Chương 9. Những người yêu đạo

Chương 9. Những người yêu đạo

Price:

Read more

Ngôn ngữ của sự tồn tại - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 9. Những người yêu đạo
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Lâm Tế nói:
Những người đi theo đạo, ta đang nói chỉ về điều rõ ràng cô độc và sáng sủa, và đang nghe giải nghĩa của ta về pháp. Pháp này không biết tới cản trở và có ở mọi nơi trong ba cõi của sự tồn tại theo mười hướng không gian. Nó có thể tự do và thoải mái đi vào mọi trạng thái khác nhau, không bị tiêm nhiễm bởi chúng.
Trong chốc lát ngắn ngủi nhất, nó sẽ xuyên thấu sâu vào trong Dharma-Dhatu nơi nó sẽ nói về chư phật, khi gặp chư phật; về sư tổ, khi gặp sư tổ; về a la hán, khi gặp a la hán, và về ma đói, khi gặp ma đói.
Nó sẽ đi tới mọi chỗ và làm cuộc hành trình tới những mảnh đất mà nó sẽ chuyển đổi việc sống. Nó chưa bao giờ, cho dù với thời gian của một ý nghĩ, đi lạc khỏi sự thuần khiết và sạch sẽ khắp mọi nơi, chói sáng lên qua mười hướng không gian, nơi vô số thứ ở trong trạng thái của tính như vậy. Những người đi theo đạo, những người có khả năng đều biết, duy nhất bây giờ mà về nền tảng không có nguyên nhân để quan tâm tới bất kì cái gì. Chính bởi vì ông không hiểu điều này, rằng mọi ý nghĩ của ông đều được hướng tới việc theo đuổi các cái bên ngoài, như người bác bỏ cái đầu của mình để tìm người khác; do đó ông mới không có khả năng dùng phanh cho ý nghĩ của ông.
... Điều sư núi này đang nói tới chỉ là thuốc thích hợp để chữa cho ốm đặc thù của khoảnh khắc vì không có pháp cố định. Người giữ cái nhìn như vậy là người thực sự rời khỏi nhà, và có thể tận hưởng bản thân mình tới đầy đủ nhất, dường như người đó đã tiêu, mọi ngày, mười nghìn chỉ vàng ròng cho vui thú của mình.
Maneesha, Lâm Tế có chỗ đặc biệt cũng như Bồ đề đạt ma vậy. Bồ đề đạt ma đã đưa Thiền từ Ấn Độ vào Trung Quốc, còn Lâm Tế đã đưa Thiền từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Hai người này là hai nhân vật then chốt trong việc tạo ra cách tiếp cận mới tới thực tại. Bạn sẽ thấy, ở điểm nào đó, khó thế để nói rằng người này chắc chắn đã thấy mặt nguyên thuỷ. Ông ấy không triết lí, mặc dầu lời của ông ấy là lời của triết gia.
Chính điều tất yếu kì lạ là khi triết gia quay sang thế giới của Thiền, ông ấy không bao giờ biểu lộ đích xác Thiền là gì. Ông ấy cứ lòng vòng. Ông ấy không chỉ ra Thiền một cách trực tiếp, tức khắc, vì đào tạo cũ của ông ấy. Với người bình thường không được đào tạo trong triết lí việc hiểu Thiền còn dễ hơn nhiều. Lâm Tế không may theo nghĩa là ông ấy đã là triết gia một cách chuyên nghiệp. Cho nên điều có thể được nói trong một câu, ông ấy liên tục xới nó ra, đi vòng vo; bạn phải tìm một câu đó gần như trong khu rừng các lời. Ông ấy không thể quên được thói quen cũ của mình về việc quan niệm hoá - ông ấy cố hết sức.
Đây không phải là trường hợp với Mahakashyapa người đã tạo ra Thiền. Ông ấy không phải là triết gia, ông ấy là người rất hồn nhiên, giản dị. Và Thiền được sinh ra từ tiếng cười - điều đó bạn đừng bao giờ quên - vì Mahakashyapa đã cười vào chính cái ngu xuẩn của triết gia đang hỏi câu hỏi về thực tại tối thượng. Bạn có thể hỏi câu hỏi về thực tại tương đối, về thế giới bên ngoài, và bạn có thể có được câu trả lời nữa. Mọi từ điển bách khoa đều đầy những câu trả lời đó. Nhưng bạn không thể nêu ra câu hỏi về thực tại bên trong của bạn được. Không có câu hỏi và không có câu trả lời. Có im lặng tuyệt đối; không bụi nào quẩn lên, chỉ bầu trời thuần khiết, sạch sẽ. Bạn có thể làm ra câu hỏi nào về nó?
Triết lí là cách né tránh thế giới bên trong vì trong thế giới bên trong không có chỗ cho triết lí. Nó nói về thượng đế và nó nói về thiên đường và nó nói về cả nghìn lẻ một thứ, chỉ để né tránh một thứ - bản thân bạn. Nói cách khác, triết lí là việc né tránh thực tại, không phải là việc truy hỏi vào trong thực tại.
Lâm Tế đã cố gắng vất vả nhất để quên đi đào tạo cũ cho tâm trí ông ấy, và thỉnh thoảng ông ấy thành công. Không có khó khăn cho Bồ đề đạt ma. Ông này chưa bao giờ biết tới kinh sách nào, ông này chưa bao giờ biết tới triết lí nào. Ông ấy là con người nguyên thuỷ, thuần khiết - vô văn hoá, hoang dã, tuyệt đối thô. Thiền rất khớp với cái nguyên thuỷ, vô văn hoá, không phức tạp, vì Thiền là cử chỉ. Mọi triết lí đều mang tính ngôn ngữ.
Thiền có ngôn ngữ khác toàn bộ của sự hiện diện của thầy, của việc cho phép kinh nghiệm của thầy thấm vào bản thể bạn, của việc đón nhận với niềm vui sướng bài ca im lặng của thầy, của việc được phúc lạc khi thầy đang trút ra mọi phúc lành... như hoa trút xuống bạn với những điều huyền bí vô hình. Thiền phải tạo ra một ngôn ngữ có tính tồn tại toàn bộ. Ngôn ngữ bình thường của chúng ta là đủ tốt cho thượng đế học, cho tôn giáo, cho triết học, nhưng không dành cho Thiền.
Tôi sẽ nói cho bạn khi nào ông ấy đi vào trong thói quen cũ của ông ấy, và khi nào ông ấy nhớ ra quay lại chỉ thẳng vào chân lí.
Lâm Tế nói:
Những người đi theo của đạo.
Bây giờ, đây là... từ chính lúc bắt đầu ông ấy đã phạm phải sai lầm. Không chủ định - ông ấy là người yêu lớn của Phật và Lão Tử, của Đạo và Pháp. Pháp là ngón tay của Phật chỉ tới trăng, và Đạo là ngón tay của Lão Tử chỉ tới cùng trăng đó. Chỉ ngón tay là khác. Đó là lí do tại sao Phật giáo không bao giờ va chạm với Đạo giáo khi nó lan tới Trung Quốc.
Đây là sự cố hiếm hoi trong lịch sử. Bất kì khi nào một tôn giáo du hành đều lập tức có xung đột với tôn giáo hiện có - cũng là tự nhiên, vì khái niệm của họ khác nhau. Đây là trường hợp duy nhất trong toàn thể lịch sử mà điều này đã không xảy ra, khi Phật giáo lan tới Trung Quốc và đã được các Đạo nhân đón chào. Nó là một điều có tính hiện tượng, tuyệt đối duy nhất và hiếm hoi.
Bạn có cho rằng Ki tô giáo sẽ đón chào Hindu giáo theo cùng cách, hay Hindu giáo sẽ đón chào Mô ha mét giáo theo cùng cách, hay Mô ha mét giáo sẽ đón chào Do Thái giáo theo cùng cách không? Họ đã từng trong xung đột, tranh cãi, đánh nhau, giết nhau, thiêu đốt những khái niệm hư cấu mà chẳng có bằng chứng về sự tồn tại chút nào. Đây là thể nghiệm duy nhất trong toàn thể lịch sử, nơi những người yêu Đạo đơn giản đón chào Bồ đề đạt ma. Họ thấy rằng ngón tay là khác nhưng trăng là một, và đánh nhau vì những ngón tay là tuyệt đối xuẩn ngốc. Chúng tất cả đều trỏ tới cùng một trăng.
Lâm Tế phạm phải sai lầm đầu tiên vì Đạo không cho phép bất kì người đi theo nào. Bạn có thể yêu Đạo, bạn có thể sống Đạo, nhưng bạn không thể là người đi theo - vì Đạo không phải là tôn giáo thường. Nó không phải là nhà thờ, nó không có kỉ luật có tổ chức. Nó là con đường của những người rất duy nhất, lập dị. Bạn không thể rơi vào trong cái bẫy của việc đi theo được vì không có gì để theo cả - không học thuyết, không kỉ luật, không cách thức đặc biệt để đạt tới chân lí.
Và hơn nữa ông ấy nói rằng Pháp là không cố định; Pháp và Đạo đích xác tương đương. Nếu Pháp mà không cố định, làm sao bạn có thể theo được nó? Bạn có thể theo một thứ chết và cố định, nhưng Đạo là hiện tượng sống. Nó không có kinh sách, nó chỉ có sự thân thiết sâu sắc, cá nhân mà được truyền tay, từ tay sang tay, từ thầy sang đệ tử. Cùng điều đó là đúng cho Thiền. Nó là việc truyền trao, vô hình với người ngoài, vì nó là tâm gặp tâm, nối liền trong điệu vũ, rơi vào trong cùng nhịp điệu.
Bạn không thể gọi những người này là người đi theo được. Tôi không thể gọi người của tôi là người đi theo được vì không có qui tắc để đi theo. Bạn không ở đây để đi theo học thuyết nào đó, như người Ki tô giáo đang làm trong nhà thờ, bạn ở đây đơn giản để trải nghiệm cái ta riêng của bạn. Điều đó là dễ hơn khi có nhiều người thế tham gia vào trong cùng việc tìm kiếm thực tại bên trong của họ. Điều đó tạo ra từ trường. Trong từ trường đó dễ cho bạn thảnh thơi hơn, dễ cho bạn không hoài nghi hơn. Dễ cho bạn đi vào trong bản thân bạn, thấy rằng nhiều người thế đang đi vào; không có sợ.
Đạo là trường năng lượng đang được truyền từ thầy sang đệ tử. Và khoảnh khắc nó được truyền, đệ tử trở thành thầy theo quyền riêng của người đó. Bây giờ người đó có trường năng lượng riêng của mình. Năng lượng là vô hình; chỉ hiệu quả của nó là hữu hình. Bạn có thể thấy ánh sáng, nhưng bạn không thể thấy được điện. Bạn đã bao giờ thấy điện chưa? Những ánh sáng này chỉ là hiệu quả của điện. Điện có thể làm cả nghìn lẻ một thứ, nhưng không ai đã bao giờ thấy nó và không ai sẽ bao giờ thấy nó.
Năng lượng không phải là cái gì đó để được thấy, nhưng chỉ được cảm. Bạn có thấy yêu không? Bạn có thể đã thấy những người yêu - ngay cả điều đó cũng là rất khó - nhưng để thấy yêu... Bản thân bạn thậm chí có thể trong yêu - bạn có thể có cảm giác tinh tế về thay đổi lớn trong hành vi của bạn. Bạn bước đi khác, mắt bạn có tia sáng khác, bạn cười theo cách hiểu biết hơn, bạn quan hệ với người khác với duyên dáng - nhưng những điều này toàn là những hiệu quả. Người ta có thể diễn xuất tất cả những hiệu quả này mà không có yêu chút nào.
Tôi đww.fã nghe... Vợ của Mulla Nasruddin lôi anh ta vào rạp chiếu phim. Và trong phim có chiếu một nam diễn viên ôm hôn nữ diễn viên duyên dáng, dịu ngọt tới mức ngay lập tức vợ Mulla Nasruddin quay sang anh ta và nói, "Anh chưa bao giờ làm điều đó với em."
Mulla Nasruddin nói, "Em không hiểu - anh ta được trả tiền. Anh có được trả tiền không?"
Nhưng cô vợ cũng là một nhân cách hiếm hoi. Cô ấy nói, "Được trả tiền hay không được trả tiền, anh không biết rằng trong cuộc sống thực họ cũng là chồng và vợ đó sao."
Mulla nói, "Trời! Nếu trong cuộc sống mà họ cũng là chồng và vợ, thế thì anh ta là diễn viên lớn rồi. Anh có thể xác nhận rằng anh ta là diễn viên lớn." Biểu lộ dịu ngọt nhiều thế với vợ riêng của mình - ai đã bao giờ nghe nói tới điều đó?
Bạn có thể diễn xuất. Mọi người đã diễn xuất dường như họ đã chứng ngộ, biết hoàn toàn rõ bên trong rằng đó chỉ là diễn thôi. Nhưng người đi theo là không thể được. Phật Gautam tương truyền đã nói, "Nhìn ta, cảm ta, nhưng đừng theo ta." Bạn phải tìm ra con đường riêng của bạn một mình. Và đó là cái đẹp lớn, rằng chứng ngộ của bạn sẽ là tươi tắn và trinh nguyên, không phải là thứ dùng lại.
Không có người đi theo Đạo, nhưng Lâm Tế là con người của triết lí, nơi chỉ có những người đi theo. Trong Đạo, trong Thiền, trong Pháp, chỉ có người yêu... yêu ở đỉnh cao nhất, nơi bạn mở trái tim cho thực tại không biết, cho những điều huyền bí vô hình không biết của bản thể bạn. Nó chắc chắn là tin cậy, nhưng không phải là đi theo.
Nhớ lấy, tin cậy không phải là niềm tin. Những điều này tôi phải nhắc bạn lặp đi lặp lại, vì mọi từ điển của bạn đều cho ý niệm sai. Tôi đã không bắt gặp một từ điển hay từ điển bách khoa nào mà không nhầm lẫn hay lẫn lộn giữa tin cậy và niềm tin.
Niềm tin là hệ thống tư tưởng còn tin cậy là tinh hoa của yêu. Bạn có thể tin cậy chỉ người đang sống; bạn có thể tin vào kinh sách chết. Tin cậy đơn giản nghĩa là bạn đã nếm trải cái gì đó và bạn đã nghe tiếng gọi của thầy... "Lại gần hơn đi, thân thiết hơn đi. Ta có thể chỉ thế giới bên trong ta để giúp ông thấy thế giới bên trong ông." Chức năng của thầy là để gợi ra cuộc truy tìm trong bạn về những kho báu bên trong của bạn.
Không có người đi theo của Đạo.
Chỉ có người yêu.
Lâm Tế nói:
Ta đang nói chỉ về điều rõ ràng cô độc và sáng sủa, và đang nghe giải nghĩa của ta về pháp. Pháp này không biết tới cản trở và có ở mọi nơi trong ba cõi của sự tồn tại theo mười hướng không gian. Nó có thể tự do và thoải mái đi vào mọi trạng thái khác nhau, không bị tiêm nhiễm bởi chúng.
Điều này tôi gọi là triết lí - đi vòng vo. Trong cả đoạn này điều ông ấy nói là đơn giản, "Nhìn vào trong bản thân ông đi. Thực tại của bản thể ông là lớn như cả mười hướng. Không cái gì có thể xuyên thấu nó và không cái gì có thể thiêu cháy được nó, không cái gì có thể đánh cắp nó." Nếu Bồ đề đạt ma định nói điều đó, ông ấy chắc sẽ đơn giản đánh bạn bằng chiếc dép, và điều đó sẽ là đủ. "Nó là ông, không cần liên tục nói về nó." Sao ông không nhận ra ngay đi?
Trong chốc lát ngắn ngủi nhất, Rinxai nói, nó sẽ xuyên thấu sâu vào trong Dharma-Dhatu
Anh chàng đáng thương này không thể quên được triết lí của mình. Bây giờ, Dharma-Dhatu đơn giản là cách thức triết lí để nói, đi vào trong bản tính nền tảng của bạn. Thay vì nói điều đó - đi vào trong bản tính nền tảng của bạn - ông ấy mang vào từ dharma-dhatu. Với những kẻ ngu những lời kì lạ này có vẻ rất sâu sắc - người này chắc phải biết, phải là phật lớn: dharma-dhatu! Và nó chẳng ngụ ý gì mấy, nó đơn giản nghĩa là nền tảng của bạn, nơi nó sẽ nói về chư phật, khi gặp chư phật; về sư tổ, khi gặp sư tổ; về a la hán, khi gặp a la hán, và về ma đói, khi gặp ma đói.
Bây giờ bạn có thể thấy cách triết lí liên tục tạo ra hệ thống tư tưởng lớn và niềm tin. Chính nền tảng của bạn chắc chắn là nền tảng của mọi chư phật; tâm thức tối thượng của bạn là cội nguồn của mọi chư phật. Một câu là đủ, rằng bạn đang chứa phật bên trong bạn.
Và khi có liên quan tới ma đói, tôi không thể đồng ý với ông ấy được. Có người đói, nhưng sao lại ma đói? Không có lí do cho chúng đói, chúng có thể ăn trong bất kì nhà hàng nào mà không trả tiền - và chúng làm điều đó đấy. Bạn không thể trông thấy chúng, cho nên chúng có thể đi vào bất kì chỗ nào; khoá và cửa chả thành vấn đề gì. Đây là ý tưởng ngu xuẩn mà ông ấy phải đã có được từ thời trẻ thơ điều vẫn còn lẩn khuất quanh - ma đói! Để doạ trẻ con chỉ ma là đủ, nhưng làm cho nó đói nghĩa là, "Cẩn thận đấy!" Ma đói lập tức nuốt bạn. Khoảnh khắc này bạn có đó và khoảnh khắc tiếp bạn mất rồi. Tôi biết ma, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy... "Ma nghèo, ma đói." Không có lí do cho chúng bị đói - chỉ là cái gì đó để doạ trẻ con...
Nhưng Lâm Tế vẫn đang mang tính trẻ con riêng của ông ấy. Không có ma trong thế giới, nhưng mọi tôn giáo đều nói về ma vì chính nền tảng của họ tuỳ thuộc vào việc tin vào Thượng đế. Và nếu mọi người bắt đầu hỏi các câu hỏi về sự tồn tại của Thượng đế, họ ngay lập tức bị kìm nén lại: "Ngay cả không tin hay hoài nghi một khoảnh khắc về Thượng đế ông sẽ bị rắc rối đấy." Ma tới theo cùng tuyến này.
Thượng đế sống ở chỗ xa xăm; ma sống ngay bên cạnh. Chúng có thể sống trong nhà riêng của bạn. Doạ đứa trẻ bằng một Thượng đế sống ở chỗ xa xăm - mọi đứa trẻ thông minh đều không sợ. Đến lúc thông điệp này đạt tới nó, nó sẽ nghĩ, "Để rồi xem. Nhưng trước hết, lấy kem từ tủ lạnh cái đã." Mà ma đói sao? Chúng có thể ở ngay trong tủ lạnh đang tận hưởng mọi kem của bạn đấy!
Nhưng một người như Lâm Tế cứ nói về ma đói thì đơn giản chỉ ra rằng cho dù bạn lớn thành người già hơn, đứa trẻ bên trong bạn vẫn còn lại. Và thế rồi ông ấy trở nên rất hiểu biết trong kinh sách của mình, cho nên kinh sách và những mê tín trẻ con tất cả bị trộn lẫn nhau. Cuối cùng ông ấy đã trở nên chứng ngộ, nhưng toàn thể quá khứ của ông ấy vẫn còn lẩn khuất quanh ông ấy như cái bóng. Và khi ông ấy bắt đầu nói về tôn giáo, ông ấy phải đi xuống tới tâm trí, và tâm trí lại đầy những cái bóng đó của quá khứ.
Ông ấy nói:
Nó sẽ đi tới mọi chỗ và làm cuộc hành trình tới những mảnh đất nơi nó sẽ biến việc sống. Nó chưa bao giờ, cho dù với thời gian của một ý nghĩ, đi lạc khỏi sự thuần khiết và sạch sẽ khắp mọi nơi, chói sáng lên qua mười hướng không gian, nơi vô số thứ ở trong trạng thái của tính như vậy.
Bây giờ ông ấy đang nói cái gì đó của kinh nghiệm. Ông ấy biết rằng tính như vậy của bạn, bản tính của bạn, Đạo của bạn là bất tử, và nó có khắp vũ trụ.
Đó là việc làm rất khó... và tôi đã khổ nhiều thế từ những người này. Đọc kinh sách của họ, tôi phải phân loại ra cái gì là tính trẻ con của họ, cái gì là huấn luyện của họ, cái gì là tri thức kinh sách của họ, và cái gì là kinh nghiệm thực tại của họ - điều đó là rất nhỏ bé. Và tìm trong núi một viên kim cương nhỏ, điều đó thực sự là khó. Bây giờ, điều ông ấy đang nói là đúng nhưng dầu vậy ngôn ngữ lại không phải là của Thiền. Ngôn ngữ là của triết lí.
Nó chưa bao giờ, cho dù với thời gian của một ý nghĩ, đi lạc khỏi sự thuần khiết và sạch sẽ khắp mọi nơi, chói sáng lên qua mười hướng không gian, nơi vô số thứ ở trong trạng thái của tính như vậy.
Chỉ một câu đơn giản: trong tính như vậy của bạn, bạn là cái toàn thể. Chính khoảnh khắc này nếu bạn trở nên nhận biết về tính như vậy của bạn, bạn không tách rời khỏi vũ trụ. Nhưng một điều nhỏ các triết gia có xu hướng làm ra nhiều ồn ào. Triết lí là thứ rác rưởi nhiều tới mức rất dễ quên liệu triết gia đã tìm ra nó hay không.
Lâm Tế được tính như một triết gia lớn trong lịch sử triết học Nhật Bản. Ông ấy đáng không nên là vậy, nhưng lời của ông ấy cho ấn tượng rằng ông ấy là triết gia. Tôi muốn nói rằng ông ấy là nhà huyền môn, người không biết tới ngôn ngữ của triết lí, và thế rồi mọi thứ trở thành khoa trương không cần thiết.
Lần nữa ông ấy nói:
Những người đi theo Đạo, những người có khả năng đều biết duy nhất bây giờ mà về nền tảng không có nguyên nhân để quan tâm tới bất kì cái gì.
Ông ấy đang nói một chân lí vĩ đại, nhưng lần nữa lại dùng từ sai. Người đi theo không tồn tại trong thế giới của chư phật - chỉ có người yêu, chỉ có những người sẵn sàng phơi bản thân họ ra cho chính cốt lõi của họ. Ngoài ra, điều ông ấy đang nói là có ý nghĩa. Chỉ cần đổi ‘người đi theo’ thành ‘người yêu Đạo'.
những người có khả năng đều biết duy nhất bây giờ mà về nền tảng không có nguyên nhân để quan tâm tới bất kì cái gì.
Nhưng điều đó vẫn phải được thu gọn theo cách Thiền nhiều hơn, theo ngôn ngữ Thiền nhiều hơn. Ông ấy đang nói rằng khi bạn trở thành phật, bạn biết rằng không có nguyên nhân cho mối quan tâm. Cho dù bạn không phải là phật, không có nguyên nhân cho mối quan tâm. Việc không là phật của bạn chỉ là giấc ngủ nhỏ, chỉ là giấc mơ nhỏ. Trong vĩnh hằng của thời gian, chẳng thành vấn đề là bạn mơ trong vài giây. Toàn thể các kiếp sống của chúng ta là nhỏ thế khi so với vĩnh hằng mà không cái gì thành vấn đề, nhưng điều này chỉ được biết tới cho những người đã đi tới tính như thế, người đã đi tới việc nhận ra trung tâm bản thể của họ.
Đột nhiên, với họ chẳng cái gì thành vấn đề. Mọi phán xét mất đi - không ai là tốt, không ai là xấu; không ai là tội nhân và không ai là thánh nhân. Tất cả những điều này đều là những giấc mơ khác nhau mà mọi người có. Người này đang mơ rằng mình là kẻ cắp, người khác mơ rằng người đó là thánh nhân. Khi họ thức dậy, cả hai sẽ là như nhau. Và khác biệt trong mơ chẳng mấy là khác biệt; do đó phát biểu của ông ấy là tuyệt đối đúng, rằng con người của hiểu biết biết hoàn toàn rõ rằng không có lí do cho quan tâm.
Chính bởi vì ông không hiểu điều này, rằng mọi ý nghĩ của ông đều được hướng tới việc theo đuổi các cái bên ngoài, như người bác bỏ cái đầu của mình để tìm người khác; do đó ông mới không có khả năng dùng phanh cho ý nghĩ của ông.
... Điều sư núi này đang nói tới chỉ là thuốc thích hợp để chữa cho ốm đặc thù của khoảnh khắc vì không có pháp cố định.
Bây giờ, đây là cái gì đó rất nguyên bản, điều ông ấy nói. Không có pháp cố định, cho nên không có vấn đề về đi theo ai đó. Nó có thể là đúng cho người đó để làm cái gì đó; nó có thể không đúng cho bạn để làm cùng điều đó vì bạn là cá nhân khác, trong một hoàn cảnh khác, trong một thời gian khác. Bạn phải tìm ra chân lí riêng của bạn và hành động tương ứng - không tương ứng theo chân lí của bất kì ai khác. Không có tính chắc chắn, ổn định, thường hằng trong thế giới của sự tồn tại. Nhưng một điều ông ấy quên, hay có lẽ không nhận biết tới.
Ông ấy nói:
Điều sư núi này đang nói tới chỉ là thuốc thích hợp để chữa cho ốm đặc thù của khoảnh khắc
Ở mức độ rất thấp phát biểu này là đúng, nhưng từ những đỉnh cao của phật, ốm là ảo tưởng cũng như thuốc.
Bạn khổ từ ảo tưởng. Chắc chắn bạn cần chữa trị, nhưng chữa trị phải ảo tưởng như khổ của bạn thôi; bằng không nó sẽ quấy rối thay vì giúp đỡ. Một khi ốm của bạn được chữa rồi, bạn không mang lọ thuốc theo người, bạn vứt nó đi.
Những người liên tục mang kinh sách là đang mang thuốc được kê đơn có lẽ từ năm nghìn năm trước cho người nào đó, người chắc chắn khổ từ ốm ảo tưởng. Đơn thuốc đó bạn mang… thời gian đã thay đổi, nhiều nước thế đã chảy xuôi sông Hằng. Bạn không còn sống trong thế giới mà Bhagavadgita có chân lí, hay Kinh Thánh có chân lí. Toàn thế giới đã thay đổi, nhưng bạn bám lấy lọ thuốc của bạn, và bạn không còn khổ từ những ốm đó. Bây giờ thuốc đã trở thành ốm bệnh của bạn.
Người giữ cái nhìn như vậy là người thực sự rời khỏi nhà, và có thể tận hưởng bản thân mình tới đầy đủ nhất, dường như người đó đã tiêu, mọi ngày, mười nghìn chỉ vàng ròng cho vui thú của mình.
Đúng là con người của chứng ngộ sống từng khoảnh khắc trong phúc lạc thế và trong sự huy hoàng thế.
dường như người đó đã tiêu, mọi ngày, mười nghìn chỉ vàng ròng cho vui thú của mình.
Người đó không tiêu một xu nhưng điều Lâm Tế đang nói là ở chỗ phúc lạc của người đó lớn hơn rất nhiều so với bất kì hoàng đế nào. Người đó có thể kẻ ăn xin, nhưng im lặng bên trong của người đó và an bình bên trong của người đó là lớn hơn rất nhiều so với bất kì Alexander Đại đế nào.
Lâm Tế phải được hiểu với mắt rất mở. Ông ấy đang mang mọi mê tín thơ ấu của mình, ông ấy đang mang mọi điều ông ấy đã học như một học trò môn luận lí, và ông ấy đã đạt tới chân lí. Cho nên khi ông ấy nói cái gì đó nó rất lộn xộn. Nó không phải là vàng ròng hai mươi tư carat; nó có chân lí nào đó bị trộn lẫn với cái giả nào đó.
Học Lâm Tế là gian nan, bạn phải cân nhắc chọn lọc nó. Nhưng làm sao bạn có thể cân nhắc nó nếu bạn chưa biết? Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ mọi người nên đọc kinh sách chỉ khi họ đã đạt tới chân lí. Thực ra, thế thì chẳng có nhu cầu. Nhưng đó là cách đúng duy nhất, vì thế thì họ có thể thấy cái gì là sai và cái gì là đúng, cái gì là mê tín và cái gì chỉ là rác. Có thể có chân lí nhỏ ẩn đâu đó, nhưng vấn đề là ở chỗ những người đã đạt tới thì không đọc còn những người đọc đã không đạt tới.
Tôi đã đọc nhiều, nhưng tôi bắt đầu đọc sau việc đạt tới của tôi vì trước đó tôi đã đơn giản từ chối... Các triết gia, các giáo sư của tôi, những người hảo tâm đều muốn tôi đọc sách này sách nọ. Tôi nói, "Không. Trước điều đó tôi phải tuyệt đối chắc chắn về chân lí của tôi. Tôi không có tiêu chí nào để phán xét và tôi không muốn bị làm lẫn lộn với đủ mọi loại tư tưởng." Nhưng may mắn chứng ngộ đã tới rất sớm cho tôi, và thế rồi việc đọc là niềm vui tuyệt đối vì tôi có thể tách được cái giả khỏi cái thực, hư cấu khỏi cái thực.
Một giáo sư của tôi hay nói, "Sao em phí thời gian không cần thiết vào việc đọc?" Vì ông ấy đã nhìn vào sách của tôi. Tôi viết những lời bình luận vào sách của tôi - rằng cái này là ngu xuẩn, cái này là ngốc, cái này là vô nghĩa được mang từ thời trẻ con của họ. Ông ấy nói, "Sao em đọc nếu em... ông ấy là triết gia lớn thế và em đang làm những lời bình luận thế."
Tôi nói, "Chỉ bây giờ em mới có khả năng đọc nó."
Đây là một thế giới kì lạ. Khi bạn có khả năng đọc, chẳng có vấn đề gì trong việc đọc, còn khi bạn không có khả năng đọc, bạn đọc quá nhiều và điều đó liên tục tạo ra nhiều lẫn lộn hơn trong tâm trí bạn.
Tôi đã đọc Lâm Tế, và tôi đã thấy rằng rất hiếm khi tìm ra được một thầy chứng ngộ mà lẫn lộn thế. Ông ấy chắc chắn đã làm việc lớn - những người khác phải hiểu điều đó. Nhưng ít nhất ông ấy đã mang thông điệp từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Những người đã theo Lâm Tế, họ đã bỏ triết lí của ông ấy, họ đã bỏ mê tín của ông ấy. Họ chỉ mang kinh nghiệm thuần khiết trong sạch về tâm thức.
Lâm Tế vẫn được tôn thờ. Ông ấy có trường phái riêng của ông ấy, một nghìn năm sau ông ấy vẫn sống. Nhưng những thầy thực sự đi theo đã làm việc giải quyết tốt; gần chín mươi chín phần trăm của Lâm Tế đã bị bỏ đi. Một phần trăm là thực tới mức bạn không thể bỏ nó được. Nhưng ông ấy đã không phải là con người chỉ diễn đạt một phần trăm đó, ông ấy đã làm nhiều ồn ào về nó. Điều chắc là tốt hơn nhiều cho ông ấy là quên đi triết lí, bỏ mê tín, giải quyết cho bản thân ông ấy cái gì thực tại là kinh nghiệm riêng của ông ấy và thế rồi cho cách diễn đạt cho nó. Nhưng người khác phải làm công việc giặt giũ này. Ông ấy đã để lại đống lộn xộn đằng sau ông ấy.
Một thầy, Kansan, của cùng dòng truyền thừa như Lâm Tế, nói vài lời mà nhiều hơn cả bài nói lớn của Lâm Tế.
Kansan nói:
Ta trèo lên con đường tới núi lạnh,
đường tới núi lạnh chưa bao giờ kết thúc.
Thung lũng dài và được rải bằng đá;
suối rộng và bờ phủ cỏ dầy.
Rêu trơn trượt,
mặc dầu không có mưa rơi;
Thông rì rào, nhưng trời không gió.
Ai có thể thoát ra khỏi các bẫy của thế gian,
Và ngồi cùng ta trong mây trắng?
Ông ấy đang nói, con đường là con đường không kết thúc. Thế giới bên trong của bạn không có giới hạn nào cho nó. Cũng như vũ trụ bên ngoài không có biên giới, thế giới bên trong của bạn cũn không có biên giới bên trong. Ông ấy đơn giản mô tả toàn thể con đường ông ấy đã đi qua.
Ta trèo lên con đường tới núi lạnh,
Vì khi bạn đi sâu hơn nó sẽ trở thành ngày càng lạnh hơn. Mọi nhiệt đều là ốm, nó là sốt.
đường tới núi lạnh chưa bao giờ kết thúc.
Thung lũng dài và được rải bằng đá;
suối rộng và bờ phủ cỏ dầy.
Rêu trơn trượt,
mặc dầu không có mưa rơi;
Tất nhiên, bên trong mưa không bao giờ rơi, nhưng dầu vậy con đường vẫn trơn trượt.
Rêu trơn trượt,
mặc dầu không có mưa rơi;
Thông rì rào, nhưng trời không gió.
Không phải là gió luồn qua thông đâu. Đó là bản thân thông đang rì rào.
Ai có thể thoát ra khỏi các bẫy của thế gian,
Và ngồi cùng ta trong mây trắng?
Người đó là đệ tử của tôi, người sùng kính. Đây là ngôn ngữ của Thiền.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Ngôn ngữ thường là về trao đổi hay truyền trao các ý tưởng; và hiểu biết của phần lớn các tôn giáo dường như là ở chỗ người ta không cần được trao cho cái gì đó.
Tuy nhiên, Thiền là khác theo đó nó dường như nói người ta chỉ cần hiểu điều người ta đã có. Đây có phải là lí do tại sao thầy đã gọi Thiền là “Ngôn ngữ của sự tồn tại” không?
Maneesha, bạn đúng đấy. Thiền chẳng có gì để cho bạn, nhưng có cái gì đó để lấy đi - nhân cách của bạn, mặt nạ của, sự đồng nhất giả của bạn. Thiền phải lột bạn ra, để cho duy nhất sự tồn tại, sự tồn tại thuần khiết còn lại không bị ô nhiễm trong bạn. Nó không bận tâm về việc triết lí. Mối quan tâm của nó là việc trải nghiệm, mối quan tâm của nó có tính tồn tại. Đó là lí do tại sao tôi đã gọi nó là "ngôn ngữ của sự tồn tại." Mọi ngôn ngữ khác đều là ngôn ngữ của con người - nhằm mục đích của phàm nhân và nhằm mục đích của bãi chợ. Thiền không phải là hiện tượng bãi chợ. Nó cần dũng cảm vô cùng để đi vào trong sự tồn tại riêng của người ta, bỏ mọi thứ mà người ta coi là có giá trị nhiều thế.
Nó không muốn bạn từ bỏ thế giới, nó đơn giản muốn bạn từ bỏ bản thân bạn, và chỉ để sự tồn tại diễn đạt và toả ra qua bạn. Thiền sư, hay phật, không nói, ông ấy chỉ cho phép sự tồn tại ca bài ca của nó. Phật chỉ là chiếc sáo, cây trúc có lỗ hổng. Sự tồn tại có thể hát bất kì bài ca nào nó muốn hát; sáo không can thiệp vào. Sáo cho phép sự tồn tại giao cảm với những người có khả năng lắng nghê âm nhạc đang tuôn chảy qua nó.
Lâm Tế đã ở trong một chuyến đi rất nghiêm chỉnh. Hiểu biết của tôi về Thiền là ở chỗ nó đầy tiếng cười và tiếng khúc khích. Đó không phải là mối quan tâm nghiêm chỉnh chút nào.
Lịch sử ghi lại nhiều ví dụ về mọi người trong nhà hàng đã tìm thấy ruồi trong đĩa súp của họ. Giáo sư Dingleberry, một người có thẩm quyền nổi tiếng thế giới, đã tiến hành cuộc điều ra về tình huống này trên qui mô quốc tế; phát hiện của ông ấy được tiết lộ ra.
Ở Mĩ, nếu người dự tiệc tìm ra một con ruồi trong đĩa súp của mình, người đó trả lại đĩa súp đó và phàn nàn với người quản lí.
Trong nhà hàng Anh, ruồi được loại bỏ cẩn thận bằng ngón giữa và ngón cái, được đặt lên bàn, thế rồi được bỏ qua một cách lễ phép cho phần còn lại của bữa ăn.
Ở Pháp, người tìm ra ruồi ăn đĩa súp, nhưng đẩy con ruồi ra ngoài lề đĩa.
Ở Scotland, ruồi bị bắt buộc vớt ra khỏi đĩa súp và bị nén ép lại trên đĩa, thế rồi bị ném xuống sàn và bị dẫm trong thảm.
Người Trung Quốc ăn con ruồi này bằng cách nuốt ực, và thế rồi chiêu nó xuống bằng súp.
Trong nhà hàng Do Thái, đặc biệt ở New York, người ăn tối lập tức gửi cho người quản lí và phàn nàn, "Đây là mọi thứ tôi có sao, chỉ mỗi con ruồi?"
Thuyền trưởng Cartwright Num-Nuts, người chỉ huy sắc sảo của con tàu chiến điện tử kì diệu mới nhất, tầu U.S.S. Turkey Shoot, tự hào quét qua đường chân trời tìm khói. Anh ta đang đứng trên đài chỉ huy tháp quan sát, trên con tàu.
Tàu Turkey Shoot đang nổi cách bờ biển của Florida có vài dặm, và Num-Nuts vừa mới ra lệnh phá huỷ một chiếc máy bay bí hiểm đang bay quá gần.
Điều anh ta không biết là ở chỗ anh ta vừa mới bắn hạ tên lửa Mĩ mới nhất trị giá nhiều tỉ đô la được phóng để hạ cánh thám hiểm sao Hoả.
Thuyền trưởng Num-Nuts sải bước tự hào lên xuống boong, vừa hít mùi khí mặn và suýt sáo bài chiến ca của Turkey Shoot, để mừng nghệ thuật bắn phi thường của mình.
Đột nhiên, một sĩ quan phụ tá chạy tới thuyền trưởng. "Đây là thông điệp đặc biệt từ đô đốc, thưa ngài," người thuỷ thủ báo cáo.
"Đọc nó cho tôi đi, con," Num-Nuts nói, hổn hển từ ngực, và nhìn chăm chăm ra đường chân trời.
"Nhưng, thưa ngài," người thuỷ thủ nói, "nó được gửi cho ngài một cách cá nhân."
"Cứ đọc nó cho tôi đi," thuyền trưởng Num-Nuts cắn cảu lại.
Người thuỷ thủ đọc, "Trong tất cả những kẻ khờ dại ngu xuẩn, đần độn, ngớ ngẩn, anh chiếm giải nhất!"
Thuyền trưởng Num-Nuts dịch cái nhìn của mình sang người thuỷ thủ và dừng lại. Thế rồi anh ta nói, "Giải mã điều đó ngay lập tức!"
Luscious Miss Willing bắt đầu việc làm mới của cô ấy ở quán cà phê Goatburger.
Cô ấy tiến tới bàn mà Kowalski và Zabriski đang ngồi sau khi kết thúc bữa ăn của họ. Cô ấy nghiêng người và, vừa dọn đi các đĩa ăn, vừa hỏi, "Các quí ông muốn dùng gì để tráng miệng ạ?"
"Úi, tôi muốn ăn bánh nho," Zabriski lắp bắp, vừa để ý tới cặp vú trắng đầy đặn của cô ấy.
"Được," cô ấy nói, vừa quay sang Kowalski và nghiêng người qua đó, phơi ra đôi vú đẹp. "Anh cũng dùng nho chứ ạ?"
"Này," Kowalski nói, vừa nhìn xuống khăn ăn trên đùi mình. "Ấy à, của tôi là nho nữa!"
Bây giờ, Nivedano...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng.
Thu mọi năng lượng của bạn vào bên trong.
Nhìn, gần như mũi tên,
tìm sâu về trung tâm bản thể bạn,
vì trung tâm bản thể của bạn cũng là
trung tâm của vũ trụ.
Người biết nó trở thành phật.
Ngày càng sâu hơn...
Khoảnh khắc này là quí giá. Bạn ở rất gần bản thể riêng của bạn và gần với bản thể của vũ trụ. Việc nhận ra điều đó là đang đi tới biến đổi toàn thể đời bạn.
Không sợ gì... vì nó là lãnh thổ riêng của bạn, nó là không gian riêng của bạn. Không ai có thể đi vào đây. Nó đã từng chờ đợi bạn trong hàng triệu kiếp. Cứ xuyên thấu nó và bạn sẽ thấy phúc lành lớn lao nhất đang trút lên bạn.
Để làm cho nó rõ ràng hơn, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi, buông bỏ thân thể và tâm trí. Bạn chỉ là người quan sát. Tâm trí có thể tạo ra bụi nào đó, thân thể có thể cảm thấy không thoải mái. Bạn đơn giản là người quan sát.
Đừng bị đồng nhất, bởi vì thân thể này sẽ thay đổi, tâm trí này sẽ thay đổi. Hàng nghìn lần chúng đã thay đổi rồi. Duy nhất người quan sát này là kho báu của bạn, cái bao giờ cũng còn lại... vĩnh hằng tới vĩnh hằng.
Lão Tử gọi nó là Đạo.
Phật gọi nó là Pháp.
Bất kì cái tên nào,
đây là sự tồn tại thuần khiết của bạn.
Nó mở ra những cánh cửa của mọi điều huyền bí - điều huyền bí mà bạn có thể cảm thấy, nhưng bạn không thể nói được; điều huyền bí mà bạn có thể hát, bạn có thể múa, bạn có thể sống, nhưng bạn không thể nói được. Đây là thế giới của Thiền, và việc trải nghiệm sự tồn tại là ngôn ngữ của nó.
Được phúc lành trong tối nay đi.
Tất cả các bạn đã biến mất trong tình yêu đại dương,
trong tâm thức đại dương,
tam biến các biên giới mỏng manh của bạn.
Nhớ kinh nghiệm vũ trụ này hai mươi bốn giờ, hệt như dòng chảy ngầm. Vẫn còn là phật - bước hay ngồi, ngủ hay thức.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Bây giờ bạn có thể quay lại, nhưng quay lại không là cùng người như bạn đã đi vào.
Quay lại mà vững chãi hơn nhiều,
được tích hợp hơn nhiều,
được định tâm hơn nhiều,
và thế rồi ngồi im lặng trong vài khoảnh khắc
như phật.
Được chứ, Maneesha?
Dạ vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội việc tụ tập của mười nghìn chư phật chứ?

Dạ vâng, thưa Thầy kính yêu.
Kết thúc quyển 'Ngôn ngữ của sự tồn tại' - Quay về Mục lục
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post