SỐNG THIỀN - Đức độ cũng là tội lỗi, đức độ cũng là bệnh tật

SỐNG THIỀN - Đức độ cũng là tội lỗi, đức độ cũng là bệnh tật

Price:

Read more



Hiền nhân này đã gọi đức độ là bệnh tật thứ năm. Tội lỗi là bệnh tật trên toàn thế giới, đức độ là bệnh tật chỉ ở Ấn Độ. Ngay cả đức độ cũng là tội lỗi, đức độ là bệnh tật, bởi vì cái cảm giác rằng “Mình đã làm điều tốt” tạo ra bản ngã tinh tế, và cảm giác này rằng “Mình có thể làm điều tốt,” tạo ra bản ngã như một người làm. Tại Ấn Độ người ta hiểu rằng trong thế giới này chẳng cái gì là tội lỗi ngoại trừ bản ngã. Đó là lí do tại sao bất kì cái gì tạo ra bản ngã cũng đều trở thành tội lỗi.
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc từ Ấn Độ. Nhiều khất sĩ Phật tử đã sang Trung Quốc - hàng nghìn và hàng nghìn khất sĩ. Hoàng đế Vũ đã chi hàng triệu bạc cho việc dịch kinh sách Phật giáo, ông ấy đã xây dựng hàng trăm chùa chiền. Thế rồi tin lan tới là Bồ đề đạt ma, con người của trí huệ tối thượng đã tới, cho nên Hoàng đế Vũ ra tận biên cương của vương quốc để nghênh đón ông ấy. Ngay sau nghêng đón, Hoàng đế Vũ hỏi Bồ đề đạt ma câu hỏi đầu tiên của mình: “Quả nhân đã xây dựng nhiều chùa chiền, nhiều nhà khách, chi tiêu hàng triệu hàng triệu bạc; quả nhân đã cho dịch kinh sách Phật giáo và nuôi dưỡng hàng nghìn khất sĩ mỗi ngày. Quả nhân sẽ được thưởng gì về tất cả những việc làm đức độ này?”
Bồ đề đạt ma đáp, “Ông sẽ xuống địa ngục, thẳng xuống địa ngục.”
Vũ hỏi ông ấy, “Ông nói gì vậy? Địa ngục sao? Ông đùa à?”
Không khất sĩ nào đã dám nói điều này, trong thực tế mọi khất sĩ đều đã nói rằng nhà vua là con người vĩ đại và đức độ. Họ phải đều là kẻ ăn xin, không phải khất sĩ. Bằng việc nói với nhà vua, “Bệ hạ là người vĩ đại và đức độ,” những kẻ ăn xin này có thể xoay xở kiếm được phương tiện sinh sống từ nhà vua.
Họ tất cả đều nói, “Bệ hạ là người vĩ đại và đức độ; không ai đã từng làm việc từ thiện nhiều thế. Biển tên của bệ hạ sẽ được khắc bằng chữ vàng trên thiên đình, cung điện của bệ hạ đã được chuẩn bị bên cạnh chính Thượng đế....”
Bồ đề đạt ma nói, “Ông sẽ đi thẳng xuống địa ngục.”
Phát biểu của Bồ đề đạt ma đã không hấp dẫn Vũ. Điều đó sẽ không hấp dẫn cho bất kì người đức độ nào, rằng đức độ cũng là tội lỗi.
Vũ nói, “Quả nhân không thể chấp nhận được lời của ông.”
Bồ đề đạt ma nói, “Thế thì ta từ chối vào vương quốc tội lỗi của ông, ta quay về. Ta sẽ ở ngoài vương quốc của ông. Cái ngày ông biết rằng đức độ cũng là tội lỗi, ta sẽ vào.”
Bằng cách nào đó điều này tất cả đã bị bỏ qua và quên mất. Vũ trở thành chống đối Bồ đề đạt ma, và các sư khác cũng quay sang chống lại ông ấy... họ đã phó thác hi vọng của mình vào ông ấy, rằng việc tới của ông ấy sẽ mở rộng công việc. Hoàng đế đã sẵn lòng, nhưng Bồ đề đạt ma làm hỏng mọi sự.
Sau mười năm Vũ đã trên giường chết, và khi nỗi sợ bắt giữ ông ấy thì ông ấy nhớ tới Bồ đề đạt ma. Ông ấy có thể thấy rằng mặc cho biết bao nhiêu việc làm đức độ mà cái chết với ông ấy cũng là một như cái chết của kẻ tội lỗi, ông ấy già yếu hom hem trong tuổi già như bất kì kẻ tội nhân nào cũng vậy. Sau khi làm bao nhiêu việc làm đức độ vẫn chẳng có an bình vào lúc chết, cho nên làm sao ông ấy lại có thể an bình được sau cái chết? Tâm trí hoàng đế rất bối rối.
Ông ấy cho mời Bồ đề đạt ma đến: “Mời ông ấy lại, ta đã phí hoài mười năm. Hôm nay ta cũng cảm thấy rằng ta đang đi thẳng xuống địa ngục.”
Nhưng Bồ đề đạt ma cũng đã chết. Tuy nhiên ông ấy có một thông điệp được viết trên nấm mồ mình, biết rằng “Nếu không phải hôm nay, ngày mai, hay vào thời điểm chết, Hoàng đế Vũ sẽ nhớ tới ta.” Bởi vì tự lừa dối mình thì dễ trong khi người ta còn sống, khi người ta còn đang vui vẻ phấn chấn và dưới tác động của ảo tưởng của cái gọi là cuộc sống. Người ta hiểu ra tình huống thực chỉ khi cái chết tiến tới.
Bồ đề đạt ma đã nói, “Vũ sẽ nhớ tới ta vào lúc chết của ông ấy. Cho nên đây là thông điệp của ta cho hoàng đế, ghi điều đó lên nấm mộ của ta: ‘Ông đã làm việc thiện cả đời mình. Nếu ông có thể buông bỏ những việc thiện đó ngay từ bây giờ, vào lúc chết, cánh cửa của thiên đình là rất gần.’” Vứt bỏ gắn bó của bạn với việc mang tính đức độ. Bạn đã vứt vỏ nhiều thứ để được đức độ, bây giờ vứt bỏ ngay cả cái đức độ đó.
Điều đó là rất khó. Rất dễ vứt bỏ dây xích sắt, nhưng rất khó vứt bỏ dây xích vàng, chúng có vẻ giống như đồ trang sức. Và đức độ! - cái gì còn vàng son hơn đức độ đây? Nó là vàng ròng, người ta không dám vứt nó đi. Nhưng ai đó người nhận ra rằng dây xích vẫn cứ là dây xích thì thấy chẳng có gì phân biệt giữa xích sắt và xích vàng cả. Các bức tường nhà tù có thể được trang hoàng như tường lâu đài, điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Bản ngã là nhà tù, do đó hiền nhân này đã nói về năm bệnh tật.
Chừng nào người ta còn chưa biết tới đặc trưng của năm bệnh tật này, chừng nào người ta còn chưa đi vào trong bản chất của năm bệnh tật này, người ta không thể nào thoát khỏi được chúng. Trong thực tế không có cách nào để gạt bỏ đi bất kì cái gì ngoại trừ bằng việc biết nó. Việc biết một mình nó là tự do, việc biết một mình nó là giải thoát. Ngay khi chúng ta biết một điều trong tính toàn bộ của nó, chúng ta trở nên tự do với nó.
Dốt nát là tù túng, không hiểu biết là tù túng. Tự do xảy ra với hiểu biết. Giận dữ chiếm hữu chúng ta trong khi chúng ta không biết nó. Ngày chúng ta biết giận dữ của mình, ngày chúng ta đi vào trong các tầng của nó, ngày chúng ta thấy giận dữ trong sự trần trụi của nó, chúng ta được tự do khỏi giận dữ.
Sau việc biết thì chẳng cái gì còn cần được làm về tự do nữa: cố hiểu trí huệ sâu sắc này của các nhà tiên tri phương Đông. Không phải là trước hết bạn cần biết giận dữ là gì và thế rồi bạn phải làm điều gì đó để vứt bỏ giận dữ - không. Khái niệm phương Đông là ở chỗ việc biết là tự do, chẳng cái gì cần được làm bên ngoài việc biết. Nếu việc làm là cần thậm chí sau việc biết, điều đó nghĩa là việc biết vẫn còn chưa đầy đủ.
Các bệnh tật tâm lí không đòi hỏi trước hết phải chẩn đoán rồi mới chữa. Bản thân chẩn đoán chúng là việc chữa rồi. Tại sao? Bởi vì các bệnh tâm lí là do dốt nát, chúng không có nguyên nhân khác.
Chẳng hạn, trời tối và trong bóng tối này có rắn và bọ cạp. Thế rồi bạn thắp đèn lên. Bây giờ hai bước phải xuất hiện. Tất cả rắn và bọ cạp bây giờ sẽ trở thành thấy được, mặc dầu chúng sẽ chưa biến mất bởi vì chúng không chỉ là tác động của bóng tối, bóng tối chỉ là nguyên nhân của việc không thấy được chúng. Nhưng bây giờ trời không tối và rắn là thấy được. Tuy nhiên không ai có thể nói rằng rắn đã biến mất chỉ bởi vì đèn đã được thắp sáng; bước tiếp là ở chỗ rắn và bọ cạp phải bị loại bỏ. Cho nên một mình việc hiểu chưa đủ, cái gì đó thêm nữa cần được làm, một bước nữa cần tham dự vào.
Nhưng một điều nữa đang xảy ra bên cạnh: khi đèn được thắp sáng, bạn có loại bỏ bóng tối đi không? Bạn có bao giờ tự hỏi: Được rồi, đèn đã thắp sáng, nhưng bây giờ làm sao tôi loại bỏ đi bóng tối được? Không, nguyên nhân của bóng tối là việc thiếu vắng ánh sáng.
Đau ốm thể chất yêu cầu cả chẩn đoán và chữa chạy. Nhưng với các bệnh tật của tâm thức thì bản thân chẩn đoán là việc chữa chạy... ngọn đèn được thắp sáng và bóng tối ra đi. Bệnh tật của tâm thức cũng giống thế này.
Hiền nhân này nói:
Khi linh hồn được hiện thân bị đồng nhất
với bản chất của năm nút này,
thì nó không thể tự do khỏi chúng
mà không tự hiểu mình.
Chúng ta làm gì? Chúng ta trở nên bị đồng nhất với chúng và chúng ta thu được các thuộc tính của chúng. Làm những hành động đức độ chúng ta trở thành đức độ, thường xuyên làm những hành vi thiện chúng ta trở thành thiện, thực hiện những hành vi ác chúng ta trở thành tội nhân - bất kì điều gì chúng ta làm, chúng ta đều trở thành một với nó. Sự đồng nhất này bản thân nó là dốt nát của bạn. Nếu bạn muốn biết, cần phải đứng ra từ một khoảng cách. Một chút ít khoảng cách, một chút ít lỗ hổng là cần để biết. Trong thực tế chúng ta chỉ có thể biết cái mà chúng ta thấy từ một khoảng cách, bằng không thì chúng ta không thể biết được. Bất kì điều gì chúng ta muốn biết, trước hết phải được đặt trước mắt chúng ta để quan sát.
Nếu bạn muốn biết giận dữ, điều đó là không thể biết được khi bạn bị đồng nhất với giận dữ. Giận dữ chỉ có thể được biết sau khi tách bạch giận dữ ra khỏi bản thân người ta, bằng việc vượt ra ngoài giận dữ để nhìn vào nó một cách trung lập, như chúng ta làm với một vật... giống như nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của mình quan sát một sự vật từ một khoảng cách.
Thiền là khoa học của việc đặt bản thân người ta ra một khoảng cách. Việc nhìn vào bệnh tật tâm trí của riêng mình từ một khoảng cách, và đi hoàn toàn vào trong những cái nút này, trở thành sự giải thoát.
Vì năm nỗi ưu phiền này linh hồn giống như bệnh tật tinh vi,
nên linh hồn được biết tới như ling sharir,
sự đồng nhất thân thể.
Đây là nút trong tim.
Đó là bệnh tật cơ bản của trái tim. Bệnh này thực tế là bệnh nơi chúng ta bị mắc kẹt. Năm bệnh này cùng nhau tạo ra một bệnh, và bệnh đó là sự đồng nhất - chúng ta trở thành một với điều chúng ta làm. Ăn cắp, chúng ta trở thành kẻ cắp; thiền, chúng ta trở thành con người tâm linh; chúng ta trở thành một với điều chúng ta làm, chúng ta không thể vẫn còn tách rời khỏi nó.
Nếu chúng ta hiểu điều này đúng, đây là ý nghĩa của tính chất sannyas: trong khi chúng ta đang làm bất kì cái gì chúng ta không trở thành người làm, chúng ta chỉ vẫn còn là người quan sát. Ý nghĩa cơ sở của tính chất sannyas là ở chỗ chúng ta thực hiện các hành động, nhưng chúng ta lại không trở nên bị dính líu với chúng nhiều hơn là một diễn viên. Chúng ta có thể đóng một vai trong vở kịch sân khấu, nhưng ngay khi chúng ta rời sân khấu, chúng ta bỏ vai diễn mình vừa đóng. Diễn viên bỏ lại vai diễn của mình đằng sau. Khi người đó nằm trên giường người đó không tự hỏi về điều gì có thể xảy ra bây giờ cho quí bà chính đã gặp rắc rối trong vở kịch. Nhưng đôi khi những ảo tưởng như vậy vẫn xảy ra.
Tôi đã nghe nói rằng có lần rắc rối xảy ra trong vở kịch về câu chuyện cuộc sống của thần Rama.
Diễn viên đóng vai Ravana, một tá điền, đã đóng vai đó hàng năm và cô gái đóng vai Sita, vợ Rama, cũng đã đóng vai của mình trong nhiều năm. Mọi năm anh ta đều đóng vai Ravana, bắt cóc Sita và giam giữ cô ta trong khu Vườn Ashoka của mình - cùng trò chơi tinh nghịch mọi năm. Nhưng chàng diễn viên này lại đâm ra yêu cô gái kia.
Vở kịch Ramaleela đã xảy ra lần nữa. Khi tới phần buổi lễ mà trong đó Sita sẽ chọn chồng, Ravana cũng tới như một người cầu hôn có thể trong buổi lễ. Thế rồi các sứ giả tới với tin tức rằng lửa đã bùng ra ở Lanka, kinh đô vàng của Ravana. Nhưng Ravana đáp lại, một cách bất ngờ, “Mặc xác đám cháy đấy! Lần này, ta sẽ không đi đâu nếu không cưới nàng.” Anh ta cầm lấy cái cung của Thần Shiva vẫn được dành cho việc thử để tìm ra người cầu hôn đúng và bẻ nó vụn thành từng mảnh.
Janak, bố của Sita, lâm vào tình thế khó khăn; điều này không có trong vở kịch, nó là một vấn đề bất ngờ. Công chúng cũng bị ngơ ngác - điều gì đang diễn ra vậy? Điều gì sẽ xảy ra bây giờ? - Sita có lấy Ravana không? Nhưng Janak là một người lão luyện và có kinh nghiệm. Anh ta đã đóng vai của mình trong nhiều, nhiều năm cho nên anh ta có thể ứng khẩu luôn. Anh ta gọi những người hầu tới và quát lên , “Sao chúng mày lại để cung và tên đồ chơi cho trẻ con ở đây? Hãy đem cái cung thật của Thần Shiva lại đây.” Màn hạ xuống, và diễn viên khác được đem vào để đóng vai Ravana... bởi vì diễn viên ban đầu vẫn còn la hét rằng anh ta sẽ không đi nếu không cưới Sita.
Bây giờ anh chàng đáng thương đóng vai Ravana này phải không ngủ ngon được ban đêm. Với anh ta chuyện diễn không còn là vấn đề đóng kịch nữa, nó đã trở thành cái gì đó rất thật!
Tính chất sannyas nghĩa là buông bỏ sự đồng nhất tinh tế này với thân thể. Nó có nghĩa là trạng thái mà bạn đã tạo ra bằng việc đồng nhất bản thân mình với những bệnh này, như bạn dường như là vậy, sự đồng nhất thân thể đó phải ra đi.
Cái chiếu sáng tại đó khi tâm thức
là kshetragya, người biết.
Người biết, nhãn quan người biết, cảm nhận nó tất cả ở bên trong sự đồng nhất thân thể này. Nhưng chúng ta không nhận biết về nó chút nào; người biết này bị lạc trong số tất cả những cái chúng ta biết. Phát hiện ra người biết đó là khoa học của tôn giáo.
Câu hỏi này đã được hỏi: Ai là sakshi, nhân chứng? Ai là kootastha, người ngụ ở chỗ sâu nhất? Ai là antaryami, người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác?
Ba người này là các chiều của linh hồn trong ba hoàn cảnh khác nhau. Điều đó giống thế này: bạn là bố trong quan hệ với con bạn, là chồng trong quan hệ với vợ bạn, là con trong quan hệ với bố bạn. Giữa các bạn bè thì bạn không nằm trong những quan hệ này. Trong văn phòng bạn thậm chí không là bạn, nhưng mặc cho tất cả những điều này bạn là một và cùng một người.
Sakshi, kootastha và antaryami là tên của các chiều hướng trạng thái khác nhau của linh hồn. Tất cả ba đều không là gì khác ngoài linh hồn, nhưng ba từ này được dùng trong ba hoàn cảnh khác nhau. Cố hiểu các hoàn cảnh.
Người biết việc sinh
và sự tan biến của người biết, việc biết
và đối tượng của việc biết,
thì là bản thân mình không có sinh hay tan biến,
sự tự toả sáng này được gọi là sakshi, nhân chứng.
Nếu bạn đi vào trong bản thân mình, bất kì cái gì bạn đi tới biết, bạn cũng không thể là cái đó. Nhớ lời kinh này: bất kì điều gì bạn có thể biết, bạn không thể là cái đó, bởi vì bạn bao giờ cũng là người biết. Cho nên điều đó nghĩa là bất kì điều gì bạn biết, bạn đều đứng đằng sau hiểu biết đó, bằng không bạn sẽ không biết nó. Bất kì điều gì có thể được biết, bạn đều không thể là cái đó. Nguyên lí cơ bản, nền tảng, mật chú hạt mầm của sadhana yoga, công phu thiền, là: bạn không thể là cái bạn biết.
Bạn có thể biết khi bạn nhắm mắt rằng thân thể vật lí của mình tồn tại quanh mình. Bạn có thể biết, bạn có thể cảm thấy cái đau của gai mắc vào chân bạn; bạn có thể biết nhịp tim mình đập - bạn có thể biết tim mình đang đập nhanh khi bạn lo âu, bạn có thể cũng biết nhịp tim chậm đi khi bạn an bình. Cho nên người biết là khác với nhịp tim, khác với cái đau ở chân, khác với hình dạng của thân thể này, bởi vì nhị nguyên là cần thiết để biết.
Nhị nguyên là điều tiên quyết cho việc biết, lỗ hổng là cần để biết. Việc biết xảy ra bởi vì lỗ hổng đó, bằng không thì không có việc biết. Đó là lí do tại sao khi bạn nhìn vào bóng mình trong gương, bạn phải giữ một khoảng cách nào đó. Nếu bạn tới rất gần và bạn đặt đầu mình vào gương, sẽ khó thấy bóng mình trong gương. Bạn có thể thấy một chút ít bởi vì vẫn còn lỗ hổng, nhưng bạn càng thu nhỏ khoảng cách, lỗ hổng, càng khó thấy được cái gì. Nếu không có lỗ hổng nào giữa bạn và gương, bạn sẽ không thể nào thấy được cái gì cả. Khoảng cách nào đó là cần cho việc biết, hay thấy.
Hiền nhân này nói: Tất cả những cái được sinh ra, được tạo ra và bị phá huỷ, tất cả những điều này được biết bởi người ngụ bên trong.
Trong đêm, khi giấc ngủ bắt đầu hạ xuống, bạn sẽ biết nó đang hạ xuống. Một điều là chắc chắn: bạn không phải là giấc ngủ, bằng không thì ai biết nó? Người mà giấc ngủ đang hạ xuống phải tách rời khỏi nó.
Vào buổi sáng bạn ngồi cạnh cửa, mặt trời đã lên, ánh nắng lan trải; bạn biết mặt trời đang chói sáng. Thế rồi mặt trời lên trên bầu trời và hơi nóng tăng lên, thế rồi mặt trời ở trên đầu bạn, trưa rồi. Bạn không phải là buổi trưa, không là buổi sáng. Thế rồi đến tối mặt trời lặn, bóng tối buông xuống; bạn nhận biết về bóng tối buông xuống, điều có nghĩa là bạn không phải là bóng tối.
Buổi sáng xảy ra, buổi trưa xảy ra, thế rồi buổi tối tới; bạn biết mặt trời lên, khi nó ở trên đỉnh, và mặt trời lặn. Bạn không thể là một với mặt trời được, bạn là tách rời với nó. Tương tự, bất kì cái gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều được biết tới bởi một người ngụ bên trong. Và điều thú vị là ở chỗ bạn không bao giờ có thể bắt giữ được người biết này.
Cố hiểu.... Bạn có vết đau ở chân. Bạn biết rằng có cái đau ở chân mình, cho nên người biết đã trở nên tách rời với cái đau ở chân. Bây giờ bạn cũng có thể biết rằng bạn biết cái đau ở chân. Bây giờ bạn đã đi ra đằng sau việc biết này. Cố hiểu điều đó cho đúng: bạn có chỗ đau ở chân, bạn biết cái đau trong chân, do đó việc biết của bạn là tách rời với cái đau ở chân bạn. Nhưng bạn cũng biết rằng bạn biết cái đau ở chân. Thế thì việc biết thứ hai này đã đi ra đằng sau việc biết thứ nhất.
Bạn có thể biết ngay cả việc biết này, cái sẽ là việc biết thứ ba. Và thế thì ngay cả việc biết này cũng có thể được biết - điều đó sẽ là việc biết thứ tư. Một điều là chắc chắn, rằng bất kì cái gì bạn biết, bạn có thể đi lùi lại từ đó; bạn sẽ không bao giờ bị bắt trong bất kì việc biết nào, bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn là người biết, không phải là cái biết được. Người biết tối thượng này, cái ta chứng kiến tối thượng này đằng sau mọi việc biết, chính là điều bí ẩn. Nó rất bí ẩn.
Có lẽ đây là bí ẩn sâu sắc nhất trong cuộc sống, rằng chúng ta không thể thu bản thân mình thành một vật, cái được quan sát, bằng bất kì phương tiện nào; chúng ta bao giờ cũng vẫn còn là người biết, người quan sát. Đó là lí do tại sao một người như Mahavira, một người đã tìm kiếm sâu về cái ta chứng kiến tối thượng, đã nói rằng thật vô nghĩa mà nói rằng vẫn còn người biết trong trạng thái tối thượng của bản thể, chỉ việc biết là tồn tại ở đó. Bởi vì cho dù chúng ta có duy trì ở đó một người biết, người biết mọi việc, chúng ta lại đi tới biết người biết đó, chúng ta đã lùi xa đằng sau nó. Chúng ta chỉ nên nói rằng đơn giản chỉ có việc biết. Cho nên Mahavira đã gọi trạng thái tối thượng này là keval gyan, chỉ việc biết; thậm chí không người biết, không cái được biết, chỉ việc biết - việc biết thuần tuý. Và việc biết thuần tuý này cứ lùi xa mãi đằng sau mỗi việc biết.
Người biết bí ẩn này, người kinh nghiệm bí ẩn này, đã được gọi là sakshi, cái ta chứng kiến. Cái ta là nhân chứng, bởi vì người biết, cái biết và việc biết, tất cả ba đều được sinh ra từ nó và tan biến vào trong nó, nhưng nhân chứng bao giờ cũng còn lại đứng ngoài.
Trong tiếng Anh có một từ, một từ rất quí, ‘ecstasy’ (trạng thái mê li), giúp cho người ta hiểu khái niệm về cái ta chứng kiến. Ecstasy tại gốc của nó nghĩa là, 'đứng ra ngoài'. Ecstasy nghĩa là, ở ngoài đó. Dù bạn có cố gắng theo bất kì cách nào, cũng không có cách cho bạn ở bên trong kinh nghiệm này; bạn bao giờ cũng ở ngoài cái có thể được kinh nghiệm. Bất kì khi nào bạn đứng, bạn đều 'đứng ngoài'.
Đó là lí do tại sao các nhà huyền môn phương Tây dùng từ ‘ecstasy’ cho samadhi, việc thức tỉnh tối thượng. Ecstasy nghĩa là cái ta chứng kiến. Ecstasy không nói tới samadhi, nó nói tới việc chứng kiến. Bạn có làm cái gì cũng chẳng thành vấn đề, bạn cố gắng bao nhiêu, cũng không có cách nào bạn có thể làm cho cái ta chứng kiến khác hơn bản thân nó, nó vẫn còn là nhân chứng.
Đây là một định nghĩa tình huống của linh hồn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post