Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 2. Con đường Yoga và con đường Mật Tông

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 2. Con đường Yoga và con đường Mật Tông

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 - Osho
Vigyan Bhairav Tantra Vol. 1
Chương 2. Con đường Yoga và con đường Mật Tông


Nhiều câu hỏi có đó.
Câu hỏi thứ nhất:
Khác biệt gì giữa Yoga truyền thống và Mật Tông? Chúng có là một không?
Mật Tông và Yoga về căn bản là khác nhau. Chúng đạt tới cùng đích; tuy nhiên, con đường của chúng không chỉ khác nhau, mà còn đối lập nhau. Cho nên điều này phải được hiểu rất rõ ràng.
Quá trình yoga cũng là phương pháp luận; yoga cũng là kĩ thuật. Yoga không là triết lí, cũng giống như Mật Tông - yoga phụ thuộc vào hành động, phương pháp, kĩ thuật. Việc làm cũng dẫn tới việc ở trong yoga, nhưng quá trình là khác.
Trong yoga người ta phải tranh đấu; nó là con đường của chiến binh. Trên con đường của Mật Tông người ta không phải tranh đấu chút nào. Thay vì thế, ngược lại, người ta phải mê đắm - nhưng với nhận biết.
Yoga là đè nén với nhận biết; Mật Tông là mê đắm với nhận biết. Mật Tông nói rằng dù bạn là bất kì cái gì, điều tối thượng không đối lập với nó. Đó là việc trưởng thành; bạn có thể trưởng thành để là điều tối thượng. Không có đối lập giữa bạn và thực tại. Bạn là một phần của nó, cho nên không vật lộn, không xung đột, không đối lập với tự nhiên là được cần. Bạn phải dùng tự nhiên; bạn phải dùng bất kì cái gì bạn đang là vậy để đi ra ngoài.
Trong yoga bạn phải tranh đấu với bản thân bạn để đi ra ngoài. Trong yoga, thế giới và moksha, giải thoát - bạn như bạn đang vậy và bạn như bạn có thể - là những cái đối lập. Đè nén, tranh đấu, làm tan biến cái mà bạn đang là để cho bạn đạt tới cái mà bạn có thể là. Đi ra ngoài là chết trong yoga. Bạn phải chết đi để bản thể thực của bạn được sinh ra.
Trong con mắt của Mật Tông, yoga là tự tử sâu sắc. Bạn phải giết chết cái ngã tự nhiên của bạn - thân thể bạn, bản năng của bạn, ham muốn của bạn, mọi thứ. Mật Tông nói chấp nhận bản thân bạn như bạn vậy. Nó là việc chấp nhận sâu sắc. Đừng tạo ra kẽ hở giữa bạn và cái thực, giữa thế giới và niết bàn. Đừng tạo ra bất kì kẽ hở nào. Không có kẽ hở cho Mật Tông; không chết nào được cần. Với việc tái sinh của bạn, không chết nào được cần - thay vì thế, cần siêu việt. Để có siêu việt này, dùng bản thân bạn.
Chẳng hạn, dục có đó, năng lượng cơ bản - năng lượng cơ bản bạn được sinh ra qua nó, được sinh ra cùng nó. Các tế bào cơ bản của con người bạn và của thân thể bạn có tính dục, cho nên tâm trí con người xoay quanh dục. Với yoga bạn phải tranh đấu với năng lượng này. Qua tranh đấu bạn tạo ra một trung tâm khác trong bản thân bạn. Bạn càng tranh đấu, bạn càng trở nên được tích hợp trong trung tâm khác. Thế thì dục không phải là trung tâm của bạn. Việc tranh đấu với dục - tất nhiên, có ý thức - sẽ tạo ra trong bạn một trung tâm mới của hiện hữu, nhấn mạnh mới, việc kết tinh mới. Thế thì dục sẽ không là năng lượng của bạn. Bạn sẽ tạo ra năng lượng của bạn khi tranh đấu với dục. Một năng lượng khác sẽ tới trong con người và một trung tâm khác của sự tồn tại.
Với Mật Tông bạn phải dùng năng lượng của dục. Không tranh đấu với nó, biến đổi nó. Không nghĩ dưới dạng thù địch, là thân thiện với nó. Nó là năng lượng của bạn. Nó không phải là tệ, nó không phải là xấu. Mọi năng lượng đều chỉ là tự nhiên. Nó có thể được dùng vì bạn, nó có thể được dùng chống bạn. Bạn có thể làm ra khối chắn, rào chắn từ nó, hay bạn có thể làm nó thành bậc thang. Nó có thể được dùng. Được dùng đúng, nó trở thành thân thiện; bị dùng sai, nó trở thành kẻ thù của bạn. Nhưng nó không là cả hai. Năng lượng chỉ là tự nhiên. Như người thường dùng dục, nó trở thành kẻ thù, nó phá huỷ người đó; người đó đơn giản tiêu tán trong nó.
Yoga lấy cách nhìn đối lập - đối lập với tâm trí bình thường. Tâm trí bình thường bị phá huỷ bởi ham muốn riêng của nó, cho nên yoga nói dừng việc ham muốn, là vô ham muốn. Tranh đấu với ham muốn và tạo ra việc tích hợp trong bạn điều là vô ham muốn.
Mật Tông nói nhận biết ham muốn; không tạo ra bất kì tranh đấu nào. Đi vào trong ham muốn bằng nhận biết đầy đủ, và khi bạn đi vào trong ham muốn với nhận biết đầy đủ bạn siêu việt trên nó. Bạn ở trong nó và dầu vậy bạn không ở trong nó. Bạn đi qua nó, nhưng bạn vẫn còn là người ngoài.
Yoga hấp dẫn nhiều vì yoga chính là cái đối lập của tâm trí bình thường, cho nên tâm trí bình thường có thể hiểu ngôn ngữ của yoga. Bạn biết cách dục đang phá huỷ bạn - cách nó đã phá huỷ bạn, cách bạn liên tục xoay quanh nó như kẻ nô lệ, như con rối. Bạn biết điều này bằng kinh nghiệm của bạn. Cho nên khi yoga nói tranh đấu với nó, bạn lập tức hiểu ngôn ngữ này. Đó là sự hấp dẫn, hấp dẫn dễ dàng của yoga.
Mật Tông không thể hấp dẫn dễ dàng thế. Nó dường như khó: làm sao đi vào trong ham muốn mà không bị tràn ngập bởi nó? Làm sao ở trong hành động dục một cách có ý thức, với nhận biết đầy đủ? Tâm trí bình thường trở nên sợ. Điều đó dường như nguy hiểm. Không phải là nó là nguy hiểm; bất kì cái gì bạn biết về dục đều tạo ra nguy hiểm này cho bạn. Bạn biết bản thân bạn, bạn biết cách bạn có thể tự lừa dối mình. Bạn biết rất rõ rằng tâm trí bạn đang tinh ranh. Bạn có thể đi vào trong ham muốn, trong dục, trong mọi thứ, và bạn có thể tự lừa dối mình rằng bạn đang đi với nhận biết đầy đủ. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy nguy hiểm.
Nguy hiểm này không ở trong Mật Tông; nó ở trong bạn. Và hấp dẫn của yoga là vì bạn, vì tâm trí bình thường của bạn, tâm trí bị kìm nén dục, bị đói dục, mê đắm dục của bạn. Vì tâm trí bình thường là không lành mạnh về dục, yoga có hấp dẫn. Với nhân loại tốt hơn, với dục lành mạnh - tự nhiên, bình thường - hoàn cảnh chắc sẽ khác. Chúng ta không bình thường và tự nhiên. Chúng ta tuyệt đối bất thường, không lành mạnh, thực sự không lành mạnh. Nhưng vì mọi người là giống chúng ra, chúng ta không bao giờ cảm thấy điều đó.
Tính điên là bình thường tới mức không bị điên có thể có vẻ bất thường. Một Phật là bất thường, một Jesus là bất thường giữa chúng ta. Họ không thuộc vào chúng ta. Sự “bình thường” này là bệnh. Tâm trí "bình thường" này đã tạo ra sự hấp dẫn về yoga. Nếu bạn có dục một cách tự nhiên - không có triết lí quanh nó, không có triết lí ủng hộ hay chống đối - nếu bạn có dục như bạn có tay, có mắt; nếu nó được chấp nhận một cách toàn bộ như thứ tự nhiên, thế thì Mật Tông sẽ có hấp dẫn. Và chỉ thế thì Mật Tông mới có thể hữu dụng cho nhiều người.
Nhưng thời của Mật Tông đang tới. Sớm hay muộn Mật Tông sẽ bùng nổ lần đầu tiên trong quần chúng, vì lần đầu tiên thời gian là chín muồi - chín muồi để có dục một cách tự nhiên. Có thể là việc bùng nổ này có thể tới từ phương Tây, vì Freud, Jung, Reich, họ đã chuẩn bị bối cảnh. Họ đã không biết gì về Mật Tông, nhưng họ đã làm ra nền tảng cơ bản cho Mật Tông tiến hoá. Tâm lí học phương Tây đã đi tới kết luận rằng bệnh con người cơ bản là ở đâu đó quanh dục, sự không lành mạnh cơ bản của con người là hướng dục.
Cho nên chừng nào xu hướng dục này còn chưa bị tan biến, con người không thể là tự nhiên, bình thường. Con người đã đi sai chỉ bởi vì thái độ của con người về dục. Không thái độ nào được cần. Chỉ thế thì bạn mới là tự nhiên. Bạn có thái độ gì về mắt của bạn? Chúng là quỉ hay chúng là điều thiêng liêng? Bạn ủng hộ mắt hay chống lại chúng? Không có thái độ! Đó là lí do tại sao mắt bạn là bình thường.
Lấy thái độ nào đó - nghĩ rằng mắt là quỉ. Thế thì việc nhìn sẽ trở thành khó. Thế thì việc nhìn sẽ lấy cùng hình dáng vấn đề mà dục đã lấy. Thế thì bạn sẽ muốn nhìn, bạn sẽ ham muốn và bạn sẽ thèm khát nhìn. Nhưng khi bạn nhìn bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Bất kì khi nào bạn nhìn bạn sẽ cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã làm cái gì đó sai, rằng bạn đã phạm tội. Bạn muốn giết chết chính công cụ nhìn của bạn; bạn muốn phá huỷ mắt bạn. Và bạn càng muốn phá huỷ chúng, bạn sẽ càng trở nên bị định tâm vào mắt. Thế thì bạn sẽ bắt đầu một hành động rất ngớ ngẩn. Bạn sẽ muốn nhìn ngày càng nhiều hơn, và đồng thời bạn sẽ cảm thấy ngày càng mặc cảm hơn. Cùng điều này đã xảy ra với trung tâm dục.
Mật Tông nói, chấp nhận bất kì cái gì bạn đang là vậy. Đây là lưu ý cơ bản - chấp nhận toàn bộ. Và chỉ qua chấp nhận toàn bộ bạn có thể trưởng thành. Thế thì dùng mọi năng lượng bạn có đi. Làm sao bạn có thể dùng được chúng? Chấp nhận chúng, thế rồi tìm ra những năng lượng này là gì - dục là gì, hiện tượng này là gì. Chúng ta không quen thuộc với nó. Chúng ta biết nhiều điều về dục, được những người khác dạy. Chúng ta có thể trải qua hành động dục, nhưng với tâm trí mặc cảm, với thái độ kìm nén, trong hấp tấp, trong vội vàng. Cái gì đó phải được làm để trở nên được nhẹ gánh. Hành động dục không phải là hành động yêu. Bạn không sung sướng trong nó, nhưng bạn không thể bỏ nó. Bạn càng cố bỏ nó, nó càng trở nên hấp dẫn hơn. Bạn càng muốn phủ định nó, bạn càng cảm thấy được mời nhiều hơn.
Bạn không thể phủ định được nó, nhưng thái độ phủ định này, để phá huỷ, lại phá huỷ chính tâm trí, chính nhận biết, chính sự nhạy cảm mà có thể hiểu được nó. Cho nên dục tiếp diễn mà không có nhạy cảm trong nó. Thế thì bạn không thể hiểu được nó. Chỉ nhạy cảm sâu sắc mới có thể hiểu được bất kì cái gì; chỉ cảm nhận sâu sắc, đi sâu vào trong nó, mới có thể hiểu được bất kì cái gì. Bạn có thể hiểu dục chỉ nếu bạn đi vào trong nó như nhà thơ đi vào giữa hoa - chỉ thế thôi! Nếu bạn cảm thấy mặc cảm về hoa, bạn có thể đi qua vườn, nhưng bạn sẽ đi qua bằng mắt nhắm. Và bạn sẽ vội vàng, trong hấp tấp điên khùng, sâu sắc. Bằng cách nào đó bạn phải đi ra khỏi vườn. Thế thì làm sao bạn có thể nhận biết được?
Cho nên Mật Tông nói, chấp nhận bất kì cái gì bạn đang là vậy đi. Bạn là điều huyền bí lớn lao có nhiều năng lượng đa chiều. Chấp nhận nó, và đi cùng mọi năng lượng với nhạy cảm sâu sắc, với nhận biết, với yêu, với hiểu biết. Đi cùng nó đi! Thế thì mọi ham muốn trở thành phương tiện để đi ra ngoài nó. Thế thì mọi năng lượng trở thành sự giúp đỡ. Và thế thì chính thế giới này là niết bàn, chính thân thể này là ngôi đền - ngôi đền linh thiêng, chỗ linh thiêng.
Yoga là phủ định; Mật Tông là khẳng định. Yoga nghĩ dưới dạng nhị nguyên - đó là lí do cho từ ‘yoga'. Nó ngụ ý đặt hai thứ lại với nhau, ‘đóng ách' hai thứ lại với nhau. Nhưng hai thứ này có đó; nhị nguyên có đó. Mật Tông nói không có nhị nguyên. Nếu có nhị nguyên, thế thì bạn không thể đặt chúng lại với nhau được. Và dù bạn cố thế nào chúng sẽ vẫn còn là hai. Dù bạn gắn chúng lại với nhau thế nào chúng sẽ vẫn còn là hai, và tranh đấu sẽ tiếp tục, nhị nguyên sẽ còn lại.
Nếu thế giới và điều thiêng liêng là hai, thế thì chúng không thể được gắn lại cùng nhau. Nếu thực sự chúng không phải là hai, nếu chúng chỉ có vẻ bề ngoài là hai, chỉ thế thì chúng mới có thể là một. Nếu thân thể bạn và linh hồn bạn là hai, thế thì chúng không thể được gắn lại với nhau. Nếu bạn và Thượng đế là hai, thế thì không có khả năng năng nào để gắn chúng lại với nhau. Chúng sẽ vẫn còn là hai.
Mật Tông nói không có nhị nguyên; nó chỉ là vẻ bề ngoài. Cho nên tại sao giúp cho vẻ bề ngoài tăng trưởng mạnh hơn? Mật Tông hỏi, tại sao giúp cho vẻ bề ngoài này của nhị nguyên tăng trưởng mạnh hơn? Làm tan biến nó chính khoảnh khắc này đi! Là một đi! Qua chấp nhận bạn trở thành một, không qua tranh đấu. Chấp nhận thế giới, chấp nhận thân thể, chấp nhận mọi thứ mà là cố hữu trong nó. Không tạo ra trung tâm khác trong bản thân bạn, vì với Mật Tông trung tâm khác đó không là gì ngoài bản ngã. Không tạo ra bản ngã. Chỉ nhận biết về bạn là gì. Nếu bạn tranh đấu, thế thì bản ngã sẽ có đó.
Cho nên khó tìm ra người yogi mà không là người bản ngã. Và người yogi có thể liên tục nói về vô ngã, nhưng họ không thể là vô ngã được. Chính quá trình họ đi qua tạo ra bản ngã. Tranh đấu là quá trình này. Nếu bạn tranh đấu, bạn nhất định tạo ra bản ngã. Và bạn càng tranh đấu, bản ngã sẽ càng được làm mạnh thêm. Và nếu bạn thắng cuộc tranh đấu, thế thì bạn sẽ đạt tới bản ngã tối cao.
Mật Tông nói, không tranh đấu! Thế thì không có khả năng nào của bản ngã. Nếu chúng ta hiểu Mật Tông sẽ có nhiều vấn đề, vì với chúng ta, nếu không có tranh đấu chỉ có mê đắm. Không tranh đấu ngụ ý mê đắm với chúng ta. Thế thì chúng ta trở nên sợ. Chúng ta đã mê đắm trong nhiều kiếp cùng nhau và chúng ta đã không đạt tới đâu cả. Nhưng với Mật Tông mê đắm không phải là mê đắm “của chúng ta." Mật Tông nói mê đắm, nhưng có nhận biết.
Bạn giận... Mật Tông sẽ không nói đừng giận. Mật Tông sẽ nói giận một cách toàn tâm đi, nhưng có nhận biết. Mật Tông không chống lại giận, Mật Tông chỉ chống lại việc ngủ tâm linh, vô ý thức tâm linh. Nhận biết và giận. Và đây là bí mật của phương pháp này - rằng nếu bạn nhận biết, giận được biến đổi: nó trở thành từ bi. Cho nên Mật Tông nói giận không phải là kẻ thù của bạn; nó là từ bi dưới dạng hạt mầm. Cùng giận đó, cùng năng lượng đó, sẽ trở thành từ bi.
Nếu bạn tranh đấu với nó, thế thì sẽ không có khả năng nào cho từ bi. Cho nên nếu bạn thành công trong tranh đấu, trong kìm nén, bạn sẽ là người chết. Sẽ không có giận vì bạn đã kìm nén nó, nhưng sẽ không có từ bi nữa vì chỉ giận mới có thể được biến đổi thành từ bi. Nếu bạn thành công trong kìm nén của bạn - điều là không thể được - thế thì sẽ không có dục, nhưng cũng không có yêu, vì với dục chết không có năng lượng tăng trưởng trong yêu. Cho nên bạn sẽ không có dục, nhưng bạn cũng sẽ không có yêu. Và thế thì toàn thể vấn đề bị bỏ lỡ, vì không có yêu thì không có tính thiêng liêng, không có yêu sẽ không có giải thoát, và không có yêu sẽ không có tự do.
Mật Tông nói rằng cùng những năng lượng này là để được biến đổi. Điều đó có thể được nói theo cách này: nếu bạn chống lại thế giới, thế thì không có niết bàn - vì bản thân thế giới này là để được biến đổi thành niết bàn. Thế thì bạn chống lại năng lượng cơ bản, điều là cội nguồn.
Cho nên giả kim thuật Mật Tông nói, không tranh đấu, thân thiện với mọi năng lượng được trao cho bạn. Đón chào chúng. Cảm thấy biết ơn rằng bạn có giận, rằng bạn có dục, rằng bạn có tham. Cảm thấy biết ơn vì đây là những nguồn ẩn kín, và chúng có thể được biến đổi, chúng có thể được mở ra. Và khi dục được biến đổi nó trở thành yêu. Chất độc bị mất đi, cái xấu bị mất đi.
Hạt mầm là xấu, nhưng khi nó trở nên sống động nó đâm chồi và ra hoa. Thế thì có cái đẹp. Đừng vứt hạt mầm đi, vì thế thì bạn cũng đang vứt đi hoa trong nó. Chúng còn chưa có đó, chưa biểu lộ để cho bạn có thể thấy chúng. Chúng là không biểu lộ, nhưng chúng có đó. Dùng hạt mầm này để cho bạn có thể đạt tới hoa. Vậy trước hết để có việc chấp nhận, hiểu biết nhạy cảm và nhận biết. Thế thì mê đắm là được phép.
Một điều nữa mà thực sự rất lạ, nhưng là một trong những khám phá sâu nhất của Mật Tông, và đó là: bất kì cái gì bạn coi như kẻ thù của bạn - tham, giận, ghét, dục, bất kì cái gì - thái độ của bạn rằng chúng là kẻ thù làm cho chúng thành kẻ thù của bạn. Coi chúng là món quà thiêng liêng và lại gần chúng bằng trái tim rất biết ơn đi. Chẳng hạn, Mật Tông đã phát triển nhiều kĩ thuật cho việc biến đổi năng lượng dục. Đi vào hành động dục dường như bạn đang đi vào ngôi đền của điều thiêng liêng. Đi vào hành động dục dường như nó là lời cầu nguyện, dường như nó là thiền. Cảm thấy sự linh thiêng của nó.
Đó là lí do tại sao ở Khajuraho, ở Puri, ở Konark, mọi ngôi đền đều có maithun, điêu khắc giao hợp. Hành động dục trên tường của những ngôi đền dường như là phi logic, đặc biệt đối với Ki tô giáo, đối với Hồi giáo, đối với Jaina giáo. Nó dường như là không thể quan niệm nổi, mâu thuẫn. Làm sao đền lại được kết nối với những hình ảnh maithun? Trên tường bên ngoài của những ngôi đền ở Khajuraho, mọi kiểu hành động dục có thể quan niệm được đều được làm thành tranh trong đá. Tại sao? Trong đền phải không có chỗ nào như thế chứ, ít nhất trong tâm trí chúng ta nghĩ vậy. Ki tô giáo không thể quan niệm được về tường nhà thờ có các bức tranh Khajuraho. Không thể được!
Người Hindus hiện đại cũng cảm thấy mặc cảm vì tâm trí của người Hindu hiện đại được tạo ra bởi Ki tô giáo. Họ là người "Hindu-Ki tô giáo" - và họ còn tồi hơn, vì là người Ki tô giáo là tốt, nhưng là người Hindu-Ki tô giáo chỉ là kì quái. Họ cảm thấy mặc cảm. Một người lãnh đạo Hindu, Purshottamdas Tandon, thậm chí đã đề nghị rằng những ngôi đền này nên bị phá huỷ, rằng chúng không thuộc về chúng ta. Thực sự, dường như có vẻ chúng không thuộc về chúng ta vì Mật Tông đã không trong tim chúng ta trong một thời gian dài, trong nhiều thế kỉ. Nó đã không là dòng chảy chính. Yoga đã là dòng chảy chính, và với yoga Khajuraho là không thể quan niệm nổi - nó phải bị phá huỷ.
Mật Tông nói, cách đi vào hành động dục phải dường như bạn đang đi vào trong ngôi đền linh thiêng. Đó là lí do tại sao họ đã vẽ tranh hành động dục trên đền linh thiêng của họ. Họ đã nói, đi vào dục dường như bạn đang đi vào ngôi đền linh thiêng. Do vậy, khi bạn đi vào ngôi đền linh thiêng, dục phải có đó để cho hai người được nối lại trong tâm trí các bạn, được kết hợp lại. Thế thì bạn có thể cảm thấy rằng thế giới và điều thiêng liêng không phải là hai yếu tố tranh đấu nhau, mà là một. Chúng không mâu thuẫn, chúng chỉ là những cái đối lập cực giúp lẫn nhau. Và chúng có thể tồn tại chỉ bởi vì tính cực này. Nếu tính cực này bị mất, toàn thế giới bị mất. Cho nên nhìn tính một sâu sắc đang chạy qua mọi thứ. Đừng chỉ nhìn các cái đối lập cực, nhìn dòng chảy bên trong làm cho chúng thành một.
Với Mật Tông mọi thứ đều linh thiêng. Nhớ điều này, với Mật Tông mọi thứ là linh thiêng; không cái gì là không linh thiêng. Nhìn điều đó theo cách này: với người phi tôn giáo, mọi thứ là không linh thiêng; với cái gọi là người tôn giáo cái gì đó là linh thiêng, cái gì đó là không linh thiêng.
Với Mật Tông, mọi thứ là linh thiêng.
Một nhà truyền giáo Ki tô giáo đã ở cùng tôi vài ngày trước đây và ông ấy nói, "Thượng đế đã tạo ra thế giới." Thế là tôi hỏi ông ấy, "Ai tạo ra tội lỗi?" Ông ấy nói, "Quỉ."
Thế rồi tôi hỏi ông ấy, "Ai đã tạo ra quỉ?" Thế là ông ấy lúng túng. Ông ấy nói, "Tất nhiên, Thượng đế đã tạo ra quỉ."
Quỉ tạo ra tội và Thượng đế tạo ra quỉ. Thế thì ai là tội nhân thực - quỉ hay Thượng đế? Nhưng khái niệm nhị nguyên bao giờ cũng dẫn tới những điều ngớ ngẩn như vậy. Với Mật Tông Thượng đế và quỉ không phải là hai. Thực sự, với Mật Tông không có gì có thể được gọi là "quỉ", mọi thứ đều là thiêng liêng, mọi thứ là linh thiêng. Và điều này dường như là quan điểm đúng, sâu nhất. Nếu bất kì cái gì là không linh thiêng trong thế giới này, nó tới từ đâu và làm sao nó có thể vậy?
Cho nên chỉ hai phương án có đó. Thứ nhất, phương án của người vô thần, người nói mọi thứ đều không linh thiêng. Thái độ này là được. Người đó cũng là người bất nhị; người đó không thấy tính linh thiêng nào trong thế giới. Thế rồi có phương án của người theo Mật Tông - người đó nói mọi thứ là linh thiêng. Người đó cũng là người bất nhị. Nhưng giữa hai người này là cái gọi là người tôn giáo, người không thực sự có tính tôn giáo. Họ không có tính tôn giáo mà cũng không tính phi tôn giáo vì họ bao giờ cũng trong xung đột. Toàn thể thượng đế học của họ chỉ là để làm cho các mục đích gặp gỡ và những mục đích đó không thể gặp gỡ được.
Nếu riêng một tế bào, riêng một nguyên tử trong thế giới này là không linh thiêng, thế thì toàn thế giới trở thành không linh thiêng, vì làm sao riêng một nguyên tử đó có thể tồn tại trong một thế giới linh thiêng được? làm sao điều đó là có thể? Nó được hỗ trợ bởi mọi thứ; để hiện hữu, nó phải được hỗ trợ bởi mọi thứ. Và nếu phần tử không linh thiêng được hỗ trợ bởi mọi phần tử linh thiêng, thế thì cái gì là khác biệt giữa chúng? Cho nên hoặc thế giới là linh thiêng toàn bộ, vô điều kiện, hoặc nó là không linh thiêng; không có con đường giữa.
Mật Tông nói mọi thứ là linh thiêng, đó là lí do tại sao chúng ta không thể hiểu được nó. Nó là lập trường bất nhị sâu sắc nhất - nếu chúng ta có thể gọi nó là lập trường. Nó không phải vậy, vì bất kì lập trường nào đều nhất định là nhị nguyên. Nó không chống lại bất kì cái gì, cho nên nó không phải là bất kì lập trường nào. Nó là sự thống nhất được cảm thấy, sự thống nhất được sống.
Đây là hai con đường, yoga và Mật Tông. Mật Tông không thể hấp dẫn thế vì tâm trí què quặt của chúng ta. Nhưng bất kì khi nào có người nào đó là lành mạnh bên trong, không là hỗn độn, Mật Tông có cái đẹp. Chỉ người như vậy mới có thể hiểu Mật Tông là gì. Yoga có hấp dẫn, hấp dẫn dễ dàng, vì tâm trí rối loạn của chúng ta.
Nhớ, chung cuộc chính tâm trí chúng ta làm cho mọi thứ thành hấp dẫn hay không hấp dẫn. Chính bạn là nhân tố quyết định.
Những cách đi vào này là khác nhau. Tôi không nói rằng người ta không thể đạt tới qua yoga. Người ta có thể đạt tới qua yoga nữa, nhưng không qua yoga đang thịnh hành. Yoga đang thịnh hành không thực là yoga, mà là diễn giải của tâm trí bị bệnh của bạn. Yoga có thể là cách đi vào đích thực hướng tới điều tối thượng, nhưng điều đó nữa chỉ có thể khi tâm trí bạn là mạnh khoẻ, khi tâm trí bạn không bị bệnh và ốm. Thế thì yoga lấy hình dáng khác.
Chẳng hạn, Mahavir đã trên con đường yoga, nhưng ông ấy đã không thực sự kìm nén dục. Ông ấy đã biết nó, ông ấy đã sống nó, ông ấy đã quen thuộc sâu sắc với nó. Nhưng nó đã trở thành vô dụng với ông ấy, cho nên nó mất đi. Phật đã trên con đường yoga, nhưng ông ấy đã sống qua thế giới, ông ấy đã quen thuộc sâu sắc với nó. Ông ấy không tranh đấu.
Một khi bạn biết cái gì đó bạn trở nên tự do khỏi nó. Nó đơn giản rơi rụng đi như lá khô rơi khỏi cây. Điều đó không phải là từ bỏ; không có tranh đấu được bao hàm chút nào. Nhìn mặt Phật mà xem - nó không có vẻ giống như mặt của chiến binh. Ông ấy đã không tranh đấu. Ông ấy thảnh thơi thế; mặt ông ấy chính là biểu tượng cho thành thơi... không tranh đấu.
Nhìn mặt nhà yogis mà xem. Tranh đấu là rõ ràng trên mặt họ. Sâu bên dưới nhiều rối loạn có đó - ngay bây giờ họ đang ngồi trên núi lửa. Bạn có thể nhìn vào mắt họ, vào mặt họ, và bạn sẽ cảm thấy điều đó. Sâu bên dưới ở đâu đó họ đã kìm nén mọi bệnh tật của họ; họ đã không đi ra ngoài.
Trong một thế giới lành mạnh, nơi mọi người đang sống cuộc sống của mình một cách đích thực, cá nhân, không bắt chước người khác mà sống cuộc sống riêng của mình theo cách riêng của mình, cả hai điều là có thể. Người đó có thể học nhạy cảm sâu sắc điều siêu việt trên ham muốn; người đó có thể đi tới điểm mọi ham muốn trở thành vô tích sự và rơi rụng đi. Yoga cũng có thể dẫn tới điều này, nhưng với tôi yoga sẽ dẫn tới nó trong cùng thế giới nơi Mật Tông có thể dẫn tới nó - nhớ điều này. Chúng ta cần một tâm trí lành mạnh, con người tự nhiên. Trong thế giới đó nơi con người tự nhiên hiện hữu, Mật Tông, và cả yoga nữa, sẽ dần tới siêu việt trên ham muốn.
Trong cái gọi là xã hội ốm yếu của chúng ta, cả yoga lẫn Mật Tông không thể làm được điều này, vì nếu chúng ta chọn yoga chúng ta không chọn nó vì ham muốn đã trở thành vô dụng - không! Chúng vẫn còn có nghĩa; chúng không tự rơi rụng đi. Chúng ta phải ép buộc chúng. Nếu chúng ta chọn yoga, chúng ta chọn nó như một kĩ thuật kìm nén. Nếu chúng ta chọn Mật Tông, chúng ta chọn Mật Tông như sự tinh ranh, như việc lừa dối sâu - cái cớ để mê đắm.
Cho nên với một tâm trí không lành mạnh cả yoga lẫn Mật Tông đều không thể có tác dụng. Cả hai sẽ dẫn tới lừa dối. Một tâm trí lành mạnh, đặc biệt tâm trí lành mạnh về dục, được cần để bắt đầu. Thế thì không khó lắm để chọn con đường của bạn. Bạn có thể chọn yoga, bạn có thể chọn Mật Tông.
Về căn bản có hai kiểu người, nam và nữ. Tôi không ngụ ý về mặt sinh học, nhưng về mặt tâm lí. Với những người về căn bản là nam về tâm lí - lấn lướt, bạo hành, hướng ngoại - yoga là con đường của họ. Với những người về căn bản là nữ, tiếp nhận, thụ động, không bạo hành, Mật Tông là con đường của họ. Cho nên bạn có thể lưu ý điều đó: với Mật Tông, Mẹ Kali, Tara, và nhiều devi, bhairavis - các nữ thiên thần - là rất có ý nghĩa. Trong yoga bạn sẽ không bao giờ nghe nhắc tới bất kì cái tên nào của nữ thiên thần. Mật Tông có các nữ thần; yoga có các nam thần. Yoga là năng lượng đi ra; Mật Tông là năng lượng đi vào trong. Cho nên bạn có thể nói theo thuật ngữ tâm lí hiện đại rằng yoga là hướng ngoại và Mật Tông là hướng nội. Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào nhân cách. Nếu bạn có nhân cách hướng nội, thế thì tranh đấu không dành cho bạn. Nếu bạn có nhân cách hướng ngoại, thế thì tranh đấu dành cho bạn.
Nhưng chúng ta đang bị lẫn lộn, chúng ta đang trong đống lộn xộn; đó là lí do tại sao không cái gì giúp được. Ngược lại, mọi thứ quấy rối. Yoga sẽ quấy rối bạn, Mật Tông sẽ quấy rối bạn. Mọi thuốc sẽ tạo ra bệnh mới cho bạn vì người chọn ốm, bị bệnh; cho nên kết quả của chọn lựa của người đó sẽ là ốm yếu. Cho nên tôi không ngụ ý rằng qua yoga bạn không thể đạt tới. Tôi nhấn mạnh Mật Tông chỉ bởi vì chúng ta đang cố hiểu Mật Tông là gì.
Câu hỏi khác:
Trên con đường của buông xuôi, làm sao người tìm kiếm đi tới kĩ thuật đúng từ một trăm mười hai phương pháp?
Trên con đường của ý chí có các phương pháp - một trăm mười hai phương pháp này. Trên con đường của buông xuôi, bản thân buông xuôi là phương pháp, không có các phương pháp khác - nhớ điều này. Mọi phương pháp đều là không buông xuôi, vì phương pháp có nghĩa phụ thuộc vào bản thân bạn. Bạn có thể làm cái gì đó; kĩ thuật này có đó, cho nên bạn làm nó. Trên con đường của buông xuôi, bạn không còn nữa, cho nên bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn đã làm điều tối thượng, điều cuối cùng: bạn đã buông xuôi. Trên con đường của buông xuôi, buông xuôi là phương pháp duy nhất.
Tất cả một trăm mười hai phương pháp này yêu cầu ý chí nào đó; chúng yêu cầu cái gì đó được bạn làm. Bạn thao tác năng lượng của bạn, bạn làm cân bằng năng lượng của bạn, bạn tạo ra trung tâm trong hỗn độn của bạn. Bạn làm cái gì đó. Nỗ lực của bạn là có ý nghĩa, cơ bản, được cần tới. Trên con đường của buông xuôi chỉ một điều được yêu cầu - bạn buông xuôi. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào trong một trăm mười hai phương pháp này, cho nên điều tốt là nói cái gì đó về buông xuôi bởi vì nó không có phương pháp.
Trong một trăm mười hai phương pháp này sẽ không có gì về buông xuôi. Tại sao Shiva đã không nói bất kì cái gì về buông xuôi? Vì không cái gì có thể được nói. Bản thân Bhairavi, bản thân Devi, đã đạt tới Shiva không qua bất kì phương pháp nào. Cô ấy đã đơn giản buông xuôi. Cho nên điều này phải được chú ý. Cô ấy đang hỏi những câu hỏi này không vì bản thân cô ấy, những câu hỏi này được hỏi cho toàn thể nhân loại. Cô ấy đã đạt tới Shiva. Cô ấy đã trong lòng ông ấy; cô ấy đã được ông ấy ôm choàng. Cô ấy đã trở thành một với ông ấy, nhưng dầu vậy cô ấy vẫn hỏi.
Cho nên nhớ một điều, cô ấy không hỏi cho bản thân cô ấy; không có nhu cầu. Cô ấy đang hỏi cho toàn thể nhân loại. Nhưng nếu cô ấy đã đạt tới, tại sao cô ấy hỏi Shiva? Bản thân cô ấy có thể không nói cho nhân loại thì sao? Cô ấy đã tới qua con đường của buông xuôi, cho nên cô ấy không biết gì về phương pháp. Bản thân cô ấy đã tới qua yêu; yêu là đủ lên bản thân nó. Yêu không cần bất kì cái gì thêm nữa. Cô ấy đã tới qua yêu, cho nên cô ấy không biết gì về bất kì phương pháp nào, kĩ thuật nào. Đó là lí do tại sao cô ấy hỏi.
Cho nên Shiva kể ra một trăm mười hai phương pháp. Ông ấy cũng sẽ không nói về buông xuôi vì buông xuôi thực sự không phải là phương pháp. Bạn buông xuôi chỉ khi mọi phương pháp đã trở thành vô tích sự, khi bạn không thể đạt tới được bởi bất kì phương pháp nào. Bạn đã thử hết sức bạn rồi. Bạn đã gõ lên mọi cánh cửa và không cửa nào mở cả, và bạn đã trải qua mọi con đường và không con đường nào đạt tới. Bạn đã làm bất kì cái gì bạn có thể làm, và giờ bạn cảm thấy bất lực. Trong sự bất lực toàn bộ đó buông xuôi xảy ra. Cho nên trên con đường của buông xuôi không có phương pháp.
Nhưng buông xuôi là gì và nó hoạt động thế nào? Và nếu buông xuôi có tác dụng, thế thì cần gì tới một trăm mười hai phương pháp? Thế thì sao phải đi vào chúng một cách không cần thiết? - tâm trí sẽ hỏi. Vậy thì được! Nếu buông xuôi có tác dụng, tốt hơn cả là buông xuôi luôn. Sao cứ thèm khát các phương pháp? Và ai biết liệu một phương pháp đặc biệt có phù hợp với mình hay không? Và có thể mất nhiều kiếp để tìm ra. Vậy điều tốt là buông xuôi, nhưng nó lại khó. Nó là điều khó nhất trên thế giới.
Các phương pháp là không khó. Chúng là dễ, bạn có thể tự huấn luyện bạn. Nhưng để buông xuôi bạn không thể tự huấn luyện bạn được... không việc huấn luyện nào! Bạn không thể hỏi làm sao buông xuôi; chính câu hỏi này là ngớ ngẩn. Làm sao bạn có thể hỏi cách buông xuôi được? Bạn có thể hỏi cách yêu được không?
Hoặc có yêu hoặc không có yêu, nhưng bạn không thể hỏi cách yêu. Và nếu ai đó nói cho bạn và dạy bạn cách yêu, nhớ lấy, thế thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng yêu. Một khi một kĩ thuật được trao cho bạn để yêu, bạn sẽ bám lấy kĩ thuật này. Đó là lí do tại sao các diễn viên không thể yêu được. Họ biết nhiều kĩ thuật thế, nhiều phương pháp thế - và tất cả chúng ta đều là những diễn viên. Một khi bạn biết thủ đoạn, cách để yêu, thế thì yêu sẽ không nở hoa vì bạn có thể tạo ra vẻ ngoài, việc lừa dối. Và với lừa dối bạn ở ngoài nó, không được tham gia. Bạn được bảo vệ.
Yêu là việc mở toàn bộ, mong manh. Nó là nguy hiểm. Bạn trở nên bất an ninh. Chúng ta không thể hỏi cách yêu, chúng ta không thể hỏi cách buông xuôi. Nó xảy ra! Yêu xảy ra, buông xuôi xảy ra. Yêu và buông xuôi là điều sâu sắc. Nhưng nó là gì? Và nếu chúng ta không thể biết cách buông xuôi, ít nhất chúng ta có thể biết cách chúng ta đang duy trì bản thân mình khỏi buông xuôi, cách chúng ta ngăn cản bản thân mình khỏi buông xuôi. Điều đó có thể được biết và điều đó là có ích.
Nó sẽ thế nào nếu bạn chưa buông xuôi? Kĩ thuật để làm không buông xuôi của bạn là gì? Nếu bạn chưa rơi vào yêu, thế thì vấn đề thực không phải là cách yêu. Vấn đề thực là đào sâu để tìm ra cách bạn đã sống mà không có yêu, thủ đoạn của bạn là gì, kĩ thuật của bạn là gì, cấu trúc của bạn là gì - cấu trúc phòng thủ của bạn, cách bạn đã sống mà không có yêu. Cái đó có thể được hiểu, và cái đó nên được hiểu.
Điều thứ nhất: chúng ta sống cùng bản ngã, trong bản ngã, được định tâm trong bản ngã. Tôi hiện hữu mà không biết tôi là ai. Tôi liên tục công bố, "Tôi đây." Cái "Tôi đây" này là giả, vì tôi không biết tôi là ai. Và chừng nào tôi còn không biết tôi là ai, làm sao tôi có thể nói "tôi"? Cái "tôi" này là cái “tôi” giả. Cái “tôi” giả này là bản ngã. Đây là sự phòng thủ. Điều này bảo vệ bạn khỏi buông xuôi.
Bạn không thể buông xuôi được, nhưng bạn có thể trở nên nhận biết về biện pháp phòng thủ này. Nếu bạn đã trở nên nhận biết về nó, nó tan biến. Dần dần, bạn không làm mạnh nó, và một ngày nào đó bạn đi tới cảm thấy, "Mình không có." Khoảnh khắc bạn đi tới cảm thấy “tôi không có," buông xuôi xảy ra. Cho nên cố tìm ra xem liệu bạn có hiện hữu không. Thực sự, có trung tâm nào trong bạn mà bạn có thể gọi là "tôi" của bạn không? Đi sâu xuống bên trong bản thân bạn, liên tục cố tìm xem cái “tôi” này ở đâu, chỗ trú ngụ của bản ngã này ở đâu.
Lâm Tế đi tới thầy của ông ấy và ông ấy nói, "Xin làm cho tôi tự do!" Thầy nói, "Đem bản thân ông ra đây. Nếu ông có, ta sẽ làm cho ông tự do. Nhưng nếu ông không có, thế thì làm sao ta có thể làm cho ông tự do được? Ông đã tự do rồi. Và tự do," thầy ông ấy nói, "không phải là tự do của ông. Thực sự, tự do là tự do khỏi ‘ông'. Cho nên đi và tìm ra xem cái ‘tôi’ này ở đâu, ông ở đâu, thế rồi tới ta. Đây là suy ngẫm. Đi và suy ngẫm đi."
Thế là đệ tử Lâm Tế đi và suy ngẫm trong nhiều tuần, nhiều tháng, và thế rồi ông ấy tới. Thế rồi ông ấy nói, "Tôi không phải là thân thể. Tôi mới tìm ra chỉ ngần này thôi." Thế là thầy nói, "Ông đã trở nên tự do ngần này rồi. Lại đi nữa đi. Cố tìm ra." Thế rồi ông ấy cố gắng, suy ngẫm, và ông ấy thấy rằng "Tôi không phải là tâm trí của tôi, vì tôi có thể quan sát ý nghĩ của tôi. Cho nên người quan sát là khác với cái được quan sát - tôi không là tâm trí." Ông ấy tới và nói, "Tôi không phải là tâm trí." Thế là thầy nói, "Giờ ông đã được giải thoát ba phần tư rồi. Giờ lại đi và tìm ra xem ông là ai."
Thế là ông ấy nghĩ, "Mình không phải là thân thể. Mình không phải là tâm trí." Ông ấy đã đọc, học, ông ấy đã có hiểu biết tốt, cho nên ông ấy nghĩ, "Mình không là thân thể, không là tâm trí, cho nên mình phải là linh hồn, là atma." Nhưng ông ấy đã suy ngẫm, và thế rồi ông ấy thấy rằng không có atman, không có linh hồn, vì atma này không là gì ngoài thông tin tâm trí của ông ấy - chỉ học thuyết, lời, triết lí.
Vậy rồi một hôm ông ấy chạy tới tới thầy và nói, "Bây giờ tôi không còn nữa!" Thế rồi thầy ông ấy nói, "Bây giờ ta có cần dạy cho ông các phương pháp để có tự do không?" Lâm Tế nói, "Tôi là tự do vì tôi không không còn nữa. Không có người nào ở trong lệ thuộc. Tôi chỉ là trống rỗng rộng lớn, là hư không."
Chỉ hư không mới có thể là tự do. Nếu bạn là cái gì đó, bạn sẽ ở trong lệ thuộc. Nếu bạn có, bạn sẽ trong lệ thuộc. Chỉ trống rỗng, không gian trống vắng, mới có thể là tự do. Thế thì bạn không thể bị trói buộc vào nó. Lâm tế chạy tới và nói, "Tôi không còn nữa. Tôi không thể được tìm thấy ở đâu cả." Đây là tự do. Và lần đầu tiên ông ấy chạm chân thầy - lần đầu tiên! Không thực sự, vì ông ấy đã chạm chân thầy nhiều lần trước đây nữa. Nhưng thầy nói, "Lần đầu tiên ông đã chạm chân ta."
Lâm Tế hỏi, "Sao thầy nói lần đầu tiên? Tôi đã chạm chân thầy nhiều lần rồi." Thầy nói, "Nhưng ông đã có đó, cho nên làm sao ông có thể chạm chân ta trong khi ông đã có đó? Trong khi ông có đó làm sao ông có thể chạm chân ta được?" Cái "tôi" không bao giờ có thể chạm chân của bất kì người nào. Cho dù dường như có vẻ nó chạm chân ai đó, nó đang chạm chân riêng của nó, chỉ theo cách vòng vo. "Ông đã chạm chân ta lần đầu tiên," thầy nói, "vì bây giờ ông không còn nữa. Và đây cũng là lần cuối cùng," thầy nói. "Lần đầu tiên và cuối cùng."
Buông xuôi xảy ra khi bạn không có, cho nên bạn không thể buông xuôi. Đó là lí do tại sao buông xuôi không thể là kĩ thuật. Bạn không thể buông xuôi được - bạn là vật chướng ngại. Khi bạn không có, buông xuôi có đó. Cho nên bạn và buông xuôi không thể cùng ở với nhau, không có sự đồng tồn tại giữa bạn và buông xuôi. Hoặc bạn có hoặc buông xuôi có. Cho nên tìm ra xem bạn ở đâu, bạn là ai. Việc truy hỏi này tạo ra nhiều, nhiều kết quả đáng ngạc nhiên.
Raman Maharshi thường nói, "Hỏi đi ‘Tôi là ai?'" Điều đó bị hiểu lầm. Ngay cả các đệ tử gần gũi nhất của ông ấy cũng đã không hiểu nghĩa của nó. Họ tưởng rằng đây là truy hỏi để tìm ra thực sự "Tôi là ai?" Nó không phải vậy! nếu bạn liên tục truy hỏi "Tôi là ai?" bạn nhất định đi tới kết luận rằng bạn không có. Đây không thực là việc truy hỏi để tìm ra "Tôi là ai?" Thực sự, đây là việc truy hỏi để tan biến.
Tôi đã trao cho nhiều người kĩ thuật này, để truy hỏi bên trong "Tôi là ai?" Thế rồi một hay hai tháng sau, họ sẽ tới tôi và nói, "Tôi vẫn không tìm ra ‘Tôi là ai?' Vấn đề vẫn là như vậy; không có câu trả lời."
Cho nên tôi bảo họ, "Tiếp tục đi. Một ngày nào đó câu trả lời sẽ tới." Và họ hi vọng rằng câu trả lời sẽ tới. Sẽ không có câu trả lời đâu. Đó chỉ là việc câu hỏi này sẽ tan biến. Sẽ không có câu trả lời, rằng "Tôi là cái này." Chỉ câu hỏi này sẽ tan biến. Sẽ không có người nào để hỏi ngay cả "Tôi là ai?" Và thế thì bạn biết.
Khi cái "tôi" không có, cái "tôi" thực mở ra. Khi bản ngã không có, bạn lần đầu tiên đương đầu với hiện hữu của bạn. Hiện hữu đó là trống rỗng. Thế thì bạn có thể buông xuôi; thế thì bạn đã buông xuôi. Bạn bây giờ là người buông xuôi. Cho nên không thể có kĩ thuật nào, hay duy nhất kĩ thuật phủ định như cuộc truy hỏi này vào "Tôi là ai?"
Buông xuôi hoạt động như thế nào? Nếu bạn buông xuôi, cái gì xảy ra? Chúng ta sẽ đi tới hiểu cách thức các phương pháp hoạt động. Chúng ta sẽ đi sâu vào trong các phương pháp, và chúng ta sẽ đi tới biết cách chúng hoạt động. Chúng có cơ sở khoa học của hoạt động.
Khi bạn buông xuôi bạn trở thành thung lũng; khi bạn là bản ngã bạn giống như đỉnh núi. Bản ngã nghĩa là bạn ở trên mọi người khác, bạn là ai đó. Người khác có thể nhận ra bạn, có thể không nhận ra bạn - đó là việc khác. Bạn nhận ra rằng bạn ở trên mọi người. Bạn giống như đỉnh núi; không cái gì có thể đi vào bạn.
Khi người ta buông xuôi, người ta trở thành giống như thung lũng. Người ta trở thành chiều sâu, không chiều cao. Thế thì toàn thể sự tồn tại bắt đầu rót vào người đó từ mọi nơi. Người đó chỉ là chân không, chỉ là chiều sâu, vực thẳm, không đáy. Toàn thể sự tồn tại bắt đầu rót vào từ mọi nơi. Bạn có thể nói Thượng đế chạy từ mọi nơi tới người đó, đi vào người đó từ mọi lỗ chân lông, rót đầy người đó một cách toàn bộ.
Buông xuôi này, việc trở thành thung lũng, vực thẳm này, có thể được cảm thấy theo nhiều cách. Có những buông xuôi nhỏ; có những buông xuôi lớn. Ngay cả trong những buông xuôi nhỏ bạn cũng cảm thấy nó. Việc buông xuôi theo thầy là buông xuôi nhỏ, nhưng bạn bắt đầu cảm thấy nó vì thầy bắt đầu tuôn chảy vào trong bạn ngay lập tức. Nếu bạn buông xuôi theo thầy, đột nhiên bạn cảm thấy năng lượng của thầy tuôn chảy trong bạn. Nếu bạn không thể cảm thấy năng lượng tuôn chảy trong bạn, thế thì biết rõ bạn đã không buông xuôi ngay cả theo cách nhỏ.
Có nhiều câu chuyện đã trở thành vô nghĩa với chúng ta vì chúng ta không biết cách chúng đã xảy ra. Ma ha ca diếp tới Phật, và Phật chỉ chạm đầu ông ấy bằng tay, và sự việc đã xảy ra. Và Ma ha ca diếp bắt đầu nhảy múa. Cho nên Ananda hỏi Phật, "Cái gì đã xảy ra cho ông ấy? Và tôi đã từng ở với thầy bốn mươi năm! Ông ấy điên sao? Hay ông ấy chỉ đang lừa người khác? Cái gì đã xảy ra cho ông ấy? Và tôi đã chạm chân thầy cả nghìn lẻ một lần."
Tất nhiên, với Ananda, Ma ha ca diếp này sẽ hoặc có vẻ như ông ấy điên hoặc dường như ông ấy chỉ lừa dối. Ananda đã ở cùng Phật trong bốn mươi năm, nhưng có vấn đề. Ông ấy là anh họ của Phật, anh lớn tuổi hơn của Phật; đó là vấn đề. Khi Ananda tới Phật bốn mươi năm trước, điều đầu tiên ông ấy nói với Phật là thế này: "Tôi là anh lớn tuổi hơn chú, và khi chú khai tâm cho tôi, tôi sẽ trở thành đệ tử của chú. Cho nên cho phép tôi có được ba điều trước khi tôi trở thành đệ tử của chú, vì thế thì tôi không thể đòi hỏi được. Một, tôi sẽ bao giờ cũng ở cùng chú. Cho tôi lời hứa này đi, rằng chú sẽ không nói với tôi, ‘Đi đâu đó khác đi.' Tôi sẽ theo chú.
"Thứ hai, tôi sẽ ngủ trong cùng phòng nơi chú ngủ. Chú không thể nói với tôi, ‘Đi ra đi.' Tôi sẽ ở cùng chú như cái bóng của chú. Và thứ ba, nếu tôi đem bất kì người nào vào bất kì lúc nào, ngay cả nửa đêm, chú sẽ phải trả lời người đó. Chú không thể nói, ‘Đây không phải là lúc.' Và cho tôi ba lời hứa này trong khi tôi vẫn còn là anh lớn của chú, vì một khi tôi trở thành đệ tử của chú tôi sẽ phải theo chú. Chú vẫn còn trẻ hơn tôi, cho nên cho tôi ba lời hứa này."
Thế là Phật hứa, và điều này trở thành vấn đề. Trong bốn mươi năm Ananda đã ở cùng Phật, nhưng ông ấy không bao giờ có thể buông xuôi được, vì điều này không phải là tinh thần của buông xuôi. Ananda đã nhiều, nhiều lần hỏi, "Khi nào tôi sẽ đạt tới?" Phật nói, "Chừng nào ta chưa chết, ông sẽ không đạt tới." Và Ananda chỉ có thể đạt tới khi Phật chết.
Điều gì đã xảy ra cho Ma ha ca diếp này một cách bất thần? Phật có thiên vị không - thiên vị với Ma ha ca diếp không? Ông ấy không thiên vị! Ông ấy tuôn chảy, thường xuyên tuôn chảy. Nhưng bạn phải là thung lũng, bụng mẹ, để đón nhận ông ấy. Nếu bạn ở trên ông ấy, làm sao bạn có thể nhận được? Năng lượng tuôn chảy đó không thể tới bạn được, nó sẽ bỏ lỡ bạn. Cho nên cúi mình xuống đi. Ngay cả trong việc buông bỏ nhỏ với thầy, năng lượng bắt đầu chảy. Đột nhiên, ngay lập tức, bạn trở thành phương tiện của lực lớn.
Có hàng nghìn hàng nghìn câu chuyện... chỉ bằng chạm, chỉ bằng nhìn, ai đó đã trở nên được chứng ngộ. Chúng dường như không hợp lí với chúng ta. Làm sao điều này là có thể được? Điều này là có thể đấy! Ngay cả cái nhìn từ thầy vào mắt bạn sẽ làm thay đổi toàn thể con người bạn, nhưng nó chỉ có thể thay đổi được nếu mắt bạn trống vắng, tựa thung lũng. Nếu bạn có thể hấp thu cái nhìn của thầy, ngay lập tức bạn sẽ khác.
Cho nên đây là những buông xuôi nhỏ xảy ra trước khi bạn buông xuôi một cách toàn bộ. Và buông xuôi nhỏ chuẩn bị cho bạn buông xuôi toàn bộ. Một khi bạn đã biết rằng qua buông xuôi bạn nhận được cái gì đó không biết, không thể tin được, không mong đợi, thậm chí chưa bao giờ mơ tới, thế thì bạn sẵn sàng cho buông xuôi lớn. Và đó là công việc của thầy - giúp bạn trong những buông xuôi nhỏ để cho bạn có thể thu lấy dũng cảm cho buông xuôi lớn, cho buông xuôi toàn bộ.
Câu hỏi cuối cùng:
Chỉ báo đích xác là gì để biết rằng một kĩ thuật đặc biệt đang thực hành sẽ dẫn tới điều tối thượng?
Có nhiều chỉ báo. Một, bạn bắt đầu cảm thấy căn cước khác bên trong bạn. Bạn không còn là cùng người cũ. Nếu kĩ thuật là khớp cho bạn, ngay lập tức bạn là người khác. Nếu bạn là người chồng, bạn không còn là cùng người chồng cũ. Nếu bạn là chủ tiệm, bạn không bao giờ lại là cùng người chủ tiệm cũ. Dù bạn là bất kì cái gì, nếu kĩ thuật khớp với bạn, bạn là người khác; đó là chỉ báo thứ nhất. Cho nên nếu bạn bắt đầu cảm thấy kì lạ về bản thân bạn, biết rằng cái gì đó đang xảy ra cho bạn. Nếu bạn vẫn còn như cũ và không cảm thấy bất kì sự kì lạ nào, chẳng cái gì đang xảy ra. Đây là chỉ báo đầu tiên về liệu một kĩ thuật có khớp cho bạn không. Nếu nó khớp, ngay lập tức bạn bị xúc động mạnh, được biến đổi thành một người khác. Đột nhiên việc này xảy ra: bạn nhìn vào thế giới theo cách khác. Mắt vẫn như cũ, nhưng người nhìn đằng sau chúng là khác.
Thứ hai, mọi điều tạo ra căng thẳng, xung đột, bắt đầu rơi rụng đi. Không phải là khi bạn đã thực hành phương pháp này trong nhiều năm, thế thì xung đột, lo âu, căng thẳng sẽ mất đi - không! Nếu phương pháp này khớp với bạn, ngay lập tức chúng bắt đầu rơi rụng đi. Bạn có thể cảm thấy sự sống động tới với bạn; bạn đang được nhẹ gánh. Bạn sẽ bắt đầu cảm, nếu kĩ thuật này là khớp cho bạn, rằng sức hút đã bị đảo ngược lại. Bây giờ đất không kéo bạn xuống. Thay vì thế, trời đang kéo bạn lên. Bạn cảm thấy thế nào khi máy bay cất cánh? Mọi thứ bị rối loạn. Đột nhiên có cú thúc mạnh, và sức hút trái đất trở thành vô nghĩa. Bây giờ đất không kéo bạn, bạn đang đi xa khỏi sức hút.
Cùng cú thúc mạnh đó xảy ra nếu một kĩ thuật thiền khớp với bạn. Đột nhiên bạn cất cánh. Đột nhiên bạn cảm thấy đất đã trở thành vô nghĩa; không có lực hấp dẫn. Nó không kéo bạn xuống, bạn đang được kéo lên. Theo thuật ngữ tôn giáo, điều này được gọi là "gia trì". Có hai lực - lực hấp dẫn và lực gia trì. Gia trì nghĩa là bạn đang được kéo lên; hấp dẫn nghĩa là bạn đang bị kéo xuống.
Đó là lí do tại sao trong thiền nhiều người đột nhiên cảm thấy họ không có trọng lượng. Đó là lí do tại sao nhiều người cảm thấy bay lên bên trong. Nhiều người thế đã tường trình điều này cho tôi khi kĩ thuật khớp với họ: "Điều này thật lạ! Chúng tôi nhắm mắt và chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có hơi chút cao hơn trên đất - quãng ba mươi, sáu mươi phân, thậm chí hơn một mét trên đất. Khi chúng tôi mở mắt ra chúng tôi đang chỉ trên đất; khi chúng tôi nhắm mắt lại chúng tôi đã bay lên. Vậy đây là cái gì? Khi chúng tôi mở mắt ra chúng tôi chỉ ở trên đất! Chúng tôi chưa bao giờ bay lên."
Thân thể vẫn còn trên đất, nhưng bạn bay lên. Việc bay lên này thực sự là việc kéo lên từ trên. Nếu kĩ thuật khớp, bạn đã được kéo lên, vì việc hoạt động của kĩ thuật này là để làm cho bạn thành sẵn có cho việc bay lên. Đây là điều kĩ thuật này ngụ ý: làm cho bạn thành sẵn có cho lực có thể kéo bạn lên. Cho nên nếu nó khớp, bạn biết - bạn đã trở thành vô trọng lượng.
Thứ ba, bất kì cái gì bạn sẽ làm bây giờ, bất kì cái gì, dù tầm thường tới đâu, sẽ là khác. Bạn sẽ bước đi theo cách khác, bạn sẽ ngồi theo cách khác, bạn sẽ ăn theo cách khác. Mọi thứ sẽ khác. Khác biệt này bạn sẽ cảm thấy ở mọi nơi.
Đôi khi kinh nghiệm kì lạ này của việc là khác biệt tạo ra sợ hãi. Người ta lại muốn trở lại và là như cũ, vì người ta đã được hài hoà thế với cái cũ. Nó đã là thế giới thường lệ, cho dù chán, nhưng bạn đã hiệu quả trong nó.
Bây giờ ở mọi nơi bạn sẽ cảm thấy kẽ hở. Bạn sẽ cảm thấy rằng tính hiệu quả của bạn bị mất. Bạn sẽ cảm thấy rằng sự tiện dụng của bạn bị thu lại. Bạn sẽ cảm thấy rằng ở mọi nơi bạn là người ngoài. Người ta phải trải qua thời kì này. Bạn sẽ trở nên được hài hoà lần nữa. Bạn đã thay đổi, không phải thế giới, cho nên bạn sẽ không khớp. Cho nên nhớ điều thứ ba: Khi kĩ thuật khớp với bạn, bạn sẽ không khớp với thế giới. Bạn sẽ trở thành không khớp. Ở mọi nơi cái gì đó chùng ra, cái chốt nào đó bị thiếu. Ở mọi nơi bạn sẽ cảm thấy rằng đã có động đất. Và mọi thứ vẫn còn như cũ; chỉ bạn, bạn đã trở nên khác. Nhưng bạn sẽ được hài hoà lần nữa trên bình diện khác, trên bình diện cao hơn.
Rối loạn được cảm thấy cũng giống như khi đứa trẻ lớn lên và trở nên chín muồi về dục. Tại tuổi mười bốn hay mười lăm mọi cậu con trai đều cảm thấy rằng nó đã trở thành kì lạ. Một lực mới đã đi vào - dục. Nó không có đó trước đây, hay nó đã có, nhưng đã bị ẩn kín. Bây giờ lần đầu tiên nó đã trở thành sẵn có cho một loại lực mới. Đó là lí do tại sao con trai rất ngượng nghịu; con gái, con trai, khi họ trở nên chín muồi về dục, họ rất ngượng nghịu. Họ không ở đâu cả. Họ không còn là trẻ con và họ chưa là người lớn, cho nên họ ở giữa, không khớp vào đâu. Nếu họ chơi với trẻ nhỏ họ cảm thấy lúng túng - họ đã trở thành người lớn hơn. Nếu họ bắt đầu làm bạn với người lớn họ cảm thấy ngượng nghịu - họ vẫn còn là trẻ con. Họ không khới với người nào.
Cùng hiện tượng này xảy ra khi một kĩ thuật khớp với bạn. Một nguồn năng lượng mới trở thành sẵn có mà còn lớn hơn dục. Bạn lại trong thời kì chuyển tiếp. Bây giờ bạn không thể khớp vào trong thế giới này của những người trần tục. Bạn không là đứa trẻ, và bạn chưa thể khớp vào trong thế giới các thánh nhân; và ở giữa người ta cảm thấy lúng túng vụng về.
Nếu một kĩ thuật khớp với bạn, những kĩ thuật này sẽ tiến tới. Bạn có thể đã không mong đợi rằng tôi sẽ nói những điều này. Bạn có thể đã mong đợi rằng tôi sẽ nói bạn sẽ trở nên im lặng hơn, yên tĩnh hơn, và tôi đang nói điều ngược lại hoàn toàn: bạn sẽ trở nên bị rối loạn nhiều hơn. Khi kĩ thuật khớp, bạn sẽ trở nên bị rối loạn nhiều hơn, không im lặng hơn. Im lặng sẽ tới về sau. Và nếu im lặng tới và không rối loạn, biết rõ rằng đây không phải là kĩ thuật; đây chỉ là được điều chỉnh theo hình mẫu cũ.
Đó là lí do tại sao nhiều người đi vào cầu nguyện hơn là vào thiền vì cầu nguyện cho bạn sự an ủi. Nó khớp với bạn, điều chỉnh theo bạn, theo thế giới của bạn. Lời cầu nguyện làm gần như cùng điều mà các nhà phân tâm bây giờ làm. Nếu bạn bị rối loạn họ sẽ làm cho bạn ít rối loạn đi, được điều chỉnh theo hình mẫu, theo xã hội, theo gia đình. Cho nên bằng việc đi tới nhà phân tâm trong một, hai hay ba năm bạn sẽ không được khá hơn, nhưng bạn sẽ được điều chỉnh nhiều hơn. Cầu nguyện làm cùng điều, và tu sĩ làm cùng điều - họ làm cho bạn được điều chỉnh nhiều hơn.
Con của bạn chết và bạn bị rối loạn, và bạn đi tới tu sĩ. Ông ấy nói, "Đừng bị rối loạn. Chỉ những đứa trẻ nào chết dễ dàng thì Thượng đế mới yêu nhiều hơn. Ngài gọi chúng tới." Bạn cảm thấy được thoả mãn. Con bạn đã được “triệu về."
Thượng đế yêu nó nhiều hơn. Hay tu sĩ nói cái gì đó khác: "Đừng lo nghĩ, linh hồn không bao giờ chết. Con bạn đang ở trên cõi trời."
Một người đàn bà đã ở đây mới vài ngày trước. Chồng cô ấy đã chết trong tháng vừa rồi. Cô ấy bị rối loạn. Cô ấy tới tôi và cô ấy nói, "Chỉ cần đảm bảo với tôi rằng anh ấy được tái sinh ở chỗ tốt và thế thì mọi thứ sẽ là ổn. Cứ cho tôi sự chắc chắn rằng anh ấy đã không đi xuống địa ngục hay anh ấy đã không trở thành con vật, rằng anh ấy đang ở trên cõi trời hay anh ấy đã trở thành thần hay cái gì như vậy. Nếu thầy có thể chỉ đảm bảo cho tôi điều này, thế thì mọi thứ là ổn. Thế thì tôi có thể chịu đựng điều đó được; bằng không thì tôi khổ."
Tu sĩ sẽ nói, "Được! Chồng con được sinh ra như thần trong cõi trời thứ bẩy, và anh ấy rất hạnh phúc. Và anh ấy đang đợi con."
Những lời cầu nguyện này, chúng có thể làm cho bạn được điều chỉnh theo hình mẫu... bạn cảm thấy ổn hơn. Thiền là khoa học. Nó sẽ không giúp bạn trong điều chỉnh, nó sẽ giúp bạn trong biến đổi. Đó là lí do tại sao tôi nói ba dấu hiệu này sẽ có đó như các chỉ báo. Im lặng sẽ tới, nhưng không như việc điều chỉnh. Im lặng sẽ tới như việc nở hoa bên trong. Thế thì im lặng sẽ không là việc điều chỉnh theo xã hội, theo gia đình, thế giới, kinh doanh - không! Thế thì im lặng sẽ là hài hoà thực với vũ trụ.
Thế thì hài hoà sâu nở hoa giữa bạn và tính toàn bộ, thế thì có im lặng - nhưng điều đó sẽ tới sau. Trước hết bạn sẽ bị rối loạn, trước hết bạn sẽ trở nên điên.
Nếu một kĩ thuật khớp, nó sẽ làm cho bạn nhận biết về mọi thứ mà bạn đang là vậy. Hỗn loạn của bạn, tâm trí của bạn, tính điên của bạn, mọi thứ sẽ đi tới ánh sáng. Bạn chỉ là đống lộn xộn tối. Khi một kĩ thuật khớp, dường như đột nhiên có ánh sáng và toàn thể đống lộn xộn trở thành rõ ràng. Lần đầu tiên bạn sẽ đương đầu với bản thân bạn như bạn vậy. Bạn sẽ muốn tắt ánh sáng đi và đi ngủ lại - nó là sợ. Đây là điểm mà thầy trở nên giúp ích. Thầy nói, "Đừng sợ. Đây chỉ là bắt đầu. Và đừng trốn khỏi nó."
Đầu tiên ánh sáng này chỉ cho bạn điều bạn đang là vậy, và nếu bạn có thể tiếp tục nữa, nó biến đổi bạn hướng tới điều bạn có thể là.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post