Read more
Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 - Osho
Vigyan Bhairav Tantra Vol. 1
Chương 9. Kĩ thuật cho định tâm
13. Hay, tưởng tượng những vòng tròn năm mầu
của đuôi công là năm giác quan của ông trong không gian không thể giới hạn được.
Bây giờ để cái đẹp của chúng tan chảy bên trong. Tương tự, tại bất kì điểm nào
trong không gian hay trên tường - cho tới khi điểm này tan biến. Thế rồi điều ước
của ông cho người khác đi tới thành thật.
14. Đặt toàn thể chú ý của ông vào dây thần
kinh, tinh tế như sợi sen, ở trung tâm của cột sống của ông. Trong điều như thế
được biến đổi.
Con người được sinh ra với một
trung tâm, nhưng con người vẫn còn hoàn toàn quên lãng nó. Con người có thể sống
mà không biết tới trung tâm của mình, nhưng con người không thể hiện hữu mà
không có trung tâm. Trung tâm là móc nối giữa con người và sự tồn tại; nó là rễ.
Bạn có thể không biết nó, tri thức là không bản chất cho trung tâm này hiện hữu,
nhưng nếu bạn không biết nó bạn sẽ dẫn tới cuộc sống vô rễ - dường như không rễ.
Bạn sẽ không cảm thấy bất kì nền đất nào, bạn sẽ không cảm thấy bản thân bạn có
cơ sở; bạn sẽ không cảm thấy ở nhà trong vũ trụ. Bạn sẽ vô nhà.
Tất nhiên, trung tâm này có đó,
nhưng bởi vì không biết nó nên cuộc sống của bạn sẽ chỉ là sự trôi giạt - vô
nghĩa, trống rỗng, không đạt tới đâu cả. Bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đang sống
mà không có cuộc sống, trôi giạt, chỉ chờ chết. Bạn có thể liên tục trì hoãn từ
khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, nhưng bạn biết rất rõ rằng việc trì hoãn
sẽ không dẫn bạn tới đâu cả. Bạn đang để thời gian trôi qua, và cảm giác đó về
thất vọng sâu sắc sẽ theo bạn như cái bóng. Con người được sinh ra có trung
tâm, nhưng không có hiểu biết về trung tâm này. Tri thức này phải được thu lấy.
Bạn có trung tâm. Trung tâm có
đó; bạn không thể hiện hữu mà không có nó. Làm sao bạn có thể tồn tại mà không
có trung tâm? Làm sao bạn có thể tồn tại mà không có chiếc cầu giữa bạn và sự tồn
tại?... hay nếu bạn thích, dùng từ ‘Thượng đế'. Bạn không thể tồn tại mà không
có móc nối sâu sắc. Bạn có rễ trong điều thiêng liêng. Mọi khoảnh khắc bạn sống
qua những rễ đó, nhưng những rễ đó ở dưới đất. Cũng như với bất kì cây nào, rễ ở
dưới đất; cây vô nhận biết về rễ riêng của nó. Bạn cũng có rễ. Việc được bắt rễ
đó là trung tâm của bạn. Khi tôi nói con người được sinh ra cùng nó, tôi ngụ ý
có khả năng rằng bạn có thể trở nên nhận biết về việc được bắt rễ của bạn. Nếu
bạn trở nên nhận biết, cuộc sống của bạn trở thành thực tại; bằng không cuộc sống
của bạn sẽ chỉ giống như giấc ngủ say, giấc mơ.
Điều Abraham Maslow đã gọi là
"tự thực tại hoá mình" thực sự không là gì ngoài việc trở nên nhận biết
về trung tâm bên trong của bạn từ đó bạn được móc nối với toàn bộ vũ trụ, trở
nên nhận biết về rễ của bạn: bạn không một mình, bạn không có tính nguyên tử, bạn
là một phần của toàn thể vũ trụ này. Vũ trụ này không phải là thế giới xa lạ. Bạn
không là người lạ, vũ trụ này là nhà của bạn. Nhưng chừng nào bạn chưa tìm ra rễ
của bạn, trung tâm của bạn, vũ trụ này vẫn còn là cái gì đó xa lạ, cái gì đó
bên ngoài.
Sartre nói rằng con người sống
dường như con người đã bị ném vào thế giới. Tất nhiên, nếu bạn không biết trung
tâm của bạn, bạn sẽ cảm thấy việc bị ném, dường như bạn đã bị ném vào trong thế
giới. Bạn là người ngoài; bạn không thuộc vào thế giới này và thế giới này
không thuộc vào bạn. Thế thì sợ hãi, thế thì lo âu, thế thì phiền não nhất định
là kết quả. Một người như người ngoài trong vũ trụ nhất định cảm thấy lo âu sâu
sắc, khiếp đảm, sợ hãi, phiền não. Toàn thể cuộc sống của người đó sẽ chỉ là cuộc
tranh đấu, vật lộn, và vật lộn được mang định mệnh là thất bại. Con người không
thể thành công được vì một phần không bao giờ có thể thành công chống lại cái
toàn thể.
Bạn không thể thành công chống
lại sự tồn tại. Bạn có thể thành công cùng nó, nhưng không bao giờ thành công
khi chống lại nó. Và đó là khác biệt giữa người tôn giáo và người phi tôn giáo.
Người phi tôn giáo chống lại vũ trụ; người tôn giáo hiện hữu cùng vũ trụ. Người
tôn giáo cảm thấy ở nhà. Người đó không cảm thấy mình đã bị ném vào trong thế
giới, người đó cảm thấy mình đã trưởng thành trong thế giới. Nhớ sự khác biệt
giữa việc bị ném và việc trưởng thành.
Khi Sartre nói con người bị ném
vào trong thế giới, chính từ này, chính việc phát biểu này chỉ ra rằng bạn không
thuộc vào thế giới. Và từ này, việc chọn từ ‘bị ném’ này ngụ ý rằng bạn đã bị
ép buộc mà không có sự nhất trí của bạn. Cho nên thế giới này dường như là thù
địch. Thế thì phiền não sẽ là kết quả.
Nó có thể khác đi chỉ nếu bạn
không bị ném vào trong thế giới, mà bạn đã trưởng thảnh như một phần, như một
phần hữu cơ. Thực sự, sẽ là tốt hơn mà nói rằng bạn là vũ trụ được trưởng thành
trong một chiều đặc biệt mà chúng ta gọi là “con người." Vũ trụ trưởng
thành trong đa chiều - trong cây, trong núi, trong sao, trong hành tinh...
trong đa chiều. Con người cũng là một chiều của trưởng thành. Vũ trụ đang thực
hiện bản thân nó qua nhiều, nhiều chiều. Con người cũng là một chiều đi cùng với
chiều cao và đỉnh. Không cây nào có thể trở nên nhận biết về rễ của nó; không
con vật nào có thể trở nên nhận biết về rễ của nó. Đó là lí do tại sao không có
lo âu cho chúng.
Nếu bạn không nhận biết về rễ của
bạn, về trung tâm của bạn, bạn không bao giờ có thể nhận biết về chết của bạn.
Chết chỉ dành cho người. Nó chỉ tồn tại cho người vì chỉ người mới có thể trở
nên nhận biết về rễ của mình, nhận biết về trung tâm của mình, nhận biết về
tính toàn bộ của mình và việc bắt rễ của mình trong vũ trụ.
Nếu bạn sống mà không có trung
tâm, nếu bạn cảm thấy bạn là người ngoài, thế thì phiền não sẽ là kết quả. Tuy
nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng bạn ở nhà, rằng bạn là sự trưởng thành, việc nhận
ra tiềm năng của bản thân sự tồn tại - dường như bản thân sự tồn tại đã trở nên
nhận biết trong bạn, dường như nó đã thu được nhận biết trong bạn - nếu bạn cảm
thấy cách đó, nếu bạn thực sự nhận ra cách đó, kết quả sẽ là phúc lạc.
Phúc lạc là kết quả của sự thống
nhất hữu cơ với vũ trụ, và phiền não là kết quả của sự thù nghịch. Nhưng chừng
nào bạn còn chưa biết tới trung tâm bạn nhất định cảm thấy việc bị ném, dường
như sự sống đã bị áp đặt lên bạn. Trung tâm này mà có đó, mặc dầu con người
không nhận biết về nó, là mối quan tâm của những lời kinh này mà chúng ta sẽ thảo
luận. Trước khi chúng ta đi vào trong Vigyana Bhairava Mật Tông và các kĩ thuật
của nó liên quan tới trung tâm, hai hay ba điều nữa cần nói.
Một: khi một người được sinh
ra, người đó được bắt rễ trong một chỗ đặc biệt, trong một luân xa chakra đặc
biệt - trung tâm - và đó là rốn. Người Nhật Bản gọi nó là hara - đan điền; do
đó mới có thuật ngữ hara-kiri. Hara-kiri nghĩa là tự tử. Về nghĩa đen thuật ngữ
này ngụ ý giết chết hara - xương sống, trung tâm. Hara là trung tâm; phá huỷ
trung tâm này là nghĩa của hara-kiri. Nhưng theo một cách nào đó, tất cả chúng
ta đều cam kết với hara-kiri. Chúng ta đã không giết chết trung tâm này, nhưng
chúng ta đã quên mất nó, hay chúng ta không bao giờ nhớ tới nó. Nó có đó chờ đợi,
và chúng ta đã trôi giạt đi xa mãi khỏi nó.
Khi đứa trẻ được sinh ra nó được
bắt rễ trong rốn, trong hara; nó sống qua hara. Nhìn đứa trẻ thở - rốn của nó
phồng lên xẹp xuống. Nó thở bằng bụng, nó sống bằng bụng - không bằng đầu,
không bằng tâm. Nhưng dần dần nó sẽ phải trôi giạt đi xa.
Đầu tiên nó sẽ phát triển trung
tâm khác - đó là tâm, trung tâm của xúc cảm. Nó sẽ học yêu, nó sẽ được yêu, và
trung tâm khác này sẽ phát triển. Trung tâm này không là trung tâm thực, trung
tâm này là sản phẩm phụ. Đó là lí do tại sao các nhà tâm lí nói rằng nếu đứa trẻ
không được yêu, nó sẽ không bao giờ có khả năng yêu.
Nếu đứa trẻ được nuôi lớn trong
tình huống không có yêu - tình huống lạnh lẽo, không người nào yêu và cho hơi ấm
- bản thân nó sẽ không bao giờ có khả năng yêu bất kì người nào trong cuộc sống
của nó vì chính trung tâm này sẽ không phát triển. Tình yêu của người mẹ, tình
yêu của người bố, gia đình, xã hội - họ giúp phát triển trung tâm đó. Trung tâm
đó là sản phẩm phụ; bạn không được sinh ra cùng nó. Cho nên nếu nó không được
giúp đỡ để lớn lên, nó sẽ không lớn lên. Nhiều, nhiều người không có trung tâm
yêu. Họ liên tục nói về yêu, và họ liên tục tin rằng họ yêu, nhưng họ thiếu
trung tâm này, cho nên làm sao họ có thể yêu được? Khó mà có được người mẹ yêu,
và rất khó và hiếm hoi có được người bố yêu. Mọi người bố, mọi người mẹ, nghĩ rằng
mình yêu. Không dễ dàng thế đâu. Yêu là sự trưởng thành khó khăn, rất khó.
Nhưng nếu yêu không có đó lúc bắt đầu cho đứa trẻ, bản thân nó sẽ không bao giờ
có khả năng yêu.
Đó là lí do tại sao toàn thể
nhân loại sống mà không có yêu. Bạn liên tục sinh ra trẻ con, nhưng bạn không
biết cách cho chúng trung tâm yêu. Thay vì thế, ngược lại, xã hội càng trở nên
văn minh, nó càng ép buộc việc ở trung tâm thứ ba, cái là trí tuệ. Rốn là trung
tâm nguyên thuỷ. Đứa trẻ được sinh ra cùng nó; nó không phải là sản phẩm phụ.
Không có nó sự sống là không thể được, cho nên nó được cho. Trung tâm thứ hai
là sản phẩm phụ. Nếu đứa trẻ nhận được yêu, nó đáp ứng. Trong việc đáp ứng này,
một trung tâm lớn lên trong nó: đó là trung tâm của tâm. Trung tâm thứ ba là lí
trí, trí tuệ, cái đầu. Giáo dục, logic và huấn luyện tạo ra trung tâm thứ ba;
cái đó nữa cũng là sản phẩm phụ.
Nhưng chúng ta sống ở trung tâm
thứ ba. Trung tâm thứ hai gần như vắng bóng - hay cho dù nếu nó hiện diện, thế
thì nó không hoạt động; hay cho dù nếu nó đôi khi hoạt động, nó hoạt động không
đều đặn. Nhưng trung tâm thứ ba, cái đầu, trở thành lực cơ bản trong cuộc sống
vì toàn thể cuộc sống phụ thuộc vào trung tâm thứ ba này. Nó là tiện dụng. Bạn
cần nó để suy luận, logic, suy nghĩ. Cho nên mọi người sớm hay muộn đều trở
thành được hướng theo cái đầu; bạn bắt đầu sống trong cái đầu.
Đầu, tâm, rốn - đây là ba trung
tâm. Rốn là trung tâm được cho, trung tâm nguyên thuỷ. Tâm có thể được phát triển,
và điều tốt là phát triển nó vì lí trí. Lí trí cũng cần phát triển, nhưng lí
trí phải không được phát triển với cái giá của tâm - vì nếu lí trí được phát
triển với cái giá của tâm thế thì bạn bỏ lỡ móc nối này và bạn không thể đi tới
rốn lần nữa. Việc phát triển là từ lí trí tới sự tồn tại tới hiện hữu. Chúng ta
hãy cố hiểu điều đó theo cách này.
Trung tâm rốn là trong việc hiện
hữu; trung tâm của tâm là trong việc cảm; trung tâm đầu là trong việc biết. Việc
biết là xa nhất với việc hiện hữu - việc cảm là gần hơn. Nếu bạn bỏ lỡ trung
tâm cảm, thế thì rất khó tạo ra chiếc cầu giữa lí trí và hiện hữu - thực sự, rất
khó. Đó là lí do tại sao người yêu có thể nhận ra việc ở nhà của mình trong thế
giới dễ hơn nhiều so với người sống qua trí tuệ.
Văn hoá phương Tây về căn bản
nhấn mạnh vào trung tâm đầu. Đó là lí do tại sao ở phương Tây mối quan tâm sâu
sắc được cảm thấy cho con người. Và mối quan tâm sâu sắc là với việc không nhà
cửa của người đó, trống rỗng của người đó, việc bị bật rễ của người đó. Simone
Weil đã viết một cuốn sách, Nhu cầu về rễ. Con người phương Tây cảm thấy bị bật
rễ, dường như không có rễ. Lí do là vì chỉ cái đầu đã trở thành trung tâm. Tâm
đã không được huấn luyện, nó bị thiếu.
Việc đập của tim không phải là
tâm của bạn, nó chỉ là hoạt động sinh lí. Cho nên nếu bạn cảm thấy việc đập, đừng
hiểu lầm rằng bạn có tâm. Tâm là cái gì đó khác. Tâm nghĩa là năng lực để cảm;
đầu nghĩa là năng lực để biết. Tâm nghĩa là năng lực để cảm và hiện hữu nghĩa
là năng lực để là một - là một với cái gì đó... năng lực để là một với cái gì
đó.
Tôn giáo quan tâm tới hiện hữu;
thơ ca quan tâm tới tâm; triết học và khoa học quan tâm tới đầu. Hai trung tâm
này, đầu và tâm, là những trung tâm ngoại vi, không phải là trung tâm thực, chỉ
là trung tâm giả. Trung tâm thực là rốn, hara - đan điền. Làm sao đạt tới nó lần
nữa? Hay làm sao nhận ra nó?
Bình thường đôi khi điều đó xảy
ra - hiến hoi, ngẫu nhiên điều đó xảy ra - rằng bạn tới gần hara. Khoảnh khắc
đó sẽ trở thành khoảnh khắc phúc lạc, rất sâu. Chẳng hạn, trong dục đôi khi bạn
tới gần hara, vì trong dục tâm trí bạn, ý thức của bạn chuyển xuống đó lần nữa.
Bạn phải bỏ cái đầu của mình và rơi xuống. Trong cực thích dục sâu sắc, đôi khi
chuyện xảy ra là bạn ở gần hara của bạn. Đó là lí do tại sao có nhiều mê say thế
về dục. Không thực sự dục cho bạn kinh nghiệm phúc lạc đâu, thực ra, đó là hara
cho.
Trong khi rơi xuống hướng tới dục
bạn đi qua hara, bạn chạm vào nó. Nhưng với con người hiện đại ngay cả điều đó
đã trở thành không thể được, bởi vì với con người hiện đại ngay cả dục cũng là
việc của não, việc tâm trí. Ngay cả dục cũng đã đi vào trong đầu; người đó nghĩ
về nó. Đó là lí do tại sao có nhiều phim thế, nhiều tiểu thuyết thế, nhiều văn
đàn thế, những sách khiêu dâm và tương tự. Con người nghĩ về dục, nhưng điều đó
là ngớ ngẩn. Dục là kinh nghiệm; bạn không thể nghĩ về nó. Và nếu bạn bắt đầu
nghĩ về nó, sẽ ngày càng khó hơn để trải nghiệm nó vì nó không phải là mối quan
tâm của cái đầu chút nào. Lí trí không được cần.
Và con người càng cảm thấy
không có khả năng đi sâu và trong dục, người đó càng nghĩ về nó nhiều hơn. Điều
đó trở thành cái vòng luẩn quẩn. Và người đó càng nghĩ nhiều về nó, nó càng trở
thành mang tính não hơn. Thế thì ngay cả dục cũng trở thành vô tích sự. Nó đã
trở thành vô tích sự ở phương Tây, một thứ lặp lại, nhàm chán. Không cái gì được
thu lấy, bạn chỉ liên tục lặp lại một thói quen cũ. Và chung cuộc bạn cảm thấy
thất vọng - dường như bạn đã bị lừa. Tại sao? Vì thực sự, ý thức không rơi trở
lại trung tâm này.
Chỉ khi đi qua hara bạn mới cảm
thấy phúc lạc. Cho nên bất kì cái gì có thể là nguyên nhân, bất kì khi nào bạn
đi qua hara bạn cảm thấy phúc lạc. Chiến binh trên chiến trường đôi khi đi qua
hara, nhưng các chiến binh hiện đại thì không vì họ không phải là chiến binh
chút nào. Người ném bom vào thành phố thì đang ngủ. Người đó không phải là chiến
binh; người đó không phải là chiến sĩ; người đó không phải là một kshatriya -
không phải là Arjuna chiến đấu.
Đôi khi người ta ở trên bờ vực
của chết, người ta bị ném trở lại hara. Với chiến binh chiến đấu bằng kiếm, bất
kì khoảnh khắc nào chết đều trở thành có thể, bất kì khoảnh khắc nào người đó
có thể không còn nữa. Và khi chiến đấu bằng kiếm bạn không thể nghĩ được. Nếu bạn
nghĩ, bạn sẽ không còn nữa. Bạn phải hành động mà không nghĩ vì nghĩ cần thời
gian; nếu bạn đang chiến đấu với chiếc kiếm bạn không thể nghĩ được. Nếu bạn
nghĩ thế thì người kia sẽ thắng, bạn sẽ không còn nữa. Không có thời gian để
nghĩ, và tâm trí cần thời gian. Vì không có thời gian để nghĩ và suy nghĩ sẽ có
nghĩa là chết, ý thức rút hết khỏi đầu - nó đi tới hara, và chiến binh có kinh
nghiệm phúc lạc. Đó là lí do tại sao có nhiều mê say thế về chiến tranh. Dục và
chiến tranh đã là hai mê say, và lí do là thế này: bạn đi qua hara. Bạn đi qua
nó trong bất kì hiểm nguy nào.
Nietzsche nói, sống một cách
nguy hiểm. Tại sao? Vì trong nguy hiểm bạn bị ném trở lại hara. Bạn không thể
nghĩ được; bạn không thể làm mọi sự bằng tâm trí. Bạn phải hành động ngay lập tức.
Một con rắn bò qua. Đột nhiên bạn
thấy rắn và có cú nhảy. Không có việc suy nghĩ có chủ định về nó, rằng "Có
rắn." Không có suy luận tam đoạn luận; bạn không tranh cãi bên trong tâm
trí, "Bây giờ có rắn và rắn là nguy hiểm, cho nên mình phải nhảy."
Không có suy diễn logic như thế này. Nếu bạn suy luận kiểu này, thế thì bạn sẽ
không sống chút nào. Bạn không thể suy luận. Bạn phải hành động một cách tự
phát, ngay lập tức. Hành động tới trước nhất và thế rồi suy nghĩ tới. Khi bạn
đã nhảy rồi, thế thì bạn nghĩ.
Trong cuộc sống bình thường,
khi không có nguy hiểm bạn nghĩ trước, thế rồi bạn hành động. Trong nguy hiểm,
toàn thể quá trình này được đảo ngược lại; bạn hành động trước và thế rồi bạn
nghĩ. Hành động đó khi tới trước là không có suy nghĩ ném bạn về trung tâm
nguyên thuỷ của bạn - hara. Đó là lí do tại sao có mê say với nguy hiểm.
Bạn đang lái xe mỗi lúc một chạy
nhanh hơn, và đột nhiên một khoảnh khắc tới khi mọi khoảnh khắc là nguy hiểm. Bất
kì khoảnh khắc nào và sẽ không còn sống. Trong khoảnh khắc đó của sự chờ đợi,
khi chết và sống ở gần nhau nhất có thể, hai điểm ở gần và bạn ở giữa, tâm trí
dừng lại: bạn bị ném về hara. Đó là lí do tại sao có nhiều mê say thế với xe
hơi, việc lái xe - lái nhanh, lái điên khùng. Hay bạn đang đánh bạc và bạn đặt
cược mọi thứ bạn có - tâm trí dừng lại, có nguy hiểm. Khoảnh khắc tiếp bạn có
thể trở thành kẻ ăn xin. Tâm trí không thể vận hành; bạn bị ném về hara.
Nguy hiểm có hấp dẫn của chúng
vì trong nguy hiểm ý thức bình thường, hàng ngày của bạn không thể vận hành.
Nguy hiểm đi sâu. Tâm trí bạn không được cần; bạn trở thành vô trí. Bạn hiện hữu!
Bạn ý thức, nhưng không có suy nghĩ. Khoảnh khắc đó trở thành có tính thiền. Thực
sự, trong đánh bạc, người đánh bạc đang tìm kiếm trạng thái thiền của tâm trí.
Trong nguy hiểm - trong chiến đấu, trong đấu kiếm, trong chiến tranh - con người
bao giờ cũng tìm kiếm trạng thái thiền.
Phúc lạc đột nhiên bùng phát,
bùng nổ trong bạn. Nó trở thành việc mưa rào bên trong. Nhưng những điều này là
việc xảy ra, ngẫu nhiên. Một điều là chắc chắn: bất kì khi nào bạn cảm thấy
phúc lạc bạn ở gần hara. Điều đó là chắc chắn không thành vấn đề nguyên nhân
gì; nguyên nhân là không liên quan. Bất kì khi nào bạn đi qua gần trung tâm
nguyên thuỷ bạn đều được rót đầy với phúc lạc.
Những lời kinh này liên quan tới
việc tạo ra việc bắt rễ trong hara, trong trung tâm, một cách khoa học, theo
cách được lập kế hoạch - không ngẫu nhiên, không nhất thời, mà thường hằng. Bạn
có thể vẫn còn liên tục ở trong hara, điều đó có thể trở thành việc bắt rễ của
bạn. Làm sao làm điều này như vậy và làm sao tạo ra điều này là mối quan tâm của
những lời kinh này.
Bây giờ chúng ta sẽ lấy lời
kinh thứ nhất mà là cách nói khác liên quan tới điểm, hay trung tâm này.
Thứ nhất:
Hay, tưởng tượng những vòng tròn năm mầu của đuôi công là năm giác quan của ông trong không gian không thể giới hạn được. Bây giờ để cái đẹp của chúng tan chảy bên trong. Tương tự, tại bất kì điểm nào trong không gian hay trên tường - cho tới khi điểm này tan biến. Thế rồi điều ước của ông cho người khác đi tới thành thật.
Mọi lời kinh này đều liên quan tới cách đạt tới trung tâm bên trong. Cơ chế cơ bản được dùng, kĩ thuật cơ bản được dùng là, nếu bạn có thể tạo ra một trung tâm bên ngoài - bất kì chỗ nào: trong tâm trí, trong tâm, hay thậm chí bên ngoài trên tường - và nếu bạn tập trung toàn bộ vào nó và bạn loại cả thế giới ra ngoài, bạn quên toàn thể thế giới và chỉ một điểm còn lại trong tâm thức của bạn, đột nhiên bạn sẽ bị ném về trung tâm bên trong của bạn.
Nó làm việc như thế nào? Trước hết hiểu điều này... Tâm trí bạn chỉ là kẻ lang thang, kẻ vẩn vơ. Nó không bao giờ ở tại một điểm. Nó bao giờ cũng đi, di chuyển, đạt tới, nhưng không bao giờ ở bất kì điểm nào. Nó đi từ điểm này qua điểm khác, từ A tới B. Nhưng nó không bao giờ ở A; nó không bao giờ ở B. Nó bao giờ cũng trên đường di chuyển. Nhớ điều này: tâm trí bao giờ cũng trên đường di chuyển, hi vọng đạt tới đâu đó nhưng không bao giờ đạt tới. Nó không thể đạt tới được! Chính cấu trúc của tâm trí là chuyển động. Nó chỉ có thể di chuyển; đó là bản chất cố hữu của tâm trí.
Chính quá trình này là việc chuyển động - từ A tới B, từ B tới C... nó cứ chuyển đi mãi.
Nếu bạn dừng ở A hay B hay bất kì điểm nào, tâm trí sẽ tranh đấu với bạn. Tâm trí sẽ nói, "Đi tiếp đi," vì nếu bạn dừng tâm trí chết ngay lập tức. Nó chỉ có thể sống trong chuyển động. Tâm trí có nghĩa là quá trình. Nếu bạn dừng và không di chuyển, tâm trí lập tức trở thành chết, nó không còn đó nữa; chỉ tâm thức còn lại.
Ý thức là bản tính của bạn; tâm trí là hoạt động của bạn - cũng giống như bước đi. Nó là khó vì chúng ta nghĩ tâm trí là cái gì đó bản chất. Chúng ta coi tâm trí là một loại vật chất - nó không phải vậy, tâm trí chỉ là hoạt động. Cho nên thực sự tốt hơn cả là gọi nó là "chú tâm" hơn là tâm trí. Nó là quá trình như bước đi. Bước đi là quá trình, nếu bạn dừng, không có bước đi. Bạn có chân, nhưng không có bước đi. Chân có thể bước, nhưng nếu bạn dừng thế thì chân sẽ ở đó nhưng sẽ không có bước đi.
Ý thức giống như chân - bản tính của bạn. Tâm trí giống như bước đi - chỉ là quá trình. Khi ý thức di chuyển từ bình diện này sang bình diện khác, quá trình này là tâm trí. Khi ý thức chuyển từ A tới B, từ B tới C, chuyển động này là tâm trí. Nếu bạn dừng chuyển động, không có tâm trí. Bạn có ý thức, nhưng không có tâm trí. Bạn có chân, nhưng không bước. Bước đi là vận hành, hoạt động; tâm trí cũng là vận hành, hoạt động.
Nếu bạn dừng ở bất kì điểm nào, tâm trí sẽ vật lộn. Tâm trí sẽ nói, "Đi tiếp!" Tâm trí sẽ cố theo mọi cách đẩy bạn tiến lên hay lùi lại hay bất kì chỗ nào - nhưng, "Đi tiếp!" Bất kì chỗ nào cũng được, nhưng không ở lại một điểm.
Nếu bạn khăng khăng và nếu bạn không vâng lời tâm trí... điều đó là khó vì bạn bao giờ cũng vâng theo. Bạn chưa bao giờ ra lệnh cho tâm trí; bạn chưa bao giờ là người chủ. Bạn không thể là vậy được vì, thực sự, bạn chưa bao giờ không đồng nhất bản thân bạn với tâm trí. Bạn nghĩ bạn là tâm trí. Ảo tưởng này rằng bạn là tâm trí cho tâm trí tự do toàn bộ, vì thế thì không có người nào để làm chủ nó, để kiểm soát nó. Không có người nào! Bản thân tâm trí trở thành người chủ. Nó có thể trở thành người chủ, nhưng việc làm chủ đó chỉ dường như là vậy thôi. Thử một lần và bạn có thể phá vỡ việc làm chủ đó - nó là giả.
Tâm trí chỉ là kẻ nô lệ giả vờ là người chủ, nhưng nó đã giả vờ lâu rồi, hết kiếp nọ tới kiếp kia, tới mức ngay cả người chủ cũng tin rằng kẻ nô lệ là người chủ. Đó chỉ là niềm tin. Thử điều ngược lại và bạn sẽ biết rằng niềm tin đó là vô căn cứ.
Kinh này nói, Tưởng tượng những vòng tròn năm mầu của đuôi công là năm giác quan của ông trong không gian không thể giới hạn được. Bây giờ để cái đẹp của chúng tan chảy bên trong. Nghĩ rằng năm giác quan của bạn là năm mầu, và năm mầu đó đang rót đầy toàn thể không gian. Chỉ tưởng tượng năm giác quan của bạn là năm mầu - mầu đẹp, sống động, được mở vào không gian vô hạn. Thế rồi chuyển vào bên trong những mầu này. Chuyển vào bên trong và cảm thấy một trung tâm nơi tất cả năm mầu này gặp gỡ bên trong bạn. Đây chỉ là tưởng tượng, nhưng nó giúp đỡ. Cứ tưởng tượng năm mầu này xuyên thấu vào bên trong bạn và gặp gỡ tại một điểm.
Tất nhiên, năm mầu này sẽ gặp nhau tại một điểm: toàn thế giới sẽ tan biến. Trong tưởng tượng của bạn chỉ có năm mầu - cũng giống như vòng đuôi công - lan toả khắp không gian, đi sâu vào bên trong bạn, gặp nhau tại một điểm. Bất kì điểm nào sẽ có tác dụng, nhưng hara là tốt nhất. Nghĩ rằng chúng gặp gỡ tại rốn của bạn - rằng toàn thế giới đã trở thành mầu sắc, và những mầu sắc đó đang gặp gỡ tại rốn của bạn. Nhìn điểm đó, tập trung vào điểm đó, và tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Nếu bạn tập trung vào điểm này nó tan biến, vì nó chỉ là tưởng tượng. Nhớ, bất kì cái gì chúng ta đã làm đều là tưởng tượng. Nếu bạn tập trung vào nó, nó sẽ tan biến. Và khi điểm này tan biến, bạn được ném về trung tâm của bạn.
Thế giới đã tan biến. Không có thế giới cho bạn. Trong thiền này chỉ có mầu sắc. Bạn đã quên toàn thế giới; bạn đã quên mọi đối thể. Bạn đã chọn chỉ năm mầu. Chọn bất kì năm mầu. Điều này là đặc biệt dành cho những người có con mắt rất tinh tường, sự nhạy cảm mầu sắc rất sâu. Thiền này sẽ không giúp ích cho mọi người. Chừng nào bạn chưa có con mắt của hoạ sĩ, tâm thức mầu sắc, chừng nào bạn chưa thể hình dung mầu sắc, nó là khó.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng mơ của bạn là không có mầu không? Chỉ một người trong cả trăm người mới có khả năng thấy các giấc mơ có mầu. Bạn chỉ thấy đen và trắng. Tại sao? Toàn thế giới có mầu sắc và mơ của bạn không có mầu. Nếu một trong các bạn nhớ rằng mơ của người đó là có mầu, việc thiền này là dành cho người đó. Nếu ai đó đôi khi thậm chí nhớ rằng mình thấy mầu sắc trong mơ của mình, thế thì thiền này sẽ dành cho người đó.
Nếu bạn nói với một người không nhạy cảm với mầu sắc, "Tưởng tượng toàn thể không gian được rót đầy bằng mầu sắc," người đó sẽ không có khả năng tưởng tượng. Cho dù người đó cố tưởng tượng, nếu người đó nghĩ, "Đỏ," người đó sẽ thấy từ ‘đỏ', người đó sẽ không thầy mầu. Người đó sẽ nói, "Lục," và từ ‘lục' sẽ có đó, nhưng sẽ không có mầu lục.
Cho nên nếu bạn có nhạy cảm mầu sắc, thế thì thử phương pháp này. Có năm mầu. Toàn thể thế giới chỉ là mầu và năm mầu đó đang gặp nhau trong bạn. Sâu bên dưới ở đâu đó trong bạn, năm mầu đó gặp gỡ. Tập trung vào điểm đó, và liên tục tập trung vào nó. Không chuyển đi từ nó; vẫn còn ở lại nó. Không cho phép tâm trí. Không cố nghĩ về mầu lục và đỏ và vàng và về các mầu - không nghĩ. Chỉ nhìn chúng gặp nhau trong bạn. Bạn không nghĩ về chúng! Nếu bạn nghĩ, tâm trí đã di chuyển. Chỉ được rót đầy bằng mầu sắc gặp gỡ trong bạn, và thế rồi ở điểm gặp gỡ, tập trung. Không nghĩ! Tập trung là không nghĩ; nó không là suy ngẫm.
Nếu bạn thực sự được rót đầy bằng mầu sắc và bạn đã trở thành chỉ là cầu vồng, con công, và toàn thể không gian được rót đầy bởi mầu sắc, nó sẽ cho bạn cảm giác sâu sắc về cái đẹp. Nhưng không nghĩ về nó; không nói nó là đẹp. Không di chuyển trong suy nghĩ. Tập trung vào điểm nơi mọi mầu này gặp gỡ và liên tục tập trung vào nó. Nó sẽ biến mất, nó sẽ tan biến, vì nó chỉ là tưởng tượng. Và nếu bạn áp đặt tập trung, tưởng tưởng không thể vẫn còn ở đó, nó sẽ tan biến.
Thế giới đã tan biến rồi; chỉ có mầu sắc. Những mầu đó đã là tưởng tượng của bạn. Những mầu tưởng tượng đó đã găp nhau ở một điểm. Điểm đó, tất nhiên, là tưởng tượng - và bây giờ, với tập trung sâu sắc, điểm đó sẽ tan biến. Bạn bây giờ ở đâu? Bạn sẽ ở đâu? Bạn sẽ bị ném về trung tâm của bạn.
Đối thể đã tan biến qua tưởng tượng. Bây giờ tưởng tưởng sẽ tan biến qua tập trung. Bạn một mình còn lại như một tính chủ thể. Thế giới đối thể đã tan biến; thế giới tinh thần đã tan biến. Bạn chỉ có đó như ý thức thuần khiết.
Đó là lí do tại sao lời kinh này nói: tại bất kì điểm nào trong không gian hay trên tường... Điều này sẽ giúp đỡ. Nếu bạn không thể hình dung được mầu sắc, thế thì bất kì điểm nào trên tường sẽ giúp đỡ. Lấy bất kì cái gì chỉ như một đối thể của tập trung. Nếu nó là bên trong thì tốt hơn, nhưng lần nữa, có hai kiểu nhân cách. Với những những hướng nội, sẽ dễ dàng quan niệm về mọi mầu sắc gặp gỡ bên trong. Nhưng có những người hướng ngoại không thể quan niệm được bất kì cái gì bên trong. Họ chỉ có thể tưởng tượng cái bên ngoài. Tâm trí của họ chỉ chuyển động ở bên ngoài; họ không thể di chuyển vào trong. Với họ không có gì giống như tính bên trong.
Triết gia người Anh David Hume đã nói, “Bất kì khi nào tôi đi vào trong, tôi không bao giờ bắt gặp cái ta nào. Mọi thứ tôi gặp chỉ là phản xạ của thế giới bên ngoài - ý nghĩ, xúc động nào đó, tình cảm nào đó. Tôi không bao giờ gặp cái bên trong, tôi chỉ gặp thế giới bên ngoài được phản xạ vào trong." Đây là tâm trí hướng ngoại thượng hạng, và David Hume là một trong những tâm trí hướng ngoại nhất.
Cho nên nếu bạn không thể cảm thấy bất kì cái gì bên trong, và nếu tâm trí hỏi, "Tính bên trong này ngụ ý cái gì? Làm sao đi vào?" Thế thì thay vì vậy thử bất kì điểm nào trên tường. Có những người tới tôi và hỏi cách đi vào trong. Đó là vấn đề, vì nếu bạn chỉ biết việc đi ra ngoài, nếu bạn chỉ biết di chuyển hướng ra ngoài, khó mà hình dung được cách đi vào trong.
Nếu bạn là người hướng ngoại thế thì đừng thử điểm này bên trong, thử nó ở bên ngoài. Cùng điều này sẽ là kết quả. Làm ra một chấm trên tường; tập trung vào nó. Thế thì bạn sẽ phải tập trung vào nó bằng mắt mở. Nếu bạn đang tạo ra một trung tâm bên trong, một điểm bên trong, thế thì bạn sẽ phải tập trung bằng mắt nhắm.
Làm ra một điểm trên tường và tập trung vào nó. Điều thực xảy ra vì việc tập trung, không vì điểm này. Dù nó là ở ngoài hay không cũng không liên quan. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn và tường bên ngoài, tập trung vào nó, thế rồi liên tục tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Điều đó phải được chú ý: cho tới khi điểm này tan biến! Không chớp mắt, vì mắt chớp cho tâm trí một không gian để chuyển động nữa. Không chớp mắt, vì thế thì tâm trí bắt đầu nghĩ. Nó trở thành kẽ hở; trong việc chớp mắt, việc tập trung bị mất. Cho nên không chớp mắt.
Bạn phải đã nghe nói về Bồ đề đạt ma, một trong những thầy vĩ đại nhất về thiền trong toàn thể lịch sử nhân loại. Một câu chuyện rất hay được kể về ông ấy.
Ông ấy đã tập trung vào cái gì đó - cái gì đó hướng ra ngoài. Nếu mắt ông ấy chớp và việc tập trung sẽ bị mất, cho nên ông ấy giật mí mắt ra. Đây là câu chuyện hay: ông ấy giật mí mắt ra, ném chúng đi, và tập trung. Sau vài tuần, ông ấy thấy cây nào đó mọc lên ở chỗ ông ấy đã vứt mí mắt mình. Giai thoại này xảy ra trên núi ở Trung Quốc, và tên của núi này là Tah, hay Ta. Do đó có cái tên ‘tea- trà'. Những cây đó mà đã mọc lên trở thành trà, và đó là lí do tại sao trà giúp bạn thức tỉnh.
Khi mắt bạn chớp chớp và bạn đang rơi vào trong giấc ngủ, uống cốc trà đi. Đó là mí mắt của Bồ đề đạt ma. Đó là lí do tại sao Thiền sư coi trà là linh thiêng. Trà không phải là bất kì cái gì bình thường, nó là linh thiêng - mí mắt của Bồ đề đạt ma. Ở Nhật Bản họ có lễ trà, và mọi nhà đều có một phòng trà, và trà được phục vụ với lễ hội tôn giáo; nó là linh thiêng. Trà phải được uống trong tâm trạng rất có tính thiền.
Nhật Bản đã tạo ra lễ hay về uống trà. Họ sẽ vào phòng trà dường như họ đi vào đền. Thế rồi trà sẽ được pha ra, và mọi người sẽ ngồi lắng nghe im lặng tiếng nước sôi trong bình đun nước. Có hơi nước, tiếng hơi nước, và mọi người chỉ lắng nghe. Đó không phải là điều bình thường... mí mắt của Bồ đề đạt ma đó. Và bởi vì Bồ đề đạt ma đã cố gắng thức tỉnh bằng mắt mở, trà giúp đỡ. Vì câu chuyện này xảy ra trên núi Tah, nó được gọi là tea-trà. Dù chuyện này thực hay không, giai thoại này là hay.
Nếu bạn đang tập trung hướng ra ngoài, thế thì mắt không chớp sẽ được cần, dường như bạn không còn có mí mắt. Đó là nghĩa của việc ném đi mí mắt. Bạn chỉ có mắt, không có mí mắt để nhắm chúng lại. Tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Nếu bạn kiên trì, nếu bạn nhất quyết và không cho phép tâm trí di chuyển, điểm này tan biến. Và khi điểm này tan biến, nếu bạn đã được tập trung tại một điểm và chỉ có điểm này cho bạn trên thế giới, nếu toàn thể thế giới đã tan biến, nếu chỉ điểm này còn lại và bây giờ điểm này cũng biến mất, thế thì ý thức không thể di chuyển đi bất cứ chỗ nào. Không có đối thể để di chuyển tới - mọi chiều đều bị đóng. Tâm trí bị ném về bản thân nó, ý thức bị ném về bản thân nó, và bạn đi vào trung tâm.
Cho nên dù trong hay ngoài, tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Điểm này sẽ tan biến vì hai lí do. Nếu nó ở bên trong, nó là tưởng tượng - nó sẽ tan biến. Nếu nó ở bên ngoài, nó không là tưởng tượng, nó là thực. Bạn đã làm ra một chấm trên tường và đã tập trung vào nó. Thế thì tại sao chấm này sẽ tan biến? Người ta có thể hiểu nó tan biến bên trong - nó đã không có đó chút nào; bạn chỉ tưởng tượng nó - nhưng trên tường nó có đó, cho nên tại sao nó sẽ tan biến?
Nó tan biến vì lí do nào đó. Nếu bạn tập trung vào một điểm, điểm này không thực sự sẽ tan biến, tâm trí tan biến. Nếu bạn tập trung vào điểm bên ngoài, tâm trí không thể chuyển động được. Không có chuyển động nó không thể sống được, nó chết, nó dừng lại. Và khi tâm trí dừng lại bạn không thể có quan hệ với bất kì cái gì hướng ra ngoài. Đột nhiên mọi cầu bị gẫy, vì tâm trí là chiếc cầu. Khi bạn tập trung vào một điểm trên tường, tâm trí của bạn thường xuyên nhảy từ bạn sang điểm đó, từ điểm đó sang bạn, từ bạn sang điểm đó. Có việc nhảy thường xuyên; có quá trình.
Khi tâm trí tan biến bạn không thể thấy được điểm này, vì thực sự, bạn không bao giờ thấy điểm này qua mắt: bạn thấy điểm này qua tâm trí và qua mắt. Nếu tâm trí không có đó, mắt không thể vận hành. Bạn có thể liên tục nhìn chăm chăm lên tường, nhưng điểm này sẽ không được thấy. Tâm trí không có đó; chiếc cầu bị gẫy. Điểm đó là thực - nó có đó. Khi tâm trí sẽ quay lại, bạn sẽ thấy lại nó; nó có đó. Nhưng bây giờ bạn không thể thấy được nó. Và khi bạn không thể thấy được, bạn không thể di chuyển ra. Đột nhiên, bạn ở trung tâm của bạn.
Việc định tâm này sẽ làm cho bạn nhận biết về rễ tồn tại của bạn. Bạn sẽ biết bạn được nối từ đâu với sự tồn tại. Trong bạn, có một điểm có liên quan tới sự tồn tại toàn thể, chính là một với nó. Một khi bạn biết trung tâm này, bạn biết bạn ở nhà. Thế giới này là không xa lạ. Bạn không phải là người ngoài. Bạn là người trong, bạn thuộc vào thế giới. Không có nhu cầu về bất kì vật lộn nào, không có tranh đấu. Không có quan hệ thù địch giữa bạn và sự tồn tại. Sự tồn tại trở thành mẹ bạn.
Chính sự tồn tại đã tới trong bạn và điều đó đã trở thành nhận biết. Chính sự tồn tại đã nở hoa trong bạn. Việc cảm này, việc nhận ra này, việc xảy ra này... và có thể không có phiền não nữa.
Thế thì phúc lạc không phải là hiện tượng; nó không phải là cái gì đó xảy ra và rồi đi. Thế thì phúc lạc là chính bản chất của bạn. Khi người ta được bắt rễ trong trung tâm của mình, phúc lạc là tự nhiên. Người ta tình cờ là phúc lạc, và dần dần người ta thậm chí trở nên vô nhận biết rằng người ta là phúc lạc, vì nhận biết cần tương phản. Nếu bạn khổ, thế thì bạn có thể cảm thấy nó khi bạn phúc lạc. Khi khổ không còn nữa, dần dần bạn quên mất khổ hoàn toàn. Và bạn quên cả phúc lạc của bạn nữa. Và chỉ khi bạn có thể quên phúc lạc của bạn thì bạn mới thực sự là phúc lạc. Thế thì nó là tự nhiên. Như sao chiếu sáng, như sông tuôn chảy, vậy bạn là phúc lạc. Chính hiện hữu của bạn là phúc lạc. Nó không phải là cái gì đó xảy ra cho bạn: bây giờ nó là bạn.
Với lời kinh thứ hai, cơ chế này là cùng một thứ, cơ sở khoa học là như nhau, cấu trúc làm việc là như nhau:
Đặt toàn thể chú ý của ông vào dây thần kinh, tinh tế như sợi sen, ở trung tâm của cột sống của ông. Trong điều như thế được biến đổi.
Với lời kinh này, với kĩ thuật thiền này, người ta phải nhắm mắt và hình dung cột sống của mình, xương sống của mình. Điều tốt là tra cứu trong một số sách sinh lí học về cấu trúc của thân thể, hay đi tới đại học y nào đó hay bệnh viện và nhìn vào cấu trúc thân thể. Thế rồi nhắm mắt lại và hình dung xương sống của bạn. Để xương sống dựng thẳng đứng. Hình dung nó, nhìn nó, và ngay ở giữa nó hình dung dây thần kinh, tinh tế như sợi sen, chạy trong trung tâm cột sống của bạn. Trong điều như thế được biến đổi.
Nếu bạn có thể, tập trung vào cột sống, và thế rồi vào sợi thần kinh ở giữa nó - vào dây thần kinh rất tinh tế như sợi sen chạy qua nó. Tâp trung vào nó, và chính việc tập trung này ném bạn vào trung tâm của bạn. Tại sao?
Cột sống là cơ sở cho toàn thể cấu trúc thân thể bạn. Mọi thứ được nối vào nó. Thực sự, não của bạn không là gì ngoài một cực của cột sống của bạn. Các nhà sinh lí học nói nó không là gì ngoài việc tăng trưởng cột sống; não của bạn thực sự là việc tăng trưởng của cột sống của bạn.
Xương sống của bạn được nối với toàn thân của bạn - mọi thứ được nối với nó. Đó là lí do tại sao nó được gọi là xương sống, cơ sở. Trong xương sống này thực sự có một thứ như sợi chỉ, nhưng sinh lí học sẽ không nói gì về nó vì nó không phải là vật chất. Trong xương sống này, ở ngay chính giữa, có một sợi dây bạc - dây thần kinh rất tinh tế. Nó không thực sự là dây thần kinh theo nghĩa sinh lí học. Bạn không thể mổ và tìm thấy nó; nó sẽ không được tìm thấy ở đó.
Nhưng trong thiền sâu nó được thấy. Nó có đó; nó là phi vật chất. Nó là năng lượng, không phải là vật chất. Và thực sự, sợi năng lượng đó trong xương sống của bạn là cuộc sống của bạn. Qua đó bạn có quan hệ với sự tồn tại vô hình, và cũng qua đó bạn có quan hệ với cái thấy được. Đó là chiếc cầu giữa cái không thấy được và cái thấy được. Qua sợi chỉ đó bạn có quan hệ với thân thể, và qua sợi chỉ đó bạn cũng có quan hệ với linh hồn của bạn.
Đầu tiên, hình dung xương sống. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất kì lạ, bạn sẽ có khả năng hình dung nó, nhưng như việc tưởng tượng. Và nếu bạn liên tục nỗ lực, thế thì nó sẽ không chỉ là tưởng tượng của bạn. Bạn sẽ trở nên có năng lực thấy cột sống của bạn.
Tôi đã làm việc với người tìm kiếm trên kĩ thuật này. Tôi đã cho anh ta bức tranh về cấu trúc thân thể để tập trung vào để cho anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy cách cột sống có thể được hình dung từ bên trong. Thế rồi anh ta bắt đầu. Trong một tuần anh ta tới và nói, "Điều này rất kì lạ. Tôi đã thử nhìn bức tranh thầy cho tôi, nhưng nhiều lần bức tranh đó biến mất và tôi thấy một xương sống khác. Nó không đích xác giống như bức tranh thầy đã cho tôi."
Thế là tôi bảo anh ta, "Bây giờ bạn đang trên đường đúng rồi. Quên hoàn toàn bức tranh kia đi, và liên tục nhìn xương sống mà đã trở thành thấy được cho bạn."
Con người có thể thấy cấu trúc thân thể riêng của mình từ bên trong. Chúng ta đã không thử điều đó vì nó rất, rất kinh khủng, đáng sợ; vì khi bạn thấy xương, máu, ven, bạn trở nên sợ. Cho nên thực sự, chúng ta đã hoàn toàn chắn đường tâm trí của chúng ta không nhìn vào bên trong. Chúng ta thấy thân thể từ bên ngoài, dường như ai đó khác đang nhìn vào thân thể. Điều đó cũng giống như bạn đi ra ngoài phòng này và nhìn vào nó - thế thì bạn biết các bức tường bên ngoài. Đi vào và nhìn vào nhà - thế thì bạn có thể nhìn vào các bức tường bên trong. Bạn thấy thân thể của bạn từ bên ngoài dường như ai đó khác nhìn thấy thân thể bạn. Bạn đã không nhìn thấy thân thể bạn từ bên trong. Chúng ta có khả năng nhìn đó, nhưng vì nỗi sợ này nó đã trở thành thứ kì lạ.
Các sách yoga Ấn Độ nói nhiều điều về thân thể mà đã được thấy là đích xác đúng bởi nghiên cứu khoa học mới, và khoa học không có khả năng giải thích điều này. Làm sao họ có thể biết được? Giải phẫu và tri thức về bên trong thân thể người mới được phát triển rất gần đây. Làm sao họ có thể biết được về mọi dây thần kinh, về mọi trung tâm, về mọi cấu trúc bên trong? Họ thậm chí còn biết về những phát kiến mới nhất; họ đã nói về chúng, họ đã làm việc trên chúng. Yoga bao giờ cũng nhận biết về mọi điều cơ bản, có ý nghĩa trong thân thể. Nhưng họ đã không mổ xẻ thân thể, cho nên làm sao họ có thể biết được?
Thực sự, có cách khác để nhìn vào thân thể riêng của bạn - nhìn từ bên trong. Nếu bạn có thể tập trung ở bên trong, đột nhiên bạn bắt đầu thấy thân thể bạn - lớp bên trong của thân thể. Điều này là tốt cho những người hướng theo thân thể sâu sắc. Nếu bạn cảm thấy bản thân bạn là người duy vật, nếu bạn cảm thấy bản thân bạn không là gì ngoài thân thể, kĩ thuật này sẽ rất có ích cho bạn. Nếu bạn cảm thấy bản thân bạn là thân thể, nếu bạn là người tin vào Charvak hay vào Marx, nếu bạn tin rằng con người không là gì ngoài thân thể, kĩ thuật này sẽ rất có ích cho bạn. Thế thì đi và xem cấu trúc xương của con người.
Trong các trường phái Mật Tông và yoga cổ họ đã dùng nhiều bộ xương. Ngay cả ngày nay người Mật Tông bao giờ cũng sẽ được tìm thấy cùng bộ xương nào đó, với sọ người. Thực sự, điều đó là để giúp việc tập trung từ bên trong. Đầu tiên người đó tập trung vào cái sọ đó, thế rồi người đó nhắm mắt và cố hình dung sọ riêng của mình. Người đó liên tục cố nhìn cái sọ bên ngoài từ bên trong, và dần dần người đó bắt đầu cảm thấy cái sọ riêng của mình. Ý thức của người đó bắt đầu được hội tụ. Cái sọ bên ngoài đó, việc tập trung vào nó và việc hình dung, chỉ là những giúp đỡ. Một khi bạn được hội tụ bên trong, bạn có thể chuyển từ ngón chân tới đầu bạn. Bạn có thể di chuyển bên trong - và nó là một vũ trụ lớn. Thân thể nhỏ của bạn là vũ trụ lớn.
Kinh này dùng cột sống vì bên trong cột sống có sợi sống. Đây là lí do tại sao có nhiều nhấn mạnh thế vào xương sống dựng thẳng, vì nếu xương sống không thẳng bạn sẽ không có khả năng thấy sợi bên trong. Nó rất tinh tế, nó rất tinh vi - nó nhỏ. Nó là luồng năng lượng. Cho nên nếu cột sống thẳng, tuyệt đối thẳng, chỉ thế thì bạn mới có thể có thoáng nhìn về sợi đó.
Nhưng cột sống của chúng ta lại không thẳng. Người Hindus đã cố gắng làm cho cột sống của mọi người được thẳng từ chính thời thơ ấu. Cách họ ngồi, cách họ ngủ, cách họ bước đi tất cả về căn bản đều dựa trên cột sống thẳng. Nếu cột sống không thẳng, thế thì rất khó thấy cốt lõi bên trong. Nó là tinh tế - và thực sự, nó không là vật chất. Nó là phi vật chất; nó là lực. Khi cột sống tuyệt đối thẳng, lực như sợi chỉ đó được nhìn thấy dễ dàng.
... Trong điều như thế được biến đổi. Một khi bạn có thể cảm nhận, tập trung và nhận ra sợi chỉ này, bạn sẽ được rót đầy bằng ánh sáng mới. Ánh sáng sẽ tới từ cột sống của bạn. Nó sẽ lan toả khắp thân thể bạn; nó thậm chí có thể đi ra ngoài thân thể bạn. Khi nó đi ra ngoài, hào quanh được nhìn thấy.
Mọi người đều có hào quang, nhưng hào quanh của bạn bình thường không là gì ngoài cái bóng mà không có ánh sáng trong chúng - chỉ là bóng tối bao quanh bạn. Và những hào quanh đó phản xạ mọi tâm trạng của bạn. Khi bạn giận, thế thì hào quanh của bạn trở thành dường như được rót đầy máu; chúng trở nên được rót bằng cách biểu diễn đỏ, giận dữ. Khi bạn buồn, mờ xỉn, kiệt sức, thế thì hào quanh của bạn được rót bằng những sợi chỉ đen, dường như bạn ở gần chết - mọi thứ chết, nặng nề.
Khi sợi chỉ cột sống này được nhận ra, hào quanh của bạn trở nên được chiếu sáng. Cho nên một Phật, một Mahavir, một Krishna, một Christ không được vẽ với hào quang chỉ như trang trí, những hào quang đó tồn tại. Cột sống của bạn bắt đầu ném ra ánh sáng. Bên trong, bạn trở nên được chứng ngộ - toàn thể thân thể bạn trở thành thân thể ánh sáng - thế thì nó xuyên thấu ra phần ngoài. Cho nên thực sự, với vị phật, với bất kì người nào được chứng ngộ, không có nhu cầu hỏi bất kì ai ông ấy là gì. Hào quang chỉ ra mọi thứ. Và khi ai đó trở nên chứng ngộ thầy biết điều đó, vì hào quang tiết lộ mọi thứ.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện... Huệ Năng, một thầy Trung Quốc, đã làm việc dưới thầy của ông ấy. Khi Huệ Năng đi tới thầy, thầy nói, "Ông tới đây để làm gì? Không cần tới ta." Huệ Năng không thể hiểu được. Ông ấy tưởng rằng ông ấy còn chưa sẵn sàng để được chấp nhận, nhưng thầy đã thấy cái gì đó khác. Thầy đã thấy hào quang đang phát triển của ông ấy. Thầy đã nói điều này: "Cho dù ông không tới ta, việc này sớm hay muốn nhất định xảy ra, ở bất kì đâu. Ông đã ở trong nó, cho nên không cần tới ta."
Nhưng Huệ Năng nói, "Xin đừng từ chối tôi." Thế là thầy chấp nhận ông ấy và bảo ông ấy đi ra sau chùa, vào bếp của chùa. Đó là một chùa lớn với năm trăm sư. Thầy nói với Huệ Năng, "Cứ đi ra sau chùa và giúp việc trong bếp, và đừng tới gặp ta lần nữa. Bất kì khi nào việc được cần, ta sẽ tới ông."
Không thiền nào được trao cho Huệ Năng, không kinh sách để đọc, học hay thiền. Không cái gì được dạy cho ông ấy, ông ấy chỉ bị tống vào bếp. Cả chùa đều làm việc. Có các học sĩ, học giả và có những thiền nhân, và có những người yogis, và toàn thể chùa đang hoạt động. Mọi người đều làm việc và Huệ Năng này chỉ vo gạo và làm việc bếp núc.
Mười hai năm trôi qua. Huệ Năng đã không đi tới thầy vì điều đó không được phép. Ông ấy đã đợi, ông ấy đã đợi, ông ấy đã đợi... ông ấy đơn giản đợi. Ông ấy bị coi như người hầu. Các học sĩ sẽ tới, các thiền nhân sẽ tới, và không ai thậm chí chú ý tới ông ấy. Và đã có những học sĩ lớn trong thiền viện.
Thế rồi thầy tuyên bố rằng cái chết của thầy đã cận kề, và giờ thầy muốn chỉ định ai đó vào vị trí của thầy, cho nên thầy nói, "Những người nghĩ họ đã chứng ngộ phải soạn ra một bài kệ bốn dòng. Trong bốn dòng đó các ông phải đưa vào mọi điều các ông đã ngộ. Và nếu ta chấp thuận bất kì bài kệ này và thấy rằng những dòng đó chỉ ra rằng chứng ngộ đã xảy ra, ta sẽ chọn ai đó làm người kế tục của ta."
Đã có một học sĩ lớn trong chùa, và không ai làm bài kệ vì mọi người đều biết rằng ông ta mới xứng đáng. Ông ta là một người nổi tiếng về kinh sách, cho nên ông ấy soạn ra bốn dòng. Bốn dòng đó chỉ giống thế này... nghĩa của nó là như thế này: "Tâm như gương, và bụi đọng trên nó. Lau sạch bụi, và ông chứng ngộ." (Thân ấy Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Giờ giờ cần phủi sạch, Chớ để dính trần ai.)
Nhưng ngay cả học giả lớn này cũng sợ vì thầy chắc sẽ biết. Thầy đã biết ai chứng ngộ và ai không. Mặc dầu mọi điều ông ta đã viết là hay, nó là chính bản chất của mọi kinh sách - tâm như gương, và bụi đọng trên nó; loại bỏ bụi, và ông chứng ngộ - đây đã là toàn thể ý chính của mọi Vedas, nhưng ông ta biết mọi điều chỉ như vậy thôi. Ông ta đã không biết gì, cho nên ông ta sợ.
Ông ta đã không đi thẳng tới thầy, nhưng nửa đêm ông ta đi tới phòng, tới phòng của thầy, và viết bốn dòng này lên tường mà không kí - không có chữ kí nào. Theo cách này, nếu thầy chấp nhận và nói, "Được, điều này là đúng," thế thì ông ấy sẽ nói, "Tôi đã viết chúng." Nếu thầy nói, "Không! Ai đã viết những dòng này?" thế thì ông ấy sẽ im luôn, ông ấy nghĩ vậy.
Nhưng thầy chấp nhận. Đến sáng thầy nói, "Được!" Thầy cười và nói, "Được! Người đã viết bài kệ này là người chứng ngộ." Thế là cả chùa bắt đầu nói về nó. Mọi người đều biết ai đã viết nó. Họ đã thảo luận và ca ngợi, và các dòng này là hay - thực sự hay. Thế rồi một số sư đi xuống bếp. Họ uống trà và họ nói chuyện, và Huệ Năng ở đó phục vụ họ. Ông ấy nghe về điều đã xảy ra. Khoảnh khắc ông ấy nghe thấy bốn dòng đó, ông ấy cười. Thế là ai đó hỏi, "Sao ông cười, ông ngu? Ông không biết gì; trong mười hai năm ông đã từng phục vụ trong bếp. Sao ông cười?"
Không ai thậm chí đã nghe thấy ông ấy cười trước đây. Ông ấy chỉ bị coi như kẻ ngốc, người thậm chí không nói. Cho nên ông ấy nói, "Tôi không biết viết, và tôi cũng không là người chứng ngộ, nhưng những dòng này là sai. Cho nên nếu ai đó đi cùng tôi, tôi sẽ soạn ra bốn dòng. Nếu ai đó đi cùng tôi, người đó có thể viết nó lên tường. Tôi không biết viết; tôi không biết viết."
Thế là ai đó đi theo ông ấy - chỉ như trò đùa. Một đám đông tới đó và Huệ Năng nói, "Viết đi: Không tâm và không gương, cho nên bụi có thể đọng ở đâu? Người biết điều này là chứng ngộ." (Bồ-Đề vốn chẳng thọ, Gương sáng cũng chẳng đài, Bản lai không một vật, Chỗ nào dính bụi dơ?)
Nhưng thầy bước ra và thầy nói với Huệ Năng, "Ông sai." Huệ Năng chạm chân thầy và trở về bếp.
Nửa đêm khi mọi người đã ngủ, thầy đi tới Huệ Năng và nói, "Ông đúng, nhưng ta không thể nói thế trước những kẻ ngốc kia - và họ là những kẻ ngốc thông thái. Nếu mà ta nói rằng ông được chọn là người kế tục ta, họ chắc sẽ giết ông. Cho nên trốn khỏi đây đi! Ông là người kế tục của ta, nhưng đừng nói điều đó cho bất kì ai. Và ta biết điều này từ ngày ông tới. Hào quang của ông đang phát triển; đó là lí do tại sao không thiền nào được trao cho ông. Không có nhu cầu. Ông đã trong thiền rồi. Và im lặng của mười hai năm - không làm bất kì cái gì, thậm chí không thiền - đã làm trống rỗng hoàn toàn tâm trí ông, và hào quang đã trở thành đầy đủ. Ông đã trở thành trăng tròn. Nhưng trốn khỏi đây đi! Bằng không họ sẽ giết ông.
"Ông đã ở đây trong mười hai năm, và ánh sáng đã thường xuyên lan toả từ ông, nhưng không người nào quan sát nó. Và họ đã tới bếp, mọi người đã tới bếp mọi ngày - ba lần, bốn lần. Mọi người đi qua đây; đó là lí do tại sao ta đã bố trí ông vào bếp. Nhưng không ai đã nhận ra hào quang của ông. Cho nên ông trốn khỏi đây đi."
Khi sợi chỉ cột sống được chạm tới, được thấy, được nhận ra, hào quang bắt đầu phát triển quanh bạn. ... Trong điều như thế được biến đổi. Được rót đầy bằng ánh sáng và được biến đổi. Điều này cũng là việc định tâm - việc định tâm vào cột sống. Nếu bạn là người hướng thân thể, kĩ thuật này sẽ giúp bạn. Nếu bạn là người không hướng thân thể, sẽ rất khó, sẽ rất khó để hình dung từ bên trong. Thế thì nhìn vào thân thể bạn từ bên trong sẽ là khó.
Kinh này sẽ giúp ích nhiều cho đàn bà hơn cho đàn ông. Họ hướng thân thể nhiều hơn. Họ sống nhiều trong thân thể hơn; họ cảm nhiều hơn. Họ có thể hình dung thân thể nhiều hơn. Đàn bà là hướng thân thể hơn đàn ông, nhưng với bất kì người nào có thể cảm nhận thân thể, người cảm nhận thân thể, người có thể hình dung, người có thể nhắm mắt và cảm thấy thân thể mình từ bên trong, kĩ thuật này sẽ rất hữu ích cho người đó.
Thế rồi hình dung cột sống của bạn, và ở giữa là một sợi dây bạc chạy qua nó. Đầu tiên nó có thể có vẻ như tưởng tượng, nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy rằng tưởng tượng đã biến mất và tâm trí bạn đã trở nên được hội tụ vào cốt sống đó. Và thế rồi bạn sẽ thấy xương sống riêng của bạn. Khoảnh khắc bạn thấy cốt lõi bên trong này, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bùng nổ ánh sáng bên trong bạn.
Đôi khi điều này cũng có thể xảy ra mà không có nỗ lực nào. Đôi khi điều đó xảy ra. Lần nữa, trong hành động dục sâu nó đôi khi xảy ra. Mật Tông biết: trong hành động dục sâu toàn thể năng lượng của bạn được tập trung gần xương sống. Thực sự, trong hành động dục sâu xương sống bắt đầu tiết ra điện. Và đôi khi, thậm chí nếu bạn chạm vào xương sống bạn sẽ bị giật. Nếu giao hợp rất sâu và rất yêu và lâu - thực sự, nếu hai người yêu chỉ trong ôm nhau sâu sắc, im lặng, không chuyển động, chỉ được rót đầy với nhau, chỉ vẫn còn trong ôm nhau sâu - điều đó xảy ra. Điều đã xảy ra nhiều lần là căn phòng tối sẽ đột nhiên trở nên được rót đầy bởi ánh sáng, và cả hai thân thể sẽ được bao quanh bởi hào quang xanh.
Nhiều, nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra. Ngay cả trong một số kinh nghiệm của bạn nó có thể đã xảy ra, nhưng bạn có thể đã không để ý điều đó trong phòng tối, trong yêu sâu sắc, đột nhiên bạn cảm thấy ánh sáng quanh cả hai thân thể các bạn, và ánh sáng đó lan toả vả rót đầy toàn thể phòng. Nhiều lần việc xảy ra là đột nhiên mọi thứ rơi từ bàn trong phòng mà không có bất kì nguyên nhân thấy được nào. Và bây giờ các nhà tâm lí nói rằng trong hành động dục sâu, điện được phát ra. Điện đó có thể có nhiều ảnh hưởng và tác động. Nhiều thứ có thể đột nhiên rơi, di chuyển hay bị vỡ, và thậm chí ảnh đã được chụp trong đó ánh sáng là thấy được. Nhưng ánh sáng đó bao giờ cũng tập trung quanh cột sống.
Cho nên đôi khi, cũng trong hành động dục sâu - và Mật Tông biết rõ điều này và đã làm việc trên nó - bạn có thể trở nên nhận biết, nếu bạn có thể nhìn vào trong tới sợi chỉ chạy ở giữa cột sống. Và Mật Tông đã dùng hành động dục cho việc nhận ra này, nhưng thế thì hành động dục phải là khác toàn bộ, phẩm chất phải là khác. Nó không phải là cái gì đó để được làm xong; nó không phải là cái gì đó được làm để xả ra; nó không phải là cái gì đó để được kết thúc một cách vội vàng; thế thì nó không phải là hành động thân thể. Thế thì nó là giao cảm tâm linh sâu. Thực sự, qua hai thân thể nó là việc gặp gỡ sâu của hai cái bên trong, của hai chủ thể, xuyên thấu vào nhau.
Cho nên tôi sẽ gợi ý cho bạn thử kĩ thuật này khi trong hành động dục sâu - nó sẽ dễ dàng hơn. Cứ quên dục đi. Khi trong vòng ôm sâu sắc, vẫn còn ở bên trong. Quên cả người kia đi, chỉ đi vào bên trong và hình dung cột sống của bạn. Nó sẽ dễ dàng hơn, vì thế thì nhiều năng lượng hơn đang tuôn chảy gần cột sống, và sợi chỉ này là thấy được nhiều hơn vì bạn im lặng, vì thân thể bạn đang nghỉ ngơi. Yêu là thảnh thơi sâu sắc, nhưng chúng ta đã làm cho yêu cũng thành căng thẳng lớn. Chúng ta đã làm cho nó thành lo âu, gánh nặng.
Trong hơi ấm của yêu, được rót đầy, được thảnh thơi, nhắm mắt lại. Nhưng đàn ông bình thường không nhắm mắt. Bình thường, đàn bà nhắm mắt. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng đàn bà hướng thân thể nhiều hơn trong khi đàn ông thì không. Trong ôm nhau sâu sắc trong hành động dục, đàn bà sẽ nhắm mắt. Thực sự, họ không thể yêu với mắt mở. Với mắt nhắm, họ cảm thấy thân thể nhiều hơn từ bên trong.
Nhắm mắt lại và cảm thấy thân thể bạn. Thảnh thơi. Tập trung vào xương sống. Trong điều như thế được biến đổi Và bạn sẽ được biến đổi qua nó.
Đủ cho hôm nay.
0 Đánh giá