Read more
Câu hỏi 1
Trong một trong những bài giảng của thầy
chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi cố gắng bỏ bản ngã của mình chỉ bằng việc cố
gắng là khiêm tốn chẳng hạn, thế thì bản ngã tới qua sự khiêm tốn. Chúng tôi
cũng biết rằng cách duy nhất để gạt bỏ bản ngã là thiền. Nhưng bản ngã có tới
qua điều đó nữa không? Tôi hỏi điều này vì tôi đã thấy các ví dụ sống trong đạo
tràng.
Để tôi trả lời bạn qua một giai
thoại:
"Một nhà tâm lí cho một
thanh niên phép thử nhân cách. Ông ta vẽ một đường thẳng đứng và hỏi, 'Cái này
làm cho anh nghĩ về cái gì?'
'Dục,' anh thanh niên nói.
Tiếp đó nhà tâm lí vẽ một vòng
tròn. 'Còn cái này làm cho anh nghĩ về cái gì?'
'Dục,' anh thanh niên lại nói.
Nhà tâm lí vẽ ngôi sao. 'còn
cái này?' ông ta hỏi.
'Sao thế, tất nhiên là dục,'
anh thanh niên nói.
Nhà tâm lí bỏ bút chì xuống.
'Theo ý kiến của tôi,' ông ta nói, 'anh có ám ảnh về dục.'
'Tôi có ảm ảnh sao!' anh thanh
niên phản đối. 'Vì chúa, người đã vẽ ra tất cả những bức tranh không mầu
đó?'"
Nếu bạn bị ám ảnh với bản ngã,
bất kì chỗ nào bạn tới bạn sẽ tìm ra các ví dụ sống về nó, và bạn sẽ nghĩ người
khác là bản ngã - nó là phóng chiếu của bạn. Một khi bạn trở nên khiêm tốn,
toàn thế giới trở thành khiêm tốn. Đột nhiên, bản ngã không chỉ biến mất khỏi bạn,
nó biến mất đồng thời khỏi toàn thế giới.
Với người vô bản ngã, bản ngã
không bao giờ được bắt gặp. Không phải là người khác trở nên vô ngã vì người đó
đã trở nên vô ngã, nhưng vì người đó vô ngã, người đó không thể thấy bản ngã của
người khác. Nó đơn giản biến mất cho người đó. Nó là thái độ của bạn.
Cho nên điều đầu tiên cần nhớ
là, bất kì cái gì bạn bắt gặp, đầu tiên cố tìm ra nguyên nhân bên trong bạn. Đừng
lo nghĩ tại sao người khác bản ngã. Để cho họ là vậy nếu họ là vậy. Họ sẽ có đủ
những trừng phạt cho bản ngã của họ; bản ngã riêng của họ sẽ trừng phạt họ đủ.
Bạn không cần lo nghĩ.
Bất kì khi nào bạn thấy rằng ai
đó là bản ngã, lập tức quay vào bên trong, nhắm mắt lại, và cố tìm ra nguyên
nhân trong bạn. Điều đó sẽ giúp ích. Nếu bạn tìm thấy nguyên nhân bên trong bản
thân bạn, nó có thể bị bỏ đi, nó có thể được biến đổi. Và nếu bạn trở nên vô
ngã, đột nhiên bạn trở nên phúc lạc vô cùng.
Tại sao lo nghĩ về người khác?
Cứ nghĩ về bạn đi. Cứ ích kỉ chút ít đi. Bạn đang cố gắng quá không ích kỉ, quá
vị tha. Cứ ích kỉ thêm chút ít đi. Nghĩ về bản thể riêng của bạn và về việc phí
hoài cuộc sống riêng của bạn đi.
Bất kì cái gì bạn bắt gặp, nhiều
khả năng là ở đâu đó, ẩn kín sâu, đó là vấn đề của bạn.
Quan sát nó theo cách này. Bất
kì khi nào bạn trở nên giận, không phải là người khác đã tạo ra giận trong bạn
đâu. Nó đã có đó rồi; nó có thể đã ở trong trạng thái ngủ. Người khác chỉ có thể
gợi ra cái đã có đó. Việc xúc phạm của họ không thể tạo ra giận trong bạn được.
Nếu nó không có đó, xúc phạm không thể tạo ra được nó. Xúc phạm chỉ có thể mang
nó ra nếu nó đã có đó. Giận không được tạo ra bởi bất kì ai khác; nó có đó hay
nó không có đó. Và nếu không ai tạo ra giận, thế thì bạn sẽ bắt đầu cố tìm ra cớ
nào đó.
Tôi đã thấy những người giận với
giầy của họ, ném chúng trong giận. Tôi đã thấy những người giận với cửa, đóng sầm
chúng trong giận dữ. Cửa đã làm gì cho bạn? Giày có thể làm gì cho bạn? Nhưng bạn
không thể tìm ra đối thể người. Không ai đã xúc phạm bạn, không ai đã trở thành
cái cớ cho bạn, và bạn sôi lên với giận. Bạn đã trên bờ của bùng nổ - bất kì
cái gì cũng có ác dụng.
Mọi thứ mà bạn bắt gặp ở người
khác ít nhiều đều là phóng chiếu của tâm trí riêng của bạn. Đây là thái độ tôn
giáo cơ bản. Nếu bạn nghĩ nó tới từ người khác, đó là thái độ chính trị. Đó là
lí do tại sao chính khách liên tục thay đổi người khác. Cách mạng được cần tới
- trong xã hội, không phải trong bản thân người đó. Thế giới phải được thay đổi,
chỉ thế thì người đó mới có thể sống một cách an bình.
Chính khách không bao giờ có thể
sống an bình được; điều đó là không thể được. Thế giới sẽ không bị thay đổi. Việc
đó không dễ dàng thế. Cuộc đời của bạn là ngắn, và thế giới vẫn còn gần như cũ
và nó sẽ vẫn còn gần như cũ. Chỉ bạn có thể thay đổi, vì chỉ bạn mới có thể trở
nên có ý thức.
Ý thức là cách mạng. Ý thức là
biến đổi. Cho nên trở nên có ý thức bên trong bản thân bạn đi.
Nếu bạn thấy ai đó khác có tính
bản ngã, cám ơn người đó ngay lập tức. Người đó đã giúp bạn trở nên nhận biết về
bản ngã riêng của bạn. Biết ơn người đó và quên tất cả về người đó. Bây giờ đi
vào bên trong. Bây giờ cố gắng tìm ra nguyên nhân nằm ở đâu - tại sao bạn đã cảm
thấy rằng người này là bản ngã. Ở đâu đó bản ngã riêng của bạn đã bị tổn
thương.
Câu hỏi 2
Mọi lần tôi nghĩ tôi muốn làm cái gì đó,
cái đối lập hoàn toàn xảy ra và tôi cảm thấy dường như tôi đang mất trí. Có cảm
giác dường như tôi không còn sức mạnh với điều đang xảy ra cho tôi.
Không ai có cả - vì không ai hiện
hữu. Sức mạnh là có thể nếu bạn có đó. Bạn không có đó. Cái toàn thể hiện hữu.
Những bản ngã cá nhân này không có đó. Đây là những thực thể giả, chỉ ảo tưởng.
Ảo tưởng không thể có sức mạnh được. Cái mà không hiện hữu, cái mà không tồn tại,
làm sao nó có thể là mạnh được? Một cách tự nhiên, nó bất lực.
Cho nên điều đầu tiên cần được
hiểu: bản ngã là bất lực.
Cái toàn thể là toàn năng; bộ
phận là bất lực. Nhưng bộ phận là bất lực chỉ nếu nó cố gắng tách rời khỏi cái
toàn thể. Một khi nó làm tan biến bản thân nó trong cái toàn thể, nó trở thành
cái toàn thể. Thế thì nó không còn bất lực nữa; thế thì bộ phận đó cũng trở
thành toàn năng.
Nếu bạn đang cố làm cái gì đó,
bạn sẽ cảm thấy bất lực. Cuộc sống xảy ra; nó chẳng liên quan gì tới việc làm.
Trong chính nỗ lực bạn đang tạo ra rắc rối cho bản thân bạn. Đừng cố bơi ngược
dòng. Thế thì bạn sẽ cảm thấy dường như sông đang tranh đấu với bạn. Sông không
phải vậy đâu.
Sông hoàn toàn vô nhận biết về
bạn. Sông hoàn toàn không quan tâm tới bạn. Sông không làm cái gì cho bạn; sông
không cáu kỉnh với bạn. Chỉ bạn đang cố bơi ngược dòng, do đó bạn cảm thấy sông
đang chống lại bạn.
Nếu bạn bắt đầu nổi cùng sông,
mọi thù nghịch biến mất khỏi sông. Không phải là điều đó bắt nguồn từ sông; nó
bắt nguồn từ bạn đấy. Nếu bạn cố làm cái gì đó, cái đối lập sẽ xảy ra. Đó là khổ
của bản ngã con người; đó là địa ngục.
Tôi đã nghe một câu chuyện hay:
"Một người khổ hạnh, người
khổ hạnh lớn, người sống cả đời như người vô dục, người vẫn còn trinh, người rất
chống lại dục và có toàn thể cuộc sống chỉ là nỗ lực để tranh đấu chống lại dục,
chống lại yêu, chết đi. Đại đệ tử của ông ấy không sống sót được qua cú sốc
này; sau chỉ vài giờ anh ta cũng chết.
Khi đại đệ tử này tới thế giới
bên kia anh ta không thể nào tin được vào mắt mình; anh ta bị choáng. Thầy đang
ngồi đó - nhà khổ hạnh lớn - và Marilyn Monroe đang ngồi trong lòng ông ấy, gần
như trần truồng, vừa hôn vừa ôm người này! Anh ta rất choáng, nhưng thế rồi,
ngay cả trong cái đầu đần độn của anh ta, hiểu biết nảy sinh. Anh ta nghĩ, 'Tất
nhiên, thượng đế công bằng và thầy lớn của mình đã được thưởng hậu hĩnh vì mọi
khổ hạnh của thầy.'
Thế là anh ta tới và chạm chân
thầy mình và nói, 'Thưa thầy, bây giờ tôi mới có thể tin rằng thượng đế là công
bằng. Trên cõi trời thầy đã được thưởng xứng đáng vì mọi khổ hạnh của thầy,
tapascharya, điều thầy đã làm trong đời thầy.'
Thầy có vẻ rất giận, và với kết
án sâu sắc thầy nói, 'Ông ngu vừa vừa chứ! Chúng ta không ở cõi trời và ta
không được thưởng đâu - cô ta đang bị trừng phạt đó.' "
Cái đối lập nhất định xảy ra.
Nhà khổ hạnh sẽ gặp Marilyn Monroe; điều đó sẽ xảy ra. Bản thân nhà khổ hạnh đã
tạo ra toàn thể sự việc.
Ở Ấn Độ có nhiều câu chuyện về
các rishi lớn, những người thấy lớn. Tôi không thấy tại sao họ đã được gọi là
những người thấy lớn, vì họ dường như gần mù. Các câu chuyện này là ở chỗ bất
kì khi nào những người thấy lớn đó ở sâu trong khổ hạnh của họ, trong nhịn ăn,
trong sadhana, đàn bà đẹp từ thế giới khác sẽ tới; apsaras, các thiếu nữ người
trời sẽ tới và cố cám dỗ họ.
Điều đó dường như là không thể
được. Tại sao nó phải xảy ra? Tại sao thế giới lại quan tâm thế tới việc cám dỗ
những người thấy đáng thương? Và ai quản lí toàn thể việc vô nghĩa này? Họ đang
làm các khổ hạnh để thoát ra khỏi thế giới, để dừng bánh xe luân hồi sansar; họ
đang trải qua ác mộng về niết bàn, họ đang cố gắng trở thành vô ham muốn - tại
sao họ bị trừng phạt? Tại sao đàn bà đẹp tới họ và cố cám dỗ họ?
Nhưng dầu vậy, những câu chuyện
này có tính logic. Không ai phái những đàn bà đẹp đó tới. Không có ai phái họ cả.
Không có đàn bà đẹp được phái tới. Họ đang tranh đấu ngược dòng.
Bạn càng tranh đấu với dục, mơ
tưởng của bạn càng trở thành thực. Bạn càng né tránh dục, bạn càng tranh đấu với
nó, bạn càng đi ngược lại nó, việc mơ riêng của bạn càng tạo ra những thiếu nữ
của thế giới khác quanh bạn. Nó là nỗ lực ngược dòng riêng của bạn.
Tôi không nói rằng việc siêu việt
trên dục là không thể được.
Nó là có thể, nhưng nó là có thể...
Gần như bao giờ nó cũng là có thể, nhưng nó là có thể chỉ nếu bạn tuôn chảy
cùng dòng chảy, không bao giờ đi ngược lại dòng chảy. Nếu bạn không tranh đấu với
dòng chảy, mọi thứ sẽ xảy ra điều bạn bao giờ cũng muốn xảy ra, nhưng bởi vì bạn
muốn, chúng đã không xảy ra.
Có câu ngạn ngữ rằng con người
đề nghị và thượng đế quyết định. Nhưng tại sao thượng đế phải chống lại con người
thế? Tại sao ngài phải độc ác thế? Không có thượng đế để quyết định cái gì, và
nếu có, ngài không thể độc ác thế khi quyết định các ham muốn đáng thương của bạn.
Bạn không đòi hỏi gì mấy. Bạn hỏi phần lớn những cái không là gì, tầm thường.
Sao ngài phải quyết định? Ngài không thể keo kiệt thế.
Nhưng điều thực là: khoảnh khắc
bạn đề nghị, trong chính đề nghị của bạn, bạn đã tạo ra quyết định. Bạn đang
tranh đấu chống lại dòng chảy. Bây giờ bạn đang đi ngược dòng, và bạn sẽ cảm thấy
dường như dòng sông đang đi ngược lại bạn.
Bắt đầu nổi cùng sông đi, và đột
nhiên bạn sẽ thấy sông đang mang bạn ra đại dương. Và nó không chống lại; nó rất
thân thiện, nó rất đáng yêu. Thậm chí không cần bơi, không cần làm nỗ lực nào -
chỉ nổi một cách vô nỗ lực và sông đem bạn đi. Đừng phí năng lượng của bạn.
Câu hỏi là: Mọi lúc tôi nghĩ
tôi muốn làm cái gì đó, cái đối lập hoàn toàn xảy ra.
Nó sẽ xảy ra. Nó là việc làm của
bạn. Xin dừng việc đề nghị lại. Thay vì thế, cho phép việc xảy ra xảy ra. Đi
cùng mọi sự. Không mang ý chí của bạn và bản ngã của bạn. Cái toàn thể là bao
la và bạn là một phần tí hon. Chấp nhận điều này đi. Tan biến trong cái toàn thể,
hội nhập bản thân bạn vào trong cái toàn thể. Đừng cố tạo ra ảo tưởng rằng bạn
là tách rời. Bạn không tách rời đâu. Một khi ảo tưởng này bị bỏ đi...
Và đó là điều tôi ngụ ý khi tôi
nói dừng việc bỏ bản ngã. Bản ngã không là gì ngoài ảo tưởng về việc tách rời
khỏi sự tồn tại. Khiêm tốn không là gì ngoài việc tái thống nhất với cái toàn
thể, tái hôn với cái toàn thể. Bản ngã là li dị; khiêm tốn là tái hôn, tái thống
nhất, unio mystica - khi bạn được thống nhất với cội nguồn nguyên thuỷ.
Thế thì mọi điều bạn bao giờ
cũng muốn xảy ra bắt đầu xảy ra, nhưng nó không bao giờ xảy ra mãi cho tới khi
bạn dừng việc muốn.
Đây là thế tiến lui đều khó. Nếu
bạn cứ muốn, chính việc muốn của bạn sẽ tạo ra tình huống theo đó nó sẽ không xảy
ra. Và tất nhiên, tâm trí sẽ nói, 'Làm nhiều nỗ lực hơn.' Tâm trí sẽ nói, 'Lần
này mình thua rồi; lần sau đem thêm nhiều sức mạnh ý chí hơn.'
Sức mạnh ý chí là từ bẩn. Sự
ngu xuẩn nhất có đó, là ý tưởng về sức mạnh ý chí. Ý chí thuộc vào cái toàn thể;
nó không thuộc vào bộ phận. Chân tôi không thể có ý chí riêng của nó được. Nếu
nó cố có ý chí riêng của nó, nó sẽ bị tê liệt. Tay tôi không thể có ý chí riêng
của nó được, nó sẽ bị tê liệt. Tay tôi không thể có ý chí riêng của nó được.
Cái toàn thể, toàn thân tôi, tôi, có thể có ý chí.
Chúng ta chỉ là tay và chân của
cái toàn thể. Chúng ta không thể có ý chí - chỉ cái toàn thể có. Cái toàn thể
quyết chí, và mọi thứ xảy ra cho chúng ta.
Một khi bạn chấp nhận điều này,
mọi nỗ lực, mọi vật lộn, đều qua đi. Người ta hành động một cách vô nỗ lực. Mọi
trọng lượng, mọi sức nặng từ cái đầu biến mất, mọi đau đầu biến mất. Thực ra, bản
thân cái đầu biến mất. Thế thì cuộc sống là cực lạc, phúc lạc liên tục, lễ hội
vĩnh hằng, phúc lành.
Nhưng bạn liên tục cố làm cái
gì đó. Đích xác chỗ đó, chính xác chỗ đó, nơi bạn bỏ lỡ. Và bạn càng bỏ lỡ nhiều,
bạn càng ham muốn nhiều - cái vòng luẩn quẩn được tạo ra.
"Trong cuộc đấu cơ hữu nghị,
cha Shaughnessy nói với giáo sĩ Ginsberg, 'Nói cho tôi đi giáo sĩ, ông đã bao
giờ nếm món giăm bông chưa? Bây giờ nói thực đi.'
'Một lần thôi,' giáo sĩ nói,
hơi đỏ mặt, 'khi tôi còn ở đại học, tôi phải thú nhận tò mò đã chiến thắng tôi
và tôi đã ăn món bánh mì kẹp giăm bông. Nhưng nói cho tôi đi cha, bây giờ nói
thực vào. Cha có lẽ đã ở cùng với một cô gái?...'
Đến lượt cha Shaughnessy đỏ mặt.
Ông ấy nói, 'Tôi phải thú nhận rằng một lần ở đại học, trước khi tôi được phong
chức, tôi đã có một bé.'
Im lặng đổ xuống, và cha nói với
nụ cười buồn bã, 'Điều đó là tốt hơn giăm bông, phải không?"'
Khoảnh khắc bạn tranh đấu với bất
kì cái gì, bạn cho nó sức mạnh vô cùng. Khoảnh khắc bạn tranh đấu với bất kì
cái gì, bạn cho nó hấp dẫn vô cùng. Khoảnh khắc bạn tranh đấu với bất kì cái
gì, nó trở thành việc mời vô hạn.
Dục không đẹp như những người
đã phủ nhận bản thân họ nghĩ. Thực ra, nếu dục được phép toàn bộ, tự do toàn bộ,
sớm hay muộn người ta phát chán với nó. Điều đó đang xảy ra ở phương Tây. Mọi
người chán với dục; do đó mới có hấp dẫn tới ma tuý. Và vì các chính phủ liên tục
phủ nhận ma tuý - cùng điều họ đã làm với dục trước đây - ma tuý có hấp dẫn vô
cùng.
Bất kì cái gì bị phủ nhận đều
trở thành mạnh vô cùng với bạn, vì tâm trí liên tục chế tạo ra các mơ tưởng
quanh nó.
Bạn thử bất kì cái gì mà xem.
Thử tranh đấu với bất kì cái gì. Những thứ nhỏ bé... Nếu tôi bảo bạn rằng sờ
mũi bạn là tội lỗi... Điều đó tuyệt đối vô nghĩa, và điều hồn nhiên như thế - sờ
mũi bạn - nhưng thử nó mà xem. Trong ba tuần cứ nghĩ rằng sờ mũi bạn là tội lỗi
- bạn sẽ phát rồ! Bạn sẽ tìm các chỗ mà không ai có thể thấy và bạn sẽ sờ mũi bạn.
Và bạn sẽ tận hưởng điều đó, tôi bảo bạn vậy. Và thế rồi bạn sẽ cảm thấy mặc cảm
rằng bạn đã bỏ lỡ một cơ hội nữa để vào cõi trời.
Và bạn càng né tránh nó và bạn càng
kiểm soát bản thân bạn, bạn sẽ càng hỏi, 'Cái gì đã xảy ra?' Mũi chưa bao giờ hấp
dẫn; bạn chưa bao giờ bận tâm về nó. Bạn thậm chí không nhận biết rằng nó tồn tại.
Đột nhiên nó đã trở thành chính trung tâm của tâm trí bạn. Bạn sẽ nghĩ về mũi,
mũi đẹp - không chỉ một, cả hàng mũi, các hàng ngày càng dài hơn, và trong mơ bạn
sẽ sờ cả nghìn mũi, và đến sáng bạn sẽ cảm thấy mặc cảm và bạn sẽ phải đi tới
tu sĩ để thú tội rằng lần nữa bạn đã làm cùng tội lỗi. Đây là điều đã xảy ra.
Trong thời thơ ấu của tôi,
trong gia đình tôi cà chua là không được phép. Vì tôi được sinh ra trong một
gia đình Jain, và cà chua có vẻ giống thịt - chỉ có vẻ thôi! Chúng rất hồn
nhiên. Bạn không thể tìm đâu ra người hồn nhiên hơn cà chua! Nhưng chúng không
được phép. Chúng có hấp dẫn vô cùng với tôi.
Một lần, ở cùng một người bạn,
tò mò xảy tới cho tôi, và bạn tôi mời món cà chua và tôi đã ăn. Chúng đẹp thế;
chúng chưa bao giờ đẹp kể từ lúc đó. Nhưng đêm đó tôi nôn mửa. Tôi cảm thấy mặc
cảm thế. Và thế rồi, khi tôi nôn ra, tôi đã hiểu rằng những cà chua đó là thứ
thực sự rất nguy hiểm. Tôi chưa bao giờ nôn trước điều đó. Toàn thể người tôi bị
lộn ngược, tôi không thể ngủ được cả đêm, và ngày hôm sau tôi đã nhịn ăn, chỉ để
ăn năn. Bây giờ điều đó toàn có vẻ ngu xuẩn, nhưng thế thì nó có liên quan.
Và mọi thứ - dù nó là dục, dù
nó là thức ăn, hay bất kì cái gì - một khi nó bị phủ nhận, một khi người có thẩm
quyền nói, 'Không, nó là sai,' đột nhiên tâm trí vô thức bên trong nhất của bạn
bắt đầu nghĩ về nó, tưởng tượng cách có được nó. Bạn liên tục phóng chiếu và bạn
liên tục tô mầu nó, làm cho nó ngày càng đẹp hơn.
Bỏ mọi điều vô nghĩa này đi. Nổi
cùng cuộc sống. Tin cậy vào cuộc sống. Và đó là điều tôi gọi là tin cậy vào thượng
đế.
Quên mọi thượng đế đi; họ là do
con người làm ra, được tâm trí con người chế ra. Tin cậy cuộc sống, và bất kì
chỗ nào cuộc sống đưa bạn tới, đi cùng với nó. Đừng cố bơi ngược dòng, và mọi
điều bạn muốn sẽ xảy ra - nhưng không bởi vì bạn muốn nó.
Thực ra, một ham muốn sâu về nó
tồn tại trong bạn vì cuộc sống đã lập kế hoạch để hoàn thành nó cho bạn. Ham muốn
sâu đơn giản chỉ ra rằng cuộc sống đã lập kế hoạch cho nó được hoàn thành cho bạn.
Bạn chỉ cho phép cuộc sống, bạn nổi cùng cuộc sống, và nó sẽ dẫn bạn tới mảnh đất
hứa. Đó là lí do tại sao ham muốn sâu liên tục hỏi.
Mọi người liên tục tạo ra thiên
đường ở đâu đó bên ngoài những đám mây. Thiên đường là ở đây bây giờ. Bạn tạo
ra thiên đường bởi vì bạn phủ nhận nhiều thứ với bản thân bạn và bạn ham muốn
nhiều thứ và bạn liên tục tranh đấu và toàn thể cuộc sống trở thành khổ.
Trong khổ này, bạn tạo ra hi vọng,
vì nếu không thì khổ sẽ là quá nhiều không chịu được. Mọi người sẽ tự tử nếu
không có thiên đường. Vì thiên đường bạn sống tiếp - đó chỉ là rắc rối của vài
ngày và thế rồi mọi thứ sẽ ổn thoả; bạn sẽ ở cùng thượng đế trong thiên đường.
Bạn không bao giờ ở cùng thượng
đế trong thiên đường chừng nào bạn chưa ở cùng thượng đế ở đây bây giờ. Ở cùng
thượng đế hôm nay đi.
Và cách ở cùng thượng đế hôm
nay là gì? Không tranh đấu - buông xuôi. Buông xuôi theo cuộc sống. Và bạn
không buông xuôi theo bất kì ai. Nó là cuộc sống của bạn. Cho nên khoảnh khắc
tôi nói buông xuôi theo cuộc sống, đừng tạo ra nhị nguyên trong tâm trí. Bạn
không buông xuôi theo bất kì ai khác; nó là cuộc sống của bạn, nó là bạn... bạn
một cách vô hạn, bạn được mở rộng.
Câu hỏi 3
Nhiều sannyasin đã nói với tôi rằng thầy
không chấp nhận dưỡng sinh. Điều này có là vậy không? Tôi tự hỏi liệu các phê
bình của thầy được nhắm tới thái độ ám ảnh hướng tới ăn kiêng thay vì tới các
nguyên lí của dưỡng sinh.
Dưỡng sinh là đạo thuần khiết.
Không có qui tắc và không có ngăn cấm. Nhấn mạnh của nó là vào nhận biết, tự
do, tính nhạy cảm và tính linh hoạt. Nó không liên quan gì tới thói ăn, chế độ
ăn kiêng nghiêm khắc hay thái độ ám ảnh. Gạo lứt bị một số người coi lầm là cơ sở
của thực dưỡng, nhưng nó chỉ là một yếu tố và có thể được dùng hay bỏ qua, được
thừa nhận hay bỏ qua. Xin thầy có thể bình luận?
Điều thứ nhất: tôi chống lại mọi
thói ăn. Bất kể thói ăn là cái gì, tôi chống lại mọi thói ăn, vì thói ăn hấp dẫn
người bị ám ảnh. Thói ăn trở thành chỗ che giấu cho những người không lành mạnh.
Những người bất thường, họ che giấu bản thân họ đằng sau thói ăn, và họ tạo ra
hệ thống, lí thuyết, giáo điều để hợp lí hoá.
Tôi đã sống với một người đàn
bà. Cô ấy là người đàn bà rất đáng yêu, nhưng gần như mất trí về sự sạch sẽ. Cả
ngày cô ấy lau nhà, cả ngày cô ấy trang hoàng - chẳng vì chủ định gì, vì cô ấy
chưa bao giờ cho phép bất kì ai vào nhà. Nếu khách tới cô ấy sẽ gặp họ ở bãi cỏ.
Tôi hỏi cô ấy, 'Cô liên tục
trang hoàng và lau dọn nhà, nhưng tôi thấy rằng không ai đã bao giờ được phép
vào.' Cô ấy nói, 'Những người đó, họ có thể làm cho mọi thứ bẩn.' 'Thế thì chủ
định của việc đó là gì?'
Cô ấy nói, 'Sạch sẽ là ở cạnh
thượng đế.'
Bây giờ, người đàn bà này là
điên. Sạch sẽ đã trở thành chỉ chỗ che giấu. Nó đã trở thành nghi lễ. Bây giờ,
lau dọn cả ngày, cô ấy vẫn còn bận bịu. Lau dọn cả ngày đã trở thành toàn thể
cuộc sống của cô ấy - nó là việc phí hoài cực kì. Nhưng bạn không thể nói rằng
sạch sẽ là xấu; sạch sẽ là tốt. Cho nên cô ấy có lí do. Cô ấy điên với tính hợp
lí hoàn hảo.
Ngay cả chồng cô ấy cũng không
được phép vào phòng khách. Và cô ấy chưa bao giờ cho phép bản thân cô ấy có
con, vì con cái là bẩn và chúng sẽ tạo ra rắc rối và chúng sẽ làm mọi thứ thành
lộn xộn. Toàn thể cuộc sống của cô ấy đã bị hiến tế tại điện thờ của tính sạch
sẽ.
Tôi nói, 'Tất nhiên, cô đã chứng
minh rằng sạch sẽ là thứ hai với thượng đế. Cô đã làm cho nó thành điện thờ thần
và cô đang hiến tế cả đời cô cho nó.'
Nhưng cô ấy nói, 'Tôi có sai
không?'
Bạn không thể nói cô ấy sai được.
Sạch sẽ là tốt, vệ sinh - nhưng có giới hạn cho nó. Người theo thói ăn đi ra
bên ngoài giới hạn. Người theo thói ăn bao giờ cũng đi ra ngoài giới hạn. Người
đó rất rối loạn ở sâu bên dưới. Tôi bảo người đàn bà này, 'Cô làm một điều:
trong ba ngày cô đừng lau nhà. Nếu cô có thể vẫn còn lành mạnh trong ba ngày mà
không lau nhà, tôi cũng sẽ tham gia cùng cô và tôi cũng sẽ lau nhà cô cả ngày.'
Cô ấy nói, 'Ba ngày mà không
lau dọn sao? Điều đó là không thể được. Tôi sẽ phát điên.' Cô ấy đã điên rồi.
Cho nên bất kì khi nào có ai đó
đang ẩn nấp đằng sau thói ăn, dù thói ăn là bất kì cái gì - nó có thể là dưỡng
sinh hay cái gì đó khác - tôi chống lại nó. Tôi chống lại thái độ ám ảnh.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
"Một người về nhà từ một
trận đấu. Vợ anh ta tìm trên báo và nói, 'Trông đây, Fred, có tường trình trên
báo về một người vừa mới gán vợ mình cho người bạn để có được vé xem đá bóng
theo mùa. Anh là người hâm mộ nhiệt thành nhưng anh sẽ không làm điều như thế
chứ, phải không?'
Fred nói, 'Tất nhiên anh sẽ
không làm thế. Điều đó là kì cục và tội phạm - mùa đã hết một nửa rồi!"'
Đây là tâm trí của người hâm mộ,
của người theo thói ăn. Nhưng những người này có thể liên tục ẩn nấp đằng sau
những lí do hay.
Mahatma Gandhi liên tục quan
tâm tới việc đi ngoài của ông ấy. Ông ấy gần như bị ám ảnh về nó. Đôi khi, khi
bụng bạn bị rối loạn, người ta có thể nghĩ về nó, nhưng liên tục trầm tư và suy
ngẫm và ủ ê về nó là vô nghĩa. Nhưng ông ấy liên tục nghiền ngẫm - dường như đó
là chủ đề lớn nhất trên thế giới để nghĩ tới.
Ông ấy sẽ làm lời cầu nguyện,
hay ông ấy sẽ tới gặp ông phó vương, hay ông ấy sẽ tham gia cuộc hội nghị bàn
tròn sắp quyết định số phận của Ấn Độ và tự do của nó, nhưng trước hết ông ấy
phải thụt. Bạn sẽ ngạc nhiên: trong nhật kí của ông ấy, thụt được nói tới nhiều
như thượng đế. Thụt dường như là thượng đế thứ hai.
Nhưng nếu bạn tranh cãi với ông
ấy, ông ấy sẽ có vẻ hoàn toàn rõ ràng về nó: dạ dầy phải sạch hoàn toàn, vì
không có dạ dầy sạch toàn thân sẽ bị nhiễm độc, thế này thế nọ, và chỉ với dạ dầy
sạch tâm trí mới có thể sạch. Làm sao tâm trí có thể lành mạnh mà không có thân
thể lành mạnh? Thế rồi ông ấy sẽ tiếp tục mãi, tranh cãi về nó, nghĩ về nó.
Nhưng thực ra, đó là kiểu thói ăn và một loại ốm yếu. Và nó không chỉ ra tâm
trí lành mạnh; nó chỉ ra tâm trí không lành mạnh.
Kiểu thái độ này tôi chống lại.
Tôi đã nói cho nhiều sannyasin... vì họ tới tôi với thói ăn của họ. Một thanh
niên tới và anh ta nói anh ta đã tới tôi để học cách sống chỉ bằng nước! Tôi bảo
anh ta, 'Bạn sẽ làm cho tôi thành tội phạm. Nếu tôi bảo bạn cách sống bằng nước,
bạn sẽ chết!'
Anh ta gầy và mảnh khảnh, gần
như trên bờ sụp đổ, nhưng anh ta có thói ăn rằng thuần khiết là có thể chỉ qua
nước. Duy nhất nước là thuần khiết và mọi thứ khác là không thuần khiết. Mắt
anh ta cứ vàng đi, ốm. Anh ta không ăn ngon, thân thể anh a bị bỏ đói, và dần dần
não anh ta bắt đầu bị sốt. Và anh ta càng trở nên sốt, anh ta càng làm nỗ lực để
thuần khiết bản thân anh ta. Tôi phải bảo những người như vậy rằng họ đang đi
theo hướng rất nguy hiểm.
Người nghiện dưỡng sinh cũng tới
tôi. Bây giờ, câu hỏi này là từ Dharmananda. Anh ấy đã bắt đích xác được vấn đề.
Tôi không chống lại bất kì cái gì nói riêng, vì tôi không thiên về bất kì cái
gì nói riêng. Tôi chỉ thiên về cuộc sống - cuộc sống trong sự giầu có vô cùng của
nó.
Cho nên nếu đó là như
Dharmananda nói, tôi không nghĩ những người dưỡng sinh sẽ đồng ý với anh ấy.
Bây giờ để tôi đọc lại toàn thể câu hỏi này. Tôi không nghĩ những người dưỡng
sinh sẽ đồng ý với anh ấy, vì anh ấy đã phá huỷ toàn thể sự việc.
Anh ấy nói: Dưỡng sinh là đạo
thuần khiết. Không nguyên lí, không lí thuyết nào có thể là đạo thuần khiết.
Ngay cả đạo giáo cũng không là đạo giáo thuần khiết. Lão Tử đã chống lại trong
cả đời ông ấy. Ông ấy đã phủ nhận đệ tử của mình, ông ấy đã bác bỏ mọi lời yêu
cầu khẩn khoản ông ấy làm ra lí thuyết về toàn thể nguyên lí của ông ấy, vì ông
ấy nói, 'Một khi đạo được nói ra, nó không còn là đạo nữa. Chân lí không thể được
nói ra, không thể được lí thuyết hoá.' Chỉ đến cuối cùng ông ấy mới viết cái gì
đó - và điều đó nữa cũng là dưới áp lực.
Ông ấy sắp rời khỏi Trung Quốc.
Dường như là ông ấy đi sang Ấn Độ. Mọi người cuối cùng phải tới Ấn Độ. Ấn Độ
không phải là một điểm địa lí; nó là chính cội nguồn của mọi tâm thức con người.
Mọi người muốn được định hướng lại phải đi tới orient - phương đông. 'Orient'
đơn giản có nghĩa là định hướng.
Lão Tử... Tất nhiên, các học giả
Trung Quốc chưa bao giờ nói rằng ông ấy đã đi sang Ấn Độ; điều đó động chạm tới
bản ngã của họ. Họ nói ông ấy đã đi sang phương nam, nhưng Ấn Độ là ở phương nam.
Họ nói ông ấy đã đi hướng tới phương nam, nhưng Ấn Độ là phương nam của Trung
Quốc. Và tất nhiên, điều đó dường như có nghĩa - Lão Tử quay về Ấn Độ. Điều đó
dường như tuyệt đối liên quan. Mọi người đều phải tới. Ấn Độ là nhà của mọi người.
Ông ấy đã bị bắt ở biên ải
Trung Quốc bởi quan triều đình và họ nói, 'Chúng tôi sẽ không cho phép ông đi
ra khỏi nước với kho báu của ông. Ông phải để kho báu lại.'
Ông ấy hỏi, 'Các ông ngụ ý gì?'
Họ nói, 'Ông phải viết ra cuốn
sách trước khi ông rời khỏi nước. Ông biết cái gì đó; ông phải viết nó ra và
trao nó cho triều đình. Thế thì ông có thể đi được.'
Thế là ông ấy bị ép buộc ở biên
giới bởi những viên quan này. Trong ba ngày ông ấy trải qua và nhanh chóng viết
ra toàn thể ‘Đạo Đức Kinh’. Nhưng trong dòng đầu tiên ông ấy nói, 'Đạo không thể
được thốt ra, và đạo được thốt ra không còn là đạo nữa.' Cho nên ngay cả đạo
giáo cũng không phải là đạo thuần khiết - chữ 'giáo' làm cho nó thành không thuần
khiết. Cho nên quên về dưỡng sinh đi - cái đó mới có thể là đạo giáo thuần khiết.
Nó là lí thuyết, giả thuyết.
Không có qui tắc và không cấm
đoán. Nếu không có qui tắc và không có cấm đoán, thế thì tại sao lo âu không cần
thiết về dưỡng sinh? Thế thì phỏng có ích gì mà gọi bản thân bạn là người theo
dưỡng sinh nếu không có qui tắc và không có qui định? Có chứ.
Tôi thích rằng Dharmananda là
đúng. Tôi thích nó hoàn hảo; đó là toàn thể quan điểm của tôi là gì. Nhưng
Dharmananda không thể được những người dưỡng sinh chấp thuận. Họ có qui tắc và
qui định. Thực ra, Dharmananda đang buôn lậu tôi cho dưỡng sinh. Anh ấy là người
theo tôi, cho nên tất nhiên, điều đó có thể hiểu được.
Nhấn mạnh của nó là vào nhận biết,
tự do, tính nhạy cảm và tính linh hoạt. Nó không liên quan gì tới thói ăn, chế
độ ăn kiêng nghiêm khắc hay thái độ ám ảnh. Không, họ sẽ không đồng ý với bạn
đâu, Dharmananda. Họ sẽ không đồng ý đâu.
Dưỡng sinh chẳng liên quan gì với
gạo lứt. Họ điên về gạo lứt. Họ nghĩ gạo lứt là thượng đế, và chừng nào bạn
chưa sống bằng gạo lứt bạn sẽ bỏ lỡ. Nhưng anh ấy nói: Gạo lứt bị một số người
coi lầm là cơ sở của thực dưỡng, nhưng nó chỉ là một yếu tố và có thể được dùng
hay bỏ qua, được thừa nhận hay bỏ qua. Nhưng thế thì cái gì còn lại? Nếu ngay cả
gạo lứt cũng bị bỏ đi, bỏ qua, và không có nguyên lí và không có qui định và nó
là đạo giáo thuần khiết, thế thì cái gì còn lại? Chẳng cái gì còn lại cả. Thế
thì tôi có thể hài lòng nói, 'Vâng, là người theo dưỡng sinh đi, không có vấn đề
gì.'
Tôi chống lại thói ăn. Tôi chống
lại cuộc sống có kỉ luật. Tôi không chống lại kỉ luật; tôi chống lại cuộc sống
có kỉ luật.
Kỉ luật nên tới từ khoảnh khắc
tới khoảnh khắc từ bản thể bên trong của bạn. Nó phải là ánh sáng bên trong,
không bị áp đặt từ bên ngoài. Người ta nên đi vào trong đáp ứng sâu với cuộc sống.
Người ta không nên đi theo bất kì học thuyết nào.
Vì nếu bạn đi theo học thuyết
thế thì bạn đã có kết luận với bạn. Bạn sống qua kết luận đó. Bạn sống từ trung
tâm mà đã được cố định. Thế thì bạn không tự do. Bạn không thể linh hoạt được.
Nguyên lí của bạn, ý tưởng của bạn, trung tâm của bạn, kết luận của bạn, sẽ
không cho phép bạn linh hoạt. Bạn sẽ phản ứng lại tương ứng với kết luận của bạn.
Nhưng nếu bạn tự do và từng khoảnh
khắc quyết định kết luận riêng của nó, nó không bị mang qua từ quá khứ, thế thì
nó là được hoàn hảo. Thế thì bạn có kỉ luật - kỉ luật thực - nhưng bạn không có
cuộc sống có kỉ luật.
Bất kì người nào thực sự sống động
đều không có tính cách, không thể có tính cách được. Tính cách bao giờ cũng chết
- cấu trúc chết quanh bạn, được mang qua từ quá khứ, kinh nghiệm quá khứ. Nếu bạn
hành động từ tính cách của bạn, bạn không hành động chút nào; bạn đơn giản phản
ứng. Bạn không đáp ứng. Đáp ứng là ngay lập tức. Sống tạo ra tình huống, thách
thức, và bạn đáp ứng. Bạn đáp ứng từ bản thể bạn, không có trung tâm, không có
kết luận. Không qua quá khứ; đáp ứng tới ở đây bây giờ - thuần khiết, trinh
nguyên.
Kỉ luật đó tôi ca ngợi. Kỉ luật
đó tôi yêu. Nhưng bất kì kỉ luật nào khác mà bạn áp đặt lên bản thân bạn, mà bạn
thực hành, đều nguy hiểm. Điều đó sẽ giết chết bạn. Đó là cách nhiều người đã
chết. Kỉ luật của họ đã giết chết họ.
Câu hỏi 4
Cái gì là khác biệt giữa đi vào trong và đi
không đâu?
Không có khác biệt. Đi không
đâu là đi vào trong. Đi vào trong là đi không đâu. Khác biệt chỉ ở thuật ngữ. Nếu
bạn hỏi upanishads, họ nói đi vào trong. Nếu bạn hỏi Phật, ông ấy nói đi không
đâu. Còn nếu bạn hỏi tôi, cả hai đều có cùng nghĩa; nhưng dầu vậy, 'không đâu'
là tốt hơn 'vào trong'.
Tại sao? Vì khoảnh khắc bạn nói
‘vào trong’ bạn đã tạo ra phân đôi của bên ngoài và bên trong - dường như thượng
đế chỉ ở bên trong và không bên ngoài. Thượng đế cũng là bên ngoài. Thượng đế
cũng là bên trong. Nó là cùng cuộc sống đang bên trong tôi và bên ngoài, bên
trong bạn và bên ngoài. Nó là cùng hiện tượng, cho nên tại sao tạo ra phân đôi?
Khi Phật nói đi không đâu, đó
là điều niết bàn là vậy - đi không đâu.
Nếu bạn hiểu, đi không đâu đơn
giản nghĩa là không đi. Đi không đâu không có nghĩa là đi không đâu. Nó đơn giản
có nghĩa là không đi... chỉ hiện hữu, không đi chút nào - vì mọi việc đi đều có
động cơ, mọi việc đi đều vì ham muốn.
Khi không có ham muốn, mọi thứ
dừng lại. Khi không có ham muốn, không có chuyển động. Thời gian dừng lại.
Tương lai mất đi, quá khứ biến mất - chỉ khoảnh khắc này, chỉ khoảnh khắc này...
Mới hôm nọ tôi đã trích dẫn bài
cú của Basho:
Ao cổ
Ếch nhảy vào
Tõm.
Thời gian đã dừng lại.
Trong tiếng Nhật Bản nó thậm
chí còn hay hơn; điều đó không thể được dịch.
Nếu tôi cố dịch đích xác nó sẽ
giống thế này:
Ao cổ
Ếch nhảy vào
Tõm.
Một quá trình. Khi chúng ta nói
'con ếch nhảy vào', dường như cái gì đó được kết thúc, chấm dứt, được hoàn
thành. Trong tiếng Nhật Bản không phải là ‘con ếch đã nhảy vào'; nó là 'ếch nhảy
vào'. Chỉ là quá trình - tõm! - âm thanh - và mọi thứ đã dừng lại.
Basho cũng đã làm ra một bức
tranh về con ếch đó và chiếc ao. Nếu bạn nhìn sâu vào trong mắt ếch bạn sẽ thấy
Bồ đề đạt ma ngồi đó. Mắt ếch gần như Bồ đề đạt ma, tõm ra.
Một khoảnh khắc mà thời gian dừng
lại... Và tại sao ếch nhảy vào? Không có tại sao. Việc nhảy vào - không động
cơ, không ham muốn. Nó chỉ xảy ra. Nó chỉ xảy ra rằng ếch thấy bản thân nó nhảy
vào. Khuấy động... ao khuấy động; âm thanh này... không khí khuấy động, và thế
rồi chẳng có gì. Không cái gì đã hiện hữu trước đây, không cái gì sau đó - chỉ ở
giữa, việc xảy ra.
Nó không đi vào, nó không đi
ra. Nó đi không đâu. Nó không đi chút nào. Một khoảnh khắc khi mọi thứ dừng lại,
một chuyển động vô động cơ. Nó không ngụ ý rằng bạn sẽ không bước đi. Bạn có thể
nhảy vào trong ao cổ - điều đó không phải là vấn đề - nhưng không có động cơ...
không vì cái gì.
Bạn đi vì niềm vui cực kì của
chuyển động. Bạn thở vì niềm vui cực kì của việc thở. Bạn không ham muốn cái gì
từ nó. Bạn không ham muốn ngay cả khoảnh khắc tiếp. Tõm. Khoảnh khắc này là đủ.
Câu nói của Phật, 'đi không
đâu', là cách diễn đạt hay hơn. Nhưng đừng bị mắc trong lời. Mọi chư phật đều
ngụ ý cùng điều - Jesus, Mahavir, Zarathustra, Lão Tử hay Phật Gautam. Dù cách
diễn đạt của họ là bất kì cái gì, tất cả họ đều ngụ ý cùng một điều. Không uyên
thâm, và không chẻ lời. Nó tất cả là một.
Bạn có thể gọi nó là đi vào hay
bạn thậm chí có thể gọi nó là đi ra. Ki tô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, tất cả
họ đều nói thượng đế có đó, người đâu đó bên ngoài bạn. Bạn phải rơi vào trong
yêu với cái đó và biến mất trong tình yêu đó. Hindu giáo, Phật giáo, Jaina
giáo, họ nói thượng đế ở trong, đâu đó bên trong bạn. Bạn phải biến mất ở đó.
Nhưng đây là mọi cách nói, vì thượng đế là ở ngoài và thượng đế là ở trong, vì
mọi ngoài và trong đều ở bên trong ngài.
Không là người chẻ lời, bằng
không bạn có thể tiếp tục chơi với lời.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
"'Lần trước tôi đã cho ông
tiền rồi,' bà già nói, 'ông đã hứa ông sẽ không bước thẳng vào quán rượu và
tiêu nó.'
'Đúng rồi,' kẻ lang thang nói.
'Vậy mà ông đã làm!'
'Thưa bà, bà không biết khác biệt
giữa bước và chạy nước rút sao?"'
Đừng là người chẻ lời. Dù bạn
chạy vào quán rượu hay bạn bước vào, nó tất cả là như nhau. Kẻ lang thang này
phải đã là người rất láu lỉnh. Anh ta nói, ' Thưa bà, bà không biết khác biệt
giữa bước và chạy nước rút sao? Tôi đã hứa không bước vào. Tôi chưa bao giờ hứa
không chạy.'
Nhớ lấy, lời có thể là trò chơi
nguy hiểm. Toàn thể vấn đề là vô động cơ. Thế thì dù bạn đi ra hay bạn đi vào,
hay đi đâu đó hay đi không đâu, đều không liên quan. Vô động cơ đi.
Mọi người tới tôi và họ nói,
'Chúng tôi muốn hạnh phúc.' Cả đời họ có động cơ thúc đẩy - họ muốn hạnh phúc -
và tôi cảm thấy rất buồn cho họ. Vì hạnh phúc không phải là động cơ thúc đẩy. Bạn
có thể hoặc hạnh phúc khoảnh khắc này hoặc bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Bạn
không thể nói, 'Tôi sẽ muốn hạnh phúc ngày mai.' Điều đó là ngu xuẩn.
Và hạnh phúc không cần yêu cầu
tiên quyết, không điều kiện tiên quyết. Chỉ nhìn thấy vấn đề của nó. Bạn có thể
hạnh phúc ngay bây giờ như bạn vậy. Nếu bạn thực sự muốn hạnh phúc, thế thì đừng
cố gắng hạnh phúc - cứ là hạnh phúc đi. Ai chắn đường? Ai cản trở bạn? Ai ép buộc
bạn bất hạnh?
Nhưng bạn nói, 'Ngay bây giờ
tôi phải bất hạnh, nhưng ngày mai tôi muốn hạnh phúc.' Ngày mai sẽ là cùng một
thứ thôi. Nó sẽ tới như hôm nay. Hôm nay này đã là ngày mai của hôm qua. Và hôm
qua bạn đã nói với tôi, 'Tôi sẽ hạnh phúc ngày mai.'
Nếu đây là cách thức, nếu đây
là logic của bạn, hạnh phúc sẽ không bao giờ xảy ra. Nó đã xảy ra rồi. Cứ chỉ hạnh
phúc thôi. Bạn cho nó việc thử đi. Trong hai mươi tư giờ cứ vẫn còn hạnh phúc.
Bất kì khi nào bạn bắt gặp việc bất hạnh nữa, giật mình một cái và lại hạnh
phúc. Lay toàn thân và lại hạnh phúc. Nó chỉ là mẹo. Nó chẳng liên quan gì tới
ngày mai hay tương lai. Nó chỉ là một mẹo, một nghệ thuật.
Tôi chưa bao giờ thấy bất kì
tình huống nào trong đó một người không thể hạnh phúc. Và tôi cũng không thấy bất
kì tình huống nào trong đó một người không thể bất hạnh. Điều đó tuỳ thuộc vào
bạn. Nó là quyết định của bạn.
Hạnh phúc tới khi bạn vẫn còn
trong khoảnh khắc không có động cơ thúc đẩy... vui mừng cực kì trong bản thể.
Câu hỏi 5
Làm sao có tính sáng tạo trong khi làm những
việc dường như không để lại không gian nào cho tính sáng tạo, như lau dọn,
v.v.?
Nó là từ Krishna Radha. Cô ấy
làm lau dọn. Nhưng tôi cũng làm cùng việc đó: mọi sáng, mọi tối, hai mươi bốn
giờ - lau tâm trí bạn, dọn sạch. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng có nhu cầu
nào cho bất kì tính sáng tạo khác nào.
Lau nhà có thể là hành động
sáng tạo vô cùng. Nhớ lấy, tính sáng tạo chẳng liên quan gì tới bất kì công việc
đặc thù nào. Tính sáng tạo có cái gì đó liên quan tới phẩm chất của tâm thức bạn.
Bất kì cái gì bạn làm cũng có thể trở thành có tính sáng tạo. Bất kì cái gì bạn
làm cũng có thể trở thành có tính sáng tạo nếu bạn biết tính sáng tạo nghĩa là
gì.
Tính sáng tạo nghĩa là tận hưởng
bất kì công việc nào như thiền; làm bất kì công việc nào với tình yêu sâu sắc.
Nếu bạn yêu tôi và bạn lau sạch thính phòng này, đó là tính sáng tạo. Nếu bạn
không yêu tôi thế thì tất nhiên nó là việc vặt, nó là nghĩa vụ phải được làm bằng
cách nào đó, nó là gánh nặng. Thế thì bạn sẽ muốn có tính sáng tạo vào lúc khác
nào đó. Bạn sẽ làm gì trong lúc khác đó? Bạn có thể tìm ra thứ tốt hơn để làm
không? Bạn có nghĩ rằng nếu bạn vẽ, bạn sẽ cảm thấy tính sáng tạo không?
Nhưng việc vẽ cũng bình thường
như việc lau nhà. Bạn sẽ ném mầu sắc lên vải vẽ. Ở đây bạn liên tục dọn sàn,
lau sạch sàn. Khác biệt là gì? Nói chuyện với ai đó, người bạn, và bạn cảm thấy
thời gian bị phí hoài. Bạn muốn viết cuốn sách lớn; thế thì bạn sẽ có tính sáng
tạo. Nhưng người bạn đã tới: trò chuyện chút ít là hoàn toàn hay. Có tính sáng
tạo đi.
Mọi kinh sách lớn đều không là
gì ngoài việc tán chuyện tầm phào về những người đã có tính sáng tạo. Tôi liên
tục làm cái gì ở đây? Tán chuyện tầm phào thôi. Chúng sẽ trở thành cẩm nang một
ngày nào đó, nhưng về nguyên bản chúng là chuyện tầm phào. Nhưng tôi thích thú
làm chúng. Tôi có thể liên tục làm mãi tới vĩnh hằng. Bạn có thể phát mệt ngày
nào đó, tôi sẽ không phát mệt. Nó là vui mừng cực kì. Có thể là một ngày nào đó
bạn có thể phát mệt tới mức bạn biến mất và không có ai cả - và tôi sẽ nói. Nếu
bạn thực sự yêu cái gì đó, nó có tính sáng tạo.
Nhưng điều này xảy ra cho mọi
người. Nhiều người tới tôi. Khi họ tới lần đầu tiên họ sẽ nói, 'Bất kì việc
nào, Osho ơi. Bất kì việc nào - ngay cả lau dọn!' Đích xác họ nói, 'Ngay cả lau
dọn! - nhưng là công việc của thầy và chúng tôi sẽ hạnh phúc.' Và thế rồi sau
vài ngày họ tới tôi và họ nói, 'Lau dọn... Chúng tôi muốn có công việc sáng tạo
lớn nào đó.'
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
"Lo nghĩ về cuộc sống dục
lờ đờ của họ, người vợ trẻ cuối cùng đã thuyết phục chồng cô ta trải qua việc
trị liệu thôi miên. Sau vài phiên ham muốn dục của anh ta đã được nhen nhóm trở
lại, nhưng trong việc làm tình của họ, anh ta thỉnh thoảng vội vã ra khỏi phòng
ngủ, vào nhà tắm và lại trở lại.
Quá bị tò mò, một hôm cô vợ đi
theo anh ta vào nhà tắm. Nhón chân nhìn qua cửa cô ta thấy anh ta đang đứng trước
gương nhìn cố định vào bản thân mình và lẩm bẩm, 'Cô ấy không phải vợ mình. Cô ấy
không phải vợ mình."'
Khi bạn rơi vào tình yêu với
người đàn bà, tất nhiên cô ấy không phải là vợ bạn. Bạn làm tình, bạn tận hưởng,
nhưng thế rồi mọi thứ lắng đọng; thế thì cô ấy là vợ bạn. Thế rồi mọi sự trở
thành cũ. Thế rồi bạn biết khuôn mặt, bạn biết thân thể, bạn biết hình thể, và
thế rồi bạn phát chán. Nhà thôi miên đã làm tốt. Ông ấy đơn giản gợi ý, ‘Khi
làm tình với vợ anh, anh liên tục nghĩ, "Cô ấy không phải là vợ mình. Cô ấy
không phải là vợ mình."'
Cho nên, Krishna Radha, khi lau
dọn, bạn liên tục nghĩ bạn đang vẽ đi. Đây không phải là lau dọn. Đây là tính
sáng tạo lớn. Và nó sẽ là vậy. Đó chỉ là tâm trí bạn giở thủ đoạn. Nếu bạn hiểu,
thế thì bạn mang tính sáng tạo của bạn vào mọi hành động bạn làm.
Con người của hiểu biết có tính
sáng tạo liên tục. Không phải là người đó cố gắng để có tính sáng tạo đâu. Cách
người đó ngồi là hành động sáng tạo. Quan sát người đó ngồi mà xem. Bạn sẽ thấy
trong chuyển động của người đó phẩm chất nào đó của điệu vũ, chân giá trị nào
đó. Mới hôm nọ chúng ta đã đọc câu chuyện về thiền sư đứng trong hố với chân
giá trị lớn lao - chết. Ngay cả cái chết của ông ấy cũng là hành động sáng tạo.
Ông ấy đã làm điều đó hoàn toàn tốt; bạn không thể cải tiến được nó. Ngay cả chết
ông ấy cũng đứng với chân giá trị, với duyên dáng sao?
Khi bạn hiểu, bất kì cái gì bạn
làm - nấu ăn, lau dọn... Cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé; chỉ bản ngã của bạn
mới liên tục nói đây là những thứ nhỏ bé. Bạn muốn thứ lớn lao nào đó để làm -
thơ ca lớn. Bạn muốn trở thành Shakespeare hay Kalidas hay Milton. Chính bản
ngã của bạn đang tạo ra rắc rối. Bỏ bản ngã và mọi thứ đều có tính sáng tạo.
Tôi đã nghe:
"Một bà nội trợ hài lòng với
việc biểu lộ sốt sắng của anh chàng giao hàng tạp phẩm tới mức bà ấy hỏi anh
tên. 'Shakespeare,' anh chàng đáp.
'Này, đó là cái tên rất nổi tiếng
đấy.'
'Phải vậy chứ. Tôi đã từng giao
hàng trong vùng quanh đây gần ba năm nay."'
Tôi thích chuyện này. Sao bận
tâm về việc là Shakespeare? Ba năm giao hàng ở vùng lân cận - nó đẹp gần như là
viết sách, tiểu thuyết, kịch.
Cuộc sống bao gồm những điều nhỏ
bé. Chúng trở thành lớn nếu bạn yêu. Thế thì mọi thứ là vĩ đại vô cùng. Nếu bạn
không yêu, thế thì bản ngã của bạn liên tục nói, 'Cái này không xứng với mình.
Lau dọn sao? Krishna Radha, cái này không xứng với mình. Làm cái gì đó lớn lao
đi - trở thành Joan of Arc.' Toàn vô nghĩa. Mọi Joan of Arcs đều vô nghĩa.
Lau dọn là vĩ đại. Đừng tiếp tục
trò bản ngã. Bất kì khi nào bản ngã tới và thuyết phục bạn hướng tới các thứ lớn
lao nào đó, lập tức trở nên nhận biết và bỏ bản ngã, và thế thì dần dần bạn sẽ
thấy cái tầm thường là thiêng liêng. Không cái gì là ô uế; mọi thứ đều thiêng
liêng và linh thiêng.
Và chừng nào mọi thứ chưa trở
thành linh thiêng với bạn, cuộc sống của bạn không thể có tính tôn giáo.
Người linh thiêng không phải là
điều bạn gọi là thánh nhân. Thánh nhân có thể đang trên trò bản ngã. Và người
đó cũng có vẻ thánh nhân cho bạn vì bạn nghĩ người đó đã làm hành vi lớn lao.
Người linh thiêng là người bình
thường yêu cuộc sống bình thường. Chẻ củi, lấy nước từ giếng, nấu ăn - bất kì cái
gì người đó chạm vào đều trở thành linh thiêng. Không phải là người đó đang làm
những điều lớn lao, nhưng bất kì cái gì người đó làm, người đó làm nó một cách
cao cả.
Tính cao cả không có trong việc
được làm. Tính cao cả có trong tâm thức mà bạn đem vào khi bạn làm nó.
Thử mà xem. Chạm vào viên đá cuội
với tình yêu lớn lao; nó trở thành viên kohinoor, viên kim cương lớn. Mỉm cười,
và đột nhiên bạn là vua hay hoàng hậu. Cười, vui mừng đi...
Từng khoảnh khắc của đời bạn đều
phải được biến đổi bởi tình yêu có tính thiền của bạn.
Khi tôi nói có tính sáng tạo,
tôi không ngụ ý rằng bạn phải đi và trở thành hoạ sĩ lớn và nhà thơ lớn. Tôi
đơn giản ngụ ý để cuộc sống của bạn là bức tranh, để cuộc sống của bạn là bài
thơ.
Bao giờ cũng nhớ điều đó, bằng
không bản ngã sẽ đưa bạn vào rắc rối nào đó. Đi tới các tội phạm và hỏi tại sao
họ đã trở thành tội phạm: vì họ không thể tìm ra được bất kì điều lớn lao nào để
làm. Họ không thể trở thành tổng thống của đất nước - tất nhiên, mọi người
không thể trở thành tổng thống của đất nước được - cho nên họ giết tổng thống;
điều đó là dễ dàng hơn. Họ trở nên nổi tiếng như tổng thống. Họ có trong mọi
báo chí với bức hình trên trang nhất.
Một người, chỉ mấy tháng trước
đây, đã giết bẩy người, và anh ta được hỏi tại sao - vì bẩy người đó không liên
quan toàn bộ đến anh ta. Anh ta muốn trở nên vĩ đại, anh ta nói, và không báo
chí nào sẵn sàng xuất bản thơ của anh ta, bài viết của anh ta; chúng bị từ chối
ở mọi nơi. Không ai sẵn sàng xuất bản hình của anh ta, và cuộc sống đang lướt
nhanh qua, cho nên anh ta đã giết bẩy người. Họ không có quan hệ gì với anh ta,
anh ta không giận họ; anh ta chỉ muốn trở nên nổi tiếng.
Các chính khách và tội phạm
không phải là các kiểu người khác nhau. Mọi tội pham đều là chính khách và mọi
chính khách đều là tội phạm - không chỉ Richard Nixon. Richard Nixon đáng
thương đã bị bắt quả tang, có vậy thôi. Những người khác dườn như láu lỉnh hơn
và tinh ranh hơn.
"Bà Moskowitz đang lớn tiếng
một cách tự hào. 'Bà có nghe nói về con trai tôi Louie không?' bà ấy hỏi bà
hàng xóm.
'Không. Cái gì với con bà Louie
vậy?'
'Nó đang đi tới nhà tâm thần.
Hai lần một tuần nó đi tới nhà tâm thần.'
'Điều đó là tốt chứ?'
'Tất nhiên nó là tốt. Nó trả bốn
mươi đô la một giờ. Bốn mươi đô la đấy! - và mọi điều nó nói đều về tôi,' người
mẹ nói. " Người mẹ đang cảm thấy rất hạnh phúc.
Đừng bao giờ cho phép bản thân
bạn theo xu hướng này về việc là cao cả, nổi tiếng, ai đó lớn hơn người thực -
đừng bao giờ. Như người thực là hoàn hảo. Là đích xác như người thực, chỉ là
bình thường, là hoàn hảo như nó đáng phải vậy. Nhưng sống cái bình thường đó
theo cách phi thường. Đó là điều tâm thức niết bàn tất cả là gì.
Bây giờ để tôi nói cho bạn điều
cuối cùng. Nếu niết bàn trở thành mục đích lớn cho bạn đạt tới, thế thì bạn sẽ trong
ác mộng. Thế thì niết bàn có thể trở thành ác mộng cuối cùng và lớn nhất. Nhưng
nếu niết bàn ở trong những thứ nhỏ, cách bạn sống chúng, cách bạn biến đổi mọi
hành động nhỏ bé thành hành động linh thiêng, thành lời cầu nguyện, nhà bạn trở
thành ngôi đền, thân thể bạn trở thành chỗ trú ngụ của thượng đế, và bất kì chỗ
nào bạn nhìn và bất kì cái gì bạn chạm, đều đẹp vô cùng, thiêng liêng; thế thì
niết bàn là tự do.
Niết bàn là sống cuộc sống bình
thường tỉnh táo, đầy ý thức, đầy ánh sáng tới mức mọi thứ trở thành chói sáng.
Nó là có thể. Tôi nói vậy vì
tôi đã sống nó như vậy, tôi đang sống nó như vậy. Khi tôi nói nó, tôi nói với
thẩm quyền. Khi tôi nói nó, tôi không trích dẫn Phật hay Jesus. Khi tôi nói nó,
tôi đang trích dẫn duy nhất bản thân tôi.
Nó đã trở thành có thể cho tôi;
nó có thể trở thành có thể cho bạn. Chỉ đừng khao khát bản ngã. Cứ yêu cuộc sống,
tin cậy cuộc sống, và cuộc sống sẽ cho bạn mọi thứ bạn cần. Cuộc sống sẽ trở
thành việc ban ân huệ cho bạn, thành phúc lành.
Kết thúc quyển 'Niết bàn: Ác mộng cuối' - Quay về Mục lục
..............................
0 Đánh giá