SỐNG THIỀN - Người không tin cậy vào năng lượng sống của riêng mình thì không thể tin cậy vào ai được

SỐNG THIỀN - Người không tin cậy vào năng lượng sống của riêng mình thì không thể tin cậy vào ai được

Price:

Read more



Đạo vượt ra ngoài ngôn ngữ, vì trong nó không có hôm qua, không có ngày mai, không có hôm nay.
Con người bị lạc bởi vì lời, vì kí hiệu, vì ngôn ngữ. Bạn không lạc trong thực tại, bạn lạc trong mơ ngôn ngữ - bởi vì thực tại này bao giờ cũng có đó ngay trước bạn, nhưng bạn không phải bao giờ cũng ở đó ngay trước thực tại. Bạn ở đâu đó khác, bao giờ cũng ở đâu đó khác, bởi vì bạn là tâm trí và tâm trí có nghĩa là cái gì đó đi lạc lối.
Tâm trí có nghĩa là bây giờ bạn không nhìn vào cái đang hiện hữu, bạn đang nghĩ về nó. Cái ‘về’ là vấn đề, cái ‘về’ là cách thức bỏ lỡ thực tại. Triết lí là cách bỏ lỡ thực tại. Khoảnh khắc bạn nghĩ về nó, cái đích sẽ không bao giờ được đạt tới.
Suy nghĩ là gì? Nó là việc thay thế. Nếu bạn biết yêu, bạn chẳng bao giờ nghĩ về nó cả. Không cần nghĩ về nó. Nếu bạn không biết yêu, bạn nghĩ về nó - thực sự, bạn không nghĩ về bất kì điều gì khác. Làm sao bạn có thể biết yêu qua suy nghĩ? - bởi vì nó là kinh nghiệm tồn tại. Nó không phải là lí thuyết, nó không phải là nghiên cứu. Để biết nó, bạn phải là nó.
Tại sao tâm trí nghĩ về mọi vật mà không được kinh nghiệm? - bởi vì đây là việc thay thế; toàn bộ bản thể cảm thấy cần, cho nên phải làm gì? Chỉ nghĩ về nó bạn cảm thấy chút ít dễ dàng, dường như cái gì đó đang xảy ra, dường như bạn đang kinh nghiệm. Nó xảy ra trong mơ, nó xảy ra trong khi bạn thức - bởi vì tâm trí vẫn còn như cũ dù bạn ngủ hay thức.
Mọi mơ đều là cái thay thế và mọi suy nghĩ cũng vậy, bởi vì suy nghĩ là mơ trong khi thức, mơ là suy nghĩ trong khi ngủ. Chúng không khác nhau về chất, chúng là cùng một tiến trình. Nếu bạn có thể hiểu mơ, bạn sẽ có khả năng hiểu suy nghĩ.
Mơ là nguyên thuỷ hơn, do đó đơn giản hơn. Suy nghĩ là phức tạp hơn, tiến hoá hơn, do đó khó hiểu thấu hơn. Và bất kì khi nào bạn muốn hiểu thấu một vật, thì tốt hơn cả là hiểu thấu từ dạng đơn giản nhất của nó.
Nếu bạn không ăn ngày hôm trước, trong đêm bạn sẽ có mơ về thức ăn: bạn được vua mời tiệc, bạn ăn những thức ăn ngon. Nếu bạn thèm khát dục, bạn sẽ có mơ dục. Nếu bạn thèm khát quyền lực hay danh vọng, bạn sẽ có mơ thay thế cho nó: rằng bạn đã trở thành một Alexander hay một Napoleon hay một Hitler, bạn chi phối toàn thế giới.
Mơ bao giờ cũng về cái đang thiếu trong khi bạn thức; cái mà bạn đã bỏ lỡ trong ngày, nó tới trong mơ. Nếu bạn không bỏ lỡ điều gì trong ngày, mơ sẽ biến mất. Người hoàn toàn bằng lòng sẽ không mơ. Đó là lí do tại sao chư phật không bao giờ mơ. Họ không thể mơ cho dù họ muốn, bởi vì mọi thứ đều hoàn chỉnh và kết thúc, chẳng còn lại gì treo trên tâm trí.
Mơ lửng lơ: cái gì đó không hoàn chỉnh cứ cố để là hoàn chỉnh. Và ham muốn là để cho bạn không bao giờ có thể hoàn chỉnh chúng. Chúng cứ lớn lên và trở thành to hơn, to hơn nữa. Bất kì điều gì bạn làm, bao giờ cũng thiếu một cái gì đó. Ai sẽ hoàn thành lỗ hổng đó? Mơ sẽ hoàn thành lỗ hổng đó.
Bạn nhịn ăn, lỗ hổng đó được tạo ra trong bạn. Thật là không thoải mái mà mang lỗ hổng đó, cho nên trong đêm, trong mơ, bạn ăn. Tâm trí đã lừa dối bạn, việc ăn này không phải là thực. Nó không thể nào trở thành máu trong bạn được; bạn không thể lĩnh hội mơ, bạn không thể sống trên nó. Cho nên cái gì sắp phải làm? Một điều: nó có thể trợ giúp cho giấc ngủ ngon, nó là thứ hỗ trợ cho việc ngủ.
Nếu không có mơ và bạn còn những ham muốn chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ tuyệt đối không thể nào ngủ được, nhiều lần giấc ngủ sẽ bị phá vỡ. Bạn đói, làm sao bạn có thể ngủ được? Nhưng mơ cho bạn một giải pháp giả: rằng bạn đã ăn, ăn thức ăn ngon, bây giờ thì đi ngủ.
Và bạn tin vào nó, bởi vì không có cách nào để biết liệu điều này là đúng hay sai. Và bạn ngủ say thế, vô ý thức thế, làm sao bạn có thể biết liệu nó là đúng hay sai? Bởi vì chân lí về mọi thứ, có thể được biết tới chỉ qua nhận biết, còn bạn lại không nhận biết. Và thế rồi, hơn nữa, mơ lại đẹp, nó hoàn thành một nhu cầu sâu sắc. Cho nên tại sao lại bận tâm về nó? Tại sao cố tìm ra liệu nó đúng hay không?
Bất kì khi nào bạn hạnh phúc, bạn chẳng bao giờ tìm ra liệu điều này là đúng hay không. Bạn thích nó là đúng, đấy là hoàn thành ước muốn. Và thật nguy hiểm mà cố gắng nghĩ về nó - nó có thể chứng tỏ là không đúng, thế thì làm gì? Cho nên tốt hơn cả là không mở mắt ra. Mơ đẹp, giấc ngủ ngon. Tại sao không nghỉ ngơi?
Trong đêm nếu bạn cảm thấy thôi thúc phải đi ra nhà vệ sinh, ngay lập tức có mơ: bạn đang trong nhà vệ sinh. Đây là cách mơ bảo vệ giấc ngủ, nếu không bạn sẽ phải đi ra nhà vệ sinh. Bụng đầy nước và nó trở thành khó chịu; bạn sẽ phải đi ra nhà vệ sinh.
Nhưng mơ bảo vệ, mơ nói, “Đây, đây là nhà vệ sinh, mình đã xả ra rồi. Bây giờ ngủ tiếp.” Bụng vẫn còn đầy, sự không thoải mái vẫn còn đầy, nhưng mơ đem cho lớp phủ thoải mái, nó làm cho việc dung thứ dễ hơn. Trong thực tế, tình huống vẫn còn như cũ, nhưng mơ cho bạn ảo tưởng sai rằng thực tại đã thay đổi.
Cho nên ý nghĩa sâu sắc của việc mơ là gì? Ý nghĩa sâu sắc là ở chỗ, thực tại như vậy thì khắc nghiệt thế, bạn không thể nào dung thứ nó được. Thực tại là như vậy, trần trụi, là quá nhiều, bạn không sẵn sàng chịu đựng nó. Mơ lấp vào lỗ hổng này; nó cho bạn một thực tại mà bạn có thể dung thứ được. Thực tại được tâm trí trao cho bạn theo cách bạn có thể điều chỉnh nó.
Bạn càng trưởng thành hơn, mơ càng ít đi, bởi vì sẽ không có vấn đề được điều chỉnh. Bạn càng trưởng thành hơn, mơ càng ít đi. Nếu bạn trưởng thành hoàn chỉnh trong nhận biết, mơ dừng lại, bởi vì nhận biết hoàn hảo, bạn không muốn thay đổi thực tại. Bạn đơn giản trở thành một với nó. Bạn không tranh đấu với nó, bởi vì nhận biết hoàn hảo, bạn đi tới nhận ra rằng cái thực không thể thay đổi được. Tất cả những điều có thể được thay đổi là thái độ của bạn, tâm trí bạn - cái thực sẽ vẫn còn như cũ.
Bạn không thể thay đổi thực tại, bạn chỉ có thể thay đổi tiến trình sai của tâm trí. Thông thường chúng ta đang cố gắng thay đổi thực tại để cho thực tại điều chỉnh theo chúng ta. Người tôn giáo là người đã vứt bỏ nỗ lực ngu xuẩn đó. Bây giờ người ấy không cố gắng thay đổi thực tại cho khớp với mình nữa bởi vì điều đó là vô nghĩa. Cái toàn thể không thể khớp với cái bộ phận, và cái toàn thể không thể tuân theo cái bộ phận theo bất kì cách nào; cái bộ phận phải tuân theo cái toàn thể.
Tay tôi phải tuân theo thân thể hữu cơ của tôi, toàn bộ thân thể tôi; thân thể tôi không thể tuân theo cái tay, điều đó là không thể được. Bộ phận là vụn vặt, nguyên tử. Bạn là ai trước thực tại bao la này? Bạn định điều chỉnh thực tại này thế nào theo bạn?
Đây là bản ngã, cái nói, “Cứ cố gắng vào - ngày này hay ngày khác thực tại sẽ phải điều chỉnh theo ta.” Thế thì bạn trở nên bị nặng gánh với lo âu, bởi vì điều này không chắc xảy ra. Điều này không thể nào xảy ra được trong chính bản chất của mọi sự vật: một giọt nước cố gắng thay đổi đại dương, một giọt nước cố gắng ảnh hưởng tới đại dương theo ý tưởng của mình!
Tâm trí của bạn là gì? Thậm chí không bằng lấy một giọt trong đại dương bao la này! Và bạn đang cố gắng cái gì? - bạn đang cố gắng làm cho thực tại tuân theo bạn. Chân lí phải trở thành cái bóng của bạn. Đây là ngu xuẩn của mọi phàm nhân, tất cả những ai nghĩ mình là người duy vật.
Thế thì người tôn giáo là gì, tâm trí tôn giáo là gì? Người tôn giáo là người đi tới hiểu ra rằng điều này hoàn toàn không thể được, bạn đang đụng phải bức tường không thể được. Cánh cửa không thể có ở đó được - bạn sẽ chỉ bị thương, bạn sẽ chỉ phiền não, bạn sẽ chỉ cảm thấy thất vọng, bạn sẽ chỉ trở nên thất bại. Chẳng cái gì khác là có thể cả. Điều đó xảy ra cho mọi bản ngã ở chỗ chung cuộc. Bản ngã đau khổ, bản ngã bao giờ cũng bị đóng đinh - bị đóng đinh bởi vì cái ngu xuẩn của riêng nó.
Khi hiểu biết bừng lên, khi bạn có thể nhìn và thấy sự kiện rằng bạn chỉ là một bộ phận, một phần nhỏ bé vô hạn của vũ trụ bao la vô hạn, bạn đơn giản không cố gắng ngu xuẩn nữa. Bạn chấm dứt việc làm ngu xuẩn xung quanh. Hơn nữa, ngược lại, bạn bắt đầu cuộc hành trình mới: bạn cố gắng điều chỉnh bản thân mình theo thực tại. Khi bạn bắt đầu cố gắng điều chỉnh bản thân mình theo thực tại, việc mơ dừng lại dần dần - bởi vì điều này là có thể được, đây là khả năng duy nhất có thể xảy ra, và nó xảy ra. Khi nó xảy ra, việc mơ dừng lại.
Khi bạn cố gắng thay đổi thực tại theo bạn, bạn sẽ trở thành nhà tư tưởng, bởi vì bạn sẽ phải phát minh ra các phương tiện và cách thức, mưu mẹo, để buộc thực tại điều chỉnh theo bạn. Bạn có thể trở thành nhà khoa học lớn, bạn có thể trở thành nhà toán học lớn, triết gia lớn, nhưng bạn sẽ trong lo âu và phiền não.
Bạn sẽ không trở thành một Meera nhẩy múa hay vị Phật im lặng hay một Tăng Xán cực lạc, không, bởi vì toàn bộ cách tiếp cận của họ là đối lập hẳn lại. Họ điều chỉnh theo vũ trụ, họ trở thành một với nó, họ tuôn chảy với nó, họ trở thành chỉ là cái bóng trong nó. Họ không tranh đấu, họ không có bất kì xung đột hay biện luận nào với sự tồn tại. Họ đơn giản nói có với tất cả những cái đang hiện hữu. Họ không phải là người nói-không, họ là người nói-có.
Đó là ý nghĩa của việc mang tính tôn giáo: là người nói-có. Vấn đề không phải là liệu bạn có tin vào Thượng đế hay không. Phật chưa bao giờ tin vào bất kì Thượng đế nào, nhưng ông ấy là người tôn giáo bởi vì ông ấy là người nói-có. Bạn nói có với ai, không thành vấn đề: bạn nói có - điều đó làm thay đổi toàn bộ vấn đề.
Dù bạn nói điều đó với một thượng đế có bốn đầu hay bốn trăm đầu, có hai tay hay một nghìn tay, dù bạn nói điều đó với thượng đế của người Hindu, người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo, dù bạn nói điều đó với tự nhiên hay với định mệnh, số mệnh, cũng chẳng khác biệt gì. Bạn nêu điều đó với ai, đấy không phải là vấn đề. Nếu bạn nói có, cái có toàn bộ về phần bạn, bạn trở thành mang tính tôn giáo.
Nếu bạn nói không, điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục vật lộn. Bạn sẽ tranh đấu với dòng chảy, bạn sẽ đi ngược dòng. Bạn nghĩ rằng bạn khôn ngoan hơn Đạo, bạn nghĩ bạn lớn lao hơn sự tồn tại. Thế thì tất nhiên, một cách tự nhiên, hiển nhiên, bạn sẽ thất vọng bởi vì đấy không phải là cảnh ngộ.
Khoảnh khắc bạn nói có, cuộc sống của bạn bắt đầu nở hoa theo chiều hướng mới. Chiều hướng của cái có là chiều hướng của tôn giáo. Chiều hướng của cái không là chiều hướng của chính trị, khoa học và mọi thứ khác.
Nhà huyền môn là người tuôn chảy với dòng sông, người ấy không thúc đẩy nó. Người ấy thậm chí còn không bơi trong nó, bởi vì bơi cũng là tranh đấu - người ấy đơn giản nổi. Người ấy không có mục tiêu để đạt tới, bởi vì làm sao bạn có thể xác định được mục tiêu? Bạn là ai? Làm sao bạn có thể ấn định mục tiêu?
Khi bạn buông bỏ trong dòng sông, dòng sông di chuyển; bạn di chuyển theo nó. Mục tiêu của dòng sông là mục tiêu của bạn. Bạn thậm chí không bận tâm nó ở đâu nữa - bất kì nó ở đâu. Bạn đã biết được một bí mật lớn về việc nói có. Trong thực tế, bây giờ dù bạn ở bất kì đâu, bạn cũng đều ở mục tiêu, bởi vì có là mục tiêu. Bạn đạt tới đâu không thành vấn đề; dù bạn ở đâu, bạn nói có và đó là mục tiêu.
Và nếu bạn nghiện với cái không, thì dù bạn ở bất kì đâu, nó cũng sẽ là cuộc hành trình, nó sẽ không bao giờ là mục tiêu cả. Dù bạn đạt tới đâu, cái không của bạn sẽ đạt tới bạn. Cho dù bạn có lên thiên đường, cái không sẽ đạt tới bạn. Bạn sẽ bỏ nó ở đâu?
Nếu bạn gặp lực tối thượng như bạn hiện hữu ngay lúc này, bạn sẽ nói không, bởi vì bạn được huấn luyện trong nó. Bỗng nhiên, làm sao bạn có thể nói có được? Thậm chí nếu bạn bắt gặp Thượng đế thì bạn sẽ nói không. Bạn sẽ tìm thấy nhiều lầm lỗi, bởi vì với tâm trí nói-không, chẳng cái gì hoàn hảo cả - không cái gì có thể hoàn hảo được. Còn với tâm trí nói-có thì không cái gì là không hoàn hảo cả. Thậm chí cái không hoàn hảo cũng có sự hoàn hảo riêng của nó đối với tâm trí nói-có.
Điều đó có vẻ mâu thuẫn: người ấy sẽ nói, “Cái không hoàn hảo đẹp làm sao! Cái không hoàn hảo mới hoàn hảo làm sao!” Thậm chí trong hỗn loạn vẫn có hài hoà cho người đó. Và thậm chí trong vật chất, người nói có cũng thấm nhuần sâu sắc và tìm thấy điều thiêng liêng. Thế thì mọi tảng đá đều tràn đầy điều thiêng liêng, nó ở mọi nơi.
Người có thể nói có sẽ thấy mình ở mọi nơi; và người chỉ có thể nói không sẽ không thấy mình ở đâu cả. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn, điều đó không tuỳ thuộc vào ngài.
Một hiểu biết đem lại biến đổi là: đừng tranh đấu với cái toàn thể. Toàn bộ nỗ lực đó là ngớ ngẩn. Và cái toàn thể sẽ không đau khổ vì điều đó, bởi vì cái toàn thể không tranh đấu với bạn. Cho dù đối với bạn dường như là cái toàn thể đang đánh lại bạn và cố gắng nghiền nát bạn và thắng, thì bạn vẫn sai. Nếu bạn tranh đấu chống lại nó, tranh đấu của bạn được phản xạ. Cái toàn thể không tranh đấu với bạn, nó thậm chí không nghĩ về bạn tranh đấu. Chính là tâm trí riêng của bạn được phản xạ, và cái toàn thể vang vọng. Bất kì cái gì bạn làm cũng đều bị phản xạ, nó là tấm gương.
Nếu bạn đi vào với tâm trạng tranh đấu, bạn sẽ thấy rằng cái toàn thể quanh bạn đang cố gắng nghiền nát bạn. Thử bơi ngược dòng mà xem: toàn bộ dòng sông dường như buộc bạn trôi xuôi, dường như toàn bộ dòng sông tồn tại đó chỉ để làm cho bạn thất bại. Nhưng dòng sông có đó có phải chỉ để làm bạn thất bại không? Dòng sông có thể không biết gì về bạn cả. Và khi bạn đã không có đó, thế nữa nó đã chảy theo cùng cách. Và khi bạn sẽ không có đó, nó vẫn tiếp tục chảy theo cùng cách. Nó không chảy theo cách đó bởi vì bạn. Và nếu bạn cảm thấy nó chống lại bạn, thì đấy là vì bạn - bạn đang cố gắng đi ngược dòng.
Có lần chuyện xảy ra:
Vợ của Mulla Nasruddin ngã xuống sông đang lúc lụt. Hàng xóm chạy tới anh ta và họ nói, “Vợ anh bị ngã xuống sông, và sông thì đang lụt và chảy nhanh lắm. Lại mau!”
Nasruddin chạy ra sông, nhẩy xuống sông - bắt đầu bơi ngược dòng. Mọi người vây xung quanh, đứng đó và quan sát, họ nói, “Anh làm gì vậy, Nasruddin?”
Nasruddin nói, “Tôi biết vợ tôi rõ lắm - cô ấy bao giờ cũng cố gắng đi ngược dòng. Cô ấy không thể đi xuôi dòng được, điều đó là không thể được. Các anh có thể biết dòng sông, còn tôi thì biết vợ mình. Cho nên đừng có cố gắng...”
Có những người bao giờ cũng đi ngược dòng, họ có ở mọi nơi. Và bởi vì nỗ lực riêng của họ mà họ cảm thấy dòng sông đang nghiền nát mình, họ tranh đấu, cố gắng làm dòng sông thất bại và giành thắng lợi.
Cái toàn thể không chống lại bạn, không thể thế được - cái toàn thể là mẹ bạn. Bạn tới từ cái toàn thể, bạn sẽ tan biến vào trong cái toàn thể. Làm sao cái toàn thể có thể chống lại bạn được? Nó đơn giản yêu bạn. Dù bạn có đi ngược dòng hay xuôi dòng, cũng chẳng có gì khác biệt với cái toàn thể - nhưng chỉ bởi vì yêu thương mà cái toàn thể không thể trôi ngược dòng.
Và nhớ lấy, nếu nó trôi ngược dòng, bạn sẽ bắt đầu chống lại nó - bởi vì đấy không phải là vấn đề. Tâm trí nói-không của bạn mới là vấn đề, bởi vì bản ngã thu thập sức mạnh qua cái không. Bạn càng nói không nhiều, bản ngã càng cảm thấy mạnh hơn; bạn càng nói có nhiều, bản ngã càng bị vứt bỏ đi. Đó là lí do tại sao rất khó nói có với mọi điều, thậm chí những điều thông thường.
Đứa trẻ muốn chơi ngoài đường và nói hỏi bố nó, “Con ra chơi bên ngoài được chứ?” “Không!” Vấn đề gì về điều đó đây? Tại sao cái không lại tới dễ dàng thế? Tại sao cái có lại khó thế? - bởi vì khi bạn tranh đấu, bạn cảm thấy mình hiện hữu. Nếu không thì mọi thứ đều vừa vặn tuyệt vời thế, bạn không thể cảm thấy mình hiện hữu.
Nếu bạn nói có, bạn không có đó. Khi cái có thực sự được nói ra, bạn vắng bóng. Làm sao bạn có thể cảm thấy được? Bạn có thể cảm thấy chỉ cái chống lại, và thế thì bạn cảm thấy mạnh mẽ. Cái không cho bạn sức mạnh. Và làm sao cái không có thể cho bạn sức mạnh được? Bởi vì, nói không, bạn bị cắt rời khỏi cội nguồn của tất cả mọi sức mạnh. Nó là một cảm giác sai lầm, nó là bệnh tật, nó là ốm yếu. Nói có, và biến đổi bắt đầu xảy ra.
Thông thường bạn nói không chỉ trừ phi bạn phải nói có. Bất kì khi nào bạn nói có, bạn không cảm thấy thích lắm - cứ như là bị thất bại, cứ như là bất lực. Bất kì khi nào bạn nói không, bạn cảm thấy thích: bạn thắng lợi, bạn đã đặt ai đó vào chỗ của mình, bạn đã nói không, bạn mạnh mẽ hơn. Cái không là bạo hành, cái không là hùng hổ. Cái có mang tính cầu nguyện, cái có là lời cầu nguyện.
Không cần đi tới nhà thờ và chùa chiền và đền đài đâu - cuộc sống là ngôi đền đủ lớn rồi. Bạn đơn giản bắt đầu nói có, và ở mọi nơi bạn sẽ cảm thấy lời cầu nguyện bởi vì ở mọi nơi bản ngã sẽ vắng bóng. Và khi bản ngã không có đó, cái toàn thể bỗng nhiên tuôn chảy trong bạn. Bạn không bị đóng kín, bạn cởi mở. Thế thì làn gió mới từ cái toàn thể tràn tới, đợt năng lượng mới đi vào bạn. Thế thì bạn được đổi mới từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia.
Cho nên điều đầu tiên: tâm trí thay thế bằng việc nghĩ và việc mơ, nhưng nó không bao giờ có thể trở thành cái thực được. Nó vẫn còn là bắt chước. Nó có thể có vẻ như cái thực nhưng lại không phải - nó không thể thế được. Làm sao một biểu tượng, một biểu tượng ngôn ngữ lại có thể là thực được?
Bạn đói và tôi cứ nói mãi về bánh mì. Bạn khát và tôi cứ nói mãi về nước - không chỉ nói, mà tôi còn cho bạn công thức khoa học nhất về nó. Hay tôi cho bạn định nghĩa rõ ràng, hay tôi bảo bạn, “Đừng lo nghĩ, nước có nghĩa là H2O. Bạn chỉ cần lặp lại H2O, H2O... làm nó thành mật chú, thiền siêu việt, TM: H2O, H2O, H2O, và mọi thứ sẽ xảy ra cho bạn; cơn khát sẽ qua đi bởi vì công thức này.”
H2O có thể là công thức, nhưng cơn khát của bạn sẽ không lắng nghe nó. Đây là điều đang xảy ra trên khắp thế giới này. Cứ lẩm nhẩm mật chú aum, aum, aum: aum cũng là công thức, giống hệt H2O. Bởi vì người Hindu đã phát minh ra ba âm đó - A, U, M - chúng là âm thanh gốc rễ, cho nên aum hàm chứa tất cả các âm thanh có thể. Vậy cần gì đến các mật chú khác? Bạn đơn giản lặp lại aum, aum, và toàn bộ phạm vi âm thanh được lặp lại, cái gốc. Cho nên nếu bạn có gốc rễ, thì cứ lẩm nhẩm nó, chẳng mấy chốc hoa sẽ theo sau.
Cả H2O lẫn aum lẫn bất kì cái gì giống thế đều sẽ chẳng có ích nhiều, bởi vì ai sẽ lặp lại nó? - tâm trí sẽ lặp lại nó. Và thực tại có đó bao quanh bạn; không cần phải lặp lại về nó, thậm chí không cần phải nghĩ về nó. Bạn chỉ nhìn, bạn chỉ mở mắt mình ra và thấy; nó ở mọi nơi! Cách bạn bỏ lỡ nó mới là phép màu. Khi bạn đạt tới nó, nó không là phép màu.
Nhớ lấy, tôi chưa bao giờ nói rằng Phật là phép màu hay Tăng Xán là phép màu - bạn mới là phép màu đấy! Bởi vì bất kì cái gì họ đã đạt tới đều là những điều đơn giản đến thế mà mọi người đáng đều phải đạt tới được. Bí ẩn gì có đó để mà nói? Vị Phật đã thấy thực tại, và thực tại ở ngay trước bạn. Tại sao gọi là đạt tới một hiện tượng lớn như thế, một sự kiện lớn như thế? Chẳng có gì cả! Nó là đơn giản!
Thực tại đang ngay trước bạn cũng như trước vị Phật hay trước con trâu. Phép màu là bạn - làm sao bạn bỏ lỡ nó, và làm sao bạn cứ bỏ lỡ nó hoài. Thực sự, bạn phải đã phát minh ra kĩ thuật mà, và hoàn hảo đến mức mà, trong nhiều kiếp sống bạn cứ làm lỡ hoài. Và thực tại không thể làm gì được, nó chỉ ở ngay trước bạn và bạn cứ làm lỡ mãi. Thủ thuật là gì? Làm sao bạn đạt tới nó? Làm sao bạn làm ảo thuật này?
Ảo thuật là ‘về’. Lời ‘về’ này chính là ảo thuật. Hoa có đó, bạn bắt đầu nghĩ về hoa - hoa không còn đó nữa, tâm trí bị phân tán bởi lời. Thế thì phim tới quanh bạn, giữa bạn và hoa. Thế thì mọi thứ thành tối tăm và lộn xộn, thế thì lời trở thành quan trọng hơn cái thực, thế thì biểu tượng trở thành quan trọng hơn cái được biểu tượng hoá.
Allah là gì? - một lời. Brahman là gì? - một lời. Thượng đế là gì? - một lời. Và người Hindu và người Ki tô giáo và người Mô ha mét giáo cứ tranh đấu về lời, mà chẳng ai bận tâm rằng tất cả ba lời này đều biểu tượng hoá cho cùng một đối thể. Biểu tượng trở thành quan trọng hơn.
Nếu bạn nói điều gì đó chống lại Allah, thế thì người Mô ha mét giáo lập tức sẽ sẵn sàng đánh nhau và giết chết bạn hay bị giết chết. Nhưng người Hindu sẽ cứ cười bởi vì điều được nói chống lại Allah, điều đó là tốt. Nhưng nói cùng điều đó mà chống lại Brahman, thế thì người đó sẽ tuốt gươm ra, bây giờ điều đó không thể nào tha thứ được. Ngu xuẩn làm sao! Bởi vì Allah, hay Brahman, hay Thượng đế - có ba nghìn ngôn ngữ, cho nên có ba nghìn từ nói về Thượng đế.
Cái được biểu tượng hoá kém quan trọng hơn cái biểu tượng. Bông hồng không quan trọng, từ ‘bông hồng’ mới quan trọng.
Và con người đã trở thành nghiện lời thế, say sưa với lời thế, đến mức lời có thể tạo ra phản ứng. Ai đó nói ‘chanh’, và mồm bạn đầy nước dãi. Đây là việc nghiện lời. Thậm chí chanh có thể cũng không hiệu quả được đến thế: quả chanh có thể nằm đó trên bàn và mồm bạn có thể không có nước dãi. Nhưng ai đó nói ‘chanh’, và mồm bắt đầu đầy nước dãi. Lời đã trở thành quan trọng hơn cái thực - đây là mẹo - và chừng nào mà bạn chưa vứt bỏ việc nghiện lời này thì bạn sẽ chẳng bao giờ có thể gặp gỡ được thực tại. Không có rào chắn khác.
Hoàn toàn không có ngôn ngữ đi và bỗng nhiên nó có đó - nó bao giờ cũng có đó rồi. Bỗng nhiên mắt bạn trong trẻo; bạn đạt tới sáng tỏ và mọi thứ trở nên chói sáng. Toàn bộ nỗ lực của tất cả các cách thiền chỉ là để làm sao vứt bỏ ngôn ngữ đi. Vứt bỏ xã hội chẳng ích gì, bởi vì về cơ bản xã hội không là gì ngoài ngôn ngữ.
Đó là lí do tại sao xã hội loài vật không tồn tại, bởi vì không có ngôn ngữ. Nghĩ mà xem: nếu bạn không thể nói được, nếu bạn không có ngôn ngữ, làm sao xã hội tồn tại được? Không thể được! Ai sẽ là vợ bạn? Ai sẽ là chồng bạn? Ai sẽ là mẹ bạn và ai sẽ là bố bạn?
Không biên giới nào là có thể có nếu thiếu ngôn ngữ. Đó là lí do tại sao với con vật thì xã hội không tồn tại. Và nếu xã hội tồn tại, chẳng hạn với loài kiến và ong, thế thì bạn có thể nghi ngờ rằng ngôn ngữ phải có đó. Và bây giờ các nhà khoa học đã làm rõ về điều đó rằng ong có ngôn ngữ - một ngôn ngữ rất nhỏ chừng bốn từ, nhưng chúng có ngôn ngữ. Kiến phải có ngôn ngữ bởi vì xã hội của chúng cũng tổ chức thế, nó không thể tồn tại mà không có ngôn ngữ được.
Xã hội tồn tại bởi vì ngôn ngữ. Khoảnh khắc bạn vứt bỏ ngôn ngữ đi, xã hội biến mất. Không cần phải đi lên Himalaya, bởi vì nếu bạn mang ngôn ngữ của mình thì bạn có thể một mình bên ngoài, nhưng bên trong xã hội sẽ vẫn có đó. Bạn sẽ nói với bạn bè, làm tình với vợ mình hay vợ người khác, mua, bán. Bạn sẽ tiếp tục bất kì cái gì bạn đang làm ở đây.
Chỉ có một Himalaya, và đó là trạng thái của tâm thức bên trong nơi ngôn ngữ không tồn tại. Và đây là điều có thể - bởi vì ngôn ngữ là việc huấn luyện, nó không phải là bản tính của bạn. Bạn được sinh ra không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã được trao cho bạn, bạn đã không mang nó do bản chất của mình. Nó là không tự nhiên, nó là sản phẩm phụ của xã hội.
Hạnh phúc đi, bởi vì có khả năng thoát ra khỏi ngôn ngữ. Nếu bạn đã mang nó từ chính lúc sinh ra, thế thì sẽ không có cách nào để thoát ra khỏi nó. Nhưng thế thì sẽ không có nhu cầu, bởi vì thế thì nó sẽ là một phần của Đạo. Nó không phải là một phần của Đạo, nó do con người tạo ra. Nó là thứ tiện dụng, nó có mục đích; xã hội không thể nào tồn tại mà không có ngôn ngữ.
Cá nhân không nhất thiết là một phần của xã hội trong cả hai mươi bốn giờ một ngày. Thậm chí trong vài phút, nếu bạn trở thành không là phần nào của xã hội, bỗng nhiên bạn hội nhập với cái toàn thể và trở thành một phần của Đạo. Và bạn nên mềm dẻo. Khi bạn cần đi vào trong xã hội, bạn nên dùng ngôn ngữ; khi bạn không cần đi vào trong xã hội, bạn nên vứt bỏ ngôn ngữ. Ngôn ngữ nên được dùng như một chức năng, như một cái máy. Bạn không nên bị ám ảnh bởi nó, đó là toàn bộ vấn đề.
Ngay cả Tăng Xán cũng dùng ngôn ngữ. Tôi đang dùng ngôn ngữ bởi vì tôi muốn truyền đạt điều gì đó tới bạn. Nhưng khi bạn không có đó, thế thì đơn giản là tôi không trong ngôn ngữ. Khi tôi phải nói thì tôi dùng ngôn ngữ; khi bạn không có đó, tôi không có ngôn ngữ, thế thì bên trong không lời nào chuyển động cả. Khi tôi trao đổi, tôi trở thành một phần của xã hội. Khi tôi không trao đổi, tôi trở thành một phần của Đạo, một phần của vũ trụ, một phần của tự nhiên, của Thượng đế - bất kì cái tên nào bạn muốn cho nó, bạn đều có thể cho.
Với Thượng đế, im lặng là trao đổi; với con người, ngôn ngữ là trao đổi. Nếu bạn muốn trao đổi với Thượng đế, im lặng đi; nếu bạn muốn trao đổi với con người, thì nói, đừng im lặng.
Nếu bạn ngồi với người bạn nào đó một cách im lặng, bạn sẽ cảm thấy lúng túng, vụng về và người bạn này cũng sẽ cảm thấy lúng túng. Người ấy sẽ nghĩ điều gì đó đã đi sai, người ấy sẽ hỏi, “Có vấn đề gì vậy? Sao anh không nói? Anh có buồn hay có điều gì đó, chán nản hay cái gì đó không? Có điều gì sai chăng?” Nếu chồng ngồi im lặng, vợ bỗng nhiên bắt đầu gây chuyện: “Sao anh im lặng? Sao anh không nói với em?” Nếu vợ bỗng nhiên im lặng, có rắc rối.
Tại sao lại có nhu cầu này để nói với ai đó? Bởi vì nếu bạn không nói, điều đó có nghĩa là bạn một mình, bạn không chấp nhận rằng ai đó đang đấy. Khi bạn không nói, người kia không thể tồn tại vì bạn, bạn một mình. Người kia trở nên nhận biết rằng bạn dửng dưng với người đó. Cho nên mọi người cứ nói. Khi họ không muốn nói, chẳng cái gì để trao đổi, chẳng cái gì để nói, họ nói về thời tiết, về điều gì đó, bất kì cái gì cũng được, nhưng nói, bởi vì không nói thì người kia có thể cảm thấy bị tổn thương. Và điều này là bất lịch sự, phải im lặng với ai đó. Nhưng với Thượng đế, điều đối lập mới là hoàn cảnh: với tự nhiên, nếu bạn nói, bạn sẽ lỡ.
Việc nói với tự nhiên có nghĩa là bạn dửng dưng với thực tại đang ở ngay trước bạn. Chỉ im lặng là cần ở đó. Bạn mang im lặng vào trong thế giới khi bạn được sinh ra. Ngôn ngữ được trao cho bạn; nó là món quà, sự huấn luyện của xã hội. Nó hữu dụng, nó là một phương tiện, một kĩ xảo; nhưng bạn đem cái im lặng vào trong thế giới với bạn. Đạt tới cái im lặng đó lần nữa đi, có thế thôi - lần nữa lại là đứa trẻ. Toàn bộ vấn đề tới từ điều này, bạn có thể kết luận về nó; tất cả chư phật đều tới từ kết luận này: rằng bạn phải trở thành một phần của tự nhiên lần nữa.
Điều đó không nhất thiết có nghĩa là chống lại xã hội; điều đó chỉ có nghĩa là vượt ra ngoài xã hội, không chống lại xã hội. Khi bạn được sinh ra... khoảnh khắc đầu tiên của việc sinh thành của bạn phải trở thành khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống của bạn. Cái chết của bạn phải giống như việc sinh ra lần nữa, bạn phải là đứa trẻ lần nữa, được tái sinh.
Jesus nói, “Chừng nào ông còn chưa được tái sinh ông không thể nào vào vương quốc của Thượng đế của ta. Giống như trẻ nhỏ.” Ông ấy ngụ ý gì? - ông ấy ngụ ý chỉ tự nhiên. Tất cả những điều mà xã hội trao cho bạn đều tốt, nhưng đừng bị giới hạn trong nó, nếu không nó sẽ trở thành tù túng. Là cái vô hạn đi. Xã hội không thể là vô hạn được; nó phải là đường hầm chật hẹp, nó phải như thế, bởi bản chất của nó.
Và điều thứ hai cần phải nhớ trước khi chúng ta đi vào lời kinh này: nếu bạn im lặng, thế thì bạn không hiện hữu, bởi vì chỉ rối loạn mới có thể được cảm thấy. Bạn đã bao giờ cảm thấy cái im lặng chưa? Ai sẽ cảm thấy nó? - bởi vì nếu bạn cảm thấy, thế thì chút ít rối loạn đang có đó.
Chuyện đã xảy ra:
Một trong các đệ tử của Bồ đề đạt ma tới ông ấy, và Bồ đề đạt ma đã bảo người ấy, “Trở nên hoàn toàn trống rỗng và im lặng đi, chỉ thế rồi tới ta.”
Đệ tử này làm việc nhiều năm: thế rồi người ấy trở nên trống rỗng, im lặng. Thế rồi người ấy tới Bồ đề đạt ma và nói, “Bây giờ, thưa thầy, con đã tới, và thầy đã bảo con, ‘Im lặng và trống rỗng.’ Bây giờ con đã trở thành im lặng và trống rỗng.”
Bồ đề đạt ma nói với người ấy, “Đi đi và vứt cái trống rỗng và im lặng đó đi nữa.”
Bởi vì nếu bạn có thể cảm thấy nó, thế thì nó không phải là toàn bộ, phân chia vẫn tồn tại. Người cảm thấy vẫn còn chưa im lặng. Im lặng có thể đang ở giữa chừng, bao quanh, nhưng người cảm vẫn không im lặng, nếu không thì ai sẽ cảm thấy?
Khi bạn thực sự im lặng, bạn thậm chí không im lặng, bởi vì im lặng chỉ là cái đối lập của ồn ào. Khi không có ồn ào, làm sao im lặng có thể có đó được? Khi ồn ào biến mất, cái đối lập cũng biến mất. Thế thì bạn thậm chí không thể nào nói được, “Tôi đang im lặng.” Nói, và bạn lỡ. Đó là lí do tại sao Upanishad nói: Người nói, ‘ta đã biết,’ là không biết. Socrates nói rằng khi người ta trở nên trí huệ, người ấy chỉ biết cái dốt nát mà không cái gì khác.
Khi bạn trở nên im lặng, bạn không biết cái gì là cái gì. Mọi thứ đều trộn lẫn vào mọi thứ khác, bởi vì bạn không có đó. Bạn chỉ là một phần của ồn ào; cái tôi là thứ ồn ào nhất trên thế giới này. Không máy bay phản lực nào có thể tạo ra nhiều tiếng ồn như cái tôi tạo ra! Nó là kẻ quấy rối lớn nhất trên thế giới này, và mọi thứ khác chỉ là sản phẩm phụ của nó. Cái tôi tạo ra hiện tượng ồn ào nhất.
Khi bạn im lặng bạn không hiện hữu. Ai sẽ cảm thấy? Khi bạn trống rỗng, bạn không thể cảm thấy ‘tôi là trống rỗng”; bằng không bạn vẫn còn có đó để cảm và ngôi nhà vẫn còn đầy, nó không trống rỗng. Khi bạn thực trống rỗng, bạn trống rỗng bản thân mình. Khi tiếng ồn dừng lại, bạn cũng dừng lại. Thế thì thực tại ở ngay trước bạn, nó là tất cả xung quanh. Nó là bên trong, bên ngoài, nó là mọi nơi, bởi vì chỉ thực tại mới có thể hiện hữu.
Với tôi, mọi mơ biến mất, bởi vì với tôi tất cả ham muốn biến mất. Nếu không có ham muốn, làm sao có thể có ham muốn không đầy đủ mà cần phải được hoàn thành bởi mơ? Chỉ cái trống rỗng mới có thể hoàn hảo. Đây là nghĩa của Tăng Xán.
Bây giờ cố đi vào lời kinh này:
Trống rỗng ở đây, trống rỗng ở kia, nhưng vũ trụ vô hạn bao giờ cũng đứng trước mắt ông...
Lớn vô hạn và nhỏ vô hạn; không khác biệt, vì các định nghĩa đã tan biến và không biên giới nào thấy được.
Cho nên điều đó cũng đúng với hiện hữu và không hiện hữu.
Đừng phí thời gian trong hoài nghi và biện luận mà chẳng liên quan gì với điều này.
“Trống rỗng ở đây” có nghĩa là trống rỗng bên trong; “trống rỗng ở kia” có nghĩa là trống rỗng bên ngoài. Và có thể có hai trống rỗng không? Điều đó là không thể được. Hai trống rỗng là không thể có, bởi vì làm sao bạn phân ranh giới giữa cái nọ và cái kia được? Hai trống rỗng bởi chính bản chất của chúng sẽ trở thành một. Bên trong và bên ngoài là phân chia của tâm trí; khi tâm trí biến mất, phân chia này biến mất.
Trống rỗng ở đây, trống rỗng ở kia... Thực sự, nói ở đây và ở kia cũng không tốt, không hoàn toàn đúng. Nhưng đó là vấn đề; trong lời nói chẳng cái gì có thể nêu chính xác đúng được, chúng bóp méo đi. Tăng Xán biết, bởi vì bây giờ không thể nào có ở đây và ở kia được. Chúng là những đường phân ranh cũ. Bên trong và bên ngoài đều là những ranh giới cũ, bây giờ và khi đó là những ranh giới cũ, và không ngôn ngữ thì chúng biến mất.
Chuyện đã xảy ra:
Một người tới Bokuju và nói với ông ấy, “Tôi đang vội và tôi sẽ không thể ở lại lâu với ông. Chỉ đi qua đường này, tôi nghĩ cũng tốt để tới và nghe dù chỉ một lời. Tôi không cần nhiều. Thầy nói một lời để chỉ ra chân lí và tôi sẽ mang nó trong tim mình.”
Bokuju nói, “Đừng bắt buộc ta, bởi vì thậm chí một lời cũng đủ cho chân lí biến mất. Và dù ông có vội hay không, tôi cũng không thể nào nói được gì cả. Nhớ điều này: rằng ông đã hỏi Bokuju và ông ta nói, ‘Tôi không thể nói được điều gì.’ Chỉ cần nhớ điều này.”
Người này nói, “Điều này cũng chẳng nhiều nhặn gì mấy và cũng chẳng giúp gì cho tôi cả. Thầy nói chút xíu, chỉ một lời thôi - tôi không hỏi nhiều.”
Bokuju nói, “Thậm chí đến một lời cũng đủ để phá huỷ cái toàn thể. Ông nhìn vào tôi và nhớ tôi bên trong ông.”
Nhưng người này không thể nào nhìn được bởi vì điều đó khó khăn - bạn không biết cách nhìn - nếu không thì đã không có nhu cầu để tới Bokuju.
Bạn không thể nhìn ra phía trước. Chỏm mũi bạn là cái khó nhìn vào nhất. Nhìn sang bên thì được; bạn sang trái và bạn sang phải, nhưng chẳng bao giờ ở giữa cả. Cho nên có người điên cực hữu và người điên cực tả, nhưng bạn không thể nào tìm ra được người giữa, người không điên. Đi sang bất kì cực đoan nào và bạn cũng phát điên, vẫn còn ở giữa và bạn trở nên được chứng ngộ - nhưng không ai còn ở giữa. Tại chỗ giữa bạn gặp thực tại.
Lời nhất định nói được một nửa thôi, một lời không thể nói đầy đủ sự việc. Nếu bạn nói, “Có Thượng đế ,” thế thì bạn phủ nhận, “Không có Thượng đế” - và ngài là cả hai. Nếu bạn nói, “Có sống,” bạn phủ nhận chết - mà sống là chết nữa. Nếu bạn nói điều gì đó, nó sẽ chỉ được một nửa, và một nửa chân lí còn nguy hiểm hơn là nói dối toàn bộ. Bởi vì tính một nửa đó mà nó mang hương thơm của chân lí và bạn có thể bị nó lừa dối.
Tất cả các giáo phái đều dựa trên chân lí một nửa; đó là lí do tại sao chúng nguy hiểm. Tất cả các giáo đoàn đều nguy hiểm bởi vì chúng dựa trên chân lí một nửa. Và ngoài ra thì không thể có được, bởi vì giáo đoàn, tín ngưỡng, giáo phái cần phải dựa trên lời. Phật giáo không dựa vào Phật, nó dựa vào điều Phật đã nói. Và điều Phật đã nói là một nửa, bởi vì cái toàn thể không thể nào được nói ra. Không cái gì có thể được làm về nó cả.
Hoặc bạn cố gắng nói cái toàn thể, thế thì chẳng điều gì được nói ra cả. Nếu bạn nói, “Sống là cả sống và chết,” bạn đang nói gì vậy? Nếu bạn nói, “Thượng đế là cả hai Quỉ và Thượng đế,” bạn đang nói gì vậy? Bạn đang nói điều ngược đời, bạn không nói rõ ràng, và mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Làm sao Thượng đế có thể là cả tốt và xấu được? Và làm sao sống lại có thể là cả chết và sống được? Chết phải đối lập với sống chứ.
Trống rỗng ở đây, trống rỗng ở kia, nhưng vũ trụ vô hạn bao giờ cũng đứng trước mắt ông...
Lớn vô hạn và nhỏ vô hạn; không khác biệt...
Bởi vì nếu cái gì đó là lớn vô hạn và cái gì đó là nhỏ vô hạn, không thể có bất kì sự khác biệt gì do vấn đề về cái vô hạn. Nếu bạn đi xuống, phân chia, phân tích, bạn sẽ đạt tới cái nhỏ vô hạn. Khoa học đã đạt tới cái nhỏ vô hạn, điện tử. Bây giờ mọi thứ đã biến mất, chẳng cái gì thấy được cả. Điện tử không thấy được, không ai có thể thấy nó cả. Thế thì tại sao họ lại nói điện tử hiện hữu?
Vật lí đã thành gần như là siêu hình, và những phát biểu vật lí, những phát biểu của các nhà vật lí, có vẻ gần như triết lí, huyền môn, bởi vì họ nói, “Chúng ta không thể thấy được điện tử, chúng ta chỉ có thể quan sát được hậu quả. Chúng ta có thể thấy hậu quả nhưng không thấy nguyên nhân, Chúng ta suy luận rằng điện tử phải có đó, bởi vì, nếu điện mà không có đó, làm sao những hậu quả này có thể có đó được?”
Đây là điều các nhà huyền môn bao giờ cũng nói. Họ nói, “Chúng ta không thể thấy Thượng đế được nhưng chúng ta có thể thấy sáng tạo này. Và Thượng đế là nguyên nhân còn sáng tạo này là hậu quả. Chúng ta không thể nào thấy được Thượng đế nhưng chúng ta thấy sáng tạo - ngài phải có đó, nếu không làm sao sáng tạo này là có thể được?”
Nếu bạn nghe tiếng nói của tôi và bạn không thể thấy tôi, bạn sẽ phải suy luận rằng tôi phải ở đâu đó, nếu không làm sao bạn có thể nghe thấy tiếng của tôi được? Hậu quả là thấy được nhưng nguyên nhân không thấy được. Khoa học đã đạt tới cái nhỏ vô hạn, và cái nhỏ đó đã biến mất hoàn toàn - bởi vì nó đã thành nhỏ thế, nhỏ thế, nhỏ mãi, tinh vi đến mức bây giờ bạn không thể nắm bắt được nó.
Tôn giáo đạt tới cái lớn vô hạn. Nó trở thành lớn thế, lớn thế bao la đến mức bạn không thể nào thấy được biên giới của nó. Nó trở thành bao la đến mức bạn không thể nắm bắt được nó, bạn không thể níu bám lấy nó, bạn không thể định ranh giới nó. Cái nhỏ vô hạn không thể nào thấy được, nó trở thành không thể trông thấy được; còn cái lớn vô hạn cũng không thể nào thấy được, nó trở thành không thể trông thấy được.
Thế rồi Tăng Xán nói một điều hay: cả hai chúng đều là một bởi vì cả hai là vô hạn. Và cái vô hạn, dù nhỏ hay lớn cũng không có gì khác biệt, chúng là một.
Lớn vô hạn và nhỏ vô hạn; không khác biệt, vì các định nghĩa đã tan biến và không biên giới nào thấy được.
Cho nên điều đó cũng đúng với hiện hữu và không hiện hữu.
Khi bạn là trống rỗng toàn bộ, không bản ngã, không ai ở bên trong ngôi nhà, bạn hiện hữu hay không hiện hữu? Bạn hiện hữu hay bạn không hiện hữu? Chẳng điều gì có thể được nói ra cả.
Mọi người hay hỏi đi hỏi lại Phật, “Điều gì xảy ra khi người ta trở thành vị phật? Người đó hiện hữu hay người đó không hiện hữu? Linh hồn tồn tại hay không? Điều gì sẽ xảy ra khi Phật rời khỏi thân thể? Ông ấy sẽ ở đâu? Ông ấy sẽ ở đâu đó hay không đâu cả?”
Còn Phật nói, “Những câu hỏi này, các ông đừng hỏi. Các ông đơn giản trở thành vị phật và thấy, bởi vì bất kì điều gì ta nói cũng sẽ sai.” Và ông ấy bao giờ cũng tránh cám dỗ trả lời những câu hỏi như vậy.
Đừng phí thời gian trong hoài nghi và biện luận mà chẳng liên quan gì với điều này.
Thực tại không phụ thuộc vào biện luận của bạn. Dù bạn chứng minh theo cách này hay cách khác, cũng chẳng liên quan - thực tại có đó. Nó đã có đó trước bạn rồi, nó sẽ có đó sau bạn. Nó không phụ thuộc vào tâm trí bạn; ngược lại, tâm trí bạn phụ thuộc vào nó. Nó không cần bất kì chứng minh hay bác bỏ nào. Nó tồn tại theo cách của nó. Bạn không thể chứng minh nó, bạn không thể bác bỏ nó.
Nhưng mọi người cứ biện luận liệu Thượng đế tồn tại hay không. Cả nghìn cuốn sách đã được xuất bản hàng năm về liệu Thượng đế tồn tại hay không. Tất cả đều ngu xuẩn! Những người nói có và chứng minh, và những người nói không và chứng minh, cả hai đều trong cùng con thuyền - con thuyền của chứng minh, biện luận, logic.
Và nếu có Thượng đế, ngài phải cười to. Ngài có cần biện luận của bạn không? Bạn đang nói gì vậy? Bạn đang nói rằng nếu ngài có đó, thế thì sự hiện hữu của ngài phụ thuộc vào liệu bạn có chứng minh được ngài hay không. Dù bất kì điều gì bạn làm - chứng minh hay bác bỏ - nhưng bạn có cho rằng sự hiện hữu của ngài phụ thuộc vào biện luận của bạn không?
Sự tồn tại có đó chẳng cần biện luận của bất kì ai. Không nhân chứng nào được gọi ra, và chẳng có toà án nào để mà quyết định. Làm sao bạn có thể phán xét được? Và ai là quan toà? Và biện luận thì cứ tiếp tục mãi; hàng triệu năm người ta đã tranh luận theo cách này cách nọ. Kẻ vô thần có đó và họ cứ tiếp diễn mãi mà chẳng ai có thể thuyết phục được họ; kẻ hữu thần có đó và họ cứ tiếp diễn mãi mà chẳng ai có thể làm cho họ hoài nghi được. Hữu thần và vô thần cả hai đều tranh cãi và không biện luận nào chứng minh được là điều cuối cùng, vấn đề vẫn còn như cũ.
Tăng Xán nói tất cả mọi biện luận đều không liên quan: hữu thần, vô thần cả hai không liên quan; ủng hộ, chống đối cả hai không liên quan. Bạn đang làm điều ngu xuẩn, bởi vì thực tại có đó, nó không cần bất kì bằng chứng nào. Nó đã có đó rồi, nó bao giờ cũng có đó, nó bao giờ cũng sẽ có đó.
Chân lí có nghĩa là ‘cái đang đó’. Biện minh, bạn đơn giản làm phí hoài năng lượng và thời gian của mình. Thay vì thế, tận hưởng nó. Thay vì thế, hội nhập vào trong nó. Thay vì thế, sung sướng trong nó. Thay vì thế, sống nó! Và nếu bạn sống, bạn bắt đầu mang hương vị của thực tại quanh mình. Nếu bạn sống nó và bạn sung sướng trong nó, cái gì đó của cái bao la, cái gì đó của cái vô hạn, bắt đầu được bầy tỏ bởi sự tồn tại hữu hạn của bạn. Dần dần các biên giới của bạn cũng tan biến đi, dần dần bạn mất đi. Giọt nước rơi vào trong đại dương và trở thành đại dương.
Đừng phí thời gian vào biện bác. Triết gia là những kẻ ngu, và là kẻ ngu nguy hiểm hơn những người ngu thường, bởi vì người ngu thường đơn giản ngu xuẩn còn triết gia nghĩ họ trí tuệ. Và họ cứ thế mãi! Tôi nhìn vào một Hegel hay một Kant - toàn bộ cuộc sống của họ cứ đi biện luận và họ chưa bao giờ đạt tới đâu cả.
Chuyện đã xảy ra:
Một cô gái cầu hôn với Immanual Kant, cô ấy muốn lấy ông ấy. Ông ấy nói, “Vâng, tôi sẽ nghĩ về điều đó.”
Một nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng lớn và một nhà logic lớn, làm sao ông ấy có thể tiến bước được? Thậm chí nếu đấy là tình yêu thì ông ấy cũng phải nghĩ về nó trước hết. Và người ta nói rằng ông ấy đã nghĩ và nghĩ và nghĩ mãi. Thế rồi ông ấy thu thập tất cả mọi biện luận ủng hộ và chống đối - bởi vì có những người đang chống lại tình yêu, có những người đang ủng hộ tình yêu, có những người chống lại hôn nhân, những người ủng hộ hôn nhân, và họ đều tranh cãi. Cho nên ông ấy tích luỹ lại tất cả dữ liệu về hôn nhân, tình yêu, ủng hộ, chống đối. Người ta nói rằng ông ấy đã tích luỹ ba trăm biện luận ủng hộ và chống đối hôn nhân. Ông ấy trở nên rất lẫn lộn. Phải làm gì? Quyết định thế nào?
Thế rồi ông ấy thử và thử, và thế rồi ông ấy đã có thể tìm ra một biện luận nghiêng về hôn nhân. Và biện luận đó là thế này: rằng nếu có một khả năng, hai phương án có vẻ ngang nhau, thế thì bao giờ cũng chọn phương án sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn. Hôn nhân hay không hôn nhân - nếu tất cả các biện luận đều ngang nhau - thế thì không hôn nhân ông ấy đã biết rồi, bởi vì ông ấy là người vô dục. Thế thì tốt hơn cả là đi vào hôn nhân, bởi vì ít nhất đấy cũng là điều gì đó mới. Khi tất cả các biện luận bằng nhau, thế thì làm sao quyết định được? Cho nên cứ đi và biết về hôn nhân bằng kinh nghiệm.
Thế là ông ấy đi và tới gõ cửa nhà cô ấy ấy. Người bố ra mở cửa và Immanuel Kant nói, “Tôi đã quyết định. Con gái của bác đâu ạ?”
Người bố nói, “Chậm quá rồi - nó là mẹ của ba đứa trẻ rồi.”
Bởi vì hai mươi năm đã trôi qua và phụ nữ không ngu xuẩn đến mức chờ đợi lâu thế. Họ bao giờ cũng khôn ngoan hơn, khôn ngoan hơn theo một cách bản năng. Đó là lí do tại sao phụ nữ lại không là các triết gia lớn. Họ không ngu xuẩn đến thế, họ bản năng hơn, trực giác hơn, gần tự nhiên hơn, quan tâm nhiều tới việc sống hơn là biện minh.
Đó là lí do tại sao với đàn ông, đàn bà bao giờ cũng dường như quan tâm tới những điều nhỏ bé, không quan tâm tới những vấn đề lớn, những điều rất nhỏ bé: trang phục, trang điểm. Nhưng nhìn đấy - họ quan tâm tới những điều nhỏ bé bởi vì cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé. Những vấn đề lớn lao chỉ ở trong tâm trí, không trong cuộc sống. Dù bạn có quyết định Thượng đế tồn tại hay không cũng chẳng khác biệt gì. Bạn phải ăn hai lần một ngày, bạn phải mặc ấm khi trời quá lạnh và bạn phải vào bóng râm khi trời quá nóng - dù bạn có quyết định Thượng đế tồn tại hay không, cũng chẳng khác biệt gì. Cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé. Và nếu cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé thế thì điều nhỏ bé lại không nhỏ bé - bởi vì cuộc sống bao gồm chúng, chúng là quan trọng.
Đừng phí thời gian trong hoài nghi và biện luận mà chẳng liên quan gì với điều này.
Một điều, mọi điều: di chuyển trong và quyện lẫn nhau, không phân biệt.
Sống trong hiểu biết này là hiện hữu không lo âu về không hoàn hảo.
Sống trong niềm tin này là con đường đi tới bất nhị, bởi vì cái bất nhị là một với tâm trí tin cậy.
Những lời rất rất có ý nghĩa, và còn ý nghĩa hơn nữa nếu bạn có thể nhìn ra ngoài lời đó.
Một điều, mọi điều: di chuyển trong và quyện lẫn nhau...
Cuộc sống là một đơn vị hữu cơ. Chẳng cái gì bị phân chia, mọi thứ đều là một. Nếu bạn nghĩ, nó bị phân chia, phân chia là do tâm trí áp đặt. Nếu không thì mọi thứ đều trộn lẫn nhau, quyện vào nhau, hợp nhất vào cái khác. Điều đó xảy ra vào mọi lúc. Bạn không thấy điều đó bởi vì bạn đã trở thành hoàn toàn mù quáng với lời.
Bạn ăn quả; quả trở thành máu bạn. Cây đã trộn lẫn vào trong bạn, biên giới bị mất đi. Và quả này có thể đã ở trong máu của nhiều người trước đó, nhiều con vật, nhiều cây cối, nhiều tảng đá. Năng lượng này, mà là quả đó, bao giờ cũng đã từng ở đó trong sự tồn tại - tan chảy, hội nhập, nổi lên, đi từ cái này sang cái khác, đi qua mọi biên giới.
Quan sát bất kì hiện tượng nào. Quả trên cây, nó đang làm gì? Các nhà khoa học nói rằng quả đang làm phép màu. Nó đang biến đổi đất, nó đang biến đổi ánh mặt trời, nó đang biến đổi nước. Nó là phép màu, bởi vì bạn không thể ăn đất, bạn không thể ăn tia sáng mặt trời một cách trực tiếp. Quả này, quả táo, đang làm phép màu. Nó biến đổi mọi thứ và làm điều đó để cho bạn có thể hấp thu nó và nó trở thành máu bạn.
Và năng lượng này đã di chuyển bởi vì nó bao giờ cũng có đó. Toàn bộ năng lượng này vẫn còn như cũ, bởi vì không có đâu khác để đi, cho nên năng lượng này không thể nào kém đi hay nhiều hơn. Không gì được thêm vào cho vũ trụ, và không gì có thể bị xoá bỏ đi. Bạn sẽ đem nó đi đâu? Cái toàn bộ vẫn còn như cũ.
Mới ngày nào quả này mới chỉ là trong đất, bạn không thể ăn được nó. Quả này đã trong mặt trời, vitamin D đã trong mặt trời. Bây giờ quả đã hấp thu nó, bây giờ đất đã biến đổi - phép màu đã xảy ra: bùn nhão đã biến đổi thành quả ngon.
Và bạn ăn nó, nó trở thành máu bạn. Máu bạn đang khuấy tung liên tục, nó tạo ra tinh dịch. Bây giờ tinh dịch được sinh ra, nó trở thành đứa trẻ nhỏ. Bây giờ quả này, quả táo này, đã đi vào trong đứa trẻ. Các biên giới ở đâu? Cây đi vào trong bạn, mặt trời đi vào trong cây, đại dương đi vào trong cây, bạn đi vào trong đứa trẻ và điều này cứ diễn ra mãi...
Mọi thứ đều đang chuyển động. Hơi thở đang bên trong bạn sẽ ở trong tôi chút ít sau. Và hơi thở là cuộc sống, cho nên cuộc sống của bạn và cuộc sống của tôi không thể nào khác nhau được, bởi vì cũng hơi thở ấy bạn thở, thì tôi cũng thở. Tôi thở ra, bạn hít vào; bạn thở ra, tôi hít vào.
Trái tim bạn và trái tim tôi không thể rất khác nhau được. Chúng đang thở và đập với cùng đại dương của sức sống đang bao quanh. Tôi gọi đây là hơi thở tôi, nhưng vào lúc tôi gọi nó, thì nó không còn là của tôi nữa - nó đã di chuyển, nó đã đổi nhà, bây giờ nó là hơi thở của ai đó khác. Điều bạn gọi là cuộc sống của bạn thì không phải là của bạn. Nó không của ai cả, hay nó là của mọi người.
Khi ai đó nhìn vào thực tại, thế thì người đó thấy rằng cái toàn thể là một đơn vị hữu cơ. Mặt trời đang làm việc cho bạn, đại dương đang làm việc cho bạn, các vì sao đang làm việc cho bạn. Mọi người quanh khắp thế giới đang làm việc cho bạn và bạn đang làm việc cho họ. Bạn sẽ chết đi và dòi bọ sẽ ăn thân xác bạn, bạn sẽ trở thành thức ăn cho chúng.
Bạn đang sẵn sàng, chín muồi để chết, để trở thành thức ăn cho ai đó khác. Và điều này phải là như vậy - bởi vì bạn đã làm bao nhiêu thứ thành thức ăn của mình, cuối cùng bạn phải trở thành thức ăn của chúng. Mọi thứ đều là thức ăn cho ai đó khác. Nó là một dây chuyền... và bạn muốn níu bám lấy cuộc sống. Và quả táo, nó cũng muốn níu bám lấy cuộc sống; và lúa mì, lúa mì cũng muốn còn là bản thân nó. Thế thì cuộc sống sẽ dừng lại.
Cuộc sống sống qua cái chết. Bạn chết ở đây, ai đó trở nên sống ở kia; tôi thở ra, ai đó hít vào. Cũng giống như việc thở ra theo nhịp điệu, việc thở là cuộc sống và cái chết. Sống là hít vào, chết là thở ra.
Khi bạn chín muồi, bạn sẽ rụng xuống đất. Thế thì dòi bọ sẽ ăn bạn và chim mồi sẽ tới và chúng sẽ tận hưởng bạn. Bạn đã hưởng nhiều thức ăn rồi, bây giờ đến lượt bạn sẽ được loài khác tận hưởng. Mọi thứ đều tan chảy, gặp gỡ, hội nhập. Cho nên tại sao phải lo nghĩ? Điều này sẽ xảy ra, điều này đã xảy ra rồi. Chỉ cái toàn bộ là sống, các cá thể là giả tạo. Chỉ cái tối thượng sống - tất cả những cái khác chỉ là những con sóng trong nó, chúng tới rồi chúng đi.
Khi người ta thấy thực tại chỉ ngay trước mũi, bỗng nhiên không có vấn đề gì, không lo âu, bởi vì cái toàn thể cứ sống dù bạn sống hay không. Thế thì cái chết của bạn không phải là vấn đề, thế thì cuộc sống của bạn cũng không phải là vấn đề. Bạn sẽ sống trong cái toàn thể trong nhiều, nhiều triệu cách.
Đôi khi bạn sẽ là quả cây... đó là ý nghĩa của khái niệm Hindu về hàng triệu yonic. Đôi khi bạn trong con vật và đôi khi bạn trong sâu bọ và đôi khi bạn là cái cây và đôi khi bạn là tảng đá - và cuộc sống cứ tiếp diễn.
Cho nên bạn là không ai cả, theo một nghĩa nào đó, và bạn là mọi người theo nghĩa khác. Bạn là cái trống rỗng theo nghĩa này và bạn tràn đầy theo nghĩa khác. Bạn không hiện hữu theo nghĩa này và bạn là tất cả theo nghĩa khác - bởi vì bạn không tách rời.
Tách rời đem lại lo âu. Nếu bạn lo âu, trong phiền não, điều đó có nghĩa là bạn đang nghĩ mình tách biệt - bạn đang tạo ra vấn đề một cách không cần thiết cho chính mình. Không cần thế, bởi vì cái toàn thể vẫn cứ sống; cái toàn thể không bao giờ chết, nó không thể chết được. Chỉ bộ phận mới chết đi, nhưng cái chết đó cũng không thực là chết, nó là tái sinh. Tại đây bạn chết đi, tại kia bạn sinh ra.
Một điều, mọi điều: di chuyển trong và quyện lẫn nhau, không phân biệt.
Sống trong hiểu biết này là hiện hữu không lo âu về không hoàn hảo.
Thế thì tại sao phải lo nghĩ về hoàn hảo? Điều đó nữa cũng là mục tiêu bản ngã. Điều này cần được hiểu rất sâu sắc, bởi vì ngay cả người tôn giáo cũng cố gắng hoàn hảo. Nhưng bạn là ai để mà hoàn hảo? Chỉ cái toàn thể mới có thể là hoàn hảo, bạn chẳng bao giờ có thể hoàn hảo cả. Làm sao bạn có thể hoàn hảo được? Ngay cả Phật cũng phải ốm, ông ấy cũng phải chết. Bạn không thể nào hoàn hảo được! Chính mục tiêu của hoàn hảo là trò bản ngã. Cái toàn thể đã hoàn hảo rồi, bạn không cần phải lo nghĩ về nó - và trong cái toàn thể thì bạn cũng hoàn hảo.
Hai từ cần được hiểu: một là hoàn hảo, từ kia là cái toàn thể. Người tôn giáo thực sự quan tâm tới cái toàn thể, không bao giờ quan tâm tới cái hoàn hảo, còn người giả tôn giáo thì quan tâm tới cái hoàn hảo, không bao giờ quan tâm tới cái toàn thể.
Cái toàn thể có nghĩa là, “Tôi không hiện hữu, cái toàn thể hiện hữu.” Và nó là hoàn hảo, bởi vì làm sao nó có thể khác được? Không có so sánh, không có ai khác cả. Nhưng nếu bạn đang nghĩ dưới dạng hoàn hảo, đạo đức, lí tưởng, tính cách, bạn phải thành hoàn hảo, thế thì bạn sẽ phát điên.
Tất cả mọi người hoàn hảo đều phát điên - đó là điểm cuối cùng của họ, cái tối thượng của họ - bởi vì như một đơn vị tách biệt, bạn sẽ vẫn còn không hoàn hảo, bạn không thể nào hoàn hảo được. Làm sao bạn có thể hoàn hảo được? - bởi vì năng lượng của bạn tới từ cái toàn thể, nó đi tới cái toàn thể; bạn không hiện hữu. Con sóng phải vẫn còn là con sóng, nó không thể trở thành đại dương được. Và nếu nó cố gắng quá vất vả, nó sẽ phát điên.
Đó là lí do tại sao trong thế giới của tôn giáo bạn thấy nhiều người bản ngã thế, bởi vì họ đang cố gắng là hoàn hảo về mọi thứ. Họ cứ nhấn mạnh vào hoàn hảo. Họ không thể thảnh thơi được, họ bao giờ cũng căng thẳng. Và bao giờ một cái gì đó cũng sẽ sai, và họ phải làm cho nó đúng - và họ bao giờ cũng sẽ vẫn còn trong lo âu. Vào nhà thương điên mà xem, và tại đó bạn sẽ thấy chín mươi phần trăm là những người theo hoàn hảo.
Con người của hiểu biết vẫn còn thảnh thơi. Điều đó không có nghĩa là người ấy không quan tâm. Không, người ấy quan tâm nhưng người ấy hiểu những giới hạn. Người ấy quan tâm, nhưng người ấy biết rằng mình chỉ là bộ phận. Người ấy chưa hề nghĩ bản thân mình là cái toàn thể, cho nên người ấy chưa bao giờ lo nghĩ.
Người ấy tận hưởng bất kì cái gì người ấy đang làm, biết rõ rằng nó vẫn còn không hoàn hảo, nó không thể là hoàn hảo được. Nhưng người ấy tận hưởng việc làm nó, và bởi việc tận hưởng nó, bất kì cái gì hoàn hảo cũng đều có thể xảy ra mà không tạo ra lo nghĩ gì trong người ấy. Người ấy yêu nó, biết rõ rằng nó sẽ không là điều tuyệt đối. Nó không thể thế; một cái gì đó sẽ còn lại không hoàn hảo, đấy là bản chất của mọi sự.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta bao giờ cũng tin - và tin vào điều rất thực - rằng bất kì khi nào ai đó trở thành hoàn hảo thì người ấy sẽ không sinh ra nữa, người ấy biến mất khỏi thế giới này. Người ấy phải thế, bởi vì trong thế giới này chỉ cái không hoàn bảo mới có thể. Người ấy không còn khớp với đây nữa, người ấy không còn được cần tới nữa, người ấy tan biến trong cái toàn thể.
Ngay cả vị Phật tới khoảnh khắc chót của cuộc sống mình cũng vẫn còn không hoàn hảo, nhưng không lo nghĩ về nó. Đó là lí do tại sao Phật tử có hai thuật ngữ cho niết bàn. Việc chứng ngộ tối thượng họ gọi là mahaparinirvana - đại bát niết bàn, còn việc chứng ngộ họ gọi là nirvana - niết bàn. ‘Niết bàn’ có nghĩa là vị Phật đang trong thân thể. Ông ấy đã đạt tới bừng sáng, ông ấy đã trở thành người biết, nhưng ông ấy vẫn trong thân thể, thân thể của cái không hoàn hảo. Ông ấy vẫn trong thế giới này của các bộ phận không hoàn hảo. Đây là niết bàn, chứng ngộ.
Thế rồi khi ông ấy rời khỏi thân thể, khi ông ấy đơn giản biến mất trong cái trống rỗng tối thượng, đó là mahaparinirvana - đại bát niết bàn, đó là đại chứng ngộ. Bây giờ cái không hoàn hảo biến mất, bây giờ không có cá thể, bây giờ ông ấy là cái toàn thể. Chỉ cái toàn thể mới có thể hoàn hảo. Bây giờ Phật có thể hoàn hảo, bởi vì bây giờ ông ấy đã tan biến vào trong cái toàn thể, ông ấy là đại dương.
Cho nên nhớ điều này cho rõ, bởi vì tất cả mọi chủ nghĩa hoàn hảo đều là nỗ lực bản ngã, bạn phát điên theo mọi thứ. Cố làm điều đó tốt nhất mà bạn có thể làm được, nhưng đừng phát cuồng về nó; làm tốt nhất mà bạn có thể làm được và chấp nhận giới hạn đó. Giới hạn này sẽ có đó, ngay cả về tính cách của bạn, đạo đức, mọi thứ!
Thậm chí thánh nhân cũng phải để ra chút ít không gian cho tội nhân, bởi vì tội nhân sẽ đi đâu? Cho nên có thể, chín mươi chín phần trăm là thánh nhân, nhưng một phần trăm của tội nhân sẽ có đó. Và điều ngược lại xảy ra: bạn có thể trở thành tội nhân chín mươi chín phần trăm nhưng một phần trăm của thánh nhân sẽ vẫn có đó. Nó phải là như vậy, bởi vì bạn sẽ bỏ phần kia đi đâu? Bạn có thể bắt ép nó tới chính cực điểm, nhưng một phần trăm của cái kia sẽ vẫn còn ở đó. Và nếu bạn phát điên về nó, thì cũng chẳng ích gì.
Con người của hiểu biết chấp nhận các giới hạn. Người ấy chấp nhận các khả năng, cái mà có thể. Người ấy biết cái không thể được, người ấy không bao giờ thử cái không thể được. Người ấy thảnh thơi và tận hưởng cái có thể. Và người ấy càng tận hưởng thì cái hoàn hảo càng tới với cuộc sống người ấy. Nhưng không còn lo nghĩ nữa, đấy là biết ơn - và đây là khác biệt.
Nếu bạn tới với một người thực sự tôn giáo, bạn sẽ cảm thấy ân huệ xung quanh người đó, vô nỗ lực. Người ấy chẳng làm gì cho bản thân mình, người ấy đơn giản thảnh thơi trong điều tối thượng, và bạn cảm thấy cái vô nỗ lực bao quanh người ấy.
Nếu bạn tới một người là người theo thuyết hoàn hảo, người giả tôn giáo, thế thì mọi điều bạn thấy sẽ là nhân tạo, sẽ không có ân huệ. Mọi thứ đều rõ ràng, mọi chuyển động đều có tính toán, tinh ranh. Mọi thứ người ấy làm đều là theo kỉ luật, không tự phát. Người ấy sống trong luật lệ; luật lệ riêng của người ấy trở thành sự cầm tù người ấy. Người ấy không thể cười, người ấy không thể là đứa trẻ, người ấy không thể là hoa. Dù người ấy là gì, người ấy cũng đưa nhiều nỗ lực vào trong nó đến mức mọi thứ đều trở thành căng thẳng và đi sai. Nó không phải là sự tuôn chảy tự phát.
Và điều này nên là tiêu chuẩn - nếu bạn đi tới thầy thì đây nên là tiêu chuẩn - rằng thầy là luồng chảy tự phát. Chỉ thế thì thầy mới có thể giúp bạn trở thành luồng chảy tự phát về phần bạn. Nếu thầy là người theo thuyết hoàn chỉnh bó buộc, ông ấy sẽ làm què quặt bạn, ông ấy sẽ giết chết bạn hoàn toàn. Ông ấy sẽ chặt bạn ra theo nhiều cách, và vào lúc ông ấy cho là bạn hoàn chỉnh, bạn chết.
Chỉ cái gì chết mới có thể hoàn hảo. Cái còn sống nhất định vẫn còn không hoàn hảo, nhớ lấy lấy điều này.
Sống trong hiểu biết này là hiện hữu không lo âu về không hoàn hảo.
Người ta đơn giản sống! Người ta sống toàn bộ, người ta sống toàn thể, và không bận tâm về hậu quả, điều xảy ra.
Sống trong niềm tin này...
Và đây là niềm tin cho Tăng Xán, và đây là niềm tin cho tôi nữa. Đây là tin cậy.
Người theo thuyết hoàn hảo không bao giờ tin cậy bởi vì người ấy bao giờ cũng tìm lầm lỗi. Người ấy chưa hề tin cậy vào cái gì. Thậm chí nếu bạn tặng cho người ấy bông hồng, người ấy cũng ngay lập tức thấy cái không hoàn hảo. Người ấy sẽ không nhìn vào bông hồng, người ấy sẽ nhìn vào cái không hoàn hảo. Con mắt người ấy là con mắt của logic, không phải của tình yêu. Người ấy bao giờ cũng nghi ngờ; người ấy không thể nào tin cậy vào bất kì ai, bởi vì người ấy không thể tin cậy vào bản thân mình.
Tới cái gọi là các thánh nhân mà xem - họ không thể tin cậy vào bản thân mình được. Họ sợ, bởi vì bất kì cái gì họ đã ép buộc đều bị ép buộc, nó không tự nhiên, và họ biết nếu họ thảnh thơi thế thì mọi sự sẽ đi sai. Nếu một phụ nữ đẹp tới một thánh nhân, bạn có thể thấy rằng ông ấy trở nên bồn chồn, bất ổn. Điều đó có thể không trên bề mặt, nhưng nếu bạn quan sát sâu sắc thì bạn có thể cảm thấy nó, bởi vì ông ấy đã áp đặt brachmacharya, vô dục, và người phụ nữ kia là nguy hiểm. Ông ấy không thể nào cho phép người phụ nữ này được ở đó lâu, bởi vì thế thì sự không tin cậy của ông ấy về bản thân mình sẽ lộ ra.
Người không tin cậy vào năng lượng sống của riêng mình thì không thể tin cậy vào ai được. Người ấy là kẻ thù của con người, kẻ đầu độc. Và kẻ đầu độc thì rất tính toán - họ phải như vậy, bởi vì họ phải biện minh và bảo vệ bản thân mình, và họ phải phụ thuộc vào tâm trí của riêng mình.
Và những kẻ đầu độc này đã làm hại nhiều lắm, làm tổn thương toàn thể nhân loại đến mức mà không thể nào nghĩ được làm sao nhân loại lại có thể thoát ra được điều đó. Họ đã đầu độc mọi thứ: “Cái này xấu, cái kia xấu, cái này là tội lỗi, cái kia là sai quấy.” Và họ đã tạo ra đống lộn xộn quanh bạn đến mức bất kì cái gì bạn làm thì bạn cũng sẽ cảm thấy mặc cảm. Nếu bạn không làm, bạn sẽ cảm thấy mặc cảm bởi vì tự nhiên.
Nếu bạn yêu, bạn đã sa ngã; nếu bạn không yêu, bạn cứ có cảm giác thôi thúc sâu sắc để yêu. Nó tới từ tự nhiên, chẳng có gì sai trong đó cả. Nó cũng tự nhiên như là đói hay khát vậy, và cũng đẹp như đói và khát. Nhưng thánh nhân của bạn muốn bạn chỉ là người chất dẻo - không đói, không khát, không yêu - thế thì bạn mới hoàn hảo.
Nếu toàn bộ cái máy này được làm bằng chất dẻo thế thì sẽ dễ dàng. Và các nhà khoa học đang nghĩ theo hướng này, để làm toàn bộ máy móc chất dẻo. Thế thì bạn chẳng cần thức ăn gì, bạn không cần tình yêu gì, bạn không cần thứ gì cả. Bạn trở thành cái máy, bạn là người máy. Đôi khi, khi cái gì đó đi sai, bạn có thể được gửi tới xưởng. Và hàng ngày bạn có thể đi tới trạm tiếp liệu, và họ có thể đổ ít xăng vào bạn và mọi sự đều ổn thoả. Thế thì bạn sẽ là người theo thuyết hoàn hảo, thế thì bạn sẽ là hoàn hảo.
Nhưng cuộc sống như nó đang đấy, cuộc sống là tinh tế; nó không phải là chất dẻo, nó rất tinh tế. Bạn không có dây dợ, bạn có thần kinh. Và sự cân bằng bao giờ cũng di động. Không cái gì chắc chắn cả, và mọi sự cứ tan chảy và hội nhập vào cái khác. Đó là lí do tại sao bạn sống động.
Con người của hiểu biết không bận tâm, người ấy không lo âu về cái không hoàn hảo. Người ấy không nghĩ dưới dạng hoàn hảo chút nào; người ấy chỉ sống các khoảnh khắc toàn thể nhất có thể được, toàn bộ nhất có thể được. Và người ấy càng sống toàn bộ hơn, người ấy càng trở nên có khả năng sống nó hơn.
Một ngày sẽ tới... người ấy đơn giản sống mà không bó buộc ý tưởng gì, không nghĩ về bất kì khái niệm nào, không tạo ra bất kì luật lệ và qui tắc nào về cuộc sống mình. Người ấy đơn giản sống và tận hưởng và vui sướng.
Sống trong niềm tin này là con đường đi tới bất nhị...
và đây là đức tin...
bởi vì cái bất nhị là một với tâm trí tin cậy.
Và sâu bên trong, nếu bạn có tâm trí tin cậy, cái bất nhị sẽ ở ngay trước bạn. Sâu bên dưới nếu bạn có hoài nghi, thế thì lí thuyết, suy nghĩ, lời, triết lí, học thuyết sẽ có đó, và bạn sẽ hoàn toàn mù loà. Bạn sẽ không có khả năng thấy cái gần, bạn sẽ có khả năng chỉ nghĩ về cái ở xa. Bên trong mà tin cậy, thì bên ngoài là thực tại; bên trong mà tin cậy, thì bên ngoài là chân lí. Tin cậy và chân lí gặp gỡ - và không có gặp gỡ nào khác...
...bởi vì cái bất nhị là một với tâm trí tin cậy.
Lời!
Đạo vượt ra ngoài ngôn ngữ, vì trong nó không có hôm qua, không có ngày mai, không có hôm nay.
Điều cuối cùng: Tăng Xán đang nói rằng ngôn ngữ là có thể nếu thời gian hiện hữu, ngôn ngữ là cùng động thái như thời gian. Đó là lí do tại sao ngôn ngữ lại có ba thời: quá khứ, hiện tại, tương lai - cũng giống như thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngôn ngữ là thời gian, bị phân chia thành cùng phân loại như thời gian. Còn cuộc sống thì vượt ra ngoài. Cuộc sống không là quá khứ. Quá khứ ở đâu? Bạn không thể nào tìm ra nó ở đâu cả.
Tôi đã từng nghe rằng có lần chuyện xảy ra:
Một người tới thăm một viện bảo tàng lớn. Người này rất giầu, cho nên người ta dành cho ông ta người thuyết minh giỏi nhất. Người này nhìn vào một cái đầu và ông ta hỏi, “Đây là ai vậy?”
Người thuyết minh thực sự không biết, cho nên anh ta nói, “Đấy là cái đầu của Napoleon.”
Thế rồi đến một cái đầu nhỏ; và lần nữa người này lại hỏi. Và người thuyết minh lại bị kích động bởi người giầu này, và sợ đến mức anh ta hoàn toàn lẫn lộn bên trong và anh ta nói, “Đây cũng là đầu của Napoleon.”
Cho nên người giầu nói, “Anh ngụ ý gì vậy? Hai đầu sao?”
Thế là người thuyết minh bị khó xử, và câu trả lời nào đó phải được đưa ra chứ. Cho nên anh ta nói, “Vâng, đây là cái đầu thời trẻ con của ông ấy còn kia là cái đầu lúc về già.”
Nếu quá khứ tồn tại, thế thì cái đầu trẻ con sẽ có đó, thế thì nhiều cái đầu sẽ có đó; khi bạn chết bạn sẽ bỏ lại hàng triệu cái đầu đằng sau. Nhưng bạn bỏ lại chỉ mỗi cái đầu thôi, không hàng triệu đầu. Quá khứ biến mất; quá khứ không ở đâu cả, chỉ trong kí ức. Tương lai ở đâu? Tương lai không ở đâu cả, chỉ trong tưởng tượng. Quá khứ là cái không phải là bây giờ và tương lai là cái chưa có. Đó là lí do tại sao các nhà huyền môn bao giờ cũng nói: Chỉ hiện tại là có. Nhưng Tăng Xán còn đi thêm lên một bước và ông ấy nói:
...không có hôm qua, không có ngày mai, không có hôm nay.
Thậm chí không có cả hiện tại nữa. Ông ấy ngụ ý gì? - bởi vì ông ấy là đúng, tuyệt đối đúng. Nếu không có quá khứ và không tương lai, thế thì làm sao hiện tại có thể tồn tại được? Bởi vì hiện tại tồn tại chỉ giữa quá khứ và tương lai.
Hiện tại là gì? - bước chuyển. Từ quá khứ bạn chuyển tới tương lai; trong việc chuyển đó, chỉ trong một khoảnh khắc, là hiện tại. Hiện tại là gì? - Nó chỉ là bước chuyển từ quá khứ sang tương lai, nó là cánh cửa từ buồng này sang buồng khác. Nhưng nếu cả buồng này không tồn tại, buồng kia cũng không tồn tại, thế thì làm sao cánh cửa có thể tồn tại được? Nó là cây cầu giữa quá khứ và tương lai. Và nếu cả hai bờ đều không có, làm sao cây cầu có thể tồn tại được?
Tăng Xán là phải. Tăng Xán nói: Không quá khứ không tương lai không hiện tại. Ông ấy đang nói không có thời gian. Và toàn bộ ngôn ngữ phụ thuộc vào thời gian, quá khứ, tương lai, hiện tại. Ngôn ngữ là sáng tạo của tâm trí, thời gian cũng là sáng tạo của tâm trí.
Khi bạn vứt bỏ ngôn ngữ, thời gian biến mất. Khi bạn vứt bỏ suy nghĩ, không có quá khứ, không hiện tại, không tương lai. Bạn đi ra ngoài thời gian, không có thời gian. Khi không có thời gian, có vĩnh hằng. Khi không có thời gian, bạn đã đi vào trong thế giới của điều vĩnh hằng.
Chân lí là vĩnh hằng. Và tất cả những điều bạn đã thu được đều là phản ánh tạm thời của chân lí.
Nó cũng giống như trăng lên trên trời, đó là đêm trăng tròn, và bạn nhìn sâu vào trong hồ và mặt trăng có đó. Mặt trăng này là tất cả những cái mà bạn có - mặt trăng ở trong hồ.
Tâm trí soi gương; tất cả chân lí mà bạn có đều được soi gương qua tâm trí, chúng là sự phản xạ.
Tăng Xán đang nói gì? Tăng Xán đang nói: Quên hồ này đi! bởi vì đây là tấm gương. Nhìn ra ngoài, chỉ thế thì bạn mới có khả năng thấy trăng thực - và nó có đấy.
Nhưng bạn lại quá đồng nhất với cái hồ, với tâm trí soi gương. Vứt bỏ tâm trí đi và bỗng nhiên mọi thứ mà bạn bỏ lỡ lại khớp, mọi thứ mà bạn đã tìm kiếm lại xảy ra, mọi thứ mà bạn bao giờ cũng mơ ước và ham muốn lại có đấy. Mọi thứ được hoàn thành.
Toàn bộ thông điệp này là làm sao vứt bỏ tâm trí, ngôn ngữ và thời gian.
Kết thúc quyển “Tín Tâm Minh – Sách về cái Không”  Quay về Mục lục 

0 Đánh giá

Ads Belove Post