Read more
Thế giới đã thay đổi theo nhiều cách. Cách quan trọng nhất là ở chỗ mọi người đều vội vàng, chẳng biết vì cái gì. Mọi người đều chạy, chẳng biết đi đâu và tại sao. Mọi người đều thu thập tiền bạc, quyền lực, danh vọng,mà chẳng bao giờ nghĩ - bạn định làm gì với tất cả những thứ này? Chẳng mấy chốc, cái chết sẽ gõ cửa nhà bạn và mọi thứ sẽ bị lấy đi.
Cái có thể bị cái chết lấy đi thì đâu có đáng để tích luỹ. Tích luỹ cái gì đó mà cái chết không thể phá huỷ được. Đã có những thời người ta chỉ quan tâm tới cái bất tử. Cái mà chết thì đã chết rồi; vấn đề chỉ là thời gian thôi, dù đó là hôm nay hay ngày mai. Thân thể chể, tâm trí chết, chúng chẳng còn đáng quan tâm nữa. Mối quan tâm phải đi sâu hơn - liệu có cái gì đó trong bạn, ẩn sâu trong trái tim trống rỗng của bạn, mà không chết không? Phát hiện ra nó trong khi còn có thời gian đi.
Toàn bộ nỗ lực của thời đại vàng nào đó mà chúng ta đã đi qua và hoàn toàn quên lãng... tất cả những người thông minh đều chỉ quan tâm tới một điều: tìm ra cái vĩnh hằng trong con người. Cho nên ba mươi năm không phải là vấn đề; không ai đếm thời gian cả. Người ta không xem lịch. Không ai nói với thầy, "Bây giờ tôi đã ở đây hai năm rồi mà chẳng cái gì xảy ra cả."
Điều này làm tôi nhớ tới Junnaid. Ông ấy hay nói với đệ tử của mình, bài học đầu tiên cho mọi đệ tử mới, là: "Nhớ tới giai thoại này về cuộc đời ta... Ta đã ở với thầy của ta trong mười hai năm. Trong ba năm thầy chẳng hề nhìn ta. Ta ngồi cạnh thầy, mọi người tới rồi đi - và thầy có hàng trăm đệ tử, với những vấn đề của họ - nhưng thầy đã không nhìn ta. Vấn đề được giới thiệu và vấn đề về hỏi bất kì cái gì đều đơn giản là không thể được. Thầy đối xử cứ như là ta không có đấy, thầy hoàn toàn bỏ quên ta.
"Sau ba năm, lần đầu tiên thầy nhìn ta. Và chỉ cái nhìn đó... dường như cơn mưa đầu tiên đã tới và ta uốngthoả thích trong năng lượng mới, dường như ta đã chết mãi cho tới lúc đó. Bỗng nhiên, cái nhìn của thầy làm cho ta sống."
Những cánh cửa mới, những chiều hướng mới mở ra. Và lại trong ba năm, không có cử chỉ nào khác. Nhưng Junnaid hoàn toàn hạnh phúc và thoả mãn và hài lòng. Nếu chẳng có gì hơn nữa xảy ra, thì thế này cũng đã là quá nhiều. Sau ba năm nữa trôi qua, thầy chạm vào đầu Junnaid. Và Junnaid hay nói, "Ta cảm thấy thanh thản thế, im lặng sâu sắc trùm lên ta. Ta trở thành lỗ hổng hoàn toàn, chỉ tràn ngập với ân huệ của thầy."
Và điều này tiếp tục xảy ra. Lại ba năm nữa, nhưng ông ấy hoàn toàn thoả mãn. Sau ba năm thầy ôm ghì ông ấy. Và khoảnh khắc thầy ôm ghì ông ấy - mà thậm chí chẳng một lời thốt ra trong cả chín năm này - ông ấy đã tan biến vào trong thầy, ông ấy trở thành một với thầy. Bây giờ chẳng có gì nhiều hơn điều ông ấy có thể hình dung.
Ba năm nữa trôi qua, và thầy hôn vào con mắt thứ ba của ông ấy. Bỗng nhiên, một tia sét vô cùng, xóa sạch mọi cái xấu xí, mọi rác rưởi; làm cho ông ấy hoàn toàn thuần khiết, vàng hai mươi bốn carat. Và sau mười hai năm này, thầy nói với ông ấy lần đầu tiên, nói rằng, "Bây giờ ông có thể đi."
Kì lạ. Thầy đã không nói một lời với ông ấy mà bây giờ thầy lại nói, "Bây giờ ông có thể đi. Điều ta đã làm cho ông, cố gắng lan toả nó ra."
Đây là sự truyền trao: thầy sẵn sàng trút ra mọi điều huy hoàng, nhưng vấn đề là liệu đệ tử có sẵn sàng đón nhận nó không. Phật thường nói, "Có thể có cơn mưa lớnsắp trút xuống - ông có thể để lộn ngược cái bình của mình. Mưa có thể làm được gì nào? - bình của ông vẫn còn trống rỗng. Bình của ông phải để vào vị trí nhận mưa chứ."
Ba mươi năm này, Joshu đã ở cùng Nam Tuyền. Cần phải hiểu rằng đó là một loại tính toán hoàn toàn khác về thời gian. Mọi người không quan tâm tới thời gian nhưng quan tâm tới vô thời gian.
Tôi chưa từng gặp một sự việc nào trong toàn bộ lịch sử tâm thức và tiến hoá của nó khi mà một người bị mệt mỏi bởi "biết bao nhiêu năm đã trôi qua mà chẳng cái gì xảy ra." Không ai đã bao giờ phàn nàn về điều đó. Nó biểu lộ cách sống rất ung dung. Nó biểu lộ hiểu biết rằng dù chúng ta có biết hay không, chúng ta vẫn là một phần của vĩnh hằng. Nếu nó không xảy ra hôm nay, nó sẽ xảy ra ngày mai; nếu nó không xảy ra ngày mai, có lẽ kiếp sau. Nhưng khả năng mênh mông có đó, cho nên không vội gì. Trong vội vã bạn có thể bỏ lỡ nhiều điều đáng tận hưởng, đáng nếm trải. Đi từ từ thôi.
Thời gian đi chậm rãi tới mức gần như chẳng ai quan tâm tới thời gian cả. Toàn bộ nỗ lực là để biết vô thời gian.
Ngày nay, thời gian đã trở thành rất quan trọng. Mọi người đếm từng phút, mọi người đến từng giờ, bởi vì họ đã quên mất vĩnh hằng của mình hoàn toàn. Và đặc biệt là Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo - ba tôn giáo này đã từng có ích trong việc làm cho mọi người quá vội vã, quá căng thẳng, bởi vì trong bẩy mươi năm biết bao nhiêu khao khát và biết bao nhiêu giấc mơ phải được hoàn thành. Không có thời gian cho bất kì cái gì khác.
Và tất cả những giấc mơ đó đều vẫn còn không được hoàn thành; tất cả những khao khát đó vẫn còn xa xăm như nguyên thuỷ. Con người cứ chạy và chạy mà chẳng đạt tới đâu cả, nhưng con người cứ muốn nhiều hơn nữa.
Bạn phải đã đọc câu chuyện nổi tiếng của Leo Tolstoy, "Con người đòi bao nhiêu đất?" Leo Tolstoy là một trong những người vĩ đại mà nhân loại đã tạo ra. Và mới chỉ vài ngày trước đây tôi mới đi tới biết ra... Ông ấy chưa bao giờ được trao giải thưởng Nobel. Không ai xứng đáng được giải thưởng Nobel như Leo Tolstoy. Sáng tạo của ông ấy là mênh mông, ông ấy chưa từng bị ai vượt qua. Ông ấy đã được đề cử, nhưng việc đề cử lại bị uỷ ban từ chối.
Uỷ ban giải thưởng Nobel công bố hồ sơ của mình cho công luận chỉ sau năm mươi năm, cho nên mãi năm nay họ mới công bố hồ sơ của họ cho công luận xem, hay để các nhà nghiên cứu nhìn vào. Và tôi bị sốc! Trong hồ sơ đó có nói là, "Leo Tolstoy không thể được trao giải thưởng Nobel vì ông ấy không phải là người Ki tô giáo chính thống." Đó là lí do. Ông ấy là người Ki tô giáo, nhưng ông ấy không phải là người Ki tô giáo chính thống. Ông ấy có những ý tưởng độc đáo của riêng mình không mang tính truyền thống.
Những xem xét này... Những cuốn sách lớn của ông ấy Anna Karenina, Chiến tranh và Hoà bình - chúng không được xét tới chút nào. Xem xét là liệu ông ấy có phải là người Ki tô giáo chính thống hay không. Thế thì họ nên làm rõ ràng rằng giải thưởng Nobel chỉ dành cho những người Ki tô giáo chính thống. Sao đạo đức giả thế?
Nhưng ba tôn giáo này đã tạo ra những khó khăn vô cùng cho nhân loại. Họ tất cả đều nêu ý tưởng rằng bạn chỉ có một kiếp sống. Chẳng biết gì về các kiếp sống quá khứ, họ đã cho con người một cách sống vội vã, ngay lập tức. Bạn phải hoàn thành nhiều thứ tới mức mọi thứ vẫn còn không đầy đủ. Bạn không thể hoàn thành được bất kì cái gì bởi vì bạn đang vội thế - việc khác đang đợi, đang sắp hàng đấy!
Mọi người chết với bàn tay trống rỗng.
Tất cả các tôn giáo phương Đông - Đạo giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Hindu giáo - đã cho một chiều hướng hoàn toàn khác, toàn thể vĩnh hằng. Bạn không bị giới hạn trong bẩy mươi năm; sinh và tử đơn giản là các chương hồi trong vĩnh hằng của bạn. Nhiều lần bạn đã được sinh ra và bạn đã chết đi; dầu vậy, nguyên lí vĩnh hằng của cuộc sống vẫn tiếp tục.
Điều đó đã cho phương Đông yên tĩnh nào đó. Không phải vội vàng, bạn có thể ngồi bên thầy trong mười hai năm. Thầy có thể lấy thời gian riêng của thầy - ba năm để nhìn vào bạn, ba năm để đặt tay lên bạn. Ba năm để ôm ghì bạn. Ba năm để chạm vào con mắt thứ ba của bạn và buông ra tia sét làm biến đổi toàn thể bản thể bạn. Và không cho bạn thông điệp lời nào cả... Junnaid đơn giản được thầy bảo, "Bây giờ ông có thể đi. Công việc của ta đã hoàn tất. Và bất kì cái gì ta đã làm cho ông, ông làm cho người khác."
Điều này bạn phải ghi nhớ. Chính việc nhớ này rằng chúng ta đã từng ở đây mãi mãi và chúng ta sẽ ở đây mãi mãi cho thảnh thơi sâu sắc. Không có vội vàng; chúng tacó thể làm mọi sự một cách tỉ mỉ, thật chi tiết... chúng ta có thể làm mọi sự cho tới hoàn hảo.
Joshu ở với Nam Tuyền ba mươi năm. Sau chứng ngộ của mình ông ấy đã sống hơn ba mươi năm ở ngôi chùa Quán Âm. Một lần, ông ấy nói:- điều ông ấy nói là rất biểu tượng -"Khói từ ống khói quanh ta, ta thấy vô dụng lắm..."
Ông ấy đang nói, "Có người đấy, ta thấy khói từ các ống khói của họ trên đỉnh núi của ta. Nhưng thật là vô ích, bởi vì chẳng cái gì đã trở nên chín muồi. Chẳng cái gì đã được nấu chín hoàn toàn. Những người này đều biết hoàn toàn rõ là ta đang đợi ở đây trên đỉnh núi này và ta có cái gì đó quí giá để cho họ."
Từ năm ngoái đến giờ ta chưa ăn cái bánh bao hay bánh gạo nào.
Ông ấy không nói tới bánh bao hay bánh gạo. Điều ông ấy ngụ ý là "Kể từ năm ngoái ta chưa bắt gặp một người chín muồi nào" Đó là điều thầy của ông ấy Nam Tuyền đã nói, rằng, "Anh ta là quả rất chín. cho anh ta cách đối xử tốt. Anh ta có thể rụng khỏi cây vào bất kì khoảnh khắc nào."
Bây giờ cứ nghĩ tới chúng là ta lại chảy dãi.
Ông ấy đang nói, "Chỉ mỗi ý nghĩ rằng những người này đang có đó, đang mang bên trong một niềm vui sướng mênh mông... và ta đang ngồi đây sẵn sàng mở ra cánh cửa, nhưng họ lại tuyệt đối không nhận biết về kho báu riêng của mình."
Không để tâm tới Phật giáo...
Một cách tự nhiên, khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn không còn để tâm tới 'giáo' nào nữa. Đấy có thể là Phật giáo, đấy có thể là Jaina giáo, đấy có thể là Đạo giáo, chẳng thành vấn đề gì. Chứng ngộ đưa bạn vượt ra ngoài mọi 'giáo'. 'Giáo' đơn giản là các phát biểu triết lí. Chứng ngộ là chính kinh nghiệm.
Cho nên ông ấy nói, Không để tâm tới Phật giáo - bởi vì Phật giáo sẽ không cho phép điều ông ấy đang làm - ta thường hay thở dài vì mọi người, những người gần với chân lí thế nhưng vẫn còn xa xăm bởi vì ham muốn, ngay cả việc truy tìm cũng chưa nảy sinh trong họ.
Không người nào trong cả trăm ngôi nhà là tốt cả...
Chỉ ngay dưới núi của ông ấy có một trăm ngôi nhà. Không một cá nhân nào từ làng đó đã tới tìm hỏi, "Sư này đang làm gì ở đây, ngồi dưới gốc cây, trong ba mươi năm?" Họ chẳng quan tâm.
Điều đó không phải là cái gì đó mới. Ở Pune có thể có tới hơn hai triệu người, mà không một ai trong số họ đã từng nghĩ, "Điều gì đang diễn ra tại chỗ này trong Thính phòng Phật?" Họ có thể đi ngang qua đường, họ có thểthấy cái gì đó đang diễn ra, nhưng không tìm hỏi. Họ dính líu vào những việc thông thường tới mức họ giữ mình hoàn toàn mù quáng về điều tối thượng.
Mọi khách thăm chỉ hỏi xin ta chén trà.
Và thậm chí ai đó tiện thể tới, một người lạ, người đó hỏi xin ta chén trà. Ta có thể cho người đó cả thế giới, cả vũ trụ này. Nhưng tâm trí nghèo nàn thế. Người đó không nhìn vào ta, người đó đơn giản muốn một chén trà. Người đó chỉ đi qua bởi: "Có lẽ sư này trong chùa của ông ta phải có trà. Nhưng sư này có cái gì đó của điều thiêng liêng - điều đó thì người này chẳng quan tâm tới."
Nếu không được cho đủ, người đó giận dữ bỏ ta đi."
Bây giờ, Joshu không có nghĩa vụ nào để cung cấp trà cho người lạ. Bản thân ông ấy là một sư nghèo. Ông ấy có thể cho cái gì đó mà bạn thậm chí không tưởng tượng ra nổi ngay cả trong mơ của mình, nhưng bạn hoàn toàn không nhận biết và mù. Mọi người thường trở nên giận dữ nếu sư nói rằng không có trà. "Ta có thể cho ông bản thân ta, ta có thể chia sẻ nhiều thứ khác, nhưng trà thì không có. Ta là sư nghèo." Họ trở nên giận giữ.
Trong khi bạn đang nghe những phát biểu và giai thoại này, bao giờ cũng nhớ một điều: đừng nghe chúng cứ như chúng là về ai đó khác.
Một dòng trong một bài thơ Anh là, "Chuông nguyện hồn ai." Trong một làng Ki tô giáo, khi ai đó chết, chuông nhà thờ lại ngân lên để thông báo cho nông dân quanh vùng rằng "Ai đó đã chết, từ cánh đồng trở về đi."
Bài thơ này nói: "Đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai, nó nguyện cho cả ba." Đó là sáng suốt lớn lao. Bất kì ai chết đều chỉ ra cho bạn một sự kiện, rằng bạn cũng đang chết đấy.
Trước khi cái chết bắt lấy bạn, làm điều gì đó để tìm ra cái gì đó sao cho bạn có thể đánh bại cái chết.
Một lần khác Joshu được hỏi:
"Khác biệt một sợi tóc - và điều gì xảy ra?"
Đó lại là một công án Thiền cổ: Khác biệt một sợi tóc - và điều gì xảy ra? Mọi người được cho công án này để suy tư về nó. Chẳng cái gì khác được nói ra cả. Sự việc là gì trong khác biệt có một chiều rộng sợi tóc mà tạo ra khác biệt lớn lao vậy? "Chiều rộng sợi tóc"... mọi người suy tư về nó. Khi họ đi sâu hơn... họ không thể tìm ra được bất kì câu trả lời trí tuệ nào cho nó, nhưng khi họ đi ngày một sâu hơn một ngày nào đó họ thấy câu trả lời.
Câu trả lời là, giữa bạn và trung tâm của bạn chỉ khác nhau một chiều rộng sợi tóc là khác biệt lớn rồi. Ngay cả một khác biệt như vậy cũng không được còn lại. Bạn phải tan biến vào trong trung tâm của mình, hoàn toàn và tuyệt đối. Chỉ thế thì bạn mới có thể được gọi là người đã hoàn thành, người thức tỉnh, phật.
Thầy trả lời, "Trời và đất xa xăm."
Thiền rất đặc biệt theo cách đối thoại của nó và mọi thứ.
Thầy trả lời, "Trời và đất xa xăm." Bây giờ điều này dường như tuyệt đối chẳng liên quan gì tới điều người này đang hỏi.
Sư hỏi, "Thế không khác biệt một sợi tóc?"
"Trời và đất xa xăm," Joshu đáp.
Sư hỏi, "Thế không khác biệt một sợi tóc?" Thế thì điều gì xảy ra? Và Joshu nói, "Trời và đất xa xăm." Vẫn cùng câu trả lời ấy cho cả hai câu hỏi, và cả hai câu trả lời đều tuyệt đối chẳng liên quan tới câu hỏi này! Điều đó tạo ra tình huống, và đó là toàn bộ công việc của thầy. Ông ấy đang nói, "Ông đang hỏi một câu hỏi không phải để hỏi, câu hỏi chỉ sẵn có cho những người đi vào chính bản thân mình và tìm thấy nó. Bằng không, trời và đất xa xăm."
Người này đã nghĩ có lẽ anh ta có thể hỏi câu hỏi này theo cách khác. Nhưng câu trả lời vẫn như trước. Thầy, không nói rằng "Ông đang hỏi những điều không liên quan, những điều không thể được hỏi và trả lời, mà chỉ có thể được kinh nghiệm"... Nhưng đây là cách Thiền đã phát triển một ngôn ngữ rất bao la của riêng nó. Đáp lại anh ta bằng những câu trả lời không liên quan, Joshu đang ném anh ta trở lại mình luôn; có lẽ anh ta có thể nắm được vấn đề. Thầy không nói trực tiếp với anh ta, "Kinh nghiệm đi!"
Chỉ có một điều trong cuộc sống nơi chiều rộng sợi tóc tạo nên sự khác biệt bao la: nếu bạn đạt tới gần trung tâm của mình thế... nhưng chỉ chiều rộng của sợi tóc vàtrời đất xa xăm. Khoảng cách này cũng nhiều như giữa đất và trời. Bạn đã tới rất gần cũng chẳng thành vấn đề; ngay tính gần cũng là khoảng cách.
Bạn không thể nói, "Tôi xấp xỉ chứng ngộ rồi." Ngay cả chứng ngộ xấp xỉ bạn cũng dốt nát. Hoặc bạn chứng ngộ hoặc bạn không chứng ngộ; ngay cả chiều rộng sợi tóc cũng không làm bạn thành chứng ngộ xấp xỉ. Nghĩ mà xem: hoặc bạn sống hoặc bạn chết, bạn không thể nói năm mươi-năm mươi được! Hoặc bạn thức hoặc bạn ngủ, bạn không thể nói năm mươi-năm mươi.
Joshu đủ tốt để trả lời ngay cả một người như vậy. Bởi vì Thiền là vấn đề rất tinh tế, vấn đề rất mong manh: nó giải quyết với thực tại tối thượng. Bạn phải xử trí nó rất cẩn thận.
Tetsuan viết:
Quá nhiều điều xảy ra ở đây
nơi đáng không nên có gì cả;
Chiếc lều rơm không được xem là
nơi chốn đông đúc,
nhưng chim núi vẫn tới
để tránh mưa tối
trong khu rừng thẳm.
Mây trôi giạt tạo mẫu hình
của rêu trơn
trên thềm đá.
Thế giới trôi nổi này chỉ hoà hợp
vèo qua đầu lưỡi kiếm.
danh vọng và giầu có
đã quên tất cả về ta.
Tetsuan đang nói về chiếc lều nhỏ mà Joshu sống trong đó. Ông ấy nói, "Quá nhiều điều xảy ra trên mỏm núi xa xăm này, trong chiếc lều tranh đó. Quá nhiều điều xảy ra ở đây nơi đáng không nên có gì cả, bởi vì nó xa xăm với thế giới thế. Nhưng dầu vậy biết bao nhiêu điều vẫn xảy ra. "Chiếc lều rơm không được xem là nơi chốn đông đúc." Nhưng nó lại là chỗ đông đúc bởi vì với một thiền sư thì mọi thứ vẫn xảy ra xung quanh - mây và hoa và cây - đều có trạng thái bình đẳng với con người.
Chiếc lều rơm không được xem là nơi chốn đông đúc, nhưng chim núi vẫn tới. Con người có thể không tới nhưng chim núi vẫn tới để tránh mưa tối trong khu rừng thẳm. Mây trôi giạt tạo mẫu hình của rêu trơn trên thềm đá. Thế giới trôi nổi này chỉ hoà hợp vèo qua đầu lưỡi kiếm. Danh vọng và giầu có đã quên tất cả về ta.
Tetsuan đã sống với Joshu. Thế giới này có thể đã quên mất họ, danh tiếng và tên tuổi họ - nhưng vài người tìm kiếm vẫn tìm ra đường, dù một người như Joshu có ẩn ở sâu đến đâu trong rừng rậm. Con người của linh hồn thức tỉnh là lực kéo vĩ đại. Bất kì khi nào ai đó bỗng nhiên có một thôi thúc tìm kiếm trên con đường chưa biết, thì họ đều bắt đầu đi hướng theo thầy, không biết đích xác mình đang đi đâu.
Đó là cách các bạn đã tụ hội lại đây. Chẳng có lí do gì để các bạn ở đây cả, nhưng cái gì đó cứ giữ bạn ở đây. Một khả năng mênh mông nào đó của việc tìm ra chân lí, của việc kinh nghiệm cái đẹp, của việc biết ý nghĩa cuộc sống.
0 Đánh giá