Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 14. Đổi hướng năng lượng

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 14. Đổi hướng năng lượng

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 - Osho
Vigyan Bhairav Tantra Vol. 1
Chương 14. Đổi hướng năng lượng


Câu hỏi 1
Nếu chứng ngộ và samadhi ngụ ý tâm thức toàn bộ, tâm thức vũ trụ, tâm thức lan toả khắp, thế thì dường như rất kì lạ mà đi gọi trạng thái tâm thức vũ trụ này là việc định tâm, vì từ ‘định tâm’ ngụ ý về một điểm. Tại sao tâm thức vũ trụ, hay samadhi, được gọi là việc định tâm?
Việc định tâm là con đường, không là mục đích. Việc định tâm là phương pháp, không là kết quả. Samadhi không được gọi là việc định tâm; việc định tâm là kĩ thuật đi tới samadhi. Tất nhiên, chúng có vẻ mâu thuẫn vì khi người ta nhận ra, trở nên được chứng ngộ, không có trung tâm nào còn lại.
Jacob Boehme đã nói rằng khi người ta đi tới điều thiêng liêng, nó có thể được mô tả theo hai cách: hoặc trung tâm là ở mọi nơi bây giờ, hoặc trung tâm là không ở đâu cả; cả hai đều ngụ ý cùng một điều. Cho nên từ ‘việc định tâm’ dường như mâu thuẫn, nhưng con đường không phải là mục đích và phương pháp không phải là kết quả. Và phương pháp có thể là mâu thuẫn. Cho nên chúng ta phải hiểu điều đó bởi vì một trăm mười hai phương pháp này là những phương pháp của việc định tâm.
Nhưng một khi bạn trở nên được định tâm bạn sẽ bùng nổ. Việc định tâm chỉ là tụ bản thân bạn một cách toàn bộ vào một điểm. Một khi bạn được tụ lại tại một điểm, được kết tinh tại một điểm, điểm đó tự động bùng nổ. Thế thì không có trung tâm - hay thế thì trung tâm là ở mọi nơi. Cho nên việc định tâm là phương tiện cho bùng nổ.
Tại sao việc định tâm trở thành phương pháp? Nếu bạn không được định tâm năng lượng của bạn không được hội tụ, nó không thể bùng nổ. Nó dàn trải; nó không thể bùng nổ. Việc bùng nổ cần năng lượng lớn. Bùng nổ nghĩa là bây giờ bạn không dàn trải - bạn ở một điểm. Bạn trở thành nguyên tử; thực sự, bạn trở thành nguyên tử tâm linh. Và chỉ khi bạn được định tâm đủ để trở thành nguyên tử bạn mới có thể nổ. Thế thì có việc bùng nổ nguyên tử.
Bùng nổ đó không được nói tới bởi vì nó không thể hiện hữu, cho nên chỉ phương pháp được cho. Kết quả không được nói tới. Nó không thể được nói tới. Nếu bạn làm phương pháp này kết quả sẽ theo sau, và không có cách nào để diễn đạt nó.
Cho nên nhớ điều này: về căn bản, tôn giáo không bao giờ nói về bản thân kinh nghiệm này, nó chỉ nói về phương pháp; nó chỉ ra cách thức, không chỉ ra cái gì. Cái gì được bỏ lại cho bạn. Nếu bạn làm cách thức, cái gì sẽ tới với bạn. Và không có cách nào để truyền đạt nó. Người ta có thể biết nó, nhưng người ta không thể truyền đạt được nó. Nó là kinh nghiệm vô hạn tới mức ngôn ngữ trở thành vô dụng. Sự bao la của nó là tới mức không lời nào có được năng lực diễn đạt nó. Cho nên chỉ phương pháp được cho.
Phật tương truyền đã liên tục nói trong bốn mươi năm, "Đừng hỏi ta về chân lí, về điều thiêng liêng, về niết bàn, giải thoát. Đừng hỏi ta bất kì cái gì về những thứ như vậy. Cứ hỏi ta về cách đạt tới đó. Ta có thể chỉ cho ông con đường, nhưng ta không thể cho ông kinh nghiệm này, thậm chí không nói được bằng lời." Kinh nghiệm này có tính cá nhân; phương pháp là vô nhân. Phương pháp là khoa học, vô nhân; kinh nghiệm bao giờ cũng cá nhân và thơ ca.
Tôi ngụ ý gì khi tôi phân biệt theo cách này? Phương pháp là khoa học. Nếu bạn có thể làm nó, việc định tâm sẽ tạo ra kết quả. Việc định tâm đó nhất định tạo ra kết quả nếu phương pháp được thực hiện. Nếu việc định tâm không xảy ra, thế thì bạn có thể biết rằng bạn đang bỏ lỡ vấn đề ở đâu đó. Ở đâu đó bạn đã bỏ lỡ phương pháp này; bạn đã không tuân theo nó. Phương pháp là khoa học; việc định tâm là khoa học; nhưng khi bùng nổ tới với bạn, nó là thơ ca.
Với thơ ca, tôi ngụ ý mọi người trong các bạn sẽ trải nghiệm nó theo cách khác nhau. Thế thì không có nền tảng chung. Và mọi người sẽ diễn đạt nó theo cách khác nhau. Phật nói cái gì đó, Mahavir nói cái gì đó, Krishna nói cái gì đó khác, và Jesus, Mohammed, Moses và Lão Tử, tất cả họ đều khác biệt - không trong phương pháp, nhưng trong cách họ diễn đạt kinh nghiệm của họ. Chỉ một điều tất cả họ đều đồng ý, rằng bất kì cái gì họ nói đều không diễn đạt cái họ đã cảm thấy. Duy nhất trên một điểm đó họ đồng ý.
Dầu vậy, họ cố gắng. Dầu vậy, họ cố gắng truyền đạt bằng cách nào đó, để gợi ý. Điều đó dường như là không thể được, nhưng nếu bạn có trái tim thông cảm, cái gì đó có thể được truyền đạt. Nhưng điều đó cần thông cảm và yêu và tôn kính sâu sắc. Cho nên thực sự, bất kì khi nào cái gì đó được truyền đạt, nó không phụ thuộc vào người truyền đạt, nó phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn có thể nhận nó trong yêu và tôn kính sâu sắc, thế thì cái gì đó đạt tới bạn. Nhưng nếu bạn phê phán nó, thế thì không cái gì đạt tới. Đầu tiên, khó diễn đạt. Và cho dù nó được diễn đạt, bạn lại phê phán - thế thì thông điệp này trở thành không thể được; không có trao đổi.
Trao đổi là rất tinh tế. Đó là lí do tại sao trong tất cả một trăm mười hai kĩ thuật này nó đã bị bỏ ra hoàn toàn - chỉ được gợi ý tới. Shiva nói nhiều lần thế: "Làm cái này, và thế rồi có kinh nghiệm," và thế rồi ông ấy trở nên im lặng. "Làm cái này, và thế rồi có kinh nghiệm," và thế rồi ông ấy trở nên im lặng.
"Phúc lành, kinh nghiệm, bùng nổ": bên ngoài chúng, có kinh nghiệm cá nhân. Với cái mà không thể được diễn đạt, tốt hơn cả là không cố diễn đạt nó - vì nếu việc diễn đạt bị cố thực hiện cho cái không thể được diễn đạt, nó sẽ bị hiểu lầm. Cho nên Shiva im lặng. Ông ấy đơn giản nói về phương pháp, kĩ thuật, về cách làm nó.
Nhưng việc định tâm không phải là mục đích nó chỉ là con đường. Và tại sao việc định tâm xảy ra, phát triển, trở thành việc bùng nổ? Vì nếu nhiều năng lượng được định tâm tại một điểm, điểm đó sẽ bùng nổ. Điểm này là nhỏ thế và năng lượng là lớn thế, điểm này không thể chứa được nó; do đó có bùng nổ.
Cái bóng đèn này có thể chứa một lượng điện đặc thù. Nếu có nhiều điện hơn, bóng đèn sẽ nổ. Đó là lí do cho việc định tâm: bạn càng được định tâm, năng lượng ở trung tâm của bạn càng nhiều. Một khoảnh khắc có nhiều năng lượng thế, trung tâm sẽ không có khả năng chứa được nữa. Nó sẽ bùng nổ.
Cho nên đó là khoa học; đó chỉ là luật khoa học. Và nếu trung tâm không bùng nổ, điều đó nghĩa là bạn vẫn không được định tâm. Một khi bạn được định tâm, ngay lập tức việc nổ đi theo. Không có kẽ hở thời gian. Cho nên nếu bạn cảm thấy rằng việc nổ không tới, điều đó nghĩa là bạn vẫn không được hội tụ. Bạn vẫn không có một trung tâm, bạn vẫn có nhiều trung tâm, bạn vẫn bị phân chia, năng lượng của bạn vẫn bị tiêu tán, năng lượng của bạn vẫn đang đi ra ngoài.
Khi năng lượng đi ra ngoài bạn bị trống rỗng năng lượng, bị tiêu tán. Chung cuộc bạn sẽ trở thành bất lực. Thực sự, khi chết tới bạn đã chết; bạn chỉ là một tế bào chết. Bạn đã thường xuyên ném năng lượng ra ngoài - cho nên dù số lượng năng lượng có thể là bất kì cái gì, trong một thời kì bạn sẽ trở thành trống rỗng. Năng lượng đi ra nghĩa là chết. Bạn đang chết đi mọi khoảnh khắc; năng lượng của bạn bị làm trống rỗng; bạn đang ném năm lượng của bạn đi, đang tiêu tán nó.
Họ nói rằng ngay cả mặt trời mà đã có đó trong hàng triệu và hàng triệu năm, một kho dự trữ năng lượng lớn thế, đang bị làm rỗng dần thường xuyên. Và trong vòng bốn tỉ năm nó sẽ chết. Mặt trời sẽ chết đơn giản vì sẽ không còn năng lượng để phát xạ. Mọi ngày nó đang chết đi vì tia sáng mang năng lượng của nó hướng tới biên của vũ trụ, nếu có bất kì biên nào. Năng lượng đang đi ra.
Chỉ con người là có năng lực biến đổi và thay đổi chiều của năng lượng. Bằng không chết là hiện tượng tự nhiên - mọi thứ đều chết. Duy nhất con người có năng lực biết cái không chết, cái bất tử.
Cho nên bạn có thể thu toàn thể điều này vào trong một luật. Nếu năng lượng đi ra ngoài, chết sẽ là kết quả và bạn sẽ không bao giờ biết sống ngụ ý gì. Bạn chỉ có thể biết việc chết chậm. Bạn không bao giờ cảm thấy sự mãnh liệt của việc là sống động. Nếu năng lượng đi ra ngoài thế thì chết là kết quả tự động - của bất kì cái gì, dù là thế nào. Nếu bạn có thể đổi chiều của năng lượng - năng lượng không đi ra ngoài, nhưng đi vào trong - thế thì việc chuyển hoá, biến đổi xảy ra.
Thế thì năng lượng này mà đang tới từ bên trong trở nên được định tâm tại một điểm trong bạn. Điểm đó là ở gần rốn - vì thực sự, bạn được sinh ra tại rốn. Bạn được nối với mẹ bạn ở rốn. Sinh lực của người mẹ được rót vào trong bạn qua rốn. Và một khi dây rốn bị cắt ra, bạn bị tách rời khỏi người mẹ, bạn trở thành một cá nhân. Trước đó bạn không là một cá nhân, chỉ là một phần của mẹ bạn.
Cho nên việc sinh thực xảy ra khi dây rốn bị cắt. Thế thì đứa trẻ nhận cuộc sống riêng của nó, trở thành trung tâm riêng của nó. Trung tâm đó nhất định ở ngay rốn, vì qua rốn năng lượng đi tới đứa trẻ. Đó là mối nối liên kết. Và dầu vậy, dù bạn nhận biết hay không, rốn của bạn vẫn còn là trung tâm.
Nếu năng lượng bắt đầu đổ vào, nếu bạn đổi hướng của năng lượng để cho nó đi vào, nó sẽ đập vào rốn. Nó sẽ liên tục đi vào và trở nên được định tâm ở rốn. Khi nó thành nhiều tới mức rốn không thể chứa được nó, tới mức trung tâm này không thể chứa được nó thêm nữa, trung tâm này bùng nổ. Trong việc bùng nổ đó, bạn không còn là một cá nhân. Bạn đã không là cá nhân khi bạn được nối với mẹ bạn; lần nữa bạn sẽ không là cá nhân.
Việc sinh mới đã xảy ra. Bạn đã trở thành một với vũ trụ. Bây giờ bạn không có bất kì trung tâm nào; bạn không thể nói "tôi." Bây giờ không có bản ngã. Một Phật, một Krishna, liên tục nói và dùng từ 'tôi'. Điều đó đơn giản là hình thức; họ không có bản ngã nào. Họ không hiện hữu.
Phật sắp chết. Ngày ông ấy chết, nhiều, nhiều người, đệ tử, sannyasin, tụ tập lại, và họ buồn; họ kêu khóc. Cho nên Phật hỏi, "Sao các ông khóc?" Ai đó nói, "Vì thầy sẽ sớm không còn nữa."
Phật cười và nói, "Nhưng ta đã không còn nữa từ bốn mươi năm nay rồi. Ta chết vào ngày ta trở nên chứng ngộ. Trung tâm đã không có đó trong bốn mươi năm. Cho nên đừng khóc, đừng buồn. Không ai chết bây giờ. Ta không còn nữa! Nhưng dầu vậy từ “ta” vẫn phải được dùng cho dù để biểu thị rằng ta không còn nữa."
Năng lượng chuyển vào trong là toàn thể tôn giáo, là điều được ngụ ý bởi việc tìm kiếm tôn giáo. Làm sao chuyển năng lượng, làm sao tạo ra sự toàn bộ về việc rẽ ngoặt này? Những phương pháp này giúp ích. Cho nên nhớ, việc định tâm không phải là samadhi, việc định tâm không phải là kinh nghiệm này. Việc định tâm là cánh cửa tới kinh nghiệm này, và khi có kinh nghiệm này, không có việc định tâm. Cho nên việc định tâm chỉ là bước chuyển.
Bạn không được định tâm bây giờ: bạn thực sự là đa định tâm. Đó là lí do tại sao tôi nói bạn không được định tâm bây giờ. Khi bạn trở nên được định tâm, chỉ có một trung tâm. Thế thì năng lượng đã chuyển vào đa trung tâm đã quay lại; nó là việc về nhà. Thế thì bạn ở tại trung tâm của bạn; thế thì... bùng nổ. Lần nữa trung tâm không còn nữa, nhưng thế thì bạn không là đa trung tâm. Thế thì không có trung tâm chút nào. Bạn đã trở thành một với vũ trụ. Thế thì sự tồn tại và bạn ngụ ý là một và cùng một thứ.
Chẳng hạn, núi băng nổi trên biển. Núi băng có trung tâm của riêng nó. Nó có tính cá nhân tách rời; nó tách rời với đại dương. Sâu bên dưới nó không tách rời, vì nó không là gì ngoài nước ở nhiệt độ đặc biệt. Khác biệt giữa nước đại dương và núi băng không trong bản tính của chúng - một cách tự nhiên, chúng là như nhau. Khác biệt chỉ về nhiệt độ. Và thế rồi mặt trời lên, và bầu không khí trở thành nóng, và núi băng bắt đầu tan ra. Thế thì không có núi băng: nó đã bị tan chảy. Bây giờ bạn không thể tìm thấy nó được vì không có tính cá nhân, không có trung tâm trong nó. Nó đã trở thành một với đại dương.
Trong bạn và trong Phật, trong những người đã đóng đinh Jesus và trong Jesus, trong Krishna và trong Arjuna, không có khác biệt về bản chất. Arjuna giống như núi băng và Krishna giống như đại dương. Không có khác biệt về bản chất. Họ cả hai là một và như nhau, nhưng Arjuna có hình tướng, có tên tuổi - sự tồn tại cá nhân, bị cô lập. Anh ta cảm thấy, "Ta hiện hữu."
Qua những phương pháp này của việc định tâm, nhiệt độ sẽ thay đổi, núi băng sẽ tan ra, và thế thì sẽ không có khác biệt. Cảm giác đại dương đó là samadhi; việc là núi băng là tâm trí. Và cảm thấy tính đại dương là việc là vô trí.
Việc định tâm chỉ là lối chuyển, điểm biến đổi mà từ đó núi băng sẽ không còn nữa. Trước nó đã không có đại dương - chỉ có núi băng. Sau nó sẽ không có núi băng - chỉ có đại dương. Cảm giác đại dương là samadhi: nó là việc cảm thấy bản thân người ta là một với cái toàn thể.
Nhưng tôi không nói nghĩ bản thân bạn là một với cái toàn thể. Bạn có thể nghĩ, nhưng suy nghĩ là trước khi định tâm; điều đó không phải là nhận ra. Bạn không biết - bạn chỉ nghe; bạn đã đọc. Bạn ước rằng một ngày nào đó điều này có thể xảy ra cho bạn nữa, nhưng bạn đã không nhận ra. Trước khi định tâm bạn có thể liên tục suy nghĩ, nhưng suy nghĩ đó là vô dụng. Sau khi định tâm không có người nghĩ. Bạn biết! Nó đã xảy ra! Bạn không còn nữa; chỉ có đại dương. Định tâm là phương pháp. Samadhi là mục đích.
Không cái gì đã được nói về điều xảy ra trong samadhi vì không cái gì có thể được nói. Và Shiva là rất khoa học. Ông ấy không quan tâm chút nào tới việc nói. Ông ấy là kiểu điện tín; ông ấy sẽ không dùng một lời phụ thêm. Cho nên ông ấy đơn giản gợi ý: "Kinh nghiệm, phúc lành, việc xảy ra." Không chỉ điều này, đôi khi ông ấy sẽ đơn giản nói, "Rồi." Ông ấy sẽ nói, "Được định tâm giữa hai hơi thở và rồi." Và thế rồi ông ấy sẽ dừng lại. Thế rồi đôi khi ông ấy sẽ đơn giản nói, "Ở giữa, ở ngay chính giữa hai cực điểm, và cái đó."
Đây là những chỉ báo - "Cái đó, rồi, kinh nghiệm, phúc lành, việc xảy ra, bùng nổ." Nhưng thế rồi ông ấy dừng lại hoàn toàn. Tại sao? Chúng ta muốn ông ấy nói cái gì đó thêm nữa.
Hai lí do. Một: Cái đó không thể được giải thích. Tại sao nó không thể được giải thích? Có những nhà tư tưởng - chẳng hạn, các nhà thực chứng, nhà phân tích ngôn ngữ và những người khác ở châu Âu - người nói rằng cái có thể được trải nghiệm có thể được giải thích. Và họ có vấn đề để làm.
Họ nói nếu bạn có thể trải nghiệm nó, thế thì tại sao bạn không thể nói được về nó, cho nên tại sao bạn không thể làm nó thành hiểu được cho người khác? Cho nên họ nói rằng nếu có bất kì kinh nghiệm nào, thế thì nó có thể được diễn đạt. Và nếu bạn không thể diễn đạt được nó, điều đó đơn giản chứng tỏ rằng không có kinh nghiệm. Thế thì bạn là đần độn - bị lẫn lộn, mơ hồ. Và nếu bạn thậm chí không thể diễn đạt được nó, thế thì không có khả năng nào rằng bạn sẽ có thể trải nghiệm.
Vì quan điểm này, họ nói tôn giáo toàn là lời nói vớ vẩn vô nghĩa. Tại sao bạn không thể diễn đạt được nó nếu bạn có thể nói bạn đã trải nghiệm? Quan điểm của họ hấp dẫn nhiều người, nhưng luận cứ của họ lại không có cơ sở. Gạt sang bên kinh nghiệm tôn giáo đi, kinh nghiệm bình thường cũng không thể được giải thích và diễn đạt - những kinh nghiệm rất đơn giản.
Tôi bị đau trong đầu, và nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm đau đầu, tôi không thể giải thích được cho bạn đau đầu nghĩa là gì. Điều đó không có nghĩa rằng tôi là đần độn; điều đó không có nghĩa là tôi chỉ đang nghĩ và tôi không trải nghiệm. Đau đầu có đó. Tôi trải nghiệm nó trong tính toàn bộ của nó, trong cái đau đầy đủ của nó. Nhưng nếu bạn đã không trải nghiệm đau đầu, nó không thể được giải thích, nó không thể được diễn đạt cho bạn. Nếu bạn cũng đã trải nghiệm nó, thế thì tất nhiên không có vấn đề gì, nó có thể được diễn đạt.
Khó khăn của Phật là ở chỗ ông ấy phải nói với những người phi Phật - không phải là phi Phật tử, vì phi Phật tử cũng có thể là phật. Jesus là phi Phật tử, nhưng ông ấy là phật. Vì Phật định trao đổi với những người đã không trải nghiệm, có khó khăn. Bạn không biết đau đầu là gì. Có nhiều người đã không biết đau đầu. Họ đã chỉ nghe nói tới từ này; nó không ngụ ý cái gì với họ.
Bạn có thể nói với người mù về ánh sáng, nhưng không cái gì được truyền đạt. Người đó nghe thấy lời ‘ánh sáng’, người đó nghe lời giải thích. Người đó có thể hiểu toàn thể lí thuyết về ánh sáng, nhưng dầu vậy lời ‘ánh sáng’ không truyền đạt cái gì cho người đó. Chừng nào người đó còn chưa thể trải nghiệm, trao đổi là không thể được. Cho nên lưu ý điều đó: trao đổi là có thể chỉ nếu hai người đang trao đổi có cùng kinh nghiệm.
Chúng ta có khả năng trao đổi trong cuộc sống bình thường vì kinh nghiệm của chúng ta là tương tự. Nhưng ngay cả vậy, nếu một người định chẻ sợi tóc ra thế thì sẽ có khó khăn. Tôi nói trời mầu xanh và bạn cũng nói trời mầu xanh, nhưng làm sao chúng ta quyết định được rằng kinh nghiệm về xanh của tôi và kinh nghiệm về xanh của bạn là như nhau? Không có khả năng nào để quyết định.
Tôi có thể nhìn vào sắc thái này của xanh và bạn có thể nhìn vào sắc thái khác của xanh, nhưng điều tôi đang nhìn ở bên trong, điều tôi đang trải nghiệm, không thể truyền đạt được cho bạn. Tôi đơn giản nói "xanh." Bạn cũng nói "xanh," nhưng xanh có cả nghìn sắc thái - và không chỉ sắc thái, ‘xanh' có cả nghìn nghĩa. Trong hình mẫu tâm trí của tôi, xanh có thể ngụ ý một điều. Với bạn nó có thể ngụ ý cái gì đó khác, vì xanh không là nghĩa. Nghĩa bao giờ cũng trong hình mẫu của tâm trí. Cho nên ngay cả trong kinh nghiệm thông thường trao đổi là khó.
Hơn nữa, có những kinh nghiệm là của cõi bên kia. Chẳng hạn, ai đó đã rơi vào yêu. Người đó trải nghiệm cái gì đó. Toàn thể cuộc sống của người đó lâm nguy, nhưng người đó không thể giải thích được cái gì đã xảy ra cho người đó, cái gì đang xảy ra cho người đó. Người đó có thể khóc, người đó có thể hát, người đó có thể múa; đây là những chỉ báo rằng cái gì đó đang xảy ra trong người đó. Nhưng cái gì đang xảy ra trong người đó? Khi yêu xảy ra cho ai đó, cái gì thực sự đang xảy ra? Và yêu không phải là rất không thông thường. Nó xảy ra cho mọi người theo cách này cách nọ. Nhưng dầu vậy, chúng ta đã không có khả năng diễn đạt điều xảy ra bên trong.
Có những người cảm thấy yêu như sốt, như một loại bệnh. Rousseau nói rằng tuổi thanh niên không phải là đỉnh của cuộc sống con người, vì tuổi thanh niên là nguồn cơn cho bệnh tên là yêu. Chừng nào người ta chưa trở nên già tới mức yêu mất đi mọi nghĩa, tâm trí vẫn còn đần độn và phân vân. Cho nên trí huệ là có thể chỉ trong tuổi rất, rất già. Yêu sẽ không cho phép bạn là trí huệ - đó là cảm giác của ông ấy.
Có những người khác có thể cảm thấy khác hơn. Những người thực sự trí huệ sẽ trở nên im lặng về yêu. Họ sẽ không nói cái gì - vì cảm giác này là vô hạn thế, sâu tới mức ngôn ngữ nhất định phản bội nó. Và nếu nó được diễn đạt thế thì người ta cảm thấy mặc cảm, vì người ta không bao giờ có thể tạo ra cân bằng cho cảm giác về vô hạn. Cho nên người ta vẫn còn im lặng: kinh nghiệm càng sâu, khả năng diễn đạt càng ít.
Phật vẫn còn im lặng về Thượng đế không phải bởi vì không có Thượng đế. Và những người rất lớn tiếng về Thượng đế thực sự biểu lộ họ không có kinh nghiệm. Phật vẫn còn im lặng. Bất kì khi nào ông ấy đi tới bất kì thị trấn nào, ông ấy sẽ tuyên bố, "Xin đừng hỏi bất kì cái gì về Thượng đế. Các ông có thể hỏi bất kì cái gì, nhưng không về Thượng đế."
Học giả, bác học, người không có kinh nghiệm thực sự mà chỉ có tri thức, bắt đầu nói về Phật và tạo ra tin đồn, rằng, "Ông ấy im lặng vì ông ấy không biết. Nếu ông ấy biết thế thì tại sao ông ấy không nói?" Và Phật sẽ cười. Tiếng cười đó có chỉ có thể được hiểu bởi rất ít người.
Nếu yêu không thể được diễn đạt, thế thì làm sao Thượng đế có thể được diễn đạt? Thế thì bất kì diễn đạt nào cũng đều có hại - đó là một điều. Đó là lí do tại sao Shiva im lặng về kinh nghiệm này. Ông ấy đi tới điểm mà ngón tay có thể được dùng như chỉ dẫn - "Rồi, cái đó, kinh nghiệm này" - và thế rồi ông ấy trở nên im lặng.
Lí do thứ hai là: cho dù nó có thể được diễn đạt theo cách nào đó, cho dù nó có thể được diễn đạt chỉ từng phần... Cho dù nó không thể được diễn đạt, thực sự, thế nữa cách tương tự nào đó có thể được tạo ra để giúp đỡ. Nhưng những điều đó nữa Shiva không dùng, và có lí do. Chính vì tâm trí chúng ta tham tới mức bất kì cái gì được nói về kinh nghiệm đó, tâm trí bám lấy nó. Và thế thì tâm trí quên phương pháp và chỉ nhớ kinh nghiệm, vì phương pháp cần nỗ lực - nỗ lực lâu dài mà đôi khi chán ngắt, đôi khi nguy hiểm. Nỗ lực kiên trì lâu dài được cần.
Cho nên chúng ta quên mất về phương pháp. Chúng ta nhớ kết quả và chúng ta liên tục tưởng tượng, ao ước, ham muốn kết quả. Và người ta có thể tự lừa mình rất dễ dàng. Người ta có thể tưởng tượng rằng kết quả đã được đạt tới.
Ai đó đã ở đây vài ngày trước. Ông ấy là một sannyasin - một người già, người rất già. Ông ấy đã nhận tính chất sannyas ba mươi năm trước; giờ ông ấy gần bẩy mươi. Ông ấy tới tôi và ông ấy nói, "Tôi đã tới để làm việc truy hỏi nào đó, để biết cái gì đó."
Thế là tôi hỏi ông ấy, "Bạn muốn biết cái gì?"
Đột nhiên ông ấy thay đổi. Ông ấy nói, "Không, không thực sự để biết - chỉ để gặp thầy, vì bất kì cái gì tôi có thể được biết tôi đã biết rồi."
Trong ba mươi năm ông ấy đã từng tưởng tượng, ham muốn - ham muốn phúc lạc, kinh nghiệm thiêng liêng - và bây giờ, tại giai đoạn cuối này, ông ấy đã trở nên yếu và chết là gần. Bây giờ ông ấy đang tạo ra ảo giác rằng ông ấy đã trải nghiệm. Cho nên tôi bảo ông ấy, "Nếu bạn đã trải nghiệm rồi, thế thì giữ im lặng. Ở đây cùng tôi trong vài khoảnh khắc đi vì thế thì không có nhu cầu nói."
Thế rồi ông ấy trở nên bồn chồn. Ông ấy nói, "Được! Thế thì giả sử rằng tôi đã không trải nghiệm. Thế thì nói cho tôi cái gì đó đi."
Thế là tôi bảo ông ấy, "Không có khả năng nào cho tôi hỗ trợ bất kì cái gì. Hoặc bạn đã biết hoặc bạn đã không biết," tôi nói. "Cho nên rõ ràng về điều đó đi. Nếu bạn đã biết, thế thì giữ yên tĩnh. Ở đây trong vài khoảnh khắc và thế rồi đi. Nếu bạn đã không biết, thế thì rõ ràng đi. Thế thì nói với tôi là vậy."
Thế là ông ấy đâm phân vân. Ông ấy đã tới để truy hỏi về một số phương pháp. Thế rồi ông ấy nói, "Thực sự, tôi đã không trải nghiệm, nhưng tôi đã từng nghĩ nhiều thế về aham brahmasmi - tôi là người brahman - rằng đôi khi tôi quên rằng tôi đã chỉ nghĩ. Tôi đã lặp lại nó nhiều, suốt ngày đêm, trong ba mươi năm liên tục, tới mức đôi khi tôi hoàn toàn quên rằng tôi đã không biết điều này. Nó chỉ là lời nói vay mượn."
Khó nhớ cái gì là tri thức và cái gì là kinh nghiệm. Chúng bị lẫn lộn; chúng bị vướng víu và trộn lẫn. Và rất dễ cảm thấy rằng tri thức của bạn đã trở thành kinh nghiệm của bạn. Tâm trí con người có tính lừa dối, tinh ranh tới mức điều đó là có thể. Đó là lí do khác tại sao Shiva đã vẫn còn im lặng về kinh nghiệm này. Ông ấy sẽ không nói bất kì cái gì về nó. Ông ấy liên tục nói về phương pháp, vẫn còn hoàn toàn im lặng về kết quả. Bạn không thể bị ông ấy lừa.
Đó là một trong những lí do tại sao cuốn sách này, một trong những cuốn sách có ý nghĩa nhất, vẫn còn không được biết tới. Cuốn này Vigyana Bhairava Mật Tông là một trong những cuốn sách có ý nghĩa nhất trên thế giới. Không Kinh thánh, không Veda, không Gita nào là ý nghĩa thế, nhưng nó vẫn còn hoàn toàn không được biết tới. Lí do? Nó chứa chỉ toàn các phương pháp mà không có khả năng nào cho tham của bạn bám lấy kết quả.
Tâm trí muốn bám lấy kết quả. Tâm trí không quan tâm tới phương pháp; nó quan tâm tới kết quả cuối cùng. Và nếu bạn có thể bỏ qua phương pháp và đạt tới kết quả, tâm trí sẽ cực kì hạnh phúc.
Ai đó đã hỏi tôi, "Sao nhiều phương pháp thế? Kabir đã nói, 'Sahaj samadhi bhali - là tự phát đi.' Cực lạc tự phát là tốt, cho nên không có nhu cầu về phương pháp."
Tôi bảo người đó, "Nếu bạn đã đạt tới “sahaj samadhi - cực lạc tự phát - thế thì tất nhiên không phương pháp nào hữu dụng; không có nhu cầu. Tại sao bạn đã tới đây?"
Người đó nói, "Tôi vẫn chưa đạt tới, nhưng tôi cảm thấy rằng sahaj - tự phát - là tốt hơn."
"Nhưng sao bạn cảm thấy rằng tự phát là tốt hơn?" tôi nói. Vì không phương pháp nào được gợi ý, tâm trí cảm thấy thoải mái là bạn không có gì để làm - và không có việc làm, bạn có thể có mọi thứ!
Vì điều này Thiền đã trở thành mốt ở phương Tây - vì Thiền nói, đạt tới nó một cách vô nỗ lực; không có nhu cầu nỗ lực. Thiền là đúng; không có nhu cầu về nỗ lực. Nhưng nhớ, để đạt tới điểm vô nỗ lực này bạn sẽ cần nỗ lực lâu, dài lâu. Để đạt tới điểm nơi không nỗ lực nào được cần tới, để đạt tới điểm nơi bạn có thể vẫn còn trong vô làm, nỗ lực lâu dài sẽ được cần. Nhưng kết luận hời hợt rằng Thiền nói vô nỗ lực được cần đã trở thành rất hấp dẫn ở phương Tây. Nếu vô nỗ lực được cần thế thì tâm trí nói: đây là điều đúng, vì mình có thể làm nó mà không làm cái gì cả. Nhưng không ai có thể làm được điều đó.
Suzuki, người đã làm cho Thiền được biết tới ở phương Tây, đã làm một phục vụ và cũng là một phi phục vụ. Và phi phục vụ sẽ vẫn còn trong một thời kì dài hơn. Ông ấy là con người rất chân thực, một trong những người chân thực nhất của thế kỉ này, và trong cả đời mình ông ấy đã vật lộn để mang thông điệp của Thiền sang phương Tây. Và một mình, với nỗ lực riêng của mình, ông ấy đã làm cho nó được biết tới ở phương Tây. Và bây giờ có một mốt; có những người bạn Thiền khắp phương Tây. Không cái gì hấp dẫn như Thiền bây giờ.
Nhưng vấn đề chính bị lỡ. Sự hấp dẫn đã tới chỉ vì Thiền nói không phương pháp nào được cần, vô nỗ lực được cần. Bạn không phải làm bất kì cái gì; một cách tự phát nó nở hoa.
Điều này là đúng - nhưng bạn là không tự phát, cho nên nó sẽ không bao giờ nở hoa trong bạn. Là tự phát đi... Điều đó có vẻ ngớ ngẩn và mâu thuẫn, vì với bạn để là tự phát nhiều phương pháp được cần để làm thuần khiết bạn, để làm cho bạn thành hồn nhiên để cho bạn có thể là tự phát. Bằng không bạn không thể tự phát trong bất kì cái gì.
Cuốn sách này Vigyana Bhairava Mật Tông đã được dịch sang tiếng Anh bởi Paul Reps. Ông ấy đã viết cuốn sách rất hay, zen flesh, zen bones - Thịt thiền, xương thiền, và chỉ trong phụ lục ông ấy mới đưa cuốn sách Vigyana Bhairava Mật Tông vào. Toàn thể cuốn sách đều liên quan tới Thiền; chỉ trong phụ lục ông ấy đã thêm cuốn sách này nữa, một trăm mười hai phương pháp, và ông ấy gọi nó là bài viết tiền Thiền. Nhiều người theo Thiền không thích điều này vì họ nói, "Thiền nói vô nỗ lực được cần, và cuốn sách này chỉ liên quan tới nỗ lực. Cuốn sách này chỉ liên quan tới phương pháp, và Thiền nói vô phương pháp, vô nỗ lực được cần. Cho nên nó là phản Thiền, không phải là tiền Thiền." Một cách nông cạn họ là đúng, nhưng sâu bên dưới họ không đúng, vì để đạt tới tự phát người ta phải du hành con đường dài.
Một trong các đệ tử của Gurdjieff, Ouspensky, hay nói, bất kì khi nào ai đó tới ông ấy để hỏi về con đường, "Chúng tôi không biết gì về con đường. Chúng tôi chỉ dạy về đường mòn nào đó dẫn tới con đường. Con đường là không được biết tới cho chúng tôi." Đừng nghĩ rằng bạn đã trên con đường. Thậm chí con đường còn ở xa xôi. Từ chỗ bạn đang vậy, từ điểm đó, thậm chí con đường là xa xôi. Cho nên trước hết bạn phải đạt tới con đường. Ouspensky là người rất khiêm tốn, và rất khó có tính tôn giáo và khiêm tốn - rất, rất khó, vì một khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn biết, cái đầu phát điên. Ông ấy bao giờ cũng sẽ nói, "Chúng tôi không biết gì về con đường. Nó là rất xa xôi, và không có nhu cầu ngay bây giờ thảo luận về nó." Bất kì chỗ nào bạn đang ở, trước tiên bạn phải tạo ra móc nối, chiếc cầu nhỏ, lối mòn sẽ dẫn bạn tới con đường.
Tính tự phát - sahaj yoga - là rất xa xôi với bạn. Ở chỗ bạn đang ở, bạn là người nhân tạo, được trau dồi, có văn hoá toàn bộ. Không cái gì là tự phát - không cái gì, tôi nói, là tự phát. Khi không cái gì là tự phát trong cuộc sống của bạn, làm sao tôn giáo có thể là tự phát? Khi không cái gì là tự phát, ngay cả yêu cũng không là tự phát. Ngay cả yêu là chuyện mặc cả, ngay cả yêu là tính toán, ngay cả yêu là nỗ lực. Thế thì không cái gì có thể là tự phát. Và thế thì bùng nổ một cách tự phát vào trong vũ trụ là không thể được.
Từ tình huống bạn đang ở trong, từ tình huống đó, điều đó là không thể được. Trước hết bạn sẽ phải ném đi mọi thứ nhân tạo của bạn, mọi thái độ giả dối của bạn, mọi tục lệ được trau dồi, mọi định kiến của bạn. Chỉ thế thì việc xảy ra tự phát mới là có thể. Những phương pháp này sẽ giúp bạn đi tới điểm từ đó không cái gì được cần để được làm - chỉ hiện hữu của bạn là đủ. Nhưng tâm trí có thể lừa dối. Và tâm trí dễ dàng lừa dối, vì thế thì nó có thể nhận được an ủi.
Shiva không bao giờ nói về bất kì kết quả nào, chỉ nói về phương pháp. Nhớ nhấn mạnh này. Làm cái gì đó, để cho một khoảnh khắc có thể xảy ra khi không cái gì được cần, khi bản thể trung tâm của bạn có thể tan biến vào trong vũ trụ. Nhưng điều đó phải được đạt tới. Hấp dẫn của Thiền là về những lí do sai, và cùng điều đó là đúng cho Krishnamurti, vì ông ấy nói không yoga nào được cần, không phương pháp nào được cần. Thực sự, ông ấy nói không có phương pháp cho thiền. Ông ấy đúng.
Ông ấy đúng, nhưng Shiva nói một trăm mười hai phương pháp thiền này có đó, và Shiva cũng đúng. Và khi có liên quan tới bạn, Shiva là đúng hơn. Và nếu bạn phải chọn giữa Krishnamurti và Shiva, thế thì chọn Shiva. Krishnamurti không hữu dụng cho bạn. Ngay cả điều này có thể được nói để giúp bạn - rằng Krishnamurti là tuyệt đối sai. Nhớ, tôi nói để giúp bạn. Và ông ấy gây hại. Điều đó nữa tôi nói để giúp bạn thôi, vì nếu bạn nhận luận cứ của ông ấy bạn sẽ không đạt tới samadhi. Bạn sẽ chỉ đạt tới một kết luận - rằng không phương pháp nào được cần. Và điều đó là nguy hiểm. Với bạn phương pháp được cần!
Sẽ tới một khoảnh khắc mà không phương pháp nào được cần, nhưng khoảnh khắc đó chưa tới với bạn. Và trước khoảnh khắc đó, biết về cái gì đó ở phía trước là nguy hiểm. Đó là lí do tại sao Shiva im lặng. Ông ấy sẽ không nói gì về tương lai, về cái gì sẽ xảy ra. Ông ấy đơn giản bám vào bạn, vào điều bạn đang là và điều cần được làm với bạn. Krishnamurti liên tục nói những thuật ngữ mà bạn không thể hiểu được.
Logic có thể được cảm thấy. Logic là đúng; nó là hay. Sẽ là tốt nếu bạn có thể nhớ logic của Krishnamurti. Ông ấy nói rằng nếu bạn đang làm phương pháp nào đó, thế thì ai đang làm phương pháp đó? Tâm trí đang làm nó. Và làm sao bất kì phương pháp nào có thể được tâm trí làm lại làm tan biến tâm trí? Thay vì thế, ngược lại, nó sẽ làm mạnh tâm trí thêm; nó sẽ làm mạnh tâm trí bạn thêm. Nó sẽ trở thành ước định, nó sẽ là giả.
Cho nên thiền là tự phát; bạn không thể làm bất kì cái gì về nó. Bạn có thể làm cái gì về yêu? Bạn có thể thực hành bất kì phương pháp nào về cách yêu không? Nếu bạn thực hành, thế thì yêu của bạn sẽ là giả. Nó xảy ra, nó không thể được thực hành. Nếu ngay cả yêu không thể được thực hành, làm sao lời cầu nguyện có thể được thực hành? Làm sao thiền có thể được thực hành?
Logic là đích xác, tuyệt đối đúng - nhưng không đúng với bạn, vì bằng việc nghe theo logic này liên tục bạn sẽ bị ước định bởi logic này. Và những người đã từng nghe Krishnamurti trong bốn mươi năm là những người bị ước định nhiều nhất mà tôi đã bắt gặp. Họ nói không có phương pháp, và dầu vậy họ vẫn không ở đâu cả.
Tôi nói, "Bạn đã hiểu không có phương pháp và bạn không thực hành bất kì phương pháp nào, nhưng tính tự phát có nở hoa trong bạn không?" Họ nói, "Không!"
Và nếu tôi bảo họ, "Thế thì thực hành phương pháp nào đó đi," lập tức việc ước định của họ bước vào. Họ nói, "Không có phương pháp."
Họ đã không thực hành bất kì phương pháp nào, và samadhi đã không xảy ra. Và nếu bạn bảo họ, "Thế thì thử phương pháp nào đó đi," họ nói không có phương pháp. Cho nên họ ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Họ đã không chuyển động lấy một li, và lí do là ở chỗ họ đã được nói cho cái gì đó không dành cho họ.
Điều đó giống như dạy trẻ nhỏ về dục. Bạn có thể liên tục dạy, nhưng bạn đang nói cái gì đó mà còn chưa có nghĩa cho đứa trẻ. Và việc dạy của bạn sẽ là nguy hiểm vì bạn đang ước định tâm trí nó. Cái đó không phải là nhu cầu của nó; nó không quan tâm tới cái đó. Nó không biết dục có nghĩa gì vì các tuyến của nó vẫn còn không vận hành; thân thể nó vẫn còn chưa có tính dục. Năng lượng của nó còn chưa chuyển động về mặt sinh học tới trung tâm dục, và bạn đang nói với nó. Vì nó có tai, bạn nghĩ rằng bất kì cái gì cũng có thể được dạy cho nó sao? Vì nó có thể gật đầu, bạn nghĩ bạn có thể dạy cho nó bất kì cái gì sao?
Bạn có thể dạy, và việc dạy của bạn có thể trở thành nguy hiểm và có hại. Dục không phải là việc truy hỏi cho nó, dục đã không trở thành vấn đề cho nó. Nó không đạt tới điểm chín muồi nơi dục trở thành có ý nghĩa. Đợi đã! Khi nó bắt đầu truy hỏi, khi nó chín muồi và khi nó hỏi câu hỏi, thế thì nói cho nó. Và đừng bao giờ nói nhiều hơn điều nó có thể hiểu, vì cái nhiều hơn đó sẽ trở thành gánh nặng trên đầu nó. Điều đó cũng hệt như vậy với hiện tượng thiền.
Bạn có thể dạy chỉ về phương pháp, không về kết quả - đó là lấy cú nhảy. Và không có chỗ đứng trên phương pháp, việc lấy cú nhảy đơn giản là chuyện trí não, chuyện tinh thần. Và thế thì bạn bao giờ cũng bỏ lỡ phương pháp.
Điều đó cũng giống như trẻ nhỏ làm số học. Chúng bao giờ cũng có thể lật tới cuối sách và có thể biết câu trả lời. Câu trả lời có đó; ở cuối sách, câu trả lời được cho. Chúng có thể nhìn vào bài toán, thế rồi chúng có thể lật tới cuối sách và biết câu trả lời. Và một khi đứa trẻ biết câu trả lời rất khó để nó học phương pháp, vì dường như là không có nhu cầu. Khi nó đã biết câu trả lời, không có nhu cầu.
Và thực sự, nó sẽ làm toàn thể sự việc theo trật tự ngược lại. Thế thì qua bất kì phương pháp giả, rởm nào nó sẽ đi tới câu trả lời. Nó biết thứ thật, nó biết câu trả lời, cho nên nó có thể đi tới câu trả lời này chỉ bằng việc tạo ra phương pháp giả. Và điều này xảy ra nhiều trong tôn giáo tới mức dường như, khi có liên quan tới tôn giáo, mọi người chỉ đang làm điều trẻ con làm.
Câu trả lời là không tốt cho bạn. Câu hỏi có đó, phương pháp có đó, và câu trả lời phải được bạn đạt tới. Không người nào khác nên cho bạn câu trả lời. Thầy thực không giúp bạn biết câu trả lời trước khi quá trình này được thực hiện, họ đơn giản giúp bạn trải qua quá trình này. Thực ra, cho dù bạn đã biết bằng cách nào đó, cho dù bạn đã đánh cắp câu trả lời nào đó từ đâu đó, họ sẽ nói rằng điều này là sai. Nó có thể không sai, nhưng họ sẽ nói, "Điều này là sai. Vứt cái này đi - nó không được cần." Họ sẽ ngăn cản bạn biết câu trả lời trước khi bạn thực sự đi tới biết nó. Đó là lí do tại sao không câu trả lời nào được cho.
Người yêu của Shiva, Devi, đã hỏi ông ấy các câu hỏi. Ông ấy đang cho các phương pháp đơn giản. Câu hỏi có đó, phương pháp có đó. Câu trả lời được bỏ lại cho bạn làm ra, sống để tìm ra.
Cho nên nhớ, việc định tâm là phương pháp, không là kết quả. Kết quả là kinh nghiệm vũ trụ, đại dương. Thế thì không có trung tâm.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy nói nếu người ta có thể thực sự yêu, thế thì một mình yêu là đủ và một trăm mười hai phương pháp thiền là không được cần. Như thầy đã giải thích yêu thực, tôi thực sự cảm thấy rằng tôi yêu, tôi tin. Nhưng phúc lạc tôi đương đầu trong thiền cho cảm giác là chiều hoàn toàn khác hơn là sự mãn nguyện bên trong tôi trải nghiệm từ yêu, và tôi không thể tưởng tượng được việc không có thiền nữa. Vậy xin thầy giải thích thêm về cách một mình yêu mà không có thiền có thể là đủ.
Nhiều điều sẽ phải được hiểu. Một, nếu bạn thực sự trong yêu, bạn sẽ không hỏi chút nào về thiền - vì yêu là hoàn thành toàn bộ tới mức nó không bao giờ bị cảm thấy rằng cái gì đó thiếu, rằng kẽ hở nào đó cần được lấp kín, rằng bạn cần cái gì đó thêm. Nếu bạn cảm thấy rằng cái gì đó thêm được cần, kẽ hở có đó. Nếu bạn cảm thấy rằng cái gì đó thêm là cần được làm và trải nghiệm, thế thì yêu chỉ là cảm giác, không là thực tại. Tôi không hoài nghi niềm tin của bạn, bạn có thể tin rằng bạn đang trong yêu. Niềm tin của bạn là đích thực; bạn không lừa bất kì người nào. Bạn cảm thấy rằng bạn đang trong yêu, nhưng các triệu chứng chỉ ra rằng bạn không trong yêu.
Triệu chứng của việc đang trong yêu là gì? Ba điều. Thứ nhất, tuyệt đối mãn nguyện. Không cái gì khác được cần; thậm chí Thượng đế cũng không được cần. Thứ hai, không tương lai. Chính khoảnh khắc này của yêu là vĩnh hằng. Không khoảnh khắc tiếp, không tương lai, không ngày mai. Yêu là việc xảy ra trong hiện tại. Và thứ ba, bạn dừng hiện hữu, bạn không còn nữa. Nếu bạn vẫn có đó, thế thì bạn vẫn không đi vào trong ngôi đền của yêu.
Nếu ba điều này xảy ra... Nếu bạn không có, thế thì ai sẽ thiền? Nếu không có tương lai, thế thì mọi phương pháp trở thành vô dụng vì phương pháp là dành cho tương lai, cho kết quả. Và nếu tại chính khoảnh khắc này bạn hài lòng, tuyệt đối hài lòng, động cơ để làm bất kì cái gì là ở đâu?
Có trường phái các nhà tâm lí - và đây là một trong những xu hướng có ý nghĩa nhất trong tư duy hiện đại - mà đã bắt đầu với Wilhelm Reich. Ông ấy nói rằng mọi bệnh tâm trí nảy sinh vì thiếu yêu. Vì bạn không thể cảm thấy yêu sâu sắc, vì bạn không thể ở trong nó một cách toàn bộ, việc không được hoàn thành này khao khát sự hoàn thành theo nhiều chiều.
Khi tôi nói rằng "Nếu bạn có thể yêu, không cái gì được cần," tôi không ngụ ý rằng thế thì yêu là đủ. Tôi ngụ ý rằng một khi bạn yêu sâu sắc, yêu trở thành cánh cửa - cũng giống như bất kì thiền nào. Thiền sẽ làm cái gì? Ba điều này: Nó sẽ tạo ra sự mãn nguyện; nó sẽ cho phép bạn vẫn còn trong hiện tại, giúp bạn vẫn còn trong hiện tại; và nó sẽ phá huỷ bản ngã của bạn. Ba điều này thiền sẽ làm - với bất kì phương pháp nào. Cho nên bạn có thể nói điều đó theo cách này: yêu là phương pháp tự nhiên. Nếu phương pháp tự nhiên bị bỏ lỡ, thế thì phương pháp nhân tạo khác phải được cung cấp.
Nhưng người ta có thể cảm thấy rằng người ta đang trong yêu; thế thì ba điều này sẽ trở thành tiêu chí cho người đó. Người đó sẽ nghĩ rằng ba điều này nên được làm thành tiêu chuẩn, thành cách đo và người đó sẽ quan sát liệu ba điều này có xảy ra không. Nếu chúng không xảy ra, thế thì việc cảm của người đó có thể là nhiều thứ khác, nhưng không là yêu. Và cảm thấy yêu là hiện tượng lớn, nó có thể là nhiều thứ. Nó có thể là thèm khát; nó có thể là dục đơn giản; nó có thể chỉ là xu hướng sở hữu. Nó có thể chỉ là bận bịu vì bạn không thể ở một mình, và bạn cần ai đó vì bạn sợ và bạn cần an ninh. Sự hiện diện của người khác giúp bạn được an ninh. Hay nó có thể chỉ là quan hệ dục.
Năng lượng cần lối ra. Năng lượng liên tục tích luỹ - thế thì nó trở thành gánh nặng. Bạn phải ném nó ra và xả nó ra. Cho nên yêu của bạn có thể chỉ là việc xả ra. Yêu có thể là nhiều thứ, và yêu là nhiều thứ. Và bình thường, yêu là nhiều thứ ngoại trừ yêu. Với tôi, yêu là thiền. Cho nên thử điều này: với người yêu của bạn, ở trong thiền đi. Bất kì khi nào người yêu của bạn hiện diện, ở trong thiền. Bất kì khi nào yêu của bạn hiện diện, ở trong thiền sâu. Làm sự hiện diện này của nhau thành trạng thái thiền.
Bình thường, bạn đang làm chính điều đối lập. Bất kì khi nào những người yêu ở cùng nhau họ tranh đấu. Khi họ bị tách rời thế thì họ nghĩ tới nhau, và khi họ ở cùng nhau họ tranh đấu. Khi họ lại bị tách ra, họ lại nghĩ về nhau. Khi họ được ở cùng nhau, tranh đấu lại bắt đầu. Đây không phải là yêu!
Cho nên tôi sẽ gợi ý vài điểm. Làm sự hiện diện của người yêu của bạn thành trạng thái thiền. Im lặng. Vẫn còn gần gũi, nhưng im lặng. Dùng sự hiện diện của nhau để loại bỏ tâm trí; không nghĩ. Nếu bạn nghĩ khi người yêu của bạn đang ở cùng bạn, thế thì bạn không ở cùng với người yêu của bạn. Làm sao bạn có thể thế được? Các bạn cả hai ở đó, nhưng tách xa nhiều dặm. Bạn đang nghĩ ý nghĩ của bạn, người yêu của bạn đang nghĩ ý nghĩ của người đó. Các bạn chỉ dường như ở gần, nhưng các bạn không ở gần - vì khi hai tâm trí đang nghĩ, chúng là các cực tách rời.
Yêu thực nghĩa là dừng suy nghĩ. Trong sự hiện diện của người yêu, dừng hoàn toàn suy nghĩ; chỉ thế thì các bạn mới ở gần. Thế thì đột nhiên các bạn là một, thế thì thân thể không thể phân tách các bạn. Thế thì sâu bên dưới trong thân thể, ai đó đã phá vỡ rào chắn. Im lặng phá vỡ rào chắn - đó là một điều.
Làm mối quan hệ của bạn thành hiện tượng linh thiêng. Khi bạn thực sự trong yêu, đối thể của yêu trở thành thiêng liêng. Nếu nó không phải vậy, thế thì biết rõ nó không phải là mối quan hệ yêu; điều đó là không thể được. Mối quan hệ yêu không phải là mối quan hệ trần tục. Nhưng bạn đã bao giờ cảm thấy bất kì tôn kính nào với người yêu của bạn chưa? Bạn có thể đã cảm thấy nhiều thứ, nhưng không bao giờ cảm thấy tôn kính.
Điều đó dường như là không thể quan niệm nổi, nhưng Ấn Độ đã thử nhiều, nhiều cách... Đó là lí do tại sao Ấn Độ đã từng nhấn mạnh rằng mối quan hệ yêu này giữa đàn ông và đàn bà nên là hiện tượng linh thiêng, không phải là mối quan hệ trần tục. Người yêu, người được yêu, họ trở thành thiêng liêng. Bạn không thể nhìn họ theo bất kì cách nào khác.
Tôi tự hỏi, bạn đã bao giờ cảm thấy bất kì tôn kính nào với vợ bạn không? Chính việc này dường như không liên quan - tôn kính vợ sao? Không có vấn đề gì. Bạn có thể cảm thấy kết án, bạn có thể cảm thấy mọi thứ, nhưng không bao giờ tôn kính. Mối quan hệ này chỉ là trần tục; các bạn đang dùng lẫn nhau. Vợ có thể nói rằng cô ấy kính trọng chồng, nhưng tôi đã không thấy một người vợ nào thực sự kính trọng. Về truyền thống, vì nó đã là tục lệ phải kính trọng chồng, vợ liên tục nói cô ấy kính trọng, và do vậy cô ấy thậm chí sẽ không thốt ra tên anh ấy. Không phải bởi vì kính trọng, vì cô ấy có thể thốt ra bất kì cái gì, nhưng cô ấy sẽ không thốt ra tên anh ấy chỉ vì theo truyền thống.
Tôn kính là điều thứ hai. Trong sự hiện diện của người yêu của bạn, cảm thấy sự tôn kính. Nếu bạn không thể thấy được điều thiêng liêng trong người yêu của bạn, bạn không thể thấy được ngài ở bất kì chỗ nào khác. Làm sao bạn có thể thấy được ngài trong cây, nơi không có mối quan hệ nào tồn tại? Khi sự thân thiết sâu sắc không lan khắp, làm sao bạn có thể thấy ngài trong tảng đá hay cây? Chúng là không liên quan. Nếu bạn không thể thấy được ngài trong người bạn yêu, nếu Thượng đế không được cảm thấy ở đó, ngài không thể được cảm thấy ở bất kì chỗ nào khác. Và nếu ngài có thể được cảm thấy ở đó, sớm hay muộn bạn sẽ cảm thấy ngài ở mọi nơi - vì một khi cánh cửa được mở ra, một khi bạn có thoáng nhìn về điều thiêng liêng trong bất kì người nào, thế thì bạn không thể quên được thoáng nhìn đó. Và bởi vì điều đó, thế thì mọi thứ trở thành cánh cửa. Đó là lí do tại sao tôi nói bản thân yêu là thiền.
Cho nên đừng nghĩ trong tương phản - yêu hay thiền. Đó không phải là nghĩa của tôi. Đừng cố chọn yêu hay thiền. Yêu có tính thiền, hay thiền có tính yêu. Đừng tạo ra bất kì phân chia nào. Yêu là hiện tượng rất tự nhiên, và nó có thể được dùng như phương tiện. Và Mật Tông đã dùng nó như phương tiện - không chỉ yêu, ngay cả dục Mật Tông đã dùng như phương tiện.
Mật Tông nói rằng trong dục sâu sắc bạn có thể thiền dễ dàng hơn nhiều so với trong bất kì trạng thái khác nào của tâm trí - vì điều này là tự nhiên, cực lạc sinh học. Nhưng bất kì cái gì được biết bởi hành động dục đều trong hình tướng rất suy đồi. Cho nên bất kì khi nào những điều như vậy được nói bạn cảm thấy không thoải mái, vì bất kì cái gì bạn đã biết nhân danh dục đều không là dục. Nó chỉ là cái bóng, vì toàn thể xã hội đã nuôi dưỡng tâm trí bạn chống lại dục.
Mọi người đều là người bị kìm nén, cho nên dục tự nhiên là không thể được. Và bất kì chỗ nào bạn ở trong hành động dục, mặc cảm sâu sắc bao giờ cũng hiện diện ở đó. Cảm giác mặc cảm đó trở thành rào chắn, và một trong những cơ hội lớn nhất bị mất. Bạn có thể đã dùng nó để đi sâu hơn vào trong bản thân bạn.
Mật Tông nói, trong hành động dục có tính thiền. Cảm thấy toàn thể hiện tượng này là linh thiêng; đừng cảm thấy mặc cảm. Thay vì thế, cảm thấy được ân huệ rằng tự nhiên đã cho bạn một nguồn qua đó bạn có thể đi sâu vào trong cực lạc ngay lập tức. Và thế rồi, là tự do toàn bộ trong nó. Không kìm nén; không chống đối. Để cho giao cảm dục bắt giữ bạn. Quên bản thân bạn đi; ném đi mọi cấm đoán. Là tuyệt đối tự nhiên, và thế thì bạn sẽ cảm thấy âm nhạc sâu sắc trong thân thể.
Khi cả hai thân thể trở thành một hài hoà, thế thì bạn sẽ quên hoàn toàn rằng bạn hiện hữu - và dầu vậy, bạn sẽ hiệu hữu. Thế thì bạn sẽ quên cái “tôi": sẽ không có cái “tôi”, chỉ sự tồn tại đang chơi với sự tồn tại, người này chơi với người khác. Và hai người sẽ trở thành một. Sẽ không có suy nghĩ; tương lai sẽ dừng lại và bạn sẽ hiện hữu trong hiện tại chính khoảnh khắc này. Không mặc cảm nào, không bất kì cấm đoán nào, làm cho nó thành thiền, và thế thì dục được biến đổi. Thế thì bản thân dục trở thành cánh cửa.
Nếu dục trở thành cánh cửa, dần dần dục dừng mang tính dục. Và một khoảnh khắc tới khi dục đã ra đi - chỉ hương thơm còn lại. Hương thơm đó là yêu. Và về sau, ngay cả hương thơm đó biến mất, và thế thì cái còn lại là samadhi.
Mật Tông nói không cái gì phải bị coi là kẻ thù. Mọi năng lượng đều là thân thiện; người ta chỉ phải biết cách dùng nó. Cho nên đừng làm bất kì chọn lựa nào. Biến đổi yêu của bạn thành thiền và biến đổi thiền của bạn thành yêu. Thế thì bạn sẽ sớm quên đi lời này và bạn sẽ biết điều thực, cái không là lời. Lời ‘yêu' không phải là yêu, và lời ‘thiền' không phải là thiền, và lời ‘Thượng đế’ không phải là Thượng đế. Đây chỉ là lời. Và nếu bạn có thể xuyên thấu vào, thế thì Thượng đế, thiền, yêu; chúng tất cả trở thành một.
Một câu hỏi nữa:
Lí do gì cho sự không nhạy cảm của đàn ông và làm sao loại bỏ được chúng?
Khi đứa trẻ được sinh ra, đứa trẻ là bất lực. Đứa con của con người đặc biệt bất lực toàn bộ. Nó phải phụ thuộc vào người khác để sống, để vẫn còn sống. Sự phụ thuộc này là việc mặc cả. Đứa trẻ phải nhượng bộ nhiều thứ trong việc mặc cả này, và nhạy cảm là một. Đứa trẻ là nhạy cảm; toàn thân nó là nhạy cảm. Nhưng nó bất lực, nó không thể độc lập được; nó phải lệ thuộc vào bố mẹ, vào gia đình, vào xã hội; nó sẽ phải phụ thuộc. Vì sự phụ thuộc và sự bất lực này, bố mẹ, xã hội, liên tục áp đặt các thứ lên đứa trẻ, và nó phải lép vế. Bằng không nó không thể vẫn còn sống được, nó sẽ chết. Cho nên nó phải nhượng bộ nhiều thứ trong mặc cả này.
Điều rất sâu và có ý nghĩa là sự nhạy cảm: nó phải bỏ lại điều đó. Tại sao? Vì đứa trẻ càng nhạy cảm, nó càng bị phiền nhiễu, nó càng mong manh hơn. Hơi chút xúc động, và nó bắt đầu khóc. Việc khóc phải bị dừng lại bởi bố mẹ, và chúng không thể làm được gì. Nhưng nếu đứa trẻ liên tục cảm thấy mọi chi tiết của xúc động, đứa trẻ sẽ trở thành mối phiền toái. Và đứa trẻ quả có trở thành mối phiền toái, cho nên bố mẹ phải tước đi sự nhạy cảm của chúng. Đứa trẻ phải học chống đối, đứa trẻ phải học kiểm soát. Và dần dần đứa trẻ phải phân chia tâm trí nó thành hai. Cho nên có nhiều cảm giác mà nó chỉ dừng việc cảm lại vì chúng là không ‘tốt” - nó bị phạt vì chúng.
Toàn thân đứa trẻ gợi tình. Nó có thể tận hưởng ngón tay của nó, nó có thể tận hưởng thân thể nó; toàn thân nó là gợi tình. Nó liên tục thăm dò thân thể riêng của nó; đó là hiện tượng lớn cho nó. Nhưng khoảnh khắc tới trong thăm dò của nó khi đứa trẻ động tới bộ phận sinh dục. Thế thì điều đó trở thành vấn đề vì người bố và người mẹ tất cả đều bị kìm nén. Khoảnh khắc đứa trẻ, con trai hay con gái, chạm vào bộ phận sinh dục, bố mẹ trở nên không thoải mái. Điều này cần được quan sát sâu sắc. Hành vi của họ đột nhiên thay đổi, và đứa trẻ chú ý tới điều đó. Cái gì đó sai đã xảy ra. Họ bắt đầu la lên, "Không chạm vào!" Thế rồi đứa trẻ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó sai với bộ phận sinh dục, nó phải kìm lại. Và bộ phận sinh dục là phần nhạy cảm nhất của thân thể bạn - phần nhạy cảm nhất, sống động nhất của thân thể bạn, tinh tế nhất. Một khi bộ phận sinh dục không được phép chạm tới và tận hưởng, bạn đã giết chết chính cội nguồn của tính nhạy cảm. Thế thì đứa trẻ sẽ trở thành không nhạy cảm. Nó càng lớn, nó sẽ càng không nhạy cảm.
Cho nên đầu tiên có mặc cả - cần thiết, nhưng xấu. Và khoảnh khắc người ta bắt đầu hiểu, việc mặc cả này phải bị vứt đi và bạn phải giành lại sự nhạy cảm của bạn. Lí do thứ hai cho việc mặc cả này là vì an ninh.
Tôi đã ở cùng với một người bạn trong nhiều năm; tôi sống trong nhà gỗ một tầng của anh ấy. Từ ngay ngày đầu tiên tôi đã quan sát rằng anh ấy không nhìn người phục vụ của mình. Anh ấy là một người giầu có, nhưng anh ấy không bao giờ nhìn người hầu của mình, anh ấy không bao giờ nhìn con mình. Anh ấy sẽ chạy về vào nhà, thế rồi anh ấy lại chạy khỏi nhà tới xe hơi. Cho nên tôi hỏi anh ấy, "Có chuyện gì vậy?"
Anh ấy nói, "Nếu anh nhìn vào người phục vụ của mình, họ bắt đầu cảm thấy thân thiện, và thế rồi hỏi hỏi về tiền và cái này cái nọ. Nếu anh nói với con anh, thế thì anh không là người chủ, thế thì anh không thể kiểm soát được chúng." Cho nên anh ta đã tạo ra mẽ ngoài không nhạy cảm quanh bản thân anh ta. Anh ta sợ rằng nếu anh ta nói chuyện người phục vụ, nếu anh ta cảm thấy rằng người phục vụ ốm, nếu anh ta thông cảm, thế thì anh ta sẽ phải cho tiền hay giúp đỡ nào đó.
Mọi người sớm hay muộn đều học rằng nhạy cảm là mong manh với nhiều thứ. Bạn kéo bản thân bạn vào, bạn tạo ra rào chắn quanh bản thân bạn đó là cái bảo vệ - một biện pháp an toàn. Thế thì bạn có thể đi qua phố... người ăn xin đang xin và có những nhà ổ chuột xấu, bẩn, nhưng bạn không cảm thấy gì, bạn không thực sự thấy. Trong xã hội xấu xí này người ta phải tạo ra rào chắn quanh bản thân mình, bức tường - bức tường trong suốt, tinh vi - đằng sau nó người đó có thể ẩn nấp. Bằng không, người ta là mong manh, và sẽ rất khó sống.
Đó là lí do tại sao không nhạy cảm trở thành ăn sâu. Nó giúp bạn hiện hữu trong thế giới xấu này mà không bị quấy rối; nhưng có chi phí - và chi phí rất lớn. Bạn thoải mái trong thế giới này mà không bị quấy rối, nhưng thế thì bạn không thể đi vào trong điều thiêng liêng, trong cái toàn bộ, trong cái toàn thể. Bạn không thể đi vào thế giới khác. Nếu với thế giới này không nhạy cảm là tốt và với thế giới kia nhạy cảm là tốt, điều đó tạo ra vấn đề.
Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc đi vào thế giới kia, bạn sẽ phải tạo ra sự nhạy cảm, bạn sẽ phải ném đi mọi bức tường này, những an ninh này. Tất nhiên, bạn sẽ trở nên mong manh. Bạn sẽ cảm thấy khổ nhiều, nhưng khổ đó không là gì khi so với phúc lạc bạn có thể đạt tới qua nhạy cảm. Bạn càng trở nên nhạy cảm, bạn sẽ càng cảm thấy từ bi. Nhưng bạn sẽ khổ vì khắp xung quanh bạn có địa ngục. Bạn bị đóng - đó là lí do tại sao bạn không thể cảm thấy nó. Một khi bạn trở nên mở, bạn sẽ mở với cả hai - với địa ngục của thế giới này và cõi trời của thế giới kia. Bạn sẽ trở nên mở với cả hai.
Và không thể nào vẫn còn đóng điểm này và mở ở điểm khác, vì thực sự, hoặc bạn đóng hoặc bạn mở. Nếu bạn đóng, bạn đóng cho cả hai. Nếu bạn mở, bạn mở cho cả hai. Cho nên nhớ điều này: vị phật đầy phúc lạc, nhưng cũng đầy khổ.
Khổ đó không phải là của riêng ông ấy, nó là khổ vì người khác. Ông ấy ở trong phúc lạc sâu sắc, nhưng khổ của ông ấy vì người khác. Và Phật tử đại thừa nói rằng khi Phật đạt tới cửa niết bàn, người gác cửa ra mở cửa - đây là huyền thoại, và rất hay - người gác cửa ra mở cửa, nhưng Phật từ chối vào. Người gác cửa nói, "Tại sao ông không vào? Trong hàng nghìn năm chúng tôi đã từng chờ đợi ông. Mọi ngày tin tức đưa tới rằng ‘Phật đang tới, Phật đang tới!' Toàn thể cõi trời đang chờ đợi ông. Vào đi! Ông được đón chào!"
Phật nói, "Ta không thể vào chừng nào mọi người khác còn chưa vào trước ta. Ta sẽ đợi! Chừng nào mọi người còn chưa vào hết, cõi trời không dành cho ta."
Phật khổ vì người khác. Còn với bản thân ông ấy, ông ấy bây giờ sâu trong phúc lạc. Bạn có thấy sự song song này không? Bạn ở sâu trong khổ, và bạn liên tục cảm thấy rằng mọi người khác đang tận hưởng cuộc sống. Điều hoàn toàn ngược lại xảy ra cho vị phật. Ông ấy bây giờ trong phúc lạc sâu, và ông ấy biết rằng mọi người khác đang khổ.
Những phương pháp này là những phương pháp để loại bỏ sự không nhạy cảm này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm nữa về cách loại bỏ nó.
Đủ rồi.

0 Đánh giá

Ads Belove Post