, "Bố đã làm tình với mẹ con..." và tình yêu được làm ra thế nào. Cậu bé nghĩ rằng nó đã hỏi một câu hỏi đơn giản, nhưng nó đã cho phép ông bố giải thích cho nó toàn thể dục học. Và ông bố kết thúc, ông ấy hỏi, vừa lau mồ hôi, "Con có hiểu không?"
Cậu bé nói, "Bố đã không nói một lời để trả lời cho điều con đã hỏi. Johnny Jones ở trường con nói nó đã tới từ New Jersey, và con muốn biết con đã tới từ đâu. Con sẽ có vẻ ngu xuẩn thế mà đi kể điều bố đã nói cho con với lũ con trai của lớp con. Chúng sẽ làm con thành trò cười: 'Mày là thằng ngốc hoàn toàn. Mọi người tới từ New Jersey, mọi người tới từ New York, mọi người tới từ Washington - nhưng mày là thằng rất lạ đời. Mày đã theo con đường nào vậy?' "
Bạn không thể tìm ra bạn đang tới từ đâu, và bạn không thể tìm ra bạn đang đi đâu. Thế thì tại sao ông ấy bảo bạn làm điều này thành mối quan tâm duy nhất của bạn? Để cho tâm trí tuyệt đối tham gia vào. Đây không phải là ham muốn; đây là khám phá, truy hỏi. Và bạn không thể thành công được - điều đó là chắc chắn.
Công án phải được làm theo cách mà bạn không thể thành công. Nếu bạn có thể thành công, thế thì tâm trí đã sở hữu bạn; nếu bạn không thể thành công, thế thì tâm trí - trong thất bại hoàn toàn - dừng vận hành.
Bạn đang tới từ đâu và bạn đang đi đâu? Đây là việc dừng vận hành của tâm trí. Tâm trí không thể... Tâm trí tới sau việc sinh của bạn, cho nên nó không biết nó đang tới từ đâu. Và tâm trí đi vào cơn mê trước cái chết của bạn, cho nên nó không bao giờ đi tới biết nó đang đi đâu - cho nên sinh và tử cả hai vẫn còn bên ngoài tâm trí. Đối diện với những câu hỏi không thể được như vậy, tâm trí trở nên mệt mỏi, hoàn toàn mệt mỏi, và dừng vận hành.
Trong trạng thái đó, khi tâm trí dừng vận hành, bạn có thể có khách thăm nảy sinh bên trong bạn, với người đó bạn thậm chí không chờ đợi. Bạn có thể thấy bản thể chói sáng của bạn với mọi phúc lành có thể.
Toàn thể chiến lược là đặt tâm trí vào trạng thái không vận hành. Ham muốn giữ cho nó vận hành, chờ đợi giữ cho nó vận hành, tham vọng giữ cho nó vận hành. Dù bạn tham vọng về tiền hay dù bạn tham vọng về chứng ngộ, điều đó không tạo ra khác biệt nào cho tâm trí. Dù bạn đang tìm kiếm quyền lực hay bạn đang tìm kiếm chân lí, điều đó không tạo ra khác biệt nào. Đối thể không phải là vấn đề.
Tâm trí cần ham muốn, tham vọng, mong đợi.
Tâm trí bao giờ cũng phóng chiếu vào tương lai, và nếu bạn có thể dừng tâm trí phóng chiếu...
Thiền đã tìm ra cách tốt nhất. Đã từng có hàng nghìn truyền thống khác trên thế giới, và đã từng có nhiều cách dừng tâm trí, nhưng không cái gì so sánh được với Thiền. Nó là khoa học nhất, tâm lí nhất - và nhanh nhất.
Cứ lấy bất kì công án... và công án này là rất hay: Bạn tới từ đâu và bạn đi đâu? Và tâm trí sẽ dừng lại - bạn sẽ làm cho nó mệt mỏi thế, hết ngày nọ tới ngày kia bạn liên tục... Đó là lí do tại sao Đại Huệ nói, và dán chúng lên chỏm mũi của ông. Đừng quên mối quan tâm với công án cho dù một khoảnh khắc.
Và điều cũng có ý nghĩa là ông ấy nói, và dán chúng lên chỏm mũi của ông. Bạn có thể không nhận biết, nhưng phương Đông đã từng nhận biết trong hàng nghìn năm rằng trước khi bạn chết - sáu tháng trước - bạn thôi không thấy chỏm mũi của bạn. Bạn sẽ biết, khi bạn thôi không có khả năng thấy chỏm mũi của bạn, rằng cuộc hành trình đã đi tới chỗ kết thúc. Và tại sao bạn thôi không thấy chỏm mũi của bạn?
Khi một người chết, bạn phải đã thấy rằng mọi người lập tức khép mắt người đó lại. Không ai chết với mắt nhắm, vì giữ cho mắt nhắm cần năng lượng, và người chết không có năng lượng. Người chết không còn đó, cho nên ai sẽ giữ cho chúng nhắm lại? Không người chết nào chết đi với tay nắm lại. Mọi đứa trẻ được sinh ra với tay nắm, và mọi người già chết đi với tay mở, vì để làm nắm tay bạn cần năng lượng, nó là nỗ lực; với tay mở bạn không cần bất kì năng lượng nào. Cùng điều đó là đúng về mắt bạn: mọi người chết đi với mắt mở.
Thế thì tại sao mọi người lập tức khép mí mắt lại? Lí do là ở chỗ thấy người chết với mắt mở là kinh nghiệm rất kinh khủng, vì mắt người đó quay lên: mọi thứ bạn có thể thấy chỉ là phần trắng dã của mắt. Nhìn phần trắng của mắt cho thể cho bạn ác mộng - bạn không bao giờ thấy mắt như thế.
Cho nên để cứu người khác - có trẻ con, có đàn bà, có những người khác, tại sao làm cho họ kinh hoàng một cách không cần thiết? - mắt phải được khép lại. Nhưng việc quay mắt lên bắt đầu xảy ra sáu tháng trước; dần dần, dần dần mắt bắt đầu chuyển động lên. Phải mất sáu tháng cho chúng hoàn toàn đi ra ngoài tầm nhìn của bạn, cho tới khi bạn chỉ có thể thấy phần trắng.
Lời của ông ấy, và dán chúng lên chỏm mũi của ông, có nghĩa kép. Một nghĩa là ở chỗ bạn phải thường xuyên nhớ; và nghĩa thứ hai là ở chỗ chứng ngộ phải xảy ra trước khi bạn thôi nhìn thấy chỏm mũi của bạn - vì chứng ngộ cần việc bùng nổ năng lượng vô cùng.
Một khi mắt đã bắt đầu quay lên, bạn chết nhanh. Trong vòng sáu tháng bạn sẽ mất. Nó là triệu chứng rất hay để ghi nhớ: khi bạn có khả năng thấy chỏm mũi của bạn, để chứng ngộ xảy ra đi. Nhưng mối quan tâm của bạn phải không là chứng ngộ một cách trực tiếp; mối quan tâm của bạn nên là cái gì đó có tham gia của tâm trí bạn trong bài tập vô tích sự, và bài tập này không thể đi tới bất kì kết luận nào.
Dù ăn hay uống, dù ở chỗ yên tĩnh hay ồn ào, ông phải là nỗ lực thận trọng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - bao giờ cũng dường như ông nợ ai đó hàng triệu mà không có cách thoát ra, tâm ông bị rối loạn nặng, không lối mở để thoát.
Tìm sinh, không thể tìm thấy; tìm tử, không thể tìm thấy - vào khoảnh khắc như thế, con đường của thiện và ác lập tức bị cắt đứt.
Cùng người này đang nói trong các lời kinh trước về làm hành động thiện, thu lấy đức hạnh, không ở trong nắm giữ của hành động ác, và đủ mọi thứ. Giờ ông ấy đang nói rằng tại khoảnh khắc như vậy - khi tâm trí bạn đã dừng vận hành - con đường của thiện và ác lập tức bị cắt đứt. Bạn ở ngoài thiện và ác.
Friedrich Nietzsche đã viết một cuốn sách với cái tên đích xác - Bên ngoài Thiện và Ác. Mặc dầu cuốn sách của ông ấy không có chiều sâu của nhà huyền bí, nó có sức mạnh vô cùng của xuyên thấu trí tuệ. Ông ấy có sáng suốt nào đó. Nó chưa phải là bên ngoài tâm trí, nhưng ông ấy đang vật lộn vất vả đề tìm ra chỗ nơi bạn ở ngoài thiện và ác - vì đó là chỗ của niết bàn.
Đó là điều chứng ngộ là gì: khi bạn không tốt không xấu, chỉ hồn nhiên.
Ông không đọc làm sao ngày xưa, thầy Tử Huy đã nói, "Sư Tổ tới từ phương Tây chỉ có nghĩa là mùa đông lạnh và mùa hè nóng, đêm tối và ngày sáng."
Bạn có thể thấy thay đổi của bầu khí hậu trong tâm thức của Đại Huệ. Ông ấy đã từng trích dẫn trước đây, nhưng những trích dẫn đó có vẻ ngoài hoàn cảnh. Bây giờ ông ấy vẫn trích dẫn, nhưng chúng khớp đích xác điều ông ấy đang cố giải thích; những trích dẫn đó dường như không có vẻ không cần thiết đặt vào, để chỉ ra thông thái của ông ấy.
Câu hỏi này có liên quan tới Bồ đề đạt ma. Bồ đề đạt ma đã đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc, và điều đó đã trở thành truyền thống trong các đệ tử của Bồ đề đạt ma - vì ông ấy là Sư Tổ đầu tiên của Thiền ở Trung Quốc - "Sư Tổ tới từ phương Tây... Nghĩa của điều đó là gì? Tại sao Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc?
Điều đã được hỏi về bản thân Bồ đề đạt ma: Tại sao sư tổ đã tới theo con đường dài thế? Cuộc hành trình tẻ nhạt thế - ông ấy mất ba năm để tới Trung Quốc - một người chứng ngộ... sao ông ấy phải bận tâm tới Trung Quốc? Và điều ông ấy đã nói đã trở thành phát biểu cực kì có ý nghĩa về tính như vậy, như thế.
"Sư Tổ tới từ phương Tây chỉ có nghĩa là mùa đông lạnh và mùa hè nóng, đêm tối và ngày sáng."
Chỉ chấp nhận mọi thứ như chúng vậy. Một phát biểu rất đơn giản, nhưng có nghĩa mênh mông: ... mùa đông lạnh và mùa hè nóng, đêm tối và ngày sáng. Để dạy điều này, Bồ đề đạt ma phải tới Trung Quốc.
Nó chỉ là ông lập nghĩa một cách vô ích ở chỗ không có nghĩa, tạo ra quan tâm ở chỗ không có quan tâm, áp đặt "bên trong" và "bên ngoài" ở chỗ không có bên trong hay bên ngoài, và nó vô tận về cái này và cái nọ ở chỗ không cái gì tồn tại.
Bây giờ Đại Huệ đang nói ngôn ngữ của thầy: Mọi thứ là cách thức chúng vậy.
Một khi phát biểu đơn giản này được hiểu, bạn dừng việc ham muốn, bạn dừng việc có ý chí rằng mọi sự phải khác đi. Mọi điều mà lời cầu nguyện của bạn bao gồm là ở chỗ mùa đông phải không lạnh, ở chỗ mùa hè phải không nóng; mọi lời cầu nguyện của bạn đang đòi hỏi rằng tự nhiên phải không là điều nó đang là vậy. Lời cầu nguyện của bạn là phàn nàn của bạn, cằn nhằn của bạn, thất vọng của bạn. Người đã hiểu rằng đây là cách thức mọi sự là vậy - rằng hoa hồng là hoa hồng và gai là gai, không có gì để được làm về nó...
Việc hiểu điều này đem tới thảnh thơi lớn cho bạn - khi bạn không...
Nó chỉ là ông lập nghĩa một cách vô ích ở chỗ không có nghĩa, tạo ra quan tâm ở chỗ không có quan tâm, áp đặt "bên trong" và "bên ngoài" ở chỗ không có bên trong hay bên ngoài, và nó vô tận về cái này và cái nọ ở chỗ không cái gì tồn tại.
"Không nói là nói thực, và không nghe là nghe thực." Vậy ta và ông và ông và ta: chúng ta không là hai, ông và ta, vì không có nhị nguyên, không phân biệt, và không tách rời.
Trong bất nhị này, trong huy hoàng vô nghĩa này của sự tồn tại, trong trạng thái không quan tâm này - không chờ đợi bất kì cái gì, không ham muốn bất kì cái gì - bạn trở thành hồn nhiên, mở và mong manh tới mức kinh nghiệm lớn lao nhất đơn giản nảy sinh trong bạn. Bạn đã chuẩn bị mảnh đất.
Chứng ngộ không phải là mục đích; nó là tiềm năng bản chất của bạn. Khi bạn được thảnh thơi, hoa sen của chứng ngộ mở cánh nó ra. Và không chỉ bạn, mà toàn thể sự tồn tại hân hoan trong kinh nghiệm mênh mông này. Không có nghĩa trong nó nhưng có huy hoàng lớn. Không có nghĩa trong nó nhưng có ý nghĩa lớn. Không có nghĩa trong nó nhưng có, nhưng có mãn nguyện và hoàn thành lớn và cảm giác rằng bạn đã về nhà.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.
Kết thúc quyển 'Thiền sư lớn Đại Huệ' Tập 1

0 Đánh giá

Ads Belove Post