Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 40. Chứng ngộ bất thần và chướng ngại của nó

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 40. Chứng ngộ bất thần và chướng ngại của nó

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
Chương 40. Chứng ngộ bất thần và chướng ngại của nó


Câu hỏi thứ nhất:
"Thầy nói rằng hoặc người ta thấy thế giới hoặc thấy brahman và rằng không cảm nhận tăng dần về brahman nào là có thể. Nhưng trong kinh nghiệm chúng tôi cảm thấy rằng khi chúng tôi trở nên nhận biết và im lặng và tĩnh lặng hơn, việc cảm thấy sự hiện diện của điều thiêng liêng trở thành dần dần mỗi lúc một rõ ràng hơn. Sự trưởng thành và sáng tỏ dần dần này là gì nếu kinh nghiệm đích thực không bao giờ là dần dần, mà là bất thần?"
Đây đã từng là vấn đề rất cổ đại: "Chứng ngộ là bất thần hay dần dần?" Nhiều điều phải được hiểu. Có một truyền thống nói rằng chứng ngộ là dần dần và rằng mọi thứ có thể được phân chia theo mức độ, mọi thứ có thể được phân chia thành các bước - rằng giống như bất kì cái gì khác, tri thức cũng có thể được phân chia; bạn có thể trở nên ngày càng trí huệ hơn, bạn có thể trở nên ngày càng chứng ngộ hơn. Điều này đã được chấp nhận rộng rãi vì tâm trí con người không thể quan niệm được bất kì cái gì bất thần. Tâm trí muốn phân chia, phân tích. Tâm trí là kẻ phân chia. Mức độ có thể được tâm trí hiểu, nhưng sự bất thần thì không - tâm trí bên ngoài tinh thần.
Nếu tôi nói với bạn rằng bạn dốt và rằng dần dần bạn sẽ trở nên khôn, điều này là lĩnh hội được, bạn có thể lĩnh hội được nó. Nếu tôi nói với bạn, "Không, không có trưởng thành dần dần. Hoặc bạn dốt hoặc bạn trở nên chứng ngộ, có cú nhảy bất thần," thế thì câu hỏi nảy sinh về làm sao trở nên được chứng ngộ. Nếu như không có sự dần dần, chắc không thể có tiến bộ. Nếu như không có mức độ trưởng thành, không mức nào, thế thì chắc bạn không thể tiến bộ, bạn không thể tiến lên được. Bắt đầu từ đâu? Trong việc bùng nổ bất thần, bắt đầu và kết thúc cả hai là một. Không có kẽ hở giữa bắt đầu và kết thúc, cho nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu là kết thúc.
Điều đó trở thành thách đố cho tâm trí, nó trở thành công án. Nhưng chứng ngộ bất thần dường như là không thể được. Không phải điều đó là không thể được, nhưng vấn đề là tâm trí không thể quan niệm được về điều đó. Và, nhớ lấy, làm sao tâm trí có thể quan niệm được về chứng ngộ? Nó không thể quan niệm được. Điều đã được chấp nhận rộng rãi là sự bùng nổ bên trong này cũng là trưởng thành dần dần. Ngay cả nhiều người đã chứng ngộ đã thừa nhận điều đó với tâm trí của bạn, và họ đã nói, "Vâng, có trưởng thành dần dần."
Không phải là có trưởng thành dần dần đâu. Họ đã nói điều đó và đã chấp nhận thái độ của bạn, cách cảm nhận của bạn. Họ đã trong từ bi sâu sắc với bạn. Họ biết rằng nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng nó là dần dần, việc bắt đầu sẽ là tốt, nhưng sẽ không có trưởng thành dần dần. Nhưng nếu bạn bắt đầu, nếu bạn liên tục tìm kiếm nó, một ngày nào đó điều bất thần sẽ xảy ra cho bạn. Và nếu nói rằng chứng ngộ chỉ là bất thần và không trưởng thành dần dần nào là có thể, bạn thậm chí sẽ không bắt đầu và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nhiều người đã chứng ngộ đã nói rằng chứng ngộ là điều dần dần chỉ để giúp bạn, chỉ để thuyết phục bạn bắt đầu.
Cái gì đó là có thể qua quá trình dần dần, nhưng không phải chứng ngộ - không phải chứng ngộ, cái gì đó khác. Và cái gì đó khác đó trở thành giúp ích. Chẳng hạn, nếu bạn đang làm cho nước bay hơi, đun nó lên, việc bay hơi sẽ tới một cách bất thần. Tại điểm nào đó, tại một trăm độ, việc bay hơi sẽ xảy ra - một cách bất thần! Sẽ không có phát triển dần dần giữa nước và hơi. Bạn không thể phân chia; bạn không thể nói rằng nước này là một chút hơi và là một chút nước. Hoặc nó là nước hoặc nó toàn là hơi. Đột nhiên nước nhảy vào trạng thái hơi. Có cú nhảy - không trưởng thành dần dần. Nhưng bằng việc đun nóng bạn đang dần dần trao nhiệt cho nước. Bạn đang giúp nó đạt tới điểm một trăm độ, điểm bay hơi. Đây là trưởng thành tự nhiên. Mãi tới điểm bay hơi, nước sẽ tăng trưởng theo nghĩa là mỗi lúc một nóng hơn. Thế thì việc bay hơi sẽ xảy ra bất thần.
Cho nên đã có những thầy trí huệ, từ bi, người dùng ngôn ngữ của tâm trí con người mà bạn có thể hiểu được, nói với bạn, "Vâng, có trưởng thành dần dần." Điều đó cho bạn dũng cảm và tự tin và hi vọng, và khả năng rằng nó có thể xảy ra cho bạn nữa. Bạn không thể đạt tới trong việc bùng nổ bất thần, nhưng dần dần, từng bước một, với những giới hạn của bạn, với nhược điểm của bạn, bạn có thể trưởng thành tới nó. Điều đó có thể mất nhiều kiếp, nhưng dầu vậy vẫn có hi vọng. Bạn sẽ được đun nóng lên bởi mọi nỗ lực của bạn.
Điều thứ hai cần nhớ: ngay cả nước nóng vẫn là nước. Cho nên cho dù bạn trở nên rõ ràng hơn trong tâm trí, thuần khiết hơn trong cảm nhận, đạo đức hơn, được định tâm hơn, bạn vẫn là người, không là phật, không được chứng ngộ. Bạn trở nên im lặng hơn, tĩnh lặng hơn, bình thản hơn. Bạn cảm thấy phúc lạc sâu sắc, nhưng dầu vậy bạn là người, và những việc cảm của bạn thực sự phủ định, không khẳng định.
Bạn cảm thấy bình thản vì bạn bây giờ ít căng thẳng hơn. Bạn cảm thấy phúc lạc vì bây giờ bạn ít bám lấy khổ của bạn; bạn không tạo ra chúng. Bạn cảm thấy bình tĩnh. Không phải là bạn đã đi tới nhận ra cái một, nhưng chỉ bởi vì bây giờ bạn ít bị phân chia hơn. Nhớ điều này: trưởng thành của bạn có tính phủ định. Bạn chỉ là nước nóng. Khả năng có đó rằng bất kì khoảnh khắc nào bạn sẽ đi tới điểm mà việc bay hơi xảy ra. Khi nó xảy ra, bạn sẽ không cảm thấy bình thản, bạn thậm chí sẽ không cảm thấy phúc lạc, bạn sẽ không cảm thấy im lặng, vì những thuộc tính này là tương đối với cái đối lập của chúng. Khi bạn căng thẳng, bạn có thể cảm thấy im lặng. Khi bạn cảm thấy ồn ào, bạn có thể cảm thấy tĩnh lặng. Khi bạn bị phân chia, phân mảnh, bạn có thể cảm thấy tính một. Khi bạn đang trong khổ, phiền não, bạn có thể cảm thấy phúc lạc.
Đó là lí do tại sao Phật đã im lặng - vì ngôn ngữ không thể diễn đạt được cái ở bên ngoài các cực. Ông ấy không thể nói được, "Bây giờ ta đầy phúc lạc," vì ngay cả việc cảm này rằng "Bây giờ ta đầy phúc lạc" là có thể chỉ với nền của khổ và phiền não. Bạn có thể cảm thấy mạnh khoẻ chỉ với nền của ốm yếu và bệnh tật; bạn có thể cảm thấy sống chỉ với nền của chết. Phật không thể nói, "Bây giờ ta là bất tử," vì chết đã biến mất mất hoàn toàn tới mức bất tử không thể được cảm thấy.
Nếu khổ đã biến mất hoàn toàn thế, làm sao bạn có thể cảm thấy phúc lạc được? Nếu ồn ào và phiền não là tuyệt đối không tồn tại, làm sao bạn có thể cảm thấy im lặng? Mọi kinh nghiệm này, cảm giác này đều có quan hệ với cái đối lập của chúng. Không có cái đối lập của chúng, chúng không thể được cảm thấy. Nếu bóng tối biến mất hoàn toàn, làm sao bạn có thể cảm thấy ánh sáng? Điều đó là không thể được.
Phật không thể nói, "Ta đã trở thành ánh sáng!" Ông ấy không thể nói, "Bây giờ ta đầy ánh sáng." Nếu ông ấy nói những điều như vậy, chúng ta sẽ nói ông ấy chưa là phật. Ông ấy không thể thốt ra những điều như vậy. Tối phải có đó nếu bạn muốn cảm thấy sáng; tử phải có đó nếu bạn muốn cảm thấy bất tử. Bạn không thể tránh được cái đối lập. Nó là sự cần thiết cơ bản cho bất kì kinh nghiệm nào tồn tại. Cho nên kinh nghiệm của Phật là gì? Bất kì cái gì chúng ta biết, nó không phải là cái đó. Nó không phủ định không khẳng định, không thế này không thế nọ. Và bất kì cái gì có thể được diễn đạt, nó không phải là cái đó.
Đó là lí do tại sao Lão Tử nhấn mạnh nhiều thế rằng chân lí không thể được nói ra, và khoảnh khắc bạn nói nó, bạn đã làm sai nó. Nó đã là không thực rồi. Chân lí không thể được nói ra vì điều này: nó không thể bị phân chia thành các đối lập cực, và ngôn ngữ là có nghĩa chỉ với các đối lập cực. Ngoài ra, ngôn ngữ trở thành vô nghĩa. Không có mâu thuẫn, ngôn ngữ mất nghĩa.
Cho nên có truyền thống nói rằng chứng ngộ là dần dần, nhưng truyền thống đó không thực sự là chân lí. Nó chỉ là bán chân lí được thốt ra trong từ bi với tâm trí nhân loại. Chứng ngộ là bất thần, và nó không thể khác được. Nó là cú nhảy! Nó là sự gián đoạn khỏi quá khứ của bạn! Cố hiểu đi: nếu cái gì đó là dần dần, quá khứ liên tục còn lại trong nó. Nếu cái gì đó là dần dần, thế thì có sự liên tục. Không có kẽ hở. Nếu từ dốt nát tới tri thức có phát triển dần dần, dốt nát không thể hoàn toàn biến mất. Nó sẽ còn lại, nó sẽ liên tục, vì đã không có sự gián đoạn, đã không có kẽ hở. Cho nên dốt nát có thể trở nên tao nhã hơn, dốt nát có thể trở nên thông thái hơn. Dốt nát có thể có vẻ như khôn ngoan, nhưng nó có đó. Nó càng được làm cho tao nhã hơn, thế thì tất nhiên, càng nguy hiểm hơn. Nó càng thông thái hơn, thế thì nó càng tinh ranh hơn và càng có khả năng lừa bản thân người ta hơn.
Chứng ngộ và dốt nát là tuyệt đối tách rời, gián đoạn. Cú nhảy được cần - cú nhảy trong đó quá khứ tan biến hoàn toàn. Cái cũ mất đi; nó không còn nữa, và cái mới đã xuất hiện mà chưa bao giờ có trước đây.
Phật tương truyền đã nói, "Ta không là người đi tìm kiếm. Người đã xuất hiện bây giờ không bao giờ hiện hữu trước đây." Điều này có vẻ ngớ ngẩn, phi logic, nhưng nó là vậy. Nó là vậy! Phật nói, "Ta không là người đã đi tìm kiếm; ta không là người đã ham muốn chứng ngộ; ta không là người đã dốt nát. Người cũ chết hoàn toàn rồi. Ta là người mới. Ta chưa bao giờ tồn tại trong người cũ kia. Đã có kẽ hở. Người cũ đã chết và người mới được sinh ra."
Với tâm trí quan niệm về điều này là khó. Làm sao bạn có thể quan niệm về nó được? Làm sao bạn có thể quan niệm về kẽ hở được? Cái gì đó phải tiếp tục chứ. Làm sao cái gì đó có thể biến mất hoàn toàn và cái gì đó mới xuất hiện? Điều đó là ngớ ngẩn cho tâm trí logic, nó đã là ngớ ngẩn cho tâm trí khoa học, chỉ mới hai thập kỉ trước. Nhưng bây giờ, với khoa học, nó không là ngớ ngẩn. Bây giờ họ nói rằng sâu bên dưới trong nguyên tử các điện tử xuất hiện và biến mất, và chúng lấy cú nhảy. Từ điểm này điện tử lấy cú nhảy sang điểm khác; ở giữa hai điểm này nó không hiện hữu. Nó xuất hiện ở điểm A, thế rồi biến mất và tái xuất hiện ở điểm B, và trong kẽ hở này nó không còn nữa. Nó không có đó. Nó trở thành tuyệt đối vô tồn tại.
Nếu điều này là vậy, có nghĩa là vô tồn tại cũng là một loại tồn tại. Khó quan niệm được, nhưng nó là vậy: vô tồn tại cũng là một loại tồn tại. Dường như cái gì đó chuyển từ thấy được sang không thấy được, dường như cái gì đó chuyển từ hình tướng sang vô hình tướng.
Khi Gautam Siddharth, con người cũ chết đi trong Phật Gautam, còn tìm kiếm, ông ấy là hình tướng thấy được. Khi chứng ngộ xảy ra, hình tướng đó tan biến hoàn toàn thành cái vô hình tướng. Trong một khoảnh khắc đã có kẽ hở; không có người nào. Thế rồi từ cái vô hình tướng đó một hình tướng mới đã nảy sinh. Đây là Phật Gautam. Vì thân thể tiếp tục theo cùng cách, chúng ta nghĩ rằng có sự liên tục, nhưng thực tại bên trong thay đổi hoàn toàn. Vì thân thể tiếp tục theo cùng cách, đó là lí do tại sao chúng ta nói "Phật Gautam" - rằng "Gautam Siddharth bây giờ đã trở thành Gautam người thức tỉnh; ông ấy đã trở thành vị phật." Nhưng bản thân Phật nói, "Ta không là người đã tìm kiếm. Ta là người khác toàn bộ."
Tâm trí khó quan niệm được điều này - và với tâm trí nhiều thứ là khó, nhưng chúng không thể bị phủ nhận chỉ bởi vì chúng là khó cho tâm trí. Tâm trí phải nhường chỗ những điều không thể được này, điều không thể hiểu được với nó. Dục không thể nhường chỗ tâm trí; tâm trí phải nhường chỗ cho dục. Đây là một trong nhưng sự kiện bên trong cơ bản nhất - rằng chứng ngộ là hiện tượng gián đoạn. Cái cũ đơn giản biến mất và cái mới được sinh ra.
Đã từng có truyền thống khác, truyền thống về sau, của những người đã từng nhấn mạnh trong toàn lịch sử rằng Chứng ngộ là bất thần - rằng nó không phải là dần dần. Nhưng những người thuộc vào nó là rất ít. Họ bám lấy chân lí, nhưng họ nhất định là rất ít vì không việc đi theo nào có thể được tạo ra nếu chứng ngộ bất thần là hoàn cảnh. Bạn đơn giản không thể hiểu được điều đó, cho nên làm sao bạn có thể đi theo nó được? Nó gây sốc cho cấu trúc logic và nó dường như là ngớ ngẩn, không thể được. Nhưng nhớ một điều: thế thì bạn chuyển vào trong cõi giới sâu hơn. Dù vật chất hay tâm trí, bạn sẽ phải đương đầu với nhiều điều mà tâm trí hời hợt không thể quan niệm được.
Tertullian, một trong những nhà huyền bí Ki tô giáo vĩ đại nhất, đã nói, "Tôi tin vào Thượng đế vì Thượng đế là điều ngớ ngẩn vĩ đại nhất. Tôi tin vào Thượng đế vì tâm trí không thể tin được vào Thượng đế." Không thể nào tin được vào Thượng đế; không chứng minh, không biện luận, không logic nào có thể giúp cho niềm tin vào Thượng đế. Mọi thứ đều chống lại ngài, chống lại sự tồn tại của ngài, nhưng Tertullian nói, "Đó là lí do tại sao tôi tin - vì chỉ bằng việc tin vào điều ngớ ngẩn tôi mới có thể đi xa khỏi tâm trí của tôi."
Điều này là hay. Nếu bạn muốn đi xa khỏi tâm trí của bạn, bạn sẽ cần cái gì đó mà tâm trí bạn không thể quan niệm nổi. Nếu tâm trí bạn có thể quan niệm được điều đó, nó sẽ hấp thu điều đó vào trong hệ thống riêng của nó, và thế thì bạn không thể siêu việt trên tâm trí bạn được. Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều nhấn mạnh vào một điểm nào đó mà là ngớ ngẩn. Không tôn giáo nào có thể tồn tại mà không có ngớ ngẩn nào đó lấy làm nền tảng trong nó. Từ cái ngớ ngẩn đó bạn hoặc quay lại và nói, "Tôi không thể tin được cho nên tôi sẽ đi." Thế thì bạn vẫn còn là bản thân bạn - hoặc bạn lấy cú nhảy, bạn quay đi khỏi tâm trí của bạn. Và chừng nào tâm trí bạn còn chưa bị chết, chứng ngộ không thể xảy ra.
Tâm trí bạn là vấn đề, logic của bạn là vấn đề, biện luận của bạn là vấn đề. Chúng ở trên bề mặt. Chúng có vẻ thực, nhưng chúng lừa dối. Chúng là không thực. Chẳng hạn, nhìn cách cấu trúc tâm trí hoạt động. Tâm trí chia mọi thứ thành hai, và không cái gì là phân chia được. Sự tồn tại là không phân chia được; bạn không thể phân chia nó - nhưng tâm trí liên tục phân chia nó. Nó nói rằng "cái này" là sống và "cái này" là chết. Sự kiện thực tại là gì? Sự kiện thực tại là ở chỗ cả hai đều là cùng một điều. Bạn là cả sống và chết chính khoảnh khắc này; bạn đang làm cả hai. Thay vì thế, bạn là cả hai - chết và sống.
Tâm trí phân chia. Nó nói, "cái này" là chết và "cái này" là sống. Nó không chỉ phân chia; nó nói rằng cả hai là đối lập, kẻ thù, và rằng chết đang cố phá huỷ sống. Và điều đó có vẻ được: chết đang "cố phá huỷ sống." Nhưng nếu bạn xuyên vào sâu hơn, sâu hơn tâm trí, chết không cố phá huỷ sống! Bạn không thể tồn tại mà không có chết. Chết đang giúp bạn tồn tại. Nó là việc giúp đỡ bạn tồn tại mọi khoảnh khắc. Nếu một khoảnh khắc chết dừng làm việc, bạn sẽ chết.
Chết là việc ném đi nhiều phần trong bạn mọi khoảnh khắc, những phần đã trở nên không hoạt động. Nhiều tế bào chết; chúng bị loại bỏ bởi chết. Khi chúng bị loại bỏ, những tế bào mới được sinh ra. Bạn đang phát triển: cái gì đó đang chết đi và cái gì đó đang được sinh ra liên tục. Mọi khoảnh khắc đều có chết và sống, và cả hai đang vận hành. Trong ngôn ngữ chúng ta phải gọi chúng cả hai đồng thời. Chúng không là hai; chúng là hai mặt của một hiện tượng. Sống và chết là một; "sống-chết" là quá trình. Nhưng tâm trí phân chia. Phân chia đó có vẻ được với chúng ta, nhưng phân chia đó là giả.
Bạn nói "cái này" là sáng và "cái kia" là tối; bạn phân chia. Nhưng tối bắt đầu ở đâu và sáng kết thúc ở đâu? Bạn có thể vạch làn ranh cho chúng được không? Bạn không thể vạch làn ranh cho chúng được. Thực tại, trắng và đen là hai cực của tính xám dài, và tính xám đó là sống. Trên cực này tính đen xuất hiện và trên cực kia tính trắng xuất hiện, nhưng thực tại là xám, và xám đó tổ hợp cả hai trong bản thân nó.
Tâm trí phân chia và thế thì mọi thứ có vẻ rạch ròi. Sống làm rất lẫn lộn; đó là lí do tại sao sống là điều huyền bí. Và bởi vì điều này, tâm trí không thể hiểu được sống. Nó giúp ích để tạo ra các khái niệm rõ ràng. Bạn có thể nghĩ một cách dễ dàng, thuận tiện, nhưng bạn bỏ lỡ chính thực tại của sống. Sống là điều huyền bí, và tâm trí giải huyền bí cho mọi thứ. Thế thì bạn có những mảnh mẩu chết, không là cái toàn thể.
Với tâm trí bạn sẽ không có khả năng quan niệm làm sao chứng ngộ là bất thần, làm sao bạn sẽ biến mất và cái gì đó mới sẽ có đó mà bạn chưa bao giờ biết trước đây. Nhưng đừng cố hiểu qua tâm trí. Thay vì thế, thực hành cái gì đó mà sẽ làm cho bạn mỗi lúc một nóng hơn. Thay vì thế, cố đạt tới lửa nào đó điều sẽ làm cho bạn mỗi lúc một nóng hơn. Và thế rồi một ngày nào đó đột nhiên bạn sẽ biết rằng cái cũ đã biến mất; nước không còn nữa. Đây là hiện tượng mới. Bạn đã bay hơi, và mọi thứ đã thay đổi một cách toàn bộ.
Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp, và sau khi bay hơi hiện tượng mới đang thăng lên. Toàn thể luật đã thay đổi. Bạn đã nghe nói về một luật, luật hấp dẫn của Newton, luật nói rằng đất hấp dẫn mọi thứ xuống. Nhưng luật hấp dẫn chỉ là một luật. Có luật khác. Bạn có thể đã không nghe nói về nó vì khoa học còn chưa phát hiện ra nó, nhưng yoga và Mật Tông đã biết tới nó trong nhiều thế kỉ. Họ gọi nó là thăng lên. Hấp dẫn là kéo xuống còn thăng lên là kéo lên.
Câu chuyện về cách luật hấp dẫn đã được khám phá ra là rất nổi tiếng. Newton đang ngồi dưới cây, dưới cây táo, và thế rồi một quả táo rơi xuống. Vì điều này ông ấy bắt đầu nghĩ, và ông ấy cảm thấy rằng cái gì đó đang kéo quả táo xuống. Mật Tông và yoga hỏi, "Làm sao quả táo đạt tới chỗ đó ngay chỗ đầu tiên? Làm sao?" Điều đó phải được giải thích trước hết - làm sao quả táo đạt tới vị trí phía trên, làm sao cây mọc lên. Quả táo đã không có đó; nó bị ẩn trong hạt mầm, và thế rồi quả táo đã du hành toàn thể cuộc hành trình. Nó đạt tới vị trí phía trên và chỉ thế thì nó mới rơi xuống. Cho nên hấp dẫn là luật thứ hai. Thăng lên đã là luật thứ nhất. Cái gì đó đã kéo quả táo lên. Cái đó là cái gì?
Trong cuộc sống chúng ta dễ dàng biết lực hấp dẫn vì tất cả chúng ta đều bị kéo xuống. Nước chảy xuống; nó ở dưới luật hấp dẫn. Khi nó bay hơi, đột nhiên luật này cũng bay hơi. Giờ nó ở dưới việc thăng lên, nó vươn lên.
Dốt nát là dưới luật hấp dẫn: bạn bao giờ cũng chuyển xuống dưới, và bất kì cái gì bạn làm đều không tạo ra khác biệt. Bạn phải chuyển xuống dưới. Theo mọi cách, bạn sẽ phải chuyển xuống, và một mình vật lộn sẽ không giúp ích gì mấy chừng nào bạn chưa đi vào luật khác - luật thăng lên. Đó là điều samadhi là gì - cánh cửa cho thăng lên. Một khi bạn bay hơi, một khi bạn không còn là nước nữa, mọi thứ thay đổi. Không phải là bây giờ bạn có thể kiểm soát được: không có nhu cầu kiểm soát, bạn đơn giản không thể chảy xuống bây giờ. Như trước đây đã không thể vươn lên, giờ cũng không thể chảy xuống.
Không phải là vị phật cố gắng là bất bạo hành; ông ấy không thể làm khác được. Không phải là ông ấy cố là yêu thương; ông ấy không thể làm khác được. Ông ấy phải là yêu thương. Điều đó không phải là chọn lựa, không phải là nỗ lực, không phải là đức hạnh được trau dồi, đơn giản là bây giờ đây là luật: ông ấy thăng lên. Ghét là dưới luật hấp dẫn; yêu là dưới luật thăng lên.
Biến đổi bất thần này không có nghĩa là bạn không làm bất kì cái gì và rằng bạn đơn giản đợi biến đổi bất thần. Thế thì nó sẽ không bao giờ tới. Điều này là thách đố. Khi tôi nói - hay ai đó khác nói - rằng chứng ngộ là bất thần, chúng ta nghĩ rằng nếu nó là bất thần thì không cái gì có thể được làm mà chúng ta phải đơn giản đợi. Khi nó sẽ xảy ra, nó sẽ xảy ra, cho nên người ta có thể làm được gì? Nếu nó là dần dần bạn có thể làm cái gì đó.
Nhưng tôi nói với bạn rằng nó không là dần dần, và dầu vậy bạn có thể làm cái gì đó. Và bạn phải làm cái gì đó, nhưng cái gì đó đó sẽ không mang bạn tới chứng ngộ. Cái gì đó đó sẽ mang bạn tới gần hiện tượng chứng ngộ. Cái gì đó đó sẽ làm cho bạn thành mơ với hiện tượng chứng ngộ xảy ra. Cho nên chứng ngộ không thể là kết quả của nỗ lực của bạn; nó không phải vậy. Qua nỗ lực bạn đơn giản trở thành sẵn có cho luật thăng lên hơn. Tính sẵn có của bạn sẽ tới qua nỗ lực của bạn, không phải chứng ngộ. Bạn sẽ trở nên mở, bạn sẽ trở thành không chống cự, bạn sẽ trở thành có tính hợp tác để luật cao hơn làm việc. Và một khi bạn hợp tác và không chống cự, luật cao hơn này bắt đầu vận hành. Nỗ lực của bạn sẽ làm cho bạn cảm nhận nhiều hơn.
Điều đó giống như thế này: bạn đang ngồi trong phòng với cửa đóng. Mặt trời ở bên ngoài, nhưng bạn đang trong bóng tối. Bạn không thể làm được bất kì cái gì để mang mặt trời vào, nhưng nếu bạn đơn giản mở cửa ra, phòng của bạn trở thành sẵn có. Bạn không thể đem mặt trời vào, nhưng bạn có thể chắn nó ra. Nếu bạn mở cửa, mặt trời sẽ vào, sáng sẽ tới; ánh sáng sẽ vào trong phòng.
Bạn không thực sự mang ánh sáng vào, bạn đơn giản loại bỏ thứ cản trở. Ánh sáng tự nó tới. Hiểu điều đó cho sâu vào: bạn không thể làm bất kì cái gì để đạt tới chứng ngộ, nhưng bạn đang làm nhiều thứ để cản trở nó - cản trở nó khỏi đạt tới bạn. Bạn đang tạo ra nhiều rào chắn, cho nên bạn chỉ có thể làm cái gì đó một cách phủ định: bạn có thể ném đi các rào chắn, bạn có thể mở cửa. Khoảnh khắc cửa mở ra, các tia sáng sẽ đi vào, ánh sáng sẽ chạm vào bạn và biến đổi bạn.
Mọi nỗ lực theo nghĩa này là để phá huỷ các rào chắn, không để đạt tới chứng ngộ. Mọi nỗ lực đều có tính phủ định. Nó giống như thuốc. Thuốc không thể cho bạn mạnh khoẻ; nó chỉ có thể phá huỷ bệnh của bạn. Một khi bệnh không có đó, mạnh khoẻ xảy ra; bạn trở thành sẵn có. Nếu bệnh có đó, mạnh khoẻ không thể xảy ra.
Đó là lí do tại sao y học, phương Đông hay phương Tây, vẫn còn chưa có khả năng định nghĩa mạnh khoẻ là gì. Họ có thể định nghĩa từng bệnh một cách đích xác - họ biết hàng nghìn và hàng nghìn bệnh và họ đã định nghĩa tất cả chúng - nhưng họ không thể định nghĩa được mạnh khoẻ là gì. Nhiều nhất họ có thể nói rằng khi không có bệnh bạn là mạnh khoẻ. Nhưng mạnh khoẻ là gì? Cái gì đó đi ra ngoài tâm trí. Nó là cái gì đó có đó: bạn có thể có nó, bạn có thể cảm thấy nó, nhưng bạn không thể định nghĩa được nó.
Bạn đã biết mạnh khoẻ, nhưng bạn có thể định nghĩa nó được không - nó là gì? Khoảnh khắc bạn thử định nghĩa nó bạn sẽ phải mang bệnh vào. Bạn sẽ phải nói cái gì đó về bệnh, và bạn sẽ phải nói, "Không bệnh là mạnh khoẻ." Điều này nực cười. Để định nghĩa mạnh khoẻ bạn cần tới bệnh sao? Và bệnh có phẩm chất xác định. Mạnh khoẻ cũng có phẩm chất riêng của nó, nhưng chúng lại không xác định thế vì chúng là vô hạn. Bạn có thể cảm thấy chúng; khi mạnh khoẻ có đó bạn biết nó có đó. Nhưng nó là gì? Bệnh có thể được chữa trị, bị tiêu diệt. Rào chắn bị phá vỡ và ánh sáng đi vào. Tương tự là hiện tượng chứng ngộ. Nó là mạnh khoẻ tâm linh. Tâm trí là bệnh tâm linh, và thiền không gì khác là thuốc.
Phật tương truyền đã nói, "Ta là thầy thuốc, vaidya - người trị liệu. Ta không phải là thầy giáo và ta không tới để cho ông các học thuyết. Ta biết thuốc nào đó có thể chữa bệnh của ông. Và đừng hỏi về mạnh khoẻ. Uống thuốc này, tiêu diệt bệnh, và ông sẽ biết mạnh khoẻ là gì. Đừng hỏi về nó." Phật nói, "Ta không là người siêu hình, ta không là triết gia. Ta không quan tâm tới Thượng đế là gì, linh hồn là gì, kaivalya-một mình, moksha-giải thoát, và niết bàn là gì. Ta không quan tâm! Ta đơn giản quan tâm tới bệnh là gì và nó có thể được chữa bằng cách nào. Ta là thầy thuốc." Cách tiếp cận của ông ấy là tuyệt đối khoa học. Ông ấy đã chẩn đoán thế khó xử và bệnh của con người. Cách tiếp cận của ông ấy là tuyệt đối đúng.
Phá huỷ rào chắn. Rào chắn là gì? Suy nghĩ là rào chắn cơ bản. Khi bạn nghĩ, rào chắn gồm các ý nghĩ được tạo ra. Giữa bạn và thực tại bức tường ý nghĩ được tạo ra, và ý nghĩ là đậm đặc hơn bất kì tường đá nào có thể đậm đặc. Và thế rồi có nhiều tầng ý nghĩ. Bạn không thể xuyên thấu qua chúng vả xem cái thực là gì. Bạn liên tục suy nghĩ về cái thực là gì và bạn liên tục tưởng tượng cái thực là gì, và cái thực là ở đây và bây giờ đang chờ đợi bạn. Nếu bạn trở thành sẵn có cho nó, nó sẽ xảy ra cho bạn. Bạn liên tục suy nghĩ về cái thực là gì, nhưng làm sao bạn có thể nghĩ được nếu bạn không biết?
Bạn không thể nghĩ được về cái gì đó mà bạn không biết; bạn chỉ có thể nghĩ về cái gì đó mà bạn đã biết. Suy nghĩ là việc lặp lại, lặp thừa; nó không bao giờ đạt tới bất kì cái gì mới và không biết. Qua suy nghĩ bạn không bao giờ chạm tới cái không biết; bạn chỉ chạm tới cái đã biết, và điều đó là vô nghĩa vì bạn đã biết nó rồi. Bạn có thể liên tục cảm thấy nó lặp đi lặp lại; bạn có thể thích thú việc cảm này, nhưng không cái gì mới tới từ nó.
Dừng suy nghĩ lại. Làm tan biến suy nghĩ, và rào chắn bị phá vỡ. Thế thì các cánh cửa của bạn được mở ra và ánh sáng có thể đi vào. Và một khi ánh sáng đi vào, bạn biết rằng cái cũ không còn nữa. Bây giờ bạn biết rằng cái bạn đang là là cái mới tuyệt đối. Nó không bao giờ có trước đây, bạn chưa bao giờ biết tới nó; nhưng bạn thậm chí có thể nói rằng cái này là “cổ đại nhất” - nó bao giờ cũng đã có đó, không được bạn biết tới.
Bạn có thể dùng cả hai cách diễn đạt, chúng ngụ ý cùng điều. Bạn có thể gọi nó là “cổ đại nhất” - brahman người bao giờ cũng có đó, và bạn có thể nói rằng bạn đã liên tục bỏ lỡ nó. Hay bạn có thể nói rằng đây là cái mới nhất - cái chỉ xảy ra bây giờ và không bao giờ có trước đây. Điều đó nữa là đúng vì với bạn đây là cái mới. Nếu bạn muốn nói về chân lí, bạn sẽ phải dùng cách diễn đạt ngược đời. Upanishads nói, "Cái này là cái mới và cái này là cái cũ. Cái này là cổ đại nhất và cái này là cái mới nhất. Nó là cả hai vừa là cái xa và cái gần." Nhưng thế thì ngôn ngữ trở thành ngược đời, mâu thuẫn.
Và bạn hỏi tôi, "Sự trưởng thành và sáng tỏ dần dần này là gì nếu kinh nghiệm đích thực không bao giờ là dần dần, mà là bất thần?" Sáng tỏ này là của tâm trí; sáng tỏ này là của việc giảm đi bệnh tật; sáng tỏ này là của việc sụp đổ các rào chắn. Nếu một rào chắn sụp đổ bạn ít bị nặng gánh hơn, mắt bạn ít bị che mờ hơn. Nếu rào chắn khác sụp đổ bạn lại được nhẹ gánh nhiều hơn, mắt bạn sẽ trở nên sáng tỏ hơn. Nhưng sáng tỏ này không phải là của chứng ngộ; sáng tỏ này chỉ là của giảm bớt bệnh, không của mạnh khoẻ. Khi mọi bệnh biến mất, cùng với những rào chắn đó tâm trí bạn cũng biến mất. Thế thì bạn không thể nói, "Bây giờ tâm trí tôi là sáng tỏ, nó không còn nữa." Thế thì bạn đơn giản nói, "Bây giờ không có tâm trí."
Khi không có tâm trí, thế thì sự sáng tỏ là của chứng ngộ. Thế thì sự sáng tỏ là của chứng ngộ! Điều đó là tuyệt đối khác. Thế thì chiều hướng khác đã được mở ra. Nhưng bạn sẽ phải trải qua sự rõ ràng của tâm trí. Bao giờ cũng nhớ rằng không thành vấn đề tâm trí bạn trở thành sáng tỏ thế nào, nó vẫn là rào chắn. Không thành vấn đề tâm trí bạn trở nên trong suốt thế nào, ngay cả nếu nó trở thành kính trong suốt và bạn có thể nhìn sang phía bên kia, dầu vậy nó vẫn là rào chắn và bạn sẽ phải đập vỡ nó hoàn toàn. Cho nên đôi khi điều xảy ra là khi người ta đang thiền, người ta trở nên ngày càng sáng tỏ hơn, lành mạnh hơn, tĩnh lặng hơn; im lặng được cảm thấy.
Thế thì người ta bám lấy thiền và nghĩ rằng mọi thứ được đạt tới. Các thầy lớn bao giờ cũng nhấn mạnh rằng một ngày sẽ tới khi bạn phải ném đi cả thiền của bạn nữa.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện - một câu chuyện Thiền. Bokuju đang thiền - thiền rất sâu, thiền với toàn tâm. Thầy ông ấy ngày nào cũng tới, và thầy chỉ cười và đi về. Bokuju trở nên khó chịu. Thầy chẳng nói gì, thầy chỉ tới và nhìn ông ấy, cười và bỏ đi. Và Bokuju cảm thấy rất thoải mái trong thiền. Thiền của ông ấy đang đi sâu hơn, và ông ấy cần ai đó khen ngợi mình. Ông ấy chờ đợi thầy vỗ mình và nói, "Tốt, Bokuju. Ông đã thiền tốt." Nhưng thầy chỉ cười. Tiếng cười được cảm thấy như việc xúc phạm - dường như Bokuju đã không tiến bộ, và ông ấy đã có tiến bộ. Khi ông ấy tiến bộ nhiều hơn, tiếng cười trở nên ngày càng xúc phạm hơn. Bây giờ không thể nào chịu được điều đó.
Một hôm thầy tới, và Bokuju cảm thấy tuyệt đối im lặng xa như tâm trí có thể đi được; không có tiếng động bên trong, không ý nghĩ. Tâm trí tuyệt đối trong suốt; không rào chắn nào được cảm thấy. Ông ấy đã tràn đầy với hạnh phúc sâu tinh tế, niềm vui phập phồng khắp chốn, ông ấy đã trong cực lạc. Vậy, ông ấy nghĩ, "Giờ thầy mình sẽ không cười. Giờ khoảnh khắc đã tới, và thầy sẽ nói với mình, `Bây giờ Bokuju, ông đã trở nên chứng ngộ.'"
Hôm đó thầy tới: thầy tới với cục gạch trong tay, và thầy bắt đầu mài cục gạch trên tảng đá Bokuju đang ngồi. Thầy im lặng thế, và việc mài cục gạch tạo ra tiếng ồn. Ông ấy trở nên khó chịu. Cuối cùng ông ấy không thể chịu được điều đó, cho nên ông ấy mở mắt ra và hỏi thầy, "Thầy làm gì vậy?"
Thầy nói, "Ta đang cố làm cục gạch này thành gương, và bằng cách liên tục mài nó ta hi vọng rằng ngày nào đó cục gạch này sẽ trở thành gương."
Bokuju nói, "Thầy làm điều ngu rồi. Tảng đá này, cục gạch này, sẽ không thành gương được. Chẳng thành vấn đề thầy mài nó nhiều đến đâu, nó sẽ không thành gương đâu."
Thầy cười và nói, "Thế thì ông đang làm gì? Tâm trí này không bao giờ có thể trở nên chứng ngộ, và ông liên tục mài và mài nó. Ông đang đánh bóng nó, và ông đang cảm thấy tốt tới mức khi ta cười ông cảm thấy khó chịu." Và đột nhiên, khi thầy ném cục gạch đi, Bokuju trở nên nhận biết. Khi thầy ném cục gạch đi, đột nhiên ông ấy cảm thấy rằng thầy là đúng, và tâm trí bị tan vỡ. Thế rồi từ ngày đó trở đi không có tâm trí và không có thiền. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Thầy nói với ông ấy, "Bây giờ ông có thể chuyển đi bất kì chỗ nào. Đi đi, và dạy những người khác. Đầu tiên dạy họ thiền; thế rồi dạy họ không thiền. Đầu tiên dạy họ cách làm cho tâm trí thành sáng tỏ, vì chỉ một tâm trí rất sáng tỏ mới có thể hiểu rằng bây giờ ngay cả tâm trí sáng tỏ này cũng là rào chắn. Chỉ một tâm trí có tính thiền sâu mới có thể hiểu được rằng bây giờ ngay cả thiền cũng phải bị vứt đi.”
Bạn không thể hiểu được nó ngay bây giờ. Krishnamurti liên tục nói rằng không cần bất kì thiền nào, và ông ấy là đúng. Nhưng ông ấy đang nói cho người sai. Ông ấy đúng; không có nhu cầu về bất kì thiền nào, nhưng ông ấy sai vì những người ông ấy đang nói điều này cho. Những người thậm chí không thể hiểu được thiền là gì, làm sao họ có thể hiểu được rằng không có nhu cầu về bất kì thiền nào? Điều này sẽ có hại cho họ vì họ sẽ bám vào ý tưởng này. Họ sẽ cảm thấy rằng ý tưởng này là rất hay. Không có nhu cầu về thiền, cho nên "Chúng ta đã chứng ngộ."
Lắng nghe theo Krishnamurti, nhiều người cảm thấy rằng bây giờ không có nhu cầu về thiền và rằng những người đang thiền đều là ngu. Họ có thể làm phí toàn thể cuộc sống của họ vì ý nghĩ này, và ý nghĩ này là đúng. Một điểm sẽ tới khi thiền phải bị vứt đi; một điểm sẽ tới khi thiền trở thành rào chắn. Nhưng đợi cho điểm này tới đã. Bạn không thể vứt cái gì đó mà bạn không có. Krishnamurti nói, "Không cần thiền; không thiền." Nhưng bạn không bao giờ thiền, vậy làm sao bạn có thể nói, "Không thiền "?
Người giầu có thể từ bỏ giầu có của người đó, không phải người nghèo. Để từ bỏ bạn cần có cái gì đó để từ bỏ ngay chỗ đầu tiên. Nếu bạn thiền, bạn có thể từ bỏ nó một ngày nào đó - và đó là từ bỏ cuối cùng, và đó là từ bỏ lớn nhất. Của cải có thể bị từ bỏ, điều đó là dễ. Gia đình có thể bị từ bỏ, điều đó không khó. Toàn thế giới có thể bị từ bỏ vì mọi thứ đều là cái bên ngoài và cái bên ngoài và cái bên ngoài. Điều cuối cùng là thiền, của cải bên trong nhất. Và khi bạn từ bỏ nó, bạn đã từ bỏ bản thân bạn. Thế thì không cái ngã nào còn lại - thậm chí không cả bản thân việc thiền, thiền nhân lớn lao. Ngay cả hình ảnh đó cũng bị phá vỡ. Bạn đã rơi vào trong cái không. Chỉ trong cái không này mới có sự gián đoạn. Cái cũ đã biến mất và cái mới đã xảy ra. Bạn trở thành sẵn có qua thiền.
Bất kì cái gì được cảm thấy qua thiền, đừng nghĩ rằng nó là chứng ngộ. Đây chỉ là những thoáng nhìn về việc bớt đi bệnh tật, về việc tan tác bệnh tật. Bạn cảm thấy tốt. Bệnh ít đi, cho nên bạn cảm thấy mạnh khoẻ một cách tương đối.
Mạnh khoẻ thực còn chưa có có, nhưng bạn là mạnh khoẻ hơn trước đây và điều tốt là mạnh khoẻ hơn trước đây.
Câu hỏi thứ hai:
"Thầy đã nói rằng sống tồn tại trong các đối lập cực như yêu và ghét, hút vào và đẩy ra, đức hạnh và đồi truỵ, vân vân. Nhưng cái gì xảy ra cho những đối lập cực này khi người ta là tâm thức chứng kiến?"
Đừng hỏi, đợi việc xảy ra, đợi cái gì xảy ra đã. Bạn có thể hỏi và câu trả lời nào đó có thể được cho, nhưng câu trả lời đó không thể trở thành câu trả lời đích thực cho bạn. Và đừng bao giờ nhảy lên trước. Đừng hỏi cái gì xảy ra khi người ta chết. Cái gì xảy ra? Bất kì cái gì được nói sẽ là vô nghĩa vì bạn vẫn còn sống động. Cái gì xảy ra khi ai đó chết? Bạn sẽ phải trải qua nó. Chừng nào bạn chưa chết bạn không thể biết được nó. Bất kì cái gì được nói đều có thể được tin theo tin cậy, nhưng điều này là vô nghĩa.
Thay vì thế, hỏi cách chết đi để cho bạn có thể biết cái gì xảy ra. Không ai khác có thể chết cho bạn; kinh nghiệm của mọi người khác không thể là kinh nghiệm cho bạn. Bạn sẽ phải chết. Chết không thể là kinh nghiệm của người khác cho bạn, nó phải là của riêng bạn. Điều tương tự là hoàn cảnh ở đây. Cái gì xảy ra khi các cực biến mất? Theo một cách nào đó chẳng cái gì xảy ra cả. "Việc xảy ra" tan biến vì mọi việc xảy ra đều có tính cực. Khi yêu và ghét cả hai tan biến - và chúng quả tan biến -, cái gì xảy ra? Khi bạn yêu, bạn cũng ghét - và bạn ghét cùng người bạn yêu. Ghét chỉ bị ẩn kín, và khi ghét đi lên, yêu đi xuống.
Jesus nói, "Yêu kẻ thù của ông," và tôi nói rằng bạn không thể làm khác được. Bạn yêu kẻ thù của bạn. Bạn ghét họ nhiều thế, và không có yêu điều đó là không thể được. Yêu chỉ là mặt kia của đồng tiền. Và việc định ranh giới ở đâu nơi yêu kết thúc và ghét bắt đầu? Chỉ có việc mở rộng mầu xám. Khi nào bạn ghét ai đó và khi nào bạn yêu? Bạn có thể định ranh giới nó không? Bạn yêu và ghét cùng một người; bất kì khoảnh khắc nào ghét có thể trở thành yêu và yêu có thể trở thành ghét. Đây là tính cực của tâm trí, đây là cách tâm trí vận hành. Đừng trở nên lo nghĩ về nó. Nếu bạn biết, bạn sẽ không bao giờ trở nên lo nghĩ. Nếu bạn yêu người nào đó, bạn biết ghét sẽ có đó. Nếu người nào đó yêu bạn, bạn sẽ mong đợi cả hai - yêu và ghét.
Nhưng cái gì xảy ra trong tâm thức tựa phật khi yêu và ghét cả hai biến mất? Cái gì xảy ra? Khó diễn đạt cái gì xảy ra, nhưng bất kì cái gì đã từng được cảm thấy quanh phật đều giống nhiều với yêu mà không có ghét. Điều đó đã được cảm thấy quanh phật; không phải là phật cảm thấy nó như vậy. Phật không thể cảm thấy yêu bây giờ vì ông ấy không thể cảm thấy ghét. Ông ấy không thể cảm thấy yêu, nhưng quanh ông ấy mọi người đã cảm thấy yêu sâu sắc tuôn chảy. Chúng ta có thể mô tả nó như yêu mà không có ghét, nhưng thế thì phẩm chất là khác.
Với yêu của chúng ta, ghét không tránh khỏi hiện diện. Nó tô mầu cho yêu, nó thay đổi phẩm chất của yêu. Ghét cho yêu sự đam mê, sức mạnh, sự mãnh liệt, phẩm chất hội tụ, sự tập trung, trong khi yêu của phật trở thành hiện tượng được phân tán. Sự mãnh liệt không có đó. Nó không thể thiêu đốt bạn, nó chỉ có thể làm ấm bạn. Nó không là lửa, nó chỉ là ấm cúng. Nó không là ngọn lửa, nó chỉ giống như ánh sáng buổi sáng khi mặt trời còn chưa mọc và đêm đã biến mất. Nó chỉ là khoảnh khắc của khoảng hở - sáng mà không có lửa nào, không có ngọn lửa nào. Chúng ta đã cảm thấy nó như yêu, và như cái thuần khiết nhất vì không có ghét. Ngay cả để cảm thấy kiểu yêu này, bạn phải là tâm trí có tính thiền rất sâu. Bạn cần tâm trí có thể thiền; bằng không hiện tượng tinh tế và khuếch tán thế sẽ không được cảm thấy. Bạn phải nhạy cảm rất sâu.
Bạn chỉ có thể cảm thấy yêu thô, và cái thô đó được cho bởi ghét. Nếu ai đó đơn giản yêu bạn mà không có bất kì ghét nào, điều đó sẽ là khó cho bạn cảm thấy yêu của người đó. Bạn sẽ phải trưởng thành để trở nên trong suốt, tinh tế, nhạy cảm hơn. Bạn sẽ phải trở thành giống như nhạc cụ rất nhạy cảm; chỉ thế thì đôi khi làn gió thoảng sẽ tới với bạn. Và làn gió thoảng này là bất bạo hành bây giờ tới mức nó sẽ không đập vào bạn. Nó sẽ chỉ là cái chạm tinh tế. Nếu bạn rất, rất nhận biết, bạn sẽ cảm thấy nó; bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nó.
Nhưng đây là việc cảm của chúng ta quanh vị phật, không phải là việc cảm của phật. Phật không thể cảm thấy yêu hay ghét. Thực sự, các đối lập cực biến mất, và sự hiện diện đơn giản còn lại. Phật là sự hiện diện, không là tâm trạng. Bạn là những tâm trạng, không là sự hiện diện. Lúc thì bạn ghét, một tâm trạng, lúc thì bạn yêu - tâm trạng khác; lúc thì bạn giận, tâm trạng khác, lúc thì bạn tham - tâm trạng khác. Bạn là những tâm trạng, bạn không bao giờ là sự hiện diện thuần khiết, và ý thức của bạn liên tục bị thay đổi bởi tâm trạng của bạn. Từng tâm trạng trở thành người chủ. Nó thay đổi ý thức, làm què quặt ý thức, thay đổi ý thức, tô mầu ý thức, biến dạng ý thức.
Vị phật không có tâm trạng. Bây giờ ghét đã mất rồi, yêu đã mất rồi, giận đã mất rồi, tham đã mất rồi - và cả không tham nữa, không giận nữa. Chúng đã biến mất! Chúng cả hai đã biến mất! Ông ấy là sự hiện diện đơn giản. Nếu bạn nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy yêu tuôn chảy từ ông ấy, bạn sẽ cảm thấy từ bi. Nếu bạn không nhạy cảm, nếu bạn là thô, nếu thiền của bạn đã không phát triển, bạn sẽ không cảm thấy ông ấy chút nào. Vị phật sẽ di chuyển giữa các bạn, và bạn thậm chí sẽ không trở nên nhận biết rằng hiện tượng nào đó đang đi qua - cái gì đó hiếm hoi, cái gì đó đi qua chỉ một lần trong nhiều thế kỉ. Bạn sẽ không trở nên nhận biết!
Hay, nếu bạn rất thô, có tính phản thiền, bạn thậm chí sẽ trở nên giận bởi sự hiện diện của ông ấy. Vì sự hiện diện của ông ấy là tinh tế, bạn thậm chí có thể trở nên bạo hành vì sự hiện diện của ông ấy. Sự hiện diện của ông ấy có thể quấy rối bạn. Nếu bạn rất thô, có tính phản thiền, bạn sẽ trở thành kẻ thù của vị phật và ông ấy sẽ không làm bất kì cái gì. Nếu bạn mở, nhạy cảm, bạn sẽ trở thành người yêu, và ông ấy sẽ không làm bất kì cái gì. Nhớ điều này: khi bạn trở thành kẻ thù, đó là bạn; khi bạn trở thành người bạn, đó là bạn. Vị phật là sự hiện diện đơn giản, ông ấy sẵn có. Nếu bạn trở thành kẻ thù, bạn quay lưng lại. Bạn sẽ đơn giản bỏ lỡ cái gì đó mà với điều đó bạn có thể phải đợi nhiều kiếp để quay lại lần nữa.
Ananda đã khóc vào ngày Phật qua đời, và Phật đã nói vào buổi sáng, "Bây giờ đây là ngày cuối cùng của ta. Bây giờ thân thể sẽ được kết thúc." Ananda ở gần. Ông ấy là người đầu tiên mà Phật nói, "Đây là ngày cuối cùng của ta, cho nên đi và bảo mọi người rằng nếu họ phải hỏi cái gì đó họ có thể hỏi."
Ananda bắt đầu than và khóc, cho nên Phật nói, "Sao ông khóc? Vì thân thể này sao? Ta đã từng dạy và dạy và dạy rằng thân thể này là giả tạm, nó đã chết rồi - hay ông khóc vì cái chết của ta? Đừng khóc, vì ta đã chết từ bốn mươi năm trước. Ta đã chết vào ngày ta trở nên chứng ngộ, cho nên thân thể này chỉ đang biến mất đi bây giờ. Đừng khóc."
Ananda nói một điều hay. Ông ấy nói, "Tôi không khóc vì thân thể thầy hay vì thầy, tôi khóc vì bản thân tôi. Tôi còn chưa chứng ngộ, và bây giờ bao nhiêu kiếp sẽ trôi qua trước khi vị phật sẽ lại sẵn có lần nữa? Và tôi có thể lại không có khả năng nhận ra thầy."
Chừng nào bạn chưa trở nên chứng ngộ, sự sáng tỏ của tâm trí bạn vẫn có thể bị che mờ vào bất kì khoảnh khắc nào. Trước khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn có thể rơi trở lại lặp đi lặp lại. Không cái gì là chắc chắn. Cho nên Ananda nói, "Tôi khóc vì bản thân tôi. Tôi còn chưa chứng ngộ, tôi chưa đạt tới đích, và thầy đang đi vào cái không."
Nhiều người, ngay cả bố riêng của Phật, đã không thể nhận ra rằng con mình đã không là con mình nữa - rằng cái gì đó đã xảy ra trong thân thể này điều hiếm khi xảy ra. Bóng tối đã biến mất và ánh sáng vĩnh hằng đã bùng cháy ở đó, nhưng người bố đã không thể nhận ra được điều đó. Nhiều người đã chống lại ông ấy; nhiều người cố giết ông ấy. Nhưng điều đó tất cả tuỳ ở bạn: liệu bạn trở thành người bạn, người yêu hay kẻ thù tuỳ thuộc vào bạn, vào sự nhạy cảm của bạn, vào tâm trí bạn - cách tâm trí bạn cảm.
Nhưng vị phật không làm bất kì cái gì, ông ấy đơn giản là sự hiện diện. Chỉ bằng sự hiện diện của ông ấy nhiều điều xảy ra quanh ông ấy. Những người có thể cảm thấy tình yêu, họ sẽ cảm thấy ông ấy đang trong yêu sâu sắc với họ. Và bạn càng cảm thấy sâu hơn, bạn sẽ càng trưởng thành nhiều hơn trong việc cảm rằng tình yêu của ông ấy đang đi sâu hướng tới bạn. Nếu bạn có thể trở thành người yêu thực, bạn sẽ cảm thấy rằng vị phật là người yêu của bạn. Nếu bạn trở thành kẻ thù, và bạn cảm thấy ghét, bạn sẽ cảm thấy rằng vị phật là kẻ thù và bạn sẽ cảm thấy rằng ông ấy phải bị giết, bị tiêu diệt. Điều đó tuỳ ở bạn. Vị phật là người không làm; ông ấy đơn giản là sự hiện hữu, ông ấy ở đó. Cho nên cái gì xảy ra thì khó nói được vì bất kì cái gì chúng ta nói sẽ là tâm trạng. Nếu chúng ta nói ông ấy trở thành người yêu, rằng ông ấy có tình yêu lớn, nó sẽ là sai. Điều đó sẽ là việc cảm của chúng ta.
Những người đi theo Jesus đã cảm thấy rằng ông ấy đơn giản là tình yêu và kẻ thù của Jesus nghĩ ông ấy phải bị đóng đinh - cho nên điều đó tuỳ vào bạn. Điều đó tuỳ vào bạn, vào cách bạn đón nhận nó, cách bạn có khả năng nhận nó, việc bạn mở bao nhiêu. Nhưng từ phía của người chứng ngộ, người đó không thể nói cái gì. Người đón đơn giản có thể nói rằng bây giờ người đó hiện hữu: không làm bất kì cái gì người đó hiện hữu - chỉ là sự hiện diện, sự hiện hữu.
Câu hỏi thứ ba:
"Thầy đã nói rằng khi một người ở trong khoảnh khắc hiện tại một cách toàn bộ không có ý nghĩ nào trong tâm trí, thế thì người đó là tâm trí phật. Nhưng ngay cả khi không có ý nghĩ trong tôi và tôi đang trong khoảnh khắc đó, bị cuốn hút, không quá khứ hay tương lai, tôi không cảm thấy bản tính phật. Xin thầy giải thích khi nào trong nhận biết vô ý nghĩ này tâm trí phật được hiển lộ."
Điều thứ nhất: nếu bạn nhận biết rằng không có ý nghĩ trong tâm trí bạn, có ý nghĩ rồi. Ngay cả điều này là một ý nghĩ, rằng bây giờ không có ý nghĩ trong bạn. Ý nghĩ này là ý nghĩ cuối cùng. Cho phép nó cũng biến đi. Và tại sao bạn đợi khi nào bản tính phật sẽ xảy ra cho bạn? Điều đó lại là một ý nghĩ. Nó sẽ không xảy ra theo cách đó đâu - không bao giờ!
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Một ông vua tới Phật Gautam. Ông ấy là người sùng kính, người sùng kính lớn lao, và ông ấy đã tới lần đầu tiên cho buổi darshan - cho các khán giả của ông ấy. Trong một tay, tay trái, ông ấy có một đồ trang sức bằng vàng, vô giá, với nhiều đá quí trong nó. Nó là thứ quí giá nhất mà ông ấy có - một tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi. Ông ấy đã tới để tặng nó cho Phật chỉ để bầy tỏ sự sùng kính của ông ấy. Ông ấy lại gần. Trong tay trái là đồ trang sức có gắn đá quí vô giá đó; ông ấy định tặng nó. Phật nói, "Bỏ nó đi!" Ông ấy bối rối. Ông ấy chưa bao giờ mong đợi điều này. Ông ấy choáng. Nhưng vì Phật đã nói "Bỏ nó đi," ông ấy bỏ nó.
Trong tay kia, trong tay phải, ông ấy đã mang một bông hồng đẹp. Ông ấy nghĩ rằng Phật có thể không thích đá. Phật có thể nghĩ rằng đây là thứ đồ trẻ con mà ông ấy đã mang tới. Nhưng điều tốt là có phương án khác, cho nên ông ấy đã mang một đoá hồng đẹp tới. Hoa hồng không thô thế, không vật chất thế. Nó có tính tâm linh, cái gì đó của cái không biết có đó. Và Phật có thể thích nó vì ông ấy nói cuộc sống là luồng chảy, và hoa hiện hữu buổi sáng và đến tối nó không còn nữa. Nó là thứ tựa luồng chảy nhất trên thế giới. Cho nên ông ấy đưa tay kia ra trước Phật và ông ấy muốn tặng bông hoa. Phật lại nói, "Bỏ nó đi!" Thế là ông ấy cảm thấy rất bối rối. Bây giờ ông ấy chẳng có gì để tặng. Nhưng khi Phật lại nói bỏ nó, ông ấy bỏ nó.
Thế rồi đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết về cái “tôi." Ông ấy nghĩ, "Sao mình đi tặng các thứ trong khi mình có thể tặng bản thân mình?" Khi ông ấy trở nên nhận biết, bằng cả hai tay trống rỗng ông ấy tặng bản thân ông ấy. Nhưng Phật lại nói, "Bỏ nó đi!" Bây giờ ông ấy chẳng có gì để bỏ - chỉ bàn tay trống rỗng - và Phật nói, "Bỏ nó đi!"
Ma ha ca diếp, Xá Lợi Tử, Ananda và các đệ tử khác của Phật đều có đó, và họ bắt đầu cười. Người này trở nên nhận biết rằng ngay cả nói rằng "Tôi tặng bản thân tôi cho thầy" cũng là bản ngã. Ngay cả nói, "Bây giờ tôi ở đây và tôi buông xuôi theo thầy," là không buông xuôi. Cho nên bản thân ông ấy sụp xuống. Phật mỉm cười và nói, "Ông đã hiểu rõ."
Chừng nào bạn chưa bỏ chính ý tưởng này về buông xuôi, chừng nào bạn chưa bỏ ngay cả ý tưởng này về tay trống rỗng, nó không là buông xuôi. Người ta phải bỏ ngay cả sự trống rỗng trong tay. Dễ hiểu việc bỏ các thứ... nhưng thế thì tay đã trống rỗng và Phật nói, "Bỏ nó đi! Thậm chí đừng bám vào cái trống rỗng này!" Khi bạn hành thiền, bạn phải bỏ các ý nghĩ. Khi ý nghĩ bị bỏ đi, một ý nghĩ còn lại và ý nghĩ này là, "Bây giờ mình đã trở thành vô ý nghĩ." Có một cảm giác tinh vi, một ý nghĩ rằng "Bây giờ mình đã đạt tới và bây giờ không có ý nghĩ. Bây giờ tâm trí là trống vắng. Bây giờ mình là trống rỗng."
Nhưng trống rỗng này được chất đầy bởi ý nghĩ này. Và dù có nhiều ý nghĩ hay có một ý nghĩ đều không tạo ra khác biệt. Bỏ cả ý nghĩ này nữa. Và tại sao bạn đợi bản tính phật? Bạn không thể đợi được vì bạn sẽ không có đó. Bạn sẽ không bao giờ gặp phật; khi phật xảy ra bạn sẽ không có đó, cho nên hi vọng của bạn là vô tích sự. Bạn đang phí thời gian, bạn sẽ không có đó.
Kabir đã nói, "Khi tôi hiện hữu ngài đã không hiện hữu. Bây giờ ngài hiện hữu, và Kabir đã đi đâu rồi? Khi tôi đi tìm và tìm và tìm và ham muốn và đói vì ngài, ngài đã không hiện hữu. Tôi đã có đó. Bây giờ ngài có đó, và xin nói cho tôi Kabir kia đã đi đâu? Người tìm kiếm kia đã đi đâu, người đã đi tìm và tìm và tìm và đói và than và khóc vì ngài? Kabir kia đã đi đâu rồi?"
Bạn sẽ không có đó khi phật xảy ra. Cho nên đừng đợi, đừng ham muốn, vì ham muốn của bạn về "Khi nào phật sẽ xảy ra với tôi?" và "Khi nào tôi sẽ trở thành bản tính phật? Khi nào tôi sẽ trở nên được chứng ngộ?" - chính ham muốn này sẽ tạo ra rào chắn, rào chắn cuối cùng. Để đạt tới tự do toàn bộ, ham muốn về tự do là rào chắn cuối cùng. Để được chứng ngộ, ngay cả ham muốn này về chứng ngộ cũng phải bị vứt đi, phải bị quăng đi.
Một trong những Thiền sư lớn, Lâm Tế, thường nói, "Nếu ông gặp phật ở bất kì chỗ nào, giết ông ta ngay lập tức! Nếu ông gặp phật ở bất kì chỗ nào trong thiền của ông, giết ông ta ngay lập tức!" Ông ấy ngụ ý điều đó. Ham muốn này để là phật, để được chứng ngộ, nếu bạn gặp nó ở bất kì chỗ nào, giết nó ngay lập tức. Chỉ thế thì nó mới xảy ra. Vô ham muốn toàn bộ được cần, và khi tôi nói, "vô ham muốn toàn bộ," tôi ngụ ý rằng ngay cả ham muốn về vô ham muốn toàn bộ cũng phải bị bỏ đi. Bạn hiện hữu, không có bất kì ham muốn nào. Bạn hiện hữu, không có bất kì ý nghĩ nào, thậm chí không nhận biết rằng không có ý nghĩ, rằng không có ham muốn. Thế thì nó xảy ra.
Câu hỏi cuối cùng:
"Lí do có thể nào cho việc không có tẩy rửa bùng nổ? Tôi thường xuyên, thậm chí với việc thiền shaktipat mọi ngày, chỉ có một việc tẩy rửa rất nhẹ. Điều đó có nhất thiết có nghĩa là tôi không mở hay không mở đủ không, hay có các lí do có thể khác? Mối quan tâm của tôi với điều này do vậy trở thành việc sao lãng với tôi trong và sau thiền."
Điều đầu tiên cần được chú ý, cần được nhớ: tẩy rửa sẽ xảy ra sâu nếu bạn giúp cho nó xảy ra, nếu bạn hợp tác với nó. Tâm trí bị đè nén, và bạn đã đẩy nhiều thứ thế xuống dưới, tới mức để đạt tới chúng, sự hợp tác của bạn được cần. Cho nên bất kì khi nào bạn cảm thấy cần ngay cả việc tẩy rửa nhẹ, giúp cho nó trở thành mạnh hơn đi. Đừng chỉ đợi. Nếu bạn cảm thấy rằng tay bạn đang run, đừng chỉ đợi, giúp cho nó run nhiều hơn. Đừng cảm, nghĩ rằng nó phải là tự phát, cho nên bạn phải đợi. Nếu nó phải là tự phát, thế thì bạn phải đợn nhiều năm, vì trong nhiều năm bạn đã từng đè nén và việc đè nén là không tự phát. Bạn đã làm nó theo chủ định.
Bạn sẽ phải làm chính điều đối lập bây giờ. Chỉ thế thì việc đè nén mới có thể được mang lên bề mặt. Bạn cảm thấy muốn khóc; bạn khóc thút thít. Giúp nó thêm đi! Làm nó thành việc than khóc sâu! Bạn không biết rằng từ chính lúc ban đầu bạn đã từng đè nén việc khóc của bạn, bạn đã không khóc thực sự. Từ chính lúc bắt đầu đứa trẻ muốn khóc, cười. Việc khóc là nhu cầu sâu sắc trong nó. Qua việc khóc, mọi ngày nó trải qua tẩy rửa.
Đứa trẻ có nhiều thất vọng. Điều này nhất định là vậy; đó là do sự cần thiết. Đứa trẻ muốn cái gì đó, nhưng nó không thể nói cái gì, nó không thể diễn đạt được điều đó. Đứa trẻ muốn cái gì đó, nhưng bố mẹ có thể không ở vị trí để đáp ứng điều đó. Người mẹ có thể không sẵn có ở đó. Cô ấy có thể bị dính líu vào công việc khác nào đó, và nó có thể không được chăm sóc. Tại khoảnh khắc đó không chú ý nào được dành cho nó, cho nên nó bắt đầu khóc. Người mẹ muốn thuyết phục nó, an ủi nó, vì cô ấy bị bối rối, người bố bị bối rối, cả gia đình bối rối. Không ai muốn nó khóc, việc khóc gây bối rối; mọi người đều cố làm sao lãng nó để cho nó có thể không khóc. Chúng ta có thể hối lộ nó. Người mẹ có thể cho nó đồ chơi; người mẹ có thể cho nó sữa - bất kì cái gì để tạo ra sự sao lãng hay để an ủi nó - nhưng nó phải không khóc.
Nhưng việc khóc là sự cần thiết sâu sắc. Nếu nó có thể khóc và được phép khóc, nó sẽ trở nên tươi tắn lại; thất vọng bị ném đi qua việc khóc. Bằng không, với việc khóc bị dừng lại, thất vọng bị dừng lại. Bây giờ nó sẽ liên tục chồng chất điều đó lên, và bạn là việc khóc “được chồng lên." Bây giờ các nhà tâm lí học nói rằng bạn cần “la hét nguyên thuỷ." Bây giờ một phép trị liệu đang phát triển ở phương Tây chỉ để giúp bạn la hét toàn bộ tới mức mọi tế bào thân thể bạn đều được tham dự vào trong đó. Nếu bạn có thể la hét điên khùng tới mức toàn thân bạn đều ở trong nó, bạn sẽ được làm giảm nhẹ nhiều đau, nhiều khổ đã được tích luỹ. Bạn sẽ trở thành hệt như đứa trẻ - lại tươi tắn và hồn nhiên.
Nhưng la hét nguyên thuỷ đó sẽ không tới một cách bất thần. Bạn sẽ phải giúp nó. Nó ở sâu bên dưới thế, và có nhiều tầng kìm nén tới mức đừng chỉ đợi: giúp nó. Khi bạn muốn khóc, khóc toàn tâm vào! Trao toàn bộ năng lượng cho nó và tận hưởng nó. Giúp nó. Và điều thứ hai - tận hưởng nó, vì nếu bạn không tận hưởng điều bạn đang làm, nó không thể đi sâu. Nó sẽ là hời hợt. Nếu bạn la hét, thế thì tận hưởng việc đó. Tận hưởng mọi thứ; cảm thấy thoải mái. Nếu bạn đang cảm thấy ở đâu đó rằng "Điều mình đang làm là không tốt; người khác sẽ nói gì? Thứ mình đang làm trẻ con làm sao," thậm chí hơi chút cảm thấy thích điều này sẽ trở thành kìm nén. Tận hưởng nó và vui đùa về nó. Tận hưởng và vui đùa đi. Chỉ hỏi ngày càng nhiều hơn liệu nó có thể trở nên sâu hơn không, liệu bạn có thể giúp nó nhiều hơn không - theo cách nào bạn có thể giúp nó thêm nữa.
Nếu bạn đang ngồi và khóc, thế thì có thể nếu bạn bắt đầu nhảy, khóc sẽ trở nên sâu hơn. Hay nếu bạn nằm trên sàn và bắt đầu đánh, có thể nó sẽ trở nên sâu hơn. Thử đi, giúp nó, và tận hưởng nó - và bạn sẽ cảm thấy có nhiều cách theo đó bạn có thể giúp nó. Tận hưởng việc cố làm sâu sắc nó, và một khi nó tiếp quản thế thì bạn sẽ không được cần tới. Một khi nó đi tới nguồn đúng nơi năng lượng được ẩn kín, một khi bạn chạm tới nguồn đúng và năng lượng được xả ra, thế thì bạn không được cần tới. Bạn có thể tuôn chảy một cách tự động, tự phát. Và khi nó bắt đầu tuôn chảy một cách tự phát, bạn sẽ được lau sạch hoàn toàn.
Nó cũng giống như hoa được lau sạch sau cơn mưa. Thế thì chúng trở thành mới. Chút xíu bụi, dù bất kì cái gì đã tụ lại trên chúng, đều không có đó; chúng là bản thân chúng. Trong cuộc sống chúng ta thu thập bụi. Việc tẩy rửa này chỉ là việc lau sạch. Giúp nó đi, tận hưởng nó và một ngày nào đó tiếng cười nguyên thuỷ sẽ tới. Cứ liên tục làm nó. Không thể dự báo được khi nào nó sẽ tới. Khi nào tiếng cười nguyên thuỷ tới thì không thể nói được vì con người là rất phức tạp. Nó có thể tới chính khoảnh khắc này; có thể mất nhiều năm. Một điều là chắc chắn: nếu bạn giúp nó, tận hưởng nó và chơi với nó, nó sẽ tới.
Kết thúc Tập 2 Quay về Mục lục Bộ sách Quay về Mục lục Tập 2

0 Đánh giá

Ads Belove Post