Read more
Thiền
Osho Podcastsho
Biết thời
gian là gì sẽ biết cuộc sống là gì và chân lí là gì
Powered by RedCircle
Biết thời gian là gì, là biết cuộc sống là gì. Biết thời gian là gì, là biết
chân lí là gì. Trước khi chúng ta đi vào lời kinh này, nhiều điều phải được hiểu;
chúng sẽ trở thành việc giới thiệu về lời kinh.
Bình thường điều chúng ta gọi
là thời gian thì không phải là thời gian thực. Nó là thời gian lịch biểu. Cho
nên nhớ rằng thời gian có thể được phân chia, phân lớp, theo ba cách. Một là
"lịch biểu," và cách khác là "tâm lí," và cách thứ ba là
"thực." Thời gian lịch biểu là thời gian đồng hồ. Nó là tiện dụng, nó
không phải là thực. Nó chỉ là niềm tin được xã hội đồng ý. Chúng ta đã đồng ý
phân chia ngày thành hai mươi tư giờ. Nó là rất tuỳ tiện, rằng trái đất di chuyển
trong một vòng đầy đủ trên trục của nó trong hai mươi bốn giờ; chúng ta đã quyết
định phân chia nó thành hai mươi bốn phần. Thế rồi chúng ta đã quyết định phân
chia mỗi giờ thành sáu mươi phút. Không có sự cần thiết cố hữu nào để phân chia
theo cách đó. Một số nền văn minh khác có thể phân chia nó theo cách khác.
Chúng ta có thể phân chia giờ thành một trăm phút và không ai sẽ ngăn cản chúng
ta. Thế rồi mỗi phút chúng ta đã phân chia thành sáu mươi giây. Điều đó nữa
cũng là tuỳ ý, chỉ là tiện dụng. Nó là thời gian đồng hồ. Nó được cần tới, bằng
không xã hội sẽ rời ra.
Cái gì đó như chuẩn chung là sự
cần thiết - cũng như tiền, tiền lưu hành. Tờ một trăm rupi, tờ mười đô la, hay
bất kì cái gì khác - nó chỉ là niềm tin chung mà xã hội đã đồng ý dùng. Nhưng
nó chẳng liên quan gì tới sự tồn tại. Nếu con người biến mất khỏi trái đất, đồng
bảng, đồng đô la, đồng ru pi tất cả sẽ biến mất ngay lập tức. Trái đất sẽ không
có tiền ngay lập tức khi không có người. Đá sẽ có đó, hoa sẽ vẫn nở hoa, mùa
xuân sẽ tới và chim sẽ hót, và đến cuối thu lá úa sẽ rụng; nhưng sẽ không có tiền.
Cho dù có hàng chồng tiền trên đường, nó sẽ không là tiền chút nào, vì để gọi
nó là tiền cần phải có người, để kính trọng nó như tiền, người cần phải có.
Chính phủ cứ hứa hẹn, trên từng
tờ tiền lời hứa đều được viết: Thống đốc tài chính hứa trả cho bạn mười ru pi
theo trị giá vàng nếu bạn trình ra tờ bạc này ở ngân hàng. Nó chỉ là lời hứa.
Khi không có ai để hứa, tiền tệ biến mất.
Khi con người không có đó trên trái đất, đồng hồ có thể cứ điểm chuông giờ, nhưng nó sẽ không là thời gian chút nào. Không ai sẽ bận tâm, không ai sẽ nhìn vào chúng. Thời gian đồng hồ sẽ dừng lại ngay lập tức nếu con người không có đó; cho nên nó là thứ nhân tạo, một sản phẩm phụ của xã hội.
Xã hội càng chuyển lên cao hơn
- và khi tôi nói "cao hơn" tôi ngụ ý nó trở nên phức tạp hơn - nó
càng ngày càng trở nên bị ám ảnh với thời gian lịch biểu. Con người nguyên thuỷ
không dùng đồng hồ. Nếu bạn tặng anh ta chiếc đồng hồ đeo tay, anh ta đơn giản
bị phân vân, để làm gì? Anh ta sẽ làm gì với nó? Người văn minh không thể sống
được nếu thiếu đồng hồ. Gần như không thể nào sống được trong xã hội văn minh
mà không có đồng hồ bởi vì toàn thể xã hội chạy tương ứng theo đồng hồ, cho dù
thỉnh thoảng chạy vào trạng thái lố bịch. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại.
Có tiếng gõ to ở cửa khi bác sĩ
đã đóng lại để đi ngủ. Ông ta ngồi dậy và hỏi người ngoài cửa, "Cái gì vậy!"
"Tôi bị chó cắn," người này nói. "Này, anh không biết rằng giờ
tư vấn chữa bệnh của tôi là giữa mười hai giờ và ba giờ chiều à?" "Có
chứ," bệnh nhân gào lên, "nhưng con chó không biết và nó cắn tôi lúc
hai mươi bốn giờ. Vậy tôi phải làm gì đây?"
Chó không tin vào đồng hồ, và mọi
sự có thể đi tới chỗ cuối buồn cười.
Một khi bạn nghĩ dưới dạng đồng
hồ, bạn quên mất rằng đây chỉ là tiện dụng. Nó không phải là thời gian thực. Tại
nhà một bác sĩ khác:
Biển hiệu đằng sau bàn ở nơi tiếp
đón của bệnh viện viết: Đăng kí cấp cứu khẩn. Một người loạng choạng bước vào,
người thâm tím và vấy bùn. Anh ta được băng kín bằng băng máu, khập khiễng trên
cả hai chân, bám chặt tay để cầm dòng máu. Anh ta bò tới bàn và gào lên,
"Bác sĩ ơi, bác sĩ ơi."
Cô tiếp tân hỏi, "Ông có
giấy hẹn không, thưa ông?"
Điều như vậy có thể xảy ra ở
đây trong đạo tràng này nữa; nó có thể xảy ra ở bàn của Sheela.
Một khi thời gian lịch biểu được
coi quá nghiêm chỉnh, thế thì người ta quên mất mọi thứ khác. Toàn thể phương
Tây bị ám ảnh với thời gian quá nhiều. Mọi thứ đều phải được thực hiện theo thời
gian.
Một trong những người bạn của
tôi đã du hành ở Anh cùng với một trong những người bạn Anh của anh ta, và anh
kể với tôi là mọi thứ đã trở thành thường lệ tới mức ở Anh bạn nghe thấy cách
diễn đạt như "thời gian uống trà," "thời gian ăn tối,"
"thời gian ăn trưa." Chúng ngụ ý gì? Làm sao thời gian có thể quyết định
được thời gian cho ăn trưa, chừng nào bạn chưa cảm thấy đói? Khi bạn nói
"thời gian ăn trưa," nó nghĩa là "thời gian đói" - bây giờ
đói đi! Và nếu bạn không đói, thế thì cái gì đó là sai với bạn. Thời gian uống
trà nghĩa là bây giờ sẵn sàng để uống trà. Nếu bạn không cảm thấy muốn uống, thế
thì cái gì đó sai với bạn; bạn phải uống nó chứ. Dần dần mọi người đã quên mất
cơn đói thực của họ, cơn khát thực của họ. Mọi thứ đều được lấy đúng giờ. Đồng
hồ quyết định. Đồng hồ đã trở thành kẻ chi phối, nó chi phối. Đây là một thế giới
rất không thực, bị chi phối bởi đồng hồ.
Bây giờ có những nhà giáo dục,
những nhà tâm lí cứ bảo các bà me cho con uống sữa vào những giờ nào đó, sau mỗi
ba giờ. Đứa bé đang khóc, đứa bé đói; mẹ nhìn đồng hồ. Chưa tới giờ. Đứa bé
đang đói; điều đó chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Đồng hồ phải được nhìn vào. Bởi
vì khi đứa bé đói, đứa bé không được tin tưởng, mà phải tin vào bác sĩ. Bây giờ
đó không phải là chuyện của bác sĩ để can thiệp vào. Nhưng một khi bạn trở nên
bị ám ảnh với cái không thực, nhiều cái không thực đi vào trong cuộc sống của bạn.
Tôi đã nghe:
Một người Ai len ngã từ chiếc
thang và nằm hình như bất tỉnh trên đất. Một đám đông tụ lại quanh anh ta và
bác sĩ được gọi tới, ông ta nói ngay rằng người đáng thương này đã chết. Pat mở
mắt ra và phủ nhận mau lẹ lời buộc tội.
"Sì! Pat," một trong
những người đứng đó nói. "Đừng nói điều vô nghĩa. Chắc chắn bác sĩ biết rõ
nhất."
Cho dù bạn còn sống và bác sĩ
nói bạn chết, bạn phải cư xử như người chết - bởi vì tất nhiên chuyên gia biết
và ông ấy biết rõ nhất.
Với thời gian lịch biểu, thế giới
của chuyên gia đã đi vào trong sự tồn tại, bởi vì bạn đã mất rễ của bạn trong
thực tại. Với mọi thứ bạn đều phải hỏi ai đó. Mọi người tới tôi và họ nói,
"Osho ơi, nói cho chúng tôi, chúng tôi cảm thấy thế nào." Bạn cảm thấy
bạn phải biết thế nào. Nhưng tôi hiểu. Cái chạm, cái tiếp xúc, tính kết nối với
thực tại bị mất. Ngay cả bạn cảm thấy thế nào bạn cũng phải đi hỏi ai đó biết.
Bạn phải dựa vào ai đó khác, Đây là bất hạnh, nhưng nó đã xảy ra theo các bước
chậm chạp và nhân loại đã không nhận biết.
Thời gian lịch biểu không được
dùng bây giờ. Nó không còn là phương tiện nữa; nó đã gần trở thành chỗ kết
thúc. Nhớ lấy, nó là thời gian giả. Nó không liên quan tới thực tại.
Sâu bên dưới từ nó, ở ngay dưới
nó, là thời gian khác, cái không là thực, nhưng lại thực hơn thời gian lịch biểu;
đó là thời gian tâm lí. Có đồng hồ, đồng hồ sinh học, bên trong bạn. Hơn đàn
ông, đàn bà tỉnh táo với nó. Họ cũng sẽ không tỉnh táo được lâu đâu bởi vì họ
đang cố gắng bằng mọi cách bắt chước đàn ông. Dầu vậy thân thể họ vận hành như
chiếc đồng hồ bên trong. Sau mỗi hai mươi tám ngày, kinh nguyệt lại tới. Thân
thể vận hành như chiếc đồng hồ bên trong, đồng hồ sinh học.
Nếu bạn quan sát, thế thì bạn sẽ
thấy cơn đói tới ở thời gian nào đó mọi ngày. Nếu bạn khoẻ và mạnh khoẻ, thế
thì nhu cầu rơi vào trong hình mẫu nào đó, và hình mẫu đó được lặp lại. Nó chỉ
bị phá vỡ khi bạn không khoẻ; bằng không thân thể chuyển động êm ả, chạy theo
hình mẫu êm ả. Và nếu bạn nhận biết về hình mẫu đó, bạn sẽ sống động hơn là người
sống theo đồng hồ. Bạn ở gần với thực tại hơn.
Thời gian lịch biểu là cố định,
nó phải được cố định, bởi vì nó là sự cần thiết xã hội, nhưng thời gian tâm lí
là linh động, nó không cứng nhắc thế, bởi vì từng người đều có tâm lí riêng của
mình, tâm trí riêng của mình. Bạn có quan sát không? Khi bạn hạnh phúc, thời
gian trôi nhanh.
Đồng hồ của bạn sẽ không đi
nhanh, đồng hồ chẳng có liên quan gì tới bạn. Nó di chuyển theo nhịp riêng của
nó - trong sáu mươi giây nó di chuyển một phút, trong sáu mươi phút nó di chuyển
một giờ. Nó sẽ tiếp tục; dù bạn hạnh phúc hay bất hạnh không thành vấn đề. Nếu
bạn bất hạnh, tâm trí của bạn sẽ ở thời gian khác; nếu bạn hạnh phúc tâm trí bạn
sẽ ở thời gian khác. Nếu đột nhiên người yêu của bạn tới, tiếng gõ cửa bất ngờ,
thời gian sẽ gần như dừng lại. Nhiều giờ sẽ trôi qua - bạn có thể không làm gì
cả, chỉ cầm tay và ngồi và nhìn trăng - nhiều giờ sẽ trôi qua, và nó sẽ có vẻ
dường như chỉ vài phút mới trôi qua. Thời gian đi rất, rất nhanh khi bạn hạnh
phúc. Khi bạn bất hạnh - ai đó chết, ai đó bạn yêu, cái chết đã xảy ra - thế
thì thời gian đi rất, rất, rất chậm.
Mới đêm hôm nọ Meera tới. Chồng
cô ấy chết vài tháng trước. Cô ấy đã tới gặp tôi sau cái chết, và tôi đã bảo cô
ấy đừng lo nghĩ, vết thương sẽ lành. Nó sẽ cần chút ít thời gian, gần ba tháng.
Nhưng ba tháng đó chỉ là trung bình vì nó sẽ phụ thuộc vào người. Bây giờ cô ấy
tới đêm qua và cô ấy nói, "Bây giờ năm tháng đã qua rồi và nỗi đau vẫn còn
đó. Tất nhiên nó ít đi rồi, nhưng nó vẫn còn đó, nó không mất đi; và thầy đã
nói rằng trong vòng ba tháng nó sẽ đi." Tôi biết chứ. Thỉnh thoảng sẽ phải
mất một năm, thỉnh thoảng sẽ mất sáu tháng, thỉnh thoảng thậm chí không mất tới
ba tháng, ba ngày cũng có tác dụng. Nó không phải là theo lịch biểu, nó là tâm
lí. Nó tuỳ thuộc vào bạn, vào mối quan hệ, kiểu quan hệ nào tồn tại giữa bạn và
chồng bạn
Và tôi biết mối quan hệ là
không tốt. Đó là lí do tại sao vết thương sẽ lành và sẽ mất thời gian dài. Điều
này sẽ có vẻ ngược đời, nhưng đây là cách nó vậy. Nếu bạn đã yêu một người và
người đó chết, bạn sẽ cảm thấy buồn, nhưng bạn sẽ phục hồi - chóng thôi. Sẽ
không có vết thương. Bạn đã yêu người đó; không cái gì là không đầy đủ. Nhưng
giữa Meera và chồng cô ấy mối quan hệ không tốt; trong nhiều năm họ đã gần như
tách rời. Cô ấy muốn yêu nhưng không thể yêu được. Cô ấy muốn ở cùng với anh ấy
nhưng không thể ở cùng được. Bây giờ người chồng mất rồi, và mọi hi vọng của cô
ấy để ở cùng với anh ấy cũng mất đi cùng với anh ấy. Cô ấy khao khát, cô ấy
mong muốn, cô ấy muốn, và điều đó không thể xảy ra. Bây giờ người này mất rồi;
bây giờ không có khả năng nào nữa. Bây giờ tính một mình của cô ấy bị đóng xi lại,
bây giờ không có cách nào để yêu người đàn ông này. Anh ấy đã sống, cô ấy không
thể yêu được, đã có vấn đề giữa họ; bây giờ người này mất rồi, cho nên không có
khả năng nào. Bây giờ vết thương này sẽ lành rất chậm - rất, rất chậm. Và ngay
cả khi nó được chữa lành sẽ vẫn còn nỗi buồn nào đó quanh nó mãi mãi.
Bất kì cái gì không đầy đủ đều
rất khó rơi rụng đi. Những thứ đầy đủ chín muồi và rụng theo cách riêng của nó.
Khi quả chín nó rụng. Tất nhiên trong vài giây cây cảm thấy cái gì đó bị mất,
và thế rồi nó quên. Được kết thúc, bởi vì quả chín phải rụng. Mọi người đều phải
chết. Bạn đã yêu trong khi người đàn ông còn sống - và bạn đã yêu vô cùng và
toàn bộ. Bạn gần như được hoàn thành; bạn không thể đòi hỏi thêm được. Như nó vậy,
nó đã là quá nhiều. Bạn biết ơn là Thượng đế đã cho bạn nhiều thời gian đó.
Ngài có thể đã lấy người này đi sớm hơn chút ít, nhưng ngài đã cho bạn đủ thời
gian, và bạn đã yêu và bạn đã yêu. Trong tình yêu ngay cả một khoảnh khắc cũng
trở thành vĩnh hằng. Bạn hạnh phúc thế thời gian dừng lại. Một cuộc sống nhỏ trở
thành rất, rất thân thiết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, cho nên tôi có thể hiểu
được nỗi khổ của Meera.
Nhưng cô ấy phải đối diện với
nó và hiểu nó. Nó không chỉ là vấn đề về việc chết của người chồng. Điều đó
không phải là vấn đề lớn thế. Chồng chết, vợ chết; điều đó không phải là vấn đề
lớn, đó là tự nhiên. Vấn đề là ở chỗ tình yêu có thể không xảy ra. Nó vẫn còn
là giấc mơ, ham muốn, và bây giờ nó sẽ vẫn còn không được hoàn thành. Bạn không
thể tìm được người đó lần nữa, cho nên chương đó không thể được hoàn thành. Sự
không hoàn thành này sẽ vận hành như vết thương. Đó là lí do tại sao đã phải mất
thời gian lâu hơn. Nó sẽ vẫn cần thời gian lâu hơn một chút.
Thời gian tâm lí là thời gian
bên trong của bạn, và chúng ta sống trong thời gian lịch biểu cùng nhau, thời
gian Greenwich - nó không có tính cá thể. Thời gian tâm lí có tính cá thể, và từng
người có thời gian riêng của mình. Nếu bạn hạnh phúc, cảm giác của bạn về thời
gian chậm lại. Nếu bạn bất hạnh thời gian dài ra. Nếu bạn ở sâu trong thiền, thời
gian dừng lại. Thực ra ở phương Đông chúng ta đã từng đo trạng thái của tâm trí
qua thời gian. Nếu thời gian dừng lại hoàn toàn, thế thì trạng thái là phúc lạc.
Nếu thời gian chậm lại rất nhiều, thế thì trạng thái là của khổ.
Trong Ki tô giáo người ta nói rằng
địa ngục là vĩnh hằng. Bertrand Russell đã viết một cuốn sách, Tại sao tôi
không là người Ki tô giáo, trong đó ông ấy cho nhiều luận cứ tại sao ông ấy
không phải là người Ki tô giáo. Một trong các luận cứ là thế này, "Tôi
không thể tin được rằng địa ngục có thể là vĩnh hằng bởi vì bất kì cái gì là tội
lỗi, chúng đều bị giới hạn. Bạn không thể làm được tội lỗi vô giới hạn. Cho nên
với những tội lỗi bị giới hạn mà lại trừng phạt vô giới hạn - điều đó là bất
công." Luận cứ này là đơn giản. Không ai có thể cãi chống lại Bertrand
Russell được; ông ấy đang nói một sự kiện đơn giản. Ông ấy tự nói với mình,
"Nếu tôi bị phạt về mọi tội tôi đã phạm phải trong cả đời tôi, thế thì
không quá bốn năm tù. Và ngay cả nếu những tội lỗi mà tôi chưa phạm nhưng chỉ
nghĩ tới thôi, cũng được tính vào, thế thì nhiều nhất là tám năm thôi, hay một
lề nhỏ nữa thêm vào, mười năm. Nhưng địa ngục vô hạn, vĩnh hằng sao?" Thế
thì Thượng đế dường như quá báo thù, chẳng có vẻ gì thiêng liêng cả, không có vẻ
có tính thánh thiện, có vẻ giống như một thế lực quỉ dữ, rất khủng khiếp.
Bởi vì bạn đã yêu người đàn bà,
người đã không phải là vợ bạn, bây giờ bạn sẽ khổ - vĩnh viễn. Điều này là quá
nhiều. Bạn đã không phạm phải tội lớn thế. Chính tính người là rơi vào tình
yêu, và khi người ta rơi vào tình yêu khó mà quyết định được liệu rơi vào tình
yêu với người đàn bà mà không phải là vợ của ai đó khác. Hmm ?... yêu gần như
mù quáng. Nó sở hữu bạn.
Vâng, Bertrand Russell dường
như phải, luận cứ của ông ấy dường như hợp thức, nhưng tôi nói luận cứ này là
không hợp thức. Ông ấy đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Và không nhà thượng đế học Ki
tô giáo nào đã trả lời cho ông ấy về điểm đó. Họ không thể trả lời được bởi vì
họ cũng đã quên. Họ cứ nói về các lí thuyết, nhưng họ đã quên thực tại. Khi
Jesus nói địa ngục là vĩnh viễn, ông ấy ngụ ý thời gian tâm lí, không phải thời
gian lịch biểu. Vâng, nếu ông ấy ngụ ý thời gian lịch biểu, thế thì điều đó là
tuyệt đối ngớ ngẩn, ném một người vào địa ngục vĩnh viễn. Ông ấy ngụ ý thời
gian tâm lí, ông ấy ngụ ý rằng một khoảnh khắc trong địa ngục sẽ có vẻ giống
như vĩnh hằng. Nó sẽ chậm lại nhiều thế bởi vì bạn sẽ trong khổ não và đau đớn
tới mức ngay cả một khoảnh khắc sẽ giống như vĩnh hằng. Bạn sẽ cảm thấy nó sẽ
không chấm dứt lúc nào, nó không đi tới chấm dứt. Bạn sẽ cảm thấy nó tiếp tục tới
chấm dứt. Bạn sẽ cảm thấy nó tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục.
Điều đó không nói gì về thời
gian cả, nó nói cái gì đó về cảm giác của bạn khi bạn đang ở trong đau đớn, phiền
não sâu sắc. Và tất nhiên địa ngục là điều tối thượng trong đau đớn. Và Jesus
là hoàn toàn đúng, Bertrand Russell sai, nhưng Bertrand Russell đã hiểu lầm điều
đó bởi vì Jesus đã không nói đích xác thời gian "tâm lí." Ông ấy nói
"vĩnh hằng" bởi vì trong những ngày thời đó ngôn ngữ này đã được hiểu.
Đã không có nhu cầu tạo ra việc định phẩm này.
Thời gian tâm lí mang tính cá
thể. Bạn có thời gian tâm lí của bạn, vợ bạn có thời gian tâm lí của cô ấy, con
bạn có thời gian tâm lí của nó, và tất cả đều khác nhau. Đó là một trong những
nguyên nhân của xung đột trên thế giới. Bạn bóp còi xe, và vợ nói từ cửa sổ,
"Em tới đây," và cô ấy cứ đứng trước gương và bạn cứ bóp còi rằng
"Đến giờ rồi và chúng ta sẽ lỡ chuyến tầu hoả," và cô ấy phát bực
mình, và bạn phát bực mình. Cái gì xảy ra? Mọi chồng đều bực khi anh ta ngồi
trong chỗ lái xe và bấm còi và vợ vẫn chuẩn bị sẵn sàng, vẫn mới chuẩn bị sẵn
sàng. Cô ấy vẫn chọn bộ áo quần mặc đi. Bây giờ tầu hoả không bận tâm về bộ quần
áo nào bạn mặc. Chúng vẫn rời ga đúng giờ. Chồng phân vân quá nhiều, cái gì
đang diễn ra. Hai thời gian tâm lí khác nhau bị xung đột.
Đàn ông đã di chuyển theo thời
gian lịch biểu, đàn bà vẫn sống trong thời gian tâm lí. Như tôi thấy, đàn bà
dùng đồng hồ đeo tay, nhưng chúng là đồ trang sức. Tôi không thấy rằng họ thực
sự dùng chúng, đặc biệt không dùng ở Ấn Độ. Tôi đã bắt gặp vài đàn bà không biết
cách đọc thời gian, và họ có đồng hồ đeo tay, đồng hồ vàng đẹp - họ có thể đảm
đương được chúng.
Đứa trẻ sống trong thế giới
khác toàn bộ. Đứa trẻ có thời gian tâm lí riêng của nó, hoàn toàn không vội
vàng, gần như trong mơ. Nó không thể hiểu được bạn, bạn không thể hiểu được nó.
Bạn tách rời ra, không có cách nào để bắc cầu. Khi một người già nói chuyện với
đứa trẻ, ông ấy nói từ hành tinh khác, điều đó chẳng bao giờ đạt tới đứa trẻ. Đứa
trẻ không thể thấy được tại sao có nhiều vội vàng thế, để làm gì?
Thời gian tâm lí là tuyệt đối
cá thể. Đó là lí do tại sao thời gian lịch biểu đã trở thành quan trọng, bằng
không gặp gỡ ở đâu, làm sao vận hành, làm sao hiệu quả được? Nếu mọi người tới
văn phòng theo cảm giác riêng của mình, thế thì không thể nào quản lí được văn
phòng. Nếu mọi người tới nhà ga theo giờ riêng của mình, thế thì tầu hoả không
bao giờ rời ga được. Cái gì đó tuỳ tiện phải được cố định lại.
Thời gian lịch biểu là lịch sử,
và thời gian tâm lí là huyền thoại. Đó là khác biệt giữa lịch sử và huyền thoại.
Ở phương Tây lịch sử được viết ra, ở phương Đông thì huyền thoại được viết. Nếu
bạn hỏi khi nào Krishna được sinh ra, ngày tháng đích xác, không câu trả lời
nào sẽ tới từ bất kì đâu. Và dễ dàng cho nhà lịch sử chứng minh rằng nếu bạn
không thể chứng minh được vào ngày tháng nào, vào giờ nào về lịch biểu, Krishna
đã được sinh ra, tại chỗ nào - nếu bạn không thể chỉ ra được không gian và thời
gian khi nào biến cố về việc sinh của Krishna xảy ra - thế thì điều đáng hoài
nghi là liệu Krishna đã bao giờ được sinh ra hay không.
Phương Đông chưa bao giờ bận
tâm. Phương Đông đơn giản cười vào toàn thể cái ngớ ngẩn của nó. Thời gian lịch
biểu liên quan gì tới việc sinh của Krishna? Chúng ta không có bản ghi nào. Hay
chúng ta có nhiều bản ghi, mâu thuẫn, mâu thuẫn lẫn nhau.
Nhưng xem đấy, tôi đã được sinh
ra vào ngày 11 tháng 12. Nếu điều có thể được chứng minh rằng tôi đã không được
sinh ra vào ngày 11 tháng 12, liệu nó sẽ là đủ bằng chứng rằng tôi chưa bao giờ
được sinh ra không?
Ở phương Đông không ai nhớ ngày
sinh riêng của mình. Mới hôm nọ Vivek đã lo nghĩ về ngày sinh của bố cô ấy. Có
thể đó là hai mươi bẩy, hay ngày tháng khác, và cô ấy lo nghĩ rằng nếu cô ấy viết
thư và hỏi, thế thì họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Và tôi bảo cô ấy tôi không biết
ngày sinh của mẹ tôi, ngày sinh của bố tôi, và tôi thậm chí không biết liệu họ
có biết nó hay không. Nhưng điều đó không thể chứng minh được rằng họ chưa bao
giờ tồn tại hay họ không có đó.
Phương Đông đã viết ra huyền
thoại. Huyền thoại là khác toàn bộ, nó là cùng với thời gian tâm lí.
Thời gian lịch biểu di chuyển
tuyến tính, theo đường thẳng. Đó là lí do tại sao ở phương Tây họ nói không có
gì mới dưới mặt trời - nhưng lịch sử chưa bao giờ lặp lại bản thân nó. Thời
gian đi theo đường thẳng, cho nên làm sao lịch sử có thể lặp lại trên đường thẳng
được? Từng biến cố dường như là duy nhất. Ở phương Đông chúng ta nói lịch sử là
cái bánh xe. Nó không di chuyển tuyến tính, chuyển động là theo vòng tròn. Và ở
phương Đông chúng ta nói không có gì mới dưới mặt trời và lịch sử liên tục lặp
lại bản thân nó. Nó toàn là lặp lại, cho nên sao lo nghĩ về khi nào Krishna được
sinh ra?
Ở phương Đông chúng ta nói rằng
trong mỗi thời đại Krishna lại được sinh ra lặp đi lặp lại mãi. Nó là cái bánh
xe. Trong từng thời kì giữa sáng tạo và phá huỷ, Krishna được sinh ra lặp đi lặp
lại. Hình dạng của ông ấy có thể khác, tên ông ấy có thể khác, nhưng ông ấy được
sinh ra lặp đi lặp lại; cho nên sao bận tâm? Cứ mô tả ông ấy là ai và đừng lo lắng
quá nhiều về những chi tiết không bản chất. Cho nên nó có thể là thân hình của
Krishna có thể không thuộc vào bất kì Krishna nào nói riêng. Nó có thể chỉ là sự
tổng hợp của mọi Krishna. Đó là cách nó vậy.
Nếu bạn hỏi, "Tượng Phật
có đúng với hình ảnh của ông ấy không?" - nó không đúng đâu. Vậy mà nó vẫn
đúng bởi vì vị phật phải giống như điều đó. Vấn đề không phải là liệu Phật này
- Gautam Siddhartha, con của Shuddhodhana, được sinh ra ở Kapilvastu vào một
ngày đặc biệt - có giống với tượng này không. Không, đó không phải là vấn đề.
Nhưng mọi chư phật bao giờ cũng được tổng hợp vào trong tượng này. Họ đại diện.
Tượng này chỉ là tượng về phật tính, không phải về bất kì vị phật nào nói
riêng. Mọi chư phật đều được bao hàm trong nó.
Bây giờ điều này là khó cho
phương Tây. Bạn không thể làm ra bất kì khác biệt nào giữa Phật và Mahavira ngoại
trừ kí hiệu nhỏ bên dưới gần chân họ; bằng không bạn không thể biết được khác
biệt gì mấy. Người Jaina có hai mươi bốn tirthankeras, hai mươi bốn thầy vĩ đại,
nhưng bạn không thể biết được sự phân biệt nào. Vào đền Jaina và nhìn mà xem, tất
cả họ đều hệt nhau. Không thể nào có chuyện hai mươi bốn người tất cả đều như
nhau. Không thể được. Hai người không bao giờ giống nhau, nhưng những tượng đó
không đại diện cho cái bên ngoài. Họ đại diện cho kinh nghiệm bên trong. Vâng,
hai người không thể giống nhau được, nhưng hai kinh nghiệm có thể giống nhau.
Khi bạn rơi vào tình yêu và ai
đó khác rơi vào tình yêu, tình yêu là như nhau. Khi bạn thiền, ai đó khác thiền,
thiền là như nhau. Khi bạn trở nên chứng ngộ và ai đó khác trở nên chứng ngộ,
chứng ngộ là như nhau. Trạng thái hai mươi bốn người này của các thầy Jaina
không phải là hai mươi bốn người mà là một trạng thái được phản ánh trong hai
mươi bốn nhân cách. Tất cả chúng đều là đại diện.
Nếu bạn nhìn các tirthankera của
người Jaina, bạn sẽ thấy tai rất dài, gần chạm vai. Bây giờ người Jaina nói rằng
mọi tirthankera đều có tai rất dài. Và có những người ngu nghĩ dường như
Mahavira thực sự có tai dài thế.
Tôi được một người Jaina,
Acharya Tulsi, mời tới một trong các cuộc hội nghị của ông ấy. Ông ấy có tai rất
dài, cho nên một trong các đệ tử của ông ấy tới tôi và anh ta nói, "Xem đấy,
Acharya Tulsiji Maharaj, tai ông ấy dài làm sao. Đó là biểu tượng của việc là
thầy lớn. Chẳng mấy chốc, trong một trong các kiếp của ông ấy, ông ấy sẽ trở
thành một tirthankera." Chỉ bởi trùng hợp ngẫu nhiên, hay bởi tính đồng bộ,
một con lừa đi qua, cho nên tôi bảo đệ tử đó, "Nhìn Acharya Lừa Maharaj
này. Ông ấy đã là một tirthankera!" Đệ tử này giận và từ đó trở đi anh ta
không bao giờ tới tôi nữa.
Tai dài chỉ là biểu tượng rằng
những người này có năng lực nghe, có vậy thôi. Họ có khả năng nghe âm than, âm
thanh vô âm, tiếng vỗ tay của một bàn tay. Họ có khả năng nghe chân lí. Những bức
tượng này chỉ là biểu tượng, không phải là họ thực tế là đại diện cho người thực
nào đó. Diễn giải sai là ngu xuẩn, nhưng đó là cách nó diễn ra. Huyền thoại là
biểu tượng.
Tương truyền Ram được sinh ra ở
Ayodhya. Bây giờ ayodhya là một trạng thái của an bình bên trong, nó chẳng liên
quan gì tới thị trấn mang tên Ayodhya. Thị trấn này được mang tên như một đại
diện của trạng thái bên trong về ayodhya, một trạng thái rất an bình, im lặng,
phúc lạc. Tất nhiên Ram phải được sinh ra từ đó.
Đó là nghĩa của việc sinh của
Jesus - từ linh hồn đồng trinh. Không phải thực tế ông ấy đã được sinh ra từ
Mary đồng trinh đâu, không; nhưng từ tính trinh nguyên, từ sự thuần khiết, hồn
nhiên, thuần khiết không bị biến chất của bản thể mà ông ấy được sinh ra. Đó là
bụng mẹ thực của ông ấy.
Đây là biểu tượng, đây là huyền
thoại. Chúng không phải là lịch biểu.
Các nhà lịch sử cứ thu thập những
chi tiết không cần thiết, rác rưởi. Bạn nhìn vào trong sách sử mà xem. Bạn sẽ
ngạc nhiên. Tại sao có nhiều người làm những việc ngu xuẩn thế? Ngày tháng và
ngày tháng và ngày tháng và tên và tên và tên, và chúng cứ tiếp diễn mãi. Và
hàng nghìn người phí hoài toàn thể kiếp sống của họ, và họ gọi nó là nghiên cứu.
Thế rồi có các nhà báo, biên tập viên, dân báo chí; họ là người lịch biểu. Họ cứ
đi tìm những chi tiết không cần thiết trong thế giới, tìm tin tức.
Chân lí chưa bao giờ là tin tức,
bởi vì nó bao giờ cũng có đó. Nó không xảy ra; nó đã xảy ra rồi. Phi chân lí là
tin tức.
Ai đó hỏi George Bernard Shaw,
"Tin tức là gì?" Ông ấy nói, "Khi chó cắn người đấy không phải
là tin tức, nhưn khi người cắn chó đấy là tin tức." Bởi vì tin tức phải là
cái gì đó mới. Chó cắn người không phải là tin tức vì nó không mới. Nó bao giờ
cũng vậy rồi và nó bao giờ cũng vậy. Nhưng khi người cắn chó, chắc chắn đó là
tin tức.
Bạn sẽ không tìm ra những người
hời hợt và vô tích sự hơn là nhà báo. Họ có mẹo để tìm ra những thứ vô dụng.
Nhà báo là chính khách bất lực. Chính khách làm ra tin tức; nhà báo thu thập
tin tức. Nhà báo giống như cái bóng của chính khách. Đó là lí do tại sao báo
chí đầy những chính khách; từ đầu này tới đầu nọ, từ bắt đầu tới kết thúc, chỉ
là chính trị, chính trị, chính trị. Nhà báo là người đã không làm ra tin tức,
bây giờ người đó đi thu thập nó. Mối quan hệ của người đó với chính khách là
đích xác hệt như mối quan hệ của nhà phê bình với nhà thơ: người đã không trở
thành nhà thơ, người đó trở thành nhà phê bình.
Tôi đã nghe về một diễn viên nổi
tiếng. Trong một phim nào đó anh ta cần ngựa, và người chủ ngựa mang ngựa của
ông ấy tới. Đó là con ngựa thường, nhưng người chủ bắt đầu tán dương con ngựa
này rất cao, và ông ta nói, "Đây không phải là ngựa thường đâu. Đừng nhìn
mặt bắt hình dong, nhìn vào linh hồn nó ấy. Nó là con ngựa rất vĩ đại, và nó đã
làm việc trong nhiều phim tới mức anh gần như có thể gọi nó là diễn viên."
Ngay vào khoảnh khắc đó, con ngựa
đánh cái rắm, rõ dài và to.
Diễn viên này nói, "Tôi có
thể thấy. Nó không chỉ là diễn viên đâu, nó là nhà phê bình nữa."
Nhà báo, nhà phê bình, nhà lịch
sử, chính khách, tất cả họ đều treo cùng thời gian lịch biểu, với chính ngoại
vi của cuộc sống, nỗ lực vô tích sự nhất và vô dụng nhất vẫn diễn ra trên thế
giới - và và đã trở thành quan trọng thế. Chúng ta đã làm cho nó thành quan trọng
thế bởi vì chúng ta đã quên mất rằng đồng hồ không phải là cuộc sống.
Thời gian tâm lí là thời gian mơ. Huyền thoại, thơ ca, nghệ thuật, hội hoạ, nhảy múa, âm nhạc, trực giác, tất cả chúng đều thuộc vào thời gian tâm lí. Bạn phải chuyển tới thời gian tâm lí. Thời gian lịch biểu là dành cho tâm trí hướng ngoại. Thời gian tâm lí dành cho người hướng nội, người đã bắt đầu đi tới linh hồn bên trong của mình.
Có nguy hiểm trong thời gian
tâm lí nữa. Đó là lí do tại sao những người bị ám ảnh bởi thời gian lịch biểu
chống lại thời gian tâm lí. Có nguy hiểm. Có nguy hiểm bạn có thể bị mắc bẫy
trong nó. Thế thì bạn sẽ trở thành gần như mất trí bởi vì bạn sẽ mất tiếp xúc với
thế giới, với mọi người, với xã hội. Để tôi kể cho bạn vài giai thoại.
Một người có vẻ không làm mất
lòng ai đang bận rộn nói chuyện với người bạn cũ của mình và hoàn toàn quên mất
thời gian. Đột nhiên anh ta nhìn vào đồng hồ và nói, "Ồ, bạn thân, ba giờ
mất rồi, và tớ có cuộc hẹn với nhà tâm thần vào ba giờ và phải mất ít nhất mười
lăm phút để đi tới đó."
Bạn anh ta nói, "Coi chuyện
là dễ dàng đi. Anh sẽ chỉ muộn vài phút thôi."
"Anh không biết ông ta. Nếu
tôi không có đó đúng giờ anh ta sẽ bắt đầu mà không có tôi."
Có nguy hiểm về việc coi mơ là
thực. Có nguy hiểm của việc tin vào tưởng tượng của bạn quá nhiều. Bạn có thể
trở nên bị ám ảnh với bay bổng bên trong của bạn, thế giới mơ, tới mức bạn có
thể sống trong sương mù. Nhưng ngay cả với nguy hiểm đó điều quan trọng là hiểu
nó và trải qua nó. Nhưng nhớ, nó là chiếc cầu để được đi qua. Khi bạn đã qua
nó, bạn sẽ bắt gặp thời gian thực.
Thời gian lịch biểu tương ứng với thân thể, thời gian tâm lí tương ứng với tâm trí, thời gian thực tương ứng với bản thể của bạn. Thời gian lịch biểu là tâm trí hướng ngoại, thời gian tâm lí là tâm trí hướng nội, và thời gian thực là vô trí.
Nhưng người ta phải trải qua thời
gian tâm lí. Lãnh thổ đó phải được đi qua, tỉnh táo đầy đủ. Bạn phải không làm
chỗ trú ẩn của mình ở đó. Nó là chiếc cầu cần được đi qua, bạn phải không làm
chỗ trú ngụ ở đó. Nếu bạn làm chỗ trú ngụ ở đó, bạn trở thành điên. Đó là điều
đã xảy ra cho nhiều người, những người ở nhà thương điên. Họ đã quên thời gian
lịch biểu, họ đã không đạt tới thời gian thực, và họ đã bắt đầu sống trên cầu,
thời gian tâm lí. Đó là lí do tại sao thực tại của họ đã trở thành cá thể và
riêng tư. Người điên sống trong thế giới riêng tư, và người bạn gọi là lành mạnh
sống trong thế giới công cộng. Từ công cộng là dành cho ở cùng mọi người, thế
giới riêng tư chỉ được giới hạn cho bản thân bạn; nhưng thế giới thực không
công cộng không riêng tư. Nó là phổ dụng, nó ở bên ngoài cả hai. Và người ta phải
đi ra ngoài cả hai.
Một người nổi danh là lái xe bạt
mạng. Anh ta nằm trong giường bệnh viện sau một tai nạn.
Bác sĩ hỏi y tá, "Sáng nay
anh ta thế nào?"
Cô ấy nói, "Ồ, anh ta cứ để
tay phải chìa ra."
"À," bác sĩ nói,
"anh ta xin rẽ phải đấy mà."
Người lái xe bạt mạng, người
nghiện xe ô tô ngay cả trong giấc ngủ vẫn cứ lái xe nhanh. Bất kì cái gì bạn
làm trong mơ đều phản ánh ham muốn của bạn, mục đích của bạn, điều bạn muốn có.
Các xã hội nguyên thuỷ sống
trong thời gian tâm lí. Phương Đông đã sống trong thời gian tâm lí; phương Tây
sống trong thời gian lịch biểu. Nếu bạn đi xa hơn vào trong các xã hội nguyên
thuỷ ẩn đằng sau núi và rừng, sâu thẳm, bạn sẽ thấy họ sống tuyệt đối trong thời
gian tâm lí. Có vài xã hội nguyên thuỷ trong đó mơ là quan trọng hơn thực tại,
và điều đầu tiên đứa trẻ phải làm trước bữa sáng là kể lại giấc mơ của nó cho
người lớn. Điều đầu tiên là phân tâm. Giấc mơ phải được kể lại cho người lớn
trước bữa sáng, và tất cả họ tụ tập lại cùng nhau và họ phân tích giấc mơ đó.
Và thế rồi họ bảo đứa trẻ làm cái gì đó, bởi vì mơ là biểu tượng và nó chỉ ra rằng
cái gì đó cần được làm.
Chẳng hạn, một đứa trẻ mơ rằng
nó đã đánh nhau với người bạn, và đến sáng nó kể lai giấc mơ cho những người lớn
tuổi hơn. Họ sẽ diễn giải điều đó, và họ sẽ phái đứa trẻ mang quà và kẹo và đồ
chơi sang nhà người kia, cho đứa trẻ con kia, tặng cho nó quà, và kể lại cho nó
giấc mơ. Bởi vì nó đã phạm tội.
Ở phương Đông bạn không thể
quan niệm được điều đó. Bạn có làm gì đâu? Bạn đã không làm cái gì cả, ban đơn
giản chỉ mơ, nhưng xã hội nguyên thuỷ đặc thù đó nói rằng bạn mơ điều đó bởi vì
bạn muốn làm cái gì đó giống điều đó, bằng không thì tại sao? Nó phải là ham muốn,
ẩn kín, bị kìm nén. Khi có liên quan tới tâm trí, bạn đã phạm vào điều đó. Đi
và nói cho đứa trẻ kia để cho không giận dữ tinh vi nào còn tiếp tục bao quanh
bạn. Kể toàn bộ vấn đề và xin tha thứ và tặng quà này cho đứa trẻ kia.
Quà thực dành cho đánh nhau
mơ... nhưng phép màu đã xảy ra cho xã hội đó. Dần dần đứa trẻ lớn lên, nó thôi
mơ. Mơ biến mất. Người lớn, theo xã hội nguyên thuỷ đó, là người không mơ. Điều
này dường như là hay. Tất nhiên xã hội đó sẽ không được các nhà phân tâm đánh
giá cao vì toàn thể nghề nghiệp của họ sẽ tiêu.
Cô gái trẻ đi tới nhà tâm thần
và ông ta hỏi cô ấy đã mơ gì đêm hôm trước. Cô ấy bảo ông ta rằng cô ấy chẳng
mơ gì cả đêm, thế là ông ấy trở nên rất bực mình và nói, "Này, nếu cô
không làm bài tập ở nhà làm sao tôi có thể giúp cô được?"
Việc mơ là bài tập về nhà, và
nhà phân tâm sống từ giấc mơ của bạn. Ông ấy cứ phân tích chúng. Nhưng điều này
là cái gì đó ngớ ngẩn. Bạn không thể phân tích giấc mơ riêng của bạn được, làm
sao ai đó khác làm được điều đó? Bởi vì thời gian tâm lí có tính cá thể, không
ai có thể hiểu được hơn bạn về bản thân bạn. Mơ của bạn, làm sao ai đó khác có
thể hiểu được chúng? Diễn giải của người đó sẽ là xuyên tạc. Diễn giả của người
đó sẽ là diễn giải của người đó thôi. Khi một Freud phân tích giấc mơ của bạn,
diễn giải của ông ấy sẽ khác. Khi Jung phân tích cùng giấc mơ đó, diễn giải của
ông ấy là khác. Khi Adler phân tích cùng giấc mơ đó, diễn giải của ông ấy lại
khác. Cho nên phải nghĩ gì về điều đó? Bạn đã mơ một giấc mơ và ba nhà phân tâm
lớn diễn giải nó theo ba cách khác nhau.
Freud qui mọi thứ về dục. Bất
kì cái gì bạn mơ cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Ông ấy sẽ thấy ra cách thức và
thu nó về dục. Dường như ông ấy bị ám ảnh với dục. Ông ấy là nhà tiên phong lớn,
ông ấy đã mở cánh cửa lớn, nhưng ông ấy bị ám ảnh và ông ấy sợ dục, và ông ấy sợ
các thứ khác nữa. Ông ấy bị ám ảnh tới mức ông ấy không thể đi qua đường được,
đó là một trong những nỗi sợ lớn của ông ấy. Bây giờ bạn không thể nghĩ được Phật
lại sợ về việc đi qua đường. Bản thân người này là ốm yếu. Ông ấy sợ thế với việc
nói chuyện với mọi người, đó là lí do tại sao ông ấy đã tạo ra phân tâm học.
Trong việc làm phân tâm, nhà phân tâm ngồi đằng sau tấm rèm và bệnh nhân nằm
trên tràng kỉ và cứ nói và nhà phân tâm đơn giản lắng nghe - không có trao đổi.
Ông ấy sợ trao đổi. Trong đương đầu giữa các cá nhân, người với người, ông ấy
bao giờ cũng vụng về. Bây giờ toàn thể tâm trí ông ấy đã đi vào trong diễn giải
của ông ấy. Điều đó là tự nhiên, đó là cách nó phải vậy.
Jung đem mọi thứ về tôn giáo, mọi
thứ. Bất kì cái gì bạn mơ, ông ấy sẽ diễn giải theo cách mà nó trở thành giấc
mơ tôn giáo. Cùng giấc mơ đó trở thành dục với Freud; với Jung nó trở thành tôn
giáo. Với Adler nó trở thành chính trị. Mọi thứ đều là tham vọng, và mọi người
đang khổ với phức cảm thấp kém, và mọi người đang cố thu lấy nhiều quyền lực
hơn - "ý chí quyền lực." Và bây giờ có cả nghìn lẻ một nhà phân tâm
trên khắp thế giới, với các loại hạng khác nhau. Các loại hạng cũng như có nhiều
giáo phái trong Ki tô giáo. Nhiều trường phái thế, và mọi nhà phân tâm đều bắt
đầu trường phái riêng của mình. Và không ai bận tâm với bệnh nhân, rằng đó là
giấc mơ của người đó.
Vấn đề của nhà phân tâm là đi
vào trong phân tích, diễn giải của họ. Đây không phải là cách giúp đỡ. Thực ra
nó sẽ làm cho mọi sự phức tạp hơn. Một xã hội tốt hơn sẽ dạy bạn cách phân tích
giấc mơ riêng của bạn, cách phân tâm giấc mơ riêng của bạn. Không ai có thể chắc
chắn hơn bạn bởi vì không ai có thể gần hơn, duy nhất bạn.
Một bà trẻ đẹp đi tới gặp nhà
tâm thần. Bác sĩ nhìn bà ta vài giây và rồi nói, "Xin mời tới đây."
Thế rồi ông ta mau lẹ đưa tay ôm quanh bà ta và hôn bà ta. Khi cuối cùng ông ta
thả bà ấy ra, ông ta bình luận một cách bình thường, "Điều đó giải toả vấn
đề của tôi. Bây giờ vấn đề của bà là gì?"
Họ có vấn đề của họ. Họ có tâm
trí của họ, những ám ảnh.
Ở phương Đông chưa bao giờ tồn
tại cái gì như nhà phân tâm cả. Không phải là chúng ta không nhận biết về thế
giới tâm lí. Chúng ta đã nhận biết sâu hơn bất kì xã hội nào đã từng nhận biết,
nhưng chúng ta đã tạo ra một kiểu người khác toàn bộ để giúp đỡ. Chúng ta gọi
người đó là guru, thầy. Khác biệt gì giữa một guru và một nhà phân tâm? Khác biệt
là ở chỗ nhà phân tâm vẫn có vấn đề của ông ấy, không được giải quyết, và guru
không có vấn đề gì. Khi bạn không có bất kì vấn đề gì, thế thì cách nhìn của bạn
là rõ ràng. Thế thì bạn có thể để bản thân bạn vào tình huống của người khác.
Khi bạn không có bất kì vấn đề nào, bất kì ám ảnh nào, bất kì phức tạp nào,
không cái gì - bạn làm sạch sẽ hoàn toàn tâm trí, tâm trí đã biến mất và bạn đã
đạt tới vô trí - thế thì, thế thì bạn có thể thấy. Thế thì bạn sẽ không diễn giải
theo cách cá nhân. Diễn giải của bạn sẽ là phổ quát, sẽ trở thành có tính tồn tại.
Và cái thứ ba là thời gian thực,
tính tồn tại. Thời gian thực không phải là thời gian chút nào, bởi vì thời gian
thực là vĩnh hằng. Để tôi giải thích nó cho bạn.
Thời gian lịch biểu là tuỳ tiện.
Ở phương Tây Zeno đã chứng minh nó từ lâu trước đây. Ở phương Đông Nagarjuna đã
chứng minh nó sâu sắc tới mức ông ấy chưa bao giờ bị bác bẻ. Thực ra Zeno và
Nagarjuna, hai người, vẫn còn là không thẻ bác bẻ được. Không ai có thể bác bẻ
được họ, luận cứ của họ là sâu sắc và tuyệt đối. Zeno và Nagarjuna nói rằng
toàn thể khái niệm về thời gian, thời gian lịch biểu, là ngớ ngẩn. Để tôi nói với
bạn đôi điều về hai người này và phân tích của họ về thời gian lịch biểu.
Họ đã đạt tới đỉnh cao nhất của
phân tích thời gian. Không ai đã bao giờ có khả năng vượt qua họ hay cải tiến họ.
Họ nói, "Thời gian là gì?" Bạn nói, "Nó là quá trình. Khoảnh khắc
này đi vào quá khứ, biến mất; khoảnh khắc khác đi từ tương lai vào hiện tại; vẫn
còn đó trên ngưỡng trong một chốc; thế rồi lại chuyển vào trong quá khứ, biến mất."
Đây là quá trình thời gian. Bạn chỉ có một khoảnh khắc mỗi lúc, chưa bao giờ có
hai khoảnh khắc cùng nhau. Quá khứ, tương lai, và chính giữa hai điều này, cái
ngưỡng, là hiện tại.
Bây giờ Nagarjuna và Zeno nói,
"Khoảnh khắc tới từ đâu? Tương lai có tồn tại không? Nếu nó không tồn tại,
thế thì làm sao khoảnh khắc này có thể đi ra từ cái không tồn tại được?"
Bây giờ họ tạo ra rắc rối. Họ nói, "Khoảnh khắc hiện tại đi đâu vào trong
quá khứ? Nó có còn được tích luỹ lại trong quá khứ không?" Nếu bạn nói nó
vẫn còn trong quá khứ, thế thì nó chưa trở thành quá khứ rồi. Nếu bạn nói nó có
đó trong tương lai và chỉ bây giờ nó mới được lộ ra cho chúng ta, nó bao giờ
cũng có đó trong tương lai; thế thì, Nagarjuna và Zeno nói, thế thì bạn không
thể gọi nó là tương lai được; nó bao giờ cũng là hiện tại. Nếu tương lai có, thế
thì tương lai không có; bởi vì tương lai nghĩa là cái còn chưa có. Nếu quá khứ
có, thế thì quá khứ không có; bởi vì quá khứ nghĩa là cái đã đi ra khỏi sự tồn
tại.
Cho nên bất kì phương án nào bạn
chọn... Nếu bạn nói tương lai không có và đột nhiên từ trời xanh khoảnh khắc hiện
tại xuất hiện, họ cả hai cùng cười. Họ nói, "Anh đang nói điều vô nghĩa.
Làm sao cái không tồn tại có thể tới từ cái tồn tại được? Và làm sao cái tồn tại
có thể đi vào trong cái không tồn tại lần nữa được?" Họ nói, "Nếu có
cái không tồn tại ở cả hai phía, thế thì ở ngay chính giữa, làm sao cái tồn tại
có thể hiện hữu được? Nó cũng phải là không tồn tại chứ. Anh bị lừa rồi."
Thế rồi họ nói, "Anh coi
thời gian là quá trình sao? Anh nói khoảnh khắc này được nối với khoảnh khắc
khác sao?" Nagarjuna và Zeno hỏi bạn, "Có hai khoảnh khắc; chúng được
quan hệ thế nào? Có khoảnh khắc thứ ba giữa hai khoảnh khắc cái làm quan hệ cho
chúng không?" Lần nữa họ tạo ra khó khăn bởi vì, để quan hệ, móc nối được
cần. Để đặt quan hệ hai thứ, để đặt quan hệ quá khứ với hiện tại và hiện tại với
tương lai, móc nối được cần. Thế thì các móc nối đó tồn tại ở đâu? Các móc nối
đó là gì? Chúng chỉ có thể là thời gian. Cho nên giữa khoảnh khắc này và khoảnh
khắc khác lại có một khoảnh khắc khác để nối hai khoảnh khắc này. Cho nên thay
vì hai có ba, nhưng lần nữa chúng sẽ phải được nối lại. Hồi qui vô hạn nảy
sinh.
Nhìn hai ngón tay tôi. Hai ngón
này được cần để được nối lại; chúng trở thành ba ngón. Bây giờ có hai lỗ hổng
thay vì một, hai chỗ để trắng. Chúng phải được nối lại; chúng trở thành năm.
Bây giờ nhiều lỗ hổng hơn được nối lại, và cứ thế mãi.
Thời gian lịch biểu, Nagarjuna
và Zeno nói, là tiện dụng. Nó không bản chất. Thời gian thực không phải là quá
trình, bởi vì, Nagarjuna nói, nếu bản thân thời gian là quá trình, thế thì nó sẽ
cần thời gian khác. Chẳng hạn, bạn bước đi. Bạn cần thời gian. Bạn đã tới tôi,
tới Thính phòng Trang Tử này từ nhà bạn. Phải mất mười lăm phút cho bạn tới
đây. Nếu không có thời gian, làm sao bạn sẽ tới đây được, vì bước đi cần thời
gian chứ? Bước đi là quá trình, bạn cần thời gian. Mọi quá trình đều cần thời
gian. Bây giờ Nagarjuna nói, "Nếu ông nói thời gian bản thân nó là quá
trình, nó sẽ cần thời gian khác, siêu thời gian. Và điều đó nữa là quá trình.
Thế thì siêu-siêu thời gian..." Lại hồi qui vô hạn nay sinh. Thế thì bạn
không thể giải quyết được nó.
Không, thời gian - thời gian thực - không phải là quá trình. Nó là sự đồng thời. Tương lai, quá khứ, hiện tại không phải là ba thứ tách rời; cho nên không có nhu cầu nối chúng lại. Nó là vĩnh hằng bây giờ, nó là vĩnh hằng. Không phải là thời gian đang trôi qua, trôi qua bên cạnh bạn đâu. Nó sẽ đi đâu? Nó sẽ cần phương tiện khác để đi qua, và nó sẽ đi đâu và nó sẽ tới từ đâu? Nó có đó, hay đúng hơn nó là ở đây. Thời gian hiện hữu. Nó không phải là quá trình.
Bởi vì chúng ta không thể thấy được thời gian toàn bộ - mắt chúng ta bị hạn chế, bị giới hạn, chúng ta nhìn ra từ kẽ hở nhỏ - đó là lí do tại sao dường như bạn chỉ có thể thấy một khoảnh khắc mỗi lúc. Nó là giới hạn của bạn, không phải là sự phân chia thời gian. Bởi vì bạn không thể thấy được toàn thể thời gian như nó vậy - bởi vì bạn chưa là toàn thể - đó là lí do tại sao. Bây giờ tới lời kinh.
Thực hiện samyama trên khoảnh khắc hiện tại, khoảng khắc này qua đi, và khoảnh khắc này tới đem theo tri thức được sinh ra từ nhận biết về thực tại tối thượng.
Nếu bạn mang tâm thức samadhi của bạn tới quá trình thời gian - tới khoảnh khắc đang đấy, tới khoảnh khắc đã qua, tới khoảnh khắc sắp tới - nếu bạn mang samadhi của bạn vào, đột nhiên, tri thức về thực tại tối thượng, bởi vì khoảnh khắc bạn nhìn bằng samadhi phân biệt giữa hiện tại, tương lai và quá khứ biến mất. Chúng tan biến. Phân biệt này là giả. Đột nhiên bạn trở nên nhận biết về cái vĩnh hằng. Thế thì thời gian là đồng thời. Không cái gì trôi qua, không cái gì sắp tới, mọi thứ đều hiện hữu, đơn giản hiện hữu.
Tính đây được biết tới là Thượng đế, tính đây là ý tưởng về Thượng đế.
"Thực hiện samyama trên khoảnh khắc hiện tại, khoảng khắc này qua đi, và khoảnh khắc này tới đem theo tri thức được sinh ra từ nhận biết về thực tại tối thượng." Nếu bạn có thể thấy được thời gian qua con mắt của tỏ ngộ satori, samadhi, thời gian biến mất.
Nhưng đây là phép màu cuối cùng, sau nó chỉ có kaivalya, giải thoát. Khi thời gian biến mất, mọi thứ đều biến mất bởi vì toàn thể thế giới của ham muốn, tham vọng, động cơ có đó bởi vì quan niệm sai về thời gian. Thời gian được tạo ra; thời gian như quá trình - quá khứ, hiện tại, tương lai - được tạo ra bởi việc ham muốn. Đây là một trong những sáng suốt lớn lao nhất của các hiền nhân phương Đông: rằng thời gian, quá trình, thực sự là phóng chiếu của ham muốn. Bởi vì bạn ham muốn cái gì đó, bạn tạo ra tương lai. Và bởi vì bạn níu bám, bạn tạo ra quá khứ. Bởi vì bạn không thể bỏ cái không còn nữa trước bạn, và bạn muốn níu bám nó, bạn tạo ra kí ức. Và bởi vì cái mà chưa có, bạn mong đợi nó theo cách riêng của bạn, bạn tạo ra tương lai. Tương lai và quá khứ là trạng thái tâm trí, không phải là một phần của thời gian. Thời gian là vĩnh hằng. Nó không bị phân chia. Nó là một, toàn thể.
"Kshana-tat-kramayoh samyamad vivekajam gyanam." Người đã đi tới biết khoảnh khắc và quá trình thời gian là gì thì trở nên nhận biết về điều tối thượng; trở nên nhận biết về thời gian, người ta trở nên nhận biết về điều tối thượng. Tại sao? Bởi vì điều tối thượng tồn tại như thời gian thực.
Bạn sống trong thời gian lịch biểu, thế thì bạn sống trong thế giới báo chí. Thế thì bạn sống trong thế giới của các chính khách, người điên, người tham vọng. Hay nếu bạn sống trong thời gian tâm lí, bạn sống trong thế giới của người điên, người mất trí, của thế giới hư cấu, mơ, thơ ca.
Một bác sĩ mới nhìn quanh nhà thương điên. Ông ấy bắt gặp một người bị giam và nói với người đó, "Anh là ai?"
Người này ưỡn mình lên cao hết chiều cao và nói, "Tôi, thưa ngài, là Napoleon." Bác sĩ nói, "Thật thế à? Ai bảo anh điều đó?" Bệnh nhân nói, "Thượng đế bảo tôi, còn ai khác được?"
Một người nhỏ bé nằm giường bên nhìn qua và nói, "Ta không bảo."
Vào nhà thương điên đi, chỗ đó đáng tới thăm. Chỉ nhìn mọi người. Họ đang sống trong thế giới hư cấu. Họ đã hoàn toàn đi ra khỏi thế giới tập thể và họ đã không đi vào thế giới vũ trụ. Họ treo ở giữa, họ trong tình trạng lấp lửng.
Nhà tâm thần ngạc nhiên khi thấy bệnh nhân nữ trẻ đứng ngoài văn phòng ông ta trong có vẻ rất bối rối. Chưa tới nửa giờ từ lúc ông ấy điều trị cho cô ta. Ông ấy nói, "Có chuyện gì vậy?" Cô ấy nói, "Ôi trời, em không biết em đang đi vào hay đi ra. Bác sĩ nói, "Đích xác, đó là lí do tại sao cô đã tới gặp tôi." "Ồ," cô ấy nói, "vậy ông à ai?" "Tôi là nhà tâm thần tệ hại của cô."
Một thế giới lấp lửng nảy sinh. Nếu bạn mất tiếp xúc với thế giới lịch biểu và bạn không trở nên được nối với thế giới phổ quát, điều tối thượng, đột nhiên bạn không biết liệu bạn đang đi vào hay đang đi ra. Mọi thứ trở thành đáng hoài nghi, mọi thứ trở thành nghi ngờ. Bạn không thể tin cậy được vào bản thân bạn, bạn không thể tin cậy được vào mắt bạn, bạn không thể tin cậy được vào bất kì ai. Bạn bị đóng lại, bị giam lại. Bạn trở thành sinh linh không cửa sổ, một đơn tử. Đây là điều địa ngục là gì. Bạn không thể đi ra khỏi bản thân bạn được; bạn bị què. Nhớ lấy, thiền nhân đi một cách có ý thức qua thế giới của người điên - một cách có ý thức. Và điều tốt là đi qua một cách có ý thức bởi vì nếu bạn không đi một cách có ý thức thì sẽ có mọi khả năng bạn sẽ trở thành nạn nhân vô ý thức của nó. Tốt hơn cả là đi qua nó một cách tỉnh táo, nhận biết, thay vì bị ép buộc vào trong nó. Nếu cuộc sống buộc bạn đi vào trong nó, thế thì bạn sẽ không có khả năng đi ra khỏi nó. Điều đó sẽ rất, rất khó.
Và nhà phân tâm chỉ có thể giúp đưa bạn trở lại với thế giới lịch biểu. Đó là khác biệt giữa thầy và nhà phân tâm. Nhà phân tâm mang người đã bị lạc trong thế giới tâm lí trở lại với thế giới lịch biểu - qua điều trị gây sốc, sốc điện, sốc insulin - bởi vì nếu bạn bị sốc rất lớn, đột nhiên mơ của bạn bị tan vỡ. Bạn trở nên tỉnh táo chút ít, bạn trở lại với thế giới lịch biểu.
Nếu bạn bị lạc trong thế giới tâm lí, thầy đưa bạn đi lùi thêm, đưa bạn tới thế giới phổ quát. Bạn sẽ không bao giờ trở thành một phần của thế giới lịch biểu, nhưng bạn sẽ trở thành một phần của thời gian phổ quát.
Từ điều này đi tới khả năng phân biệt giữa các đối thể tương tự mà không thể được nhận diện bởi tầng lớp, tính cách hay nơi chốn.
Một khi bạn biết tới điều tối thượng, một loại biết khác toàn bộ nảy sinh trong bạn. Ngay bây giờ bạn chỉ biết các thứ từ bên ngoài. Ai đó tới, bạn nhìn vào quần áo và bạn nghĩ, "Vâng, cô ấy là đàn bà," hay "đàn ông." Bạn nhìn cây và bạn nhận ra nó - "Nó là cây thông" - bởi vì bạn biết mô tả. Bạn nhìn người đàn ông và bạn biết rằng người đó là bác sĩ bởi vì cái ống nghe của người đó. Nhưng đây là những chỉ dẫn bên ngoài của sự vật. Người đó có thể không phải là bác sĩ, người đó có thể chỉ là kẻ giả vờ. Và cây thông có thể không phải là cây thông, nó có thể trông giống cây thông thôi. Và người đàn bà có thể không là người đàn bà, cô ấy có thể chỉ đóng kịch. Cô ấy có thể là đàn ông, cô ấy có thể là anh ấy. Bạn không thể tuyệt đối chắc chắn được về điều đó, bởi vì bạn biết chỉ từ bên ngoài.
Khi thời gian biến mất và vĩnh hằng bao quanh bạn, khi thời gian không còn là quá trình mà là vũng năng lượng, vĩnh hằng bây giờ, thế thì bạn trở nên có khả năng đi vào trong mọi thứ và biết mà không có bất kì định nghĩa nào từ bên ngoài.
Đó là điều xảy ra giữa thầy và đệ tử. Thầy không cần hỏi bạn, thực sự. Thầy có thể thấy từ chính bản thể của bạn. Thầy có thể đứng trong bạn - không chỉ trong giầy của bạn mà trong bản thể bạn. Thầy có thể khớp đích xác trong chân không bên trong nhất của bạn. Thầy có thể là bạn, và nhìn từ đó.
Tri thức cao nhất được sinh ra từ nhận biết về thực tại là siêu việt, bao hàm nhận thức về mọi đối thể đồng thời, gắn liền với mọi đối thể và các quá trình dù là bất kì cái gì - trong quá khứ, hiện tại và tương lai và siêu việt lên trên thế giới quá trình.
... Và siêu việt lên trên thế giới quá trình, và siêu việt trên thế giới của mọi quá trình.
Tarakam sarvavishayam sarvathavishayam
Akramam cheti vivekajam gyanam.
Qua mắt chúng ta có thể thấy chỉ một phần của thực tại. Bởi vì phần đó, cuộc sống trông có vẻ như tiến trình. Chẳng hạn, bạn ngồi dưới gốc cây và con đường trống rỗng, và thế rồi đột nhiên một người xuất hiện trên đường từ bên trái; người đó liên tục đi sang bên phải, sau khi bước đi một quãng người đó lại biến mất. Ai đó đang ngồi trên cây. Từ lâu trước khi người này xuất hiện cho bạn, người này đã xuất hiện cho người ở trên cây. Khi người này biến mất cho bạn, người này không biến mất cho người đang ngồi trên cây; nhưng sau một thời gian người này biến mất cả cho người trên cây nữa. Nhưng ai đó ở trên máy bay trực thăng. Bây giờ tầm nhìn của người đó xa hơn, người này tiếp tục bước - từ lâu trước khi bạn trở nên nhận biết rằng người này ở trên đường và lâu sau khi người này đã biến mất với bạn.
Điều gì đang xảy ra? Đích xác đây là trường hợp với mọi thứ. Bạn lên càng cao, bạn càng đạt tới gần sahasrar - bạn đang trèo lên cây của cuộc sống. Sahasrar là điểm tối thượng để nhìn từ đó. Không có chiều cao nào hơn cái đó. Từ sahasrar bạn nhìn thấy mọi thứ: mọi thứ liên tục diễn ra mãi. Không cái gì dừng lại, không cái gì biến mất.
Rất khó, khó như cách giải thích của nhà vật lí về điện tử, lượng tử tối thượng, rằng nó là cả sóng và hạt, cả điểm và đường.
Bạn đang bay trong máy bay, qua sông Hằng, và sông Hằng đang tuôn chảy. Nếu tôi hỏi bạn, "Sông Hằng có là quá trình không? Sông Hằng đang chảy, hay đấy là sông Hằng đang hiện hữu?" bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ nói, "Cả hai." Bạn sẽ nói, "Sông Hằng hiện hữu," bởi vì bạn có thể thấy được nó từ đầu nọ tới đầu kia một cách đồng thời. Bạn có thể thấy sông Hằng trên Himalayas, bạn có thể thấy sông Hằng trên đồng bằng, bạn có thể thấy sông Hằng rơi vào trong đại dương, đồng thời - quá khứ, hiện tại, tương lai đã biến mất. Toàn thể sông Hằng là sẵn có cho bạn từ độ cao nào đó. Nó hiện hữu, và vậy mà bạn biết nó đang chảy. Nó là cả hai vừa hiện hữu và trở thành; nó là cả hai vừa sóng và hạt, chấm và đường; hiện hữu và dầu vậy vẫn là quá trình.
Điều đó là ngược đời, nó có vẻ ngược đời, bởi vì chúng ta không biết cách mọi sự xuất hiện từ chiều cao đó.
Lời kinh này nói, " Tri thức cao nhất được sinh ra từ nhận biết về thực tại là siêu việt..." Nó siêu việt lên mọi nhị nguyên, mọi cực của hiện hữu và quá trình, của tĩnh và động, của sóng và hạt, của sống và chết, của quá khứ và tương lai - mọi nhị nguyên, mọi cực. Nó là siêu việt. "Tarakam sarvavishayam" - nó siêu việt lên mọi đối thể của tri thức.
"... bao hàm nhận thức về mọi đối thể đồng thời..." Và với tâm thức này, từ "toàn thức" được dùng. Mọi thứ tồn tại cho nó một cách đồng thời. Rất khó hiểu, gần như không thể nào hiểu thấu được. Nó ngụ ý với con người của hiểu biết tối thượng, nếu người đó nhìn bạn, người đó sẽ thấy bạn trong khi bạn còn ở trong bụng của mẹ bạn - đồng thời - và bạn được sinh ra - đồng thời - và bạn đang lớn và bạn đã trở thành đứa trẻ và bạn đã trở thành thanh niên và bạn đang cưới người đàn bà và bạn đã rơi vào tình yêu và con bạn được sinh ra và bạn đã trở thành già và bạn đang chết và mọi người đi trong đám tang - tất cả đều đồng thời. Cái toàn thể sẽ xuất hiện trong toàn bộ.
Khó hiểu, bởi vì làm sao điều đó là có thể được? Một đứa trẻ được sinh ra. Làm sao nó có thể chết ngay khoảnh khắc này được? Nó hoặc là đứa trẻ hoặc thanh niên hoặc người già, hoặc trong bụng mẹ hoặc trong quan tài, hoặc trong cái nôi hoặc trong nấm mồ. Nhưng đó là sự phân chia của chúng ta bởi vì chúng ta không thể thấy được một cách toàn bộ.
Một nhà khoa học ở nước Nga xô viết đã chụp ảnh nụ hoa với dụng cụ chụp ảnh nhạy cảm, phim, mà không ai đã từng thử trước đó; và bức ảnh đã cho thấy đoá hoa. Nụ đã được chụp ảnh, nhưng trong ảnh hoa đã tới. Nó vẫn là nụ. Điều gì đã xảy ra? Bởi vì nụ cũng là hoa, đồng thời. Bạn không thể thấy được nó bởi vì bạn chỉ thấy các bộ phận. Đầu tiên bạn thấy nó như nụ, thế rồi vài cánh nở ra, thế rồi thêm vài cánh nữa, thế rồi thêm vài cánh nữa, thế rồi cả hoa nở ra. Nhưng với máy chụp ảnh rất nhạy cảm, việc chụp ảnh kiểu Kirlian đã cho cái nhìn sâu sắc vô cùng vào trong thực tại. Bạn có thể chụp ảnh cái nụ, và ảnh đưa ra đoá hoa. Bởi vì khi nụ có đó, sâu bên dưới, bao quanh nụ, hoa năng lượng đã nở ra. Cánh hoa thấy được sẽ theo sau, nhưng trường năng lượng đã nở hoa rồi. Nó có đó. Và về sau, khi hoa thực đã nở, họ ngạc nhiên thấy rằng ảnh chụp là tuyệt đối chính xác. Họ có thể so sánh hoa thực về sau.
Ngày nào đó này khác sẽ có khả năng chụp ảnh hạt mầm, và một bức ảnh sẽ không tới mà nhiều bức ảnh tới - về hạt mầm, về chồi, về nụ, về hoa, về cây, và việc cây đổ xuống, và việc biến mất của cây.
"Tarakam... sarvathavishayam akramam..." Bình thường chúng ta nhìn mọi thứ trong quá trình dần dần, trong nghiệp, trong quá trình dần dần - đứa trẻ trở thành thanh niên, thanh niên trở thành người già - dần dần, dường như cuốn phim được chiếu rất chậm trên màn ảnh. Đó là cách chúng ta nhìn nó. Nhưng tri thức tối thượng là toàn bộ và tuyệt đối. Trong một khoảnh khắc mọi thứ đều được hiển lộ.
Bình thường chúng ta đi cùng với một ngọn đuốc nhỏ trong bóng tối. Khi ngọn đuốc chỉ cho chúng ta một cây, các cây khác ẩn kín trong bóng tối. Khi ngọn đuốc di chuyển sang cây khác, cây đầu tiên đã chuyển vào trong bóng tối. Bạn có thể thấy chỉ một khoảnh nhỏ của con đường. Nhưng tri thức tối thượng đó là giống như tia chớp: đột nhiên bạn thấy toàn thể khu rừng, trong một cái nhìn.
Đây toàn là biểu tượng. Hmm?... đừng kéo dài và đừng căng những biểu tượng này ra quá nhiều. Chúng chỉ cho bạn những chỉ dẫn tinh tế về điều xảy ra. Thực ra nó không thể được nói.
Bây giờ, thời gian lịch biểu là chính trị, lịch sử, kinh tế, tiền bạc, đồ vật, thị trường, Phố Wall. Thời gian tâm lí là mơ, huyền thoại, thơ ca, tình yêu, nghệ thuật, trực giác, hội hoạ, điệu vũ, kịch. Thời gian thực là sự tồn tại, khoa học và tôn giáo.
Khoa học đang cố gắng xuyên thấu vào sự tồn tại qua cách tiếp cận đối thể; và tôn giáo cố gắng xuyên thấu cùng thực tại này qua cách tiếp cận chủ thể; và yoga là tổng hợp của cả hai.
Từ "khoa học" là hay; nó có nghĩa là "năng lực để thấy." Nó đích xác ngụ ý điều từ Ấn Độ darshan ngụ ý. Từ darshan không nên dịch là "triết học"; nó có thể được dịch chính xác hơn là "khoa học" - khả năng để thấy.
Khoa học cố gắng xuyên thấu vào điều tối thượng qua tính khách thể, từ bên ngoài. Tôn giáo cố gắng xuyên thấu và cùng điều tối thượng qua tính chủ thể. Và yoga là sự tổng hợp cao nhất; yoga là cả hai, khoa học và tôn giáo cùng nhau.
Yoga là siêu khoa học và siêu tôn giáo. Yoga không là Hindu giáo không là Mô ha mét giáo không là Ki tô giáo - nó là siêu tôn giáo. Và tất nhiên nó là siêu khoa học vì nó là khoa học về con người - nó là khoa học về bản thân nhà khoa học. Nó chạm tới điều tối thượng. Đó là lí do tại sao tôi gọi nó là alpha và omega, unio mystica, sự tổng hợp tối thượng.
0 Đánh giá